• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 9:

CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ I.Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Mô tả được cấu tạo của một bắp cơ.

- Nêu mối quan hệ giữa cơ và xương trong sự vận động.

2. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt a. Năng lực chung

Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên

- Tranh hình 9.1, 9.2, 9.3, 9.4 SGK

- Hai xương đùi ếch, panh, đèn cồn, cốc nước lã, cốc đựng dung dịch axit HCl 10%.

2. Học sinh

(2)

- Đã nghiên cứu bài mới trước.

III. Tiến trình dạy học 1.Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Bắp cơ của chúng ta cấu tạo như thế nào?

+ Sự co cơ có ý nghĩa gì cho cơ thể?

+ Vì sao có người bị chuột rút khi chạy hoặc bơi?

Bằng hiểu biết của mình, HS thảo luận để trả lời.

2.Hoạt động: Hình thành kiến thức

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ (Khuyến khích học sinh tự học)

a) Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo của một bắp cơ và tế bào cơ.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức

B1: HS nghiên cứu thông tin và hình 9.1 trong SGK.

(3)

- Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi . + Bắp cơ có cấu tạo như thế nào ? + Tế bào cơ có cấu tạo như thế nào ? B2: GV kết hợp với tranh sơ đồ 1 đơn vị cấu trúc của tế bào cơ để giảng giải như SGV.

- Đại diện nhóm trình bày đáp án, các nhóm khác bổ sung.

B3: - GV nhấn mạnh: Vân ngang có được từ đơn vị cấu trúc vì có đĩa sáng và đĩa tối

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tính chất của cơ a) Mục tiêu: Hiểu được tính chất của cơ và cơ chế co cơ.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV – HS Nội dung

B1: GV mô tả cách bố trí thí nghiệm hình 9-2 SGK

- Cho biết kết quả của thí nghiệm 9.2 trang 32 SGK

- Từ thí nghiệm này  em có kết luận gì

?

+ Làm thí nghiệm phản xạ đầu gối và giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ ? + Như vậy cơ có tính chất gì?

+ Gập cẳng tay vào sát cánh tay, em thấy bắp cơ ở trước cánh tay thay đổi ntn ? Vì sao có sự thay đổi đó ?

B2: HS nghiên cứu thí nghiệm SGK trang 32 trả lời câu hỏi.

+ Kích thích vào dây thần kinh đi tới cơ cẳng chân ếch làm cơ co .

-Khi dùng búa cao su gõ nhẹ vào gân

- Cơ có tính chất co và dãn.

- Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại.

- Cơ co khi có kích thích và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh

(4)

xương bánh chè-> kích thích vào gân cơ đùi -> phát sinh 1 xung tk theo dây tk hướng tâm truyền về tủy sống, sang các dây tk li tâm chạy đến các cơ ở mặt trước đùi, làm cơ đùi co lại, kéo cẳng chân(x.đùi, x.mác)lên phía trước.

-Gập cẳng tay vào sát với cánh tay->bắp cơ ở trước cánh tay to hơn bình thường do cơ ở 2 đầu co lại (rút ngắn) kéo xương cẳng tay(x. trụ và x.quay) co lại.

B3: GV cho HS quan sát lại sơ đồ đơn vị cấu trúc của tế bào cơ để giải thích.

+ Tại sao người bị liệt cơ không co được

? (Cơ gấp và cơ duỗi của 1 bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa vì các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ)

+ Khi chuột rút ở chân có phải là co cơ không ?(bắp cơ bị co cứng không hoạt động được)

Nhiệm vụ 3: Ý nghĩa của hoạt động co cơ a) Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của hoạt động co cơ

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV – HS Nội dung

B1: HS quan sát hình 9.4 kết hợp với nội dung 2 .

-Cơ 2 đầu là cơ gấp ở phía trước xương cánh tay, khi cơ này co lại, kéo xương trụ và xương quay lên làm tay co lại, đồng thời cơ 3 đầu ở phía sau xương cánh tay dãn ra.

+ Sự co cơ có ý nghĩa như thế nào ?

- Cơ co giúp xương cử động, cơ thể vận động và lao động.

- Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ.

(5)

+ Phân tích sự phối hợp hoạt động co giãn giữa cơ 2 đầu (cơ gấp) và cơ 3 đầu (cơ duỗi) ở cánh tay như thế nào ?

B2: - HS nghiên cứu thông tin SGK, nội dung phần 2 quan sát hình 9.4 trao đổi nhóm thống nhất ý kiến

B3: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

B4: Gv chốt lại kiến thức 3. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1. Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ ?

A. 400 cơ B. 600 cơ C. 800 cơ D. 500 cơ

Câu 2. Chọn từ thích hợp để điền vào dấu ba chấm trong câu sau : Mỗi … là một tế bào cơ.

A. bó cơ B. tơ cơ C. tiết cơ D. sợi cơ Câu 3. Khi nói về cơ chế co cơ, nhận định nào sau đây là đúng ?

A. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ ngắn lại.

B. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ dài ra.

C. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ dài ra.

D. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại.

Câu 4. Bắp cơ vân có hình dạng như thế nào ?

A. Hình cầu B. Hình trụ C. Hình đĩa D. Hình thoi Câu 5. Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là

A. co và dãn. B. gấp và duỗi. C. phồng và xẹp. D. kéo và đẩy.

Câu 6. Trong tế bào cơ, tiết cơ là A. phần tơ cơ nằm trong một tấm Z

B. phần tơ cơ nằm liền sát hai bên một tấm Z.

C. phần tơ cơ nằm giữa hai tấm Z.

(6)

D. phần tơ cơ nằm trong một tế bào cơ (sợi cơ).

Câu 7. Cơ sẽ bị duỗi tối đa trong trường hợp nào dưới đây ?

A. Mỏi cơ B. Liệt cơ C. Viêm cơ D. Xơ cơ Câu 8. Trong cử động gập cánh tay, các cơ ở hai bên cánh tay sẽ A. co duỗi ngẫu nhiên. B. co duỗi đối kháng.

C. cùng co. D. cùng duỗi

Câu 9. Tơ cơ gồm có mấy loại ?

A. 3 B. 4 C. 2 D. 5

Câu 10. Trong sợi cơ, các loại tơ cơ sắp xếp như thế nào ? A. Xếp song song và xen kẽ nhau B. Xếp nối tiếp nhau

C. Xếp chồng gối lên nhau D. Xếp vuông góc với nhau 4. Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện: GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

- Có những người bơi giỏi nhưng vẫn bị chết đuối, dân gian cho rằng họ bị ma làm.

Điều này có đúng không? Giải thích?

- Không đúng, tuy bơi giỏi nhưng bơi lâu, quá sức (có thể do chủ quan) gây mỏi cơ đến mức cơ không co được nữa khi chưa đến bờ, gây chết đuối.

* Dặn dò

-Học bài, trả lời câu hỏi SGK .

-Ôn tập lại kiến thức về lực, công cơ học . IV. Rút kinh nghiệm

(7)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 10:

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ I.Mục tiêu

1.Kiến thức

- Trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu các biện pháp chống mỏi cơ - Nêu được lợi ích của sự luyện tập cơ, từ đó mà vận dụng vào đời sống, thường xuyên luyện tập TDTT và lao động vừa sức

2. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt a. Năng lực chung

Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên

- Máy ghi công của cơ và các loại quả cân.

- Bảng phụ

(8)

2. Học sinh

- Đã nghiên cứu bài mới trước.

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau:

- Vì sao khi đi bộ hoặc chạy xa không được nghỉ ngơi ta lại thấy mỏi?

- Vì sao khi ta tập luyện nhiều thì chạy sẽ được xa hơn?

- Vì sao khi ta luyện tập nhiều thì bắp cơ sẽ to hơn?

HS quan sát, thảo luận và đưa ra nhận xét.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng tạo mâu thuẫn trong nhận thức để dẫn dắt đến mục hình thành kiến thức.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức - Mục I. Công cơ ( không dạy )

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu sự mỏi cơ

a) Mục tiêu: Thiết kế được thí nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân của sự mỏi cơ.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

(9)

Hoạt động của GV – HS Nội dung B1: Để tìm hiểu mỏi cơ, cả lớp nghiên

cứu thí nghiệm SGK và trả lời câu hỏi : + Tính công co cơ và điền vào bảng 10 ? + Từ bảng 10 em hãy cho biết với khối lượng như thế nào thì công sản ra lớn nhất ?

+ Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần, có nhận xét gì về biên độ co cơ trong quá trình thí nghiệm kéo dài ? + Khi biên độ co cơ giảm, ngừng, em sẽ gọi là gì ?

 Vậy mỏi cơ là gì ?

B2: HS lựa chọn hiện tượng nào trong đời sống là mỏi cơ

- HS theo dõi thí nghiệm, lưu ý bảng 10 .

- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời, yêu cầu nêu được :

+ Cách tính công, khối lượng thích hợp, công lớn .

B3: Để tìm hiểu mỏi cơ, cả lớp nghiên cứu thí nghiệm SGK và trả lời câu hỏi : + Tính công co cơ và điền vào bảng 10 ? + Từ bảng 10 em hãy cho biết với khối lượng như thế nào thì công sản ra lớn nhất ?

+ Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần, có nhận xét gì về biên độ co cơ trong quá trình thí nghiệm kéo dài ? + Khi biên độ co cơ giảm, ngừng, em sẽ gọi là gì ?

 Vậy mỏi cơ là gì ?

+ Nguyên nhân nào dẫn đến mỏi cơ ? B4: HS đọc thông tin trong SGK tr.35 trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung.

- Làm cơ thể mệt mỏi, năng suất lao động giảm

- HS có thể liên hệ thực tế khi chạy thể

- Mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc quá sức và kéo dài làm biên độ co cơ giảm dần và ngừng.

1. Nguyên nhân của sự mỏi cơ :

- Lượng O2 cung cấp cho cơ thiếu nên năng lượng sản ra ít

- Axit lăctic tích tụ, đầu độc cơ . 2. Biện pháp chống mỏi cơ : - Hít thở sâu kết hợp xoa bóp cơ - Cần có thời gian học tập, lao động, nghỉ ngơi hợp lý .

- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên

(10)

dục, học nhiều rất căng thẳng, …. gây mệt mỏi, cần nghỉ ngơi .

+ Nguyên nhân nào dẫn đến mỏi cơ ? + Em đã hiểu được mỏi cơ do 1 số nguyên nhân. Vậy mỏi cơ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và lao động ? + Làm thế nào để cơ không bị mỏi, lao động và học tập có kết quả ?

+ Khi bị mỏi cơ cần làm gì ?

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các biện pháp rèn luyện cơ

a) Mục tiêu: - Nêu ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bình thường của hệ cơ và xương.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV – HS Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Những hoạt động nào được xem là sự luyện tập?

+ Luyện tập thường xuyên có tác dụng gì?

+ Nêu một số biện pháp tập luyện để có kết quả tốt?

- GV bổ sung, đưa về những cơ sở khoa học cụ thể.

- GV cho HS liên hệ với thực tế bản thân:

Em đã lựa chọn cho mình một hình thức rèn luyện nào chưa? Hiệu quả như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Thường xuyên luyện tập TDTT vừa sức giúp:

+ Tăng thể tích cơ . + Tăng lực co cơ .

+ Tinh thần sảng khoái, lao động cho năng suất cao.

(11)

HS dựa vào kết quả hoạt động 1 trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá, nhận định 3. Hoạt động luyện tập (10')

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ

Câu 1. Khi ném quả bóng vào một rổ treo trên cao, chúng ta đã tạo ra A. phản lực. B. lực đẩy. C. lực kéo. D. lực hút.

Câu 2. Gọi F là lực tác động để một vật di chuyển, s là quãng đường mà vật di chuyển sau khi bị tác động lực thì A – công sản sinh ra sẽ được tính bằng biểu thức A. A = F+s B. A = F.s C. A = F/s. D. A = s/F.

Câu 3. Trong cơ thể người, năng lượng cung cấp cho hoạt động co cơ chủ yếu đến từ đâu ?

A. Từ sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng B. Từ quá trình khử các hợp chất hữu cơ C. Từ sự tổng hợp vitamin và muối khoáng D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 4. Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào ?

A. Axit axêtic B. Axit malic C.Axit acrylic D. Axit lactic

Câu 5. Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

A. Tắm nóng, tắm lạnh theo lộ trình phù hợp để tăng cường sức chịu đựng của cơ B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

C. Tất cả các phương án còn lại D. Lao động vừa sức

Câu 6. Khi bị mỏi cơ, chúng ta cần làm gì ? A. Nghỉ ngơi hoặc thay đổi trạng thái cơ thể

B. Xoa bóp tại vùng cơ bị mỏi để tăng cường lưu thông máu C. Cả A và B

(12)

D. Uống nhiều nước lọc

Câu 7. Chúng ta thường bị mỏi cơ trong trường hợp nào sau đây ? A. Giữ nguyên một tư thế trong nhiều giờ

B. Lao động nặng trong gian dài C. Tập luyện thể thao quá sức D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 8. Hoạt động của cơ hầu như không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây ? A. Trạng thái thần kinh B. Màu sắc của vật cần di chuyển

C. Nhịp độ lao độn D. Khối lượng của vật cần di chuyển

Câu 9. Biên độ co cơ có mối tương quan như thế nào với khối lượng của vật cần di chuyển ?

A. Biên độ co cơ chỉ phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển mà không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác

B. Biên độ co cơ không phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển C. Biên độ co cơ tỉ lệ thuận với khối lượng của vật cần di chuyển

D. Biên độ co cơ tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật cần di chuyển

Câu 10. Sự mỏi cơ xảy ra chủ yếu là do sự thiếu hụt yếu tố dinh dưỡng nào ? A. Ôxi B. Nước C. Muối khoáng D. Chất hữu cơ 4. Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện: GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

- Em đã chọn cho mình 1 hình thức rèn luyện nào chưa ? Nếu có thì hiệu quả như thế nào ?

+ Thường xuyên tập thể dục thể thao, lao động chân tay( trên vườn, ruộng) + Trạng thái thần kinh sảng khoái, ý thức cố gắng.

(13)

+ Khối lượng và nhịp co cơ thích hợp

+ Thường xuyên áp dụng các biện pháp chống mỏi cơ:

+ Ăn uống đủ lượng, đủ chất cần thiết cho cơ thể.

Hướng dẫn tự học ở nhà

- Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK trang 36 - Đọc mục “ Em có biết ” SGK trang 35

- Nghiên cứu bài mới: “ Tiến hóa của hệ vận động – Vệ sinh hệ vận động IV. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến