• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIÁO ÁN HH10 - HK2 - BÀI 3 HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC - file word

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "GIÁO ÁN HH10 - HK2 - BÀI 3 HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC - file word"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường:………..

Tổ: TOÁN

Ngày soạn: …../…../2021 Tiết:

Họ và tên giáo viên: ………

Ngày dạy đầu tiên:………..

CHƯƠNG II: TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI VECTƠ VÀ ỨNG DỤNG BÀI 3: CÁC HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VÀ GIẢI TAM GIÁC

Môn học/Hoạt động giáo dục: Toán - HH: 10 Thời gian thực hiện: ….. tiết

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Nắm được định lí côsin và định lí sin trong tam giác và biết vận dụng các định lí này để tính cạnh hoặc góc của một tam giác trong các bài toán cụ thể.

- Nắm vững công thức tính độ dài đường trung tuyến theo ba cạnh của tam giác và các công thức tính diện tích tam giác, biết sử dụng các công thức này vào các bài toán giải tam giác.

- Biết giải tam giác và biết thực hành việc đo đạc trong thực tế.

2. Năng lực

- Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập.

- Năng lực tự quản lý: Làm chủ cảm xúc của bản thân trong quá trình học tập vào trong cuộc sống; trưởng nhóm biết quản lý nhóm mình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm, các thành viên tự ý thức được nhiệm vụ của mình và hoàn thành được nhiệm vụ được giao.

- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

- Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh nói và viết chính xác bằng ngôn ngữ Toán học.

3. Phẩm chất

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

- Năng động, trung thực sáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần hợp tác xây dựng cao.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Kiến thức về hệ thức lượng trong tam giác vuông, tích vô hướng của hai vectơ.

- Máy chiếu, thước kẽ.

- Bảng phụ.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Ôn tập các công thức hệ thức lượng trong tam giác vuông đã biết để giới thiệu bài mới.

b) Nội dung: GV hướng dẫn, tổ chức học sinh ôn tập, tìm tòi các kiến thức liên quan bài học đã biết

(2)

H1- Kể tên hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông.

H2- Kể tên tỉ số lượng giác của góc nhọn.

c) Sản phẩm:

Câu trả lời của HS:

HS1:

2 2 2

2 '

2 '

2 ' '

2 2 2

. . .

. .

1 1 1

a b c b a b c a c h b c a h b c h a b

 

 

HS2:

sin cos ;sin cos

tan cot ;cot tan .

b c

B C C B

a a

b c

B C B C

c b

   

   

d) Tổ chức thực hiện:

*) Chuyển giao nhiệm vụ : GV nêu câu hỏi

*) Thực hiện: HS suy nghĩ độc lập

*) Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi lần lượt 2 hs, lên bảng trình bày câu trả lời của mình.

- Các học sinh khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời.

*) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:

- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tổng hợp kết quả.

- Dẫn dắt vào bài mới.

ĐVĐ.

- Làm thế nào để tìm được bán kính chiếc đĩa cổ đã bị vỡ để phục chế được chiếc đĩa?

- Làm thế nào để tính khoảng cách từ cù lao giữa sông đến bờ sông.

(3)

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. ĐỊNH LÍ CÔSIN

a) Mục tiêu: Hình thành công thức trong định lí côsin và biết áp dụng công thức để giải tam giác.

b)Nội dung: GV yêu cầu đọc SGK, giải bài toán và áp dụng làm ví dụ

H1: Bài toán. Trong tam giác ABC cho biết 2 cạnh AB, AC và góc A, hãy tính cạnh BC.

Hs sử dụng kiến thức sau

2 2( )

a  aI

, a b. a b cos ,

 

a b II ( ),

a b

2 a22ab b III  2( ) để

giải toán.

H2: Hãy phát định lí côsin bằng lời?

Ví dụ 1. Cho tam giác ABC có AB7cm, AC8cm, ˆ 60A. Tính cạnh BC, cosB?, cosC? H3: Rút ra hệ quả: cosA?, cosB?, cosC?

H4: Khi ABC là tam giác vuông, định lí côsin trở thành định lí quen thuộc nào?

