• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải VBT Sinh học 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện | Giải vở bài tập Sinh học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải VBT Sinh học 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện | Giải vở bài tập Sinh học 8"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 52: PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 135-136 VBT Sinh học 8):

1. Hãy xác định xem trong các ví dụ nêu dưới đây, ví dụ nào thuộc phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện và đánh dấu + vào cột tương ứng ở bảng sau Trả lời:

Hoàn thành bảng

STT Ví dụ Phản xạ

không điều kiện

Phản xạ có điều kiện

1 Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại + 2 Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi toát ra + 3 Qua ngã tư, thấy đèn đỏ, vội dừng xe trước

vạch kẻ

+

4 Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc

+

5 Gió mùa đông bắc về, nghe tiếng gió rít qua khe cửa, chắc trời lạnh lắm, tôi vội mặc áo len đi học

+

6 Chẳng dại gì mà chơi (đùa) với lửa +

2. Hãy tìm thêm 2 ví dụ cho mỗi loại phản xạ Trả lời:

Ví dụ về phản xạ không điều kiện:

- Khi thức ăn chạm vào khoang miệng lưỡi thì nước bọt tiết ra.

- Khi bị ngứa, ta dùng tay gãi Ví dụ về phản xạ có điều kiện:

(2)

- Nghe thấy bạn gọi tên, ta quay đầu lại.

- Thầy giáo vào lớp. Cả lớp đứng dậy chào.

Bài tập 2 (trang 136 VBT Sinh học 8): Dựa vào hình 52 – 3 A, B SGK kết hợp với hiểu biết của em, hãy trình bày quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã được thành lập để thành lập một phản xạ có điều kiện mới qua một ví dụ tự chọn.

Trả lời:

- Ví dụ: Vỗ tay mỗi khi cho mèo ăn, lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi chỉ nhẹ vỗ tay nhưng chưa cho ăn thì mèo vẫn chạy đến là ta đã thành lập được phản xạ có điều kiện:

- Sở dĩ như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ tạm thời.

Đến khi chỉ vỗ tay nhưng không thả mồi cá vẫn nổi lên là ta đã thành lập phản xạ có điều kiện.

- Những điều kiện để sự hình thành có kết quả:

(3)

+ Phải có sự kết hợp kích thích bất kì với kích thích của một phản xạ không điều kiện (vỗ tay kết hợp với cho ăn)

+ Kích thích bất kì phải tác động trước kích thích của phản xạ không điều kiện vài giây

+ Quá trình kết hợp phải lặp đi lặp lại nhiều lần và phải thường xuyên củng cố

Bài tập 3 (trang 136 VBT Sinh học 8): Hãy hoàn thành bảng so sánh tính chất của 2 loại phản xạ theo bảng sau:

Trả lời:

Tính chất của phản xạ không điều kiện Tính chất của phản xạ có điều kiện 1. Trả lời các kích thích tương ứng hay

kích thích không điều kiện

1’. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần)

2. Bẩm sinh 2’. Học được

3. Bền vững, không bị mất đi khi không củng cố

3’. Dễ mất khi không củng cố

4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại

4’. Không di truyền, có tính chất cá thể

5. Số lượng hạn chế 5’. Số lượng không hạn định

6. Cung phản xạ đơn giản 6’. Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ

7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống 7’. Trung ương nằm ở vỏ não II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 136 VBT Sinh học 8): Sự hình thành các phản xạ có điều kiện có ý nghĩa gì trong quá trình sống của động vật nói chung và con người nói riêng?

Trả lời:

Ý nghĩa của sự hình thành các phản xạ có điều kiện trong quá trình sống của động vật và con người là:

(4)

- Đảm bảo sự thích nghi với môi trường, với điều kiện sống luôn thay đổi và sự hình thành các thói quen, các tập quán tốt đối với con người.

III. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 137 VBT Sinh học 8): Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

Trả lời:

Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện - Trả lời các kích thích tương ứng hay

kích thích không điều kiện

- Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần)

- Bẩm sinh - Học được

- Bền vững, không bị mất đi khi không củng cố

- Dễ mất khi không củng cố

- Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại

- Không di truyền, có tính chất cá thể

- Số lượng hạn chế - Số lượng không hạn định

- Cung phản xạ đơn giản - Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ

- Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống - Trung ương nằm ở vỏ não

Bài tập 2 (trang 137 VBT Sinh học 8): Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) và nêu rõ điều kiện để sự hình thành có kết quả.

Trả lời:

- Ví dụ: Khi cho gà ăn kết hợp với gõ mõ nhiều lần sẽ hình thành ở gà phản xạ có điều kiện : "tiếng mõ là tín hiệu gọi ăn", nên khi nghe mõ là gà chạy về ăn.

Sở dĩ như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ tạm thời.

(5)

Tuy nhiên, nếu gõ mõ, gà chạy về mà không được cho ăn nhiều lần thì về sau khi nghe tiếng mõ gà cũng không chạy về nữa. Đó là do đường liên hệ tạm thời giữa vùng ăn uống và vùng thính giác không được củng cố nên đã mất.

- Những điều kiện để sự hình thành có kết quả:

+ Phải có sự kết hợp kích thích bất kì với kích thích của một phản xạ không điều kiện (vỗ tay kết hợp với cho ăn)

+ Kích thích bất kì phải tác động trước kích thích của phản xạ không điều kiện vài giây

+ Quá trình kết hợp phải lặp đi lặp lại nhiều lần và phải thường xuyên củng cố Bài tập 3 (trang 138 VBT Sinh học 8): Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người.

Trả lời:

Ý nghĩa:

- Đối với động vật : đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.

- Đối với con người : Đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.

Bài tập 4 (trang 138 VBT Sinh học 8): Hãy dùng dấu × đánh dấu các ví dụ ở cột A tương ứng với khái niệm ở cột (B) và (C).

Trả lời:

STT Ví dụ (A) Phản xạ không

điều kiện (B)

Phản xạ có điều kiện (C) 1 Lạnh tác động vào da ⇒ nổi da gà x

2 Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra x 3 Thức ăn chạm vào lưỡi ⇒ tiết nước

bọt

x

4 Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời x

(6)

5 Đến ngã tư, thấy đèn đỏ ở chiều đường đi của mình ⇒ dừng xe lại

x

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài 27.3 trang 38 Hóa học lớp 8: Điều chế oxi trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nước (có axit sunfuric), thu được 2 chất khí riêng biệt là oxi và hiđro..

- Thí nghiệm (1): Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch có hiện tượng sủi bọt khí.. Hình ảnh cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl. - Thí nghiệm

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban

Luyện tập thường xuyên các tác dụng giúp tăng thể tích cơ, tăng lực co cơ, bên cạnh đó làm tăng cường khả năng hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể dẫn tới tăng

Căn cứ vào chiều dài quãng đường mà máu được bơm qua, dự đoán xem ngăn tim nào có thành cơ dày nhất (để có thể khi co sẽ tạo lực lớn nhất đẩy máu đi) và ngăn nào có

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí khi đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi

- Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn ở độ tuổi phát triển (ở người trưởng thành xương không phát triển nữa)

- Ăn uống đúng cách: ăn chậm nhai kĩ, ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị, sau khi ăn cần nghỉ ngơi để tiêu hóa có hiệu quả, tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn.