• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cùng với khóa định loại, nghiên cứu đã mô tả chi tiết đặc điểm hình thái cũng như phân bố của các loài này

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Cùng với khóa định loại, nghiên cứu đã mô tả chi tiết đặc điểm hình thái cũng như phân bố của các loài này"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TÓM TẮT:

Bằng phương pháp điều tra đặc điểm hình thái và vật hậu của loài Đảng sâm Việt Nam và tham khảo đặc điểm hình thái của một số loài Đảng sâm khác thuộc chi Codonopsis thường được sử dụng làm thuốc y học dân tộc cổ truyền, nghiên cứu đã xây dựng được khóa định loại 9 loài trong chi Đảng sâm (Codonopsis). Khóa định loại dựa vào các đặc điểm thân, lá, hoa, quả, hạt và rễ. Cùng với khóa định loại, nghiên cứu đã mô tả chi tiết đặc điểm hình thái cũng như phân bố của các loài này. Cần phải bổ sung thêm các loài khác trong chi Codonopsis đã hiện đã được ghi nhận trên thế giới để khóa định loại được hoàn thiện hơn.

Từ khóa: Đảng sâm, Khóa định loại, Codon- opsis.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đảng sâm là vị thuốc bổ khí đã được dùng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Quốc, Việt Nam, Lào (Hoàng Minh Chung, Phạm Xuân Sinh, 2003). Đảng sâm (Radix codonopsis) lá rễ phơi khô của nhiều loài Codonopsis như Codonopsis javanica, C. pilosula, C. tangshen...

thuộc họ Hoa chuông (Hoàng Minh Chung,

Phạm Xuân Sinh, 2002).

Chi Codonopsis thuộc họ Hoa chuông (Cam- panulaceae), có khoảng 42 loài phân bố chủ yếu ở vùng Trung, Đông và Nam Á. Trung Quốc là trung tâm đa dạng của các loài cây thuộc chi này, với 40 loài đã được tìm thấy, trong đó có 24 loài đặc hữu (Hong Deyuan et al., 2011). Ở Việt Nam đã ghi nhận có 2 đến 3 loài đảng sâm, đó là các loài Codonopsis ja- vanica, C. celebica, C. lancifolia (dẫn trong Đào Kim Long và cộng sự, 2012). Các loài này chủ yếu mọc hoang và được trồng ở những vùng núi cao. Tuy nhiên, so với việc điều tra nghiên cứu tài nguyên rừng của ngành Lâm nghiệp, công tác điều tra dược liệu ở Việt Nam nhìn chung còn chưa toàn diện, đặc biệt là lĩnh vực điều tra có tính định lượng (Nguyễn Bá Hoạt). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cây dược liệu chưa thực sự được quan tâm đúng mức trong điều tra rừng, một trong những nguyên nhân đó là vấn đề nhận biết các loài cây này trên thực tế còn khó khăn đối với cán bộ điều tra. Chính vì vậy, cần thiết phải xây dựng được các khóa phân loại của những loài cây dược liệu quý nói chung và các loài Đảng sâm trong chi Codonopsis nói riêng để giúp cho cán bộ điều tra dễ dàng nhận biết được các loài cây này ngoài thực địa.

Bài báo này cung cấp thông tin về đặc điểm hình thái và khóa phân loại 9 loài Đảng sâm

1 Giảng viên Trường ĐH Nông Lâm - Đại học Huế

2 SV lớp QLRK43 - Trường ĐH Nông Lâm - Đại học Huế

ThS. Lê Thị Diên1, ThS. Lê Thái Hùng1 TS. Trần Nam Thắng1, Phan Thị Tú2

(2)

thuộc chi Codonopsis thường được sử dụng trong các bài thuốc đông y tại Việt Nam.

II. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào việc mô tả và xây dựng khóa định loại của 9 loài Đảng sâm thuộc chi Codonopsis được sử dụng làm thuốc phổ biến ở Việt Nam, đó là các loài: C. celebia- ca (Blume) Thuan, C. nervosa Nannf., C. viridi- flora M.xim, C. lanceolata Benth. et Hook, C.

tubulosa Kom, C. javanica (Blume) Hook.f., C.

pilosula (Franch.) Nannf., C. lancifolia(Roxb.) Moeliono, C. tangshen Oliv.).

2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành dựa vào việc điều tra đặc điểm hình thái và vật hậu của loài Đảng sâm Việt Nam hay còn gọi là Phòng đảng sâm, Thượng đảng sâm, Ðảng sâm bắc (C. javanica (Blume) Hook.f.) tại huyện Tây Gi- ang, tỉnh Quảng Nam, xã Hồng Kim, huyện, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặc điểm hình thái và vật hậu của các loài khác được tham khảo từ các tài liệu của Đỗ Tất Lợi (2001), Hong Deyuan et al. (2011), Phạm Hoàng Hộ (2003).

Khóa phân loại được xây dựng dựa trên các đặc điểm của thân, lá, hoa, quả, hạt, rễ.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Đặc điểm chung của chi Codonopsis

Cây thân thảo, sống lâu năm, thường có mùi hôi. Rễ dày đặc, có hình dạng củ cà rốt, hình thoi, hoặc thân củ, thân củ chủ yếu là dạng thịt, hiếm khi hóa gỗ. Cây thường có dạng thẳng đứng, phát triển theo chiều cao dần, bò và dạng thân leo cuốn. Lá mọc so le, đối, hoặc mọc vòng. Hoa đơn, mọc ở kẽ lá trên thân chính và các thân nhánh, đôi khi mọc đối diện với lá, hiếm khi ở nách lá. Đài hợp sinh với bầu nhụy, thường 10 gân, thùy 5. Tràng đính ở bầu, dạng hình chuông, phễu hoặc hình ống, thùy 5, thùy chẻ nhỏ hơn ½ chiều dài tràng, hoặc lớn hơn ¾ chiều dài tràng và có hình bánh xe, tràng có màu màu

tím - màu xanh, vàng - xanh, hoặc màu trắng.

Nhị 5, nhị giãn ở phía đầu, nhẵn hoặc có lông, ít khi mọc xen kẽ tràng. Bầu nhụy thấp hơn tràng hoa, có 3 ngăn, noãn nhiều, bầu nhụy nhẵn hoặc có lông, đầu nhụy thường có 3 ô, thùy rộng. Quả gắn chặt với đài, có dạng hình trứng, phễu có ngăn. Hạt nhiều, hình elip, hình chữ nhật, hoặc hình cầu, hạt có cánh hoặc không có cánh, mịn, có những khía mờ nhạt, hoặc chia thành mặt lưới, phôi thẳng, bao phủ trong nhiều nội phôi nhu.

2. Khóa phân loại một số loài thuộc chi Codon- opsis

1a. Thân mọc thẳng đứng, thân thảo sống lâu năm, thường cao không đến 2m, lá thường có lông hoặc không lông

2a. Mép lá có răng cưa, thân không hóa gỗ ……. Codonopsis celebiaca (Blume) Thuan.

(Ngân đằng đứng, Gai rừng, Cang hô cây).

2b. Mép lá nguyên không có răng cưa, thân hóa gỗ

3a. Tràng hoa hình chuông dài độ 1,5cm, màu lam nhạt, trong có thới màu tím đậm, thân cao gần 20cm ...

... Codonopsis nervosa Nannf. (Đảng sâm mõm chó).

3b. Tràng hoa nhẵn, hình chuông, dài độ 1cm, màu xanh vàng hoặc tím, trong có nếp nhăn ngắn; thân cao khoảng 30-70cm ...

... Codonopsis viridiflora M.xim (Đảng sâm hoa xanh).

1b. Thân leo, thân thường dài hơn 2m, có lá dày

4a. Lá mọc vòng, 1 chùm có 3 hoặc 4 lá ở đỉnh của chi nhánh bên.

5a. Rễ thường hình thoi; lá nhọn ở đỉnh;

thùy đài hoa 2-3 cm, tràng hoa 2,5-3,5 cm, hạt có cánh ...

Codonopsis lanceolata Benth. et Hook. (Đảng sâm bốn lá).

4b. Lá mọc cách hoặc đối, không mọc vòng.

6a. Tràng hoa hình ống

7a. Lá cắm nông khắc chạm, có răng như răng cưa, hoặc nửa liền, gốc lá hình nêm đến tròn ... Codonopsis

(3)

tubulosa Kom. (Đảng sâm hoa ống).

6b. Tràng hoa hình chuông, hình cầu - hình chuông, hoặc hình ống - hình chuông

8a. Mép lá nguyên hay ít khi răng cưa nhỏ, lá có nhựa màu mủ trắng, phiến lá dài 3-8cm, rộng 2-4cm .……….. Codonopsis javanica (Blume) Hook.f (Phòng đảng sâm, Thượng đảng sâm, Ðảng sâm Việt Nam).

8b. Mép lá có răng cưa, ngọn lá tù hoặc nhọn, lá không có nhựa màu mủ trắng

9a. Mặt lá có lông hoặc lông tơ, gốc lá hình tim, tròn hoặc hình nón; Quả nang hình bán cầu ở gốc, phía trên hình chóp, đường kính 1-2,4cm. Hạt nhiều, màu nâu đỏ đến nâu đen, hình thuôn đến elip, 1mm, nhẵn

……….….. Codonopsis pilosula (Franch.) Nan- nf. (Đảng sâm, Đảng sâm bắc).

9b. Mặt lá không có lông, rìa lá cô lông nhung hoặc không

10a. Lá hình trứng đến hình ngọn giáo, dài 6,5-15,5 cm, rộng 2,6-5,2 cm, cuống lá dài 3-8 mm ……… Codonopsis lancifo- lia (Roxb.) Moeliono. (Đảng sâm, Ngân đằng lá mác).

10b. Lá hình trứng hay hình trứng đuôi nhọn; Quả có đuôi màu trắng tím, cuống dài, hình dẹt, quả chín không nứt ………..

(Codonopsis tangshen Oliv.) (Xuyên đảng sâm).

3. Đặc điểm hình thái và phân bố của một số loài thuộc chi Codonopsis

Codonopsis celebiaca (Blume) Thuan. (Ngân đằng đứng, Gai rừng, Cang hô cây)

Cây thân thảo, sống lâu năm hoặc hàng năm, không hóa gỗ hoặc không có thân rễ, thân mọc thẳng đứng, cao từ 1-2m, đôi khi hóa rễ tại phần gốc cây. Thân hình trụ, có phân nhánh, lông ngắn thưa thớt hoặc không có lông.

Lá mọc đối, có cuống ngắn, cuống dài nhất khoảng 0,5-1cm, lá hình trứng – lưỡi mác hoặc hình lưỡi mác, phiến là dài 5-10cm, rộng 2-4cm, những lá trên cành nhỏ hơn, nhẵn hoặc có ít lông dọc theo gân ở cả hai mặt lá, cuống lá thường tròn, đầu lá nhọn, mép có răng cưa, răng nhọn ở đỉnh.

Hoa cô độc, mọc ở kẽ lá, thường mọc đơn độc hoặc chụm 3, cuống hoa dài từ 8-20mm, được bao phủ bởi lông ngắn, thường không có lá bắc. Lá đài có 4 răng, Đài hợp sinh với bầu nhụy đến khoảng 1/3 bầu nhụy; ống không có lông; thùy chủ yếu là 5 hoặc 6, hình sợi đến e líp dài, dài 3-10mm, rộng 1-3mm, toàn bộ mép hoặc 2-4 cặp có răng cưa. Tràng hoa màu xanh nhạt, hình chuông, ống tràng rộng 7-10mm, 5-6 thùy. Nhị 5-6, nhẵn; bao phấn mở rộng phía dưới. Bầu hình cầu, có 5-6 ô (Hong Deyuan et al. (2011), [7].

Quả thịt màu trắng, dẹt, có từ 5-6 ngăn, kích thước 8x12mm. Hạt rất nhiều, to 0,5mm.

Mùa hoa quả từ tháng bảy đến tháng giêng năm sau [7].

Phân bố: Cây thường mọc ở những sườn cỏ, bụi cây, rừng có độ cao từ 800-2600m. Ở Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Indonexia, Philippines, Tây Tạng, Papua New Guinea, phía Nam & Tây- Vân Nam, Xizang- Trung Quốc, Bangladesh, Đông Bắc Ấn Độ (Darjeeling, Sikkim) ([8], Hong Deyuan et al.

(2011)).

Codonopsis nervosa Nannf. (Đảng sâm mõm chó)

Lá thường mọc so le trên thân chính và thường đối trên thân nhánh phụ, cuống dài 2-3mm, có lông tơ trắng, lá lớn hình trái tim hoặc hình thoi, 1-3 x 1-2,4 cm, xa cuống lá

(4)

có lông tơ thưa màu trắng nhạt, gần cuống lá có lông tơ dày màu trắng đậm, nửa liền, đỉnh nhọn hoặc tù. Hoa mọc đơn độc, hiếm khi dạng chùm, mọc ở kẽ thân chính và các thân nhánh, hoa mọc chưa thực sự hoàn thiện.

Cuống hoa dài 1-8cm. Đài thùy hình trứng hoặc hình ngọn giáo, 7-20 x 2-7mm, được bao phủ bởi lông trắng dày nhưng thường thưa thớt hơn hoặc thậm chí trở nên nhẵn ở phần đế, mép phẳng, đỉnh nhọn hoặc tù.

Tràng hoa màu xanh nhạt, thường có những đốm đỏ-tím tại bên trong đế, tràng có dạng hình chuông hay hình cầu, 2-4,5 x 2,5-3 cm, nông thùy, tù, cuốn trong, có lông ở đỉnh và dọc theo mạch trên ở khu vực xa trục. Mùa ra hoa tháng bảy đến tháng chín, mùa quả tháng chín đến tháng mười.

Phân bố: Sườn cỏ, bụi rậm, rừng, đồng cỏ ở mép rừng với hướng bắc đối diện với dốc, phân bộ độ cao 3300-4500m so với mặt nước biển. Đông Nam Cam Túc, Thanh Hải, Nam và Tây Tứ Xuyên, Đông Xizang, Tây Bắc Vân Nam.Codonopsis viridiflora M.xim (Đảng sâm hoa xanh)

Rễ củ hình cà rốt, kích thước 10-15 x 1-1,5cm. Ở thân hóa gỗ thường mọc thành 1-3 thân cùng một gốc, có nhiều thân phụ, cao 30-70cm, cành nhánh ở phần dưới gốc có ít lông hoặc có lông mịn. Lá trên thân chính mọc cách, xu hướng nhỏ dần và hóa thành lá bắc, lá trên cành mọc đối hoặc đối phụ, có gân lá mạng hình lông chim, lá hình trứng rộng, hình trứng hay hình mũi mác, kích thước1,5-3,5 (-5) x 0,8-3cm, cả hai bề mặt có lông, đế hình trái tim hoặc tròn, mép lá răng cưa hoặc gần nguyên, đỉnh nhọn hoặc tù. Hoa 1-3, mọc ở kẽ thân chính và các cành nhánh, cuống hoa dài 6-15cm, gần nhẵn hoặc phần thấp hơn có lông. Đài ống hợp với bầu nhụy lên đến giữa hoa, có hình bán cầu kích thước 3-4 x 10-13mm, 10 gân, nhẵn, thùy hình trứng, mũi mác, hoặc hình chữ nhật 10- 15 x 6-8mm, lông thưa gần đỉnh hoặc đôi khi nhẵn, có lông, mép có răng cưa thưa, đỉnh nhọn hoặc tù. Tràng hoa màu vàng-xanh, đài

màu tím, dạng hình chuông, kích thước 1,7- 2,5 x 2-3cm, nhẵn mịn, thùy một nửa, thùy hình tam giác, 8-10 x 9-11mm. Nhị hoa nhẵn, nhị hơi giãn ra ở ngọn, 5mm, bao phấn 5mm.

Quả có dạng quả nang, đường kính 1,5cm.

Hạt nhiều, màu nâu vàng, hình elip, không có cánh. Mùa ra hoa và kết quả từ tháng bảy đến tháng mười hàng năm.

Phân Bố: Cây phân bố ở các đồng cỏ vùng núi cao hoặc bìa rừng độ cao từ 3000-4000m so với mặt nước biển. Vùng Đông Nam Cam Túc, Ninh Hạ S (Jingyuan), Phía đông Thanh Hải (Huangyuan), Thiểm Tây (Thái Bạch Sơn), Phía Tây Tứ Xuyên, Phía đông Xizang (Jom- da), Tây Bắc Vân Nam (Dêqên).

Codonopsis lanceolata Benth. et Hook. (Đảng sâm bốn lá)

Toàn thân cây nhẵn mịn hoặc thỉnh thoảng có lông nhung trên thân và lá. Rễ thường dạng hình thoi đặc, kích thước 10-20 x 1-6cm. Thân dạng leo cuốn, màu vàng - xanh đến tim tím, hơn 2m, thường phân nhánh. Lá trên thân chính mọc so le, dạng hình mũi mác, hình trứng, hoặc elip, kích thước 8-14 x 3-7mm, thường mọc thành chùm 2-4 trên đầu cành, đối hoặc mọc vòng, cuống lá dài 1-5mm. Lá xa thân chính có màu xám xanh, lá gần thân chính có màu xanh lá cây, hình trứng, hình trứng hẹp, hoặc elip, kích thước 3-12 x 1,3- 5,5cm, phía ngoài ít khi có lông, gân rõ, đế mỏng hoặc tròn, mép lá thường nguyên hoặc

(5)

lượn sóng, thỉnh thoảng cuộn ngoài và có lông cứng lởm chởm, đỉnh nhọn hoặc tù. Hoa đơn hoặc đối trên đầu cành, cuống 1-9cm.

Đài bán hợp với bầu nhụy, hình ống hay bán cầu. Thùy hình trứng hoặc tam giác, kích thước 1-3 x 0,5-1cm, tạo thành khối, nhọn, thùy nông, thùy màu vàng-xanh lá cây hoặc màu sữa, với những đốm màu tím, hình tam giác, kích thước 0,5-1cm, cuộn ngoài. Tràng hoa rộng, dạng hình chuông, kích thước 2-4 x 2-3,5cm. Đĩa hoa màu xanh đậm, dạng thịt.

Chỉ nhị hình dùi, hơi to ra ở đế, kích thước 4-6mm, bao phấn 3-5mm, bầu nhụy kém phát triển. Quả nang hình bán cầu ở gốc, hình giống mỏ chim về phía đỉnh, kích thước quả 1,6-3,5cm. Hạt nhiều, màu nâu, có cánh, hạt giống hình chữ nhật hoặc elip. Mùa ra hoa kết quả vào tháng bảy đến tháng tám.

Phân Bố: Cây thường phân bố thảm cây bụi, rừng lá rộng, độ cao 200-1500m so với mặt nước biển. Phân bố ở An Huy, Phúc Kiến, Hà Bắc, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Sơn Đông, Sơn Tây, Chiết Giang, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga.

Codonopsis tubulosa Kom. (Đảng sâm hoa ống)

Rễ hình cà rốt, kích thước 10-20 x 0,5-2cm, đơn thân hoặc phân nhánh ở nữa dưới. Thân thường cao 1-3m leo cuốn, hiếm khi tăng 50- 75cm, phân nhánh, cành và đỉnh cành đều có nhiều lá, kết thúc sự ra cành hoặc là sự ra hoa.

lá trơn nhẵn hoặc có lông thưa thớt. Lá mọc đối hoặc có khuynh hướng mọc cách ở phía trên của thân cây và các thân cành, cuống lá ngắn, 1-7mm, có lông tơ, lá xa thân có màu xám xanh, gần thân có màu xanh, hình mũi giáo, hình trứng, hoặc elip, kích thước 2,5-8 x 0,7-4cm, thường những lá xa thân lông thưa hoặc nhiều lông tơ, những lá gần thân thì nhiều lông, đế dạng nêm hoặc tròn, mép lá khía răng cưa hoặc bán nguyên, đỉnh nhọn hoặc tù. Hoa có cuống dài 1-6 cm, có lông nhung. Đài ống hợp nhất với bầu nhụy lên đến giữa hoa, dạng hình bán cầu, nhẵn hoặc nhiều lông. Thùy hình trứng rộng, kích thước 10-18 x 5,5-12mm, có lông mịn, xa thân lông

thưa, gần thân nhẵn, mép lá hình tai bèo hoặc răng cưa, đỉnh tù hoặc nhọn. Tràng hoa màu vàng-xanh, hình ống, kích thước 2-3,7 x 0,5- 1,6cm, nhẵn, thùy nông, thùy hình tam giác, nhọn ở đỉnh. Nhị lớn dần ở đài đến 10mm, có lông mịn, bao phấn 3-5mm. Quả nang hình cầu ở phía dưới, hình nón ở trên. Hạt màu nâu vàng, hình trứng, không cánh, vỏ ngoài trơn. Mùa ra hoa và kết quả tháng bảy đến tháng mười hàng năm.

Phân Bố: Cây bụi ở vùng núi, đồng cỏ, độ cao 1900-3000m so với mặt nước biển.

W Quý Châu (Na-yong, Panxian), Nam Tứ Xuyên, Vân Nam (Đại Lý, Lanping, Mengzi).

Codonopsis javanica (Blume) Hook.f (Phòng đảng sâm, Thượng đảng sâm, Ðảng sâm Việt Nam)

Cây cỏ, sống lâu năm, leo bằng thân quấn.

Cây có nhựa mủ trắng, nhất là bộ phận non và lá. Thân mọc thành từng cụm vào mùa xuân, bò trên mặt đất hay leo vào cây khác, thân màu tím sẫm, có lông thưa, phần ngọn không lông. Rễ hình trụ tròn hơi uốn cong, dài 10 - 35cm, đường kính 0,4 - 2cm. Bề ngoài có màu vàng nhạt đến vàng xám nâu, phía trên của rễ có vết thân lõm xuống hình tròn, đoạn dưới có nhiều nếp vân ngang. Toàn rễ có nhiều nếp nhăn dọc và rải rác có bì khổng.

Rễ dẻo, mặt cắt ít bằng phẳng, phần vỏ có màu vàng nhạt, phần lõi màu trắng ngà. Mùi thơm dịu, vị ngọt. Lá mọc cách hình trứng hay hình trứng tròn, đuôi lá nhọn, phần gần cuống hình tim, mép nguyên, màu xanh hơi pha vàng, mặt trên có lông nhung, mặt dưới mầu trắng xám nhẵn hoặc có lông rải rác, dài 3 - 8cm, rộng 2 - 4cm. Hoa màu xanh nhạt, mọc riêng lẻ ở kẽ nách lá, có cuống dài 2-6cm, đài tràng hình chuông, gồm 5 phiến hẹp, 5 cánh có vân màu tím ở họng, lúc sắp rụng trở thành màu vàng nhạt, chia làm 5 thùy, nhụy 5, chỉ nhụy hơi dẹt, bao phấn đính gốc. Quả bổ đôi, hình chùy tròn, 3 tâm bì, đầu hơi bằng, có đài ngắn, lúc chín thì nứt ra.

Có nhiều hạt màu nâu nhẵn bóng

Phân bố: Loài này phân bố ở nhiều nước Đông Nam Á. Ở nước ta, Đảng sâm mọc ở

(6)

trong các chỗ trống, thường ở ven các rừng thứ sinh, rú bụi, có khi trong các trảng sava ở độ cao 900- 2.200m, thuộc các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình và các tỉnh Tây Nguyên, Kontum, Lâm Đồng (vùng Đà Lạt).

Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf (Đảng sâm, Đảng sâm bắc)

Rễ hình củ cà rốt có hoặc hình thoi trụ, 15- 30 x 1-3cm, thường phân nhánh. Thân leo cuốn 1-2m, nhẵn, phân nhánh, cành bên 15- 30cm, cành ngọn 1-5cm. Lá trên thân chính cành mọc cách, mọc đối trên cành ngọn, cuống lá 0,5-2,5cm, có lông cứng thưa, lá xa thân màu xám xanh, gần thân màu xanh, hình trứng hay hình trứng hẹp, 1-7,3 x 0,8-5- cm, xa thân ít lông hoặc có lông nhung, hiếm khi nhẵn, đế hình tim, tròn, hoặc nón cụt, mép răng cưa mịn, đỉnh tù hoặc nhọn. Hoa đơn và kết thúc cuối cành, có cuống. Đài hợp nhất với nhụy lên đến giữa hoa. Thùy rộng rãi hình mũi mác hẹp hoặc hình chữ nhật, 10-23 x 6-8mm, mép lá nguyên hoặc lượn sóng. Tràng hoa màu vàng-xanh, với những đốm màu tím bên trong, hình chuông rộng, kích thước 1,8-2,3 x 1,8-2,5cm, thùy nong, thùy hình tam giác, đỉnh nhọn. nhị hơi to ra ở đế, cao 5mm, bao phấn kéo dài, 5-6mm. Đầu nhụy có lông cứng màu trắng. Quả nang hình cầu ở gốc, hình nón về phía đỉnh, 1-2,4cm.

Hạt nhiều, màu đỏ nâu đến nâu sẫm, thuôn dài đến elip, kích thước 1mm, hạt nhẵn.

Mùa ra hoa và kết quả tháng bảy đến tháng mười.

Phân Bố: Rừng cây bụi, đồng cỏ hoặc cây bụi ở bìa rừng, độ cao 900-3900m so với mực nước biển. Trùng Khánh, Cam Túc, Quý Châu, Hà Bắc, Hắc Long Giang, Hà Nam, Hồ Bắc, Tây Bắc Hồ Nam, Cát Lâm, Liêu Ninh, Nei Mongol, Ninh Hạ, Đông Thanh Hải, Thiểm Tây, Sơn Đông, Sơn Tây, Tứ Xuyên, Tây Bắc Vân Nam, một phân loài được trồng rộng rãi [Hàn Quốc, Mông Cổ, Nga (Viễn Đông)].

Codonopsis lancifolia (Roxb.) Moeliono.

(Đảng sâm, Ngân đằng lá mác)

Thân thảo lâu năm hay cây hàng năm, cây

bò trườn hoặc hơi thẳng đứng, đôi khi hóa gỗ ở gốc thân cây, nhánh dài, nhẵn toàn thân.

Cây cao lên đến 3m, thân rỗng, nhánh nhiều, phân ngang hoặc rủ xuống. Lá mọc đối, hiếm khi 3 lá mọc vòng, cuống lá ngắn, hình trứng hay hình trứng, lưỡi ngọn giáo đến hình ngọn giáo, kích thước dài 6,5-15,5 x rộng 2,6-5- ,2cm, cuống lá dài 3-8mm, mép lá có răng cưa, răng cưa, hoặc hoặc khía dạng hình tai bèo, đỉnh lá có hình mũi nhọn. Hoa thường mọc đơn độc, mọc ở đầu cành, hoặc cả đầu cành và nách lá, đôi khi trong một, ít khi hoa dạng xim hình tụ tán 3, cuống hoa nhỏ dài 1-10cm, lá bắc xếp cặp đôi dạng hình chỉ ở giữa đến đầu của hoa. Đài hợp với bầu nhụy lên đến phần dưới của bầu nhụy. Thùy (4 hoặc) 5 (-7), hình chỉ hoặc tuyến, mép lá có dạng hình răng cưa. Tràng hoa màu trắng hoặc màu nhạt đỏ, có hạng hình ống chuông, kích thước 7-12mm, 5 - hoặc 6- phân thùy đến giữa, thùy hình trứng đến hình trứng- hình tam giác. Nhị hoa 5 hoặc 6; chỉ nhị bằng nhau bao phấn dài, đế giãn ra thành phần phiến mỏng, mép có lông nhung mịn. Vòi nhụy nhẵn, không lông hoặc có lông, đầu nhụy (4 hoặc) 5, hoặc đôi khi 6, bầu ngụy (4 hoặc) 5 - hoặc 6- ngăn. Quả mọng màu tím đen khi trưởng thành, hình cầu, (4 hoặc) 5 - hoặc 6 ngăn, đường kính 5-10mm. Hạt rất nhiều, nhẵn. Thời gian ra hoa kết quả vào tháng bảy – tháng mười một.

Phân bố: Phân bố ở rừng, thảm cây bụi, đất đồng cỏ, nơi có độ cao dưới 1500m so với mặt nước biển ở Cúc Phương, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tây, Hồ Nam, Quý Châu, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Ấn độ (Himalaya and Sikkim), Nhật bản (bao gồm đảo Ryukyu) Miến Điện, Sikkim, Malaysia, In- donesia, Campuchia, Lào, Đài Loan, Tây Nam Yunnan (Banglades), Philippin, Thái Lan và Cúc Phương (Việt Nam).

Codonopsis tangshen Oliv. (Xuyên đảng sâm)Cây sống lâu năm, dạng thân leo cuốn, không lông, phân cành, cao lên đến hơn 2 m, rễ củ thịt dài hoặc hình cà rốt kích thước 15-

(7)

30x1-3cm. Lá đơn, mọc đối, lá có màu xanh hình trứng, ngọn giáo, mép lá có răng cưa, mặt lá không có lông, mép lá có lông nhung.

Hoa mộc đơn độc, dạng hình chuông, có màu xanh hơi vàng, gần ở phần đế hoa có màu tím tím ở bên trong, thường xuất hiện vào mùa hè, độ dài lên tới 2,3 cm. Ra hoa từ tháng 6 đến tháng 8. Quả có quả đuôi màu trắng tím, cuống dài, hình dẹt, quả chín không nứt.

Phân Bố: loài bản địa và đặc hữu của sáu tỉnh miền trung và miền tây Trung Quốc (Trùng Khánh, Quý Châu, Hồ Bắc, Hồ Nam, Thiểm Tây và Tứ Xuyên), ở độ cao 900 - 2300m so với mặt nước biển.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong số các loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị từ tự nhiên, Đảng sâm là một trong những vị thuốc rẻ tiền có tác dụng thay thế nhân Sâm trong điều trị bệnh ở một số trường hợp.

Ngoài ra, bản thân Đảng sâm cũng có nhiều tác dụng rất tốt và là một bài thuốc quí, giá rẻ. Đảng sâm có rất nhiều loại, vì vậy việc nhận biết các loài Đảng sâm trong chi Codon- opsis có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tra trữ lượng ngoài tự nhiên cũng như phát triển và sử dụng chúng một cách có hiệu quả.

Khóa định loại các loài thuộc chi Codonopsis chủ yếu dựa vào các đặc điểm như thân, lá, hoa, quả, hạt, rễ. Cùng với khóa định loại, nghiên cứu đã mô tả chi tiết đặc điểm hình thái cũng như phân bố của các loài này.

Để khóa định loại các loài trong chi Codon- opsis được hoàn thiện, cần bổ sung thêm tất cả các loài thuộc chi này hiện đã được ghi nhận trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Đào Kim Long, Hà Huy Kế, Phan Quốc Kinh, Đào Anh Hoàng, 2012. Đảng sâm Việt Nam (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. Họ Hoa chuông - Campanulaceae) định hướng cho sự phát triển nguồn dược liệu quý. Tạp chí Cây thuốc quý số 217, tháng 12 năm 2012.

2. Đỗ Tất Lợi, 2001. Những cây thuốc và vị

thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội 3. Hoàng Minh Chung, Phạm Xuân Sinh, 2002. Nghiên cứu tác dụng bổ khí của đẳng sâm Việt Nam. Tạp chí Dược liệu.

4. Hoàng Minh Chung, Phạm Xuân Sinh, 2003. Góp phần nghiên cứu đặc điểm thực vật cây đảng sâm Việt Nam ở Sa Pa Lào Cai. Tạp chí Dược liệu.

5. Hong Deyuan, Thomas G. Lammers, Laura L. Klein, 2011. Codonopsis Wallich in Roxburgh, Fl. Ind. 2: 103. 1824. Fl. China 19:

513–526. 2011.

6. Phạm Hoàng Hộ, 2003. Cây cỏ Việt Nam.

Tập 3, trang 101, NXB Tuổi trẻ, 2003.

7. Flora of Pan-Himalayas. Online at: http://

www.flph.org/s/Campanumoea%20celebica 8. China checklist of higher plants,1, Mar.2007 by Pan Kai Yu.

BUIDING THE KEY TO THE SPECIES OF SOME DANGSHEN SPECIES IN GENUS CODONOPSIS

Le Thi Dien, Le Thai Hung, Tran Nam Thang, Phan Thi Tu We use the research method on the mor- phological and phenological characteristics of the Vietnamese Dangshen (Codonopsis javani- ca) with reference to other species belong to the genus Codonopsis which is usually used as a traditional medicine. We have built up the key to the species for 9 species wihin the genus of Codonopsis. The key use the charac- teristics of sterm, leaf, flower, fruit, seed and roots. A long with the key to the species, the research describe in detail the morphologi- cal characteristics as well as the distribution of these plants. It is really necessary to add more species within the genus Codonopsis genus which have been identified all over the word in order to improve the identification key.Key word: Dangshen, Key to the species, Codonopsis.

Người phản biện: TS. Đỗ Hữu Thư Ngày nhận bài: Tháng 4/2013

Ngày phản biện thông qua: Tháng 4/2013 Ngày duyệt đăng: Tháng 4/2013

(8)

TÓM TẮT:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ trước đến nay ở nước ta người dân được khoán rừng và đất lâm nghiệp theo ba hình thức là khoán quản lý bảo vệ, khoán sản phẩm và khoán sử dụng đất. Xét về diện tích, trong mô hình khoán quản lý bảo vệ người dân được khoán với diện tích lớn nhất (8,675 ha), trong khi đó ở mô hình khoán sử dụng đất diện tích khoán là nhỏ nhất (0,64ha). Tuy nhiên, nếu xét về hiệu quả kinh tế thì mô hình khoán quản lý bảo vệ lại có hiệu quả thấp hơn nhiều so với hai mô hình khoán còn lại. Trong mô hình khoán quản lý bảo vệ, hai yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân là xã (địa phương) và diện tích. Trong khi đó, ở mô hình khoán sản phẩm, yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân là diện tích và sản phẩm khai thác. Thu nhập của các hộ nhận khoán sử dụng đất ảnh hưởng bởi ba yếu tố kinh tế hộ, diện tích và sản phẩm khai thác.

Do đó, muốn tăng thu nhập cho các hộ nhận khoán cần phải lựa chọn hình thức khoán

thích hợp, chú trọng phát triển kinh tế lâm nghiệp bằng cách trồng thêm các loài cây có giá trị nhưng phải phù hợp với quy hoạch ở từng địa phương.

Từ khóa: hộ gia đình, khoán quản lý bảo vệ, khoán sản phẩm, khoán sử dụng đất, tác động, thu nhập

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng là một nguồn tài nguyên có thể tái tạo được, nó mang lại cho con người những lợi ích rất to lớn. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, sử dụng với cơ chế chính sách không hợp lý, đặc biệt là rừng và đất rừng chưa có chủ thực sự, nên diện tích rừng của nước ta ngày càng bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng. Sự suy thoái của tài nguyên rừng không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc dân mà còn có những tác động bất lợi đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như đất, nước, không khí cũng như môi trường sinh thái, mất đi sự đa dạng sinh học... Hậu quả của tình trạng trên là tài nguyên rừng bị suy giảm, đời sống nhân dân miền núi và trung du luôn phải chịu cảnh nghèo nàn, lạc hậu, môi trường sinh thái bị phá vỡ, nạn lũ lụt, hạn hán xảy ra liên tiếp.

1Giảng viên, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế

2Học viên Cao học khóa 17 - Trường Đại học Nông Lâm Đại học Huế

3Giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp

4Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp

& PTNT.

Lê Thị Diên1, Phan Trọng Trí2, Hồ Đăng Nguyên1 Võ Mai Anh3, Nguyễn Thị Hải Hòa4

(9)

Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo vệ bằng được diện tích rừng hiện có, nhanh chóng phục hồi, xây dựng lại và phát triển vốn rừng. Một trong những chủ trương, chính sách được xã hội đặc biệt quan tâm và ủng hộ rộng rãi là chính sách khoán rừng và đất lâm nghiệp.

Qua 30 năm thực hiện, chính sách khoán đất lâm nghiệp đã trở thành một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách lâm nghiệp, có tác động rõ ràng đến việc thu hút hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư sống gần rừng tham gia tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng (Đinh Hữu Khoa et al., 2008). Tuy nhiên, trải qua thời gian dài thực hiện, chính sách này cũng đã bộc lộ một số điểm bất cập cần phải có những điều chỉnh kịp thời.

Chính vì vậy, cần thiết phải có các nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập của hộ nhận khoán để làm cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra các giải pháp sửa đổi, bổ sung chính sách này nhằm quản lý, bảo vệ rừng một cách có hiệu quả.

II. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên 7 tỉnh bao gồm Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đăk Nông và Kiên Gi- ang. Mỗi tỉnh tiến hành khảo sát ở 4 xã thuộc 2 huyện. Tổng số xã tiến hành khảo sát 28 xã và tổng số hộ dự kiến khảo sát là 560 hộ. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng một số địa phương không thực hiện khoán rừng cho người dân hoặc trong cùng một địa phương sử dụng cùng một mô hình khoán rừng và đất lâm nghiệp.

Do đó trong phạm vi bài báo này, chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá 100 hộ đại diện cho 3 mô hình khoán sản phẩm của tất cả các hộ được điều tra.

2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Số

liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc các hộ tham gia nhận khoán.

Phương pháp xử lý số liệu:

Tính toán một số đặc trưng thống kê:

Số trung bình mẫu:

Sai tiêu chuẩn:

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân được thực hiện bằng phương pháp phân tích hồi quy nhiều nhân tố. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Thu nhập của các hộ nhận khoán

Tại địa bàn nghiên cứu hiện đang áp dụng 3 mô hình khoán rừng và đất lâm nghiệp như sau:(1) Mô hình khoán sản phẩm (khoán theo chu kỳ kinh doanh):

Chủ rừng sau khi trồng các loài cây lâm nghiệp sẽ khoán lại cho các hộ gia đình, cá nhân là công nhân viên chức đang làm việc tại công ty hoặc các hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp ở địa phương để quản lý, bảo vệ. Sản phẩm sau khi khai thác sẽ được chia với tỷ lệ nhất định và tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của chủ rừng. Tuy nhiên thường thì bên nhận khoán sẽ được hưởng lợi ít hơn chủ rừng. Thời gian khoán có thể là 1-2 chu kỳ kinh doanh (thường không quá 20 năm).

(2) Mô hình khoán quản lý bảo vệ (khoán theo chu kỳ hàng năm):

Bên nhận khoán chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ diện tích được khoán và được nhận tiền hỗ trợ theo chu kỳ từng năm hoặc nhiều năm.

Kinh phí thực hiện khoán bảo vệ do bên giao khoán chi trả. Khoán quản lý bảo vệ tương ứng với hình thức khoán theo công đoạn, thường được thực hiện theo chu kỳ 1 năm.

Khoán quản lý bảo vệ rừng được áp dụng đối với chủ rừng là các Ban quản lý rừng và các Công ty lâm nghiệp Nhà nước.

(3) Mô hình khoán sử dụng đất (khoán ổn định lâu dài):

(10)

Đây là mô hình khoán phát huy được tính tích cực nhất của người nhận khoán trong sử dụng, quản lý và bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp. Trong mô hình này, người nhận khoán được chủ động sản xuất kinh doanh trên diện tích được khoán và được hưởng toàn bộ sản phẩm trên chính mảnh đất do mình làm ra sau khi nộp các khoản thuế và phí cho chủ rừng. Thời hạn khoán rừng ở mô hình này thường là 30 năm hoặc 50 năm.

Kết quả thống kê thu nhập của các hộ qua các mô hình khoán khác nhau được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1. Thu nhập của các hộ nhận khoán theo các mô hình khoán

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra và xử lý số liệu, 2012)

Kết quả ở bảng trên cho thấy, có sự khác biệt rõ rệt về diện tích cũng như thu nhập của các hộ gia đình được khoán theo các hình thức khác nhau:

Xét về diện tích, có thể thấy diện tích rừng của các hộ được khoán theo mô hình khoán quản lý bảo vệ là cao nhất với diện tích bình quân/hộ là 8,675 ha; tiếp đến là diện tích rừng của các hộ nhận khoán theo mô hình khoán sử dụng đất với 2,11 ha/hộ và thấp nhất là diện tích rừng của các hộ nhận khoán theo mô hình khoán sản phẩm với 1,76 ha/hộ.

