• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
48
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 3 Ngày soạn: 20/9/2019

Ngày giảng:Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2019 Tiết 1: Chào cờ

--- Tiết 2: Thể dục

GV BỘ MÔN DẠY

--- Tiết 3: Toán

Tiết 11: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

- Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số.

2. Kĩ năng.

- Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số (bằng cách chuyển về thực hiện các phép tính với các phân số, so sánh các phân số).

3. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, lòng say mê học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhóm

- Phiếu bài tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- Gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời

? Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số?

- Gv nhận xét đánh giá 2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu: (1’) Trực tiếp

2.2, Hướng dẫn hs bài tập SGK (14) (30’)

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu hs làm bài và chữa bài.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, củng cố cho hs cách chuyển hỗn số thành phân số.

- 3 hs lên bảng mỗi hs chữa 1 phần của bài tập 3 (SGK)

- 2 hs trả lời - HS nhận xét

+ Tử số: bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.

+ Mẫu số bằng mẫu số của phân số.

- 1 hs đọc: Chuyển các hỗn số sau thành phân số.

- Cả lớp làm bài vào vở ô li - 1 hs lên bảng làm bài.

- 1hs nhận xét.

253 2x553 135 ; 594 5x994 499

(2)

? Muốn chuyển hỗn số thành phân số ta làm thế nào?

* Bài tập 2: Làm bài theo cặp

? Yêu cầu của bài tập 2 là gì?

- Yêu cầu hs trao đổi theo cặp và làm bài - GV phát bảng nhóm cho 1 cặp hs.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng nhóm.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

- GV nhấn mạnh cách so sánh hỗn số: So sánh phần nguyên. nếu phần nguyên bằng nhau ta so sánh sang phần phân số.

* Bài tập 3: Làm bài cá nhân

? Bài tập 3 yêu cầu gì?

- Yêu cầu hs làm bài và chữa bài.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, củng cố cho hs cách thực hiện các phép tính với hỗn số:

Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện.

3, Củng cố dặn dò (4’)

? Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số?

? Nêu cách so sánh hỗn số?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò hs

9

10 127 10

7 10 12 10 12 7 8 ; 75 8

3 8 9 8

3 x x

- Muốn chuyển hỗn số thành phân số ta làm như sau

+ Tử số: bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.

+ Mẫu số bằng mẫu số của phân số.

- So sánh các hỗn số

- 2 hs ngồi cạnh nhau trao đổi và làm bài vào vở ô li - 1 cặp hs làm bài vào bảng nhóm dán lên bảng.

- 1 hs nhận xét đúng/sai.

a, 3109 > 2109 b, 3104 < 3109 c, 5101 > 2109 d, 3104 = 352

- 1hs: Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện phép tính.

- Cả lớp làm bài vào vở ô li - 1 hs lên bảng làm bài.

- 1hs nhận xét.

a, 11213123346968176 b, 232 17438117 5621332321 c, 232x51483x214 83xx214 16812 14 d, 321:241 27:49 72xx94 149

- 2 hs nêu

+ Tử số: bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.

+ Mẫu số bằng mẫu số của phân số.

+ So sánh phần nguyên; nếu phần nguyên bằng nhau ta so sánh sang phần phân số.

(3)

--- Tiết 4: Tập đọc

Tiết 5: LÒNG DÂN I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

Hiểu nội dung ý nghĩa phần 1 của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu sống cán bộ cách mạng.

- Khâm phục dì Năm mưu trí gan dạ, dũng cảm.

2. Kĩ năng

- Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:

+ Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật .Đọc đúng ngữ điệu của câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm trong bài.

+ Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch.Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.

3.Thái độ

- Yêu thích môn học, thích đọc sách.

*QTE: chúng ta có quyền tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ trong SGK.

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - Kiểm tra bài cũ 5’

- Gọi hs lên bảng đọc bài Sắc màu em yêu và trả lời các câu hỏi

? Hãy nêu nội dung chính cảu bài.

- GV nhận xét đánh giá.

2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu(1’) Trực tiếp 2.2, Luyện đọc và tìm hiểu a, Luyện đọc (10’)

- Gọi hs đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian.

- Gọi HS đọc bài.

- GV chia đoạn: 3 đoạn

Đ1: Từ đầu ... thằng nầy là con.

Đ2: Tiếp ... rục rịch tao bắn.

Đ3: Còn lại

- Gọi Hs đọc nối tiếp theo đoạn.

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc phần chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc - GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó trong bài.

- 3 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.

- HS nhận xét

- 1 Hs đọc.

- 1 Hs đọc.

- Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - sửa lỗi phát âm - 1 hs đọc chú giải

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó.

- Rục rịch: sắp sủa làm.

(4)

? Rục rịch có nghĩa là gì?

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp – GV nhận xét hs làm việc.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài (10’)

- Yêu cầu học sinh đọc phần nhân vật cảnh trí và đoạn 1 trả lời câu hỏi

? Câu chuyện xảy ra ở đâu vào thời gian nào?

? Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?

? Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?

? Qua hành động đó bạn thấy dì Năm là người như thế nào?

? Nêu nội dung đoạn 1?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2

? Khi bị định trói và dỗ ngọt dì Năm có thái độ như thế nào?

? Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?

? Nêu nội dung chính đoạn 2?

? Nêu nội dung chính của đoạn kịch?

- GV chốt lại nội dung và ghi bảng: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.

c, Đọc diễn cảm (10’)

- Gọi hs đọc đoạn kịch theo vai. Nêu giọng đọc phù hợp với tính cách từng nhân vật.

- Tổ chức cho hs luyện đọc trong nhóm phân vai

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

- HS lắng nghe tìm cách đọc đúng - HS đọc thầm

+ Câu chuyện xảy ra ở một gia đình nông thôn ở Nam Bộ trong thời kì kháng chiến.

+ Chú bị địch rượt bắt, chú chạy vô nhà của dì Năm.

+ Dì vội đưa cho chú 1 cái áo khoác để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng ăn cơm, vờ làm như chú là chồng gì để bọn địch không nhận ra.

+ Dì Năm rất nhanh trí, dũng cảm lừa địch.

+ Dì Năm nhanh trí lừa địch - HS đọc thầm

- Bình tĩnh và dũng cảm

HS nối tiếp nhau phát biểu.VD : + Dì Năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng, khi tên cai xẵng giọng hỏi lại: Chồng chị à?,dì vẫn khẳng định:

Chồng tôi .

+ Thấy bọn giặc doạ bắn, dì làm chúng tưởng dì sợ nên sẽ khai, hóa ra dì chấp nhận cái chết, chỉ xin được trối trăng, căn dặn con mấy lời, khiến chúng tẽn tò .

- Sự dũng cảm của Dì Năm - 2 hs nêu - hs nhận xét bổ sung:

- 5 hs đọc theo vai - nêu giọng đọc.

- 5 hs tạo thành 1 nhóm cùng luyện đọc theo vai (dì Năm, An, cán bộ, lính, cai)

(5)

- Tổ chức cho hs thi đọc và bình chọn.

- GV nhận xét, tuyên dương 3, Củng cố dặn dò (4’)

? Nêu nội dung của đoạn kịch?

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương hs.

- Dặn dò HS

- 2 nhóm thi đọc

- Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.

--- BUỔI CHIỀU

Tiết 1: Lịch sử

CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Kể lại được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức đã mở đầu cho phong trào Cần Vương (1885 - 1896): Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái: chủ hòa và chủ chiến( đại diện là Tôn Thất Thuyết); Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 – 7- 1885, phái chủ chiến dưới dự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế; Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui lên vùng núi Quảng Trị. Tại vùng căn cứ vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.

2. Kĩ năng : Biết tìm kiếm các tư liệu lịch sử; Biết đặt câu hỏi và tìm kiếm thông tin, chọn lọc thông tin để giải đáp.

3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về lịch sử quê hương; yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước; tôn trọng và bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc.

* Giảm tải : Không yêu cầu tường thuật, chỉ kể lại một số sự kiện về cuộc phản công ở kinh thành Huế.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Lược đồ kinh thành Huế năm 1885, có các vị trí kinh thành Huế, đồn mang cá, toà Khâm Sứ.

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

- Hình minh hoạ trong SGK.

- Bảng phụ

III - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ

- Gọi hs lên bảng trả lời các câu hỏi:

? Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?

? Phát biểu cảm nghĩ của em về việc làm của Nguyễn trường Tộ?

- GV nhận xét, đánh giá B - Dạy bài mới

- 2 hs lần lượt trả lời câu hỏi

- HS nhận xét

(6)

1, Giới thiệu: trực tiếp

2, Hướng dẫn học sinh hoạt động

* Hoạt động 1: Người đại diện phía chủ chiến.

- GV nêu vấn đề: Hãy đọc SGK và trả lời câu hỏi:

? Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ với TDP như thế nào?

? Nhân dân ta phản ứng như thế nào trước sự việc triều đình kí hiệp ước với Pháp?

- Gv nêu câu hỏi và gọi hs trả lời trước lớp.

- GV nhận xét, kết luận: sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của TDP, nhân dân vẫn kiên quyết chiến đấu không khuất phục; các quan lại nhà Nguyễn chia thành 2 phái: Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết chủ trương và phái chủ hoà.

* Hoạt động 2: Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế.

- Gv chia thành các nhóm, yêu cầu hs thảo luận nhóm, trao đổi để trả lời các câu hỏi.

? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế?

? Cuộc phản công diễn ra khi nào? Ai là người lãnh đạo? Tinh thần phản công của quân ta như thế nào?

- Hs nghe gv nêu để xác định vấn đề, sau đó tự đọc SGK và trả lời câu hỏi:

+ Quan lại triều đình nhà Nguyễn chia thành 2 phái:

Phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với TDP.

+ Phái chủ chiến, đại diện là Tôn Thất Thuyết, chủ trương cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống TDP giành lại độc lập dân tộc.

+ Nhân dân ta không chịu khuất phục TDP.

- 2 hs lần lượt trả lời, hs cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến.

- HS lắng nghe.

- HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 - 6 hs, cùng thảo luận và ghi các câu trả lời vào phiếu.

+ Tôn Thất Thuyết, người đứng đầu phái chủ chiến đã tích cực chuẩn bị để chống Pháp. Giặc Pháp lập mưu bắt ông nhưng không thành. Trước sự uy hiếp của kẻ thù,

Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động.

+ Đêm mùng 5-7-1885, cuộc phản công ở kinh thành Huế bắt đầu bằng tiếng súng nổ rầm trời của súng thần công, quân ta do Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công thẳng vào đồn mang Cá và toà Khâm sứ Pháp. Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối

(7)

? Vì sao cuộc phản công thất bại?

- GV tổ chức cho hs báo cáo kết quả trước lớp.

- Yêu cầu hs thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế.

- GV nhận xét kết quả thảo luận

* Hoạt động 3: Tôn Thất Thuyết, Vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương.

- GV yêu cầu hs làm việc với SGK và trả lời các câu hỏi sau:

? Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì?

Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào với phong trào chống Pháp của nhân dân ta?

- GV yêu cầu hs làm việc trong nhóm, chia sẻ với các bạn thông tin, hình ảnh mình sưu tầm, tìm hiểu được về ông vua yêu nước Hàm Nghi và về chiếu Cần Vương - Gv gọi hs trình bày kết quả thảo luận và yêu cầu các nhóm khác theo dõi bổ sung.

- GV giới thiệu thêm về vua Hàm Nghi:

Vua Hàm Nghi tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch....

? Em hãy nêu tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần Vương?

- GV tóm tắt nội dung hoạt động 3.

3, Củng cố dặn dò

- GV hệ thống lại nội dung bài

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các hs, các nhóm hs tích cực.

- Dặn dò HS

rối. Nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí, đến gần sáng thì đánh trả lại.

+ Quân ta chiến đấu oanh liệt, dũng cảm, nhưng vũ khí lạc hậu, lực lượng ít.

- Các nhóm hs cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận, hs bổ sung đẻ có câu trả lời hoàn chỉnh.

- 2 hs thuật lại - hs nhận xét bổ sung.

- HS đọc SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

+ Sau khi cuộc phản công thất bại,Tôn Thất Thuyết đã đưa vua hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến. Tại đây ông đã lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua.

- HS làm việc trong nhóm theo yêu cầu của GV.

- 3 hs lần lượt trình bày kết quả chia sẻ kiến thức trước lớp, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.

- HS lắng nghe.

+ Phạm Bành, Đinh Công Tráng (Ba Đình - Thanh Hoá)

+ Phan Đình Phùng (Hương Khê - Hà Tĩnh)

+ Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy - Hưng Yên).

(8)

--- Tiết 2: Thể dục

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Khoa học

Tiết 5: CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHOẺ?

I. MỤC TIÊU

Không yêu cầu tất cả HS học bài này. Giáo viên hướng dẫn HS cách tự học bài này phù hợp với điều kiện gia đình mình.

1. Kiến thức : Nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữa mang thai

2. Kỹ năng : Biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập; biết tìm thông tin để giải đáp; biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,

…Biết phân tích, so sánh rút ra nội dung bài học.

3. Thái độ : Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống.

Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng.

Yêu con người, thiên nhiên, đất nước.

* Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài : - Đảm bảo trách nhiệm của bản thân với mẹ và em bé.(HĐ2) - Cảm thông chia sẻ và có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai (HĐ3) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình minh hoạ trang 12, 13.

- Phiếu học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs lên bảng trả lời câu hỏi:

?Cơ thể của mỗi con người được hình thành như thế nào?

? Hãy mô tả khái quát quá trình thụ thai?

- GV nhận xét đánh giá.

2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu: (1’) Trực tiếp

2.2, Hướng dẫn học sinh hoạt động (30’)

* Hoạt động 1 : Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì?

a, Mục tiêu

- Kể được những việc nên làm và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khoẻ, thai nhi khoẻ.

b, Cách tiến hành

- GV chia hs thành nhóm nhỏ. Yêu cầu hs thảo luận theo hướng dẫn:

- 2 hs lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.

- HS nhận xét

- 2 bàn hs tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi thảo luận và viết vào phiếu

(9)

- Các em hãy cùng quan sát hình minh hoạ trong SGK/12 và dựa vào các hiểu biết thực tế để nêu những việc phụ nữ có thai không nên làm và nên làm.

- Gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Gọi hs đọc lại phiếu đã hoàn chỉnh.

- GV kết luận: Sức khoẻ của thai, sự phát triển của thai phụ thuộc rất nhiều vào sức khoẻ của người mẹ. Do đó trong thời kì mang thai người mẹ cần bồi dưỡng đủ chất và đủ lượng để đảm bảo thai nhi phát triển tốt. Tất cả mọi hoạt động, thói quen sinh hoạt của người mẹ đều ảnh hưởng đến thai nhi.

* Hoạt động 2: Trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình với phụ nữ có thai.

a, Mục tiêu

- Xác định được những việc mà người chồng và những người trong gia đình phải làm để chăm sóc giúp đỡ phụ nữ có thai.

- KNS: Đảm bảo trách nhiệm của bản thân với mẹ và em bé.

b, Cách tiến hành

- Yêu cầu hs làm việc theo cặp, cùng thảo luận để trả lời câu hỏi:

? Mọi người trong gia đình cần làm gì để quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai?

- Gọi hs trình bày, hs khác bổ sung. GV ghi nhanh ý kiến của hs lên bảng.

- Gọi hs nhắc lại những việc mà người

ý kiến của nhóm mình.

- Đại diện các nhóm dán phiếu lên bảng và trình bày. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- 1 hs đọc, cả lớp hoàn thành vào vở theo phiếu đã hoàn chỉnh.

Hìn h

Nội dung Nên Khô

ng nên 1 Các nhóm thức

ăn có lợi

X 2 một số thức ăn

gây hại

x 3 Phụ nữ có thai

khám định kì

X 4 phụ nữ có thai

gánh nặng và tiếp xúc chất

gây hại

x

- 2 hs ngồi cạnh nhau trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.

+ Người chồng: Giúp vợ làm việc nặng, Gắp thức ăn cho vợ, ...

+ Con: giúp mẹ những việc phù hợp với khả năng lứa tuổi của mình.

+ Những việc làm đó ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và thai nhi.

- HS trình bày, hs khác bổ sung.

(10)

thân trong gia đình nên làm để giúp đỡ phụ nữ có thai.

- GV kết luận: Chăm sóc sức khoẻ của người mẹ khi có thai là giúp cho thai nhi khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời mẹ khoẻ mạnh cũng giảm được nguy hiểm có thể xảy ra khi sinh con.

- GV giáo dục kĩ năng sống: - Đảm bảo trách nhiệm của bản thân với mẹ và em bé.

* Hoạt động 3: Trò chơi đóng vai a, Mục tiêu

- Luôn có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.

- KNS: Cảm thông chia sẻ và có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai

b, Cách tiến hành

- Chia lớp thành các nhóm, giao cho mỗi nhóm 1 tình huống và yêu cầu thảo luận tìm cách giải quyết, chọn vai diễn và diễn trong nhóm.

+ TH 1: Em đang đến trường rất vội vì hom nay em dạy muộn thì gặp cô Lan hàng xóm di cùng đường. Cô Lan đang mang bầu phải xách rất nhiều đồ. Em sẽ làm gì khi đó?

+ TH2: Em và cấc bạn đi xe về nhà. Ai cũng mệt mỏi . xe chật , bỗng một phụ nữ mang thai lên xe . chị đưa mắt nhìn chỗ ngồi nhưng không còn. Em sẽ làm gì?

- GV gợi ý cho hs đóng vai theo chủ đề: Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.

- Gọi các nhóm lên trình diễn trước lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm diễn tốt, có việc làm thiết thực và cách ứng xử chu đáo.

- GV kết luận: Mọi người đều có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ chăm sóc phụ nữ có thai.

- GV gáo dục kĩ năng sống: - Cảm thông chia sẻ và có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai 3, Củng cố dặn dò (4’)

- GV yêu cầu hs trả lời nhanh các câu hỏi:

? Phụ nữ có thai cần làm những việc gì để cho thai nhi phát triển khoẻ mạnh?

? Tại sao nói rằng chăm sóc sức khoẻ của

- HS lắng nghe

- Hoạt động trong nhóm, đọc tình huống, tìm cách giải quyết, chọn bạn đóng vai, diễn thử, nhận xét, sửa chữa cho nhau.

+ TH 1: Em đang đến trường rất vội vì hom nay em dạy muộn thì gặp cô Lan hàng xóm di cùng đường. Cô Lan đang mang bầu phải xách rất nhiều đồ. Em sẽ mang đồ giúp cô.

+ TH2: Em và cấc bạn đi xe về nhà.

Ai cũng mệt mỏi . xe chật , bỗng một phụ nữ mang thai lên xe . chị đưa mắt nhìn chỗ ngồi nhưng không còn. Em sẽ nhường chỗ cho chị.

- Các nhóm cử diễn viên lên trình diễn.

- Hs lắng nghe

- 2 hs tiếp nối nhau trả lời

- Làm những công việc nhẹ nhàng - Sức khoẻ của thai, sự phát triển

(11)

người mẹ và thai nhi là trách nhiệm của mọi người?

- Gọi HS nhắc lại các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

- GV nhận xét tiết học - Dăn dò HS

của thai phụ thuộc rất nhiều vào sức khoẻ của người mẹ. Do đó trong thời kì mang thai người mẹ cần bồi dưỡng đủ chất và đủ lượng để đảm bảo thai nhi phát triển tốt.

Tất cả mọi hoạt động, thói quen sinh hoạt của người mẹ đều ảnh hưởng đến thai nhi.

--- Tiết 4: Tiếng anh

Gv bộ môn dạy

--- Ngày soạn: 21/9/2019

Ngày giảng:Thứ ba ngày 24 tháng 9 năm 2019 Tiết 1: Toán Tiết 12: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS củng cố về :

+ Cách chuyển một số phân số thành phân số thập phân.

+ Cách chuyển một hỗn số thành phân số.

+ Chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có 1 tên đơn vị đo (Tức là số đo viết dưới dạng hỗn số kèm theo một tên đơn vị đo).

2. Kĩ năng

Rèn kĩ năng thực hiện chuyển đổi chính xác và vận dụng giải toán có lời văn.

3.Thái độ

Thích tính toán, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhóm

- Phiếu bài tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- Gv nhận xét đánh giá B - Dạy bài mới

- 2 hs lên bảng mỗi hs chữa 1 phần của bài tập 1 (VBT/ 13)

- 1 hs lên bảng chữa bài tập 2(VBT/13)

- HS nhận xét

(12)

1, Giới thiệu: (1’) Trực tiếp

2, Hướng dẫn hs bài tập SGK (15) (30’)

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu hs làm bài và chữa bài.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, củng cố cho hs cách chuyển phân số thành phân số thập phân.

* Bài tập 2: Làm bài theo cặp

? Yêu cầu của bài tập 2 là gì?

- Yêu cầu hs trao đổi theo cặp và làm bài - GV phát bảng nhóm cho 1 cặp hs.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng nhóm.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

- GV nhấn mạnh cách chuyển hỗn số thành phân số.

? Muốn chuyển hỗn số thành phân số ta làm như thế nào?

* Bài tập 3: Làm bài cá nhân

? Bài tập 3 yêu cầu gì?

- GV hướng dẫn 10dm = .... m

? Em có nhận xét gì về 2 đơn vị đo?

? Vậy chúng ta sẽ điền phân số nào vào chỗ chấm? 10 dm =101 m

- GV chia nhóm và nêu nhiệm vụ cho các nhóm

- Gọi hs báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét chữa bài, củng cố cho hs cách đổi số đo từ bé lên đơn vị lớn hơn.

- 1 hs đọc: Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân.

- Cả lớp làm bài vào vở ô li - 1 hs lên bảng làm bài.

- 1hs nhận xét.

10; 2 7 : 70

7 : 14 70

14 11251125xx44 10044

100 25 3 : 300

3 : 75 300

75 ;

1000 46 2 500

2 23 500

23

x x

- Chuyển các hỗn số sau thành phân số

- 2 hs ngồi cạnh nhau trao đổi và làm bài vào vở ô li - 1 cặp hs làm bài vào bảng nhóm dán lên bảng.

- 1 hs nhận xét đúng/sai.

8 5

42 5

2 ; 5

4 23 4

3 ; 4

7 31 7

3 ; 2

10 21 10

1

+ Tử số: bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.

+ Mẫu số bằng mẫu số của phân số.

- 1hs: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm.

- Đổi từ đơn vị đo nhỏ ra đơn vị đo lớn hơn.

- HS: Điền phân số 101

- 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi và làm bài vào bảng nhóm.

- Các nhóm dán bài lên bảng và trình bày.

a1 dm = 101 m

(13)

* Bài tập 4: Làm bài theo cặp.

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- GV hướng dẫn mẫu.

- Yêu cầu hs trao đổi làm bài theo cặp.

- Gọi hs báo cáo kết quả

- GV nhận xét chốt lại: Cách chuyển số đo có 2 tên đơn vị thành số đo có 1 tên đơn vị.

? Muốn đổi số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo ta phải làm như thế nào?

* Bài tập 5: Làm bài cá nhân.

- Gọi hs đọc bài

- Yêu cầu hs tự làm bài và chữa bài.

- Gọi hs đọc kết quả và nêu cách làm.

- GV nhận xét, kết luận kết quả đúng

3, Củng cố dặn dò (4’)

? Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số?

b, 1 g = 10001 kg

3 dm = 103 m 8 g =10008 kg 9 dm = 109 m 25 g = 100025 kg C, 1 phút=

60

1 giờ 6 phút=

10 1 giờ 12 phút=

5 1 giờ

- 1 hs đọc: Viết các số đo độ dài theo mẫu

- Hs chú ý quan sát

- 2 hs ngồi cạnh nhau cùng trao đổi làm bài.

- Đại diện các cặp báo cáo, hs nhận xét

2m 3dm = 2m + 103 m2103 m 4m 37 cm = 4m10037 m410037 m 1m53cm=1m+

100 53 m=1

100 53 m

- Viết số đo dưới dạng hỗn số, với phần nguyên là số có đơn vị đo lớn, phần phân số là số có đơn vị đo nhỏ

- 1 hs đọc

- Cả lớp làm bài vào vở

- 1 hs làm bài trên bảng nhóm.

- HS tiếp nối nhau nêu kết quả và giải thích.

2m 27 cm = 327 cm 3m 27 cm = 301027dm 3m 27 cm = 310027 m - 2 hs nêu

+ Tử số: bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.

+ Mẫu số bằng mẫu số của phân số.

(14)

? Nêu cách chuyển số đo từ đơn vị bé thành đơn vị lớn hơn?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò hs

- Viết số đo dưới dạng hỗn số, với phần nguyên là số có đơn vị đo lớn, phần phân số là số có đơn vị đo nhỏ

--- Tiết 2: Luyện từ và câu

Tiết 5: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu nghĩa một số từ ngữ về Nhân dân.

-Tích cực hóa vốn từ của học sinh: tìm từ, sử dụng từ.

- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về nhân dân, biết 1 số thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam.

2. Kĩ năng

- Sử dụng từ đặt câu hay và đúng.

3. Thái độ

- Yêu thương đồng bào, tôn trọng người dân lao động.

* ĐCNDDH: Không làm bài tập 2.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Từ điển Tiếng việt Tiểu học.

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt đôngh của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs đọc đoạn văn miêu tả trong đó có sử dụng một số từ đồng nghĩa. Yêu cầu hs dưới lớp ghi lại các từ đồng nghĩa bạn sử dụng.

- Gọi hs nhận xét đoạn văn của bạn, đọc các từ đồng nghĩa bạn đã sử dụng.

- GV nhận xét, đánh giá 2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu: (1’) trực tiếp

2.2, Hướng dẫn học sinh bài tập SGK(30’)

* Bài tập 1:

- Gọi hs đọc nội dung yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gv viết sẵn trên bảng lớp các nhóm từ:

a) Công nhân:

b) Nông dân:

c) Doanh nhân:

d) Quân nhân:

- 3 hs tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình.

- HS nhận xét, đọc các từ ngữ.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp:

Xếp các từu ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp nêu dưới đây:

a) Công nhân: b) Nông dân:

c) Doanh nhân: d) Quân nhân:

e) Trí thức: g) Học sinh

(15)

e) Trí thức:

g) Học sinh

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng - GV nhận xét kết luận lời giải đúng.

- GV hỏi hs về nghĩa của một số từ ngữ.

Nếu hs chưa rõ, gv có thể giải thích lại.

* Bài tập 2: Giảm tải

* Bài tập 3

- Gọi hs đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.

- Tổ chức cho hs trao đổi cặp và trả lời câu hỏi: Vì sao người VN ta gọi nhau là "đồng bào"?

? Theo em từ "đồng bào" có nghĩa là gì?

- GV nêu: Từ "đồng" có nghĩa là "cùng".

Các em cùng tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng có nghĩa là cùng.

- Tổ chức cho hs hoạt động trong nhóm.

+ Phát giấy khổ to, bút dạ cho các nhóm.

+ Yêu cầu hs dùng từ điển để tìm từ ghi vào bảng nhóm.

- Gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét, kết luận các từ đúng.

- GV có thể hỏi hs về nghĩa của một số từ hoặc đặt câu với 1 trong các từ đó.

- 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT.

a) Công nhân: thợ điện, thợ cơ khí.

b) Nông dân: thợ cấy, thợ cày.

c) Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm.

d) Quân nhân: đại uý, trung sĩ.

e) Trí thức: GV, bác sĩ, kĩ sư.

g) Học sinh: HSTH, HS trung học.

- HS nêu ý kiến bạn làm bài đúng sai.

- HS sử dụng từ điển để giải thích hoặc giải thích theo ý hiểu của mình.

- 2 hs tiếp nối nhau đọc thành tiếng:

Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi

- 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi: Người VN ta gọi nhau là đồng bào vì cùng sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.

+ Những người có cùng 1 giống nòi, 1 dân tộc, 1 tổ quốc có quan hệ như ruột thịt

- 5 hs tạo thành 1 nhóm cùng tìm hiểu từ có tiếng đồng có nghĩa là cùng.

- 1nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS theo dõi gv nhận xét và viết 10 từ có tiếng đồng có nghĩa là cùng vào vở.

VD: đồng hương, đồng ngữ, đồng ca, đồng cảm, đồng lòng đồng môn, đồng niên, đồng loại, đồng nghiệp...

- 10 hs nối tiép nhau giải thích nghĩ của từ hoặc đặt câu với từ mình giải thích.

VD:

(16)

3, Củng cố dặn dò (4’)

- GV hệ thống lại nội dung bài

? Theo em từ "đồng bào" có nghĩa là gì?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS:

- Đồng hương: là người cùng quê.

Bố em và bác Toàn là đồng hương với nhau.

- Đồng niên : là cùng tuổi.

Bà em di họp đồng niên.

+ Những người có cùng 1 giống nòi, 1 dân tộc, 1 tổ quốc có quan hệ như ruột thịt

--- Tiết 3: Khoa học

Tiết 6: TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì;

- Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.

2. Kỹ năng :

- Biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập; biết tìm thông tin để giải đáp; biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,…Biết phân tích, so sánh rút ra nội dung bài học.

3. Thái độ :

- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống; Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng; Yêu con người, thiên nhiên, đất nước.

* GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người và môi trường. Con người cần thức ăn, nước uống từ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình vẽ 1, 2, 3 trang 14

- HS sưu tầm các tấm ảnh của bản thân hoặc trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs lên bảng trả lời câu hỏi:

? Phụ nữ có thai cần làm gì để mình và thai nhi khoẻ mạnh?

? Tại sao lại nói rằng: chăm sóc sức khoẻ của mẹ và thai nhi là trách nhiệm của mọi người?

- GV nhận xét đánh giá 2 - Dạy bài mới

- 2 hs lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.

- HS nhận xét

(17)

2.1, Giới thiệu: (1’) Trực tiếp

2.2, Hướng dẫn học sinh hoạt động (30’)

* Hoạt động 1: Sưu tầm và giới thiệu ảnh - GV kiểm tra việc chuẩn bị ảnh của hs.

- Yêu cầu hs giới thiệu bức ảnh mà mình mang đến lớp.

- Nhận xét, khen ngợi những hs giới thiệu hay, giọng rõ ràng lưu loát.

* Hoạt động 2: Các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.

- Gv giới thiệu trò chơi "Ai nhanh, ai đúng".

- Gv chia hs thành các nhóm nhỏ sau đó phổ biến cách chơi, luật chơi.

+ Cách chơi: Các thành viên cùng đọc thông tin và quan sát tranh sau đó thảo luận và viết vê lứa tuổi ứng với mỗi tranh và ô thông tin vào 1 từ giấy.

+ Nhóm nào làm nhanh và đúng là thắng cuộc.

- Gv cho hs báo cáo kết quả trò chơi trước lớp.

- Gv nêu đáp án đúng, tuyên dương nhóm thắng cuộc. Sau đó gọi hs nêu các đặc điểm nổi bật của từng lứa tuổi.

- Gv nhắc hs không nhìn SGK, nói tóm tắt những ý chính theo sự ghi nhớ.

- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên trong tổ.

- 57 hs tiếp nối nhau giới thiệu bức ảnh mình mang đến lớp.

Ví dụ

+ Đây là hình ảnh của tôi ( em tôi) lúc 2 tuổi. Tôi (em) đang học nói và đã nhận ra được những người quen xung quanh...

+ Đây là hình ảnh của tôi ( em tôi) lúc 4 tuổi. Tôi đang thích bắt chước làm mọi việc giống người lớn...

+ Đây là hình ảnh của tôi lúc 7 tuổi tôi đang học lớp 2 thích học ham chơi...

- Hs tiến hành chơi trong nhóm, ghi kết quả của nhóm mình vào giấy và nộp cho gv.

- Nhóm làm nhanh nhất trình bày, các nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến.

- 3 hs lần lượt trình bày trước lớp - HS tiếp nối nhau nêu đặc điểm nổi bật của từng lứa tuổi.

+ Dưới 3 tuổi phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ, lớn nhanh. Cuối giai đoạn có thể tự đi lại chạy nhảy, xúc cơm, chào mọi người...

+ Từ 3 đến 6 tuổi: tiếp tục lớn nhanh, thích hoạt động, chạy nhảy, vui chơi cùng các bạn, lời nói suy nghĩ bắt đầu phát triển...

+ Từ 6 đến 10 tuổi chiều cao tiếp tục

(18)

- GV kết luận: ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, cơ thể chúng ta có sự thay đổi, tính tình cũng có sự thay đổi rõ rệt.

* Hoạt động 3: Đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người.

- Yêu cầu hs hoạt động theo cặp + Đọc thông tin trong SGK (15) + Trả lời câu hỏi:

? Tuổi dậy thì diễn ra vào khi nào trong đời sống mỗi người?

? Tuổi dậy thì có những đặc điểm gì nổi bật?

? Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?

- Tổ chức cho hs báo cáo kết quả - Gv kết luận:

3, Củng cố dặn dò (4’)

? Tuổi dậy thì có tầm quan trọng như thế nào đối với cuộc đời của mỗi con người?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS:

tăng, trí nhớ và suy nghĩ phát triển....

- HS lắng nghe.

- 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và đưa ra câu trả lời:

+ Năm từ 13 đến 17 tuổi; nữ từ 10 đến 15 tuổi.

+ Ở lứa tuổi này cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.

Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển.

Con người có nhiều biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội.

+ Vì đây chính là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi nhất.

- HS hoạt động theo yêu cầu của GV.

- Ở lứa tuổi này cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.

Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển.

Con người có nhiều biến đổi về tình cảm, suy nghĩ, mối quan hệ xã hội.

--- Tiết 4: Chính tả ( Nhớ - viết)

Tiết 3: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Luyện tập về cấu tạo của vần ; bước đầu làm quen với vần có âm cuối u . Nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.

2. Kĩ năng

- Nhớ viết đúng chính tả những câu đã được chỉ định HTL trong bài Thư gửi các học sinh.

3Thái độ

- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(19)

- Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo của phần vần.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV đọc câu thơ sau yêu cầu hs chép vần của các tiếng có trong câu thơ vào mô hình cấu tạo vần:

Trăm nghìn cảnh đẹp Dành cho em ngoan - Gọi hs nhận xét bài trên bảng phụ.

- GV nhận xét đánh giá 2 - Bài mới

2.1, Giới thiệu: (1’) Trực tiếp 2.2, Hướng dẫn hs nhớ - viết (20’) a, Tìm hiểu nội dung bài viết - Gọi hs đọc thuộc lòng đoạn văn.

? Câu nói đó của Bác thể hiện điều gì?

b, Hướng dẫn viết từ khó

- GV yêu cầu hs viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: 80 năm giời, nô lệ, yếu hèn, kiến thiết, vinh quang, ...

- GV nhận xét, sửa sai cho hs.

c, Viết chính tả

- GV yêu cầu hs tự nhớ lại và viết bài.

- GV yêu cầu HS soát lỗi d, Chấm, chữa bài

- GV yêu cầu 1 số hs nộp bài

- Yêu cầu hs đổi vở soát lỗi cho nhau

- Gọi hs nêu những lỗi sai trong bài của bạn, cách sửa.

- GV nhận xét chữa lỗi sai trong bài của hs.

3, Hướng dẫn làm bài tập SGK. (10’)

* Bài tập 1: SGK/26

- Gọi hs đọc yêu cầu và mẫu của bài tập.

- Yêu cầu hs tự làm bài

- Gọi hs nhận xét bài làm trên bảng.

- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.

- 1 hs làm trên bảng phụ - cả lớp viết vào vở.

- HS nêu ý kiến bạn làm đúng/ sai.

- 3 5 hs đọc thuộc lòng đoạn văn trước lớp.

+ Câu nói đó của Bác thể hiện niềm tin của Người đối với các cháu thiếu nhi - chủ nhân của đất nước.

- 1 hs lên bảng viết - cả lớp viết vào nháp các từ do gv đọc.

- HS tự viết bài theo trí nhớ.

- HS soát lỗi chính tả.

- Những hs có tên đem bài lên nộp - 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở soát lỗi cho nhau.

- Vài hs nêu lỗi sai, cách sửa.

- Hs sửa lỗi sai ra lề vở.

- 1 hs đọc: Chép vần của từng tiếng trong hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây.

- 1 hs làm bài trên bảng lớp, hs dưới lớp làm vào VBT.

- 1 hs nhận xét

Tiếng Vần

(20)

* Bài tập 2: SGK/26

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.

- GV yêu cầu: Dựa vào mô hình cấu tạo vần, em hãy cho biết khi viết 1 tiếng, dấu thanh cần được đặt ở đâu?

- GV kết luận: Dấu thanh luôn được đặt ở âm chính: Dấu nặng đặt bên dưới âm chính, còn các âm khác đặt ở phía trên âm chính.

4, Củng cố dặn dò (4’)

- GV hệ thống lại nội dung bài

? Khi viết 1 tiếng, dấu thanh cần được đặt ở đâu?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS

Âm đệm

Âm chính

Âm Cuối

Em e m

Yêu Yê u

Màu a u

tím i m

Hoa O a

Cà a

Hoa O a

sim i m

- 1 hs đọc: Dựa vào mô hình cấu tạo vần , em hãy cho biết khi viết một tiếng dấu thanh cần đặt ở dâu?

