• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề cương ôn tập THPT môn Văn Trường THPT Yên Dũng số 2 năm 2021-2022 | Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề cương ôn tập THPT môn Văn Trường THPT Yên Dũng số 2 năm 2021-2022 | Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
26
0
0

Văn bản

(1)

BỘ ĐỀ ÔN TỐT NGHIỆP THPT

ĐỀ 1

I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Cuộc sống hiện đại ngày càng trở nên gấp gáp với những thay đổi chóng mặt. Thế giới đang trở thành một ngôi làng nhỏ bé. Cánh cửa mở ra xã hội rộng lớn đôi khi che khuất giá trị nhỏ bé của mỗi cá nhân. Có những người bị cuốn theo vòng xoáy của cuộc đời để rồi cuối cùng không biết mình là ai, đang đi về đâu và mục đích lớn lao của cuộc đời mình là gì? Và trong quá trình mải mê tìm kiếm những giá trị vật chất, tinh thần của cuộc sống, họ đã bỏ rơi chính giá trị của bản thân.

Chỉ đến khi bừng tỉnh, rời khỏi giấc mộng phù du, họ mới nhận thức được con người mình, trở về những giá trị sống đích thực và cảm nhận được ý nghĩa, hạnh phúc của cuộc sống này…

Vậy các bạn hãy nhớ, đừng làm mòn giá trị của bản thân bằng việc so sánh mình với người khác, bởi vì mỗi người trong tất cả chúng ta đều là người đặc biệt. Cũng đừng đề ra những mục tiêu lớn lao chỉ vì người khác cho đó là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết điều gì là tốt nhất cho mình, và hãy nhận thức nó một cách đúng đắn.

(Chương trình FM Sức khỏe, Kênh VOV giao thông quốc gia) Câu 1:Khi “bừng tỉnh, rời khỏi giấc mộng phù du”, con người được những gì?

Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “giấc mộng phù du”?

Câu 3: Theo tác giả, nguyên nhân nào khiến con người đánh mất giá trị của bản thân?

Câu 4:Anh/ Chị có đồng ý với ý kiến cho rằng: “Thế giới đang trở thành một ngôi làng nhỏ bé”? Vì sao?

II. Làm văn (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Mỗi người trong tất cả chúng ta đều là người đặc biệt”.

Câu 2 (5.0 điểm)

Trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, nhân vật Tnú được miêu tả:

- Khi xông ra cứu vợ con:

“Một tiếng hét dữ dội. Tnú đã nhảy xổ vào giữa bọn lính. Anh không biết đã làm gì. Chỉ thấy thằng giặc to béo nằm ngửa ra giữa sân, thằng Dục tháo chạy vào nhà ưng. Tiếng lên đạn lách cách quanh anh. Rồi Mai ômđứa con chui vào ngực anh. Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai”.

- Khi bị kẻ thù tra tấn:

“Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng “Giết !”. Tiếng chân người

(2)

đạp trên sàn nhà ưng ào ào. Tiếng bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ:

“Chém ! Chém hết!”. Cụ Mết đúng rồi, cụ Mết đã đứng đấy, lưỡi mác dài trong tay. Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết. Và thanh niên, tất cả thanh niên trong làng, mỗi người một cây rựa sáng loáng, những cây rựa mài bằng đá T nú mang từ đỉnh núi Ngọc Linh về… ”

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn trên.

ĐỀ2

Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

… Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ

Sống tự do như một cánh chim bằng Ta làm thơ cho đời và cho biết bao người con gái

có bao giờ thơ cho mẹ ta không ? Những bài thơ chất ngập tâm hồn đau khổ - chia ly- buồn vui - hạnh phúc

Có nhưng bàn chân đã giẫm xuống tim ta độc ác

mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ

ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ

giọt nước mắt già nua không ứa nổi ta mê mải trên bàn chân rong ruổi mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân mấy kẻ đi qua

mấy người dừng lại ?

Sao mẹ già ở cách xa đến vậy trái tim lo âu đã giục giã đi tìm ta vẫn vô tình

ta vẫn thản nhiên ? (Trích Mẹ – Đỗ Trung Quân, 1986)

Câu 1: Xác định thể thơ được sử dụng.

Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng trong câu:

Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt/ Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua.

Câu 3: Nhà thơ đã nhận ra được điều gì trong những câu thơ sau:

Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân mấy kẻ đi qua

mấy người dừng lại?

Sao mẹ già ở cách xa đến vậy trái tim âu lo đã giục giã đi tìm

Câu 4: Tình cảm, suy tư nào của nhà thơ được bộc lộ trong đoạn thơ trên khiến anh, chị đồng cảm sâu sắc nhất?

Phần II: Làm văn (7.0 điểm) Câu 1( 2 điểm)

Từ lối sống vô tình, thản nhiên của người con với mẹ trong văn bản trên, anh, chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ mình về lối sống thờ ơ vô cảm với những người thân xung quanh mình của giới trẻ trong cuộc sống hôm nay.

Câu 2 (5.0 điểm)

Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.

Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông.

(3)

Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!

Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!

Đế Thích: (không hiểu) Nhưng mà ông muốn gì?

Hồn Trương Ba: Ông từng nói: Nếu thân thể người chết còn nguyên vẹn, ông có thể làm cho hồn người đó trở về. Thì đây, (chỉ vào người mình) thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh ta được sống lại với thân xác này.

Đế Thích: Sao lại có thể đổi tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cho cái phần hồn tầm thường của anh hàng thịt?

Hồn Trương Ba: Tầm thường, nhưng đúng là của anh ta, sẽ sống hòa thuận được với thân anh ta, chúng sinh ra là để sống với nhau. Vả lại, còn…còn chị vợ anh ta nữa…chị ta thật đáng thương!

(Trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” – Lưu Quang Vũ, SGK Ngữ văn 12 tập hai, trang 149, NXB Giáo dục 2008, tr149)

Phân tích vẻ đẹp nhân cách của Trương Ba thể hiện qua đoạn đối thoại với Đế Thích. Từ đó nhận xét về chiều sâu triết lí được tác giả gửi gắm qua đoạn trích?

ĐỀ 3

I/ ĐỌC HIỂU: ( 3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

…Khi ai đó gieo những hạt mầm tốt đẹp, nhất định nó sẽ có ngày nảy nở thành vụ mùa bội thu, khiến cho dù chủ nhân có không còn trên cõi đời, thì hương hoa thơm, vị quả ngọt vẫn nhắc khôn nguôi về họ. Khi ta gieo một hạt mầm tốt đẹp, ta làm cho cuộc sống của mình tỏa hương.

[…] Cho nên điều cần nhất trên đời là cảm hứng muốn gieo hạt, muốn ươm mầm thiện trong mỗi người. Cho nên, một dòng tin tức về một bác doanh nhân nhân hậu ở Sa Đéc đến lúc bệnh trọng, biết không qua khỏi vẫn không ngừng gieo hạt khiến ta phải rưng rưng. Ông nhắc ta phải giữ cho mình hi vọng, dù giữa ồn ào những điều xấu xa vẫn hi vọng vào lòng tốt và tin vào điều tốt. Tin để tiếp tục gieo. Dẫu cho mình đang tuổi nhỏ, cũng hãy bắt đầu vụ mùa thật sớm bằng cách gieo trồng điều tốt đẹp nhất mỗi ngày…

(Chỉ là những bông hoa cỏ may, Hà Nhân, Hoa học trò, số 1157)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, khi gieo một hạt mầm tốt đẹp thì cuộc sống của chính ta sẽ trở nên thế nào?

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính được sử dụng trong câu sau: "Khi ai đó gieo những hạt mầm tốt đẹp, nhất định nó sẽ có ngày nảy nở

(4)

thành vụ mùa bội thu, khiến cho dù chủ nhân có không còn trên cõi đời, thì hương hoa thơm, vị quả ngọt vẫn nhắc khôn nguôi về họ.”

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả “điều cần nhất trên đời là cảm hứng muốn gieo hạt, muốn ươm mầm thiện trong mỗi người” không?

Vì sao?

II/ TẬP LÀM VĂN: ( 7 điểm) Câu 1: ( 2 điểm)

Từ ngữ liệu phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề sau: Hãy luôn tin vào lòng tốt và và điều tốt”

Câu 2: ( 5 điểm)

Thế mà hơn bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở trung, nam, bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.

Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

(Trích "Tuyên ngôn Độc lập", Hồ Chí Minh)

Trình bày cảm nhận của Anh/Chị về nét đặc sắc của đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với "Bình Ngô đại cáo" của tác giả Nguyễn Trãi để thấy rõ điểm tương đồng và khác biệt của hai tác giả, hai thời đại.

ĐỀ 4

I. ĐỌC HIỂU(3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con – Người của mỗi sinh thể người. Tính “con” và tính “người”

luôn luôn hình thành, phát triển ở mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi

(5)

nhắm mắt xuôi tay. Cái thiện và cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng, với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, bà con làng xóm, đồng bào, đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dài, gian khổ của một đời người, cái mất và cái được không phải đã được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể, mất một vật sở hữu, con người nhận biết ngay. Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay. Nhường bước cho một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chật chội, biếu một vài đồng cho người hành khất… có mất có được nhưng không phải ai cũng đã nhận ra cái gì mình đã thu được; có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm họa không trông thấy hay khó trông thấy. Hiện nay đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của hiểm họa vô cảm trong xã hội ta, nhất là trong tuổi trẻ. Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báo hiệu nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm.

(Trích Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa, Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 36 – 37)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì?

Câu 3.Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay?

Câu 4. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào khi có những người chỉ lo túi tiền rỗng đi lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu ở phần Đọc – hiểu: Bệnh vô cảm.

Câu 2 ( 5.0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã miêu tả về nhân vật bà cụ Tứ:

Chiều hôm trước, khi biết Tràng “nhặt” vợ: “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

(6)

Và trong buổi sáng hôm sau: “Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác hẳn ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp, thì cuộc đời của họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn.

Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rồi, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:

- Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...”

Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ Văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục 2008, tr 28,29,30,31)

Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ qua hai lần miêu tả trên. Từ đó nhận xét về tư tưởng nhân đạo của tác giả.

ĐỀ 5

I. Đọc- hiểu

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi :

“13.3.69

Một đồng chí bộ đội nữa hy sinh. Anh bị một vết thương xuyên thấu bụng.

Sau cuộc mổ tình trạng không tốt mà xấu dần, có lẽ vì một sự chảy máu trong, do miếng mảnh không tìm thấy cọ xát làm đứt một mạch máu nào đó. Sau hội chẩn, ý kiến chung không đồng ý mổ lại. Riêng mình vẫn băn khoăn lưỡng lự. Cuối cùng anh đã chết - cái chết của anh làm mình suy nghĩ đến đau đầu. Anh chết vì sao? Vì sự thiếu kiên quyết của mình chăng? Rất có thể là như vậy. Nếu mình kiên quyết, ít ra 100% thì hy vọng sống của anh cũng có thể có 10%. Mình đã theo đuôi quần chúng, bỏ qua một việc nên làm.

Anh chết rồi, trong túi áo trước ngực anh có một quyển sổ nhỏ trong có nhiều kiểu ảnh của một cô gái với nụ cười duyên dáng trên môi và lá thư kiên quyết sắt son chờ anh. Trước ngực anh còn có chiếc khăn nhỏ thêu dòng chữ

“Đợi chờ anh”. Ơi người con gái ở hậu phương kia ơi! Người cô yêu sẽ không bao giờ về nữa, trên vành khăn đau đớn mà cô sẽ phải cài lên mái tóc xanh của cô nặng trĩu đau thương, chất đầy tội ác của kẻ giết người là quân đế quốc Mỹ và có cả niềm ân hận của tôi, một người thầy thuốc đã không cứu sống được anh trong khi còn có thể cứu được!”

(“Nhật ký Đặng Thùy Trâm” (tr133, 134), Đặng Thùy Trâm, NXB Hội nhà văn, 2005)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

Câu 2: Tác giả bộc lộ “Sau hội chẩn, ý kiến chung không đồng ý mổ lại.

Riêng mình vẫn băn khoăn lưỡng lự”. Theo anh/ chị, tại sao tác giả lại băn khoăn lưỡng lự?

(7)

Câu 3: Nêu nội dung của đoạn văn từ “Một đồng chí bộ đội nữa hy sinh”

đến “bỏ qua một việc nên làm”.

Câu 4: Trình bày ngắn gọn cảm xúc của anh/ chị khi đọc đoạn văn: “Ơi người con gái ở hậu phương kia ơi! Người cô yêu sẽ không bao giờ về nữa, trên vành khăn đau đớn mà cô sẽ phải cài lên mái tóc xanh của cô nặng trĩu đau thương, chất đầy tội ác của kẻ giết người là quân đế quốc Mỹ và có cả niềm ân hận của tôi, một người thầy thuốc đã không cứu sống được anh trong khi còn có thể cứu được!”

II. Làm văn (7.0 đ)

Câu 1: (2.0 đ) Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tác hại của thói “theo đuôi quần chúng”.

Câu 2: (5.0 đ) Cảm nhận của anh/ chị về diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đoạn trích sau. Từ đó liên hệ đến sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân để thấy được sự phát triển ý thức trong con người Mị.

“Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.

Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hóm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ đêm năm trước A Sử trói Mị , Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.

Ðám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Ði ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống,

(8)

không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

- A Phủ cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

- Ở đây thì chết mất”.

(“Vợ chồng A Phủ”- Tô Hoài, Ngữ văn 12 tập hai, NXB giáo dục, 2008, tr13, 14).

ĐỀ 6

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc bài thơ dưới đây:

“Giấy báo con đậu đại học Mẹ mừng quýnh vấp bờ nương Cha mừng buông rơi cán cuốc Vùng kinh tế mới tưng bừng Vội bán non hai sào đậu

Cho con hành trang lên đường

“Thị thành xa hoa rực rỡ

Mình nghèo, ráng học nghe con!”

Con đi việc nhà dồn lại Vai mẹ thêm gầy mẹ ơi!

Bầy em vẫn còn thơ dại Mình cha cặm cụi trên đồi

Thư cha đến giữa giảng đường Con đọc quên nghe thầy giảng Lá thư còn đọng mùi hương Cỏ, rơm, đất bùn, mưa nắng...

“Việc đồng dạo này bận quá Nhớ con không biết làm xao Con hãy dữ dìng sứt khỏe À nhà vừa bán con heo…”

Thư viết đầy lỗi chính tả

Con bật khóc giữa giảng đường Vòng tay nuôi con khôn lớn Lần đầu cầm bút rưng rưng...”.

(Thư của cha, Nguyên Hương)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nêu dấu hiệu nhận biết?

Câu 2. Nội dung chính của bài thơ trên?

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ tư?

Câu 4. Suy nghĩ của anh/ chị về việc tác giả trích nguyên văn các lỗi chính tả trong bức thư người cha gửi cho con ở khổ thơ thứ năm?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm)

Từ bài thơ ở phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về cách dung hòa giữa ước nguyện của cha mẹ và việc con cái lựa chọn hướng đi cho cuộc đời mình.

Câu 2: (5.0 điểm)

Trong tác phẩm Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành hai lần miêu tả hình ảnh của rừng xà nu. Lần đầu, trong phần đầu văn bản: “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu

(9)

hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.

Trong rừng ít có cây sinh sôi nẩy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loáng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…

Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.”

Và lần thứ hai khi kết thúc tác phẩm: “Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.

Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.”

( Nguyễn Trung Thành- Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2005) Phân tích vẻ đẹp biểu trưng của rừng xà nu trong hai lần miêu tả, từ đó làm nổi bật nét đặc sắc của tác giả trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật này.

ĐỀ 7

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Cuộc sống là một bức tranh đa màu bởi nó được ghép nên từ suy nghĩ đa dạng của rất nhiều cá nhân. Chỉ khi nào ta tin tưởng vào suy nghĩ độc lập của bản thân thì khi đó một tư duy riêng biệt mới được hình thành trong ta. Đừng nghĩ rằng người khác không đồng tình với ta nghĩa là ta không đúng. Trên thực tế, đôi khi theo đuổi một cách nhìn riêng biệt sẽ giúp ta có được những cống hiến to lớn và ý nghĩa nhất cho bản thân và người khác. Vì thế, hãy trân trọng suy nghĩ của riêng mình.

Ngược lại, cũng không nên ép buộc người khác phải có cách nhìn nhận giống mình. Cố gắng thuyết phục các thành viên trong gia đình tin tưởng những điều mình từng trải qua là một việc làm vô nghĩa, bởi trước tiên, mỗi người đều có những trải nghiệm của riêng mình. Bên cạnh đó, mỗi người lại có tầm hiểu biết riêng và thái độ về sự hiện diện cũng như vai trò của bản thân trong cuộc sống cũng rất khác nhau. Cho rằng bằng cách nào đó, họ sẽ suy nghĩ giống ta là một điều ảo tưởng. Mỗi chúng ta trải qua tuổi thơ của mình theo những cách khác nhau và mỗi người đều có quyền giữ những cảm nhận đó cho riêng mình.

Hãy vui vẻ khi là chính mình và hãy để người khác cũng có được cảm giác ( Quên hôm qua sống cho ngày mai – Tian Dayton, Ph.D,

(10)

NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr. 102- 103) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, vì sao không nên ép buộc người khác phải có cách nhìn nhận giống mình? (0,5 điểm)

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích. (1,0 điểm)

Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến: Hãy vui vẻ khi là chính mình và hãy để người khác cũng có được cảm giác ấy? Vì sao? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm)

Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ về tầm quan trọng của cách nhìn riêng trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hành động Mị cắt dây trói cứu A phủ trong đêm mùa đông trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Từ đó liên hệ đến sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân để thấy được sự phát triển ý thức trong con người Mị.

ĐỀ 8

PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

[…] Thay đổi là chuyện đương nhiên, vì thế hãy ngưng than vãn để nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tích cực. Phần lớn chúng ta đều được nuôi dưỡng để lớn lên là những người biết suy tính cẩn thận. Trước khi nói phải nhớ “uốn lưỡi 7 lần”. Làm việc gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”, phải “nghĩ cho chín”. Nhưng điều gì cũng có hai mặt. Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu. Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và khó khăn hiện hữu, ta sẽ chỉ thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực.

Bên cạnh đó, đặc điểm chung của những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình. Tờ báo lừng danh Washington Post có lẽ đã sớm lụn bại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của truyền thông hiện đại nếu ông chủ Jeff Bezos không nhanh chóng cải tổ lại bộ máy “già nua”. Ông cho xây hẳn một tòa soạn mới theo mô hình tân tiến nhất, lắp đặt các thiết bị hiện đại để hỗ trợ phân tích số liệu, nhu cầu đọc của độc giả… và đẩy mạnh sản xuất các tác phẩm báo chí mới mẻ bắt kịp xu hướng. Hay gần gũi hơn với chúng ta là sự thay đổi không ngừng của Facebook. Mặc dù đã có hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu, Mark Zuckerberg và các cộng sự vẫn liên tục cập nhật các tính năng mới để tối đa thời gian chúng ta

“lang thang” trên mạng xã hội này.

Cuộc sống không ngừng biến chuyển, và chúng ta cần phải biết thích ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Hãy nhớ rằng, bất cứ ai trên đời cũng phải thay đổi nếu không muốn bị tụt hậu.

(Chàng tí hon, miếng pho mát và bài học về sự thay đổi, VÂN ANH SPIDERUM, theo Trí thức trẻ 20:55 05/04/2017)

(11)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản ?

Câu 2. Theo tác giả, đặc điểm chung của những người thành công là gì ?

Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình ?

Câu 4. Anh, chị có đồng tình với quan niệm Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu? Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm): Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài), tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân là một chi tiết xuất hiện trở đi trở lại nhiều lần. Hãy phân tích ý nghĩa của chi tiết tiếng sáo trong hai lần xuất hiện sau:

“…Ngoài đầu núi đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.

Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương

Ta chưa có con trai con gái Ta đi tìm người yêu…”;

Và “…Trong bóng tối Mị đứng im lặng như không biết mình bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”Mị vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được…”

Từ đó nhận xét về tài năng nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài.

ĐỀ 9

Phần 1: Đọc hiểu (3điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Nhiều người Việt kiếm tiền bằng mọi giá, đánh đổi cả liêm xỉ, danh dự để có tiền. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình? Trung bình hai giờ đồng hồ có ba mươi người chết vì bệnh ung thư- một con số tàn nhẫn đến rợn người. Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với nhau? Đó là câu hỏi trăn trở của không biết bao nhiêu người có lương tâm và dường như đến thời điểm này họ vẫn đang bất lực. Làm thế nào để con người biết yêu thương nhau hơn? Đơn giản vậy thôi nhưng nó quyết định vận mệnh của cả dân tộc, cả thế giới này. Người nông dân chỉ cần thương người tiêu dùng một chút đã không nhẫn tâm tưới thuốc độc lên rau củ quả để đào huyệt chôn đồng bào mình và chôn sống chính mình. Các quan chức chỉ cần bớt lãng phí một chút thôi, sẽ có bao nhiêu bệnh viện được xây và bao nhiêu đứa trẻ được đến trường (Lê Bình, trích Tạp chí kinh tế xuân Bính ThânPhẳng hay không phẳng, VTV1, 12/2/2016)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

(12)

Câu 2. Tác giả thể hiện thái độ gì đối với các vấn đề còn tồn tại của xã hội? Thái độ đó được bộc lộ qua những yếu tố ngôn ngữ nào?

Câu 3. Theo tác giả, vấn đề cơ bản nhất cần giải quyết là gì?

Câu 4. Từ góc độ cá nhân, anh/chị hãy trả lời câu hỏi: Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với nhau?

Phần 2: Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em suy nghĩ gì về nhận định của nhà báo Lê Bình? Trình bày quan điểm của mình trước vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay bằng một đoạn văn không quá 200 từ.

Câu 2 (5 điểm):

Hãy phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu để thấy được cách nhìn về con người và cuộc sống của tác giả.

ĐỀ 10

Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Điện thoại đã được cấm sử dụng trong các giờ học ở Pháp, tuy nhiên vào năm học tới, học sinh nước này còn bị cấm sử dụng điện thoại trong giờ ra chơi, giờ ăn trưa và thời gian luân chuyển giữa các tiết học.

Phản ứng của giáo viên và phụ huynh trước lệnh cấm này được chia thành 2 phe đối lập. Một số nói rằng, trẻ phải được “sống trong thời gian riêng của mình”. Ở Pháp, khoảng 93% trẻ từ 12-17 tuổi sở hữu điện thoại di động.

“Ngày nay, trẻ không còn hứng thú với việc vui chơi chạy nhảy trong giờ ra chơi nữa. Tất cả chúng đều dán mắt vào điện thoại. Và dưới góc độ giáo dục thì đó là một vấn đề” – ông Jean-Michel Blanquer, Bộ trưởng Giáo dục Pháp nhận định.

“Điều này là để đảm bảo rằng các quy định và điều luật được tôn trọng.

Việc sử dụng điện thoại bị cấm trong lớp học. Với các hiệu trưởng, giáo viên và phụ huynh, chúng ta phải tìm ra cách để bảo vệ học sinh khỏi việc bị mất tập trung vì màn hình và điện thoại” – ông nói.

(Trích Trường học Pháp cấm điện thoại di động cả trong giờ ra chơi dẫn theo Vietnamnet.vn, 13/12/2017)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

Câu 2. Anh chị hiểu "Sống trong thời gian riêng của mình” như thế nào?

Câu 3. Lí do Bộ trưởng Giáo dục Pháp cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ ra chơi là gì?

Câu 4. Là học sinh, anh/chị có đồng ý với quan điểm của Bộ trưởng Giáo dục Pháp không? Vì sao?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1(2 điểm): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của việc lạm dụng công nghệ.

Câu 2: (5 điểm): Trong truyện ngắn Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân đã hai lần miêu tả hình ảnh người lái đò. Đó là ”Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luạt phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”. Và “ đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn

(13)

bàn về các anh vũ cá dầm xanh…cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nòa về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi”.

Phân tích hình ảnh ông lái đò trong hai lần miêu tả trên. Từ đó, anh/chị hãy làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật này.

ĐỀ 11

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

[...]Cứ tới chủ đề về ơn nghĩa sinh thành thì ngập hộp thư “Thay lời muốn nói ” sẽ là những câu xin lỗi ba mẹ từ các bạn trẻ. Là những lời xin lỗi được gửi đến những ba-mẹ-còn-sống. Mà, nội dung của những lời xin lỗi cũng... na ná nhau, kiểu như “Con biết ba mẹ rất cực khổ vì con... Con biết con đã làm cho ba mẹ buồn rất nhiều. Con xin lỗi ba mẹ. Xin lỗi, nhưng mình hay gọi đây là “những lời xin lỗi mang tính phong trào ”, và những áy náy ray rứt này là “những áy náy ray rứt theo làn sóng”, mỗi khi có ai hay có chương trình nào gợi nhắc, thì các bạn mới sực nhớ ra. Mà khổ cái, bản thân những lời xin lỗi ấy sợ rằng khó làm người được xin lỗi vui hơn, bởi vì đâu đợi tới chính họ, ngay cả chúng mình là những người làm chương trình đây cũng đều hiểu rằng, có lẽ chỉ vài ngày sau chương trình, cùng với nhịp sống ngày càng nhanh ngày càng vội, cùng với lịch đi học, đi làm, đi giải trí sau giờ học, giờ làm..., những lời xin lỗi ấy sợ rằng sẽ sớm được vứt ra sau đầu; và những cảm giác áy náy, ăn năn ấy sẽ sớm chìm sâu, chẳng còn mảy may gợn sóng. Cho đến khi... lại được nhắc mà sực nhớ ra, lần kể tiếp.

Điều đó, đáng buồn là một sự thật ở một bộ phận không nhỏ những người trẻ, bây giờ.

(Thương còn không hết..., ghét nhau chi, Lê Đỗ Quỳnh Hương, Nxb Trẻ, tr.31- 32)

Câu 1. Chỉ ra những nghịch lí trong những lời xin lỗi của các bạn trẻ được nêu trong đoạn trích.

Câu 2. Tác giả thể hiện tâm trạng như thế nào trước thực trạng những lời xin lỗi phong trào tràn ngập mỗi dịp làm về chủ đề về ơn nghĩa sinh thành?

Câu 3. Theo anh/chị, nguyên nhân nào dẫn tới những lời xin lỗi phong trào và những áy náy ray rứt theo làn sóng trong ứng xử của một bộ phận không nhỏ những người trẻ ngày nay?

Câu 4. Theo anh/chị, điều gì quan trọng nhất trong một lời xin lỗi? Vì sao?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Từ thông điệp của đoạn trích, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ với chủ đề: Giá trị của lời xin lỗi đúng cách.

Câu 2. (5,0 điểm)

Trong truyện Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã hai lần nói về việc Mị

“vùng bước đi” và “băng đi” ở hai đoạn văn sau:

Đoạn 1:

(14)

“...Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi - Em yêu người nào, em bắt pao nào...

Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa... ”

Đoạn 2:

“...Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưnng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc. Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

A Phủ cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

Ở đây chết mất.... ”

(Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, sách Giáo khoa Ngữ văn 12, cơ bản, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2008, tr 9,11)

Phân tích nhân vật Mị qua hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật khát vọng sống của nhân vật này.

ĐỀ 12

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

[1] …Thật khó để rao giảng sự tự hào dân tộc. Hầu như chúng ta có cảm xúc đó

trong một hoàn cảnh cụ thể khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca hoặc khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài của đất nước hay chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê hương mình. Nhưng hãy nói về một câu chuyện đơn giản hơn, ở lứa tuổi học sinh, chúng ta sẽ thể hiện sự tự hào đó như thế nào?

[2] Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu

loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới.

Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc lòng những tình tiết lịch sử nước nhà mà là tôn trọng các nền văn hóa, các quốc gia khác nhau và biết hành động vì vị thế của đất nước. Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế.

(Trích Thư gửi học sinh nhân ngày tựu trường năm học 2016-2017, Marcel van Miert,

chủ tịch điều hành hệ thống Trường Quốc tế Việt – Úc)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2: Theo tác giả, niềm tự hào dân tộc xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nào?

(15)

Câu 3: Chỉ rõ biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn [2] của văn bản và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó.

Câu 4: Em có đồng tình với ý kiến: “Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới” không?Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế.

Câu 2. (5,0 điểm)

Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã hai lần miêu tả thái độ, hành động của nhân vật Mị khi trông thấy A Phủ bị trói vì để hổ ăn mất bò. Lúc đầu “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Sau đó, Mị “rón rén bước lại” “rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây” và cuối cùng “vụt chạy” theo A Phủ.

Phân tích thái độ, hành động của Mị qua hai chi tiết miêu tả trên để thấy được tinh thần phản kháng và khát vọng tiềm tàng, mãnh liệt của người lao động nghèo miền núi Tây Bắc trước Cách mạng.

ĐỀ 13

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích:

Con người, tự thuở sơ khai, đã khát khao vượt qua những giới hạn. Vượt qua giới hạn đường chân trời, con người chinh phục đại dương, khám phá ra những lục địa mới. Vượt qua giới hạn sức hút của Trái Đất, loài người tiếp tục nuôi dưỡng giấc mơ chinh phục không gian. Lịch sử tiến hóa của loài người là những trang biên niên sử về những giới hạn đã được chinh phục, đã được vượt qua. Loài người tiến lên vì đã biết đứng thẳng và không ngừng đi tới.

Con người khác muôn loài là biết biến những tình huống ngặt nghèo, những giới hạn thành động lực để nỗ lực vượt qua. Trong thể thao là cao hơn, xa hơn, nhanh hơn. Trong làm ăn là vượt thoát đói nghèo vươn lên khá giả. Trong khoa học là khao khát khám phá những điều chưa biết, chưa được gọi tên. (…) Con Người sở dĩ có thể tự khẳng định mình là hoa của đất, là vì luôn nghĩ cách không để cho những tình huống tuyệt vọng trở thành cái cớ cho những hành động tuyệt vọng.

Nếu luôn lo sợ thì những cơn mưa cuối trời sẽ khiến ta lầm tưởng đó là chân trời và ta cứ mãi khóc than. Nếu biết giữ mình luôn đi tới thì chân trời cứ rộng dài ra mãi. Người can đảm sẽ chọn rộng dài thay cho những cơn mưa.

(Trích Sống như cây rừng, Hà Nhân, NXB Văn học, 2016, tr. 115) Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn trích trên.

(16)

Câu 2. Theo tác giả, con người, tự thuở sơ khai, đã vượt qua những giới hạn nào?

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong các câu sau:

Trong thể thao là cao hơn, xa hơn, nhanh hơn. Trong làm ăn là vượt thoát đói nghèo vươn lên khá giả. Trong khoa học là khao khát khám phá những điều chưa biết, chưa được gọi tên.

Câu 4. Lời khuyên “Nếu biết giữ mình luôn đi tới thì chân trời cứ rộng dài ra mãi. Người can đảm sẽ chọn rộng dài thay cho những cơn mưa” có ý nghĩa gì đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về Sự cần thiết phải nuôi dưỡng lòng biết ơn trong mỗi người.

Câu 2: (5 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài hai lần miêu tả hình ảnh nhân vật Mị đứng trong bóng tối. Vào đêm tình mùa xuân, khi bị A Sử trói:

“Trong bóng tối, Mị đứng im như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi”

Và vào đêm mùa đông, sau khi cắt dây cởi trói cứu A Phủ: “Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi.”

(Tô Hoài – Ngữ văn 12, tập 2, NXBGD Việt Nam, 2010, trang 8 và trang 14)

Phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật này.

ĐỀ 14:

I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản:

Nếu bạn không thể là cây thông trên đỉnh đồi Hãy là một bụi rậm trong thung lũng, nhưng

Hãy là một bụi rậm nhỏ nhắn nhưng rắn rỏi nhất bên cạnh quả đồi

Hãy là một bụi cây nhỏ nếu bạn không thể là cái cây lớn Nếu bạn không thể là một bụi cây hãy là một bụi cỏ Làm cho con đường hạnh phúc hơn

Nếu bạn không thể là một con cá muskie hãy chỉ là một con cá vược

Tất cả chúng ta không thể là thuyền trưởng Nhưng có thể làm thủy thủ

Có một thứ dành cho tất cả chúng ta Có việc lớn và cũng có việc nhỏ Và việc nên làm chính là việc gần ta

Nếu bạn không thể là quốc lộ, hãy là một con đường mòn nhỏ Nếu bạn không thể là mặt trời hãy là một vì sao

(17)

Điều quan trọng không ở chỗ quy mô bạn thành hay bại Dù bạn là gì, hãy là cái tốt nhất

(Douglas Mallock - “Dù bạn là gì đi nữa, hãy là cái tốt nhất”, sách Dám thất bại của Billi P.S. Dim, Nxb Trẻ, Hà Nội, 2005, tr.136 - 137).

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2. Trong văn bản, tác giả cho rằng bạn hãy là những điều gì?

Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc: Nếu không thể là...hãy là… được sử dụng trong văn bản.

Câu 4. Lời khuyên "Và việc nên làm chính là việc gần ta" có ý nghĩa như thế nào với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1(2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc làm những điều nhỏ bé một cách tốt nhất.

Câu 2. (5.0 điểm)

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này đến đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi…Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ…Mị phảng phất nghĩ như vậy.

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ…

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại…Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh.

Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

(18)

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

– A Phủ cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

– Ở đây thì chết mất.

A Phủ chợt hiểu.

Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.

A Phủ nói : “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12,Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.13-14 )

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên.Từ đó, bình luận ngắn gọn tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài.

ĐỀ 15:

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích:

Không thể nào chấp nhận sống:

Với lời cầu xin, lời dọa nạt Con người luôn đi sau thời gian Để thời gian chỉ còn báo mộng Không thể nào bưng hai tay Một bình an đặng sống Không thể nào cúi đầu Nhìn ngón chân bất lực.

Không thể nào chấp nhận sống:

Mà không biết mình về đâu Không biết mình có thể làm gì Buồn vui theo kẻ khác.

Không thể nào chấp nhận sống:

Trong sợ hãi, trong lọc lừa Chẳng nhớ tim mình còn đập.

Không thể nào chấp nhận sống:

Khi mình chưa là mình Trống trơ như vực thẳm...

(Trích Sống - Nguyễn Khoa Điềm , Nguồn: Hội nhà văn Việt Nam, ngày 6-6- 2016)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào ?

Câu 2. Chỉ ra hai cách sống “không thể nào chấp nhận” được nêu trong đoạn trích.

Câu 3. Cho biết hiệu quả của phép điệp được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm sống trong các dòng thơ : “Không thể nào chấp nhận sống:/ Khi mình chưa là mình” không ? Vì sao ?

(19)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. ( 2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Làm thế nào để được sống là chính mình.

Câu 2 (5,0 điểm)

…Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò […]. Mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng.

Nhưng ông đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy cái luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác….

(Trích Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một) Phân tích nhân vật ông lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân

ĐỀ 16:

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

(20)

Người ta ai rồi cũng phải lớn lên, ai rồi cũng khác. Thời gian đã thay đổi chúng ta như vậy đấy, tại sao chúng ta lại không thể thay đổi những điều nhỏ bé hơn thế rất nhiều? Dám thay đổi, dám đương đầu với thất bại, định kiến, ta sẽ tiến bộ theo xu hướng phát triển của thời đại, phát triển nhận thức và hành động, tạo cho mình dấu ấn riêng và nắm lấy cơ hội thể hiện tiềm năng của bản thân, đồng thời cũng có góc nhìn khác, suy nghĩ khác và những trải nghiệm mới trong cuộc sống. Hãy nhìn vào những cường quốc Anh, Pháp, Hoa Kỳ,…họ đã trở thành hùng mạnh là bởi họ luôn luôn thay đổi, luôn luôn hướng đến cải cách tiến bộ và tôn vinh sự khác biệt cũng như tố chất riêng ở cá nhân. Nhìn vào những gì họ gặt hái được, bạn có tự hỏi chúng ta đã làm được chưa? Nếu không phải bây giờ thì đến bao giờ mới là lúc đây? Chúng ta đã chờ đợi và phải chờ đợi quá lâu rồi.

Cuộc đời này đâu đủ dài rộng để người ta cứ lần lữa mãi như vậy? Lịch sử đã sinh ra những con người kiệt xuất với cái chí đau đáu muốn canh tân đất nước, nhưng bởi sinh bất phùng thời nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Trường Tộ,… cùng bao chí sĩ yêu nước đã phải hi sinh vì những khát vọng, hoài bão cao đẹp của mình.

Thời đại chúng ta không còn như vậy nữa, nhưng tại sao người ta vẫn cứ phải đấu tranh? Người ta còn phải chờ đến bao giờ nữa để trổ hết tinh hoa tài năng của mình? Người ta còn phải chờ đến bao giờ nữa đây? Tôi đã từng đọc một cuốn tải văn có đoạn viết rằng: Bạn chỉ nên mơ ước những điều bạn không thể hoặc khó có khả năng thực hiện, còn đối với những điều khác, làm được hay không chỉ là tùy thuộc vào mong muốn và hành động của bạn mà thôi. Vậy thay đổi có nên là mơ ước?

(Trích Văn học và tuổi trẻ)

Câu 1. Xác định phương thức chính biểu đạt của văn bản?.

Câu 2. Theo tác giả, “dám thay đổi, dám đương đầu với thất bại, định kiến”, chúng ta sẽ được những gì?

Câu 3. “Bạn chỉ nên mơ ước những điều bạn không thể hoặc khó có khả năng thực hiện, còn đối với những điều khác, làm được hay không chỉ là tùy thuộc vào mong muốn và hành động của bạn mà thôi”.

Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

Câu 4. Anh/chị rút ra được bài học gì từ văn bản?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chi ̣hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi trong cuộc sống.

Câu 2: (5.0 điểm)

[…] Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:

- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…

Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.

[…] Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

full of sincerity Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the questions.. Higher education

Mị quên hẳn sự có mặt của A Sử, quên hẳn mình đang bị trói, tiếng sáo vẫn dìu dặt và tâm hồn Mị đang đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.. => Tô hoài đã

- Tự ngàn xưa, cái chết đã trở thành nỗi ám ảnh trong tiếng đức con người có người cho rằng chết là hết là chấm dứt hết tẩy bỏ quan niệm rằng buộc với cuộc đời

(Trích Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr 63) Cảm nhận chi tiết hai chị em Chiến và Việt khiêng bàn

– Miêu tả, kế chuyện về một dòng sông, một vùng đất thuộc miền Tây của Tổ quốc, Nguyễn Tuân đã thể hiện sự hiểu biết sâu rộng, một tình yêu tha thiết bao la

– Qua nhân vật Mị, ta thấy Tô Hoài là một nhà văn tài năng khi đưa cuộc đời Mị sang trang mới, bắt đầu một ngày mới tươi đẹp sau "giấc ngủ mê" dài

Từ những lời tự hát tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Sở dĩ bài thơ đi cùng năm tháng là bởi: Sóng đã thể hiện được một tình

Với giá trị hiện thực, với thành công trong việc xây dựng nhân vật để thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm như đã phân tích ở trên thì truyện ngắn Vợ chồng A

– Bốn câu thơ trên là hình ảnh không khí đêm lễ hội tưng bừng hòa hợp với ánh sáng lung linh và tâm hồn trẻ trung, yêu đời của các chiến sĩ Tây Tiến thì

Điều cần nhấn mạnh là, trong bối cảnh mới của sự mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế như hiện nay, nhân dân Việt Nam không chỉ bảo vệ độc lập, tự chủ trên

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt, thí sinh có thể cảm nhận về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, từ đó liên hệ với nhân vật Liên ( Hai

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt, thí sinh có thể cảm nhận về hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, từ đó liên hệ chi tiết "bát

– Tác phẩm Tràng giang cho đến tận bây giờ vẫn là một đỉnh cao nghệ thuật mà khó ai có thể vươn tới, bởi sự khéo léo và tinh tế của tác giả trong việc

– Đoạn thơ ta sắp phân tích sau đây là đoạn thơ thể hiện quan niệm nhân sinh của Xuân Diệu về thời gian và tuổi trẻ và niềm khao khát được sống mãnh liệt, sống

Chính vì vậy mà khi nhận định về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, có ý kiến cho rằng: Chí Phèo vừa là một gã mất trí, công cụ nguy

– Ý thức sâu sắc của Trương Ba về việc tình trạng sống như thế cũng gây ra vô vàn đau khổ, phiền toái cho những người thân (vợ, con trai, con dâu, cháu gái);

– Tây Tiến là dòng hồi ức vô cùng thương nhớ về những đồng đội của nhà thơ, những người đã từng sống, từng chiến đấu nhưng cũng có người đã hi sinh, những người đã

+ Hình ảnh đoàn binh không mọc tóc không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng mà nét vẽ này xuất phát từ một hiện thực trong cuộc sống của người lính Tây Tiến:

Đoàn tàu không làm thay đổi cuộc sống nơi phố huyện nhưng sự xuất hiện của nó đủ để lại niềm khao khát cho những con người nơi đây chừng ấy người trong bóng tối

– Phùng được trưởng phòng giao cho nhiệm vụ đi chụp một bức ảnh cảnh biển để bổ sung vào bộ lịch Thuyền và Biển. Sau mấy buổi sáng phục kích, anh đã phát hiện

Nhưng nếu trong văn học trung đại, hình tượng đất nước được cảm nhận một cách cao siêu trừu tượng (Một môi xa thư đồ sộ... Hai vầng nhật nguyệt chói lòa -

a) Hoàn cảnh dẫn đến bi kịch: Ông Trương Ba là một người làm vườn có lối sống thanh cao, thích đọc sách, đánh cờ, yêu công việc của mình là ươm những mầm xanh

Từ đó liên hệ với hình tượng Cửu Trùng Đài trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích vở kịch Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng (Ngữ văn 11, Tập một, NXB