• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY VINATEX ĐÀ NẴNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY VINATEX ĐÀ NẴNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ"

Copied!
120
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY VINATEX ĐÀ NẴNG

SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

MAI THỊ ÁNH TUYẾT

Niên khóa: 2015-2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY VINATEX ĐÀ NẴNG

SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

Sinh viên thực hiện:

Mai ThịÁnh Tuyết Lớp:K49C KDTM Niên khóa: 2015-2019

Giáo viên hướng dẫn:

TS. Phan Thanh Hoàn

Huế, tháng 01 năm 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô giáo trong Khoa quản trị kinh doanh- chuyên ngành Kinh doanh thương mại, Trường Đại học kinh tế Huế đã giúp đỡ, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt thời gian gần 4 năm đại học vừa qua.

Trân trọng cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng các anh chị trong Công ty Cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập cũng như thu thập những thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu và nắm bắt được tình hình thực tế tại công ty.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến TS.

Phan Thanh Hoàn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và người thân trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện Mai Thị Ánh Tuyết

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...i

MỤC LỤC ... ii

DANH MỤC CÁC BẢNG ... viii

DANH MỤC HÌNH ...ix

DANH MỤC CÁC KÝ TỰVIẾT TẮT ...x

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1.Lý do chọn đềtài ...1

2.Mục tiêu nghiên cứu...2

2.1 Mục tiêu chung ...2

2.2 Mục tiêu cụthể...3

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...3

3.1 Đối tượng nghiên cứu...3

3.2 Phạm vi nghiên cứu ...3

4.Phương pháp nghiên cứu...3

4.1 Phương pháp thu thập tài liệu...3

4.2 Phương pháp phân tích sốliệu ...4

4.2.1 Phương pháp phân tích thống kê ...4

4.2.2 Phương pháp dãy sốthời gian: ...5

4.2.3 Phương pháp xửlý sốliệu...5

5.Kết cấu đềtài...9

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ...10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞKHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU ...10

1.1 Cơ sởlý luận vềvấn đềnghiên cứu ...10

1.1.1 Những vấn đềchung vềhoạt động kinh doanh xuất khẩu ...10

1.1.1.1 Khái niệm vềhoạt động xuất khẩu ...10

1.1.1.2 Phân loại các hình thức xuất khẩu chủyếu...10

1.1.2 Vai trò của hoạt động của xuất khẩu ...13

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.1.2.1 Đối với nền kinh tếthếgiới và quốc dân ...13

1.1.2.2 Đối với doanh nghiệp...15

1.1.3 Nội dung hoạt động xuất khẩu ...15

1.1.3.1 Nghiên cứu thị trường quốc tế...16

1.1.3.1.1 Nghiên cứu thị trường hàng hóa thếgiới:...16

1.1.3.1.2 Dung lượng thị trường vá các yếu tố ảnh hưởng...16

1.1.3.1.3 Lựa chọn đối tác bán buôn ...16

1.1.3.1.4 Nghiên cứu giá cảhàng hóa trên thị trường thếgiới ...17

1.1.3.1.5 Thanh toán trong thương mại quốc tế...17

1.1.3.2 Lập phương án kinh doanh...18

1.1.3.3 Nguồn hàng cho xuất khẩu ...18

1.1.3.4 Đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng ...19

1.1.3.4.1 Các hình thức đàm phán...19

1.1.3.4.2 Hợp đồng kinh tếvềxuất khẩu hàng hóa ...20

1.1.3.4.3 Thực hiện hợp đồng...20

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu ...23

1.1.4.1 Môi trường bên ngoài công ty...23

1.1.4.2 Môi trường vĩ mô...24

1.1.4.2.1 Tình hình kinh tế...24

1.1.4.2.2 Môi trường Chính trị- pháp luật ...24

1.1.4.2.3 Yếu tốcông nghệvà tựnhiên ...25

1.1.4.2.4 Yếu tốxã hội...25

1.1.4.3 Môi trường vi mô ...27

1.1.5 Hiệu quảhoạt động xuất khẩu...28

1.1.5.1 Hiệu quảvềmặt kinh tế...28

1.1.5.1.1 Chỉtiêu lợi nhuận ...28

1.1.5.1.2 Chỉtiêu tỷsuất lợi nhuận...29

1.1.5.1.3 Chỉtiêu hiệu quảsửdụng vốn ...30

1.1.5.1.4 Chỉ tiêu đặc trưng của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ...31

1.1.5.2 Hiệu quảvềmặt xã hội ...31

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

1.1.5.2.1 Tăng thu ngân sách...31

1.1.5.2.2 Tạo việc làm cho người lao động ...32

1.1.5.2.3 Nâng cao đời sống người lao động...32

1.1.6 Đánh giá hiệu quảhoạt động xuất khẩu ...32

1.1.6.1 Định nghĩa vềhiệu quảhoạt động xuất khẩu...32

1.1.6.2 Mô hình nghiên cứu ...33

1.2 CƠ SỞTHỰC TIỄN ...35

1.2.1 Tổng quan ngành dệt may Việt Nam ...35

1.2.2 Tình hình ngành dệt may hiện nay tại Đà Nẵng...36

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY VINATEX ĐÀ NẴNG ...37

2.1 Giới thiệu tổng quan vềCông ty cổphần dệt may Vinatex Đà Nẵng...37

2.1.1 Thông tin cơ bản:...37

2.1.2 Lịch sửhình thành và phát triển ...37

2.1.3 Ngành nghềsản xuất kinh doanh: ...38

2.1.4 Định hướng phát triển ...39

2.2 Cơ cấu bộmáy tổchức của công ty ...40

2.2.1 Sơ đồ cơ cấu bộmáy tổchức công ty...40

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụcủa các phòng ban ...41

2.3 Các nguồn lực kinh doanh của công ty ...45

2.3.1 Tình hình nhân sựcủa công ty ...45

2.3.2 Kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2015–2017 ...47

2.4 Các bước thực hiện công tác xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ...51

2.4.1 Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng...51

2.4.2 Ký kết hợp đồng xuất khẩu ...52

2.4.3 Thực hiện hợp đồng...52

2.4.4 Thanh toán hợp đồng...53

2.5 Phương thức xuất khẩu của công ty ...53

2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động xuất khẩu của công ty ...54

2.6.1 Môi trường vĩ mô...54

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

2.6.1.1 Tình hình kinh tế...54

2.6.1.2 Chính trị- pháp luật ...55

2.6.1.3 Công nghệ...57

2.6.1.4 Tình hình xã hội ...58

2.6.2 Môi trường vi mô ...59

2.6.2.1 Khách hàng ...59

2.6.2.2 Đối thủcạnh tranh...60

2.6.2.3 Nhà cung cấp...62

2.6.2.4 Sản phẩm thay thế...63

2.6.2.5 Đối thủtiềm năng...63

2.7 Hiệu quảhoạt động xuất khẩu của công ty Vinatex Đà Nẵng ...64

2.7.1 Tình hình doanh thu ...64

2.7.2 Chi phí kinh doanh ...67

2.7.3 Lợi nhuận xuất khẩu ...69

2.7.3.1 Tỷsuất lợi nhuận trên doanh thu ...70

2.7.3.2 Tỷsuất lợi nhuận trên chi phí ...71

2.7.3.3 Tỷsuất doanh thu trên chi phí...71

2.7.4 Hiệu quảsửdụng vốn...71

2.7.4.1 Tỷsuất lợi nhuận trên vốn chủsởhữu...72

2.7.4.2 Tỷsuất ngoại tệxuất khẩu ...72

2.8.1 Phân tích thống kê mô tả đối tượng nhân viên trong công ty ...73

2.8.2 Kiểm định thang đo bằng hệsốtin cậy Cronbach’s Alpha...73

2.9 Đánh giá chung kết quảhoạt động xuất khẩu của công ty...82

2.9.1 Những thành tựu đạt được...82

2.9.2 Những mặt còn hạn chế...82

CHƯƠNG 3: MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔPHẦN DỆT MAY VINATEX ĐÀ NẴNG ...84

3.1 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam và chiến lượng phát triển, tầm nhìn của công ty ...84

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

3.2 Phân tích ma trận SWOT và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty

cổphần Vinatex Đà Nẵng...86

3.2.1 Phân tích SWOT...86

3.3 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổphần dệt may Vinatex Đà Nẵng..88

3.3.1 Giải pháp vềquản trị nguồn nhân lực ...88

3.3.2 Giải pháp vềtiết kiệm chi phí xuất khẩu...89

3.3.3 Giải pháp vềvốn và nâng cao hiệu quảsửdụng vốn ...89

3.3.4 Giải pháp vềthị trường...90

3.3.5 Giải pháp cải thiện hoạt động sản xuất ...90

3.3.6 Giải pháp vềkỹthuật công nghệ...91

3.3.7 Cải tiến mô hình sản xuất tinh gọn...92

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...93

1.Kết luận ...93

2.Kiến nghị...93

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...95

PHỤLỤC ...97

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Thang đo các khái niệm nghiên cứu ... 6

Bảng 1.2: Các giảthiết đánh giá hiệu quảxuất khẩu từphía nhân viên... 34

Bảng 1.3: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các thị trường thếgiới ... 35

Bảng 2.1: Tình hình nhân sự công ty trong giai đoạn 2015- 2017 ... 45

Bảng 2.2: Bảng đánh giá trìnhđộ năng lực của các bộphận ... 47

Bảng 2.3: Kết quảhoạt động kinh doanh của công ty cổphần Vinatex Đà Nẵng ... 48

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu của công ty Vinatex Đà Nẵng sang thị trường Mỹ và thị trường các nước giai đoạn 2015–2017 ... 50

Bảng 2.5: Tăng trưởng GDP của một sốnền kinh tếlớn trên thếgiới ... 54

Bảng 2.6: Tình hình lao động năm 2017... 58

Bảng 2.7: Sản lượng và giá trị hàng quần tây của công ty Vinatex từ các khách hàng tại thị trường Mỹ (Năm 2017)... 60

Bảng 2.8: Bảng phân tích đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của công ty đối với thị trường Mỹ... 60

Bảng 2.9: Bảng so sánh điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm quần tây của công ty so với đối thủcạnh tranh ... 62

Bảng 2.10: Bảng tổng hợp các nhân tố chính trong mô trường vi mô của công ty Vinatex Đà Nẵng ... 64

Bảng 2.11: Doanh thu xuất khẩu công ty sang Mỹ giai đoạn 2015–2017... 66

Bảng 2.12 : Tình hình chi phí xuất khẩu của công ty sang Mỹ giai đoạn 2015 - 2017... 69

Bảng 2.13: Lợi nhuận hoạt động xuất khẩu của công ty sang Mỹ giai đoạn 2015–2017... 69

Bảng 2.14 : Hiệu quảhoạt động xuất khẩu sang Mỹcủa công ty Vinatex Đà Nẵng ... 70

Bảng 2.15: Hiệu quảsửdụng vốn công ty giai đoạn 2015- 2016 ... 72

Bảng 2.16: Tỷsuất ngoại tệxuất khẩu ... 72

Bảng 2.17: Kết quảkiểm định độtin cậy đối với các biến điều tra ... 74

Bảng 2.18: Kiểm định KMO và Bartlett... 75

Bảng 2.19: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thang đo chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử... 76

Bảng 2.20: Mức độgiải thích của mô hình ... 77

Bảng 2.21: Kết quảphân tích hệsốhồi quy... 78

Bảng 2.22: Tóm tắt kết quảkiểm định giảthuyết ... 79

Bảng 3.1: Mô hình SWOT của công ty Vinatex Đà Nẵng ... 87

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC HÌNH

Hình1.1: Sơ đồtrình tựthực hiện hợp đồng xuất khẩu ...21

Hình 1.2: Mô hìnhđềxuất nghiên cứu...33

Hình 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2015 –2017 ...46

Hình 2.2: Cơ cấu lao động theo tính chất công việc giai đoạn 2015 - 2017 ...46

Hình 2.3 : Thị phần của Việt Nam và Trung Quốc trong tổng Nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ(giá trị) ...56

Hình 2.4: Doanh thu của công ty giai đoạn 2015–2017 ...66

Hình 2.5: Cơ cấu chi phí xuất khẩu của công ty sang Mỹ giai đoạn 2015–2017...67

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

DANH MỤC CÁC KÝ TỰVIẾT TẮT

CTCP Công ty cổphần SXKD Sản xuất kinh doanh KDXK Kinh doanh xuất khẩu KH- KT Khoa học–Kỹthuật BGĐ Ban giám đốc

CP Cổphần

NVL Nguyên vật liệu XNK Xuất nhập khẩu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đềtài

Kinh tếViệt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽvà ổn định nhờ vào các chiến lược, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trong đó, phải kể đến chiến lược hướng vào xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu ngành hàng. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước đã xác định được ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn hướng ra xuất khẩu và ngày càng khẳng định vai trò không thểthiếu trong đời sống kinh tế- xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp, của toàn ngành tronng tiến trình hội nhập vững chắc khu vực và trên thếgiới.

Phát triển công nghiệp dệt may và xuất khẩu dệt may đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tếViệt Nam với tốc độ tăng trưởng hằng năm từ20- 25% và thu về cho đất nước hàng tỷ USD. Theo Hiệp hội dệt may tổng kết được vào năm 2017, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt được 31 tỷUSD là một trong những mặt hàng cuất khẩu chủlực đem lại nguồn ngoại tệlớn ngoài ra, ngành công nghiệp dệt may còn giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, đáp ứng nhu cầu việc làm đang tăng lên nhanh chóngở nước ta.

Ngày nay nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này trên thế giói ngày càng có xu hướng tăng lên cả về chất lượng và số lượng. Chính vì vậy, đây là một điều kiện rất tốt để một nước đang phát triển như Việt Nam tận dụng cơ hội phát triển sản xuất, tăng cường xuất khẩu, mở rộng thị trường sang các nước trên thế giới. Đặc biệt tại thị trường Mỹ, thị trường dệt may Mỹluôn là thị trường lớn trong xuất khẩu dệt may Việt Nam trong những năm gần đây với 48,3% tỷ trọng trong tổng kinh ngạch xuất khẩu, đạt 12,52 tỷ USD tăng 9,4% so với năm 2016 và ngày càng có dấu hiệu tăng, tức thị thần Việt Nam đang cải thiện tốt.

Tuy nhiên mặc hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ phải cạnh tranh gay gắt với hàng của những nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ,…Mặc khác, Mỹlà thị trường rộng lớn nhưng hết sức khắt khe, khó tính và sựcạnh tranh còn gay gắt hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước, do đó đòi hỏi hàng xuất khẩu nước ta nói chung, và hàng dệt may của công ty Vinatex nói riêng phải đáp ứng những

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

tiêu chuẩn rất cao mới có thể thâm nhập và đứng vững trên thị trường này. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu để hoàn thiện và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu là cần thiết.

Công ty CP dệt may Vinatex Đà Nẵng thuộc tổng công ty Dệt may Việt Nam ra đời theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phát triển lực lượng sản xuất và thu hút lao động, đẩy mạnh đầu tư theo nhu cầu thị trường và theo định hướng của tổng công ty…Sau 10 năm thành lập Vinatex đã có cơ sởvật chất, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, các sản phẩm của Công ty được nhiều khách hàng biết đến, doanh thu và kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên. Tuy nhiên cùng với sức hút ngành mạnh khiến đối thủ cạnh tranh xuất khẩu với công ty ngày càng nhiều thêm vào đó Chính phủ đang đặt ra nhiệm vụ cho ngành dệt may phải tăng tỷlệ xuất khẩu trực tiếp do đó, Công ty phải không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu, có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới là hết sức cần thiết đối với Công ty Vinatex.

Qua thời gian thực tập tại Công ty Vinatex Đà Nẵng em nhận thấy được thị trường xuất khẩu chủ yếu của Vinatex là thị trường Mỹ và hoạt động xuất khẩu này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu cũng như tình hình cung ứng sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, nguồn cung ứng đầu vào từ phía nhập khẩu.Điều này làm ảnh hưởng đến một hiệu quảhoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty .

Vì vậy, trong quá trình thực tập tại công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng, cùng với những kiến thức thực tếvà những kiến thức đãđược học, tôi lựa chọn đề tài: “ Đánh giá hiệu quảhoạt động xuất khẩu hàng may mặt của công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trường Mỹ”làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung

Phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty CP dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trường Mỹ. Từ đó đềxuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động xuất khẩu của công ty trong giai đoạn tới

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

2.2 Mục tiêu cụthể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu và hiệu quảkinh doanh xuất khẩu

- Nắm được tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2015- 2017 của Công ty CP dệt may Vinatex Đà Nẵng, phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ

- Đềxuất một số phương hướng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty trong thời gian tới.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cu

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty CP dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trường Mỹ.

3.2 Phm vi nghiên cu

Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi của Công ty CP dệt may Vinatex Đà Nằng

Địa chỉ: 25 Trần Văn Giáp, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Về thời gian: Số liệu thứcấp xin ở công ty CP dệt may Vinatex Đà Nẵng trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2015 đếnnăm 2017

4.Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập tài liệu - Sốliệu thứcấp:

Thu thập các số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tổng kết, bảng cân đối kế toán, các tài liệu liên quan đến hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹtừphòng kếtoán, phòng xuất nhập khẩu của công ty.

Thu thập các sốliệu liên quan đến xuất khẩu, tình hình hoạt động, thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của công ty và tình hình xuất khẩu may mặc tại Việt Nam từcổng thông tin Dệt may Việt Nam.

- Sliu sơ cấp:

Đểphục vụnghiên cứu, tác giảtiến hành thu thập dữliệu sơ cấp nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu. Dữliệu sơ cấp được thu thập thông qua việc: tiến hành quan sát

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

tại doanh nghiệp và kết hợp tiến hành phương pháp điều tra phỏng vấn cùng bảng câu hỏi đối với các nhân viên đang làm việc tại công ty nhằm nắm bắt các ý kiến đánh giá của nhân viên về các nhân tố bên trong công tyảnh hưởng thế nào đến hiệu quảhoạt động xuất khẩu . Từ đó, giúp tác giảcó cái nhìn khái quát và toàn diện hơn để đánh giá hiệu quảxuất khẩu của công ty và đưa ra những định hướng, giải pháp phù hợp.

+ Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp có sửdụng bảng hỏi

Nội dung các câu hỏi là các biến quan sát đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty và sử dụng 5 thang đo Likert (1932) cho toàn bộbảng hỏi, với các mức đánh giá sau: (5) Hoàn toàn đồng ý; (4) Đồng ý; (3) Không ý kiến; (2) Không đồng ý; (1) Hoàn toàn không đồng ý

+ Đối tượng điều tra: Là những nhân viên đang làm việc tại công ty CP Vinatex Đà Nẵng. Là các nhân viên văn phòng tại các phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu, phòng kế toán; nhân viên quản lý trực tiếp các khâu kiểm hàng, sản xuất sản phẩm, đóng gói đưa đi xuất khẩu và ban quản lý cấp cao.

+ Chọn mẫu

Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, một trong các hình thức chọn mẫu phi xác suất. Do hạn chế về khả năng tiếp cận với tất cả các nhân viên đang làm việc tại công ty, sửdụng chọn mẫu thuận tiện đểchọn ra những đối tượng có thểtiếp cận được (Nguyễn Đình Thọvà Nguyễn Mai Trang, 2009).

+ Kích thước mẫu:

Theo (Comrey–1973) và (Roger–2006) thì cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tốthì kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Trong bảng hỏi nghiên cứu xác định có 23 biến quan sát nên kích thước mẫu tối thiểu là: 23x5 = 115 mẫu. Nhằm để kết quả mang tích chính xác cao hơn và phù hợp với kích thước mẫu tối thiểu, do đó trong đề tài này cỡmẫu xác định là 165 mẫu.

4.2 Phương pháp phân tích sốliệu 4.2.1 Phương pháp phân tích thống kê

Trên cơ sở các tài liệu thu thập được tại công ty, sửdụng phương pháp phân tích thống kê: phương pháp tuyệt đối, phương pháp tương đối, số bình quân để phân tích đánh giá sựbiến động các yếu tố liên quan đến hiệu quảhoạt động xuất khẩu của công

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

ty qua các bảng, biểu đồ. Từ đó thấy được ưu và nhược điểm trong hoạt động xuất khẩu của công ty và đưa ra nhận xét.

4.2.2 Phương pháp dãy sốthời gian:

Để phân tích xu hướng biến động của doanh thu xuất khẩu - Mức độtrung bình theo thời gian

- Tốc độphát triển - Tốc độphát triển gốc - Tốc độphát triển bình quân - Tốc độ tăng giảm

4.2.3 Phương pháp xửlý sliu

Sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bằng SPSS trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tốbên trong bên trong doanh nghiệpảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động xuất khẩu thông qua phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo hệ số Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tốkhám phá EFA.

+ Kiểm định thang đo bằng hstin cậy Cronbach’s Alpha + Thang đo:

Trong nghiên cứu định lượng, các khái niệm, nhân tố lớn hay các biến độc lập trong mô hình hồi quy dùng để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả xuất khẩu thường mang tính trừu tượng nên người được khảo sát (người được hỏi) có cách hiểu khác vềkhái niệm so với cách hiểu của người nghiên cứu (người hỏi) do đó dữliệu thu thập được có thểkhông chính xác hoặc trong quá trình xử lý số liệu gặp phải sự khó khăn, phức tạp. Vì thế đểkhắc phục điều này thay vì chỉ sửdụng những thang đo đơn giản (chỉ dùng 1 câu hỏi quan sát đo lường) thì bảng hỏi được sử dụng các thang đo chi tiết hơn (dùng nhiều câu hỏi quan sát để đo lường nhân tố) giúp người được khảo sát hiểu rõ các tính chất của các nhân tốlớn hay các biến độc lập trong mô hình,đưa ra các câu trả lời chính xác. Do vậy khi lập bảng hỏi, đối với một nhân tố đại diện, biến độc lập trong mô hình thường có nhiều biến quan sát con (từ 3-6 biến) đi kèm để giải thích, làm rõ nghĩa hơn cho biến đại diện, độc lập.

Hiện tại chưa có sựthống nhất về cách đo lường hiệu quảhoạt động xuất khẩu do đó: thang đo để xây dựng đo lường các nhân tố trong nghiên cứu này dựa trên cơ sở

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

tổng hợp các thang đo được nhiều sự đồng tình của nhiều học giả đó là thang đo của Aaby & Slater (1989), kết quảchỉ ra các nhân tố tác động đến hiệu quảxuất khẩu bao gồm: kiến thức thị trường xuất khẩu, định hướng marketing, kênh xuất khẩu, chất lượng sản phẩm và dịch vụgiao hàng, cạnh tranh, quy mô công ty, chính sach giá; Zou

& Stan (1998): cho rằng tác động đến hiệu quảxuất khẩu bao gồm các nhân tố nội bộ và các nhân tố bên ngoài: năng lực công ty, đặc điểm quản lý, thái độ và nhận thức quản lý, chiến lượng marketing xuất khẩu, đặc điểm ngành công nghiệp, đặc điểm thị trường nước ngoài và trong nước và Anna (2011): bổsung thêm nhân tố “mối quan hệ kinh doanh”, tác giả đềxuất thang đo như bảng 1.1

Dựa vào các nghiên cứu về các mô hình liên quan đến hiệu quả hoạt động xuất khẩuởtrên, Nhân tố “năng lực quản lý công ty” có nội dung liên quan đến quy mô lao động, vốn, công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm xuất khẩu, nói lên những điểm mạnh của công ty trên thị trường xuất khẩu. Nhân tố “chiến lược marketing xuất khẩu”là các khả năng xây dựng, nghiên cứu thị trường của công ty. Nhân tố “đặc điểm thị trường dệt may thế giới và trong nước” thang đo này bao gồm sự hấp dẫn thị trường, rủi ro, các rào cản xuất khẩu, quy định của quốc gia. Nhân tố “quan hệ kinh doanh” là xây dựng và phát triển mối quan hệvới khách hàng giúp doanh nghiệp tăng doanh số, mở rộng thị trường xuất khẩu

Bảng 1.1: Thang đo các khái niệm nghiên cứu

Các biến quan sát Mã biến

Mối quan hệkinh doanh QH

Công ty có mối quan hệchặt chẽvới các khách hàngở nước nhập khẩu QH1 Công ty có mối quan hệchặt chẽvới các nhà trung gian nhập khẩu QH2 Công ty có mối quan hệchặt chẽvềnguồn hàng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao QH3

Năng lực quản lý của công ty NL

Công ty có trang bịkỹthuật công nghệtiến tiến cho sản xuất xuất khẩu NL1 Đội ngũ nhân lực của công ty có kiến thức và kinh nghiệm xuất khẩu NL2 Công ty có khả năng phân tích và dựbáo sựbiến động thị trường NL3

Công ty có khả năng huy động vốn cho hoạt động xuất khẩu NL4

Đặc điểm thị trường dệt may thếgiới và trong nước TT

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Sức hấp dẫn của thị trường xuất khẩu dệt may thếgiới tác động đến kinh doanh TT1 Biến động giá cảhàng dệt may thếgiớiảnh hưởng đến doanh sốxuất khẩu của công ty TT2

Các rào cản kỹthuậtảnh hưởng đến xuất khẩu dệt may TT3

Sựhỗtrợxuất khẩu của chính phủ tác động đến thuận lợi đến hoạt động kinh doanh TT4

Thái độvà nhận thức quản lý xuất khẩu NT

Công ty có tổchức bộphận xuất khẩu chuyên nghiệp NT1

Công ty có nghiên cứu kỹ lưỡng vềcác rào cản thương mại của nước nhập khẩu NT2

Công ty có cam kết và hỗtrợxuất khẩu NT3

Có nhận thức rõ ràng về định hướng quốc tếvềhoạt động xuất khẩu hàng dệt may NT4

Chiến lược marketing xuất khẩu CL

Công ty có xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu CL1

Thường xuyên nghiên cứu thị trường xuất khẩu dệt may CL2

Công ty có xây dựng chiến lược giá cạnh tranh CL3

Kiểm định Cronbach’s Alpha là để xem xét thang đo: Mối quan hệ kinh doanh, Năng lực quản lý của công ty, Đặc điểm thị trường dệt may thế giới và trong nước, Thái độvà nhận thức quản lý xuất khẩu có tốt có độ tin cậy cao hay không và cho biết các biến quan sát có đo lường cho cùng một khái niệm hay các biến quan sát đo lường cho một khái niệm có liên kết với nhau hay không. Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu để phân tích loại bỏnhững biến không phù hợp, hạn chếcác biến rác trong quá trình nghiên cứu.

Trong một thang đo, nếu chỉ số Cronbach’s Alpha cao chứng tỏ những người được khảo sát hiểu cùng một khái niệm, có câu trả lời đồng nhất tương đương nhau qua mỗi biến quan sát của thang đo đó. Về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt tức thang đo càng có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, nếu hệ số Alpha này quá lớn khoảng từ 0,95 trở lên cho thấy nhiều biến trong thang đo không khác biệt gì hay còn gọi là hiện tượng trùng lặp trong thang đo (Theo: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc–2008) thì chỉ số Cronbach’s Alpha sẽ được đánh giá như sau:

- Từ0.6 trở lên thang đo lường đủ điều kiện

- Từ 0.7 đến gần bằng 0.8 thang đo lường sửdụng tốt

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

- Từ 0.8 đến gần bằng 1 thang đo lường rất tốt

Bên cạnh giá trị Cronbach’s Alpha phản ánh cho khái niệm, chúng ta cần kiểm tra đánh giá xem những biến quan sát nào đóng góp vào việc đo lường cho một khái niệm hay biến quan sát nào cần bỏ đi, biến quan sát nào sẽ giữlại bằng cách dựa vào giá trị tương quan biến tổng. Theo (Nunnally, J – 1978), nếu giá trị tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 thì biến quan sát đó phù hợp, có đóng góp vào việc đo lường khái niệm.

+ Phân tích nhân tốkhám phá EFA

Phân tích nhân tốEFA là tên chung của một nhóm các thủ tục được sửdụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phân tích nhân tố sẽ giúp khám phá cấu trúc khái niệm nghiên cứu, rút gọn nhiều biến quan sát với nhau thành một tập hợp các biến (nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các thông tin ban đầu. Cụthểphân tích nhân tố giúp đánh giá hai giá trịcủa thang đo. Đó là giá trịhội tụ (các biến quan sát hội tụ vềcùng một nhân tố) và giá trị phân biệt (các biến quan sát thuộc về nhân tố này phải được phân biệt với các nhân tố khác). Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được sửdụng để xác định và nhận dạng các nhóm nhân tốtrong mô hình nghiên cứu đềxuất đánh giá hiệu quảhoạt động xuất khẩu của công ty Vinatex Đà Nẵng.

Trong quá trình phân tích nhân tố, phải đáp ứng những yêu cầu và tiêu chuẩn cụ thể như sau:

- Đạt giá trị phải hội tụ: Hệ số tài nhân tố (Factor loading), hệ số này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa các biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa các biến quan sát với các nhân tốcàng lớn và ngược lại.

Thường hệsốtài nhân tốlớn hơn 0.5 thìđược chấp nhận

- Phương sai trích lớn hơn 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp, trị số này cho biết nếu coi biến thiên là 100% thì các nhân tố được trích cô đọng được bao nhiêu

% và bị thất thoát bao nhiêu %. Bên cạnh đó trị số eigenvalue dùng để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA, những nhân tố nào có giá trị lớn hơn 1 thì được chấp nhận, giữlại trong mô hình

- Hệsố KMO là trị số dùng để xem xét sựthích hợp của phân tích nhân tố, do vậy giá trịKMO phải nằm giữa 0.5 và 1 mới phù hợp với dữliệu thu thập được. Hệsố

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Bartlett dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không. Vì điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến quan sát phản ánh những khía cạnh khác nhau của cùng một nhân tốphải có mối tương quan với nhau do đó kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê khi Sig Bartlett Test < 0.05, nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.

- Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy dùng trong nghiên cứunày dùng để xác định xem các biến độc lập trong mô hình đề xuất đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu CTCP Vinatex Đà Nẵng ảnh hưởng đến biến phụ thuộc như thế nào thông qua việc kiểm tra phần dư chuẩn hóa, hệ số phóng đại VIF (Varience Inflation Factor). Mô hình hồi quy tuyến tính bội sẽ được xâu dựng nếu các giả định không bị vi phạm. Sử dụng hệ số R2đã được điều chỉnh để kiểm tra mức độphù hợp của mô hình.

- Phương pháp SWOT

Mục đích của phân tích SWOT là tìm ra điểm mạnh và điểm yếu từnội bộcông ty,trên cơ sởkết hợp cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài đểnhằm mục đích phát huy những điểm mạnh, hạn chế điểm yếu bằng những giải pháp, chiến lược cấp công ty. Vấn đề là những giải pháp, chiến lược này phải khả thi và đảm bảo các yêu cầu khai thác tối đa nguồn lực đang sởhữu, những yếu kém giải quyết như thếnào.

5. Kết cấu đềtài

Bốcục của đề tài:“ Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty CP dệt may Vinatex Đà Nẵng” được chia thành 3 phần:

Phần 1: Đặt vấn đề

Phần 2: Nội dung và kết quảnghiên cứu Chương 1: Cơ sởkhoa học của vấn đềnghiên cứu

Chương 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại Công ty CP Vinatex Đà Nẵng sang thị trường Mỹ

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty Vinatex Đà Nẵng

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞKHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sởlý luận vềvấn đềnghiên cứu

1.1.1 Những vấn đềchung vềhoạt động kinh doanh xuất khẩu 1.1.1.1 Khái niệm vềhoạt động xuất khẩu

Theo điều 28, Bộluật thương mại Việt Nam (2005):

“ Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổViệt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻmà là cảmột hệthống các quan hệmua bán phức tạp có tổchức cảbên trong và bên ngoài. Các lý do đểmột công ty thực hiện XK là:

- Tận dụng ưu thếcủa công ty

- Giảm được chi phí cho một đơn vịsản phẩm do tăng khối lượng - Nâng cao được lợi nhuận của công ty

- Giảm được rủi ro tối thiểu hóa sự dao động của nhu cầu

Khi một thị trường chưa bị hạn chế bởi thuếquan, hạn ngạch, các quy định vềtiêu chuẩn kỹthuật, ít đối thủcạnh tranh hay năng lực của DN chưa đủ để thực hiện hình thức cao hơn thì hình thức XK thường được lựa chọn, bởi vì so với đầu tư thì rõ ràng XKđòi hỏi một lượng vốn ít hơn, rủi ro thấp hơn đặc biệt hiệu quảkinh tếtrong thời gian ngắn.

Hoạt động XK là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã xuất hiện lâu đời và ngày càng phát triển. Hoạt động XK diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế, từ XK hàng hóa tiêu dùng đến hàng hóa phục vụ sản xuất, máy móc, thiết bị cho đến công nghệ kỹthuật cao. Tất cảmọi hoạt động đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia.

1.1.1.2 Phân loại các hình thức xuất khẩu chủyếu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Trên thị trường thế giới, các nhà kinh doanh giao dịch với nhau theo những cách thức nhất định.Ứng với mỗi phương thức xuất khẩu có những đặc điểm riêng, kỹthuật tiến hàng riêng

Theo “Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu” của GS. TS. Võ Thanh Thu (2011), hình thức xuất khẩu bao gồm:

- Xuất khẩu trực tiếp: là việc xuất khẩu các loại hàng hóa dịch vụ doanh chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngoài thông qua các tổchức của mình

Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là doanh nghiệp thương mại không tựsản xuất ra sản phẩm thì việc xuất khẩu bao gồm 2 công đoạn:

+ Thu mua tại nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, địa phương trong nước + Đàm phán ký kết với doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanh toán tiền hàng với đơn vịbạn

Phương pháp này có một số ưu điểm là: thông qua đàm phán thảo luận trực tiếp dễ dàng đi đến thống nhất và ít xảy ra những hiểm lầm đáng tiếc, do đó:

+ Giảm được chi phí trung gian do đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp + Có nhiều điều kiện đểphát huy tídnh độc lập của doanh nghiệp

+ Chủ động trong việc tiêu thụhàng hóa sản phẩm của mình

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì phương thức này còn bộc lộ một số hạn chế:

+ Dễxảy ra rủi ro

+ Nếu như không có cán bộ XNK có đủtrình độvà kinh nghiệm khi tham gia ký kết hợp động ởmột thị trường mới sẽgây bất lợi cho mình

+ Khối lượng hàng hóa giao dịch phải lớn mới có thể bù đắp được chi phí giao dịch - Xuất khẩuủy thác: là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị XNK đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vịsản xuất tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến hành các thủtục cần thiết để xuất khẩu do đó nhà sản xuất qua đó được hưởng một số tiền nhất định gọi là phíủy thác

Ưu điểm của phương thức này:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

+ Những người nhận ủy thác hiểu rõ tình hình thị trường pháp luật và tập quán địa phương do đó họcó khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và thanh toán bớt ủy thác cho ngườiủy thác

+ Đối với người nhậnủy thác là không cần bỏvốn vào kinh doanh tạo ra công ăn việc làm cho nhân viên đồng thời cũng thu được một khoản tiền đáng kể

Tuy nhiên cũng có những mặt hạn chế như:

+ Công ty kinh doanh XNK mất đi sự liên kết trực tiếp với thị trường thường phải đáp ứng những yêu sách của người trung gian

+ Lợi nhuận bịchia sẻ

- Buôn bán đối lưu: Là một trong những phương thức giao dịch xuất khẩu trong xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là người mua, lượng trao đổi với nhau có giá trị tương đương. Trong phương thức này mục tiêu là thu vềmột lượng hàng hóa có giá trị tương đương

Các bên tham gia luôn luôn phải quan tâm đến sự cân bằng trong trao đổi hàng hóa, thểhiệnởnhững khía cạnh sau:

+ Cân bằng vềmặt hàng, mặt hàng quý đổi lấy mặt hàng quý, mặt hàng tồn kho đổi lấy mặt hàng tồn kho khó bán

+ Cân bằng về giá cả so với giá thực tế nếu giá hàng nhập cao thì khi xuất đối phương giá hàng xuất khẩu cũng phải được tính cao tương đương và ngược lại

+ Cân bằng vềtổng giá trị hàng giao cho nhau

+ Cân bằng về điều kiện giao hàng: nếu xuất khẩu CIF phải nhập khẩu CIF - Xuất khẩu hàng hóa theo nghị định thư:

Là hình thức xuất khẩu hàng hóa ( hay được gọi là gán nợ) được ký kết theo nghị định thư giữa hai chính phủ

Đây là một trong những hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường: tìm kiếm bạn hàng, mặt khác không có sựrủi ro trong thanh toán

- Xuất khẩu tại chỗ: là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển rộng rãi, do những ưu việt nó đem lại

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Đặc điểm của loại hình này là hàng hóa không cần vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn mua được. Do vậy nhà xuất khẩu không cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài mà khách hàng tựtìm đến với nhà xuất khẩu, cũng không cần phải tiến hành các thủ tục như thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa,… do đó giảm được chi phí khá lớn

- Gia công quốc tế: là phương thức kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận gia công nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) đểchếbiến ra thành phẩm cho bên đặt gia công và nhận thu lao (gọi là phía gia công)

+ Đối với bên đặt gia công: Phương thức này giúp họlợi dụng giá rẻ, nguyên phụ và nhân công của nước nhận gia công

+ Đối với bên đặt gia công: Phương thức này giúp họgiải quyết công ăn việc làm cho công nhân lao động trong nước hoặc nhập được thiết bị hay công nghệ mới về nước mình

- Tạm nhập tái xuất: là một hình thức xuất khẩu trở ra nươc ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập, chưa qua chế biến ở nước tái xuất qua hợp đồng tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu vềngoại tệlớn hơn số ngoại tệ đã bỏra ban đầu

Hợp đồng này luôn thu hút ba nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu. Vì vậy, người ta gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác

1.1.2 Vai trò của hoạt động của xuất khẩu 1.1.2.1 Đối với nền kinh tếthếgiới và quốc dân

Là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất khẩu đã trở thành phương tiện để thúc đẩy phát triển kinh tế.

Thực tiễn đã xác định xuất khẩu là một mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển kinh tế của một đất nước. Công tác xuất khẩu được đánh giá quan trọng như vậy là do:

- Một là, xuất khẩu đã tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa đất nước. Công nghiệp hóa là những bước đi phù hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo đói lạc hậu. Tuy nhiên công nghiệp hóa đòi hỏi có số

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

lượng lớn vốn đểnhập khẩu những công nghệtiên tiến do đó trong chờvào xuất khẩu, xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu

- Hai là, xuất khẩu đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới là tất yếu đối với tất cả các nước kém phát triển

+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Ví dụ: Khi phát triển ngành dệt may phục vụ xuất khẩu thì ngành chế biến nguyên liệu ( bông, may mặc,…) cũng có cơ hội phát triển theo

+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất

+ Xuất khẩu là phương tiện quan trọng đêt tạo nguồn vốn và thu hút khoa học công nghệ mới từ các nước phát triển nhằm hiện đại hóa kinh tế nội địa, tạo ra năng lực sản xuất mới

Với đặc điểm của đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên, xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Đặc biệt đối với những nước nghèo, đồng tiền có giá trị thấp, thực tế đã chứng minh, những nước phát triển là những nước có nên ngoại thương mạnh và năng động.

Hoạt động xuất khẩu chiếm lĩnh vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh tế đối ngoại:

+ Lưu thông hàng hóa giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài + Tạo nguồn lực từ bên ngoài, chủ yếu là vốn và công nghệ để phục vụ cho sự phát triển của đất nước

+ Xuất khẩu có thể làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và tổng thu nhập quốc dân nhằm thíchứng với nhu cầu tiêu dùng và tích lũy

+ Xuất khẩu còn làmtăng hiệu quảcủa nền kinh tếbằng việc tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, tăng khả năng khai thác lợi thếcủa một quốc gia

- Ba là, xuất khẩu tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Tác động của xuất khẩu ảnh hưởng rất nhiều đến lĩnh vực của công sống. Sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽthu hút hàng triệu lao động vào làm việc, tạo thu nhập ổn định, đồng thời tạo ra ngoại tệ đểnhập khẩu vật phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nhân dân

- Bốn là, xuất khẩu là cơ sở đểmở rộng các quan hệkinh tế đối ngoại của nước ta trên cơ sở vì lợi ích của các bên, đồng thời gắn liền sản xuất trong nước với quá trình phân công laođộng quốc tế. Xuất khẩu là một trong những nội dung chính trong chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta với các nước trên thế giới vì mục tiêu dân giàu nước mạnh

Như vậy, có thể nói đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo động lực cần thiết giải quyết những vấn đềthiết yếu của nền kinh tế. Điều này nói lên tính khách quan của việc tăng cường xuất khẩu trong quá trình phát triển kinh tế.

1.1.2.2 Đối với doanh nghiệp

Thông qua xuất khấu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia và tiếp cận vào thị trường thế giới. Nếu thành công đây là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị trường và khả năng sản xuất của mình.

Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hó nhiều thành phần sẽgóp phần đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước một cách tự giác, mở rộng quan hệ kinh doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quảcác nguồn lực hiện có, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động

Qua xuất khẩu doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu cở bản của mìnhđó là lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên cũng như mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp, nó quyết định và chi phối các hoạt động khác.

Xuất khẩu giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh: do phải chịu sức ép cạnh tranh trong và ngoài nước sẽ đặt doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã,điều chỉnh giá thành sản phẩm.

1.1.3 Nội dung hoạt động xuất khẩu

Xuất khẩu là việc bán sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước ra thị trường nước ngoài, nó được tổchức thực hiện trong môi trường kinh doanh quốc tế do đó được tổ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu. Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ đều phải nghiên cứu kỹ lưỡng và đặt trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt được các lợi thếnhằm đảm bảo xuất khẩu đạt hiệu quảcao nhất.

1.1.3.1 Nghiên cứu thị trường quốc tế

Theo “Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu” của GS. TS. Võ Thanh Thu (2011), hoạt động xuất khẩu bao gồm:

1.1.3.1.1 Nghiên cu thị trường hàng hóa thếgii:

Nghiên cứu thị trường hàng hóa phải bao gồm việc nghiên cứu toàn bộquá trình sản xuất của một ngành sản xuất cụthể.

Nghiên cứu thị trường hàng hóa nhằm đem lại sựhiểu biết vềquy luật vận động của chúng. Mỗi thị trường hàng hóa cụ thể có quy luật vận động riêng, quy luật đó được thể hiện qua những biến đổi nhu cầu, cung cấp và giá cả hàng hóa trên thị trường, nắm chắt các quy luật để giải quyết hàng loạt các vấn đề thực tiễn liên quan như thái độtiếp thu của người tiêu dùng, yêu cầu của thị trường đối với hàng hóa, các hình thức và biện pháp thâm nhập thị trường.

Muốn kinh doanh xuất khẩu thành công, ta phải xác định các vấn đềsau:

+ Thị trường cần mặt hàng gi?

+ Tình hình tiêu dùng mặt hàng đó như thếnào?

+ Tình hình sản xuất mặt hàng đó như thếnào?

+ Tỷsuất ngoại tệcủa mặt hàng đó?

1.1.3.1.2Dung lượng thị trường vá các yếu tố ảnh hưởng

Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hóa được giao dịch trên một phạm vi thị trường nhất định. Nhưng nó không xác định mà thay đổi tình hình theo những nhân tốtổng hợp theo những giai đoạn nhất định.

1.1.3.1.3 La chọn đối tác bán buôn

Mục đích của hoạt động này là lựa chọn bạn hàng sao cho công tác kinh doanh an toàn và có lợi, bao gồm:

+ Quan điểm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh của họ + Khả năng vốn và cơ sởvật chất của họ

+ Uy tín và mối quan hệtrong kinh doanh của họ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Có thể nói, việc lựa chọn đối tác giao dịch có căn cứ khoa học là điều kiện quan trọng đểthực hiện thắng lợi của hoạt động mua bán trong thương mại quốc tế.

