• Không có kết quả nào được tìm thấy

NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH"

Copied!
148
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN DUY KHÁNH

NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN TẠI

TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN DUY KHÁNH

NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN TẠI

TỈNH QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG HÀO

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đãđược chỉ rõ nguồn gốc.

Người thực hiện luận văn

Trần Duy Khánh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và có được luận văn này, ngoài sự nổ lực cố gắng của bản thân, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầycô giáoở Trường Đại học Kinh tế Huế và các thầy cô giáo khác đã từng giảng dạy, đã nhiệt tình giúp đỡ cho tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn các Khoa, Phòng Đào tạo Sau đại học – Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ tôi nhiều mặt trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu khoa học tại trường.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào là người trực tiếp hướng dẫn đã dày công chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộSở du lịch, Cục thống kê nhiệt tình giúpđỡ tạo điều kiện thuậntrong quá trình hoàn thành luận văn.

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn rằng luận văn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi kính mong Quý thầy, cô giáo, các đồng nghiệp, các cá nhân có quan tâm đến vấn đề này góp ý cho tôiđể luận văn được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ

Trần Duy Khánh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: TRẦN DUY KHÁNH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế. Mã số:83 40 410 Niên khóa: 2016 - 2018

Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNGHÀO

Tên đề tài: NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN TẠITỈNH QUẢNG BÌNH

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao. Do đó, nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao và đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong đời sống.

Trong những năm qua, du lịch Quảng Bình đãđạt được những thành tựu nhất định, từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh . Năm 2005 lượng du khách mới chỉ đạt 527.000 lượt thì năm 2012 đã thu hút khoảng 1.054,407 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 29.654 lượt. Đến năm 2015 đạt gần 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 65.000. Doanh thu du lịch năm 2005 chỉ đạt 57 tỷ đồng, thì năm 2011 là 424 tỷ đồng, đến cuối năm 2015 đãđạt 805 tỷ đồng...

Tuy nhiên, sau sự cố môi trường biển Formosa ngành du lịch biển tại Quảng Bình bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra ở đây là: “Làm thế nào đểthu hút trở lại và nâng cao lượng khách du lịch đến Quảng Bình”. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài: “Nâng cao khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường biển tại tỉnh Quảng Bình” để nghiên cứu, đánh giá khả năng thu hút khách du lịch đến Quảng Bình. Từ đó đềxuất một sốgiải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch đến Quảng Bình sau sựcốmôi trường biển Formosa.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập, phân tích số liệu về tình hình du lịch tỉnh Quảng Bình sau sự cố môi trường biển.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

- Phương pháp tổng hợp và phân tích SPSS: Nhằm làm rõ các nhân tố liên quan đến khả năng thu hút khách du lịch của hình ảnh điểm đếnQuảng Bình sau sự cố môi trường biển.

3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận

Luận văn đã đánh giá được thực trạng khách du lịch của tỉnh Quảng Bình 2012-2017 một cách cụ thể về các mặt như số lượng du khách, khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố... Ngoài ra luận văn cũng đánh giá được các vấn đề mà hoạt động du lịch xảy ra sau sự cố tại tỉnh Quảng Bình còn gặp phải và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề đó.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

VH, TT&DL : Văn hóa, thểthao và du lịch

UBND :Ủy ban nhân dân

KDL : Khách du lịch

NCC : Nhà cung cấp

DV : Dịch vụ

GTTB : Giá trị trung bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CÁM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ... iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...v

MỤC LỤC... vi

DANH MỤC BẢNG... ix

DANH MỤCBIỂU ĐỒ,HÌNH, SƠ ĐỒ...x

PHẦN MỞ ĐẦU...1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu...1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu...3

1.2.1. Mục tiêu chung...3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể...3

1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...3

1.3.1.Đối tượng nghiên cứu...3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...3

1.4. Phương pháp nghiên cứu...3

1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu...3

1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu...4

1.5. Kết cấu của luận văn...6

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN8 1.1. Sự cố môi trường biển...8

1.1.1. Khái niệm, phân loại môi trường biển...8

1.1.2. Khái niệmvề sự cố môi trường biển...8

1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến sự cố môi trường biển:...9

1.1.4. Hậu quả củasự cố môi trường biển...10

1.2. Khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường...12

1.2.1. Điểm đếndu lịch...12

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

1.2.2.Tính hấp dẫn và khả năng thu hút khách của điểm đến du lịch...17

1.2.3. Khả năng thu hút khách của điểm đến du lịch...18

1.2.4. Khả năng thu hút khách của điểm đến sau sự cố môi trường...23

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách của điểm đến...24

1.2.6. Đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo...28

1.3. Cơ sở thực tiễn về khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường biển.33 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố...33

1.3.2. Kinh nghiệm của một số điểm đến của Việt Nam về nâng cao khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố...34

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Quảng Bình về việc nâng cao khả năng thu hút khách du lịchsau sự cố môi trường biển...41

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN...41

2.1. Tổng quan về tình hình du lịch tỉnh QuảngBình...44

2.2. Sự cố môi trường biển và cácảnh hưởng của sự cố môi trường biển đến khả năng thu hút khách du lịch tại tỉnhQuảng Bình ...44

2.2.1. Khái quát sự cố môi trường biển...44

2.2.2.Ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đến khả năng thu hút khách du lịch tại tỉnh Quảng Bình ...46

2.2.3.Hoạt động kinh doanhdu lịch gặp nhiều khó khăn...53

2.2.4. Các hoạt động thu hút khách du lịch kể từ sau khi sự cố môi trường biển xảy ra tại Quảng Bình ...55

2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch đếnQuảngBình sau sự cố môi trường biển...61

2.3.1. Một số đặc điểm của đối tượng khảo sát...61

2.3.2. Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường biển...63

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

2.3.3. Thống kê mô tả đánh giá của các đối tượng khảo sát về khả năng thu hút

khách du lịch đến Quảng Bình sau sự cố môi trưởng biển...76

2.4.Đánh giá chung về khả năng thu hút khách du lịch của hìnhảnh điểm đếnQuảng Bình sau sự cố môi trường biển...85

2.4.1. Kết quả đạt được...85

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ...86

CHƯƠNG 3.ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN QUẢNG BÌNH SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN TẠI QUẢNG BÌNH ...91

3.1.Định hướng phát triển du lịch sau sự cố môi trường biển tạiQuảngBình ...91

3.1.1. Định hướng phát triển du lịch chung của tỉnh Quảng Bình ...91

3.1.2. Định hướng phát triển bền vững du lịch biển đảo sau sự cố...92

3.2. Giải pháp nâng cao khả năng thu hút khách du lịch đến QuảngBình sau sự cố môi trường biển...92

3.2.1. Nhóm giải pháp chung...92

3.2.2. Nhóm giải pháp Sức hấp dẫn điểm đến...92

3.2.3. Nhóm giải pháp về khắc phục sự cố môi trường...93

3.2.4. Nhóm giải phápvềdịch vụdu lịch...96

3.2.5. Nhóm giải phápvề Hạ tầng và cải thiện Khả năng tiếp cận...94

3.2.6. Nhóm giải phápvề hoạt độngquảng bá và xúc tiếndu lịch...95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...100

