• Không có kết quả nào được tìm thấy

(1)Cái giản dị trong phong cách sống của Bác đã tạo nên hình ảnh về một vị lãnh tụ rất đỗi gần gũi với dân

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "(1)Cái giản dị trong phong cách sống của Bác đã tạo nên hình ảnh về một vị lãnh tụ rất đỗi gần gũi với dân"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHẦN 1: (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:

“ (1)Cái giản dị trong phong cách sống của Bác đã tạo nên hình ảnh về một vị lãnh tụ rất đỗi gần gũi với dân. (2)Giản dị thôi, nhưng không hề giản đơn.(3) Bởi bên trong chính một con người giản dị đó là một trí tuệ vĩ đại, một thiên tài về nghệ thuật quân sự, một nhà văn hoá có tầm nhìn rộng. (3)Đó cũng là hiện thân của một dân tộc có sức mạnh tiềm tàng, bền bỉ và tự lực. (4)Một vị lãnh tụ đáng kính với căn nhà ba gian (Nhà 58 – Khu Di tích Phủ Chủ tịch), hay sau đó là một ngôi nhà sàn đơn sơ. (5)Nếu có ai đó được biết đến các giai thoại về mấy lần chuyển nhà của Bác trong Khu Di tích Phủ Chủ tịch thì còn có thể hiểu sâu sắc hơn nữa cái chất giản dị nơi Bác. (6)Chính sự giản dị đó đã làm kinh ngạc bao vị khách cao cấp quốc tế, các nhà báo nước ngoài khi đến thăm nơi ở và làm việc của Bác.”

( Nhật Minh – Bác Hồ-kết tinh hồn dân tộc) Câu 1: Qua đoạn trích trên tác giả muốn ca ngợi điều gì ở Bác? Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy nêu một vài dẫn chứng để làm rõ hơn phẩm chất ấy ở Bác.(1,5điểm) Câu 2: Chỉ ra một câu rút gọn được sử dụng trong đoạn trích.(0,5 đ)

Câu 3: Đoạn văn trên gợi cho em nhớ đến văn bản nào trong chương trình lớp 7? Tác giả là ai? (1điểm)

Câu 4: Em hãy viết đoạn văn khoảng 4-5 câu nêu cảm nhận của em về phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ đã được nhắc đến trong đoạn trích trên.Trong đó có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt. (2đ)

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN Tập làm văn: (5 điểm)

Đề bài:

Nhân dân ta thường khuyên nhủ nhau:

“ Có công mài sắt, có ngày nên kim”

Em hãy hãy viết bài văn nghị luận nói rõ ý kiến của mình đối với lời khuyên trên.

---Hết---

(2)

ĐÁP ÁN PHẦN 1: (4 đ)

* Câu 1:

- Mức tối đa: (0,5 đ)

+ HS nêu đúng phẩm chất cao đẹp của Bác: Giản dị (0,5 điểm)

+ Dựa vào sự hiểu biết đưa thêm dẫn chứng. VD: Bác giản dị trong bữa ăn. Bữa ăn chỉ vài ba món giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ... (HS chỉ cần đưa ra được 2 dẫn chứng) (1 điểm)

- Mức chưa tối đa:

+ HS nêu được một trong hai ý trên. (0,5đ)

- Mức không đạt: Không trả lời hoặc trả lời không đúng ý nào. (0đ)

* Câu 2:

- Mức tối đa: (0,5 đ) HS chỉ ra được dúng câu rút gọn trong đoạn trích:

Giản dị thôi, nhưng không hề giản đơn.

- Mức không đạt: HS không trả lời hoặc trả lời không đúng.(0.đ)

* Câu 3:

- Mức tối đa: (1điểm)

+ Nêu được tên văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”,Tác giả: Phạm Văn Đồng.

- Mức chưa tối đa:

+ HS nêu được tên tác giả (0,5đ) + HS nêu được tên tác phẩm (0,5đ)

- Mức không đạt: Không trả lời hoặc trả lời không đúng ý nào. (0đ)

* Câu 4:

- Mức tối đa: (2 đ)

+ HS viết đoạn văn đúng chủ đề cảm nhận về đức tính giản dị của Bác(1đ) + Đảm bảo số câu, diễn đạt …(0.25đ)

+ Có sử dụng câu đặc biệt. (0.5đ) + Xác định đúng câu đặc biệt. (0,25 đ) - Mức chưa tối đa:

+HS viết đoạn văn đúng chủ đề, đảm bảo số câu, có sử dụng câu đặc biệt và xác định đúng nhưng còn mắc lỗi diễn đạt hoặc nội dung chưa sâu sắc (1,75đ)

+ HS viết đoạn văn đúng chủ đề, đảm bảo số câu, có sử dụng câu đặc biệt nhưng chưa xác định (1,5đ)

+ HS viết đoạn văn đúng chủ đề, đảm bảo số câu, có sử dụng câu đặc biệt nhưng xác định sai (1.25đ)

+ HS viết đoạn văn đúng chủ đề, đảm bảo số câu nhưng không có câu đặc biệt.(1đ) +HS viết đoạn văn đúng chủ đề nhưng còn sơ sài, không đảm bảo số câu, không có câu đặc biệt. (0,5đ)

- Mức không đạt: (0đ) HS viết không đúng chủ đề hoặc không làm bài.

II. PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN Tập làm văn:(5đ)

1/ Yêu cầu chung:

(3)

- Đối tượng : nghị luận về câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”

- Thể hiện rõ trình tự bài nghị luận

- Có bố cục ba phần; mở bài, thân bài, kết bài

- Có kĩ năng làm bài (diễn đạt, ngữ pháp, chính tả…) 2/ Yêu cầu về nội dung:

I. MỞ BÀI:

- Ai cũng muốn thành công trong công việc và trong cuộc sống - Kiên trì là một trong những yếu tố dẫn đến thành công.

II. THÂN BÀI:

Giài thích sơ lược:

- Nghĩa đen: Chiếc kim được làm bằng sắt, trong rất nhỏ bé, đơn sơ nhưng để làm ra nó, người ta phải mất nhiều công sức

- Nghĩa bóng: Muốn thành công, con người phái có ý chí và sự bền bỉ, kiên nhẫn.

Chứng minh bằng các dẫn chứng:

- Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của dân tộc ta trong lịch sử đều theo chiến lược trường kỳ và đã kết thúc thắng lợi.

- Nhân dân ta bao đời bền bỉ đắp đê ngăn nước lũ bảo vệ mùa màng - Học sinh kiên trì học tập để có kiến thức, tốt nghiệp.

- Thầy Nguyễn Ngọc Ký kiên trì viết chữ bằng chân để trở thành người có ích, người thấy giáo ưu tú của bao thế hệ. Thầy là tấm gương sáng về tinh thần và nghị lực III. KẾT BÀI:

- Câu tục ngữ là bài học thiết thực, quý gía mà người xưa đã rút ra từ trong cuộc sống, chiến đấu và lao động.

- Trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta phải vận dụng một cách sáng tạo bài học về đức tính kiên trì để thực hiện thành công mục đích cao đẹp của bản thân và xã hội.

b) Biểu điểm:

Điểm 4,5 - 5: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu cơ bản, dùng lý lẽ và dẫn chứng chân thực đáng tin cậy, còn sai một vài lỗi câu văn, dùng từ, chính tả nhưng không ảnh hưởng đến nội dung của bài văn.

Điểm 3-4: Bài làm đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu cơ bản,biết vận dụng những dẫn chứng để làm rõ luận điểm, diễn đạt khá, còn sai vài lỗi chính tả và lỗi diễn đạt Điểm 2-3: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của đề, dùng dẫn chứng còn hạn chế chưa thuyết phục, còn sai chính tả.

Điểm 1-2: Bài làm sơ sài, chưa đúng trọng tâm đề bài yêu cầu.

(4)

Điểm 00: Để giấy trắng.

---Hết---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Điểm 7: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức quan sát thực tế để làm bài văn thuyết minh, trình bày đủ các ý cơ bản như trên, bài viết đảm bảo chính xác, mạch

Điểm 3 - 4: Biết vận dụng kiến thức đã học và kiến thức quan sát thực tế để làm bài văn thuyết minh, trình bày tương đối đủ các ý cơ bản như trên, diễn đạt rõ ràng.

5 - 6 điểm: Vận dụng văn nghị luận để làm bài chưa tốt, chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, có chỗ còn diễn xuôi ý bài thơ, cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ chưa sâu sắc,

- Điểm 5: Bài viết đảm bảo yêu cầu về hình thức, nội dung; mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả. - Điểm 4: Bài viết đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên nhưng chưa sâu; bài

- Bài cơ bản đạt yêu cầu trên, nhất là về nội dung; có một vài sai sót nhỏ nhưng không ảnh hưởng đáng kể, diễn đạt lưu loát, rõ ràng; hoặc đạt 2/3 yêu cầu về nội

- Bài cơ bản đạt yêu cầu trên, nhất là về nội dung; có một vài sai sót nhỏ nhưng không ảnh hưởng đáng kể, diễn đạt lưu loát, rõ ràng; hoặc đạt 2/3 yêu cầu về nội dung

- Điểm 3: Bài cơ bản đạt các yêu cầu trên, nhất là về nội dung; có một vài sai sót nhỏ như nhưng không đáng kể; diễn đạt lưu loát, có thể mắc một vài lỗi diễn đạt;.. - Điểm

- Điểm 3: Bài cơ bản đạt các yêu cầu trên, nhất là về nội dung; có một vài sai sót nhỏ nhưng không ảnh hưởng đáng kể; diễn đạt lưu loát, có thể mắc một vài lỗi diễn