Ví dụ 2. Cho tam giác ABC có các cạnh

4, 5,cos 1 BCABB4

.Tính độ dài đường trung tuyến AM.

c) Sản phẩm:

H1:

Ta có:

2 2 2

2 2

2 . cos

2 . cos

BC AC AB AC AB A

BC AC AB AC AB A

  

   

GV: Định lí côsin. Trong tam giác ABC bất kì với BC a ,CA b ,AB c ta có:

2 2 2

2 2 2

2 2 2

2 cos 2 cos 2 cos a b c bc A b a c ac B c a b ab C

  

  

  

H2: “Trong một tam giác bất kì, bình phương của một cạnh bằng tổng hai bình phương của hai cạnh còn lại trừ đi hai lần tích của hai cạnh đó với cos của góc xen giữa hai cạnh”.

Ví dụ 1. BC2 72 82 2.7.8cos 60  57(cm)

2 2

2 2

57 7 8 57

cos 2. 57.7 19

57 8 7 9 57

cos 2. 57.8 114

B

C

 

 

    H3: Hệ quả.

(4)

2 2 2

2 2 2

2 2 2

cos 2

cos 2

cos 2

b c a

A bc

a c b

B ac

a b c

C ab

 

 

 

H4: Khi ABC là tam giác vuông, định lí côsin trở thành định lí Py-ta-go.

Ví dụ 3. Độ dài đường trung tuyến AM là:

2

2 2

2. . cos 2 6

2 2

BC BC

AMAB    AB Bd) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao

- GV trình chiếu hình vẽ 2.12, 2.13 SGK → đặt vấn đề nghiên cứu cách cạnh BC.

HS áp dụng công thức và trả lời H1, H2, … - GV hướng dẫn và HS thảo luận:

+ Định lí côsin.

+ Hệ quả.

+ Công thức tính độ dài đường trung tuyến của tam giác.

Thực hiện - HS thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS, các nhóm HS.

Báo cáo thảo luận

- HS nêu được công thức, định lí từ các Ví dụ.

- GV gọi 2HS lên bảng trình bày lời giải cho VD1 và VD2 - HS khác theo dõi, nhận xét, hoàn thiện sản phẩm

Đánh giá, nhận xét, tổng

hợp

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương, chấm điểm rèn luyện cho học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo

- Chốt kiến thức và các bước vận dụng định lí côsin, hệ quả và công thức tính độ dài đừng trung tuyến để giải tam giác.

2. ĐỊNH LÍ SIN.

a) Mục tiêu: Hình thành công thức trong định lí sin và biết cách vận dụng định lí để giải tam giác.

b)Nội dung:

H1. Bài toán: Cho tam giác ABC vuông ở A nội tiếp đường tròn bán kính R và

, , .

BC a AC b AB c  

Hãy tìm hệ thức liên hệ giữa các đại lượng sau:

a) a, sinA, R b) b, sinB, R.

c) c, sinC, R

Có sự liên hệ nào từ các hệ thức đã tìm được ?

(5)

Ví dụ 1.

Trong tam giác ABC bất kì với

BC = a,CA = b, AB = c và R là bán kính đường tròn ngoại tiếp. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. sin sin

a b

AB

B. 2 cos

c R

C

C.

sin sin

c A

aC

D. b = 2R.sinB H2. Hãy phát biểu định lí sin đối với tam giác đềucạnh bằng a?

H3. Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác đều cạnh bằng a.

c) Sản phẩm:

2. Định lí sin.

H1: Trong tam giác vuông ABC (vuông tại A), ta có:

 

 

 

2 1

sin 1

sin 2

2

sin 3

2 a BC R

A

AC b

B BC R

AB c

C BC R

 

 

 

 

Từ (1), (2) và (3): 2

sin sin sin

a b c

ABCR Ví dụ 1. Đáp án sai: B

H2. Định lí sin đối với tam giác đều cạnh bằng a:

2 sin 60 sin 60 sin 60

a b c

R

H3. Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác đều cạnh bằng a là:

2sin 60 3

a a

R

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao

- GV trình chiếu hình vẽ lên bảng.

- HS xác định mối quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác vuông ABC?

Thiết lập hệ thức (định lí sin) ?

Thực hiện

- HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, theo dõi các nhóm. Giải thích câu hỏi nếu các nhóm chưa hiểu nội dung các vấn đề nêu ra

- GV gọi 3 HS đứng dậy trả lời Ví dụ 1, H1, H2, H3.

(6)

Báo cáo thảo luận

- Các cặp thảo luận đưa ra cách thiết lập hệ thức (Định lí sin) - Thực hiện được Ví dụ 1, H1, H2, H3 và viết câu trả lời lên bảng.

- Thuyết trình các bước thực hiện.

- Các nhóm khác nhận xét hoàn thành sản phẩm - HS nắm được hệ thức (Định lí sin).