KẾTLUẬN...100

KIẾN NGHỊ...101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...103 PHỤLỤC

QUYẾTĐỊNH HỘIĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SỸPHẢN BIỆN 1,2 BIÊN BẢN HỘIĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SỸ BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tổng hợp các thuộc tính ảnh hưởng khả năng thu hút khách của điểm đến

du lịch...24

Bảng 1.2: Cácthang đo đánh giá ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch đến Quảng Bình sau sự cố môi trường biển...30

Bảng 2.1. Số lượng khách du lịch tới Quảng Bình giaiđoạn từ năm 2012 –2017 ...44

Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch tới Quảng Bình các tháng trong năm từ 2014- 2017 ...46

Bảng 2.3. Số lượng khách du lịch tới Quảng Bình các tháng trong năm 2016...48

Bảng 2.4. Các hoạt động khắc phục sự cố môi trường biển tại Quảng Bình...53

Bảng 2.5. Các hoạt động hỗ trợ khắc phục sau sự cố môi trường biển tại Quảng Bình ...55

Bảng 2.6. Các hoạt động du lịch liên quan đến khắc phục sau sự cố môi trường biển tại Quảng Bình ...56

Bảng 2.7. Các tour du lịch mới sau sự cố môi trường biển...58

Bảng 2.8. Thông tin chung về đối tượng khảo sát...59

Bảng 2.9: Các thông số về độ tin cậy (Reliability Statistics)...64

Bảng 2.10: Độ tin cậy của thang đo đối với các biến nghiên cứu...64

Bảng 2.11. Kiểm định số lượngmẫu thích hợp KMO...67

Bảng 2.12. Kết quả phân tích EFAcho nhóm nhân tố độc lập...68

Bảng 2.13. Kiểm định số lượng mẫu thích hợp KMO...71

Bảng 2.14. Kết quả phân tích EFAcho nhóm yếu tố phụ thuộc...72

Bảng 2.15. Kết quả phân tích tương quan PEARSON...73

Bảng 2.16: Kết quả phân tích hồi quy đa biếncác nhân tố...74

Bảng 2.17: Giá trị trung bình các yếu tốvề sức hấp dẫn điểm đến...77

Bảng 2.18: Giá trị trung bình các yếu tố về khắc phục sự cố môi trường...78

Bảng 2.19: Giá trị trung bình các yếu tố về dịch vụ du lịch...79

Bảng 2.20: Giá trị trung bình các yếu tố về hạ tầng du lịch...80

Bảng 2.21: Giá trị trung bình các yếu tố về quảng bá, xúc tiến du lịch...81

Bảng 2.22: Giá trị trung bình các yếu tố về khả năng thu hút khách sau sự cố môi trường...84

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

DANH MỤCBIỂU ĐỒ,HÌNH, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Doanh thu du lịch tại tỉnh Quảng Bình giaiđoạn2012–2017 ...50

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu khách du lịch theo quốc tịch...61

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nghề nghiệp của khách du lịch...61

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu độ tuổi của khách du lịch...62

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu khách du lịch theo trìnhđộ học vấn...62

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu thu nhập củakhách du lịch...63

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường biển...29

Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết về liên hệ giữa khả năng thu hút và khả năng cạnh tranh của điểm đến...19

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đềtài nghiên cứu

Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao. Do đó, nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao và đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong đời sống.

Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân. Du lịch góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, an ninh xã hội và còn có ý nghĩa to lớn trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa và môi trường tự nhiên. Nên phát triển du lịch là một trong những chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước.Ngày 30/12/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số 2473/QĐ- TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Trên cơ sở mục tiêu hướng tới, Bộ VH, TT&DL cũng đã xácđịnh các chiến lược thành phần để phát triển du lịch nước nhà một cách hiệu quả. Theo đó ưu tiên hàng đầu là phát triển thế mạnh du lịch biển với hệ thống sản phẩm cạnh tranh khu vực về nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia có nhiều lợi thế về tài nguyên biển. Với trên 3.260km đường bờ biển, hơn 1 triệu km2vùng đặc quyềnkinh tế biển(gấp 3 lần diện tích đất liền) cùng với gần 3.000 đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam có hệ thống tài nguyên du lịch biển phong phú để có thể phát triển mạnh ngành du lịch gắn với biển. Du lịch biển đảo chiếm khoảng 70% hoạt động của toàn ngành du lịch Việt Nam.Trong số đó có 125 bãi biển, vịnh biển thuận lợi để phát triển du lịch và hơn 30/125 trong số này đã được các địa phương khai thác tốt để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Phát triển du lịchbiển, đảolàhướngchiến lược quan trọngtrong đườnglốiphát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những năm qua, du lịch biển Việt Nam phát triển khá mạnh,thu hút khoảng 80%lượng kháchđến và chiếmtrên 70% doanh thu du lịch cả nước. Quảng Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, vì mảnh đất này sở hữu rất nhiều thế mạnh du lịch, đặc biệt là một “bờ biển cát dài

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

nhất Việt Nam” không phải địa phương nào cũngcó.. Bên cạnh đó việc khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới mở ra một cơ hội phát triển mới cho du lịch Quảng Bình trong thời gian tới.

Trong những năm qua, du lịch Quảng Bình đã đạt được những thành tựu nhất định, từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh .Năm 2005 lượng du khách mới chỉ đạt 527.000 lượt thì năm 2012 đã thu hút khoảng 1.054.407 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 29.654 lượt.

Đến năm 2015 đạt gần 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 65.000. Doanh thu du lịch năm 2005 chỉ đạt 57 tỷ đồng, thì năm 2011 là 424 tỷ đồng, đến cuối năm 2015 đãđạt 805 tỷ đồng...

Tuy nhiên, sau sự cố môi trường biển Formosa ngành du lịch biển tại Quảng Bình bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại Hội nghị “Định hướng phát triển ngành Du lịch Việt Nam trở thành kinh tế mũi nhọn”, đại diện UBND tỉnh Quảng Bình Trần Tiến Dũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2016, do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển ở miền Trung, lượng khách du lịch đến Quảng Bình sụt giảm nghiêm trọng. “Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, khách sạn, nhà hàng trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, ngành Du lịch Quảng Bình bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tác động lớn đến đời sống của hơn 4.000 lao động trực tiếp và hơn 7.300 lao động gián tiếp”, Số liệu thống kê cho thấy tổng số lượng khách du lịch đến Quảng Bình năm 2016 chỉ đạt hơn 1,9 triệu lượt khách, giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm 2015. Năm 2017 mặc dầu lượng khách du lịch đến Quảng Bình đã phần nào được phục hồi, nhưng tốc độ tăng lượng khách đến vẫn thấp hơn nhiều so với trước khi sự cố môi trường biển xảy ra. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra ở đây là:

“Làm thế nào để thu hút trở lại và nâng cao lượng khách du lịch đến Quảng Bình”.

Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài: “Nâng cao khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường biển tại tỉnh Quảng Bình” để nghiên cứu, đánh giá khả năng thu hút khách du lịch đến Quảng Bình. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch đến Quảng Bình sau sự cố môi trường biển Formosa.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng khách du lịch sau sự cố môi trường biển ở Quảng Bình, luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường biển tại tỉnhQuảng Bình.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễnvề sự cố môi trườngbiển, hình ảnh điểm đến du lịch và khả năng thu hút khách du lịchsau sự cố môi trườngbiển.

- Đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Bình sau sự cố môi trường biển.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường biển tại tỉnhQuảng Bình.

1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.3.1.Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn của du lịch biển, ảnh hưởng củasự cố môi trường biểntới du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến sựthu hút khách du lịch sau sự cố tại tỉnh Quảng Bình.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài được thực hiện tại tỉnh Quảng Bình.

- Về thời gian: Số liệu sử dụng, phiếu khảo sát dùng để phân tích, đánh giá thuộc giai đoạn2014 - 2017; Các giải pháp đề xuất thuộc giai đoạn 2018 - 2022.

1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu được cung cấp và do Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình công bố trên website (phương pháp sử dụng số liệu thứ cấp); các nguồn tài liệu tìm kiếm được (sách báo, truyền hình, internet…); Nghị định, thông tư, chủ trương…. của Chính phủ, của Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

-Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

+ Phỏng vấn, tham khảo ý kiến cán bộ quản lý du lịch (cán bộ Sở Du lịch Quảng Bình), các doanh nghiệp lữhànhthường xuyên có các tour khai thác du lịch ở Quảng Bình như QBtour, ĐHtravel Vietnam,VMtravel, HANGDONGtour, VNtravel…Tham khảo ý kiến của các nhà cung cấp dịch vụ: các khách sạn, nhà hàngởQuảng Bình.

+ Tiếp theo tiến hành gửi phiếu khảo sát khách du lịch tại các khu du lịch lớn và tập trung số đông du khách như hệ thống hang động ở Phong Nha, động Thiên Đường, biển Nhật Lệ…trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 để thu thập các thông tin đánh giá của khách du lịch về khả năng thu hút khách du lịch đến Quảng Bình sau sự cố môi trường biển.

Trong nghiên cứu có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy bội. Với số lượng 26 biến quan sát trong thiết kế điều tra thì cần phải đảm bảo có ít nhất 130 quan sát trong mẫu điều tra(bollen 2009). Tuy nhiên để đảm bảo tính khách quan, tác giả đã tiến hành thu thập gần 350 phiếu khảo sát tại các địa điểm du lịch nổi tiếng như Vũng Chùa– Đảo Yến, Biển Nhật Lệ, Biển Đá Nhảy, khu du lịch Bảo Ninh, Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng….Phiếu khảo sát được tác giả phát theo các đoàn Tour du lịch ở ngoại tỉnh đến, hoặc chủ yếu là các nhóm khách ở ngoại tỉnh. Sau khi làm sạch số liệu được đưa vào xửlý là 313 phiếu.

1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu

1.4.2.1. Phương pháp phân tích dự báo số liệu khách du lịch dựa trên chuỗi dữ liệu thời gian (time series)

Nhằm có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình khách du lịch tại Quảng Bình sau sự cố môi trường biển, tác giả đã sử dụng phương pháp dự báo lượng khách du lịch đến tỉnh Quảng Bình vào các tháng trong năm 2016, dựa trên số liệu của năm 2014 và 2015 so sánh với số liệu thực tế. Dựa trên công thức sau[37]:

Ft= At1× (At1/At2)

Trong đó: F = Giá trị cần dự báo; A = giá trị thực tế đạt được;

t = Mốc thời gian cần dự báo.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

1.4.2.2. Phương phápthống kê mô tả

Đối với phiếu khảo sát gửi cho các nhà cung cấp dịch vụ sẽ tiến hành phân tích giá trị trung bình (Mean), tần suất (frequency), giá trị lớn nhất (Max), giá trị nhỏ nhất (Min), phương sai (variance). Các phương pháp được sử dụng chủ yếu, bao gồm: phương pháp so sánh, phân tổ thống kê…

1.4.2.3. Kiểm định thang đo

Độ tin cậy của thang đo được kiểm định thông qua hệ số Cronbach Alpha.

Hệ số Cronbach Alphađược sử dụng trước nhằm loại các biến không phù hợp.

Theo kinh nghiệm củacác nhà nghiên cứu:

0,8 ≤ Cronbach Alpha ≤ 1 : Thang đo lường tốt.

0,7 ≤ Cronbach Alpha ≤ 0,8 : Thang đo có thể sử dụng được.

0,6 ≤ Cronbach Alpha ≤ 0,7 : Có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

Trong nghiên cứu này, những biến có Cronbach Alpha lớn hơn 0,7 thì được xem là đáng tin cậy và được giữ lại. Đồng thời, các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo.

1.4.2.4. Phân tích nhân tốkhám phá (EFA)

Phân tích nhân tố nhằm rút gọn tập hợp nhiều biến thành một số biến tương đối ít hơn, giúp cho nghiên cứu có được một bộ biến số có ý nghĩa hơn. Đồng thời, kiểm tra độ tin cậy của các biến trong cùng một thang đo. Để thực hiện phân tích nhân tố, trị số KMO phải có giá trị từ 0,5 đến 1.

Hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 trong một nhân tố. Đồng thời, khác biệt giữa các hệ số tải nhân tố của một biến ở các nhóm nhân tố khác nhau phải lớn hơn hoặc bằng 0,3. Theo tiêu chuẩn Kaiser, những nhân tố có chỉ số Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình.Cuối cùng, tiêu chuẩn tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%.

1.4.2.5. Phân tích hồi quy tương quan

Mô hình hồi quy được xây dựng nhằm mục đích xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hình ảnh điểm đến du lịch Quảng Bình sau sự cố môi trường biển,là mô hình hàm hồi quy tuyến tính bội có dạng:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Y =β01*X12*X23*X3+ .... + βi*Xi+ e Trong đó:

Y: Khả năng thu hút khách du lịchsau sự cố môi trường Biển.

Xi: Biến độc lập trong môhình β0: Hằng số

βi: Các hệ số hồi quy (i>0) e : Sai số của mô hình

Mức độ phù hợp của mô hình hồi quy được đánh giá thông qua hệ số R2 điều chỉnh. Kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tương quan, tức là có hay không mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Cặp giả thiết:

Ho: Không có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biếnphụ thuộc H1: Tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Độ tin cậy của kiểm định là 95%

Nguyên tắc chấp nhận giả thiết:

Nếu Sig < 0,05: Bác bỏ giả thiết Ho

Nếu Sig > 0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết Ho 1.4.2.6. Kiểm địnhIndependent samples T Test

Ngoài ra luận văn còn sử dụng kiểm định Independent samples T –Test nhằm đánh giá, xem xét liệu có sự khác nhau trong cách trả lời giữa 2 nhóm đối tượng là nhà cung cấp dịchvụdu lịch và nhóm đối tượng khách du lịch hay không.

Nếu Sig T-Test < 0,05: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Nếu Sig T-Test > 0,05: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

1.5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn vềsự cố môi trường biển và khả năngthu hút khách du lịch sau sự cố môi trường biển

Chương 2: Thực trạng thu hút khách du lịch tại tỉnh Quảng Bình sau sự cố môi trường biển.

Chương 3: Định hướng, giải pháp nâng cao khả năng thu hút khách du lịch đến Quảng Bình sau sựcố môi trường biển

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN

1.1. Sựcốmôi trườngbiển

1.1.1. Khái niệm, phân loại môi trườngbiển

Môi trường biển bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của con người và các sinh vật sống trong biển, bao gồm ánh sáng, không khí trên biển, nước biển, đất tại đáy biển (trầm tích biển) và các cơ thể sống trong biển[39].

Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: “Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng”.

Sự cố môi trường có thể xảy ra do:

- Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sạt lở đất núi phun lửa, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác.

- Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kĩ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.

- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.

1.1.2. Khái niệmvề sự cố môi trường biển

Theo Điều 3, Chương I của Luật Tài nguyên, Môi trường và Biển đảo năm 2015: Rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là khả năng xảy ra ô nhiễm và thiệt hại về người, tài sản, tài nguyên, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội do ô nhiễm môi trường biển và hải đảo gây ra.

Sự cố môi trường biển là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường biển một cách nghiêm trọng nghiêm trọng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

1.1.3. Nguyên nhân dẫn đếnsự cố môi trường biển:

Nguyên nhân dẫn đến sự cố môi trường biển chủ yếu dưới hai nguyên nhân chính là do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra:

Sức ép phát triển kinh tế vùng bờ: Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm, suy thoát chất lượng nước biển chính là các hoạt động phát triển kinh tế của con người, đặc biệt từ các nguồn thải công, nông nghiệp và vận tải biển[39].

Vùng ven biển cũng là nơi chịu sức ép về chất thải của gần 60% tổng dân số, khoảng 50% đô thị lớn của cả nước. Hầu hết các chất thải do sinh hoạt và các khu công nghiệp đều đổ trực tiếp ra biển, một phần chất thải rắn vào sông, biển gây nên ô nhiễm môi trường nước, như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh,...

Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang ra biển như dầu và sản phẩm dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ và nhiều chất ô nhiễm khác. Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân hủy và lan truyền trong toàn khối nước biển.

Từ môi trường lục địa

Và một nguyên nhân quan trọng đó là do ô nhiễm các dòng sông từ đất liền.

Tất cả các con sông đều đổ ra biển, kéo theo đó là nguồn ô nhiễm từ đất liền mang ra như chất thải công nghiệp, nông nghiệp, hóa chất, rác, các loại phế thải, nước thải chưa được xử lý…

Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880 km3 nước và 270- 300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại từ các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và đô thị, các khu nuôi trồng thủy sản ven biển và các vùng sản xuất nông nghiệp. Năm 2010, lượng chất thải đã gia tăng rất lớn ở các vùng nước ven bờ, trong đó dầu khoảng 35.160 tấn/ngày, nitơ tổng số 26-52 tấn/ngày và tổng amoni 15-30 tấn/ngày.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Sựphát triển của du lịch biển

Bên cạnh việc phát triển ngành du lịch dựa vào sự đa dạng, phong phú mà nguồn biển mang lại thì vấn đề xử lý nước thải, chất thải vẫn đang còn là một bài toán chưa có đáp án. Kèm theo đó là sự thiếu ý thức của những người dân trong việc khai thác bữa bãi nguồn sinh vật biển, đánh bắt hủy diệt, phát triển kinh tế và các ngành nghề một cách bất hợp lý, nạn khai thác titan ồ ạt làmảnh hưởng xấu đến môi trường biển[39].

Sự cố tràn dầu

Một trong những nguyên nhân nữa làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường biển đó là sự cố tràn dầu diễn ra khá thường xuyên tại các vùng bờ biển Việt Nam do lượng tàu bè qua lại lớn

Tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn đã làm gia tăng rất mạnh lượng tiêu thụ xăng dầu. Lợi ích kinh tế dẫn đến tình trạng khai thác dầu quá mức. Hậu quả là một lượng dầu rất lớn bị rò rỉ ra môi trường biển do hoạt động của các tàu và do các sự cố hư hỏng hay đắm tàu trở dầu, do sự cố tại lỗ khoan thăm dò và dàn khoan khai thác dầu. Đáng chú ý là các vụ tràn dầu nghiêm trọng những năm gần đây có xu hướng tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường biển, đặc biệt là vùng nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có hàng trăm giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này còn phát sinh 5.600 tấn rác thải dầu khí, trong đó có 20%

đến30% là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý. Đó là chưa kể tình trạng ô nhiễm dầu do khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển không ngừng gia tăng.

Các sự cố hàng hải

Sự cố hàng hải có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể do con người, do kĩ thuật hoặc do thiên nhiên. Sự cố hàng hải có thể xuấtphát từ các hành vi vi phạm các quy định về an toàn hàng hải, từ việc vận chuyển hàng hóa, phương tiện, thiết bị trong thăm dò và khai thác khoáng sản trên biển, trong các hoạt động liên quan tới nguồn lới thủy sản gây ô nhiễm môi trường biển.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Mặt khác, sự cố hàng hải có thể xảy ra do chính sự vận động từ tự nhiên như sự hoạt động trong lòng đất nhu núi lửa, bão, giông, vòi rồng, lũ lụt, nứt đất... Sự vận động này của thiên nhiên cũng tạo ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động của con người.

Do hoạt động của tàu thuyền

Ô nhiễm môi trường biển còn xảy ra ở các cảng do liên quan đến hoạt động của tàu thuyền ra vào cảng, nạo vét luồng lạch, đổ phế thải. Độ đục nước vùng cảng Hải Phòng là 418-424mg/l, cảng Đà Nẵng 33-167mg/l. Nồng độ dầu ở tất cả các cảng đều vượt mức cho phép 0,3mg/l (TCVN5943-1995), cảng Hải Phòng 0,42mg/l, cảng Cái Lân 0,6mg/l, cảng Vũng Tàu 0,52mg/l, cảng Vietso Petro 7,57mg/l. Mặt dầu loang ngăn chặn không khí hòa tan vào nước nên hàm lượng oxy trong nước thấp, trung bình 3,3-10,9mg/l vào mùa khô và 1,16-6,1mg/l vào mùa lũ, trong khi đó nhu cầu oxy rất cao, cần tới 13,6-31mg/l. Nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đổ ra biển chưa qua xử lý nên chỉ số vi trùng học luôn ở mức cao. Ở một số Cảng đáng báo động là hàm lượng thủy ngân đã vượt ngưỡng cho phép, cảng Vũng Tàu vượt 3,1 lần, cảng Nha Trang vượt 1,1 lần...

1.1.4. Hậu quả củasự cố môi trường biển a) Sinh vật biển

Theo đánh giá của Viện Khoa học và Tài nguyên Môi trường biển-Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam: Từ năm 1989 đến nay, vùng biển Việt Nam có khoảng 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu, các vụ tai nạn này đều đổ ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu. Những vụ tràn dầu thường xảy ra vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm ở Miền Trung; từ tháng 5 đến tháng 6 ở Miền Bắc.

Thống kê cho thấy, giai đoạn từ năm 1992-2008, lượng dầu tràn trên biển Việt Nam xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như những vụ tràn dầu với lượng từ 7-700 tấn thường tập trung chủ yếu do tàu mắc cạn. Còn các vụ tràn dầu với số lượng lớn hơn 700 tấn chủ yếu là do quá trình vận chuyển dầu và va chạm tàu trên biển.Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái.Đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

triều bãi cát,đầm phá và các rạn san hô.Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi ôxy giữa không khí và nước, làm giảm oxy trong nước, làm cán cân điều hòa oxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn.Ngoài ra, dầu tràn chứa độc tố làm tổn thương hệ sinh thái, có thể gây suy vong hệ sinh thái.Bởi dầu chứa nhiều thành phần khác nhau, làm biến đổi, phá hủy cấu trúc tế bào sinh vật, có khi gây chết cả quần thể.Dầu thấm vào cát, bùn ở ven biển có thể ảnh hưởng trong một thời gian rất dài. Đã có nhiều trường hợp các loài sinh vật chết hàng loạt do tác động của sự cố tràn dầu.

Điều đáng báo động nữa là dầu lan trên biển và dạt vào bờ trong thời gian dài không được thu gom sẽ làm suy giảm lượng cá thể sinh vật, gây thiệt hại cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản. Dầu gây ô nhiễm môi trường nước làm cá chết hàng loạt do thiếu ôxy hòa tan. Dầu bám vào đất, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu đẫn đến doanh thucủa ngành du lịch cũng bị thiệt hại nặng nề. Nạn tràn dầu còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các Cảng cá, cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển. Do dầu trôi nổi làm hỏng máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.

Qua khảo sát tại cảng cá Lạch Bạng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, nơi thường xuyên là chỗ neo đậu của hàng nghìn tàu cá từ nhiều vùng, miền khác nhau.

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở đây do cặn dầu của những con tàu “vô tư” xả ra đen đặc một vùng rộng lớn.

Nếu như 10 năm về trước vùng cửa biển này là nơi có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất phong phú, thì bây giờ hầu như toàn bộ diện tích rừng ngập mặn do bị nhiễm dầu đang chết dần chết mòn, dẫn đến động, thực vật nước lợ hầu như tuyệt chủng. Nơi đây cũng liên tục xảy ra sự cố ô nhiễm dầu làm hàng trăm ha nuôi trồng thủy sản bị mất trắng, nên nhiều hộ buộc phải bỏ nghề.

b) Gây thiệthạilớncho các hoạt độngdu lịchvà nhữnghệlụyxã hội

Hiện tượng cá chết hàng loạt làm cho du lịch biển miền Trung chịu tổn thất nặng nề.Khó có thể thống kê hết những hệ lụy mà nó mang lại cho hoạt động du

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

lịch, khi điều đó xảy ra đúng vào mùa cao điểm du lịch biển.Đã có nhiều chương trình du lịch biển miền Trung bị hủy. Hàng loạt bãi tắm của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế vắng khách, hàng trăm lao động phải nghỉ việc, mất thu nhập, nhiều doanh nghiệp thua lỗ.

Thống kê của Vụ Kinh tế Dịch vụ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho thấy lượng khách quốc tế đến miền Trung giảm 20-50% trong dịp cao điểm tháng 5/2016. Cụ thể: Quảng Bình đón 82.000 lượt khách (giảm 44% so với cùng kỳ năm 2015).

Quảng Trị đón 3.500 lượt khách lưu trú (giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2015).

Nghệ An đón 22.000 lượt khách (giảm 20%so với cùng kỳ năm 2015).

Hệ lụy của tình trạng cá chết không chỉ ảnh hưởng đến du lịch, mà cuộc sống, sinh kế của hàng vạn hộ dân vùng biển miền Trung cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Theo đánh giá, riêng Quảng Bình tình trạng cá chết đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến 18 xã chuyên làm nghề biển, với hơn 14.000 hộ và 24.000 lao động. Nhiều ngư dân đã phải dừng đánh bắt cá do hải sản rớt giá, người tiêu dùng và du khách hạn chế hải sản trong thực đơn bữa ăn của mình. Hoạt động nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản ngưng trệ làm cho cuộc sống người dân gặp rất nhiều khó khăn.

1.2. Khảnăng thu hút khách du lịchsau sựcốmôi trường 1.2.1.Điểm đếndu lịch

Trong tiếng Anh, từ “Tourism Destination” được dịch ra tiếng Việt là điểm đến du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO), đã đưa ra quan niệm về điểm đến du lịch (Tourism Destination): “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sựnhận diện vềhìnhảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường” [1].

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, “điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụkhách du lịch”[1].

Khái niệm về điểm đến du lịch là một phạm trù rất rộng. Nó có thể là một Châu lục (theo thống kê của Tổ chức du lịch thế giới như: Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu…), là một khu vực như: khu vực ASEAN, là một đất nước, là một địa

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

phương, là một thành phố, thị xã. Nếu so sánh với khái niệm về đô thị du lịch và khu du lịch, điểm du lịch của Luật Du lịch thì điểm đến du lịch bao hàm tất cả.Vấn đề quan trọng ở đây là xác định điểm đến du lịch và những yếu tố tạo nên điểm đến nhằm quản lý tốt hơn.

Phần lớn các khái niệm về hìnhảnh điểm đến du lịch được sử dụng từ nghiên cứu của Crompton [1], trong đó hình ảnh điểm đến được hiểu là những niềm tin,ý niệm và những ấn tượng của con ngườu về điểm đến du lịch. Khái niệm này chỉ ra hìnhảnh điểm đến là cảm nhận của một cá nhân đơn lẻ, chưa chịu sự tác động, chi phối bởi nhóm người...

Những năm 1980, Fakeye and Crompton, 1991; Echtner and Richie, 1993;

Lawson and Baud Bovy 1977 đã đưa ra khái niệm lý thuyết về hình ảnh điểm đến xác định khái niệm hìnhảnh điểm đến như là sự biểu hiện củatất cả các sự hiểu biết về điểm đến, quan điểm cá nhân, sự hình dung, cảm xúc, suy nghĩ của một cá nhân hay một nhóm người về một địa điểm cụ thể.