- Gọi hs trả lời nối tiếp - hs nhận xét bổ sung (Dấu thanh đặt ở âm chính)

- HS lắng nghe và ghi nhớ, sau đó học sinh nhắc lại.

- Dấu thanh đặt ở âm chính

--- Ngày soạn: 22/9/2019

Ngày giảng:Thứ tư ngày 25 tháng 9 năm 2019 Tiết 1: Tin học Gv bộ môn dạy

--- Tiết 2: Thể dục

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Tập đọc

Tiết 6: LÒNG DÂN (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

(21)

- Hiểu nội dung ý nghĩa của vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu sống cán bộ cách mạng ; tấm lòng son sắc của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.

- Hiểu nghĩa các từ: tía (cha), chỉ (chị ấy), nè (này).

- Đọc đúng các tiếng, từ: hổng, mở trói, miễn cưỡng, … 2. Kĩ năng

-Biết đọc đúng phần tiếp của vở kịch. Cụ thể:

+Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật .Đọc đúng ngữ điệu của câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm trong bài.

+ Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch.Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.

3. Thái độ

- Khâm phục và yêu quý mẹ con dì Năm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 6 hs lên bảng đọc phân vai phần 1 vở kịch lòng dân.

- Gọi hs nêu nội dung phần 1 của vở kịch.

- GV nhận xét đánh giá 2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu: (1’) Trực tiếp 2.2, Luyện đọc và tìm hiểu bài a, Luyện đọc (10’)

- Gọi hs toàn bộ phần 2 của vở kịch - GV chia đoạn: 3 đoạn

+ Đ1: từ đầu ... (chú toan đi, cai cản lại) + Đ2: Tiếp ... chưa thấy

+ Đ3: Còn lại

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – GV cho HS giải nghĩa từ khó.

? Miễn cưỡng nghĩa là gì?

? Em hiểu thế nào là ngọt ngào?

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp - gv nhận xét hs làm việc.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- 6 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.

- 1 HS nêu nội dung - hs nhận xét

- 1 Hs đọc.

- Hs nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn

+ Lần 1: HS đọc - sửa lỗi phát âm cho hs.

- 1 hs đọc chú giải

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó - Miễn cưỡng nghĩa gắng gượng.

- Ngọt ngào là: êm ái, dễ nghe.

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

(22)

- GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài (10’)

-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1

? An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?

? Nêu ý chính đoạn 1?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2

? Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?

? Nêu ý chính đoạn 2?

? Em có nhận xét gì về từng nhân vật trong đoạn kịch?

? Vì sao vở kịch dược đặt tên là lòng dân?

? Nêu nội dung chính của vở kịch là gì?

- GV chốt lại nội dung và ghi bảng: Trong cuộc đấu trí với giặc để cứu cán bộ, mẹ con dì Năm vừa kiên trung, vừa thông minh, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ

c, Đọc diễn cảm (10’)

- Gọi hs đọc đoạn kịch theo vai. Nêu giọng đọc phù hợp với tính cách từng nhân vật.

- Tổ chức cho hs luyện đọc trong nhóm phân vai (dì Năm, An, cán bộ, lính, cai) - Tổ chức cho hs thi đọc và bình chọn nhóm đọc hay nhất.

- HS đọc thầm

+ Khi bọn giặc hỏi: Ông đó có phải là tía mầy không? An trả lời: hổng phải tía làm cho bọn giặc mừng rỡ tưởng An sợ nên đã khai thật.

- Bé An thông minh, hóm hỉnh.

- HS đọc thầm

+ Dì giả vờ hỏi chú cán bộ giấy tờ để ở chỗ nào, khi cầm giấy tờ ra lại nói rõ tên chồng, tên bố chồng để cán bộ biết mà nói theo.

+ Dì vội đưa cho chú 1 cái áo khoác để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng ăn cơm, vờ làm như chú là chồng gì để bọn địch không nhận ra.

- Dì năm thông minh mưu trí - Bé An thông minh, hóm hỉnh.

- Dì năm thông minh mưu trí - Cán bộ bình tĩnh.

- Cai lính: hống hách, ngang ngược + Vì nó thể hiện tấm lòng son săc của người dân nam bộ với cách mạng

- HS nối tiếp nhau phát biểu - HS nhắc lại.

- 5 hs đọc theo vai - nêu giọng đọc.

+ Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược.

+ Giọng dì Năm đoạn đầu tự nhiên, đoạn sau: than vãn, giả vờ, nghẹn ngào, trăng trối.

+ Giọng cán bộ : bình tĩnh, tự tin + Giọng An: Giọng một đứa trẻ đang khóc

- 5 hs tạo thành 1 nhóm cùng luyện đọc theo vai.

- 4 nhóm thi đọc

(23)

- GV nhận xét, tuyên dương 3, Củng cố dặn dò (4’)

? Em thích nhất chi tiết nào trong vở kịch?

Vì sao?

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương hs học tốt.

- Dặn dò HS

- HS tiếp nối nhau phát biểu và giải thích.

--- Tiết 4: Toán

Tiết 13: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS củng cố về :

+ Cộng trừ phân số ,tính giá trị của biểu thức với phân số.

+ Chuyển số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo là hỗn số có 1 tên đơn vị đo(Tức là số đo viết dưới dạng hỗn số kèm theo một tên đơn vị đo)

+ Giải bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của số đó.

2. Kĩ Năng

- Rèn kĩ năng thực hiện chuyển đổi chính xác và vận dụng giải toán có lời văn.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhóm

- Phiếu bài tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- Gv nhận xét đánh giá 2 - Dạy bài mới

2.2.1, Giới thiệu: (1’) Trực tiếp

2, Hướng dẫn hs bài tập SGK (15) (30’)

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu hs làm bài và chữa bài.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, củng cố cho hs cách cộng 2 phân số; cách Tính giá trị biểu thức với phân số chỉ có phép tính

- 1hs lên bảng chữa bài tập 5 (VBT/

15)

- 3 hs lên bảng chữa bài tập 4(VBT/15)

- HS nhận xét

- 1 hs đọc: Tính

- Cả lớp làm bài vào vở ô li - 1 hs lên bảng làm bài.

- 1hs nhận xét.

a, 97109 70908115190

(24)

cộng ta thực hiện từ phải sang trái.

* Bài tập 2: Làm bài cá nhân

? Yêu cầu của bài tập 2 là gì?

- Yêu cầu hs làm bài và chữa bài.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, củng cố cho hs cách trừ 2 phân số; cách Tính giá trị biểu thức với phân số chỉ có phép tính cộng và phép tình trừ ta thực hiện từ phải sang trái.

* Bài tập 3: Làm bài theo cặp

? Bài tập 3 yêu cầu gì?

- GV hướng dẫn mẫu

- Yêu cầu hs trao đổi cặp và làm bài.

- Gọi hs báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét chữa bài, kết quả khoanh đúng là C. 85

* Bài tập 4: Làm bài theo cặp.

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- GV hướng dẫn mẫu.

- Yêu cầu hs trao đổi làm bài theo cặp.

- Gọi hs báo cáo kết quả

- GV nhận xét chốt lại: Cách chuyển số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo là hỗn số với 1 tên đơn vị đo.

* Bài tập 5: Làm bài cá nhân.

- Gọi hs đọc bài - GV kẻ sơ đồ lên bảng

b, 65 87 404842 4882 2441 c, 5312103 610531014 57 - Tính

- Cả lớp làm bài vào vở ô li - 1 hs lên bảng làm bài.

- 1hs nhận xét, chữa bài.

a, 8552 254016 409

b, 1101 43 101143 444030 1440 207 c, 321265 4635 62 31

- 1hs: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

- HS chú ý lắng nghe.

- 2 hs ngồi cạnh nhau trao đổi làm bài vào vở ô li - 1 cặp hs trao đổi làm bài vào bảng nhóm dán lên bảng.

- Đại diện 2 cặp hs báo cáo kết quả - HS nhận xét.

- 1 hs đọc thành tiếng: Viết số đo độ dài theo mẫu.

- HS quan sát

- 2 hs ngồi cùng bàn cùng trao đổi làm bài vào vở ô li - 1 cặp hs trao đổi làm bài vào bảng nhóm dán lên bảng.

- Đại diện 2 cặp hs báo cáo kết quả - HS nhận xét.

7m 3dm = 7m103 m7103 m 8dm 9cm = 8dm109 dm8109 dm 12cm 5mm = 12cm105 cm12105 cm - 1 hs đọc bài toán

- HS quan sát sơ đồ

- HS tự làm bài vào vở ô li - 1 hs làm bài vào bảng nhóm.

(25)

- Yêu cầu hs tự làm bài, chữa bài.

- Gọi hs đọc bài của mình

- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.

3, Củng cố dặn dò (4’)

? Nêu cách tính giá trị biểu thức với phân số

? Nêu cách chuyển số đo có 2 tên đơn vị đo thành hỗn số với 1 tên đơn vị đo.

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò hs

- 3 hs đọc bài của mình - hs nhận xét.

Bài giải

10

1 quãng đường AB dài là:

12 : 3 = 4 (km) Quãng đường AB dài là:

4 x 10 = 40 (km) Đáp số: 40 km - Tính giá trị biểu thức với phân số chỉ có phép tính cộng và phép tình trừ ta thực hiện từ phải sang trái.

- Viết số đo dưới dạng hỗn số, với phần nguyên là số có đơn vị đo lớn, phần phân số là số có đơn vị đo nhỏ).

--- Ngày soạn: 23/9/2019

Ngày giảng:Thứ năm ngày 26 tháng 9 năm 2019 Tiết 1:Toán

Tiết 14: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Giúp học sinh củng cố về:

- Phép nhân và phép chia các phân số.

- Tìm thành phần chưa biết của phép tính.

- Đổi số đo hai đơn vị thành số đo một đơn vị viết dưới dạng hỗn số.

- Giải bài toán liên quan đến tính diện tích các hình.

2. Kĩ năng

- Thực hiện tốt phép nhân, phép chia phân số.

- Đổi thành thạo các số đo và kĩ năng tính diện tích các hình.

3. Thái độ

- Học sinh tự giác học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhóm

- Phiếu bài tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(26)

1 - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- GV nhận xét, đánh giá.

2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu: (1’) Trực tiếp

2.2, Hướng dẫn hs bài tập SGK (16,17) (30’)

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu hs làm bài và chữa bài.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, củng cố cho hs cách nhân, chia 2 phân số; cách nhân, chia hỗn số: Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện nhân chia hai phân số.

* Bài tập 2: Làm bài theo cặp

? Yêu cầu của bài tập 2 là gì?

- Yêu cầu hs trao đổi cặp và làm bài.

- Gọi hs báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét chữa bài, Chốt lại cách tìm thành phần là phân số chưa biết ta thực hiện như tìm các thành phần chưa biết là các số tự nhiên.

* Bài tập 3: Làm bài cá nhân

? Bài tập 3 yêu cầu gì?

- Yêu cầu hs làm bài và chữa bài.

- 1hs lên bảng mỗi hs chữa bài tập 3 (VBT/ 16)

- 1 hs lên bảng chữa bài tập 4(VBT/15)

- HS nhận xét

- 1 hs đọc: Tính

- Cả lớp làm bài vào vở ô li - 1 hs lên bảng làm bài.

- 1hs nhận xét.

a, 97 x54 97xx54 4528 b, 241 x352 49 x175 15320 c, 51<

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập; biết tìm thông tin để giải đáp; biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,…Biết

Kỹ năng : Biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập; biết tìm thông tin để giải đáp; biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ,

- Biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập; biết tìm thông tin để giải đáp; biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,…Biết

Kỹ năng : Biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập; biết tìm thông tin để giải đáp; biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ,

- Biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập; biết tìm thông tin để giải đáp; biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,…Biết

- Biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập; biết tìm thông tin để giải đáp; biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,…Biết

- Để điều khiển con trỏ chuột của máy tính xách tay, em di chuyển ngón tay lên vùng cảm ứng chuột. - Máy tính bảng không có bàn phím tách rời, khi cần sử dụng chỉ

b)Vẽ hình rồi tô màu cho hình theo mẫu, lưu bài vẽ có tên lần lượt là Bài vẽ 1 và Bài vẽ 2 vào thư mục của em trên máy tính.. Trả lời:.. a) Em nháy chọn chuột vào