Đánh giá, nhận xét, tổng hợp

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

- Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, GV kết luận, và dẫn dắt học sinh hình thành kiến thức mới.

3. Công thức tính diện tích tam giác.

a) Mục tiêu: Hình thành công thức và biết cách tính diện tích tam giác.

b)Nội dung:

H1: Nêu công thức tính diện tích tam giác theo một cạnh và chiều cao tương ứng?

Cho tam giác ABC, có BC=a, AC=b và góc C. Dựa vào công thức tính diện tích tam giác đã nêu ở trên, hãy xây dựng một công thức tính diện tích tam giác ABC mới theo a, b và góc C?

H2. Từ công thức xây dựng ở trên và định lí sin hãy thiết lập công thức tính diện tích tam giác ABC?

H3. Gọi (I; r) là đường tròn nội tiếp tam giác ABC:

a) Tính diện tích tam giác IBC theo r và BC=a?

b) Hãy xây dựng công thức tính diện tích tam giác ABC theo r và các cạnh BC=a, CA=b, AB=c.

Ví dụ 1. Cho tam giác ABC bất kì có các cạnh BC = a,CA = b, AB = c, r là bán kính đường tròn nội tiếp và R là bán kính đường tròn ngoại tiếp. Trong các công thức được cho dưới đây, công thức nào là công thức tính diện tích tam giác ABC?

A. Sp p a p b p c(  )(  )(  ) B. S= pR

C. 4 S abc

r

(7)

D.

1 .sin S 2ab A

Ví dụ 2. Tính cạnh c, góc A, diện tích của tam giác ABC có cạnh a2 3, cạnh b2 và góc 30

C. c) Sản phẩm:

H1: Công thức tính diện tích tam giác theo một cạnh và chiều cao tương ứng:

1 1 1

. . .

2 2 2

ABC a b c

Sa hb hc h

Ta có:

sin .sin

1 1

. .

2 2

AH AH

C AH b C

AC b S BC AH a AH

    



  



Suy ra:

1 .sin S 2ab C

(1)

H2. Ta có:

2 sin

sin 2

1 .sin 2

c c

R C

C R

S ab C

   



 

Suy ra: 4 S abc

R

(2)

H3. Gọi (I; r) là đường tròn nội tiếp tam giác ABC:

a) Diện tích tam giác IBC theo r và BC=a:

1 .

IBC 2

Sr a

b) S p r. (p là nửa chu vi, r là bán kính đường tròn nội tiếp ) (3) Sp p a p b p c(  )(  )(  ) (Công thức Hê-rông) (4)

Ví dụ 1: Đáp án D

(8)

Ví dụ 2:

Giải: Theo định lí côsin ta có,

2 2 2 2 cos 12 4 2.2 3.2.cos30 4

2

c a b ab C

c

      

 

Tam giác ABC có AB=AC=2 nên là tam giác cân tại A.

Suy ra: B Cˆ ˆ 30 Do đó: ˆ 120A

Diện tích tam giác ABC là:

1 1 3

sin 2.2. 3

2 2 2

SABCbc A 

(đơn vị diện tích).

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao HS thực hiện các phương án trả lời H1, H2, H3, VD1, 2.

Thực hiện

- HS thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, theo dõi các nhóm. Giải thích câu hỏi nếu các nhóm chưa hiểu rõ nội dung vấn đề nêu ra.

Báo cáo thảo luận

- Các cặp thảo luận đưa ra cách tính diện tích của tam giác.

- Thực hiện được H1, 2, 3; VD1, 2 và lên bảng trình bày lời giải chi tiết.

- Thuyết trình các bước thực hiện.

- Các HS khác nhận xét, hoàn thành sản phẩm.

Đánh giá, nhận xét, tổng hợp

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh.

- Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, GV kết luận và dẫn dắt học sinh hình thành kiến thức mới về công thức tính diện tích tam giác.

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu:

- Nhận biết được một số định lí côsin, định lí sin, công thức về độ dài đường trung tuyến trong một tam giác, các công thức tính diện tích của tam giác.

- Áp dụng được định lí côsin, định lí sin, công thức về độ dài đường trung tuyến trong một tam giác, các công thức tính diện tích để giải một số bài toán liên quan đến tam giác.

- Biết giải tam giác trong một số trường hợp đơn giản.

b) Nội dung:

PHIẾU HỌC TẬP 1

Câu 1: Cho tam giác ABC bất kì có AB c BC a AC b ,  ,  và R là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Đẳng thức nào sau đây là đẳng thức đúng?

A. sin sin sin

a b c

ABCR

. B. 2

sin sin sin

a b c

ABCR . C.

1

sin sin sin 2

a b c

ABCR

. D.

1

sin sin sin

a b c

ABCR .

Câu 2: Cho tam giác ABC với các cạnh AB c AC b BC a ,  ,  . Gọi , ,R r Slần lượt là bán kính đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp và diện tích của tam giác ABC. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

A. 4

S abc

R

. B. 2sin R a

A

. C.

1 sin S 2ab C

. D. a2b2 c2 2 cosac C.

(9)

Câu 3: Cho tam giác ABC vuông tại B, đường cao BH. Khẳng định nào đúng trong các khẳng định sau?

A.

2 2 2

1 1 1

AHABAC .

B. 2 2 2

1 1 1

BHABAC .

C. 2 2 2

1 1 1

BHBABC . D.

1 1 1

BHAB BC .

Câu 4: Đẳng thức nào sau đây là đẳng thức đúng với mọi tam giác ABC? A.

2 2 2

cos 2 .

AB AC BC

A AB AC

 

 . B.

2 2 2

sin 2 .

AB AC BC

A AB AC

 

 .

C.

2 2 2

sin 2 .

AB AC BC

B AB AC

 

 . D.

2 2 2

cos 2 .

AB AC BC

B AB AC

 

 .

Câu 5: Cho tam giác ABC, chọn công thức đúng trong các đáp án sau.

A.

2 2 2

2

2 4

a

b c a

m

 

. B.

2 2 2

2

2 4

a

a c b

m

 

. C.

2 2 2

2

2 4

a

a b c

m   

. D.

2 2 2

2 2 2

a 4

b c a

m   

. Câu 6: Đẳng thức nào sau đây là đẳng thức đúng với mọi tam giác ABC?

A. sin sin sin

AB BC CA

ABC

. B. sin sin sin

BC AC AB

ABC .

C. BC2AB2AC22AB AC. cosA. D. AC2AB2BC2 2AB BC cosB. Câu 7: Cho tam giác ABCAB5,BC7,CA8. Số đo góc A bằng

A. 30 .0 B. 45 .0 C. 60 .0 D. 90 .0

Câu 8: Cho tam giác ABCAB2,AC1 và A 60  0. Tính độ dài cạnh BC

A. BC1. B. BC2. C. BC 2. D. BC 3.

Câu 9: Tam giác ABCB 60 ,0 C 450AB5. Tính độ dài cạnh AC A.

5 6 AC 2

. B. AC5 3. C. AC5 2. D. AC10.

Câu 10: Tính diện tích S của tam giác ABC có độ dài 3 cạnh là 5cm cm,7 và 8cm. A. S140cm2. B. S10 3cm2. C. S20cm2. D.

60 13 2

Scm .

Câu 11: Tính diện tích S của tam giác ABC biết AB5cm AC, 8cm và A60.

A. S10cm2. B. S10 3cm2. C. S20cm2. D. S 20 3cm2. Câu 12: Cho tam giác ABC3 cạnh là 4cm cm,8 và 6cm. Tính bán kính r cầu của đường tròn

nội tiếp tam giác ABC. A.

5 r 3 cm

. B. r 5cm. C. r 15cm. D.

15 r  3 cm

.

(10)

Câu 13: Cho tam giác ABCAB6cm AC, 9cmBC5cm. Tính độ dài đường cao AH của tam giác ABC.

A. AH 8 2cm. B. AH 6 2cm. C. AH 4 2cm. D. AH 10 2cm. Câu 14: Cho tam giác ABCB 45 , C 75 và cạnh BC5. Bán kính đường tròn ngoại tiếp

tam giác ABC

A. 5. B.

5

2 . C.

5 3

3 . D.

5 3 2 .

Câu 15: Cho tam giác ABCAB4 cm AC, 3 cmBC6 cm. Tính độ dài trung tuyến kẻ từ C của tam giác ABC.

A.

74 . 2 cm

B.

65 . 2 cm

C.

61 . 2 cm

D.

57 . 2 cm Câu 16: Cho tam giác ABCBC 4, AB3,AC5. Độ dài đường trung tuyến AM là.

A. 13. B. 13 . C.

26

2 . D.

13 2 . c) Sản phẩm: Học sinh thể hiện trên bảng nhóm kết quả bài làm của mình.

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu học tập 1 HS: Nhận nhiệm vụ,

Thực hiện

GV: điều hành, quan sát, hỗ trợ

HS: 4 nhóm tự phân công nhóm trưởng, hợp tác thảo luận thực hiện nhiệm vụ. Ghi kết quả vào bảng nhóm.

Báo cáo thảo luận

Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận

Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đưa ra ý kiến phản biện để làm rõ hơn các vấn đề

Đánh giá, nhận xét, tổng hợp

GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

Hướng dẫn HS chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp theo 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG.

a) Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức giải tam giác vào các bài toán có nội dung thực tiễn.

b) Nội dung:

PHIẾU HỌC TẬP 2

Câu 1: Hai chiếc tàu thuyền cùng xuất phát từ một vị trí A, đi thẳng theo hai hướng tạo với nhau góc 60. Tàu B chạy với tốc độ 20 hải lí một giờ. Tàu C chạy với tốc độ 15 hải lí một giờ. Sau hai giờ, hai tàu cách nhau bao nhiêu hải lí? Kết quả gần nhất với số nào sau đây?

A. 61 hải lí. B. 36 hải lí. C. 21 hải lí. D. 18 hải lí.

(11)

Câu 2: Để đo khoảng cách từ một điểm A trên bờ sông đến gốc cây C trên cù lao giữa sông, người ta chọn một điểm B cùng ở trên bờ với A sao cho từ A và B có thể nhìn thấy điểm . C. Ta đo được khoảng cách AB40 m, CAB  45 ,CBA  70 .Vậy sau khi đo đạc và tính toán khoảng cách AC gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 53m. B. 30 m. C. 41,5 m. D. 41m.

Câu 3: Từ vị trí A người ta quan sát một cây cao (hình vẽ). Biết AH 4 m , HB4 m,

 45

BAC . Chiều cao của cây gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 17,5m. B. 17 m. C. 16,5m. D. 16 m.

Câu 4: Giả sử CD h là chiều cao của tháp trong đó C là chân tháp. Chọn hai điểm A , B trên mặt đất sao cho ba điểm A B,C thẳng hàng. Ta đo được AB 24 m , CAD  63 ,

 48

CBD . Chiều cao h của tháp gần với giá trị nào sau đây?

A. 18 m. B. 18,5m. C. 60 m. D. 60,5m.

Câu 5: Trên nóc một tòa nhà có một cột ăng-ten cao 5 m. Từ vị trí quan sát A cao 7 m so với mặt đất, có thể nhìn thấy đỉnh B và chân C của cột ăng-ten dưới góc 500400 so với phương nằm ngang. Chiều cao của tòa nhà gần nhất với giá trị nào sau đây?

(12)

A. 12 m . B. 19 m . C. 24 m . D. 29 m .

Câu 6: Xác định chiều cao của một tháp mà không cần lên đỉnh của tháp. Đặt kế giác thẳng đứng cách chân tháp một khoảng CD60 m, giả sử chiều cao của giác kế là OC1m. Quay thanh giác kế sao cho khi ngắm theo thanh ta nhìn thấy đỉnh A của tháp. Đọc trên giác kế số đo của góc AOB600. Chiều cao của ngọn tháp gần với giá trị nào sau đây:

A. 40 m . B. 114 m . C. 105 m . D. 110 m .

Câu 7: Từ hai vị trí AB của một tòa nhà, người ta quan sát đỉnh C của ngọn núi. Biết rằng độ cao AB70m, phương nhìn AC tạo với phương nằm ngang góc 300, phương nhìn BC tạo với phương nằm ngang góc 15 300 . Ngọn núi đó có độ cao so với mặt đất gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 135m . B. 234 m . C. 165 m . D. 195 m .

c) Sản phẩm: Học sinh thể hiện trên bảng nhóm kết quả bài làm của mình . d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu học tập 2.

HS: Nhận nhiệm vụ,

Thực hiện Các nhóm HS thực hiện tìm tòi, nghiên cứu và làm bài ở nhà . Chú ý: Việc tìm kết quả tích phân có thể sử dụng máy tính cầm tay Báo cáo thảo luận

HS cử đại diện nhóm trình bày sản phẩm vào tiết 54

Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đưa ra ý kiến phản biện để làm rõ hơn các vấn đề.

Đánh giá, nhận xét, tổng hợp

GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

- Chốt kiến thức tổng thể trong bài học.

- Hướng dẫn HS về nhà tự xây dựng tổng quan kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.

*Hướng dẫn làm bài Câu 1:

Lời giải

(13)

Chọn B

Sau 2 giờ tàu B đi được 40 hải lí, tàu C đi được 30 hải lí. Vậy tam giác ABCAB40, 30

AC và A 60 . Áp dụng định lí cô-sin vào tam giác ABC, ta có:

2 2 2 2 .cos 302 402 2.30.40.cos 60 1300

ab  c bc A      a 36. Vậy sau 2 giờ hai tàu cách nhau khoảng 36 hải lí.

Câu 2:

Lời giải Chọn C

Ta có: C 180   A B 115. Áp dụng định lí sin vào tam giác ABC ta có .sin 40.sin 70

41, 47

sin sin sin sin115

AC AB AB B

B C AC C

    

 .

Câu 3:

Lời giải Chọn B

Trong tam giác AHB, ta có  4 1

tan 20 5

ABH AH

BH   ABH  11 19. Suy ra ABC   90 11 19 78 41.

Suy ra ACB180 

BAC ABC

 56 19.

Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC, ta được:

 

sin sin

AB CB

ACBBAC

.sin 17 m

sin

AB BAC

CB ACB

  

Câu 4:

Lời giải Chọn C

Ta có            D  D   63 48 15 . Áp dụng định lí sin vào tam giác ABD, ta có

 

.sin 24.sin 48

68,91m

sin sin sin sin15

AD AB AB

D AD D

    

 .

Trong tam giác vuông ACD, có h CD AD.sin 68,91m. Câu 5:

Lời giải Chọn B

Từ hình vẽ, suy ra BAC100 và ABD1800

BAD ADB

1800

500900

400.

Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC, ta có sin sin

BC AC

BACABC

0 0

.sin 5.sin 40

18,5m sin10

sin

BC ABC

BAC  

.

Trong tam giác vuông ADC, ta có sin CD

CADACCD AC .sinCAD 11,9 m. Vậy CHCD DH 11,9 7 18,9 m  .

(14)

Câu 6:

Lời giải Chọn C

Tam giác OAB vuông tại B, có

tan AB

AOBOBABtan 60 .0OB60 3 m. Vậy chiều cao của ngọn tháp là h AB OC

60 3 1

105m.

Câu 7:

Lời giải Chọn A

Từ giả thiết, ta suy ra tam giác ABCCAB 600, ABC 105 300  và AB70. Khi đó A   B C 1800  C1800

A B

1800165 30 14 300  0

. Theo định lí sin, ta có

0 0

70.sin105 30

269, 4 m

sin sin sin14 30

AC AB

B C AC

   

 

. Gọi CH là khoảng cách từ C đến mặt đất.

Tam giác vuông ACH có cạnh CH đối diện với góc 300 nên

269, 4

134,7 m

2 2

CHAC  

. Vậy ngọn núi cao 135 m .

Ngày ... tháng ... năm 2021 BCM ký duyệt

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hình minh họa bài toán.. LỚP TOÁN THẦY CƯ-TP HUẾ. Thiết bị này phòng trường hợp khi nghe tiếng gõ cửa mà không biết chính xác đó là ai. Door guard là một

Định lí 1. Trong một tam giác vuông, bình phương mỗi cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền và hình chiếu của cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền. Tam giác ABC vuông

Sử dụng bảng lượng giác của các góc đặc biệt, hãy tìm cạnh huyền và cạnh góc vuông còn lại (làm tròn đến chữ số thập phân thứ tư). a) Tính diện tích tam giác ABD. b)

Với các bài toán từ đây trở đi, các kết quả tính độ dài, tính diện tích, tính các tỉ số lượng giác được làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba và các kết quả tính góc được

Tàu xuất phát từ cảng Vân Phong, đi theo thướng Đông với vận tốc 20km/h. Sau khi đi 1 giờ, tàu chuyển sang hướng đông nam rồi giữ nguyên vận tốc.. Vậy khoảng cách từ

Trong một tam giác, độ dài của một cạnh bao giờ cũng lớn hơn hiệu và nhỏ hơn tổng các độ dài của hai cạnh còn lại.. Lựa chọn giá trị

Chứng minh rằng diện tích một tam giác bằng nửa tích hai cạnh nhân với sin của góc nhọn tạo bởi các đường thẳng chứa hai cạnh

Phương pháp giải : Sử dụng các hệ thức về cạnh và đường cao một cách hợp lý theo hướng : Bước 1. Chọn các tam giác vuông thích hợp chứa các đoạn thẳng có trong hệ