• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 5/3/2021 Tiết: 34 Ngày giảng: 8/3

Bài 38:

VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được quá trình tiêu hoá và hấp thụ các thành phần dinh dưỡng của thức ăn trong ống tiêu hóa của vật nuôi.

- Biết được tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.

2. Về kỹ năng:

- Hình thành kỹ năng phân loại thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của vật nuôi.

- Phân biệt được vai trò của thức ăn cung cấp cho vật nuôi năng lượng và các chất dinh dưỡng.

3. Về thái độ:

- Có ý thức chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi ăn đủ chất, có sức khoẻ để sinh trưởng và phát dục.

- Giáo dục đạo đức: Yêu thích vật nuôi, chăm sóc vật nuôi chu đáo.

4. Định hướng năng lực;

Năng lực tự nghiên cứu tài liệu Năng lực nhận biết thức ăn chăn nuôi 5. Đối với HSKT

Nhận biết thức ăn chăn nuôi tại gia đình Hiểu được vai trò của thức ăn với vật nuôi II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học, máy tính, tích hợp kiến thức môn sinh học, hóa học...

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ, kiến thức liên quan đến nội dung bài học...

III. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp đàm thoại.

- ƯDCNTT – Trình chiếu.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 – 2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 – 7 phút)

Câu hỏi: Thức ăn của vật nuôi gồm những thành phần dinh dưỡng nào?

Trả lời:

- Thành phần dinh dưỡng thức ăn vật nuôi gồm 5 thành phần chủ yếu: Prôtêin, lipít, gluxit, nước, chất khoáng và vitamin.

- Tuỳ vào loại thức ăn mà thành phần và tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau.

3. Giảng bài mới:

(2)

a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)

Sau khi tiêu hoá thức ăn, cơ thể vật nuôi sử dụng để tạo nên các cơ quan của cơ thể, tạo năng lượng duy trì nhiệt độ và các hoạt động, tạo ra các sản phẩm chăn nuôi. Để biết được thức ăn vật nuôi được tiêu hóa, hấp thụ như thế nào? Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi ra sao?

Hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu “ Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi”.

b. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự tiêu hoá và hấp thụ thức ăn của vật nuôi ( 12 – 15 phút)

- Mục tiêu : Hiểu được sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn củavật nuôi.

- Hình thức tổ chức: Cá nhân,...

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời, … - Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình, trực quan, …

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Em hãy cho biết tên gọi khác của các

chất dinh dưỡng sau: Gluxit, protein, lipit?

HS:

+ Gluxit: Chất đường bột.

+ Protein: Chất đạm.

+ Lipit: Chất béo.

GV: YCHS quan sát hình ảnh và hỏi : Cầm một miếng thịt lợn, em có biết phần nào chứa nhiều protêin? Phần nào chứa nhiều lipít?

HS:

+ Protêin thuộc phần thịt nạc.

+ Lipit thuộc phần thịt mỡ.

GV: Theo em, khi vật nuôi ăn protêin, lipit vào dạ dày và ruột được tiêu hoá biến đổi thành chất gì?

HS: Axit amin, glyxerin và chất béo.

GV: Em hãy kể tên các thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ gluxit?

HS: Thóc, gạo, ngô, khoai, sắn.

GV: Khi cho vật nuôi ăn thức ăn chứa nhiều gluxit vào dạ dày và ruột sẽ được tiêu hoá, biến đổi thành chất gì?

HS: Gluco ( Đường đơn).

GV: Ngoài protein, lipit, gluxit thì các thành phần như nước, chất khoáng, VTM sẽ được tiêu hoá, biến đổi như thế nào?

HS: Nước, chất khoáng, VTM không biến đổi.

I. Thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ như thế nào?

- Sau khi được vật nuôi tiêu hoá, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ để tạo ra các sản phẩm chăn nuôi như: Thịt, trứng, sữa, lông và cung cấp năng lượng làm việc…

(3)

GV: Vậy, sau khi tiêu hoá thức ăn các thành phần dinh dưỡng được hấp thụ như thế nào?

HS: Được hấp thụ qua thành ruột vào máu và được chuyển đến từng tế bào.

GV: YCHS vận dụng làm bài tập mục 2/SGK/Tr102.

HS: Vận dụng làm bài tập.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi ( 15 – 20 phút )

- Mục tiêu : Biết được vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.

- Hình thức tổ chức: Cá nhân,...

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời, … - Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình, trực quan, …

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát hình ảnh kết hợp đọc

nội dung bảng 6/SGK/Tr 103:

- Thức ăn có vai trò gì đối với cơ thể vật nuôi?

HS: Cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho vật nuôi.

GV: Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi để làm gì?

HS: Phục vụ cho hoạt động của cơ thể, thồ hàng, cày kéo, duy trì thân nhiệt.

GV: Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi để làm gì?

HS: Tạo ra các sản phẩm trong chăn nuôi như: trứng, thịt, sữa, lông, sừng, móng…

GV: YCHS vận dụng làm bài tập SGK/Tr 103.

HS: Hoàn thành bài tập.

GV: Nhận xét, chữa bài.

HS: Ghi bài.

GV: Em hãy lấy ví dụ về vai trò của thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển?

HS: Cỏ, rơm cho trâu bò để có sức kéo, cày bừa…

GV: Em hãy lấy ví dụ về vai trò của thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi

II. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi:

- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.

- Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi.

- Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.

(4)

lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi?

HS: Thóc, cám, gạo, ngô, khoai, bột cá cho lợn, ngan, gà, vịt để lớn lên và tạo ra nhiều trứng, thịt…

Câu hỏi cho HSKT

? Em hãy lấy ví dụ về vai trò của thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển?

4. Củng cố: (1- 2 phút)

- Giáo viên đặt một số câu hỏi củng cố bài học để học sinh khắc sâu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung phần “Ghi nhớ /SGK/T103”.

- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.

5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)

- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Về nhà đọc trước “ Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi”.

V. Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: 5/3/2021 Tiết: 35 Ngày giảng: 9/3

Bài 39:

CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được mục đích, các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.

2. Về kỹ năng:

- Phân biệt được chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.

3. Về thái độ:

- Có ý thức tiết kiệm, biết cách bảo quản một số thức ăn vật nuôi trong gia đình, giúp đỡ ông bà, cha mẹ chế biến thức ăn để chăn nuôi trâu bò, lợn gà: Thái rau, nấu cám lợn, phơi khô cơm thừa cho gà, phơi khô rơm rạ cho trâu bò…

- Giáo dục đạo đức: Yêu thích vật nuôi, biết tận dụng các phế phẩm của nông nghiệp để chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.

4. Định hướng năng lực;

Năng lực tự nghiên cứu tài liệu Năng lực nhận biết thức ăn chăn nuôi 5. Đối với HSKT

Nhận biết thức ăn chăn nuôi và cách chế biến

Hiểu được cách dự trữ thức ăn chăn nuôi đúng cách

(5)

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học, tích hợp kiến thức môn vật lí, hóa học, sinh học...

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ, kiến thức liên quan đến nội dung bài học...

III. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp đàm thoại.

- ƯDCNTT – Trình chiếu.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 – 7 phút)

Câu hỏi: Thức ăn có vai trò gì đối với cơ thể vật nuôi?

Trả lời:

- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.

- Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi.

- Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.

3. Giảng bài mới:

a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)

Năng suất vật nuôi do hai yếu tố là giống và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc quyết định. Một công việc quan trọng trong nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi là chế biến và dự trữ thức ăn để vật nuôi luôn đủ thức ăn về số lượng và chất lượng trong suốt thời gian nuôi dưỡng. Để hiểu được mục đích và các phương pháp chế biến dự trữ thức ăn cho vật nuôi. Hôm nay, cô cùng các em sẽ nghiên cứu “ Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi”.

b. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi ( 15 – 17 phút)

- Mục tiêu : Biết được mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn.

- Hình thức tổ chức: Cá nhân,...

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời, … - Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình, trực quan, …

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV:YCHS quan sát hình ảnh và hỏi: Người

nuôi lợn thường nấu chín cám, rau, thức ăn thừa nhằm mục đích gì?

HS: Giảm thể tích thức ăn, diệt các loại mầm bệnh.

GV: Vì sao phải thái nhỏ rau thì ngan, gà, vịt mới ăn được?

HS: Vì để phù hợp với mỏ gà, vịt.

I. Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn:

1. Chế biến thức ăn:

- Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá.

VD: Thức ăn ủ men.

(6)

GV: YCHS quan sát hình ảnh và hỏi:

Người chăn nuôi thường phải rang chín đậu, xay nghiền nhỏ đậu tương rồi mới cho ăn nhằm mục đích gì?

HS: Có mùi thơm, phá huỷ chất độc có trong đậu tương.

GV: Vậy, chế biến thức ăn cho vật nuôi nhằm mục đích gì?

HS: Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi ăn dễ tiêu hóa.

GV: Để có đủ thức ăn quanh năm cho vật nuôi người chăn nuôi phải làm gì?

HS: Cần phải dự trữ thức ăn cho vật nuôi.

GV: Vào mùa gặt người nông dân thường đánh đống rơm rạ nhằm mục đích gì?

HS: Dự trữ cho trâu bò ăn dần.

GV: Để có thóc, ngô, khoai, sắn cho vật nuôi ăn quanh năm vào mùa thu hoạch người nông dân thường phải làm gì?

HS: Thái nhỏ, phơi khô cất vào chum vại.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Ở gia đình và địa phương em đã chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi như thế nào?

HS: Liên hệ, trả lời.

Câu hỏi dành cho HSKT

? Vào mùa gặt người nông dân thường đánh đống rơm rạ nhằm mục đích gì?

- Loại bỏ chất độc và các loại vi trùng gây bệnh.

VD: Nấu chín thức ăn.

- Giảm khối lượng, tăng giá trị dinh dưỡng.

VD: Thái nhỏ, băm, cắt rau xanh, xay nghiền hạt.

2. Dự trữ thức ăn:

- Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.

VD: Phơi khô hoặc ủ xanh thức ăn cho vật nuôi.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi ( 15 – 17 phút)

- Mục tiêu : Biết được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.

- Hình thức tổ chức: Cá nhân,...

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời, … - Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình, trực quan, …

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát hình ảnh và hỏi:

- Có mấy phương pháp chế biến thức ăn?

HS: Có 4 phương pháp: Vật lý, hoá học , vi sinh vật học và trộn hỗn hợp.

GV: Những hình ảnh nào thể hiện chế biến thức ăn bằng phương pháp vật lý?

HS: H1, 2, 3: Cắt ngắn, thái nghiền nhỏ,

II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn:

(7)

xử lý nhiệt.

GV: Những hình ảnh nào thể hiện chế biến thức ăn bằng phương pháp hóa học?

HS: H6, 7: Đường hoá tinh bột, kiềm hoá rơm rạ.

GV: Những hình ảnh nào thể hiện chế biến thức ăn bằng phương pháp vi sinh vật học?

HS: H4: Ủ men.

GV: Những hình ảnh nào thể hiện chế biến thức ăn bằng cách tạo thức ăn hỗn hợp?

HS: H5: Hỗn hợp tạo viên dạng rời, dạng bánh ( sử dụng tổng hợp các phương pháp đó).

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Ở gia đình em đã chế biến những loại thức ăn nào cho vật nuôi?

HS: Liên hệ, trả lời.

GV: YCHS quan sát hình ảnh và hỏi:

- Làm thế nào để dự trữ rơm, rạ, cỏ, thân cây ngô, đậu?

HS: Phải phơi khô.

GV: Làm thế nào để cất giữ ngô, thóc?

HS: Phải phơi khô.

GV: Các loại cỏ, rau, khoai lang…muốn giữ được lâu phải làm thế nào?

HS: Phải ủ xanh.

GV: Theo em, có mấy phương pháp dự trữ thức ăn?

HS: Có hai phương pháp: Làm khô và ủ xanh.

GV: YCHS hoàn thành bài tập SGK/Tr106.

HS: Hoàn thành bài tập.

GV: Ở gia đình và địa phương em đã dự trữ thức ăn cho vật nuôi như thế nào?

HS: Liên hệ, trả lời.

GV: Em hãy phân biệt chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi?

HS:

* Chế biến:

+ Mục đích:

- Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá.

- Loại bỏ chất độc và các loại vi trùng gây

1. Các phương pháp chế biến thức ăn:

- Phương pháp cắt ngắn dùng cho thức ăn thô xanh, nghiền nhỏ đối với thức ăn hạt, xử lý nhiệt đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu.

- Các loại thức ăn giàu tinh bột dùng phương pháp đường hoá hoặc ủ lên men.

- Kiềm hoá với thức ăn có nhiều xơ như: Rơm, rạ.

- Phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo ra thức ăn hỗn hợp.

2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn vật nuôi:

(8)

bệnh.

- Giảm khối lượng, tăng giá trị dinh dưỡng.

+ Phương pháp: Có 4 phương pháp.

* Dự trữ:

+ Mục đích:

- Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.

+ Phương pháp: Có 2 phương pháp.

GV: Nhận xét, bổ sung.

- Phương pháp làm khô: Với cỏ, rơm và các loại củ, hạt.

- Phương pháp ủ xanh: Với các loại rau cỏ xanh.

4. Củng cố: (1- 2 phút)

- Giáo viên đặt một số câu hỏi củng cố bài học để học sinh khắc sâu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung phần “Ghi nhớ /SGK/Tr106”.

- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.

5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)

- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Về nhà đọc trước “ Bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi”.

V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Em hãy đọc và sắp xếp vào vở bài tập các biện pháp kĩ thuật thuộc về nuôi dưỡng, chăm sóc sau đây phù hợp với tuổi vật nuôi non( đánh số thứ tự theo mức độ cần

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhoû riêng biệt gọi là nguyên tử và phân

Nấm, tảo đơn bào và động vật nguyên sinh có thể sinh sản bằng phân đôi hoặc bằng bào tử vô tính hoặc bào tử hữu tính... -Các chất hựu cơ chứa: Zn, Mn, Mo….tham gia

- Đàn thương phẩm do đàn nhân giống sinh ra để sản xuất ra các con vật thương phẩm như: lợn để nuôi thịt, bò để nuôi thịt hoặc sữa,… Đàn thương phẩm có năng suất, mức

Câu 5: Nước trong thức ăn sau khi qua đường tiêu hóa của vật nuôi chuyển thành chất dinh dưỡng nào dưới đây mà cơ thể có thể hấp thụ..

Lên men thu sản phẩm CVK từ 3 môi trường nuôi cấy (MTC, MTD, MTG); xử lý tinh sạch CVK trước khi hấp thụ thuốc; tối ưu hóa các điều kiện hấp thụ thuốc vào CVK;

Vì sao khi kích thích một điểm trên cơ thể, động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng.. Vì xung thần kinh xuất hiện lan ra một

Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được..