Mặc dù được ứng dụng rộng rãi trong bối cảnh thực tế, nhưng khái niệm hình ảnh điểm đến chưa chặt chẽ và thống nhất. Điều này một phần là do những đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ du lịch là phức tạp, đa lĩnh vực, vô hình và được đánh giá chủ quan nên khó khăn để đo lường về hình ảnh điểm đến. Vì thế mà đã có nhiều cách thể hiện khái niệm về hìnhảnh điểm đến và nhiều nghiên cứu đã cố gắng làm sao hiểu được khái niệm hình ảnh điểm đến một cách cơ bản. Cụ thể một số khái niệm nổi bật về hìnhảnh điểm đến được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 1.1: Tổng hợp các khái niệm về điểm đến du lịch

Tác giả Khái niệm điểm đến du lịch

Lawson và Bovy [23]

Sựbiểu hiện của tất cảviệc nhận biết một cách khách quan, những ấn tượng, định kiến, tưởng tượng, cảm xúc và suy nghĩ của một cá nhân hoặc một nhóm người về

một điểm đến cụthể.

Chon [12] Là kết quảcủa sự tương tác các niềm tin, ý nghĩ, tình cảm, mong đợi vàấn tượng của một người vềmột điểm đến.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Tác giả Khái niệm điểm đến du lịch Um và Crompton

[35]

Được mong đợi từnhững thái độ hướng đến nhằm đạt được những thuộc tính cảm nhận được hìnhảnh điểm đến.

Echtner và Ritchie [14;15]

Việc nhận thức vềcác thuộc tính riêng biệt của điểm đến vàấn tượng tổng thểvề điểm đến đó.

Baloglu và McCleary [2] Được diễn giải như là giá trịtrong việc hiểu quá trình lựa chọn điểm đến của khách du lịch.

Coshall [8] Nhận thức của cá nhân về các đặc điểm của điểm đến.

Tapachai và Waryszak [33]

Cảm nhận hoặcấn tượng vềmột điểm đến của khách du lịch với những lợi ích mong đợi và các giá trịtiêu dùng.

Bigné,và cộng sự[4] Việc hiểu biết chủquan của du khách về điểm đến thực tế.

Kim và Richardson [21]

Toàn bộ ấn tượng, niềm tin, ý nghĩ, mong đợi và tình cảm qua thời gian tích lũy đối với một địa điểm.

Castro và cộng sự[6] Hìnhảnh điểm đến là một cấu trúc nhận thức.

Nguồn: Tổng hợp và cập nhật từ nghiên cứu của Zhang và cộng sự [36]

Như vậy, điểm đến du lịch không chỉ có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn mà còn có cả nhiều điều kiện khác để trở lên hấp dẫn, đặc biệt là việc phát triển các sản phẩm du lịch.Phát triển và nâng cao chất lượng”sản phẩm” du lịch chủ yếu tập trung ở điểm đến và điểm tham quan du lịch.Hiệu quả kinh tế-xã hội của hoạt động du lịch trong một địa phương, một đất nướcphần lớn tập trung tại điểm đến và điểm tham quan du lịch.

Điều quan trọng để điểm đến du lịch trở thành hấp dẫn và thu hút khách đòi hỏi phải có sự quản trị kinh doanh điểm đến. Vấn đề quản trị kinh doanh điểm đến liên quan đến rất nhiều vấn đề từ marketing, tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến điểm đến đến việc phát triển sản phẩm tại điểm đến, đặc biệt là sự phối kết hợp chặt chẽ các chủ thể tại điểm đến nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách để họ có những cảm xúc và trải nghiệm sâu sắc.

Các yếu tốcấu thành điểm du lịch

Điểm đến du lịch chứa đựng rất nhiều yếu tố tác động đến nhu cầu du lịch

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

của con người và là một động lực thu hút khách đến du lịch. Những yếu tố này rất phong phúvà đa dạng, nhưng điều quan trọng nó phải tạo ra sự chú ý và sức thu hút khách du lịch không chỉ ở trong nước mà cả khách nước ngoài.

Điểm hấp dẫn du lịch: Các điểm hấp dẫn của một điểm đến du lịch dù mang đặc điểm nhân tạo, đặc điểm tự nhiên hoặc là các sự kiện thì cũng đều gây ra động lực ban đầu cho sự thăm viếng của khách.

Khả năng tiếp cận điểm đến

Một điểm đến du lịch có thể có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được vì việc tiếp cận điểm đến đó hết sức khó khăn. Vấn đề tiếp cận điểm đến du lịch thuận lợi phụ thuộc vào những yếu tố sau: i) Khoảng cách giữa điểm đến du lịch và nguồn khách (hay giữa điểm đi và điểm đến) là một trong những yếu tố về khả năng tiếp cận. Điều này chỉ thuận lợi khi có mạng lưới các phương tiện giao thông vận chuyển khách đa dạng, thuận tiện, dễ dàng, an toàn và nhanh chóng. Đó là mạng lưới của các hãng hàng không, mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường biển; ii) Đối với khách du lịch quốc tế, đó là việc đơn giản hóa các thủ tục từ thị thực xuất nhập cảnh đến các thủ tục hộ chiếu,hải quan tại các cửa khẩu quốc tế. Tất cả những thủ tục hành chính này sẽ tạo ra những ấn tượng đầu tiên đối với khách và họ sẽ có những cảm nhận về điểm đến du lịch.

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại điểm đến du lịch

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại điểm đến du lịch đóng một vai trò quyết định cho sự phát triển.Hoạt động du lịch chủ yếu là dịch vụ, dịch vụ phụ thuộc vào yếu tố con người không những trực tiếp phục vụ khách mà cả những người gián tiếp phục vụ cũng như cộng đồng dân cư tại điểm đến.

-Những người trực tiếp phục vụ khách, đó là nhân viên trong các doanh nghiệp du lịch(doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên tại các điểm tham quan, lái các phương tiện phục vụ khách..v.v).

Họ là những người trực tiếp chịu trách nhiệm phục vụ khách từ lúc họ đến cho đến khi họ đi.Ấn tượng của họ về sự phục vụ của các nhân viên là rất lớn, họ đòi hỏi một sự nhiệt tình với công việc và trách nhiệm của nhân viên đối với khách từ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

những công việc và hành động nhỏ nhất.Nếu như nhân viên làm tốt sẽ tạo ra một ấn tượng sâu sắc cho khách và đây sẽ là một hình thức tuyên truyền và quảng cáo hiệu quả nhất.

- Những nhân viên trong các cơ sở như: bán hàng lưu niệm, các cơ sở dịch vụ vừa phục vụ cộng đồng dân cư vừa phục vụ khách du lịch..v.v. Họ là những người gián tiếp phục vụ khách du lịch, những hành động không tốt của họ như nói thách, bán hàng giả, lấy giá cao…v.v sẽ đem lại một ấn tượng, cảm xúc không tốt không chỉ với họ mà cả điểm đến du lịch và địa phương, đất nước.

- Khách du lịch đến điểm đến du lịch sẽ tìm hiểu về phong tục tập quán, nếp sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Thái độ ứng xử của cộng đồng dân cư đối với khách du lịch là một trong những vấn đề tác động mạnh đến ấn tượng và cảm xúc của khách.Một cộng đồng dân cư hiếu khách, tôn trọng khách, nhiệt tình với khách sẽ đem lại danh tiếng không chỉ cho địa phương mà cho cả điểm đến du lịch.

Tuyên truyền, quảng cáo và xây dựng hìnhảnh của điểm đến du lịch

Mỗi một điểm đến du lịchcần có sự độc đáo, hấp dẫn và sự khác biệt với các điểm đến du lịch khác. Có như vậy mới có thể cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch với các điểm đến du lịch khác. Vì thế, mỗi điểm đến cần tìm ra sự độc đáo, điểm khác biệt của mìnhđể tuyên truyền,quảng cáo và xây dựng hìnhảnh của mình trong tâm trí mọi người trên trái đất.

Ngoài ra, những hình ảnh của các điểm đến bao gồm cả chất lượng môi trường,an toàn, mức độ dịch vụ, và sự thân thiện của người dân. Để tạo ra hìnhảnh của một điểm đến người ta sử dụng các hình thức tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến đa dạng như: các phương tiện truyền thông, trên các trang Web, tham gia các hội chợ, mời các nhà báo, nhà văn viết về điểm đến..v.v.

Giá cả.

Giá cả là một vấn đề quan trọng trong cạnh tranh của điểm đến với các điểm đến khác. Giá cả bao gồm các yếu tố liên quan đến chi phí vận chuyển đến và đi từ các điểm đến và các chi phí khác như: khách sạn, ăn, uống, vé các điểm tham quan, giá của du lịch dịch vụ khác. Điều này quyết định đến sự thu hút khách và khách sẽ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

có sự so sánh về giá cả giữa các điểm đến du lịch trước khi họ quyết định đi du lịch.

Vấn đề giá cả liên quan đến nhiều yếu tố, điều này sẽ được trình bày cụ thể ở các phần sau.

1.2.2.Tính hấp dẫn và khả năng thu hútkhách của điểm đến du lịch Tính hấp dẫn của điểm đến

Tính hấp dẫn (attraction) là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá tài nguyên du lịch và xây dựng hìnhảnh của điểm đến du lịch. Theo các nhà nghiên cứu các nhân tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến du lịch bao gồm: sự hấp dẫn;

các tiện nghi; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ vận chuyển; dịch vụ khách sạn.

Một quan điểm khác cho rằng, các nhân tố tạo nên khả năng hấp dẫn của điểm đến du lịch bao gồm: Những đặc điểm cơ bản, nguyên thủy của điểm đến: khí hậu, môi trường sinh học, văn hóa và kiến trúc truyền thống đó chính là những điều kiện cần để khách du lịch chọn điểm đến; Những đặc điểm khác của điểm đến du lịch: các khách sạn, vận chuyển, nơi vui chơi giải trí đó là điều kiện đủ để tăng tính hấp dẫn của điểm đến du lịch.

Trong một số nghiên cứu các nhân tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến du lịch bao gồm: cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, kiến trúc, phong cảnh thiên nhiên, khí hậu, di tích lịch sử; các loại hình nghệ thuật, phong tục tập quán..v.v. Nhân tố tâm lý xã hội tại điểm đến du lịch đó là sự hiếu khách và tính thân thiện của cộng đồng dân cư sở tại, các sự kiện văn hóa, cuộc sống ban đêm và vui chơi giải trí, tính mới lạ của điểm đến du lịch, khả năng tiếp cận, các món ăn và sự yên tĩnh, môi trường chính trị, xã hội và giá cả;

Tính hấp dẫn của điểm đến du lịch được thể hiện ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch có sức thu hút khách du lịch cao và có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đi tới điểm du lịch với nguyên tắc: “Dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng, an toàn và tiện nghi”.

Tính hấp dẫn của điểm du lịch còn phụ thuộc vào các nhân tố chính trị, kinh tế và xã hội tại điểm du lịch như : vấn đề an ninh, an toàn cho khách, nhận thức cộng đồng dân cư về phục vụ khách, các cơ chế, chính sách đối với khách du lịch và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

các doanh nghiệp du lịch...v.v.

Tính hấp dẫn du lịch là lực hút giữa điểm đến du lịch và điểm cấp khách (nơi có khách du lịch tiềm năng) đây là yếu tố quan trọng nhất. Lực hút(sức thu hút) này bao gồm: sự phù hợpcủa tài nguyên cho các hoạt động du lịch; cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; sức chứa; sự phát triển các loại dịch vụ phục vụ khách tại điểm đến du lịch; sự đa dạng, độc đáo của tài nguyên để tổ chức các loại hình du lịch...v.v. Tất cả những giá trị đó sẽ tạo nên sức thu hút đối với khách du lịch và các nhà kinh doanh du lịch tại các điểm đến du lịch.

1.2.3. Khả năng thu hút khách của điểm đến du lịch

Khả năng thu hút khách của điểm đến du lịch nhận được nhiều sự quan tâm trong các nghiên cứu du lịch trong những năm gần đây. Nhiều nghiên cứu cho rằng du khách bị hấp dẫn/ thu hút bởi những thuộc tính đặc biệt, nổi bật của điểm đến du lịch (Borst, Miedema, Vries, Grahama & Dongena, 2008; Lee, Huang & Yeh, 2010), và những đặc tính đi kèm điểm đến (Hou, Lin, & Morais, 2005; Lee, 2001). Theo Hu và Ritchie (1993) được trích dẫn trong nghiên cứu của Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên (2012), khả năng thu hút của điểm đến “phản ánh cảm nhận,niềm tin, và ý kiến mà mỗi cá nhân có được về khả năng làm hài lòng khách hàng của điểm đến trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ”. Có thể nói một điểm đến càng có khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách thì điểm đến đó càng có cơ hội để được du khách lựa chọn. Điều này cũng phù hợpvới quan điểm của Mayo và Jarvis (1981) cho rằng khả năng thu hút của điểm đến là “khả năng của điểm đến mang lại các lợi ích cho du khách” (the perceived ability of the destination to deliver individual benefits”). Các khả năng này phụ thuộc vào các thuộc tính của điểm đến và cũng là những yếu tố thúc đẩy du khách đến với điểm đến (Vengesayi, 2003; Tasci et al., 2007). Như vậy, khả năng thu hút của điểm đến có thể được nhận thức bởi du khách mỗi khi họ được tiếp cận thông tin về điểm đến mà không nhất thiết phải có trải nghiệm thực tế ở điểm đến.

- Khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch

Bên cạnh khái niệm khả năng thu hút của điểm đến đề cập đến các yếu tố thuộc về nhận thức và đánh giá của khách hàng về điểm đến nhằm thu hút sự chú ý

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

của khách hàng thì khái niệm khả năng cạnh tranh của điểm đến đề cập đến phương diện Cung của điểm đến, tức là khả năng của điểm đến mang lại cảm giác khác biệt, trải nghiệm cho du khách khác với các điểm đến có tính chất tương đồng (Vengesayi, 2003).

Mặc dù những khác biệt về mặt khái niệm vàứng dụng trong nghiên cứu khả năng thu hút và khả năng cạnh tranh của điểm đến là khá rõ ràng, nhưng mối liên hệ giữa các yếu tố của hai khái niệm này vẫn khó có thể phân biệt rạch ròi.

Vengesayi(2003) đãđề xuất mô hình TDCA (Tourism Destination Competitiveness and Attractiveness) để khái quát mối quan hệ giữa các yếu tố của cung điểm đến (competitiveness) và các yếu tố cầu du lịch (Attractiveness)

Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết về liên hệ giữa khả năng thu hút và khả năng cạnh tranh của điểm đến

(Nguồn: Vengesayi, S.,2003) Nguồn nội lực và các

hoạt động

Môi trường trải nghiệm (tự nhiên và xã hội):

Mức độ đông đúc, an ninh, an toàn

Các dịch vụ bổ trợ: Lưu trú, vận tải, năng lượng,

vui chơi giải trí...

Quảng bá, giao tiếp:

Thương hiệu,danh tiếng, giá cả

Khả năng cạnh tranh

Thương hiệu điểm đến Khả năng thu

hút

Hình ảnh của điểm đến

Sự hài lòng của khách

DL

Hoạt động của tổ chức

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Theo Vengesayi (2003), các yếu tố tài nguyên của điểm đến và hỗn hợp các hoạt động là những yếu tố cơ bản tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến. Cụ thể đó là các yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa, các sự kiện và các hoạt động du lịch, giải trí tại điểm đến.Các yếu tố tài nguyên của điểm đến và các hỗn hợp các hoạt động sẽ cung cấp cho du khách có thêm nhiều lựa chọn và đó chính là yếu tố ‘kéo’ đối với du khách. Tương tự, Ritchie và Crouch (2003) cho rằng khả năng thu hút của điểm đến được nâng cao một phần nhờ khả năng của nó cung cấp các phương tiện, dịch vụ mà du khách có thể sử dụng khi họ ở điểm đến. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của điểm đến lại phụ thuộc vào việc cung cấp các phương tiện, dịch vụ này nổi trội hơn so với các điểm đến có tính thay thế được (các đối thủ).

Trên cơ sở nghiên cứu của Echtner và Ritchie [14, 15]. Tìm hiểu thêm các nghiên cứu về khả năng thu hút khách du lịch, đề tài nghiên cứu cho thấy có đến 32 thành phần thu hút khách du lịch được hình thành từ các nghiên cứu quốc tế và trong nước. Cụ thể như sau:

Các tác giả Beerli và Martin [17]; Lobato và cộng sự [29]; Chi và Qu [9] và Bùi Thị Tám [33] (thống kêở cột 2,3 6 và 9) thể hiện sự hấp dẫn điểm đến từ các yếu tố là tài nguyên thiên nhiên, văn hóa lịch sử hấp dẫn tập trung vào các biến quan sát như: phong cảnh đẹp, sức hấp dẫn, sự sạch sẽ, ô nhiễm không khí và tiếng ồn. Chi và Qu [9] quan sát sức hấp dẫn của điểm đến du lịch dưới góc độ thể hiện ở các biến quan sát như: phong cảnh hùng vĩ của núi rừng, sức hấp dẫn của cảnh quan thiên nhiên, những khu vườn và dòng suối, phong cảnh đặc biệt, công viên, sông hồ như tranh vẽ, động vật hoang dãđược bảo tồn và hấp dẫn với cuộc sống hoang dã, hang động hùng vĩ,...

Như vậy, từ những nghiên cứu trên có thể nhận thấy rằng, thành phần “Sức hấp dẫn điểm đến” được xem là một trong những thành phần quan trọng trong cấu trúc của hìnhảnh điểm đến với số lượng các biến quan sát không nhất thiết phải như nhau trong các bối cảnh nghiên cứu khác nhau.

Thành phần thứ hai được xem xét đó là “Cơ sở hạ tầng du lịch”. Thành phần này được Beerli và Martin [17]; Chi và Qu [9]; Byon và Zhang [28]; Bùi Thị Tám

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

[33] sử dụng như là thành phần được phát triển từ phân tích nhân tố khám phá và đặt tên thành phần theo thuộc tính dựa trên nguyên tắc thuộc tính nào có tải trọng lớn nhất sẽ được chọn. Trong khi đó nghiên cứu của Byon và Zhang [a.28] đã hình thành thành phần ngay từ đầu và dùng phương pháp phân tích nhân tố khám phá để khẳng định lại xem các thuộc tính có nhóm vào các thành phần đãđược khẳng định trước đó hay không.

Thành phần thứ 3 và thứ 4 là “Môi trường du lịch” và “Bầu không khí du lịch” có sự tương đồng nhất định về các biến quan sát trong các nghiên cứu của Chi và Qu [9] và Park và Njite [20]. “Bầu không khí du lịch” cũng được xem là một trong những thành phần nghiên cứu hình ảnh điểm đến trong mô hình nghiên cứu của Beerli và Martin [17] thể hiện sự sang trọng, độc đáo, thời thượng, nơi có tiếng tốt, điểm đến xu thế gia đình, kỳ diệu, thư giãn, thư thái, vui vẻ, thú vị, dễ chịu, buồn, chán nản, hoặc là hấp dẫn và thú vị...

Với thành phần “Khả năng tiếp cận” thể hiện trong nghiên cứu của Chi và Qu [9] và Kim [10] hay thành phần “chất lượng dịch vụ” được Baloglu và McCleary [27] và Beerli và Martin [17] xem xét, nhưng thành phần này trong nghiên cứu của Echtner và Ritchie [14, 16] được xem là thuộc tính của hình ảnh điểm đến, cũng như thành phần “hìnhảnh cảm xúc” được Beerli và Martin [17] và Lobato và cộng sự [29] xem xét, nhưng có thuộc tính hình thành cảm xúc dường như giống với các thuộc tính hình thành nhóm thành phần “Bầu không khí du lịch”

như thuộc tính thư giãn, thú vị, vui thích, thoải mãi, dễ chịu, tự do.

Các yếu tố “Giải trí; “Sự ưa thích” được các tác giả Lobato và cộng sự [29]

và Chen và Tsai [24] đưa vào mô hình nghiên cứu khi đánh giá hình ảnh điểm đến.

Tuy vậy, hai yếu tố này cũng được các tác giả Echtner và Ritchie [16] và Park;

Njite [29] cũng xem xét đó là các thuộc tính của nhóm thành phần “Sức hấp dẫn điểm đến” như trong các nghiên cứu của mình. Vậy, c

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan