• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
49
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 30

Ngày soạn:08/04/2022

Ngày dạy: Thứ 2 ngày 11 tháng 4 năm 2022 TOÁN

THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (TIẾP) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cách đo, cách ghi và đọc kết quả đo độ dài. Biết so sánh các độ dài. Có kĩ năng đo lường trong thực tế.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

- GDHS: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Thước thẳng học sinh và thước mét, UDCNTT - HS: Bảng con, SKG, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kết nối (5 phút)

* Khởi động:

- Trò chơi: Mời bạn chia sẻ: Tổ chức cho học sinh chia sẻ độ cao chiếc bàn học ở nhà của mình.

* Kết nối

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- HS tham gia chơi.

- Lắng nghe.

2. Luyện tập- Thực hành (30 phút):

Bài 1:

- GV quan sát, giúp đỡ những em lúng túng chưa biết cách đọc

*Câu a:

- HS đọc thầm cá nhân rồi chia sẻ cách đọc với bạn bên cạnh.

- Đọc trước lớp.

(2)

- GV gọi HS (đối tượng M3, M4) nêu lần lượt thứ tự chiều cao của các bạn theo thứ tự từ thấp đến cao (và ngược lại)

Bài 2:

- GV chia lớp thành các nhóm 4 - Quan sát, theo dõi.

- GV nhận xét chung, tuyên dương những nhóm thực hành nghiêm túc và hiệu quả

+ Hương cao một mét ba mươi hai xăng - ti - mét.

+ Nam cao một mét mười lăm xăng - ti - mét + Hằng cao một mét hai mươi xăng - ti - mét + Minh cao một mét hai mươi lăm xăng - ti – mét.

+ Tú cao một mét hai mươi xăng - ti - mét

*Câu b:

- HS tự làm cá nhân, chia sẻ cặp đôi rồi chia sẻ kết quả trước lớp: bạn Hương cao nhất, bạn Nam thấp nhất.

- 2 HS nêu.

- Các nhóm thực hành đo chiều cao của các bạn trong nhóm rồi ghi kết quả vào vở.

- Báo cáo kết quả trước lớp.

* Củng cố, dặn dò: 2’

- Về xem lại bài đã làm trên lớp.

Thực hành đo độ các đồ vật ở gia đình.

- Thực hành đo chiều cao của người thân trong gia đình sau đó ghi lại thành bảng số liệu rồi so

- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Thực hành đo độ các đồ vật ở gia đình.

- Thực hành đo chiều cao của người thân trong gia đình sau đó ghi lại thành bảng số liệu rồi so sánh xem ai cao nhất, ai thấp nhất.

(3)

sánh xem ai cao nhất, ai thấp nhất.

3. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

3. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: tận số, nỏ, bùi nhùi,... Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Giết hại thú rừng là một tội ác. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường (TL được các câu hỏi cuối bài). Bước đầu biết kể lại câu chuyện theo lời của người đi săn. Đọc đúng: xách nỏ, lông xám, lẳng lặng, bẻ gãy nỏ, nghiến răng,…

Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng đọc phù hợp. Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

-Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ

-GDHS yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

* KNS: - Xác định giá trị

- Thể hiện sự cảm thông - Tư duy phê phán

- Ra quyết định

* GD BVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa (vượn mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con) trong môi trường thiên nhiên

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:

- GV: UDCNTT, SGK - HS: Sách giáo khoa.

(4)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kết nối (3 phút)

* Khởi động:

+ Đọc bài “Cuốn sổ tay"

1. + Nêu nội dung bài t

* Kết nối

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

- TBHT điều hành trả lời, nhận xét - HS thực hiện

- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK 2. Hình thành kiến thức mới- Luyện tập, thực hành (25 phút)

2.1. Luyện đọc đúng a. GV đọc mẫu toàn bài:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt.

Chú ý giọng đọc từng đoạn:

+ Đoạn 1: Giọng kể khoan thai

+ Đoạn 2: Giọng hồi hộp. Nhấn giọng những từ ngữ tả thái độ của vượn mẹ khi trúng thương (giật mình, căm giận, không rời)

+ Đoạn 3: Giọng cảm xúc, xót xa

+ Đoạn 4: Giọng buồn rầu, thể hiện tâm trạng nặng nề, ân hận của bác thợ săn,...

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn

- HS lắng nghe

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (xách nỏ, lông xám, lẳng lặng, bẻ gãy nỏ, nghiến răng ,... ) - HS chia đoạn (4 đoạn như SGK)

(5)

và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài:

+ Một hôm,/ người đi săn xách nỏ vào rừng.// Bác thấy một con vượn lông xám/

đang ngồi ôm con trên tảng đá.// Bác nhẹ nhàng rút mũi tên/ bắn trúng vượn mẹ.// (...)

- GV kết hợp giảng giải thêm từ khó.

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 3.

2.2. Luyện đọc hiều: (15 phút):

- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài

- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp

+ Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ?

+ Cái nhìn căm giận của con vượn mẹ

đã nói lên điều gì ?

+ Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ?

- 1 HS đọc câu hỏi cuối bài

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

+ Con thú nào không may gặp bác thì

coi như hôm ấy là ngày tận số .

+ Nó căm ghét người đi săn độc ác./ Nó

tức giận kẻ bắn chết nó khi con nó còn rất nhỏ cần được nuôi nấng ,..

+ Nó vơ vội nắm bùi nhùi, lót đầu cho con, hái chiếc lá vắt ít sữa vào đưa lên miệng con rồi nghiến răng giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng rồi ngã ra chết.

+ Bác đứng lặng, cắn môi, chảy nước mắt và bẻ gãy nỏ rồi lẳng lặng ra về. Từ

(6)

+ Chứng kiến cái chết của vượn mẹ bác thợ săn đã làm gì ?

+ Câu chuyện muốn nói lên điều gì với chúng ta ?

* GDBVMT: Trong môi trường tự nhiên, cũng có rất nhiều loài vật vừa có ích, vừa tràn đầy tình nghĩa như vượn mẹ trong câu chuyện. Vì vậy, cần phải bảo vệ chúng

+ Nêu nội dung chính của bài?

- GV nhận xét, tổng kết bài

đó bác bỏ hẳn nghề thợ săn .

+ Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân:

Phải bảo vệ động vật hoang dã, Không săn bắn động vật/ Không giết hại các con thú, đặc biệt các con thú đang làm mẹ,....

- HS lắng nghe

* Nội dung: Giết hại thú rừng là một tội ác. Cần có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật

- HS lắng nghe

2.3. Luyện đọc diễn cảm (15 phút) ( UDCNTT:

Luyện đọc lại:

- Yêu cầu HS nêu lại giọng đọc của các đoạn văn

- Yêu cầu luyện đọc diễn cảm đoạn 2

-

GV nhận xét chung - Chuyển HĐ

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm luyện đọc diễn cảm

- Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.

4. HĐ kể chuyện (15 phút) UDCNTT a. GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập

+ Bài tập yêu cầu kể chuyện theo lời của

ai? + Theo lời của người đi săn

(7)

b. Hướng dẫn HS kể chuyện:

+ Cho HS quan sát tranh trang 114

+ Gv lưu ý HS: Cần nhớ nội dung từng đoạn truyện và kể nội dung đó theo 4 tranh

c. HS kể chuyện trong nhóm

d. Thi kể chuyện trước lớp:

* Lưu ý:

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu

* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài:

+ Nêu lại nội dung câu chuyện?

+ Em thấy cần làm gì để có thể bảo vệ các loài động vật, bảo vệ môi trường sống?

* GV chốt bài.

+ HS quan sát tranh

- Nhóm trưởng điều khiển: kể từng đoạn truyện – Kể toàn bộ câu chuyện

+ Luyện kể cá nhân

+ Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- HS trả lời theo ý hiểu (không chặt phá cây rừng, không săn bắn, sử dụng thịt thú rừng,...)

* Củng cố, dặn dò: 2’ - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- VN tuyên truyền cho người thân về việc bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của các loài động vật hoang dã.

5. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

(8)

THỦ CÔNG

ÔN TẬP CHƯƠNG I: PHỐI HỢP CẮT, DÁN HÌNH( t2) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi.

Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học. Với học sinh khéo tay: Làm được ít nhất ba đồ chơi đã học.Có thể làm được những sản phẩm mới có tính sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

-GDHS chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Các mẫu của bài 1, 2, 3, 4, 5.

- HS: Giấy nháp, giấy thủ công, kéo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ mở đầu (5 phút):

* Khởi đầu:

- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của HS và nhận xét.

* Kết nối :

- Giới thiệu bài mới.

- Hát bài: Năm cánh sao vui.

- HS kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo giáo viên.

2. HĐ thực hành- luyện tập: (25 phút)

- Cho học sinh nhắc lại tên các bài đã học trong chương I.

- Cho HS quan sát lại các mẫu.

- Giáo viên ghi đề bài.

- 3 HS nhắc lại, lớp theo dõi:

“Gấp tàu thủy hai ống khói”,

“Gấp con ếch”, “Gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng”, “Gấp, cắt, dán bông hoa”.

- HS quan sát.

- Học sinh nhận đề, đọc đề.

- Học sinh làm bài.

- Đề bài: Em hãy gấp hoặc phối

(9)

- Giáo viên trợ giúp học sinh lúng túng hoàn thành bài ôn tập.

- Giáo viên thu bài, đánh giá sản phẩm của học sinh.

- Hoàn thành: (A)

+ Nếp gấp thẳng, phẳng.

+ Đường cắt thẳng, đều, không bị mấp mô, răng cưa.

+ Thực hiện đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Hoàn thành tốt (A+):

+ Những em hoàn thành và có sản phẩm đẹp, sáng tạo được đánh giá hoàn thành tốt (A+).

- Chưa hoàn thành: (B).

+ Thực hiện chưa đúng quy trình kĩ thuật.

+ Không hoàn thành sản phẩm.

hợp gấp, cắt, dán được ít nhất hai đồ chơi đã học ở chương I . - Với học sinh khéo tay:

- Làm được ít nhất ba đồ chơi đã học.

- Có thể làm được những sản phẩm mới có tính sáng tạo.

- Học sinh thực hành gấp, cắt, dán.

những hình đã học ở chương I theo ý mình chọn

- Học sinh trưng bày sản phẩm.

- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn.

Củng cố, dặn dò (2 phút): - Về nhà tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm.

- Vẽ và tô màu trang trí thêm cho

(10)

sản phẩm.

- Dùng các sản phẩm để trang trí vào góc học tập của mình.

3. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

Ngày soạn: 09/04/2022

Ngày dạy: Thứ 3 ngày 12 tháng 4 năm 2022 TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết Nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học. Biết đổi số đo dộ dài có 2 tên đơn vị đo thành số đo độ dài có 01 tên đơn vị đo.Rèn kĩ năng nhân, chia, đổi số đo dộ dài.

-GDHS chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

-Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: UDCNTT. SGK,VBT,. Bảng phụ - HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu : 5’

* Khởi động:

- Gọi HS lên đo chiều cao của 1số bạn.

- Hai học sinh lên thực hành đo.

* Kết nối

- HS tham gia chơi.

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày

(11)

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

bài vào vở.

2. Luyện tập- thực hành (30 phút)

Bài 1:

- Tổ chức chơi TC Truyền điện

Bài 2 (cột 1,2,4):

- GV gọi HS nêu lại cách thực hiện 2 phép tính đầu của 2 dòng.

Bài 3 (dòng 1):

- GV quan sát và gợi ý cách làm cho đối tượng M1

- Yêu cầu HS giải thích cách tính

Bài 4:

- Nhận xét chung, lưu ý viết “tổ Hai” chứ

- HS làm bài cá nhân.

- Nối tiếp nhau nêu kết quả trước lớp qua TC Truyền điện:

6x9=54 7x8=56 6x5=30

28:7=4 36:6=6 42:7=6

7x7=49 6x3=18 7x5=35

56:7=8 48:6=8 40:5=8 - HS làm bài cá nhân.

- Kiểm tra chéo trong cặp - Chia sẻ kết quả trước lớp.

- 2 HS nêu.

- Lớp đọc đồng thanh 2 phép tính cuối của 2 dòng.

- HS làm bài cá nhân.

- Chia sẻ cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp:

4m4dm = 44dm 2m14cm =214cm

- HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để thống nhất kết quả, sau đó chia kết kết quả trước lớp:

(12)

không viết “tổ hai” để đảm bảo đúng tên riêng. Khuyến khích HS trả lời theo cách khác (“Số cây tổ Hai trồng được là:”)

Bài 5a:

Bài 5b: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)

- GV kiểm tra, đánh giá riêng kết quả từng em. Đặt câu hỏi để HS giải thích vì sao vẽ đoạn thẳng CD có độ dài như vậy.

Bài giải:

Tổ Hai trồng được số cây là:

25 x 3 = 75 (cây) Đáp số: 72 cây

- Học sinh đo độ dài đoạn thẳng AB, trao đổi cặp đôi, báo cáo kết quả trước lớp:

+ Đoạn thẳng AB có độ dài 12 cm

- HS tự làm rồi báo cáo kết quả khi hoàn thành: Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng 3cm.

=> Giải thích: Vì 12 : 4 = 3 (cm)

Củng cố dặn dò: (3 phút): - Về xem lại bài học trên lớp.

- Thực hành đo chiều dài và chiều rộng chiếc bàn học ở nhà của mình bằng đơn vị đề -xi-mét sau đó đổi ra đơn vị là xăng-ti-mét

- Tiến hành đo độ dài của phòng khách nhà mình xem nó dài bao nhiêu mét, bao nhiêu đề-xi-mét.

3. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

...

CHÍNH TẢ (Nghe - viết) HẠT MƯA

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

(13)

- Viết đúng: mỡ màu, trang mặt nước, nghịch,... Nghe - viết lại chính xác bài thơ "Hạt mưa" Làm đúng bài tập điền 2a tìm và viết các từ bắt đầu bằng l/n . Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng.

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

-GDHS chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

* GD BVMT: Giúp HS thấy được sự hình thành và “tính cách” đáng yêu của nhân vật Mưa (từ những đám mây mang đầy nước được gió thổi đi,… đến ủ trong vườn, trang mặt nước, làm gương cho trăng soi-rất tinh nghịch…) từ đó them yêu quý mơi trường thiên nhiên.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: UDCNTT, VBT, SGK - HS: SGK, VBT, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu: (3 phút)

* Khởi động

- GV nhận xét, đánh giá chung

* Kết nối

- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

- Thi viết đúng, viết đẹp:

+ Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu.

+ Mẹ Lan lên núi lấy lá làm nón.

- Lắng nghe - Mở SGK 2. Hình thành kiến thức mới : 12’ UDCNTT a. Trao đổi về nội dung đoạn viết

- GV đọc đoạn thơ một lượt.

+ Giải nghĩa từ "trang": san đều, làm phẳng

+ Những câu thơ nào nói lên tác dụng của hạt mưa ?

- 1 Học sinh đọc lại.

+ Hạt mưa ủ trong vườn/ Thành mỡ màu của đất /Hạt mưa trang mặt nước/ Làm gương cho trăng soi.

(14)

+ Những câu nào nói lên tính cách tinh nghịch của hạt mưa ?

* GD bảo vệ môi trường: Mưa được hình thành từ hạt nước được gió thổi đi. Mưa có nhiều ích lợi và cũng tinh nghịch như con người. Cần bảo vệ mưa, bảo vệ nguồn nước.

b. Hướng dẫn cách trình bày:

+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?

+ Mỗi khổ thơ có mấy dòng thơ?

+ Chúng ta viết hoa những chữ nào?

+ Trình bày như thế nào ?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

- Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?

- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho HS viết.

- GV nhận xét chung

+ Hạt mưa đến là nghịch …rồi ào ào đi ngay .

- HS nêu các biện pháp bảo vệ nguồn nước

+ Mỗi dòng thơ có 5 dòng thơ + Mỗi khổ có 4 dòng thơ

+ Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi dòng thơ

+ Bắt đầu viết từ ô thứ 2 từ lề sang. Hết một khổ thơ thì cách 1 dòng để viết khổ thơ mới

- Học sinh nêu các từ: mỡ màu, trang mặt nước, nghịch,...

- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.

2.2. HĐ viết chính tả (15 phút)

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 2 ô, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Đọc cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

- Lắng nghe

- HS nghe - viết bài vào vở

(15)

* Chấm, nhận xét bài (3 phút)

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình.

- Giáo viên chấm nhận xét 5 - 7 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau

- Lắng nghe.

5 2.3 HĐ làm bài tập (7 phút)UDCNTT Bài 2:

+ Yêu cầu HS nêu hiểu biết của mình về các tên riêng trong bài

- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp – Lớp

=>Đáp án: Lào, Nam Cực, Thái Lan - HS nối tiếp nêu

 Củng cố, dặn dò: 1’ - Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai.

- Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng l/n

- VN viết lại cho đúng và đẹp các câu sau:

+ Cái lọ lục bình lăn lông nốc.

+ Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng

5.Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có)

...

...

...

...

THỂ DỤC

(16)

TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM BA NGƯỜI TRÒ CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thực hiện được tung bắt bóng theo nhóm hai - ba người. Trò chơi “Chuyển đồ vật”. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. Rèn kĩ năng vận động.

Tham gia chơi TC đúng luật, chủ động, sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.

- Giáo dục: Tham gia tập luyện nghiêm túc, tích cực, tự giác.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn.

- Phương tiện: Còi, kẻ sân vòng tròn chơi trò chơi.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

T

T Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức

Phần mở đầ

u - GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

- Ôn bài TD phát triển chung (2 x 8 nhịp) - Trò chơi: Tìm người chỉ huy

1-2’ - 1 lần 3-4’ - 1 lần

1-2’

Phần cơ bản

1. Tung và bắt bóng theo nhóm 3 người:

- Từng HS đứng tại chỗ tung và bắt bóng một số lần

- Cho HS tập theo từng nhóm (3 em), đứng theo hình tam giác thực hiện tung và bắt bóng qua lại cho nhau. Khi tung và bắt bóng HS cần thực hiện phối hợp toàn thân - GV hướng dẫn cách di chuyển để bắt bóng, mới đầu chỉ là tiến lên hay lùi xuống, dần dần di chuyển sang phải, sang

10 - 12’

(17)

Phần kếtthúc

- Đứng thành vòng tròn, thả lỏng và hít thở sâu

1-2’ - 1 lần

4.Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có)

...

...

...

...

TẬP VIẾT- TẬP ĐỌC MƯA

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: lũ lượt, lật đật, dồn, tí tách,... Hiểu được nội dung bài: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.Đọc đúng: lũ lượt, chiều nay, lật đật, nặng hạt, làn nước mát, cụm lúa, xó kim, lửa reo, tí tách,... Đọc trôi trảy, biết ngắt nhịp hợp lí ở mỗi dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ. Biết đọc diên cảm bài thơ với giọng tình cảm thể hiện cảnh đầm ấm của sinh hoạt gia đình trong cơn mưa, tình cảm yêu thương những người lao động.

-Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

-GDHS yêu nước, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

* GD BVMT: GV liên hệ: Mưa làm cho cây cối, đồng ruộng thêm tươi tốt; mưa cung cấp nguồn nước cần thiết cho con người chúng ta.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.:

- GV: UDCNTT, SGK - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(18)

1. 1. Hoạt động mở đầu (3 phút)

 Kết nối

+ Gọi 4 đọc bài “Người đi săn và con vượn”.

+ Yêu cầu nêu nội dung của bài.

- GV nhận xét chung.

*Kết nối : udcntt

- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng.

+ 4 em lên tiếp nối đọc bài.

+ Nêu lên nội dung bài.

- HS lắng nghe

- Lớp nghe hát bài Hạt mưa xinh

- Quan sát, ghi bài vào vở

2. Hình thành kiến thức mới- Luyện tập, thực hành (25 phút) udcntt 2.1. Luyện đọc đúng

a. GV đọc mẫu toàn bài - Giáo viên đọc mẫu toàn bài:

+ Giọng gấp gáp nhấn giọng những từ ngữ gợi tả sự dữ dội của cơn mưa: lũ lượt, lật đật, nặng hạt, reo, hát, (khổ 1+2+3);

+ Giọng khoan thai ở đoạn tả cảnh sinh hoạt đầm ấm của gia đình trong cơn mưa (khổ 4);

+ Hạ giọng, thể hiện tình cảm ở đoạn cuối (khổ thơ 5)

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- HS lắng nghe

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (lũ lượt, chiều nay, lật

(19)

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng các câu thơ, khổ thơ

Chớp đông/ chớp tây//

Giọng trầm/ giọng cao//

Chớp dồn tiếng sấm//

Chạy trong mưa rào.// (…)

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

đật, nặng hạt, làn nước mát, cụm lúa, xó

kim, lửa reo, tí tách...)

- HS chia đoạn (5 đoạn thơ như SGK) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn thơ trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

- Giải nghĩa từ khó: lũ lượt, lật đật.

- Đặt câu với từ lật đật

- Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ

2.2. Luyện đọc hiều: (15 phút):

- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài

*GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ ?

+ Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng như thế nào?

- 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.

+ Mây đen lũ lượt kéo về, mặt trời chui vào trong mây; chớp, mưa nặng hạt, lá xòe tay hứng làn gió mát, gió hát giọng trầm giọng cao, sấm rền chạy trong mưa rào .

+ Cả nhà ngồi bên bếp lửa, bà xâu kim, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bánh khoai.

+ Vì bác lặn lội trong mưa gió để xem

(20)

+ Vì sao mọi người lại thương bác ếch ?

+ Hình ảnh của bác ếch gợi cho em nhớ tới ai ?

+ Nêu nội dung của bài?

=>Tổng kết nội dung bài, giáo dục bảo vệ môi trường: Mưa làm cho cây cối, đồng ruộng thêm tươi tốt;

mưa cung cấp nguồn nước cần thiết cho con người chúng ta.

Chúng ta cần bảo vệ môi trường để có nguồn nước mưa sạch.

+ Vậy cần bảo vệ môi trường như thế nào?

từng cụm lúa đã phất cờ chưa.

+ Đến các bác nông dân đang lặn lội làm việc ngoài đồng trong gió mưa. (…)

* Nội dung: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả .

+ Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ bầu không khí,....

42.3. Luyện đọc diễn cảm (15 phút) ( UDCNTT:

Luyện đọc lại:

- Yêu cầu HS chọn đọc diễn cảm bài thơ

- Nhận xét, tuyên dương học sinh.

- Yêu cầu HTL tại lớp

- 1 HS đọc lại toàn bài (M4)

- HS đọc dưới sự điều hành của nhóm trưởng

- Thi đọc trước lớp

- Bình chọn nhóm đọc tốt

- HS học thuộc từng khổ thơ, cả bài thơ - Thi đọc thuộc lòng

* Củng cố, dặn dò(1 phút) - VN tiếp tục đọc thuộc lòng bài thơ - VN tìm đọc các bài thơ khác về mưa 3. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

(21)

...

...

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU NHÂN HOÁ I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- HS nhận biết được hiện tượng nhân hoá, cách nhân hoá được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn. Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá. Ghi nhớ và sử dụng nhân hoá hợp lí

-Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

-GDHS: yêu nước, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

* GD BVMT: Học sinh viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây. Qua đó giáo dục tình cảm gắn bó với thiên nhiên, có ý thức BVMT.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: udcntt, vbt - HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ mở đầu: 3’

* Khởi động

- Trò chơi: “ Hộp quà bí mật”: Nội dung liên quan bài: Đặt và TLCH : bằng gì? Dấu chấm, dấu hai chấm

* Kết nối

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- HS chơi dưới sự điều hành của TBHT

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

2. Luyện tập- thực hành ( 30’): UDCNTT

*Bài tập 1:

- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1: Đọc và

* HĐ nhóm 4 -> Cả lớp - 2HS nêu YC BT, lớp đọc thầm.

(22)

trả lời câu hỏi

- Gọi HS đọc đoạn thơ, đoạn văn

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm -> chia sẻ

+ Tìm các sự vật được nhân hoá + Cách nhân hoá

- GV nhận xét chốt lời giải đúng

+ Em thích nhất hình ảnh nào ? Tại sao?

*GV theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành BT

Bài tập 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

+ Bài yêu cầu viết đoạn văn để làm gì ?

- 2 HS đọc yêu cầu và đoạn thơ đoạn văn

- HS thảo luận theo nhóm-> ghi KQ vào phiếu -> báo cáo kết quả.

* Dự kiến đáp án:

- Đoạn văn a)

+ Sự vật được nhân hóa: cây đào

-> Nhân hóa bằng từ ngữ chỉ bộ phận của người: mắt

-> Nhân hóa bằng các từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người : cười,tỉnh giấc, mải miết, trốn tìm, lim dim.

- Đoạn văn b)

+ Sự vật được nhân hoá: Cơn dông, lá gạo, cây gạo

-> Nhân hoá bằng cách chỉ bộ phận của người : anh em

-> Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ hoạt động đặc điểm của người : kéo đến, múa, reo, chào, thảo, hiền, đứng, hát

* HĐ cá nhân-> Cả lớp

- HS đọc yêu cầu: Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.

+ Tả lại bầu trời buổi sớm hoặc vườn cây

+ Trong đoạn văn ta phải chú ý sử dụng phép nhân hoá

(23)

+ Trong đoạn văn ta phải chú ý điều gì?

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài tập

- GV gọi một số HS đọc bài viết - GV nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, phân tích.

* GDBVMT: Bầu trời buổi sớm hay vườn cây có gì đẹp?

+ Em cần làm gì để giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên, góp phần bảo vệ môi trường?

- HS viết vở bài tập

- 5, 6 HS đọc bài viết

- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung - Bình chon bạn có bài viết tốt nhất + HS nêu

+ HS nêu (VD: chăm sóc cây, tưới nước cho cây, dọn dẹp VS môi trường)

* Củng cố, dặn dò: 2’ - Có ý thức sử dụng nhân hoá trong bài viết để bài viết sinh động hơn

- VN tìm các câu văn, câu thơ có sử dụng phép nhân hoá và cho biết các sự vật được nhân hoá bằng cách nào.

3. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

Ngày soạn : 09/04/2022

Ngày giảng : Thứ 4 ,ngày 12 tháng 4 năm 2022 TOÁN

ÔN TẬP - KIỂM TRA

1. THỰC HIỆN TT 22 HS LỚP 3 KHÔNG THỰC HIỆN KTGĐK I

(24)

(GVCN chủ động tổng hợp kiến thức HS của lớp để kiểm tra hoặc thay thế bằng nội dung ôn luyện kiến thức chung để củng cố kiến thức cho các em).

2. GỢI Ý MỘT SỐ BÀI TOÁN CHO HS ÔN LUYỆN Bài 1: Tính nhẩm

6 x 3 = 7 x 4 = 6 x 5 = 25 : 5 = 49 : 7 = 54 : 6=

Bài 2: Đặt tính rồi tính

12 x 7 20 x 6 86 : 2 99 : 3

Bài 3: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm

2m20cm ....2m25cm 8m62cm....8m60 cm 4m50cm ...6m60cm 3m5cm ....300cm 6m60cm ...6m6cm 1m10cm ...110cm

Bài 4: Em nuôi được 12 con gà, chị nuôi được nhiều gấp 3 lần số gà của em.

Hỏi chị nuôi được bao nhiêu con gà?

Bài 5: a) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 9cm.

b) Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng AB

………..

MĨ THUẬT ( Lớp 3B)

VẼ THEO MẪU: VẼ CÁI ẤM PHA TRÀ

I: YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách quan sát, nhận xét, hình dáng, đặc điểm, màu sắc của ấm pha tràẽ ấ - Biết cách v.ẽ ấm pha trà

- Vẽ được cái ấm pha trà theo mẫu.

II: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Mẫu vẽ.

- Một số bài vẽ của HS.

HS: Vở tập vẽ, chì màu.

III: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(25)

2p

2p

5p

1. Kiểm tra:

- Đồ dùng cuả HS - GV nhận xét 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: - Trực tiếp.

b.Các hoạt động:

*Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:

- Gv bày mẫu, hướng dẫn HS quan sát:

+ Em có nhận xét gì về sự khác nhau của các ấm pha trà trên ?

+ ấm đều có các bộ phận gì?

+ Âm làm bằng chất liệu gì?

- GV bày mẫu một cái ấm pha trà.

+ So sánh chiều cao nhất của ấm với chiều ngang rộng nhất của ấm, xác định khung hình chung?

+ So sánh tỉ lệ của các bộ phận vòi, thân, quai?

+ Những bộ phận nào của ấm được tạo bởi các nét cong, nét thẳng?

+ So sánh miệng của ấm vơí miệng của vòi ấm ( thấp hơn, cao hơn hay bằng nhau)? Vì sao?

+ Màu sắc của ấm, màu sắc xung quanh ntn?

+ GV nhấn mạnh: để vẽ được ấm pha

- vở tập vẽ, chì màu

- Hs quan sát

- Khác nhau về hình dáng( cái cao, cái thấp và đặc điểm các bộ phận : miệng, cổ, thân, đáy).

- Miệng, cổ, thân, đáy.

- Gốm, sứ, thủy tinh, sơn mài...

- 2 HS

- HS nhận xét.

- Phần thân chiếm tỉ lệ nhiều nhất.

- 2 HS – HS nhận xét.

- Miệng của ấm và miệng của vòi ấm bằng nhau. (Nếu miệng vòi thấp hơn thì nước sẽ trào ra ngoài, nếu vòi cao hơn thì khôngđẹp).

(26)

trà đẹp các em cần :

3p

15p

+ Quan sát kĩ vật mẫu trước khi vẽ.

* Hoạt động 2: HD cách vẽ:

- GV minh họa:

+ Ước lượng chiều cao, ngang của ấm phác khung hình cho vừa với phần giấy.

+ Phác trục giữa khung hình.

+ Xác định tỉ lệ các bộ phận, đánh dấu( miệng, cổ, vai, thân, quai ấm).

+ Đánh dấu các bộ phận, vẽ phác nét hình dáng chung.

+ Vẽ hình chi tiết và sửa cho giống mẫu + Có thể trang trí ấm như ấm mẫu hoặc trang trí theo ý thích

+ Vẽ màu cho ấm và cho nền( nên vẽ ít màu có đậm, có nhạt).

- Gọi 2 HS nhắc lại các bước vẽ.

- GV cho HS quan sát một số bài của HS năm trước.

* Hoạt động 3: Thực hành:

- GV bày mẫu cho HS vẽ . - Quan sát, gợi ý HS làm bài.

* Hoạt động 4: NX, đánh giá:

- GV yêu cầu HS trưng bày bài.

- HS theo dõi GV minh họa.

- Nhận xét bài về cách vẽ hình và cách sắp xếp bố cục và vẽ màu.

- HS quan sát mẫu vẽ theo đúng góc độ của mình.

- Chú ý vẽ hình cho cân đối trong VTV3.

- Không dúng thước kẻ để dựng khung hình.

- HS trưng bày bài,

- Nhận xét bài của bạn về:

+ Cách sắp xếp hình vẽ ( cân đối hay

(27)

5p

3p

- Gợi ý HS nhận xét,

- GV nhận xét, xếp loại, tuyên dương.

3: Củng cố, dặn dò:

- Hệ thống bài, - Nhận xét giờ học,

- VN sưu tầm tranh, ảnh con vật.

chưa cân đối)

+ Hình dáng, tỉ lệ có giống mẫu không.

+ Màu sắc, cách trang trí ( có phù hợp không).

- Chọn bài mình thích.

4. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

...

TẬP ĐỌC CÓC KIỆN TRỜI I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế,...

Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Do quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.(TL được các câu hỏi cuối bài). Kể lại được một đoạn truyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh hoạ (SGK).

Đọc đúng: nắng hạn, nứt nẻ, trơ trụi, náo động, nổi lọan, nghiến răng,... Đọc phân vai được câu chuyện. Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

(28)

-GDHS Có ý thức bảo vệ môi trường. Có tinh thần đoàn kết, hợp tác vì lợi ích chung

* GD BVMT: GV liên hệ: Nạn hạn hán hay lũ lụt do thiên nhiên (Trời) gây ra nhưng nếu con người không có ý thức BVMT thì cũng phải gánh chịu những hậu quả đó.

II.CHUẨN BỊ:

- GV: UDCNTT,VBT,SGK - HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2. 1. Hoạt động mở đầu (3 phút)

 Kết nối + Đọc bài “Mưa"

1. + Nêu nội dung bài.

* Kết nối

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

- TBHT điều hành trả lời, nhận xét - HS thực hiện

- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK 2. Hình thành kiến thức mới- Luyện tập, thực hành (25 phút)

2.1. Luyện đọc đúng a. GV đọc mẫu toàn bài:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt.

Chú ý giọng đọc từng đoạn:

+ Đoạn 1: Giọng khoan thai

+ Đoạn 2: Giọng hồi hộp. Nhấn giọng những từ ngữ tả cuộc chiến đấu của Cóc và các bạn (một mình, ba hồi trống, bé tẹo, náo động, nổi giận,...)

+ Đoạn 3: Giọng phấn chấn, thể hiện niềm vui chiến thắng.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

- HS lắng nghe

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc

(29)

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài:

+ Thần Sét cầm lưỡi tầm sét hùng hổ đi ra,/ chưa kịp nhìn địch thủ,/ đã bị Ong ở sau cánh cửa bay ra/ đốt túi bụi.// (...)

- GV kết hợp giảng giải thêm từ khó.

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

nối tiếp câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (nắng hạn, nứt nẻ, trơ trụi, náo động, nổi lọan, nghiến răng,...)

- HS chia đoạn (3 đoạn như SGK) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

- 1 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 3.

2.2. Luyện đọc hiều: (15 phút):

- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài

- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp

+ Vì sao Cóc phải lên kiện Trời?

- 1 HS đọc câu hỏi cuối bài

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

+ Vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở

(30)

+ Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống?

+ Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên?

+ Sau cuộc chiến thái độ của ông Trời thay đổi như thế nào?

+ Theo em, Cóc có những điểm gì

đáng khen?

+ Nêu nội dung chính của bài?

- GV nhận xét, tổng kết bài

* GDBVMT: Nếu thiên nhiên, hạn hán, lũ lụt do thiên nhiên (Trời) sinh ra nhưng nếu con người không có ý thức bảo vệ môi trường thì cũng phải gánh chịu các hậu quả đó. Vậy theo em, con người cần làm gì để hạn chế thiên tai?

+ Cóc bố trí lực lượng ở những chỗ bất ngờ, phát huy được sức mạnh của mỗi con vật: Cua trong chum nước,..) + Cóc một mình tiến tới, lấy dùi tróng đánh ba hồi trống. Trời nổi dậy sai Gà ra trị tội,...)

+ Trời mời Cóc vào thương lượng, nói rất dịu giọng,...

+ Có gan lớn dám đi kiện Trời, mưu trí...

*Nội dung: Do quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe, nêu các biện pháp (VD: trồng rừng, không chặt phá rừng bừa bãi, ...)

2.3. Luyện đọc diễn cảm (15 phút) ( UDCNTT:

- Yêu cầu HS nêu giọng đọc của các nhân vật trong câu chuyện

- Yêu cầu luyện đọc diễn cảm đoạn 2

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm luyện đọc phân vai: Cóc, người dẫn truyện, Trời

- Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.

(31)

- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ 4. HĐ kể chuyện (15 phút) UDCNTT a. GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập

+ Bài tập yêu cầu kể chuyện theo lời của ai?

+ Vậy có thể kể theo lời của những ai?

b. Hướng dẫn HS kể chuyện:

+ Cho HS quan sát tranh trang 124 + Gv lưu ý HS: Chỉ cần kể một đoạn truyện mà mình thích theo lời của một trong các nhân vật trên

c. HS kể chuyện trong nhóm

d. Thi kể chuyện trước lớp:

* Lưu ý:

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu

* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài:

+ Nêu lại nội dung câu chuyện?

+ Em học được gì từ qua câu chuyện?

* GV chốt bài.

+ Theo lời của một nhân vật trong truyện

+ Gấu, Cọp, Ong, Cáo, Trời, Thiên Lôi

- HS quan sát tranh

- Nhóm trưởng điều khiển:

+ Luyện kể cá nhân + Luyện kể trong nhóm.

- Các nhóm thi kể trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- HS trả lời theo ý hiểu (cần đoàn kết với nhau, cần biết bảo vệ công lí,...)

* Củng cố, dặn dò: 2’ - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- VN tuyên truyền cho người thân bảo vệ cuộc sống của các loài động vật hoang dã.

(32)

6. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

……….

MĨ THUẬT Đã soạn

……….

Ngày soạn : 10/4/2022

Ngày giảng : Thứ 5 ,ngày 14 tháng 4 năm 2022

……….

TOÁN

LUYỆN TẬP ( T58) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. Học sinh biết giải bài có phép nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện

“Gấp lên” và “Giảm đi” một số lần.Rèn kĩ năng đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số; nhẩm tính “Gấp lên” và “Giảm đi” một số lần.

-Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

-GDHS chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ , UDCNTT, VBT, SGK - Học sinh: Sách giáo khoa, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu : 5’

* Khởi động:

(33)

- Trò chơi: Thi nối nhanh: Nối phép tính ở cột A với đáp số ở cột B:

A B

427 x 2 933

189 x 4 705

235 x 3

944

106 x 5 756

31 x 3

530

* Kết nối

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. Luyện tập - Thực hành (25 phút):

Bài 1 (cột 1,3,4):

Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” để làm bài tập.

- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, đánh giá.

*Giáo viên củng cố về nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.

Bài 2: (Cá nhân - Cặp - Lớp)

- Học sinh tham gia chơi.

Đáp án:

Thừa số 423 105 241

Thừa số 2 8 4

Tích 846 840

64

- Học sinh nghe.

(34)

- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.

- Giáo viên nhận xét chung.

*Giáo viên củng cố về tìm số bị chia.

Bài 3: (Cá nhân - Cặp - Lớp) - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh.

- Tổ chức cho học sinh nhận xét.

*Giáo viên nhận xét chung, củng cố về giải toán đơn.

Bài 4: (Cá nhân - Lớp)

- Giáo viên cho học sinh nêu và phân tích bài toán.

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, chữa bài.

- Cho học sinh lên chia sẻ cách làm bài.

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Chia sẻ trong cặp.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

x : 3 = 212 x : 5 = 141 x = 212 x 3 x = 141 x 5 x = 636 x = 705

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Chia sẻ trong cặp.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Bài giải:

4 hộp như thế có số kẹo là : 120 x 4 = 480 (cái)

Đáp số : 480 cái kẹo - Học sinh nhận xét.

- Học sinh đọc và vẽ tóm tắt bài toán.

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

(35)

Bài 5: (Cá nhân - Cặp - Lớp) - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu rồi tổ chức cho học sinh làm bài.

- Tổ chức cho học sinh nhận xét.

Bài 1 (cột 2, 5): (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm) - Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Bài giải:

Số lít dầu trong 3 thùng là:

125 x 3 = 375 (lít)

Đáp số: 375 lít dầu

- Học sinh quan sát mẫu.

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó chia sẻ cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:

Số đã cho 6 12 24

Gấp 3 lần 6 x 3 = 18 12 x 3 = 36

24 x 3 = 7 Giảm 3

lần

6 : 3 = 2 1 : 3 = 4

24 : 3 = 8

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.

Thừa số 210 170

Thừa số 3 5

Tích 630 850

Củng cố, dặn dò: (3 phút) - Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng làm bài toán sau: Mỗi ngày kho xuất được 250 bộ quần áo. Hỏi 3 ngày kho xuất được bao nhiêu bộ quần áo?

- Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Tổ thứ nhất sản xuất được 235 chiếc cặp. Tính số chiếc cặp cả bốn tổ sản xuất được, biết năng suất mỗi tổ là

như nhau.

(36)

3. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

...

CHÍNH TẢ- KỂ CHUYỆN ĐÃ SOẠN

……….

TẬP LÀM VĂN- CHÍNH TẢ (Nhớ viết) QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Viết đúng: giọt sữa, phảng phất, cong xuống, trong sạch,... Nghe - viết lại chính xác một đoạn trong bài, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi . Làm đúng bài tập điền 2a, 3a phân biệt s/x .Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

-GDHS yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

* GD BVMT: Giúp HS thấy được sự hình thành và “tính cách” đáng yêu của nhân vật Mưa (từ những đám mây mang đầy nước được gió thổi đi,… đến ủ trong vườn, trang mặt nước, làm gương cho trăng soi-rất tinh nghịch…) từ đó them yêu quý mơi trường thiên nhiên.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: UDCNTT,VBT,SGK - HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(37)

1. HĐ mở đầu: (3 phút)

* Khởi động

- GV nhận xét, đánh giá chung * Kết nối

- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

- Thi viết đúng, viết đẹp:

+ cây sào, xào nấu, lịch sử, xử lí,...

- Lắng nghe - Mở SGK 2. Hình thành kiến thức mới : 12’ UDCNTT

a. Trao đổi về nội dung đoạn viết - GV đọc đoạn thơ một lượt.

+ Bài viết gồm mấy câu?

+ Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào?

b. Hướng dẫn cách trình bày:

+ Những chữ nào trong bài cần viết hoa + Chữ đầu tiên của đoạn văn cần viết như thế nào?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

- Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?

- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho HS viết.

- GV nhận xét chung

- 1 Học sinh đọc lại.

+ 3 câu

+ Hạt lúa non mang trong nó giọt sữa thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ, kết tinh các thứ quý

trong sạch của trời đất.

+ Viết hoa chữ đầu tiên của mỗi câu

+ Bắt đầu viết từ ô thứ 2 từ lề sang.

- Học sinh nêu các từ: giọt sữa, phảng phất, cong xuống, trong sạch,...

- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.

2.2. HĐ viết chính tả (15 phút)

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở.

Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Lắng nghe

(38)

- Đọc cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết

của các đối tượng M1. - HS nghe - viết bài vào vở

* Chấm, nhận xét bài (3 phút)

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình.

- Giáo viên chấm nhận xét 5 - 7 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai.

Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau

- Lắng nghe.

2.3 HĐ làm bài tập (7 phút)UDCNTT Bài 2a: Điền vào chỗ trống s/x

- Yêu cầu HS nêu nêu lời giải đố

Bài 3a: Tìm các từ:

- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp – Lớp

=>Đáp án:

Nhà xanh lại đóng khố xanh

Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong - Cái bánh chưng

- HS nêu hiểu biết về bánh chưng - HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp

=> Đáp án:

+ Sao + Xa

+ Sen, súng

Củng cố, dặn dò: 2’ - Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai.

- Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng s/x

(39)

- VN tìm các câu đố có đáp án là tiếng chứa s/x

3. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

THỂ DỤC

ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG CÁ NHÂN

THEO NHÓM BA NGƯỜI. TRÒ CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thực hiện được tung bắt bóng theo nhóm hai - ba người. Trò chơi “Chuyển đồ vật”. Biết cách chơi và tham gia chơi được.Rèn kĩ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật, chủ động, sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.

- Giáo dục: Tham gia tập luyện nghiêm túc, tích cực, tự giác.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn.

- Phương tiện: Còi, kẻ sân vòng tròn chơi trò chơi.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

TT Nội dung Định lượng Phương pháp tổ

chức

Phần mở đầu

- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

- Ôn bài TD phát triển chung (2 x 8 nhịp) - Chơi trò chơi HS ưa thích

1-2’ - 1 lần 3-4’ - 1 lần

1-2’

(40)

Phần cơ bản

1. Ôn tung và bắt bóng cá nhân, theo nhóm 2 - 3 người:

- HS thực hiện tung và bắt bóng cá nhân tại chỗ 1 số lần sau đó tập di chuyển

- HS tập theo từng nhóm 2-3 em, đứng theo hình tam giác thực hiện tung và bắt bóng qua lại cho nhau, GV theo dõi

2. Di chuyển tung và bắt bóng theo nhóm hai người:

- GV cho từng đôi di chuyển ngang cách

4 - 5’

5 - 7’

Phầnkết - Đứng thành vòng tròn, thả lỏng toàn thân, hít thở sâu

1-2’ - 1 lần

4 . Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

……….

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II: TỰ NHIÊN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- HS nhận dạng được một số dạng địa hình ở địa phương. Giúp HS tái hiện phong cảnh của quê hương mình. Rèn cho học sinh kỹ năng làm chủ bản thân, đảm nhận trách nhiệm thưc hiện bảo vệ môi trường sống.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực nhận thức môi trường, năng lực tìm tòi và khám phá.

-GDHS chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

(41)

- Giáo viên: Các tranh ảnh về phong cảnh quê hương, UDCNTT, SGK - Học sinh: Sách giáo khoa, tranh ảnh về đồng bằng, miền núi, cao nguyên.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động:5’

* Mở đầu:

- TBHT tổ chức chơi trò chơi Hộp quà bí

mật với nội dung về Bề mặt lục địa + Núi và đồi khác nhau như thế nào?

+ Đồng bằng và cao nguyên có gì giống và

khác nhau?

* Kết nối

- HS tham gia chơi

* Trả lời:

+ Núi cao hơn đồi, đỉnh nhọn, sườn dốc; đồi có đỉnh tròn, sườn thoải + Đồng bằng và cao nguyên tương đối bằng phẳng nhưng cao nguyên cao hơn và có sườn dốc

- HS ghi bài vào vở 2.Hình thành kiến thức mới- Luyện tập, thực hành: 30’:

Việc1 : Quan sát và thảo luận - GV giao nhiệm vụ

+ Tổ chức cho hs quan sát tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên về cây cối, con vật của quê hương,...

*Chú ý: Khuyến khích HS M1 tham gia vào hoạt động chia sẻ nội dung học tập

- Nhóm trưởng các nhóm điều khiển các bạn

- Thảo luận theo câu hỏi gợi ý + HS quan sát cây cối xung quanh trường.

+ HS liệt kê những gì các em đã quan sát được từ thực tế.

+ HS liệt kê một số cây cối và con vật ở địa phương.

- Thống nhất KQ

(42)

- Gv khen ngợi, kết luận

* Việc 2: Vẽ tranh theo nhóm - GV nêu câu hỏi

+ Các em sống ở miền nào ? + Thi kể tên các cây.

- HDHS có ý thức bảo vệ môi trường sống tự nhiên.

- Vẽ tranh và tô màu theo gợi ý của giáo viên.

- Bình chọn bài thuyết trình hay nhất, khen, tuyên dương các nhóm làm việc tốt.

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường sống.

- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày, - Nhóm khác bổ sung.

- HS trả lời cá nhân - HS thi kể…

- Thực hành vẽ tranh theo nhóm 4 - Nhóm trưởng điều khiển các bạn - TBHT điều hành cho lớp chia sẻ nội dung trước lớp

+ Trưng bày sản phẩm theo nhóm.

+ HS lắng nghe-> bổ sung ý kiến.

- HS bình chọn tác phẩm đẹp và bài thuyết trình hay

* Củng cố, dặn dò: 1’ - Hoàn thiện tranh vẽ

- Tuyên truyền mọi người xung quanh cùng thực hiện bảo vệ môi trương, cảnh đẹp quê hương.

3 . Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

...

(43)

Ngày soạn: 12/04/2022

Ngày dạy: Thứ 6 ngày 15 tháng 4 năm 2022 TOÁN LUYỆN TẬP I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết so sánh các khối lượng. Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán. Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập. Rèn kĩ năng làm các phép tính với số đo khối lượng.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

- GDHS: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Một cân đồng hồ loại nhỏ 2 kg ; 5 kg, UDCNTT - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu : 5’

* Khởi động:

- Trò chơi: Điền đúng điền nhanh: GV đưa ra các phép tính cho học sinh điền kết quả:

63g + 10 g = ? 50g x 2 =?

148g - 48g= ? 80g : 8 = ? - Tổng kết

* Kết nối

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- HS tham gia chơi, thi đua tính và dưa ra kết quả nhanh nhất.

- Lắng nghe

- Mở vở ghi bài 2. Luyện tập - Thực hành (28 phút

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá

Xác định mục tiêu của chủ đề Hệ hô hấp: GV xác định mục tiêu về năng lực đặc thù, bao gồm: + Trình bày được khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp; + Xác định

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm

*.Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm