• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 3 Ngày soạn: 28.8.2019

Ngày giảng:……… Tiết 9 CA DAO, DÂN CA

NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH.

Bài 1- 4 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Mức độ nhận biết: Nhận diện được : Khái niệm ca dao - dân ca

- Mức độ thông hiểu: Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.

- Mức độ vận dụng: Phân tích các bài ca dao đã học.

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu và phân tích ca dao dân ca trữ tình.

- Phát hiện và tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.

- KNS :+ Tự nhận thức: nhận thức được những bài học đạo đức đáng quý về tình cảm gia đình.

+ Ra quyết định: Vận dụng những bài học về tình cảm gia đình đúng lúc, đúng chỗ.

3. Thái độ: GD tình cảm gia đình, biết trân trọng và nhớ ơn.

- Giáo dục đạo đức: Tình yêu nước, yêu tự do, tinh thần trách nhiệm với cá nhân.

- GD tình cảm gia đình, biết trân trọng và nhớ ơn . GD giá trị sốngHẠNH PHÚC, TỰ DO, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM.

4. Phát triển năng lực: Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng ,hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói;

năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh vẻ đẹp tác phẩm văn chương.

*Giáo dục đạo đức: Tình yêu nước, yêu tự do, tinh thần trách nhiệm với cá nhân.

* GD tình cảm gia đình, biết trân trọng và nhớ ơn . GD giá trị sốngHẠNH PHÚC, TỰ DO, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM.

II. Chuẩn bị:

- GV: nghiên cứu SGK, chuẩn kiến thức, SGV, giáo án, TLTK.

- Hs soạn trước bài mới ( bài 1 -4)

III. Phương pháp:- Phân tích, so sánh, giảng bình, nêu vấn đề, nhóm

- Phân tích tình huống trong các câu ca dao để rút ra những bài học ứng xử trong gia đình, xã hội.

- KT: động não, trình bày 1 phút IV. Tiến trình dạy học và giáo dục

1. Ổn định tổ chức (1’): KT sĩ số 7A…………7C………..

2. Kiểm tra bài cũ ( 5’)

(2)

? Nêu nhận xét và bài học của em về văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê?

- Đó là cuộc chia tay đau đớn, đầy nước mắt, cảm động của Thành và Thuỷ.

- Bài học: Tổ ấm GĐ là vô cùng quan trọng và quý giá. Chúng ta hãy cố gắng giữ gìn ko nên vì bất cứ lý do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.

3. Bài mới :

Hoạt động 1: khởi động(1’)

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật/ PP: thuyết trình.

Ca dao dân ca VN là “Tiếng hát đi từ trái tim lên miệng” là thơ ca dân gian , đang sẽ mãi mãi ngân vang trong tam hồn con người VN. Những câu hát về tình cảm gia đình chiếm phần lớn trong kho tàng ca dao dân tộc đã diễn tả chân thực, xúc động những tình cảm thân mật, ấm cúng, thiêng liêng của con người, làm rung động xiết bao trái tim.

Hoạt động 2( 5’) Tìm hiểu chung về thể loại (PP: Vấn đáp)

? Em hiểu thế nào là ca dao, dân ca? Ví dụ ? - 2, 3 HS trình bày -> GV chốt.

GV: Ca dao còn dùng để chỉ 1 thể thơ dân gian - thể ca dao

“ Tháp mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhấ có tên Bác Hồ”

“ Trên trời mây trắng như bông Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây

Mấy cô má đỏ hây hây Đội bông như thể đội mây về nhà”

- Ca dao dân ca thuộc loại trữ tình: Phản ánh tâm tư, tình cảm tâm hồn con người.

- Ca dao dân ca thường rất ngắn và thường được làm theo thể thơ lục bát...

I. Tìm hiểu chung:

* Thể loại:

a. Dân ca: là những sáng tác kết hợp lời và nhạc

b. Ca dao: là lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.

Hoạt động 3 ( 24’): Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản - Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận đc vai trò của tình cảm gđ đối với c/đời mỗi con người.

- PP: Đọc diễn cảm,vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, phân tích,

- KT: động não.

? Theo em những bài ca dao này phải đọc với giọng ntn?

- HS nêu -> GV chốt: đọc giọng nhẹ nhàng, tình cảm, nhịp thơ chính là nhịp 2/2/2 -> Gv đọc mẫu

- Gọi HS đọc bài ca dao.

- Giải thích một số từ khó.

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Đọc, chú thích:

? Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với ai? Tại 2. Kết cấu - Bố cục:

(3)

sao em lại khẳng định như vậy?

- Bài 1: Lời mẹ ru con.

- Bài 4: Lời ông bà, cô bác, cháu, cha mẹ…nói với nhau - Dựa vào âm điệu, 1 số từ ngữ và hình ảnh…

HS đọc bài 1

? Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì - Công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

? Tình cảm ấy đã được khẳng định trong bài ca dao nào mà em biết?

HS bộc lộ

? Hãy chỉ ra cái hay trong cách diễn tả của từ ngữ, hình ảnh, âm điệu?

- Lựa chọn hình thức hát ru của người mẹ: Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn - > âm điệu: lời ru tâm tình, thành kính, sâu lắng

- Hình ảnh so sánh: + Công cha - Núi ngất trời + Nghĩa mẹ - Nước biển đông

->Lấy cái to lớn, mênh mông, vĩnh hằng của thiên nhiên làm hình ảnh so sánh. Những hình ảnh ấy lại được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ

? Em hiểu ntn về 2 hình ảnh: Núi ngất trời – Nước biển đông?

- Núi: Cao tận trời xanh =>hình ảnh của sự cao lớn, vĩ đại - Nước: bao la, mênh mông, vô tận

? So sánh công cha với “núi ngất trời”, nghĩa mẹ với

“Nước ở ngoài biển đông” nhân dân ta muốn khẳng định điều gì?

- Công lao của cha mẹ rất to lớn, không thể nào đo đếm được.

- Vĩ đại -> khẳng định ca ngợi công ơn của cha mẹ

? Hai câu cuối sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?

- NT ẩn dụ “núi cao biển rộng mênh mông” + từ Hán Việt

? Em hiêu như thế nào về 4 chữ “Cù lao chín chữ”?

- Hs đọc chú thích...-> Nói lên công lao cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng dạy bảo con cái vất vả, khó nhọc nhiều bề.

? Hai câu cuối muốn nói lên điều gì?

- Lời nhắn nhủ ân tình, thiết tha, các con phải biết ơn và đền đáp công ơn to lớn của cha mẹ

? Em có nhận xét gì về âm điệu của bài ca dao?

- Âm điệu thiết tha, ngọt ngào, thấm thía.

* GV: Bằng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, từ ngữ đặc tả từ láy và điệp từ kết hợp với thể thơ lục bát ngọt ngào, bài ca dao khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái, là tiếng nói tâm tình truyền cảm lay động trái tim chúng ta là bài học về đạo làm con vô cùng sâu xa, thấm

3. Phân tích:

Bài 1:

- Bằng hình ảnh so sánh, NT ẩn dụ và âm điệu thể thơ lục bát ngọt ngào, bài ca dao k/đ và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đồng thời nhắc nhở bổn phận làm con phải biết ơn, đền đáp công ơn đó.

(4)

thía.

HS đọc bài ca dao 4

? Bài ca dao 4 diễn tả tình cảm anh em, nhắc nhở chúng ta điều gì?

- Tình cảm anh em thân thiết, khăng khít với 2 chữ cùng – chung – một thật thiêng liêng

- Điệp từ “ Cùng ” chung bác mẹ -> chung cha mẹ cùng thân: cùng máu mủ, ruột rà.

? Phân tích tác dụng của phép so sánh “Anh em như thể tay chân” ?

- Anh em đựơc ví như chân với tay, những bộ phận gắn liền máu thịt với nhau trong một cơ thể. Chính vì thế anh em phải yêu thương đùm bọc.

-> từ sự gắn bó thiêng liêng của tình anh em

-> cha ông ta nhắc nhở anh em phải hoà thuận nương tựa vào nhau -> là đạo lý đem lại hạnh phúc cho cha mẹ, cho mỗi gia đình.

? Qua phân tích trên đây em hiểu ý nghĩa bài ca dao như thế nào?

HS: Trả lời

GV chốt: Bằng hình ảnh so sánh hết sức cụ thể, mối quan hệ anh em được ví như chân với tay cha ông chúng ta đã dạy con cháu những bài học đạo đức, những kinh nghiệm đối nhân xử thế hết sức tự nhiên mà lại vô cùng sâu sắc, đậm tính nhân văn và tính giáo dục. Đã là anh em phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Sự hòa thuận của anh em cũng là điều khiến cha mẹ vui lòng...

GV chuyển ý:

HS trao đổi theo hai nhóm sau – trình bày, nhận xét, bổ sung

? Cả hai bài ca dao cùng thể hiện chung một nội dung chính? Đó là nội dung nào? Ý nghĩa?

HS:

GV liên hệ: Những bài học hết sức sâu sắc về tình cảm của cha mẹ dành cho con gái và tình cảm anh em trong gia đình đã được cha ông ta đúc kết qua các bài ca dao, dân ca. Vậy nhưng hiện nay những tình cảm tốt đẹp ấy không phải lúc nào cũng được thể hiện bởi có những người con bất hiếu với cha mẹ, anh em bất hòa...

? Những biện pháp NT nào được sử dụng?

- HS đọc ghi nhớ

* GV: Tình cảm gia đình là bài học đạo lí được nói thật

Bài 4

- Là lời nhắn nhủ chân thành anh em phải đoàn kết, yêu thương, gắn bó, nương tựa vào nhau để cha mẹ vui lòng.

4. Tổng kết:

a, Nội dung:

-Tình cảm gia đình luôn là những tình cảm thiêng liêng, gắn bó, sâu nặng nhất trong đời sống mỗi con người.

b, Nghệ thuật:

- Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ; giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm; sử dụng thể thơ lục bát.

(5)

bình dị mà thấm thía trong bài ca dao, chúng ta cần tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát triển tình cảm gia đình.

c,Ghi nhớ/sgk/36 Hoạt động 4 (4’): Hướng dẫn HS luyện tập

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức ND bài học - PP vấn đáp, thuyết trình, đọc diễn cảm - KT: Trình bày 1 phút

- Gọi 3 HS trình bày - 4 HS đọc -> nhận xét

III. Luyện tập:

Bài 1, 2 < SGK 36 >

Bài 3 : đọc thêm (37)

4. Củng cố (2’) ( PP: Khái quát hoá) - Gv hệ thống toàn bài.

? Em hãy đọc những bài ca dao khác về tình cảm gđ?

5. HDVN (3’)

- Học thuộc ghi nhớ.

- Học thuộc lòng và phân tích nội dung - nghệ thuật của bài ca dao - Sưu tầm một số bài ca dao có cùng chủ đề

- Chuẩn bị: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người.

+ Đọc kĩ các bài ca dao + Trả lời các câu hỏi SGK

+ Sưu tầm những bài ca dao có cùng chủ đề.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến