• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp | Giải Tập bản đồ 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp | Giải Tập bản đồ 12"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 29 – THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP

Bài 1 trang 50-51 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Cho bảng số liệu dưới đây:

* Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1996 – 2008 (trước khi vẽ, hãy xử lí số liệu về cơ cấu rồi điền vào bảng trên).

(2)

* Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

Lời giải:

* Xử lí số liệu:

* Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1996 – 2008

(3)

* Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế - Nhận xét: Nhìn chung cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm khu vực Nhà nước.

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh và liên tục, từ 26,5% năm 1996 lên đến 44,4% năm 2008

+ Khu vực ngoài nhà nước tăng từ 23,9% (1996) lên đến 37,1% (2008)

+ Khu vực Nhà nước giảm mạnh và liên tục từ 49,6% (1996) xuống còn 18,5% (2008)

* Giải thích: Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1996 – 2008 là kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền

(4)

kinh tế. Trong đó chú trọng thu hút đầu tư từ trong và ngoài nước, phát triển nền kinh tế thị trường.

Bài 2 trang 51 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

* Xử lí số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực ngoài Nhà nước phân theo thành phần kinh tế rồi điền vào bảng trên.

* Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước phân theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2000 – 2008.

* Giải thích vì sao tỉ trọng của khu vực kinh tế tư nhân lại tăng rất nhanh Lời giải:

* Xử lí số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực ngoài Nhà nước phân theo thành phần kinh tế

(5)

* Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước phân theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2000 – 2008.

Nhìn chung cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước phân theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2000 – 2008 có sự chuyển dịch theo hướng giảm khu vực kinh tế tập thể và cá thể, tăng khu vực kinh tế tư nhân:

- Kinh tế cá thể giảm nhanh nhất, từ 39,4% (2000) xuống 18,4% (2008) - Kinh tế tập thể giảm khá nhanh, từ 2,6% (2000) xuống còn 0,93% (2008) - Chỉ có kinh tế tư nhân là tăng nhanh, tăng từ 60% (2000) lên hơn 80% (2008)

* Giải thích

Tỉ trọng của khu vực kinh tế tư nhân tăng rất nhanh vì phù hợp với chính sách công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trường. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển và mở rộng kinh doanh.

(6)

Cách mạng Công nghiệp 4.0

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài 2 Trang 4 Tập Bản Đồ Địa Lí: Để phân chia các nước trên thế giới thành 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển, người ta thường dựa vào các tiêu chí chính nào

Bài 3 Trang 7 Tập Bản Đồ Địa Lí: Dựa vào nội dung SGK và kiến thức của bản thân, em hãy điền vào bảng dưới đây để nêu rõ những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của toàn

Bài 2 Trang 24 Tập Bản Đồ Địa Lí: Dựa vào các kiến thức đã học ở những bài trước (các điều kiện vị trí, tự nhiên, xã hội...) và quan sát lược đồ trang 23, em hãy

Trên 45% tổng giá trị mậu dịch của Nhật Bản được thực hiện với các nước phát triển chủ yếu bao gồm: xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, nhập khẩu công nghệ và kĩ

+ Đông Nam Bộ: phát triển CN mạnh nhất... + Đồng bằng sông Cửu Long: trọng điểm SX LT-TP. - Cả nước đã hình thành 4 vùng kinh tế trọng điểm + Vùng KT trọng điểm phía

c) Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi trên phản ánh điều gì trong sản xuất lương

– Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp không đều giữa các vùng:.. Riêng hai vùng này đã chiếm khoảng 75% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. ⟹ Có sự thay đổi

- Khai thác các thế mạnh vốn có của vùng về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội (dân cư đông- lao động dồi dào, khoa học kĩ thuật phát triển, cơ sở hạ