• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 29 Ngày soạn : T6/6/04/2018

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 9 tháng 4 năm 2018 Toán

TIẾT 141: DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết hai cạnh của nó.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo xăng-ti-mét vuông.( Làm được bài tập 1,2,3)

3.Thái độ:

- Giáo dục tính chính xác của bộ môn. Trình bày bài khoa học.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- SGK,VBT. 3HCN có kích thước 3cm x 4cm; 6cm x 5cm; 20cm x 30cm.

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC : ( 5 phút )

? Để đo diện tích hình vuông có cạnh 1cm người ta dùng đơn vị diện tích là gì?

? Xăng-ti-mét vuông viết tắt là gì?

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b. Xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật: ( 12 phút )

- Phát cho mỗi HS 1 HCN.

? Hình chữ nhật ABCD gồm bao nhiêu hình vuông?

? Em làm thế nào để tìm được 12ô vuông?

- HD cách tìm số ô vuông trong hình chữ nhật ABCD:

? Các ô vuông trong hình chữ nhật ABCD được chia làm mấy hàng?

? Mỗi hàng có bao nhiêu ô vuông?

? Có 3 hàng, mỗi hàng có 4 ô vuông, vậy có tất cả bao nhiêu ô vuông?

? Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu?

? Vậy hình chữ nhật ABCD có diện tích là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?

- 4cm x 3cm = 12cm2, 12cm2 là diện

- 2 HS trả lời

+ người ta dùng đơn vị diện tích là xăng- ti-mét vuông.

- ……cm2 - Hs lắng nghe

- Nhận đồ dùng.

-……gồm 12 hình vuông.

- …đếm/ nhân 4 x 3/ cộng 4 + 4 + 4

- ……được chia làm 3 hàng.

- ……mỗi hàng có 4 ô vuông.

- Hình chữ nhật ABCD có 4 x 3 = 12(ô vuông)

- Mỗi ô vuông là 1cm2.

- Hình chữ nhật ABCD có diện tích là 12cm2.

- Dùng thước đo chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ABCD và báo cáo kết quả: chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm.

(2)

tích của hình chữ nhật ABCD. Muốn tính diện tích HCN ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng(cùng đơn vị đo)

? Muốn tính diện tích HCN ta làm thế nào?

3/ Luyện tập: ( 18 phút ) Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

? Hãy nêu cách tính chu vi hình chữ nhật?

- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo)

- 2HS nhắc lại kết luận.

- Đọc lại đề toán.

- Tính diện tích và chu vi của hình.

- Muốn tính chu vi HCN ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng(cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.

- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào phiếu bài tập.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Gọi HS lên bảng làm

- Nhận xét.

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài - Y/c HS làm bài

- Nhận xét.

4/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

?Muốn tính diện tích HCN ta làm ntn?

- Nhận xét tiết học

- 1HS đọc đề toán.

- HS trả lời

- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở Bài giải

Diện tích miếng bìa hình chữ nhật là:

14 x 5 = 70(cm2) Đáp số: 70cm2 - Hs lắng nghe

- 1 HS đọc

- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.

Bài giải a) Diện tích hình chữ nhật là:

5 x 3 = 15(cm2) Đáp số: 15cm2 b) Đổi 2dm = 20cm

Diện tích hình chữ nhật l 20 x 9 = 180(cm2) Đáp số: 180cm2

- Vài HS nhắc lại - Lắng nghe

________________________________

(3)

Tập viết

TIẾT 29: ÔN CHỮ HOA T (tiếp theo) I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T ( 1 dòng chữ Tr); viết đúng tên riêng Trường Sơn ( 1 dòng) và câu ứng dụng “ Trẻ em …là ngoan” (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ)

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng trình bày.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS yêu thích môn học. Kiên trì trong học tập.

* BVMT : Hs thấy được giá trị của hình ảnh so sánh (Trẻ em như búp trên cành), từ đó cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ hoa T (Tr), tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

-Vở tập viết 3, tập 2.

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi HS nhắc lại từ và câu ứng dụng học tiết trước.

- 3 HS lên bảng viết: Thăng Long, Thể dục.

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b. HDHS viết trên bảng con: ( 8 phút )

* Luyện viết chữ hoa.

? Trong bài có những chữ hoa nào?

- Treo bảng phụ và gọi học sinh nhắc lại quy trình viết chữ viết hoa Tr, S đã học ở lớp 2.

- Y/c HS viết vào bảng con -Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS.

* Luyện viết từ ứng dụng:

- Gọi HS đọc từ ứng dụng.

- GV: Trường Sơn là tên dãy núi kéo dài suốt miền Trung nước ta(dài gần 1000km). Trong kháng chiến chống Mỹ, đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc theo dãy Trường Sơn, là con đường đưa bộ đội vào miền Nam đánh Mỹ. Nay, theo đường mòn Hồ Chí Minh, chúng ta đang

- 2 HS nhắc lại.

- 3 HS lên bảng viết.

- Hs lắng nghe

- Có các chữ hoa T (Tr), S, B.

- 3 HS lên bảng viết và nhắc lại quy trình viết chữ viết hoa Tr, S. Cả lớp quan sát và nhận xét.

- 4HS lên bảng viết các chữ viết hoa Tr, S . Cả lớp viết trên bảng con.

- 3 HS đọc: Trường Sơn - Lắng nghe

(4)

làm con đường quốc lộ số 1B nối các miền của Tổ quốc với nhau.

- Y/c HS viết vào bảng con - Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS.

* Luyện viết câu ứng dụng: ( 5 phút ) - Gọi HS đọc câu ứng dụng

? Câu thơ cho em biết điều gì?

- Câu thơ thể hiện tình cảm yêu thương của Bác Hồ với thiếu nhi: Bác xem trẻ em là lứa tuổi măng non như búp trên cành. Bác khuyên trẻ em ngoan ngoãn, chăm học.

- Các con phải biết làm theo những gì Bác khuyên để trở thành người con ngoan, trò giỏi.

- Y/c viết bảng.

- Theo dõi, sửa lỗi cho HS.

c. HD viết vào vở Tập viết: ( 15 phút ) - 1 dòng chữ Tr, S, B, cỡ nhỏ.

- 1 dòng Trường Sơn, cỡ nhỏ.

- 1 lần câu ứng dụng.

d. Chấm, chữa bài: ( 5 phút ) - Chấm nhanh 5-7 bài tại lớp.

- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Ở gia đình ai là người chăm sóc con?

- Tuyên dương những em viết tốt. Nhắc nhở những HS viết chưa xong về nhà viết tiếp. Khuyến khích HS học thuộc câu ứng dụng.

- Về nhà luyện viết. Chuẩn bị bài “Ôn chữ hoa U”

- 3HS lên bảng viết từ ứng dụng, dưới lớp viết trên bảng con

- 3 HS đọc câu ứng dụng.

- Câu thơ cho biết tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

- Lắng nghe.

- 3 HS lên bảng viết, dưới lớp viết bảng con: Trẻ em

- HS nghe và viết vào vở

- HS nộp vở - Nghe

- Một số HS kể - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

__________________________________________________________________

Ngày soạn : T7/7/04/2018

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 10 tháng 4 năm 2018 Toán

TIẾT 142: LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết tính diện tích hình chữ nhật.

2. Kĩ năng:

- Làm được bài tập 1,2,3 3 Thái độ:

(5)

- Ham học hỏi và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bài học.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - SGK,VBT.bảng phụ

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi 2HS làm bài 2 và 3 tiết trước.

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b.Hướng dẫn luyện tập: ( 29 phút ) Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài

? Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta phải làm thế nào?

? Hai cạnh của hình chữ nhật trong bài có cùng đơn vị đo không?

? Vậy muốn tính được diện tích của hình chữ nhật này ta phải làm gì trước?

- Nhận xét.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài

? Hình H gồm những HCN nào ghép lại?

? Diện tích hình H ntn so với diện tích của hai HCN?

- Gọi HS lên bảng làm.

- Nhận xét.

- 2 HS lên bảng làm bài - Nhận xét.

- Hs lắng nghe

- Đọc yêu cầu.

- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo)

- Hai cạnh của hình chữ nhật không cùng đơn vị đo.

- Trước hết ta phải đổi ra cùng đơn vị đo, 4dm = 40cm.

- 1HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở

Bài giải 4dm = 40cm

Diện tích hình chữ nhật là:

40  8 = 320(cm2) Chu vi hình chữ nhật là:

(40 + 8)  2 = 96(cm) Đáp số: 96cm - 1 HS dọc yêu cầu của bài

- Gồm 2 hình ABCD và DMNP.

- Diện tích hình H bằng tổng diện tích 2 hình ghép lại.

- 2HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.

a) Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

10  8 = 80(cm2)

Diện tích hình chữ nhật DMNP là:

20  8 = 160(cm2) b) Diện tích hình H là:

80 + 160 = 240(cm2) - Hs lắng nghe

(6)

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Gọi HS lên bảng làm

- Nhận xét.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Về nhà làm bài và chuẩn bị bài “Diện tích hình vuông”.

- Nhận xét tiết học

- 1HS đọc yêu cầu.

- HS trả lời.

- 1HS làm bài. Cả lớp làm vở.

Bài giải

Chiều dài hình chữ nhật là:

5  2 = 10(cm) Diện tích hình chữ nhật là:

10  5 = 50(cm2) Đáp số: 50cm2 - Hs lắng nghe

- HS lắng nghe

_____________________________

Tự nhiên xã hội

TIẾT 57: THỰC HÀNH: ĐI THĂM THIÊN NHIÊN I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên.

2. Kĩ năng:

- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cây cỏ, động vật trong thiên nhiên.

3. Thái độ:

- Yêu thích thiên nhiên.

* BVMT : Hình thành biểu tượng về môi trường tự nhiên. Yêu thích thiên nhiên.

Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét, mô tả môi trường xung quanh.

* GDTNMTBD: Liên hệ cảnh quan vùng biển, đảo

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Tổng hợp các thong tin thu nhận được về các loại cây, con vật; Khái quát hoá về đặc điểm chung của thực vật và động vật.

- Kĩ năng hợp tác: Hợp tác khi làm việc nhóm như: kĩ năng lắng nghe, trình bày ý kiến cá nhân và khả năng diễn đạt, tôn trọng ý kiến người khác, tự tin. Nỗ lực làm việc của của cá nhân tạo nên kết quả chung của cả nhóm.

- Trình bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm bằng hình ảnh, thộng tin.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK,VBT,bảng phụ

IV/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 3 phút )

(7)

- Kiểm tra sự chuẩn bị HS - GV nhận xét, đánh giá.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Phát triển bài: ( 29 phút ) Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm - Phát phiếu số 1 cho đội vẽ tranh động vật. Phiếu số 2 cho đội vẽ tranh thực vật.

- Thảo luận trong thời gian 10p

- Nhận xét, đánh giá

- Nghe giới thiệu.

- 2 nhóm. Nhóm động vật và nhóm thực vật, căn cứ theo bài vẽ của các em.

- Ở đội vẽ tranh động vật chia thành các nhóm nhỏ. Nhận phiếu thảo luận số 1.

- Ở đội vẽ tranh thực vật cũng chia thành các nhóm nhỏ, nhận phiếu thảo luận số 2.

- Các nhóm thảo luận

- Đại di n nhóm trình bày. Nhóm khác theo dõi, b sung.

Phiếu thảo luận số 1

Hãy dán tranh đã v v con v t mà em đã quan sátẽ ề đ c và k thêm tên 1 loài đ ng v t khác. Nêu đ cượ đi m c a chúng đ hoàn thành b ng sau:

Con vật

Đặc điểm Đầu Mình Cơ quan

di chuyển

Điểm đặc biệt

Phiếu thảo luận số 2

Hãy dán tranh đã v v loài cây mà em đã quan sát đ cẽ ề ượ khi đi th m quan và hoàn thành b ng d i đây:ă ướ

Cây Đặc điểm

Thân Rễ Hoa quả Đđb

* Kết luận: Động vật và thực vật khác nhau ở các bộ phận cơ thể. Động vật có thể di chuyển được còn thực vật thì không. Thực vật có thể quang hợp còn động vật thì không.

Hoạt động 2 : Thảo luận

- GV điều khiển HS thảo luận theo gợi ý sau:

? Nêu những đặc điểm chung của thực vật, đặc điểm chung của động

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi

(8)

vật.

? Nêu đặc điểm chung của cả thực vật và động vật.

* Kết luận:

- Trong tự nhiên có rất nhiều loài thực vật. Chúng có hình dạng độ lớn khác nhau: Chúng thường có những đặc điểm chung: có rễ, thân, lá, hoa, quả.

- Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng độ lớn khác nhau. Cơ thể chúng thường gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.

- Thực vật và động vật đều là những cơ thể sống, chúng được gọi chung là sinh vật.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Bảo vệ thiên nhiên môi trường

chính là bảo vệ gì?

- Đọc phần ghi nhớ

- Về nhà học bai, chuẩn bị bài : Trái Đất- quả địa cầu.

- Hs trả lời 2 HS đọc

_________________________________________________________________

Ngày soạn : CN/8/4/2018

Ngày giảng: Thứ tư, ngày 11 tháng 4 năm 2018 Toán

TIẾT 143: DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết quy tắc tính diện tích hình vuông theo số đo cạnh của nó và bước đầu vận dụng tính diện tích một số hình vuông theo đơn vị đo xăng-ti-mét vuông.

2. Kĩ năng:

- Làm được bài tập 1,2,3 3. Thái độ:

- Vận dụng bài học vào thực tiễn II/ ĐỒ DÙNG DẠY HOC

- SGK,VBT, một số hình vuông có cạnh 4cm, 10cm III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài 2; 3 - Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b. Giới thiệu quy tắc tính diện tích hình vuông: ( 12 phút )

- GV phát một số hình vuông đã chuẩn bị như phần bài học.

- 2 HS lên bảng làm

- Hs lắng nghe

- Nhận ĐDHT

(9)

? Tính số ô vuông trong hình?

? Làm thế nào để tìm được 9 ô vuông

? Các ô vuông trong hình chia làm mấy hàng, mỗi hang có mấy ô vuông.

? Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu?

? Diện tích hình vuông được tính như thế nào?

? Quy tắc tính diện tích hình vuông?

3/ Luyện tập: ( 18 phút ) Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài

- Nhắc lại cáh tính chu vi hình vuông.

- Y/c HS làm bài - Nhận xét.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài

? Số đo cạnh tờ giấy đang tính theo đơn vị nào?

? Muốn tính tờ giấy theo xăng-ti- met vuông ta phải làm ntn?

- Sửa bài.

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài

- Muốn tình diện tích phải biết số đo độ dài cạnh.

- Biết chu vi là 20cm. tính độ dài cạnh ta làm thế nào?

- Hình vuông gồm 9 ô vuông.

- Thực hiện phép cộng 3+3+3 hoặc 3 x 3

- Chia làm 3 hàng mỗi hàng có 3 ô vuông.

- Mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2. - Diện tích hình vuông là :

33 = 9 (cm2)

- Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy chiều dài một cạnh nhân với chính nó.

- 3HS nêu lại quy tắc

- Đọc yêu cầu của bài.

- HS nhắc lại.

- 3 HS nêu miệng bài làm.

- Lắng nghe - Đọc đề.

- Tính theo mi-li-mét - Ta phải đổi từ mm ra cm

- 1HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở Bài giải

80 mm = 8cm Diện tích tờ giấy là :

8  8 = 64(cm2) Đáp số: 64cm2 - Hs lắng nghe

- Đọc yêu cầu.

- Nghe, ghi nhớ. Suy nghĩ, trả lời.

- Ta lấy chu vi chia cho 4.

- 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Cạnh hình vuông là:

20 : 4 = 5(cm) Diện tích hình vuông là:

55=25(cm2)

(10)

- Sửa bài.

4/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Về xem lại các bài đã làm và chuẩn bị bài:“Luyện tập”.

- Nhận xét tiết học

Đáp số: 25cm2 - Hs lắng nghe

- Lắng nghe

____________________________________

Tập đọc – Kể chuyện

TIẾT 85,86: BUỔI HỌC THỂ DỤC I/ MỤC TIÊU

A. Tập đọc 1. Kiến thức:

Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.

2. Kĩ năng:

- Hiểu nội dung: Bài học ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh biết quyết tâm vượt khó để học tập tốt.

B. Kể chuyện

- Bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật.

( HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện)

* QTE: HS khuyết tật có quyền được học tập, được tham gia các hoạt động của trường, của lớp.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tự nhận thức: Xác định giá trị cá nhân.

- Thể hiện sự cảm thông

- Đặt mục tiêu; Thể hiện sự tự tin III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK. Tranh minh hoạ. Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.

IV/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- 2 HS đọc thuộc long bài “ Cùng vui chơi” và trả lời câu hỏi

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Luyện đọc: ( 29 phút ) - GV đọc mẫu toàn bài

- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó: Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li, khuyến khích, khuỷu tay.

- 3 HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Hs lắng nghe - Theo dõi đọc mẫu.

- HS đọc tên nước ngoài

(11)

* Đọc nối tiếp câu

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS

* Đọc nối tiếp đoạn.

- Hướng dẫn HS ngắt, nghỉ một số câu khó.

- Y/c HS đọc chú giải

* Đọc trong nhóm

- GV theo dõi, giúp đỡ HS - Gọi các nhóm thi đọc.

- Nhận xét.

* Đọc đồng thanh

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS phát âm lại từ khó - HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS làm theo hướng dẫn của GV và đọc lại.

- HS đọc chú giải.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Đọc bài theo nhóm 3, mỗi em đọc một đoạn. Theo dõi và giúp nhau chỉnh sửa lỗi.

- 2 nhóm thi đọc với nhau.

- Nhận xét

- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.

Tiết 2 3/ Tìm hiểu bài: ( 12 phút )

- 1 HS đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm.

? Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì?

- Mỗi HS phải leo lên đến trên cùng một cái cột cao, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang.

? Các bạn trong lớp thực hiện bài tập thể dục như thế nào?

- Cô-rét-ti và Đê-rốt-xi leo như hai con khỉ; Xtác-đi thở hồng hộc, mặt đỏ như gà tây; Ga-rô-ne leo dễ như không, tưởng như có thể vác thêm một người nữa trên vai.

? Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục?

- Đọc đoạn 2.

- Vì cậu bị tật từ nhỏ – bị gù.

? Vì sao Nen-li cố xin thầy cho

được tập như mọi người? - Vì cậu muốn vượt qua chính mình, muốn làm những việc các bạn làm được.

? Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen-li?

- Đọc đoạn 2 và 3.

- Nen-li leo lên một cách chật vật, mặt đỏ như lửa,mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống, cậu vẫn cố sức leo.

Cậu rướn người lên, the là nắm chặt được cái xà.

? Em hãy tìm thêm một tên thích hợp đặt cho câu chuyện?

- Quyết tâm của Nen-li/ Cậu bé can đảm/

Một tấm gương đáng khâm phục.

4/ Luyện đọc lại: ( 8 phút )

- GV đọc mẫu toàn bài, sau đó hướng dẫn giọng đọc và nhấn giọng ở các từ ngữ: chật vật, đỏ như lửa,

(12)

cố sức leo, thấp thỏm sợ, rướn người lên, reo lên..

- Y/c HS đọc bài theo nhóm - Tổ chức cho HS thi đọc

- Tuyên dương HS đọc tốt.

- HS đọc bài theo nhóm

- 3HS thi đọc tiếp nối 3 đoạn câu chuyện.

- 5HS phân vai đọc chuyện.

Kể chuyện: ( 20 phút ) a. Xác định yêu cầu.

b. Hướng dẫn kể chuyện.

- Chọn kể lại theo lời của nhân vật, có thể kể theo lời của Nen-li, thầy giáo, Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi hoặc Ga-rô-nê.

- Nhận xét, tuyên dương, khuyến khích HS kể chuyện.

- 2 học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Theo dõi HD.

- 1HS kể mẫu: Tôi là Ga-rô-nê. Tôi muốn kể về buổi học TD đã để lại cho tôi ấn tượng thật tốt đẹp. Hôm ấy, thầy giáo dẫn chúng tôi đến một cái cột cao và thẳng đứng giữa phòng thể thao. Thầy bảo chúng tôi phải leo lên tận tren cùng cái cột đó…

- Từng cặp kể lại đoạn 1 theo lời của nhân vật mà mình chọn.

- 3HS thi kể trước lớp. Cả lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất.

3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Qua bài con thấy Hs khuyết tật cũng có quyền gì?

? Qua câu chuyện, các em học tập được điều gì?

- HS nêu

- Kiên trì, vượt mọi khó khăn để học tốt.

- Về học bài và chuẩn bị bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”.

- Nhận xét tiết học.

- Lắng nghe

______________________________________

Luyện từ và câu

TIẾT 29: TỪ NGỮ VỀ THỂ THAO. DẤU PHẨY I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Kể được một số môn thể thao ( BT 1) 2. Kĩ năng:

- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm thể thao ( BT 2) 3. Thái độ:

- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( BT 3a,c) ( HS khá, giỏi làm toàn bộ bài 3)

- Khi nói – viết phải có đủ ý, không nói trống không.

(13)

* QTE : Quyền được tham gia các môn thể thao.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK,VBT,. BT3 ghi sẵn lên bảng lớp.

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi HS làm miệng bài 2,3 tiết trước.

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. HD làm bài tập: ( 29 phút )

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài - Y/c HS làm bài theo nhóm bốn.

- GV gọi 2 nhóm lên bảng thi làm bài tiếp sức.

- Nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài - HS làm bài cá nhân

- Gọi HS trả lời.

- Nhận xét, ghi điểm

? Anh chàng trong truyện có cao cờ không? Anh ta có thắng ván nào trong cuộc chơi không?

? Truyện đáng cười ở chỗ nào?

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài - Dán phiếu bài tập lên bảng.

- 2 HS lên bảng làm.

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm.

- Làm bài theo nhóm.

- 2 nhóm lên bảng thi trong thời gian 5phút.

- Đọc lại lời giải đúng và trình bày vào vở.

a) Bóng: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, bóng nước, bóng bàn……

b) Chạy: chạy vượt rào, chạy việt dã, chãy vũ trang, ……

c) Đua: đua xe đạp, đua thuyền, đua môtô, đua ngựa, đua voi, ……

d) Nhảy: nhảy cao, nhảy xa, nhảy sào, nhảy ngựa, nhảy dù,……

- Đọc yêu cầu. Đọc truyện Cao cờ.

- Làm bài cá nhân và phát biểu ý kiến.

- 1 HS trả lời: được, thua, không ăn, thắng, hoà.

- Nhận xét.

- Anh này đánh cờ kém, không thắng ván nào.

- Anh chàng đánh ván nào thua ván ấy nhưng dùng cách nói tránh để khỏi nhận ra là mình thua.

- Đọc yêu cầu.

- Làm bài cá nhân.

- 3HS lên bảng làm bài. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

(14)

- Chữa bài.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - VN học bài và chuẩn bị bài

“Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì?

Dấu hai chấm”

- Nhận xét tiết học

- Ghi kết quả đúng vào vở.

a) Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, ……

b) Muốn cơ thể khoẻ mạnh, ……

c) Để trở thành con ngoan, trò giỏi, … - HS lắng nghe

___________________________

BD Toán

TIẾT 143: DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết quy tắc tính diện tích hình vuông theo số đo cạnh của nó và bước đầu vận dụng tính diện tích một số hình vuông theo đơn vị đo xăng-ti-mét vuông.

2. Kĩ năng:

- Làm được bài tập 1,2,3 3. Thái độ:

- Vận dụng bài học vào thực tiễn II/ ĐỒ DÙNG DẠY HOC

- SGK,VBT, một số hình vuông có cạnh 4cm, 10cm

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài 2; 3 - Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b. Giới thiệu quy tắc tính diện tích hình vuông: ( 12 phút )

- GV phát một số hình vuông đã chuẩn bị như phần bài học.

? Tính số ô vuông trong hình?

? Làm thế nào để tìm được 9 ô vuông

? Các ô vuông trong hình chia làm mấy hàng, mỗi hang có mấy ô vuông.

? Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu?

? Diện tích hình vuông được tính như thế nào?

- 2 HS lên bảng làm

- Hs lắng nghe

- Nhận ĐDHT

- Hình vuông gồm 9 ô vuông.

- Thực hiện phép cộng 3+3+3 hoặc 3 x 3

- Chia làm 3 hàng mỗi hàng có 3 ô vuông.

- Mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2. - Diện tích hình vuông là :

33 = 9 (cm2)

(15)

? Quy tắc tính diện tích hình vuông?

3/ Luyện tập: ( 18 phút ) Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài

- Nhắc lại cáh tính chu vi hình vuông.

- Y/c HS làm bài - Nhận xét.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài

? Số đo cạnh tờ giấy đang tính theo đơn vị nào?

? Muốn tính tờ giấy theo xăng-ti- met vuông ta phải làm ntn?

- Sửa bài.

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài

- Muốn tình diện tích phải biết số đo độ dài cạnh.

- Biết chu vi là 20cm. tính độ dài cạnh ta làm thế nào?

- Sửa bài.

4/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Về xem lại các bài đã làm và chuẩn bị bài:“Luyện tập”.

- Nhận xét tiết học

- Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy chiều dài một cạnh nhân với chính nó.

- 3HS nêu lại quy tắc

- Đọc yêu cầu của bài.

- HS nhắc lại.

- 3 HS nêu miệng bài làm.

- Lắng nghe - Đọc đề.

- Tính theo mi-li-mét - Ta phải đổi từ mm ra cm

- 1HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở Bài giải

80 mm = 8cm Diện tích tờ giấy là :

8  8 = 64(cm2) Đáp số: 64cm2 - Hs lắng nghe

- Đọc yêu cầu.

- Nghe, ghi nhớ. Suy nghĩ, trả lời.

- Ta lấy chu vi chia cho 4.

- 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Cạnh hình vuông là:

20 : 4 = 5(cm) Diện tích hình vuông là:

55=25(cm2) Đáp số: 25cm2 - Hs lắng nghe

- Lắng nghe

__________________________________________________________________

Ngày soạn : T2/9/04/2018

Ngày giảng: Thứ năm, ngày 12 tháng 4 năm 2018

(16)

Toán

TIẾT 144: LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết tính diện tích hình vuông.

2. Kĩ năng:

- Làm được bài tập 1,2; bài 3a 3. Thái độ:

- Tinh thần tự học, tự rèn luyện.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK,VBT,bảng phụ

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Kiểm tra bài tập tiết trước - Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b. Hướng dẫn luyện tập:( 29 phút ) Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài

- Gọi HS nhắc lại quy tắc tính diện tích hình vuông.

- Gọi HS lên bảng làm.

- Nhận xét.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài

? Bài toán cho biết gì?

? Bìa toán hỏi gì?

- Y/c HS tự làm bài

- Nhận xét.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Hs lắng nghe - HS lắng nghe

- Đọc yêu cầu.

- 3 HS nhắc lại quy tắc.

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.

a. Diện tích hình vuông là 7  7 = 49(cm2) b. Diện tích hình vuông là:

5  5 = 25(cm2) - Hs lắng nghe

- Đọc đề.

- HS trả lời

- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Diện tích một viên gạch men là.

10  10 = 100(cm2) Diện tích 9 viên gạch men là.

100 9 = 900 (cm2) Đáp số: 900cm2 - Hs lắng nghe

(17)

Bài 3: a

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài

- Gọi HS nhắc lại quy tắc tính chu vi và diện tích HCN, hình vuông.

- Y/c HS tự làm bài

- Nhận xét.

3/Củng cố, dặn dò : ( 5 phút ) - Về xem lại bài và chuẩn bị bài “ Phép cộng các số trong phạm vi 100 000”.

- Nhận xét tiết học

- Đọc yêu cầu.

- 2 HS nhắc lại quy tắc.

- 1HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.

a. Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

5  3 = 15(cm2)

Chu vi hình chữ nhật ABCD là:

(5 + 3)  2 = 16(cm2) b.Diện tích hình vuông EGHI là:

4  4 = 16(cm2) Chu vi hình vuông EGHI là:

4  4 = 16(cm) - Lắng nghe

- Lắng nghe

__________________________

Tập đọc

TIẾT 87: LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu hiểu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bá Hồ.Từ đó có ý thức luyện tập để bồi bổ sức khoẻ. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

3. Thái độ:

- Có ý thức luyện tập để bồi bổ sức khoẻ.

* QTE: Quyền được rèn luyện sức khoẻ. Bổn phận phải biết luyện tập.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Đảm nhận trách nhiệm.

- Xác định giá trị.

- Lắngnghe tích cực

III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK,bảng phụ.Tranh minh hoạ

IV/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi HS kể lại câu chuyện “Buổi - 2 HS kể và trả lời

(18)

học thể dục” và nêu câu hỏi về nội dung đoạn kể

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Luyện đọc: ( 8 phút )

- GV đọc toàn bài, giọng rành mạch, dứt khoát

- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu

- GV sửa lỗi phát âm cho HS

* Đọc từng đoạn.

- GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng.

- Y/c HS đọc chú giải.

* Đọc trong nhóm

- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm - Gọi các nhóm thi đọc.

- Nhận xét, tuyên dương.

* Đọc đồng thanh bài.

3/ HD tìm hiểu bài: ( 12 phút )

? Sức khoẻ cần thiết như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

? Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước?

? Em hiểu ra điều gì sau khi đọc“Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác Hồ?

? Em sẽ làm gì sau khi đọc “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác?

4/ Luyện đọc lại: ( 8 phút ) - Gọi HS đọc lại bài

- Gọi một vài HS thi đọc

- Hs lắng nghe - HS nghe

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS phát âm lại từ sai.

- HS đọc nối tiếp lần 2

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Làm theo hướng dẫn và đọc lại.

- HS đọc chú giải.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Đọc bài theo nhóm.

- 2 nhóm thi đọc. Cả lớp nhận xét - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

- Đọc thầm bài, trả lời câu hỏi

- Sức khoẻ giúp giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới. Việc gì cũng phải có sức khoẻ mới làm thành công.

- Vì mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh khoẻ.

- Bác Hồ là tấm gương về rèn luyện thân thể./ Sức khoẻ là vốn quý, muốn làm việc gì thành công cũng phải có sức khoẻ./

……

- Em sẽ siêng năng luyện tập TDTT./……

- 1HS giỏi đọc toàn bài - Một vài HS thi đọc

- Cả lớp bình chọn bạn đọc tốt nhất, đúng giọng của “lời kêu gọi” rõ, rành mạch, có

(19)

- GV nhận xét.

5/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - GV nhắc HS có ý thức luyện tập thể dục để bồi bổ sức khoẻ.

-Về tiếp tục luyện đọc bài và xem bài “Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua”

- Nhận xét tiết học

sức thuyết phục.

- HS nghe

___________________________

Tập làm văn

TIẾT 29: VIẾT VỀ MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần trước, viết được một đạon văn ngắn ( khoảng 6 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng viết văn hay.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

* QTE : Quyền được tham gia ( kể lại một trận thi đấu thể thao) II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- SGK,VBT,bảng phụ

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi HS kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã được xem.

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. HD HS viết bài: ( 29 phút )

- Trước khi viết, cần xem lại những câu hỏi gợi ý ở BT1 ( tiết TLV tuần 28 ) – đó là những nội dung cơ bản cần kể tuy người viết vẫn có thể kể linh hoạt, không phụ thuộc vào các gợi ý.

- Viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu.

- Nên viết vào vở nháp những ý chính trước khi viết vào vở(để có thói quen cân nhắc, thận trọng trước khi nói, viết).

- 2 HS kể - Lắng nghe

- HS nghe giới thiệu

- 2HS đọc yêu cầu và câu hỏi gợi ý

- Lắng nghe

(20)

- Y/c HS viết bài.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.

- Gọi HS đọc bài của mình.

- Gv nhận xét, chỉnh sửa lỗi cho HS.

- Chấm, chữa. Nêu nhận xét chung ( không đánh giá quá nặng nề các lỗi về chính tả, chữ viết của HS ).

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Con vừa kể về trận thi đấu thể thao diễn ra ở đau?

- Giáo dục HS kiên nhẫn trong học tập. Khen ngợi những HS hăng hái tham gia xây dựng bài.

-Về nhà học bài và chuẩn bị bài

“Viết thư”

- HS viết bài vào vở.

- 5 HS tiếp nối nhau đọc bài viết.

- HS trả lời

- Lắng nghe

_____________________________

Chính tả (nghe – viết)

TIẾT 57: BUỔI HỌC THỂ DỤC I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nghe – viết đoạn 4 của truyện Buổi học thể dục, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Viết đúng tên riêng người nước ngoài trong truyện Buổi học thể dục ( BT 2) 2. Kĩ năng:

- Làm đúng bài tập 3a 3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi viết bài, giáo dục óc thẩm mĩ qua cách trình bày bài.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK,VBT,bảng phụ

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Đọc cho HS viết: bóng rổ, nhảy cao, leo núi, luyện võ, thể dục thể hình.

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. HD viết chính tả: ( 5 phút )

*Hướng dẫn HS chuẩn bị - Đọc đoạn viết lần 1

- 3 HS lên bảng viết. Các HS còn lại viết vào bảng con.

- Hs lắng nghe

- 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.

(21)

? Câu nói của thầy giáo đặt trong dấu gì?

? Những chữ nào trong đoạn phải viết hoa?

? Những chữ nào trong bài chính tả dễ viết sai?

* GV đọc cho HS viết bài: ( 15 phút ) - Theo dõi, uốn nắn, chỉnh sửa cho HS.

* Chấm, chữa bài: ( 5 phút ) 3/ HD HS làm bài tập: ( 5 phút ) Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài

- Gọi HS lên bảng viết tên các bạn có trong truyện.

- Nhận xét, sửa bài.

Bài 3a

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài

- Nhận xét, sửa bài.

4/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả, sửa lỗi đã mắc trong bài

- Chuẩn bị bài : “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.”.

- Nhận xét tiết học

- Đặt sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép

- Các chữ đầu bài, đầu đoạn, đầu câu và tên riêng của người – Nen-li.

- HS tự rút từ khó ,viết bảng con:

Nen-li, cái xà, khuỷu tay, thở dốc, rạng rỡ, nhìn xuống,……

- HS đọc lại các từ đã viết - HS nghe và viết bài vào vở

- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài . - 3HS lên bảng viết tên các bạn HS trong truyện Buổi học thể dục. - Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- Viết vào vở: Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li.

- Đọc yêu cầu.

- 3HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào nháp.

- Ghi kết quả vào vở: nhảy xa; nhảy sào; sới vật

- Đọc lại phần bài tập vừa hoàn thành.

- HS nghe

_________________________________________________________________

Ngày soạn : T3/10/04/2018

Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 13 tháng 4 năm 2018 Toán

TIẾT 145: PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100.000 I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết cộng các số trong phạm vi 100 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng) 2. Kĩ năng:

- Giải các bài toán có lời văn bằng hai phép tính ( Làm được bài tập 1; 2a; 4) 3. Thái độ:

- Tính cẩn thận, chính xác trong toán học.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK,VBT,bảng phụ

(22)

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Kiểm tra bài tập tiết trước - Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. HD thực hiện phép cộng 45732+36194: ( 10 phút )

- Ghi phép cộng 45732+36194=? lên bảng.

- Muốn cộng hai số có đến năm chữ số ta làm thế nào?

3/ Luyện tập: ( 20 phút ) Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài - Y/c HS làm bài cá nhân - Gọi HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét.

Bài 2a

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài

? Bài y/c làm gì?

- Gọi HS lên bảng làm bài - Nhận xét.

- Y/c HS đổi bài kiểm tra chéo Bài 4

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài

? Bài toán cho biết gì?

? Baì toán hỏi gì?

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Hs lắng nghe - HS lắng nghe

- Đọc phép cộng.

- Nêu cách thực hiện: đặt tính rồi tính.

- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp.

45732

+ 36194 81926

- Muốn cộng hai số có đến năm chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau: chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục,

…; rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái.

- Đọc yêu cầu.

- Làm bài cá nhân.

- HS lên bảng làm bài và nêu cách thực hiện phép tính.

- Hs lắng nghe - Đọc yêu cầu.

- Đặt tính và tính.

- 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vở - Nhận xét

- Đổi vở kiểm tra nhau.

- Đọc yêu cầu.

- HS trả lời.

- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

(23)

- Nhận xét.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Về nhà làm bài 3 và chuẩn bị bài sau “ Luyện tập”

- Nhận xét tiết học

Độ dài đoạn đường AC là:

2350 – 350 = 2000(m) 2000 m = 2km

Độ dài đoạn đường AD là:

2 + 3 = 5(km) Đáp số: 5km - Hs lắng nghe

- Lắng nghe và thực hiện ______________________________

SINH HOẠT TUẦN 29 I/ MỤC TIÊU

- HS thấy được ưu, khuyết điểm của mình trong tuần vừa qua

- Đề ra phương hướng tuần tới. Khắc phục những hạn chế còn tồn tại.

- Giáo dục HS tinh thần phê và tự phê tốt.

II/ NỘI DUNG SINH HOẠT

1. Lớp trưởng nhận xét chung những ưu, nhược điểm trong tuần vừa qua - Các tổ trưởng bổ sung ý kiến

- Cả lớp tham gia ý kiến.

- Giáo viên nhận xét chung:

* Nề nếp:

- Ôn bài đầu giờ tương đối có hiệu quả xong vẫn còn một số em đi lại trong lớp ảnh hưởng đến việc ôn bài.

- Không có bạn đi học muộn.

- Tập thể dục giữa giờ tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn có một số em xếp hàng chậm, đánh nhau trong hàng ảnh hưởng đến các bạn (Tùng, Khoa, Dương)

* Về học tập

- Đa số các em có ý thức tốt trong các giờ học. Bên cạnh đó vẫn còn một số em lười làm bài tập trước khi đến lớp: ………..

- Một số em còn quên không mang vở đi: ………..

- Vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân và nơi công cộng sạch sẽ.

- Tuyên dương các em học tốt: ………

- Nhắc nhở một số em chưa có ý thức trong học tập và nêu ra một số biện pháp xử lí.

2. Phương hướng của tuần tới - Các tổ tiếp tục thi đua học tập

- Tiếp tục ổn định và phát huy tốt nội quy của lớp.

- Phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm còn tồn tại . - Thực hiện kế hoạch tuần 30 theo kế hoạch của nhà trường - Giúp đỡ HS chậm tiến bộ, bồi dưỡng HS năng khiếu.

- Thực hiện tốt Kế hoạch 113 của PGD&ĐT quy định về đội mũ bảo hiểm đối với HS và chỉ thị 09.

(24)

________________________

Chính tả (nghe – viết)

TIẾT 58: LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nghe – viết đúng bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

2. Kĩ năng:

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x 3. Thái độ:

- Giáo dục tính kiên nhẫn khi viết bài.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK,VBT,bảng phụ

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Đọc cho HS viết. nhảy sào, sới vật, duyệt binh, truyền tin.

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. HD viết chính tả: ( 5 phút )

* Hướng dẫn HS chuẩn bị - Đọc mẫu bài

? Vì sao mỗi người dân phải luyện tập thể dục?

? Hãy nêu từ khó mà các em dễ viết sai

? Đọc cho HS viết ( Ví dụ: giữ gìn, xây dựng, yếu ớt, sức khoẻ,…… )

* GV đọc cho HS viết: ( 15 phút )

* Chấm, chữa bài: ( 5 phút ) c. HD HS làm bài tập: ( 5 phút ) Bài 2: a

- Gọi HS đọc y/c bài

- GV dán lên bảng 3 tờ phiếu, mời 3 nhóm lên bảng thi làm bài tiếp sức.

- Nhận xét bài làm của HS, ghi điểm, tuyên dương nhóm làm bài đúng và nhanh.

- 3 HS lên bảng viết. Các HS còn lại viết vào bảng con.

- Hs lắng nghe - HS lắng nghe

- 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.

- Vì luyện tập thể dục để có sức khoẻ tốt phục vụ cho công tác của đất nước……

- Nêu từ mà HS coi là khó, viết dễ sai.

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ vừa tìm được.

- Đọc lại các từ vừa viết.

- HS nghe và viết bài vào vở - HS dò bài

- HS đọc yêu cầu của đề.

- Đại diện cho mỗi tổ 3HS lên chơi trò chơi tiếp sức. Sau thời gian quy định, các nhóm dừng bút đọc kết quả.

- Đọc kết quả đúng. Ghi vở.

Bác sĩ - mỗi sáng- xung quanh - thị xã – ra sao- sút

- Vài HS đọc lại truyện.

(25)

? Truyện vui trên gây cười ở điểm nào?

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả, sửa lỗi đã mắc trong bài - Chuẩn bị bài sau “Liên hợp quốc”

- Chinh khoe là bạn Vinh lớp mình xếp thứ ba trong cuộc thi điền kinh, thực ra thì Vinh xếp cuối cùng vì cuộc thi hoá ra chỉ có ba người.

- HS nghe

_______________________________

Đạo đức

TIẾT 29: TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.

2. Kĩ năng:

- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.

3. Thái độ:

- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.

- Quý trọng nguồn nước. Có ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Tán thành, học tập những người biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Không đồng ý với những người lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.

* BVMT:Góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường sạch đẹp.

* GDTGĐĐ HCM : Cần , kiệm, liêm, chính. Giáo dục cho học sinh đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.

* GD SDNL tiết kiệm& hiệu quả:

- Nước là nguồn năng lượng quan trọng có ý nghhĩa quyết định sự sống còn của loài người riêng và trái đất nói chung.

- Nguồn nước không phải là vô hạn, cần phải giữ gìn, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

- Thực hiện sử dụng (năng lượng) nước tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.

- Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.

- Phản đối những hành vi đi ngược lại việc bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước(gây ô nhiễm nguồn nước, sử dụng lãng phí, không đúng mục đích,...)

* GDTNMTBĐ:

- Nước ngọt là nguồn tài nguyên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với cuộc sống và phát triển kinh tế vùng biển, đảo.

- Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước vùng biển, đảo.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của các bạn.

- Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

(26)

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

- Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - VBT. Bảng phụ

IV/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 3 phút )

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Nhận xét, đánh giá.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Phát triển bài: ( 29 phút )

Hoạt động1:Giới thiệu các biện pháp bảo vệ nguồn nước

- Chia lớp thành các nhóm.

- Y/c các nhóm trình điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

- Làm theo hướng dẫn - Nghe giới thiệu.

- Thảo luận theo nhóm 6.

- Các nhóm làm việc trong thời gian 5 phút.

- Đại diện các nhóm trình bày - Cả lớp bình chọn biện pháp hay nhất.

- Nghe KL, ghi nhận.

- Nhận phiếu giao việc. Tiến hành thảo luận trong nhóm.

- Nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm,

* Kết luận: Giới thiệu một số các biện pháp hay và khen cả lớp là những nhà bảo vệ môi trường tốt. Chúng ta phải thực hiện tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để bảo vệ và duy trì sức khoẻ cuộc sống của chúng ta.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

- Chia nhóm, phát phiếu giao việc, yêu cầu các nhóm đánh giá các ý kiến ghi trong phiếu và giải thích lí do.

a. Nước sạch không bao giờ cạn.

b. Nước giếng khơi và nước giếng khoan không phải trả tiền nên không cần tiết kiệm.

c. Nguồn nước cần được giữ gìn và bảo vệ cho cuộc sống hôm nay và mai sau.

d. Nước thải của nhà máy, bệnh viện cần được xử lí.

đ. Gây ô nhiễm nguồn nước là phá hoại môi trường.

(27)

e.Sử dụng nước ô nhiễm sẽ có hại cho sức khỏe.

- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện báo cáo; cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh

*Kết luận:

a. Sai, vì nước sạch chỉ và rất nhỏ so với nhu cầu của con người. b. Sai, vì nguồn nước ngầm có hạn.

c. Đúng, vì nều không làm như vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta cũng không đủ nước để dùng.

d. Đúng, vì không làm ô nhiễm nguồn nước.

đ. Đúng, vì nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến cây cối loài vật và con người.

e. Đúng, vì sử dụng nước ô nhiễm sẽ có hại cho sức khỏe, gây ra nhiều bệnh tật cho con người.

Hoạt động 3: Trò chơi Ai nhanh, ai đúng.

Cách tiến hành:

- Chia thành các nhóm và phổ biến cách chơi: Trong 1 khoảng thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ra giấy. Nhóm nào ghi được nhiều nhất, nhanh nhất, nhóm đó sẽ thắng cuộc.

- Nhận xét đánh giá kết quả chơi

- Làm việc theo nhóm, đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận

Việc làm tiết kiệm nước

Việc làm gây lãng phí nước

Việc làm bảo vệ nguồn nước

Việc làm gây ô nhiễm nguồn nước

* Kết luận: Nước là tài nguyên quý, nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chúng ta cần sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.

3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Con đã làm gì để bảo vệ nguồn nước?

- VN học bài và chuẩn bị bài “ Chăm sóc cây trồng, vật nuôi”.

- HS trả lời

____________________________

Tự nhiên xã hội

TIẾT 58: THỰC HÀNH: ĐI THĂM THIÊN NHIÊN I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên.

2. Kĩ năng:

(28)

- Rèn kĩ năng quan sát.

3. Thái độ:

- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cây cỏ, động vật trong thiên nhiên.

* BVMT : Hình thành biểu tượng về môi trường tự nhiên. Yêu thích thiên nhiên.

Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét, mô tả môi trường xung quanh.

* GDTNMTBĐ: Liên hệ cảnh quan vùng biển, đảo

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Tổng hợp các thong tin thu nhận được về các loại cây, con vật; Khái quát hoá về đặc điểm chung của thực vật và động vật.

- Kĩ năng hợp tác: Hợp tác khi làm việc nhóm như: kĩ năng lắng nghe, trình bày ý kiến cá nhân và khả năng diễn đạt, tôn trọng ý kiến người khác, tự tin. Nỗ lực làm việc của của cá nhân tạo nên kết quả chung của cả nhóm.

- Trình bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm bằng hình ảnh, thộng tin.

III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -SGK,VBT,tranh minh họa

IV/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

? Nêu sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Hoạt động khởi động - Nêu mục tiêu giờ học.

- Phát giấy vẽ cho HS.

- Dặn dò khi đi tham quan: Không bẻ cành hái hoa, làm hại cây. Trang phục gọn gàng, không đùa nghịch khi vào đền.

b. Phát triển bài: ( 27 phút )

Hoạt động 1: Thực hành tham quan - Đưa HS đến khu vực tham quan

- Giới thiệu các loài cây có trong khu tham quan

- Quản lý, nhắc nhở các em quan sát, ghi chép

- Dặn dò về vẽ loài cây mà em quan sát được.

Hoạt động 2: Giới thiệu tranh vẽ.

- 2 HS lên bảng trả lời - Hs lắng nghe

- Nghe giới thiệu.

- Nhận giấy vẽ, nhớ yêu cầu: Trong khi tham quan tự vẽ 1 loài cây đã quan sát, trong đó có chú thích các bộ phận của cây.

- Nghe, ghi nhớ.

- Quan sát các hình trang 100, 101 thảo luận theo câu hỏi gợi ý bên.

- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.

- Quan sát, ghi chép.

- Đưa tranh của mình ra. Giới thiệu với các bạn về tranh vẽ: vẽ cây/con gì? Chúng sống ở đâu? Các bộ phận

(29)

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Hằng ngày con đã làm những gì để môi trường xung quanh luôn sạch đẹp?

- Về xem lại bài và chuẩn bị bài thực hành tiếp

- Nhận xét tiết học

chính của cơ thể chúng là gì? Chúng có đặc điểm gì đặc biệt?

- Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- Hs trả lời

__________________________________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Em đã làm gì để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở trường và ở gia đình. - Dùng nước xong khoá ngay

Giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan được sạch sẽ, không bị hôi, không bị ngứa và không bị nhiễm trùng.... Để bảo vệ và giữ vệ

Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân số electron lớp ngoài cùng tăng.. ⇒ Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng dẫn đến bán kính

- Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm, do đó độ âm

- Chia nhóm và phổ biến cách chơi: các nhóm ghi ra giấy những việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước trong thời gian 3 phút. - Nhóm nào ghi được nhiều nhất,

- Chia thành các nhóm và phổ biến cách chơi: Trong 1 khoảng thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ra giấy.2.

- Chia thành các nhóm và phổ biến luật chơi: Trong 1 khoảng thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc cần làm để chăm sóc bảo vệ cây trồng vật nuôi vào giấy.

- Chia thành các nhóm và phổ biến luật chơi: Trong 1 khoảng thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc cần làm để chăm sóc bảo vệ cây trồng vật nuôi vào giấy.