• Không có kết quả nào được tìm thấy

Quan hệ giữa marketing xanh và hình ảnh thương hiệu xanh trong lĩnh vực ngân hàng- góc nhìn của đối tượng quan tâm đến môi trường

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Quan hệ giữa marketing xanh và hình ảnh thương hiệu xanh trong lĩnh vực ngân hàng- góc nhìn của đối tượng quan tâm đến môi trường"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Quan hệ giữa marketing xanh và hình ảnh thương hiệu xanh trong lĩnh vực ngân hàng- góc nhìn của đối tượng quan tâm đến môi trường

quản trị ngân hàng & doanh nghiệp

ThS. NGUYỄN THỊ HẰNG NGA - ThS. NGUYỄN KIM NAM

Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét ảnh hưởng của các yếu tố thuộc thành phần marketing xanh đến hình ảnh thương hiệu xanh của ngân hàng theo mức độ quan tâm đến môi trường của người tiêu dùng. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy thang đo marketing xanh gồm 3 thành phần là trách nhiệm xã hội xanh, phát triển sản phẩm xanh và quy trình nội bộ xanh. Cả ba thành phần này đều ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh thương hiệu xanh của ngân hàng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các thành phần marketing xanh đến hình ảnh thương hiệu xanh khác nhau giữa các nhóm có mức độ quan tâm đến môi trường thấp và cao. Kết quả này hàm ý cho các nhà quản trị ngân hàng trong việc đưa ra các chiến lược nhằm gia tăng hình ảnh thương hiệu xanh bằng cách gia tăng các thành phần marketing xanh theo các phân khúc khác nhau về mức độ quan tâm đến môi trường.

Từ khóa: Marketing xanh, ngân hàng, thương hiệu, trách nhiệm xã hội.

1. Giới thiệu

Marketing xanh là một xu hướng phát triển tất yếu của xã hội hiện đại. Theo Shamsudoddha (2004), marketing xanh bao gồm tất cả các hoạt động được thiết kế để tạo điều kiện cho bất kỳ nhu cầu trao đổi nào của con người,

nhưng ít gây ra tác động bất lợi nhất đối với môi trường tự nhiên.

Marketing xanh trong lĩnh vực ngân hàng được hiểu là các hoạt động marketing liên quan đến việc phát triển các dịch vụ tài chính “xanh” như khoản cho vay hoặc đầu tư đối với: Các dự án công nghệ sạch, các dự án sử dụng năng lượng hiệu quả và các chương trình quản lý chất thải để cải thiện môi trường

(Evangelinos, 2009).

Kärnä và cộng sự (2003) cho rằng, các chủ thể kinh tế trong quá trình ra quyết định phải thực hiện trách nhiệm xã hội xanh, bằng việc đảm bảo các giá trị đạo đức, tuân thủ các yêu cầu pháp lý, tôn trọng người dân, cộng đồng và môi trường. Đây chính là những giá trị nền tảng quan trọng cho phát triển bền vững.

Với tầm quan trọng của phát triển xanh trong xu thế hiện đại, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đưa ra các hàm ý quản trị hướng tới các chính sách trong quá trình phát triển bền vững.

Trong số các nghiên cứu về lĩnh vực phát triển xanh đã thực hiện, chủ yếu khai thác ở khía cạnh tiêu dùng xanh của từng cá nhân.

Thời gian gần đây, một số các nghiên cứu đã tiếp cận rộng hơn ở cấp độ doanh nghiệp, và đề cập đến trách nhiệm xã hội của các tổ chức khi tham gia vào phát triển cộng đồng. Ngân hàng, một mặt thực hiện các hoạt động đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực kinh tế xanh, mặt khác thực hiện dịch vụ cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp khác, đã trở thành một mắt xích quan trọng trong quá

(2)

trình phát triển xanh cũng như phát triển bền vững của các quốc gia. Tại Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến phát triển xanh còn chưa nhiều, chủ yếu tập trung vào các sản phẩm hữu hình. Khá ít nghiên cứu đề cập đến lĩnh vực dịch vụ, trong đó đặc biệt rất ít nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Nhận thấy tầm quan trọng của ngân hàng trong việc tham gia vào quá trình phát triển xanh, nghiên cứu này sẽ khám phá mối liên hệ giữa các yếu tố liên quan đến marketing xanh với hình ảnh thương hiệu xanh của ngân hàng theo mức độ quan tâm đến môi trường của người tiêu dùng trong bối cảnh một nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam.

2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Theo Chen (2010) thì marketing xanh là một khái niệm mới xuất hiện trong lĩnh vực tiếp thị nhưng đã được chấp nhận và áp dụng rộng rãi trong thực tế. Các công ty có thể sử dụng ý tưởng marketing xanh để đáp ứng sự thỏa mãn của người tiêu dùng liên quan đến vấn đề môi trường.

Trong lĩnh vực ngân hàng cả Donaldson & Dunfee (2002) và Scholtens (2009) đều nhấn mạnh đến vai trò của trách nhiệm xã hội xanh. Theo đó, trách nhiệm xã hội xanh liên quan đến chất lượng cuộc sống, quan tâm đến đạo đức về nhóm thiểu số và vấn đề môi trường hoặc cung cấp các tài khoản tiết kiệm cho công chúng, hứa hẹn rằng các khoản tiền tiết kiệm sẽ được sử dụng để tài trợ cho các dự án về môi trường. Do đó yếu tố trách nhiệm xã hội xanh

được xem như là một thành phần của marketing xanh trong lĩnh vực ngân hàng.

Evangelinos và cộng sự (2009) khi nghiên cứu về marketing xanh đã đề cập đến việc phát triển mới các dịch vụ tài chính xanh như các khoản cho vay, tài trợ cho công nghệ sạch, các chiến lược môi trường sử dụng năng lượng hiệu quả và các chương trình quản lý chất thải để cải thiện hiệu quả về môi trường. Lymperopoulos và cộng sự (2012) cho rằng marketing xanh trong lĩnh vực ngân hàng cũng tương tự như các ngành công nghiệp khác và đưa ra 3 thành phần thuộc marketing xanh bao gồm: (1) Trách nhiệm xã hội xanh; (2) phát triển sản phẩm xanh; (3) quy trình nội bộ xanh. Kết quả nghiên cứu của Lymperopoulos và cộng sự (2012) cho thấy yếu tố marketing xanh ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh thương hiệu xanh.

Hoạt động marketing xanh liên quan đến việc phát triển và kích thích, duy trì hành vi và thái độ về môi trường của người tiêu dùng. Hoạt động marketing xanh có thể giúp các doanh nghiệp tìm hiểu về thái độ và hành vi của người tiêu dùng liên quan đến sản phẩm xanh, qua đó giúp công ty xác định được phân khúc thị trường nhằm đưa ra các chiến lược marketing hỗn hợp. Kết quả nghiên cứu của Lee (2008) cho thấy hành vi tiêu dùng xanh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến môi trường, trong đó yếu tố quan tâm đến môi trường là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi

tiêu dùng xanh. Quan tâm đến môi trường được hiểu là sự lo lắng, say mê và quan tâm đến hậu quả của môi trường. Còn Bamber (2003) dựa trên lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) cho rằng quan tâm đến môi trường đóng vai trò điều tiết mối quan hệ giữa thái độ, quy chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận với hành vi mua xanh.

Kết quả nghiên cứu của Lymperopoulos và cộng sự (2012) cho thấy trách nhiệm xã hội xanh (TNXH), phát triển sản phẩm xanh (PTSP), quy trình nội bộ xanh (QTNB) đều ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh thương hiệu xanh (HA) của ngân hàng. Ngoài ra khi đề cập đến marketing xanh, các nghiên cứu đều nhấn mạnh đến yếu tố môi trường. Vì vậy việc xem xét ảnh hưởng của yếu tố marketing xanh đến hình ảnh thương hiệu xanh trong bối cảnh quan tâm đến môi trường (EC) của người tiêu dùng là cần thiết. Dựa trên lập luận này, nghiên cứu đề xuất các giả thuyết như sau:

Giả thuyết H1: Trách nhiệm xã hội xanh ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh thương hiệu xanh của ngân hàng.

Giả thuyết H2: Phát triển sản phẩm xanh ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh thương hiệu xanh của ngân hàng.

Giả thuyết H3: Quy trình nội bộ xanh ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh thương hiệu xanh của ngân hàng.

Giả thuyết H4: Quan tâm đến môi trường đóng vai trò điều tiết mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội xanh (a), phát triển sản phẩm

(3)

xanh (b), quy trình nội bộ xanh (c) với hình ảnh thương hiệu xanh.

Với các giả thuyết nêu trên, mô hình nghiên cứu được đề xuất như hình 1.

3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên một mẫu thuận tiện bao gồm 161 khách hàng của các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Cách thức thu thập dữ liệu là điều tra trực tiếp thông qua bảng câu hỏi. Thang đo Likert 5 điểm với mức 1 là hoàn toàn không đồng ý, đến mức 5 là hoàn toàn đồng ý, được sử dụng để đánh giá các mục hỏi.

Các mục hỏi dùng để đo lường các nhân tố ảnh hưởng hình ảnh thương hiệu xanh của ngân hàng được dựa trên các nghiên cứu về marketing xanh trong lĩnh vực ngân hàng trước đây.

Cụ thể, thang đo trách nhiệm xã hội xanh (TNXH) gồm 5 biến quan sát được kế thừa từ thang đo của Lymperopoulos và cộng sự (2012):

TNXH1: Ngân hàng nên tài trợ cho các dự án hoặc các tổ chức

có đóng góp vào việc bảo vệ môi trường.

TNXH2: Ngân hàng nên đưa ra các chương trình huấn luyện đặc biệt dành cho khách hàng về bảo vệ môi trường.

TNXH3: Ngân hàng nên tham gia các sự kiện khác nhau để thông báo cho công chúng về vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường.

TNXH4: Ngân hàng nên công bố các tài liệu quảng cáo và các bảng thông tin về việc bảo vệ môi trường trong các chi nhánh.

TNXH5: Ngân hàng nên thiết kế bộ phận đặc biệt cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho các doanh nhân muốn đầu tư trong nền kinh tế

“xanh”.

Thang đo phát triển sản phẩm xanh (PTSP) gồm 4 biến quan sát được kế thừa từ thang đo của Lymperopoulos và cộng sự (2012):

PTSP1: Ngân hàng nên thực hiện chưorng trình vay vốn ưu đãi đối với công ty hoạt động trong các lĩnh vực phát triển xanh.

PTSP2: Ngân hàng nên thực hiện chưorng trình vay vốn ưu đãi đối với công ty sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.

PTSP3: Ngân hàng nên thực hiện chưorng trình ưu đãi vay vốn cho các cá nhân mua sắm các sản phẩm xanh.

PTSP4: Ngân hàng nên thực hiện chưorng trình phát triển sản phẩm tiền gửi đầu tư vào lĩnh vực có môi trường thân thiện.

Thang đo quy trình nội bộ xanh (QTNB) gồm 3 biến quan sát được kế thừa từ thang đo của Lymperopoulos và cộng sự (2012):

QTNB1: Ngân hàng nên tìm cách tối đa hóa việc sử dụng các nguồn lực và tiết kiệm năng lượng.

QTNB2: Ngân hàng nên dành các chương trình đặc biệt để huấn luyện nhân viên về bảo vệ môi trường.

QTNB3: Ngân hàng nên cải thiện hệ thống và quy trình để bảo vệ môi trường.

Thang đo hình ảnh thương hiệu xanh của ngân hàng (HA), bao gồm 5 biến quan sát được kế thừa từ thang đo của Chen (2010):

HA1: Có cam kết bảo vệ môi trường.

HA2: Thể hiện tính chuyên nghiệp trong việc bảo vệ môi trường.

HA3: Thành công về hiệu quả bảo vệ môi trường.

HA4: Có quan tâm đến môi trường.

HA5: Đáng tin cậy với những hứa hẹn về môi trường.

Thang đo quan tâm đến môi trường (EC), bao gồm 3 biến quan sát được kế thừa từ thang đo của Lee (2008):

EC1: Tôi thường nghĩ làm thế nào để cải thiện môi trường ở Việt Nam.

EC2: Môi trường ở Việt Nam là mối quan tâm chính của tôi.

EC3: Tôi thực sự quan tâm đến việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam.Sau khi thu thập dữ liệu, nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS để phân tích thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo, phân Hình 1. Mô hình nghiên cứu

(4)

tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy nhằm đánh giá các nhân tố tác động đến hình ảnh thương hiệu xanh của ngân hàng.

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận4.1. Kết quả thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích EFA

Kết quả phân tích thống kê mô tả mẫu nghiên cứu cho thấy có 58,4% là nữ và 41,6 % là nam.

Giá trị trung bình của các thang đo cao nhất là 3,98 thuộc thang đo EC và thấp nhất là 3,5 thuộc thang đo PTSP trong thang đo 5 điểm. Nhìn chung các thang đo đều được đánh giá ở các mức tương đối cao. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’ alpha cho thấy các thang đo trong nghiên cứu đều đạt yêu cầu. Hệ số Cronbach’

alpha thấp nhất là 0,746 thuộc về thang đo HA, thang đo quan tâm đến môi trường có Cronbach’

alpha là 0,78. Tất cả các hệ số

tương quan biến tổng đều lớn hơn 3.

Sau khi các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy, nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá cho thành phần thang đo marketing xanh bằng phép rút trích Principal Axis Factoring và phép xoay Promax.

Kết quả phân tích nhân tố đã rút trích được 3 nhân tố gồm TNXH, PTSP, QTNB với phương sai trích bằng 64,64%, hệ số KMO của kiểm định Bartlett bằng 0,784 với giá trị sig.= 0,000 và các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5.

4.2. Kết quả phân tích hồi quy Để xem xét yếu tố quan tâm đến môi

trường đóng vai trò như thế nào trong mối quan hệ giữa các yếu tố marketing xanh và hình ảnh thương hiệu xanh, nghiên cứu phân chia mẫu thành 2 nhóm dựa trên giá trị median của biến

quan tâm đến môi trường. Nhóm thứ nhất có mức độ quan tâm đến môi trường thấp bao gồm 80 quan sát và được đặt tên nhóm là ECL (trung bình= 3,48). Nhóm thứ hai có mức độ quan tâm đến môi trường cao gồm 81 quan sát và được đặt tên nhóm là ECH (trung bình= 4,04). Sau đó tiến hành hồi quy và kết quả được thể hiện như Bảng 2.

Kết quả phân tích hồi quy toàn bộ mẫu cho thấy giá trị sig.= 0,000 của mô hình hồi quy nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% nên mô hình hồi quy là phù hợp. Hệ số R2 trong mô hình hồi quy bằng 0,345 cho thấy các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được 34,5%

sự thay đổi của biến phụ thuộc.

Hệ số Durbin –watson bằng 1,859 gần bằng 2 và hệ số VIF đều nhỏ hơn 10 nên mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng tự tương Bảng 1. Kết quả phân tích nhân tố

khám phá Biến quan sát Nhân

tố 1 Nhân

tố 2 Nhân TNXH1 0,853 tố 3

TNXH3 0,813

TNXH2 0,745

TNXH4 0,701

TNXH5 0,569

PTSP3 0,833

PTSP2 0,786

PTSP1 0,775

PTSP4 0,621

QTNB1 0,901

QTNB3 0,782

QTNB2 0,705

Trung bình 3,65 3,5 3,9 Cronbach’alpha 0,83 0,78 0,77

Bảng 2. Kết quả phân tích hồi quy Biến

độc lập Biến phụ thuộc (HA)

Β β chuẩn hóa Sig. VIF Toàn bộ mẫu

TNXH 0,207 0,250 0,001 1,326 PTSP 0,235 0,256 0,000 1,222 QTNB 0,205 0,261 0,000 1,287

Hằng số 1,46 0,000

Sig. =0,000; R2 =0,345; Durbin-watson = 1,857, n= 161 Nhóm quan tâm đến môi trường thấp (ECL)

TNXH 0,112 0,157 0,166 1,425 PTSP 0,201 0,264 0,019 1,380 QTNB 0,213 0,303 0,006 1,276

Hằng số 1,89 0,000

Sig. =0,000; R2 =0,327; Durbin-watson = 2,225, n=80 Nhóm quan tâm đến môi trường cao (ECH)

TNXH 0,212 0,283 0,012 1,389 PTSP 0,115 0,142 0,177 1,238 QTNB 0,220 0,296 0,008 1,339

Hằng số 1,78 0,000

Sig. =0,000; R2 =0,328; Durbin-watson = 2,095, n=81

(5)

quan và không xảy ra đa cộng tuyến. Các biến TNXH, PTSP, QTNB đều ảnh hưởng tích cực đến biến HA ở mức ý nghĩa 5%.

Yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến hình ảnh thương hiệu xanh lần lượt là QTNB (βchuẩn hóa=0,261), PTSP (βchuẩn hóa=0,256), TNXH (βchuẩn hóa=0,250). Như vậy, thang đo marketing xanh gồm 3 thành phần là trách nhiệm xã hội xanh, phát triển sản phẩm xanh và quy trình nội bộ xanh đều ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh thương hiệu xanh của ngân hàng. Kết quả này là tương đồng với kết quả nghiên cứu của Lymperopoulos và cộng sự (2012).

Đối với nhóm quan tâm đến môi trường thấp thì yếu tố phát triển sản phẩm xanh và quy trình nội bộ xanh đều ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh thương hiệu xanh nhưng ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội xanh là không có ý nghĩa thống kê (sig.=1,66 lớn hơn mức ý nghĩa 5%). Đối với nhóm quan tâm đến môi trường cao thì yếu tố trách nhiệm xã hội xanh và quy trình nội bộ xanh ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh thương hiệu xanh, nhưng ảnh hưởng của phát triển sản phẩm xanh lại không có ý nghĩa thống kê (sig.=1,77 lớn hơn mức ý nghĩa 5%). Như vậy yếu tố quy trình nội bộ xanh ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh thương hiệu xanh cho dù người đó có mức độ quan tâm đến môi trường cao hay thấp. Mức độ ảnh hưởng của quy trình nội bộ xanh ở nhóm người quan tâm đến môi trường cao thì lớn hơn (β= 0,220) so với nhóm người có mức độ quan tâm đến môi trường thấp (β= 0,213).

Những người quan tâm đến môi trường thấp thì họ đánh giá hình ảnh thương hiệu xanh của ngân hàng thông qua phát triển sản phẩm xanh hơn là trách nhiệm xã hội xanh và ngược lại nhóm quan tâm đến môi trường cao thì lại đánh giá cao trách nhiệm xã hội xanh hơn là phát triển sản phẩm xanh. Kết quả thực nghiệm này cho thấy trách nhiệm xã hội và vấn đề môi trường không chỉ người tiêu dùng quan tâm mà ngay cả các tổ chức như ngân hàng cũng cần chú trọng, một mặt góp phần vào việc phát triển bền vững của quốc gia, mặt khác giúp ngân hàng có chính sách marketing hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Kết luận

Nghiên cứu đã tiến hành xem xét mối quan hệ giữa marketing xanh với hình ảnh thương hiệu ngân hàng xanh theo mức độ quan tâm đến môi trường. Kết quả cho thấy yếu tố marketing xanh gồm 3 thành phần là trách nhiệm xã hội xanh, phát triển sản phẩm xanh và quy trình nội bộ xanh của ngân hàng. Tất cả ba thành phần này đều ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh thương hiệu xanh của ngân hàng. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các thành phần marketing xanh đến hình ảnh thương hiệu xanh khác nhau giữa các nhóm quan tâm đến môi trường cao và thấp. Vì vậy, các nhà quản trị ngân hàng cần chú trọng gia tăng các thành phần:

trách nhiệm xã hội liên quan đến việc phát triển xanh, thân thiện đối với môi trường, phát triển bền vững nhằm gia tăng hình ảnh thương hiệu xanh của ngân hàng.

Muốn vậy, trước hết các ngân hàng nên tăng cường tài trợ, cho vay ưu đãi đối với các dự án hoặc các tổ chức có đóng góp cho việc bảo vệ môi trường, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phát triển xanh hay thực hiện cho vay ưu đãi đối với các cá nhân mua sắm các sản phẩm xanh. Hơn nữa, để cùng tham gia vào quá trình phát triển xanh và bền vững, bản thân các ngân hàng cũng cần thực hiện quy trình nội bộ xanh, chẳng hạn như tối đa hóa việc sử dụng các nguồn lực và tiết kiệm năng lượng hay cải thiện hệ thống và quy trình làm việc để bảo vệ môi trường. Tiếp theo, các ngân hàng cần tiến tới xây dựng bộ phận chuyên trách về cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực kinh tế xanh. Thực hiện tốt những biện pháp trên sẽ góp phần làm gia tăng hình ảnh thương hiệu ngân hàng.

Mặt khác khi gia tăng các thành phần thuộc marketing xanh, nhà quản trị ngân hàng cũng cần chú ý đến các phân khúc khác nhau theo mức độ quan tâm đến môi trường để có các chính sách phù hợp. Những người có mức độ quan tâm đến môi trường cao sẽ đánh giá cao thành phần marketing xanh của ngân hàng và do đó việc kết hợp giữa chính sách marketing của ngân hàng với việc gia tăng mức độ quan tâm đến môi trường của khách hàng cũng là trách nhiệm của ngân hàng trong việc đóng góp vào quá trình phát triển bền vững của quốc gia.

Hạn chế của nghiên cứu này là mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện nên chưa

(6)

mang tính đại diện cao. Phương pháp phân tích chỉ dừng lại ở mức độ phân tích nhân tố khám phá. Các nghiên cứu sau nên sử dụng phương pháp phân tích theo mô hình cấu trúc SEM để khẳng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bamberg, S. (2003). How does environmental concern influence specific environmentally related behaviors? A new answer to an old question. Journal of environmental psychology, 23(1), 21-32.

2. Chen, Y. S. (2010). The drivers of green brand equity: Green brand image, green satisfaction, and green trust. Journal of Busi- ness Ethics, 93(2), 307-319.

3. Donaldson, T., & Dunfee, T. W. (2002). Ties that bind in business ethics: Social contracts and why they matter. Journal of Bank- ing & Finance, 26(9), 1853-1865.

4. Evangelinos, K. I., Skouloudis, A., Nikolaou, I. E., & Leal Filho, W. (2009). An Analysis of Corporate Social Responsibility (CSR) and Sustainability Reporting Assessment in the Greek Banking Sector. In Professionals’ Perspectives of Corporate Social Responsibility (pp. 157-173). Springer Berlin Heidelberg.

5. Jain, S. K. and G. Kaur. (2004). Green Marketing: An Indian Perspective. Decision, 31(2), 168–209.

6. Kärnä, J., Hansen, E., & Juslin, H. (2003). Social responsibility in environmental marketing planning. European Journal of Mar- keting, 37(5/6), 848-871.

7. Lee, K. (2008). Opportunities for Green Marketing, Young Consumers. Marketing Intelligence & Planning, 26 (6), 573-586.

8. Lymperopoulos, C., Chaniotakis, I. E., & Soureli, M. (2012). A model of green bank marketing. Journal of Financial Services Marketing, 17(2), 177-186.

9. Shamsudoddha,M., 2004, Green marketing and its Implication problem in Bangladesh, Pakistan Journal of Social Sciences, 3(3): 216-224.

10. Scholtens, B. (2009). Corporate social responsibility in the international banking industry. Journal of Business Ethics, 86(2), 159-175.

SUMMARY

The relationship between green marketing and green brand image in banking industry: the perspective of consumers for environmental concern

The objective of this study is to examine the influence of the green marketing elements to green brand image of the bank in accordance with the level of consumers concern for the environment. Results of exploratory factor analysis shows that the green marketing scale consists of three components, which are green corporate social responsibility, green product development and green internal processes. All three components have a positive impact on the green brand image of the bank. However, the extent influence of green marketing to green brand image of these components is different between groups depend on level of consumers concern for the environment low or high. This result implies for bank managers in making strategies to enhance brand image by increasing green components of green marketing in accordance with the different segments of the level of concern for the environment.

Keywords: green marketing, banking, brand image, corporate social responsibility..

Nguyen Thi Hang Nga, M.Ec

Working Organization: Ho Chi Minh City Banking University.

Nguyen Kim Nam, M.Ec

Working Organization: Ho Chi Minh City Industry and Trade College.

THÔNG TIN TÁC GIẢ Nguyễn Thị Hằng Nga, Thạc sĩ

Đơn vị công tác: Đại học Ngân hàng TP.HCM

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế phát triển.

Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Kinh tế phát triển, Công nghệ Ngân hàng, Khoa học (ĐH Mở), Ngân hàng, Kế toán kiểm toán, Tài chính, Asian Journal of Management Sciences

Email: nganth@buh.edu.vn Nguyễn Kim Nam, Thạc sĩ

Đơn vị công tác: Cao đẳng Công thương TP.HCM

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Marketing, tài chính, hành vi tổ chức, kinh tế vĩ mô

Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Ngân hàng, Khoa học (ĐH Mở), Công nghệ Ngân hàng, Khoa học và công nghệ, Kế toán Kiểm toán, Tài chính, Khoa học Huế, Công thương, Asian Journal of Management Sciences.

Email: nguyenkimnam@hitu.edu.vn

định lại độ tin cậy của mô hình.

Ngoài ra, nghiên cứu này mới chỉ xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng hình ảnh thương hiệu, chứ chưa phân tích sâu việc gia tăng hình ảnh thương hiệu có

làm gia tăng giá trị thương hiệu.

Do đó các nghiên cứu sau nên phát triển thêm để nghiên cứu đầy đủ hơn. ■

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan