• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 1: 823_06042022

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 1: 823_06042022"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THCS GIA THỤY TỔ HÓA – SINH - ĐỊA

Năm học: 2021 - 2022 Mã đề thi: 823

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN: ĐỊA LÍ 8

Ngày kiểm tra: 9/3/2022 Thời gian làm bài: 45 phút;

(Học sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên học sinh:... Số thứ tự: ...

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Tô vào phiếu bài làm chữ cái đứng trước câu trả lời đúng cho những câu sau:

Câu 1: Tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI là hợp tác của 3 quốc gia nào?

A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia B. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a C. Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan D. Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a Câu 2: Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của Đông Nam Á có đặc điểm là?

A. Cao hơn thế giới, thấp hơn châu Á

B. Cao hơn cả trung bình của châu Á và thế giới C. Cao hơn châu Á, thấp hơn trung bình thế giới D. Thấp hơn cả trung bình của châu Á và thế giới

Câu 3: Đâu không phải là nguyên tắc hoạt động của ASEAN?

A. Hợp tác ngày càng toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế B. Tự nguyện, các quốc gia tự nguyện tham gia vào liên kết khu vực.

C. Tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

D. Tự do, các quốc gia tự do trao đổi tất cả các lĩnh vực với nhau.

Câu 4: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào?

A. 1967 B. 1984 C. 1997 D. 1995

Câu 5: Cảnh quan đặc trưng của thiên nhiên khu vực Đông Nam Á là gì?

A. Rừng cận nhiệt đới ẩm. B. Rừng lá kim.

C. Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh. D. Xavan cây bụi lá cứng.

Câu 6: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là

A. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.

B. hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.

C. khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

D. vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng.

Câu 7: Đông Nam Á là cầu nối của hai đại dương nào?

A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 8: Đông Nam Á chủ yếu nằm trong kiểu khí hậu nào?

A. Khí hậu núi cao B. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải C. Khí hậu gió mùa D. Khí hậu lục địa

Câu 9: Các dải núi ở bán đảo Trung Ấn có hướng chủ yếu là

A. bắc- nam và tây bắc - đông nam. B. tây – đông hoặc gần tây - đông.

C. tây - đông và bắc - nam. D. bắc - nam hoặc gần bắc - nam Câu 10: Phần hải đảo của Đông Nam Á chịu những thiên tai nào?

A. Động đất, núi lửa B. Hạn hán kéo dài

C. Lốc xoáy D. Bão tuyết

Trang 1/2 - Mã đề 823

(2)

Câu 11: Khu vực Đông Nam Á là cầu nối giữa hai châu lục

A. châu Á và châu Âu. B. châu Âu và châu Đại Dương.

C. châu Á và châu Đại Dương. D. châu Á và châu Mĩ.

Câu 12: Phần lớn dân cư Đông Nam Á phân bố ở

A. ven biển và các hải đảo. B. đồng bằng và vùng ven biển.

C. đồi núi thấp. D. đồi trung du và bán bình nguyên.

Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho các nước Đông Nam Á không bị khô hạn như những vùng có cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á?

A. Giáp biển B. Dòng biển C. Gió mùa D. Địa hình

Câu 14: Hiện nay vấn đề cần được quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á là gì?

A. Nghèo đói, dịch bệnh. B. Vấn đề môi trường.

C. Thiếu nguồn lao động. D. Tình hình chính trị không ổn định.

Câu 15: Cơ cấu kinh tế của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có sự chuyển dịch như thế nào?

A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ.

B. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ.

C. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ.

D. Tăng tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp giảm tỉ trọng dịch vụ.

Câu 16: Quốc gia duy nhất không giáp biển ở Đông Nam Á là

A. Lào B. Cam-pu-chia C. Thái Lan D. Việt Nam

Câu 17: Phần đất liền Đông Nam Á còn gọi là

A. Mã-lai B. bán đảo Ấn Độ

C. Đông Dương D. bán đảo Trung Ấn

Câu 18: 5 nước sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là?

A. Indonesia, Việt Nam, Brunei, Myanmar, Thái Lan B. Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Indonesia C. Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines, Brunei D. Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan

Câu 19: Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì

A. là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối giữa hai châu lục và có nền kinh tế phát triển năng động.

B. nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

C. là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.

D. khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.

Câu 20: Sự hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội của các nước ASEAN không biểu hiện qua:

A. nước phát triển hơn đã giúp cho các nước thành viên.

B. sử dụng đồng tiền chung trong khu vực

C. phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.

D. xây dựng các tuyến đường giao thông.

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1(2 điểm): Nêu đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên?

Câu 2 (3 điểm): Biển đem lại lợi ích và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?

Bản thân em có thể làm gì để góp phần khắc phục khó khăn đó.

--- HẾT ---

Trang 2/2 - Mã đề 823

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ngoài ra, sự kém minh bạch trong môi trường thông tin của công ty niêm yết dẫn đến một số cổ đông nội bộ có lợi thế hơn về mặt thông tin, sẽ trục lợi cho bản thân và

- Hiểu và chứng minh được sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước ở châu Á có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện.. đại hóa, song

- Các nước Mĩ La tinh có nhiều đồng bằng châu thổ với diện tích rộng lớn, đất đai trù phú thuận lợi để phát triển nông nghiệp.. Bên cạnh đó, các Mĩ La tinh còn có

– Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, nền nông nghiệp sản xuất quy mô lớn và nền công nghiệp hiện đại. – Trung Mĩ và Nam Mĩ nền kinh tế đang phát triển, sản xuất

Câu 29: Thành phố là hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ của cả vùng Bắc Trung Bộ

Trong nền kinh tế tri thức đó, con người chính là yếu tố trung tâm, là chủ thể kiến tạo xã hội, do đó yêu cầu đặt ra là con người luôn phải thích nghi với những tri thức

Với những hạn chế và khó khăn trong cả cung và cầu, để có một sự phát triển mạnh mẽ và bền vững về chất cũng như tăng cường khả năng thích nghi với quá trình biến đổi khí

Các thế mạnh để phát triển ngành thuỷ sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.. -Về điều kiện