Xét về thu nhập bình quân của từng mô hình khoán, có thể thấy mô hình khoán sử dụng đất đem lại thu nhập cao nhất với 106,33 triệu/ha. Nguyên nhân mô hình khoán này đem lại hiệu quả kinh tế cao vì một số người dân sau khi nhận khoán đã trồng một số loài cây có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su.

Mô hình cũng đem lại thu nhập khá cao là mô hình khoán sản phẩm với 27,59 triệu/ha. Mô

hình khoán quản lý bảo vệ cho thu nhập thấp nhất chỉ với 131 nghìn/ha/năm. Nguyên nhân là do người dân chỉ được nhận tiền quản lý bảo vệ hàng năm do chủ rừng chi trả.

2. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến thu nhập của các hộ nhận khoán theo các mô hình khác nhau

a. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến thu nhập của người dân trong mô hình khoán quản lý bảo vệ ở hai xã thuộc địa bàn nghiên cứu

Việc điều tra ảnh hưởng của một số yếu tố đến thu nhập của các hộ nhận khoán được thực hiện ở xã Cửa Dương (Phú Quốc, Kiên Giang) và xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Thạnh, Bình Định). Qua quá trình điều tra có thể nhận thấy một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới thu nhập của người dân ở mô hình khoán quản lý bảo vệ rừng, đó là: Xã (1: xã Cửa Dương; 2:

xã Vĩnh Sơn , học vấn, kinh tế hộ (1: Giàu; 2:

Khá; 3: Trung bình; 4: Cận nghèo; 5: Nghèo), diện tích và số lần tuần tra. Kết quả tính toán được thể hiện qua bảng 02.

Bảng 2. Thu nhập của các hộ được nhận khoán quản lý bảo vệ ở xã Cửa Dương và xã Vĩnh Sơn

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và xử lý số liệu, 2012)

Kết quả tính toán cho thấy, hệ số tương quan kép R2 = 0,997a và xác suất của F trong phân tích phương sai Sig. = 0,000a < 0,05 nên có thể khẳng định sự tồn tại của hệ số tương quan trong mô hình.

Kết quả kiểm tra các sự tồn tại của các hệ số hồi quy được thể hiện ở bảng 2. Với kết quả đó, có thể thấy có hai yếu tố có xác suất của t là Sig. <0,05 là là yếu tố xã (XA) và diện tích (DTICH) nên có thể nói thu nhập của của các hộ được khoán quản lý bảo vệ phụ thuộc

(11)

vào hai yếu tố này. Các yếu tố khác như học vấn, kinh tế hộ và số lần tuần tra không có mối quan hệ tương quan đối với thu nhập của các hộ nhận khoán.

Xét về sự ảnh hưởng của yếu tố xã (hay địa phương), có thể thấy hộ nhận khoán ở xã Vĩnh Sơn có thu nhập thấp hơn hộ nhận khoán ở xã Cửa Dương. Nguyên nhân là ở xã này, mức kinh phí chi trả cho hộ nhận khoán quản lý bảo vệ chỉ là 120 nghìn/ha/năm, trong khi đó ở xã Cửa Dương là 150 nghìn/ha/năm.

Về sự phụ thuộc của thu nhập đối với diện tích được khoán, kết quả cho thấy khi diện tích tăng thì thu nhập của các hộ này cũng tăng theo. Như vậy, để tăng thu nhập cho người nhận khoán bảo vệ rừng cần thiết phải tăng diện tích khoán để giúp người dân có động lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên diện tích được khoán.

b. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến thu nhập của người dân trong mô hình khoán sản phẩmKết quả điều tra được thực hiện đối với các hộ nhận khoán sản phẩm ở huyện Đình Lập (Lạng Sơn) và huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế). Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng sau:Bảng 3. Thu nhập của các hộ được nhận khoán sản phẩm ở huyện Đình Lập và huyện Phú Lộc

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra và xử lý số liệu, 2012)

Mã hóa: Nhựa thông: 1; Gỗ keo: 2

Kết quả tính toán cho thấy, hệ số tương quan kép R2 = 0,933a và xác suất của F trong phân tích phương sai Sig. = 0,000a < 0,05 nên có thể khẳng định sự tồn tại của hệ số tương quan trong mô hình.

Kết quả kiểm tra các sự tồn tại của các hệ

số hồi quy được thể hiện ở bảng 3. Với kết quả đó, có thể thấy có hai yếu tố có xác suất của t là Sig. <0,05 là yếu tố diện tích (DTICH) và sản phẩm khai thác (SPKHAITHAC), nên có thể nói thu nhập của của các hộ được khoán quản lý bảo vệ phụ thuộc vào hai yếu tố này.

Với yếu tố diện tích, có thể thấy thu nhập của các hộ tăng lên khi diện tích nhận khoán tăng. Kết quả này cũng tương ứng với kết quả nghiên cứu đối với các hộ nhận khoán quản lý bảo vệ. Tuy nhiên có thể thấy, ở các hộ nhận khoán sản phẩm, khi diện tích tăng lên 1 ha thì mức tăng thu nhập của người dân cao hơn rất nhiều so với mô hình khoán quản lý bảo vệ. Nguyên nhân là do ở mô hình khoán sản phẩm, người dân được hưởng lợi trực tiếp từ các sản phẩm lâm nghiệp ở các diện tích được khoán.

Đối với yếu tố sản phẩm khai thác, có thể thấy sản phẩm khai thác là nhựa thông sẽ cho thu nhập cao hơn nhiều so với sản phẩm khai thác là gỗ keo cung cấp nguyên liệu làm ván dăm. Nguyên nhân là trong thời điểm điều tra, giá nhựa thông ở huyện Đình Lập khá cao, khoảng 45 nghìn – 65 nghìn/kg.

c. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến thu nhập của người dân trong mô hình khoán sử dụng đất

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thu nhập của người dân khi nhận khoán sử dụng đất bao gồm: Dân tộc, học vấn, kinh tế hộ, diện tích và sản phẩm khai thác. Việc điều tra được tiến hành tại xã Quảng Khê (Đăk Glong, Đăk Nông). Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 4:

Bảng 4. Thu nhập của các hộ được khoán sử dụng đất ở xã Quảng Khế, Đăk Glong, Đăk Nông

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và xử lý số liệu, 2012)

(12)

Ghi chú: Mã hóa

Kinh tế hộ: 1: Giàu; 2: Khá; 3: Trung bình;

4: Cận nghèo; 5: Nghèo

Sản phẩm khai thác: 1: Cà phê; 2: Cao su Kết quả tính toán cho thấy, hệ số tương quan kép R2 = 0,980a và xác suất của F trong phân tích phương sai Sig. = 0,000a < 0,05 nên có thể khẳng định sự tồn tại của hệ số tương quan trong mô hình.

Kết quả kiểm tra các sự tồn tại của các hệ số hồi quy được thể hiện ở bảng 04. Với kết quả đó, có thể thấy có ba yếu tố có xác suất của t là Sig. <0,05 là là yếu tố kinh tế hộ (KTHO), diện tích (DTICH) và sản phẩm khai thác (SPKHAITHAC) nên có thể nói thu nhập của của các hộ được khoán quản lý bảo vệ phụ thuộc vào các yếu tố này.

Khác với các mô hình khoán trên, trong mô hình khoán sử dụng đất người dân phải tự đầu tư toàn bộ kinh phí trên các diện tích được khoán từ khâu trồng đến chăm sóc và khai thác. Ở mô hình khoán này, người dân thường trồng các loài cây yêu cầu phải đầu tư lớn như cà phê, cao su nên yếu tố kinh tế hộ quyết định rất nhiều đến chất lượng và sản lượng của các sản phẩm cây trồng, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Với kết

quả trên, có thể thấy các hộ giàu thường có thu nhập cao hơn và thu nhập càng giảm dần khi kinh tế hộ càng khó khăn.

Đối với yếu tố diện tích, do các loài cây được người dân sử dụng có giá trị kinh tế cao nên mức tăng thu nhập của mô hình này cũng cao hơn thu nhập của các hộ nhận khoán ở các mô hình trên.

Đối với yếu tố sản phẩm khai thác, có thể thấy ở các hộ trồng cà phê có thu nhập cao hơn so với các hộ trồng cao su.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Thu nhập và diện tích được khoán của các hộ nhận khoán tùy thuộc vào các mô hình khoán. Trong số các mô hình khoán rừng và đất lâm nghiệp, mô hình khoán sử dụng đất cho thu nhập bình quân trên 1ha cao nhất.

Các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ nhận khoán quản lý bảo vệ là xã (địa phương) và diện tích nhận khoán, yếu tố diện tích và sản phẩm khai thác ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ nhận khoán theo mô hình khoán sản phẩm và yếu tố kinh tế hộ, diện tích và sản phẩm khai thác lại ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ nhận khoán theo mô hình khoán sử dụng đất.

Để tăng hiệu quả của chính sách khoán rừng và đất lâm nghiệp cần thực hiện các giải pháp sau:

Tăng diện tích rừng và số tiền công cho các hộ nhận khoán bảo vệ;

Tăng diện tích nhận khoán và quan tâm tới việc lựa chọn loài cây trồng có giá trị kinh tế cao và thị trường tiêu thụ mạnh cho các hộ nhận khoán sản phẩm;

Ngoài việc tăng diện tích nhận khoán và lựa chọn loài cây trồng như ở mô hình khoán sản phẩm, cần hỗ trợ tiền vốn cho các hộ nhận khoán sử dụng đất để người dân có thể tăng suất đầu tư cho diện tích đất nhận khoán nhằm tăng giá trị sử dụng đất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Đinh Hữu Khoa, Lê Thị Hiền, Tô Đình

(13)

Mai, Tạ Văn Chung, Bùi Huy Nho, 2008. Đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách khoán trong lâm nghiệp và đề xuất hoàn thiện. Báo cáo tổng kết đề tài. Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, Cục Kiểm Lâm.

2. Đinh Hữu Hoàng, Đặng Kim Sơn, 2008.

Giao đất và giao rừng ở Việt Nam - Chính sách và thực tiễn. Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn.

3. Lê Du Phong et al., 2007. Đánh giá tác động của một số chính sách lâm nghiệp chủ yếu trong giai đoạn vừa qua - Đề xuất các chính sách tạo động lực phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2006-2010 và định hướng 2011- 2020. Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng - Hội Bảo Vệ Thiên Nhiên và Môi Trường Việt Nam.

4. Phạm Xuân Phương, 2008. Tổng quan về chính sách giao đất giao rừng tại Việt Nam, thực trạng và định hướng trong thời gian tới. Trong

"Kỷ yếu diễn đàn quốc gia về giao đất giao rừng ở Việt Nam". Hà Nội, 29/05/2008.

5. Nghị định 135/2005/NĐ-CP về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh.

A RESEARCH ON IMPACTS OF SEVERAL FACTORS ON IN- COME OF HOUSEHOLDS ALLOTED WITH FORESTS AND FOR- EST LAND.

Le Thi Dien, Phan Trong Tri, Ho Dang Nguyen, Vo Mai Anh, Nguyen Thi Hai Hoa SUMMARY

The research showed that, in Vietnam lo- cal communities have been alloted with for- ests and forest land by three forms: manage- ment and protection, output allotment, and land use alloment (stable allotment during a long period). On the scale aspect, with the form of management and protection allot- ment, local people were being alloted with the largest area at about 8.675 hectares, and

the smallest one at 0.64 hectares. On the ef- ficient aspect, however, this form revealed the lower efficency than the two other forms.

The form of management and protection, two factors location (or commune) and total area had significant impacts on the income of the people. Meanwhile, the form of output allotment, the factors influencing the income of local people were the area and harvest- ed products. The income of households that were alloted with land use was affected by three factors: household’s economic poten- tial, the area, and the harvested products.

Therefore, it is necessary to choose a proper allotment form to improve the household’s income. Besides, it should be paid attention to forestry economy development by adding the valuable trees into forest lands, suitable with the planning of each location.

Key words: household, impact, income, landuse alloment, output allotment, protec- tion allotment

Người phản biện: TS. Bùi Thế Đồi Ngày nhận bài: Tháng 4/2013

Ngày phản biện thông qua: Tháng 5/2013 Ngày duyệt đăng: Tháng 5/2013

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cho lăng trụ đứ ng ABCD.. Cho kh ối lăng trụ ABC. Cán bộ coi thi không giải thích

Tính tỉ số thể tích của hai khối đa diện đó (số bé chia

Tính diện tích của hình tam giác MDC.... Tính diện tích của hình tam

Phương pháp: Thực hiện các phép tính có chứa đơn vị diện tích tương tự như thực hiện với các số tự nhiên (chú ý cùng một đơn vị đo).. Bước

Dạng 3: Biết diện tích xung quanh hoặc diện tích toàn phần của hình lập phương, tìm độ dài cạnh của hình lập phương. Phương pháp: Tìm diện tích một

Dạng 1: Tính diện tích xung quanh hoặc diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. Phương pháp: Áp dụng quy tắc tính diện tích xung quanh hoặc diện

Nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần thì diện tích xung quanh và diện tích toàn phần tăng số lần lần lượt

GV giải thích : tổng diện tích tất cả các mặt bên là diện tích xung quanh của hình chóp. GV đưa mô hình khai triển hình chóp