1.1.3.1.4 Nghiên cứu giá cảhàng hóa trên thị trường thếgiới

Giá cảlà biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, đồng thời biểu hiện một cách tổng hợp các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ kinh tế như: quan hệ cung cầu hàng hóa, tích lũy tiêu dùng,…giá cả luôn gắn liền với thị trường và chịu tác động của nhiều yếu tố. Để thích ứng sựbiến động của thị trường, các nhà kinh doanh tốt nhất là thực hiện định giá linh hoạt phù hợp với mục đích cơ bản của doanh nghiệp

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải xem xét đến chính phủ nước chủ nhà và nước xuất khẩu đểcó thể định giá sản phẩm đáp ứng đòi hởi của quy định này.

1.1.3.1.5 Thanh toán trongthương mại quc tế

Thanh toán quốc tế là một khâu rất quan trọng trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Hiệu quả kinh tế trong kinh daonh xuất khẩu phần nhiều nhờ vào sự lựa chọn phương thức thanh toán. Thanh toán là bước đảm bảo cho người xuất khẩu thu được tiền và người nhập khẩu nhận được hàng.

Thanh toán quốc tếcó thểhiểu đó là việc chi trảnhững khoản ngoại tệ, tín dụng có liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa đã được thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế. Trong xuất khẩu hàng hóa việc thanh toán phải xem xét các vấn đề:

+ Tiện tệtrong thanh toán quốc tế + Địa điểm thanh toán

+ Thời gian thanh toán + Thời hạn thanh toán

+Phương thức thanh toán: Việc lựa chọn phương thức xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng và yêu cầu của người nhập hàng là có đúng số lượng, chất lượng, đúng hạn. Các phương thức thanh toán thường được dùng trong ngoại thương gồm:

 Phương thức chuyển tiền: là phương thức trong đó khách hàng yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một sốtiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

 Phương thức ghi sổ: Người bán mở một tài khoản đểghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ người mua trả tiền cho người bán

 Phương thức nhờ thu: Người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho khách hàng thíủy thác cho ngân hàng của mình thu hộsốtiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra

 Phương thức tín dụng chứng từ: là một sựthỏa thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng ( người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽtrảmột sốtiền nhất địng cho người hưởng lợi sốtiền của thư tín dụng

 Phương thức thư ủy thác mua (A/P)

 Thư đảm bảo trảtiền (L/G)

 Thanh toán qua tài khoản treoở nước ngoài 1.1.3.2 Lập phương án kinh doanh

Trên cơ sở những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu thị trường, đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh cho mình. Phương án này là kếhoạch hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới những mục tiêu xác định trong kinh doanh. Việc xây dựng phương án này bao gồm:

- Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, phác họa bức tranh tổng quát về hoạt động kinh doanh và những thuận lợi khó khăn

- Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinnh doanh. Sự lựa chọn này phải có tình thuyết phục trên cơ sởphân tích tình hình có liên quan

- Đềra mục tiêu cụthể: khối lượng, giá bán, thị trường xuất khẩu. Đề ra và thực hiện các biện pháp để đạt được mục tiêu đó. Những biện pháp này bao gồm: ký kết hợp đồng kinh tế, quảng cáo,…

- Sơ bộ đánh giá hiệu qảu kinh tếcủa việc kinh doanh thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như: Tỷsuất ngoại tệ, thời gian hoàn vốn, tỷsuất doanh lợi, điểm hòa vốn,…

1.1.3.3 Nguồn hàng cho xuất khẩu

Nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ hàng hóa của công ty hoặc một địa phương, vùng hoặc toàn bộ đất nước có khả năng và bảo đảm điều kiện xuất khẩu được. Một nguồn hàng xuất khẩu mạnh rất quan trọng đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

vì nó góp phần đáp ứng kịp thời, chính xác nhu cầu thị trường, thực hiện đúng hợp đồng với chất lượng tốt.

Đểtạo nguồn hàng cho xuất khẩu, các doannh nghiệp có thể đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp cho sản xuất, có thể thu gom hoặc ký kết hợp đồng mua với các chân hàng.

Công tác thu mua nguồn hàng cho xuất khẩu bao gồm:

- Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu

- Tổchức hệthống thu mua hàng cho xuất khẩu - Ký kết hợp đồng

1.1.3.4 Đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng

Theo “Đàm phán trong kinh doanh quốc tế” của GS.TS Đoàn ThịHồng Vân (2009)

1.1.3.4.1 Các hình thức đàm phán

Đàm phán là việc bàn bạc trao đổi với nhau về các điều kiện mua bán giữa các nhà doanh nghiệp xuất nhập khẩu để đi đến ký kết hợp đồng

- Đàm phán qua thư tín: ngày nay việc sửdụng hình thức này vẫn là phổbiến để giao dịch giữa các nhà điều kiện xuất khẩu. Những cuộc tiếp xúc ban đầu thường qua thư tín. Ngay cảsau này khi cả hai bên đã có điều kiện gặp gỡ trực tiếp thì việc duy trì quan hệ cũng phải qau thư tín. Sử dụng thư tín để giao dịch đàm phán phải luôn nhớ rằng thư là sứ giả của mình đến khách hàng bởi vậy, gửi thư cần lịch sử, chuẩn các, khẩn trương

- Đàm phán qua điện thoại: Bằng hình thức này sẽ giảm bớt thời gian, giúp cho các nhà kinh dianh tiến hành đàm phán khẩn trường, kịp thời cơ. Nhưng trao đổi qua điện thoại không có gì làm bằng chứng cho những thỏa thuận, quyết định nên sau khi trao đổi bầng diện thoại cần có thủtục các nhạn nội dung đãđàm phán

- Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp: Đây là hình thức cẩn thận, có tác dụng đẩy nhanh tốc độ giải quyết các vấn đề mà các bên cùng quan tâm tuy nhiên phương pháp này rất tốn kém

Các bước tiến hành đàm phán:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

- Bước 1: Chào hàng là lời đề nghị ký kết hợp đồng từ phía người bán đưa ra.

Trong buôn bán thì chào hàng là việc người xuất khẩu thể hiện ý định bán hàng của mình. Tùy vàođơn chào hàng nào mà chúng có tínhchất pháp lý khác nhau

- Bước 2: Hoàn giá là một lời đềnghị mới do bên nhận chào hàng đưa ra sau khi đã nhận được đơn chào hàng của ben kia nhưng không chấp nhận hoàn toàn giá chào hàng. Khi hoàn giá thì coi như chào hàng trước đó bịhủy bỏ. Trong kinh doanh quốc tế, mỗi lần giao dịch thường phải qua nhiều lần hoàn giá mới đi đến kết thúc

- Bước 3: Chấp nhận là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện chào hàng mà phía bên kia đưa ra, khi đó tiến hành ký kết hợp đồng

- Bước 4: Xác nhận sau khi hai bên đã thỏa thuận cới nhau về điều kiện giao dịch thì ghi lại tất cả những đã thỏa thuận gửi cho bên kia. Đó là văn bản có chữ ký của cảhai bên

1.1.3.4.2 Hợp đồng kinh tếvềxuất khẩu hàng hóa

Sau khi các bên mua và bán tiến hàng giao dịch, đàm phán có kết quả thìđi đến lập và ký kết hợp đồng. Hợp đồng có quy định rõ ràng và đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụcủa các bên tham gia.

Hợp đồng thểhiện bằng văn bản là hình thức bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của nước ta. Đây là hình thức tốt nhất đểbảo vệquyền lợi của cả hai bên và tránh được những biểu hiện không đồng nhất trong ngôn từhay quan niệm vì cácđối tác tham gia thuộc các quốc tịch khác nhau.

Các điểm cần lưuý khi ký kết hợp đồng:

- Hợp đồng cần trình bày rõ ràng, sáng sủa, nội dung phải phán ảnhđúng và đầy đủcác vấn đề đã thỏa thuận

- Ngôn ngữ dùng trong hợp đồng là thứ ngôn ngữ phổ biến mà hai bên cùng thông thạo

- Chủthếký kết hợp đồng phải là người có đủthẩm quyền ký kết

- Hợp đồng nên đề cập đầy đủ các vấn đề vầ khiếu nại, trọng tài đề giải quyết tranh chấp nếu có tránh tình trạng tranh chấp kiện tụng kéo dài

1.1.3.4.3 Thc hin hợp đồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

Theo Giáo trình Nghiệp vụ thương mại quốc tế- Đại học Huếcủa Nguyễn Thị Diệu Linh (2008). Sau khi hợp đãđược ký kết thìđơn vịsản xuất kinh doanh xuất khẩu phải thực hiện cho các quy định đã ký kết trong hợp đồng, tiến hành sắp xếp những việc phải làm, ghi thành bảng theo dõi tiến độthực hiện hợp đồng, ghi lại những diễn biến kịp thời, những văn bản phát đi và nhận được đểxửlý và giải quyết cụthể.Đồng thời phai đảm bảo được quyền lợi quốc gia và lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp

Hình1.1: Sơ đồtrình tthc hin hợp đồng xut khu

- Xin giấy phép xuất khẩu:

Giấy phép xuất khẩu là một biện pháp quan trọng để Nhà nước quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Vì thế, trước khi xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải xin phép xuất khẩu hàng hóa đó. Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và thủtục xuất nhập khẩu được quy định 12/2006/NĐ- CP, ngày 23/01/2006

- Kiểm tra L/C

Bên nhập khẩu có trách nhiệm mởL/C và bên xuất khẩu cần kiểm tra L/C có phù hợp với hợp đồng ký kết hay không trước khi tiến hành giao hàng

- Chuẩn bịhàng xuất khẩu Ký kết

HĐXK

Kiểm tra L/C

Chuẩn bị hàng Xin giáp

phép XK

Làm thủtục hải

quan Kiểm nghiệm Ủy thác thuê tàu

hàng hóa

Giải quyết Làm thủtục

thanh toán Mua bảo

hiểm Giao hàng

lên tàu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Công việc này phải thực hiện đúng theo quy định của hợp đồng và đảm bảo tiến độ cho công tác giao hàng. Chuẩn bị hàng hóa bao gồm nhiều công việc từ thu gom tập trung thành lô hàng xuất khẩu đến việc đóng gói bao bì, ký mã hiệu

Trước khi xuất khẩu, các nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra vềphẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì.

- Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu

Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu sẽ ngăn chặn kịp thời những hậu quảxấu và đảm bảo uy tín cho nhà sản xuất cũng như tổchức xuất khẩu trong quan hệmua bán

- Làm thủtục hải quan

Thủ tục hải quan là một cách thức để Nhà nước quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Không những thế đây còn là kiểm tra, giám sát hải quan, trong đó quy định khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải khai báo hải quan, đưa hàng đến địa điểm quy định cụthể, làm nghĩa vụnộp thuế

- Thuê phương tiện vận tải

Thuê phương tiện chở hàng dựa vào căn cứ: Những điều khoản hợp đồng mua bán, đặc điểm hàng hóa mua bán, điều kiện vận tải, thông thường trong nhiều trường hợp, đơn vị kinh doanh xuất khẩu thường ủy thác việc phương tiện vận tải cho một công ty vận tải

- Giao hàng cho người vận tải

Doanh nghiệp xuất khẩu phải tiến hành theo các bước sau:

+ Căn cứ vào chi tiết hàng hóa xuất khẩu, lập bảng kê hàng hó chuyên chở cho người vận tải để đổi lấy hồ sơ xếp hàng

+ Trao đổi với cơ quan điều độcảng đểnắm vững kếhoạch giao hàng + Lập kếhoạch và vận chuyển hàng vào cảng

+ Bốc hàng lên tàu

+ Sau khi giao nhận hàng xong lấy biên lai thuyền phó

+ Trên cơ sở hóa đơn thuyền phó đổi lấy vận đơn đường biển, điều quan trọng là phải lấy được hàng vận đơn đường biển hoàn hảo

- Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng, căn cứvào hàng hóa vận chuyển, điều kiện vận chuyển để lựa chọn mua bảo hiểm thích hợp cho hàng hóa. Hợp đồng bảo hiểm thường được chia thánh hai loại: Hợp đồng bảo hiểm bao và hợp đồng bảo hiểm chuyến

- Lập bộchứng từthanh toán

Sau khi giao hàng, nhà sản xuất nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh toán trình ngân hàng để đòi tiền nhà nhập khẩu. Bộchứng từnày phải chính xác và phù hợp với yêu cầu của L/C vềcả nội dung và hình thức. Bộ chứng từbao gồm: hóa đơn thương mại, vận đơn (đường biển, đường sắt, đường hàng không), chứng từbảo hiểm, bảng kê chi tiết, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, giấy chứng nhận xuất xứvà giấy chứng nhận vệsinh

- Giải quyết tranh chấp (nếu có)

Người mua khiếu nại người bán: giao hàng không đúng vềsố lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất, nguồn gốc như trong hợp đồng quy định, bao bì, kí mã hiệu sai quy cách, không phù hợp với điều kiện vận chuyển

Người bán khiếu nại người mua: trong các trường hợp như trả tiền chậm so với quy định

Người bán hoặc người mua khiếu nại người chuyên chở và bải hiểm: khi người chuyên chởvi phạm hợp đồng chuyên chở như đưa tàu đến cảng không đúng quy định, bị mất thất lạc trong quá trình chuyên chở.

Nhìn chung, những doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu cần nắm vững từng nội dung của hoạt động này, nắm được công việc cụ thể của từng nội dung, nghiên cứu kỹ đểthự

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh

Tôi Hoàng Thị Ngọc Hà đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ truyền hình MyTv của khách hàng cá nhân tại thành phố Đà Nẵng năm

Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành xuất khẩu dăm gỗ là một lợi thế lớn đối với công ty trong việc phản ứng nhanh nhạy với các biến động của thị trường cũng

Đề tài phân tích đánh giá thực trạng công ty trong các năm vừa qua, với các thành tựu mà công ty đã đạt được như hoạt động xuất khẩu sợi ngày càng được nâng cao,

Ngân hàng Liên doanh Việt Nga – Chi nhánh Đà Nẵng thành lập khá trễ ở giai đoạn mà sau khi các ngân hàng lớn đã chiếm lĩnh sẵn thị phần cho mình, vì vậy việc tìm kiếm khách hàng gặp

tài “Tổ chức kế toán trách nhiệm về chi phí tại Tổng công ty CP dệt may Hoà Thọ Đà Nẵng” 2010 - Luận văn của tác giả Huỳnh Thị Kim Hồng qua nghiên cứu đề tài “Kế toán trách nhiệm tại

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO CÔNG TY TNHH MTV ĐỒ HỘP HẠ LONG – ĐÀ NẴNG ASSESSING THE PRODUCTION STATUS AND APPLYING CLEANER

Chất lượng nguồn nhân lực của công ty ngày càng được nâng cao với đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động chuyên nghiệp, góp phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh tại công ty cổ