• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hà Nội giành chính quyền vào thời gian nào? A

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hà Nội giành chính quyền vào thời gian nào? A"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hà Nội giành chính quyền vào thời gian nào?

A. Ngày 23 tháng 8. B. Ngày 19 tháng 8.

C. Ngày 25 tháng 8. D. Ngày 28 tháng 8.

Câu 2: Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào quyết định gì?

A. Phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi Đồng minh vào.

B. Ra lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.

C. Lập Ủy ban kháng chiến.

D. Lập Ủy ban dân tộc giải phóng.

Câu 3: Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại đâu?

A. Huế B. Sài Gòn

C. Quảng trường Ba Đình D. Bắc Giang

Câu 4: Từ tháng 12 năm 1946, trước những hành động gây xung đột của thực dân Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã có quyết định gì?

A. Phát động toàn quốc kháng chiến. B. Đàm phán với thực dân Pháp.

C. Ký thêm Tạm ước. D. Ký Hiệp định tạm hòa.

Câu 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến tại đâu?

A. Việt Bắc B. Huế C. Sài Gòn D. Hà Nội

Câu 6: Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược vào thời gian nào?

A. 29-12-1946. B. 19-12-1945.

C. 19-12-1946. D. 29-12-1945.

Câu 7: Năm 1947, Pháp tổ chức tấn công lên Việt Bắc theo mấy hướng?

A. 4 B. 3 C. 2 D. 5

Câu 8: Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 đã diễn ra suốt bao nhiêu ngày đêm?

A. 74 B. 75 C. 76 D. 77

Câu 9: Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc vào thời gian nào?

A. 17-10-1947. B. 7-10-1950.

C. 7-10-1947. D. 17-10-1950.

Câu 10: Để thực hiện được kế hoạch Na-va, thực dân Pháp đã phải nhận thêm viện trợ quân sự từ nước nào?

A. Italia B. Đức C. Anh D. Mĩ

Câu 11: Để thực hiện kế hoạch Na-va, thực dân Pháp đã tăng lực lượng cơ động trên toàn chiến trường Đông Dương bao nhiêu tiểu đoàn?

A. 80. B. 84.

C. 12. D. 44.

Câu 12: Từ năm 1953 đến năm 1956, miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất với khẩu hiệu là gì?

(2)

A. “Người cày có ruộng” B. “Tăng gia sản xuất”

C. “Xóa thuế, xóa nợ” D. “Đánh đổ địa chủ”

Câu 13: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong mấy đợt?

A. 4 B. 3 C. 5 D. 2

Câu 14: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời vào ngày, tháng, năm nào?

A. 20-11-1960. B. 20-10-1960.

C. 20-12-1959. D. 19-12-1960 .

Câu 15: Trong phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960), nhân dân ở địa phương nào đã nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ nhất?

A. An Giang. B. Bến tre .

C. Vĩnh Long. D. Mĩ Tho.

Câu 16: Sau khi Pháp rút quân, nước nào đã nhảy vào xâm lược miền Nam?

A. Nhật B. Mĩ C. Trung Quốc D. Anh

Câu 17: Vì sao Hội nghị hiệp thương giữa hai miền Nam - Bắc để tổ chức Tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước chưa được tiến hành?

A. Mĩ nhảy vào chiếm miền Nam, âm mưu chia cắt Việt Nam làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

B. Ý đồ của các cường quốc.

C. Theo nguyện vọng của nhân dân.

D. Theo thỏa thuận của Pháp - Mĩ.

Câu 18: Mĩ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam trong khoảng thời gian nào?

A. 1961 – 1965 B. 1965 – 1968

C. 1968 – 1973 D. 1973 – 1975

Câu 19: Sau khi thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đã chuyển sang chiến lược nào?

A. “Việt Nam hóa chiến tranh” B. “Chiến tranh cục bộ”

C. “Phi Mĩ hóa chiến tranh” D. “Đông Dương hóa chiến tranh”

Câu 20: Địa danh nào dưới đây đã giành thắng lợi mở đầu về quân sự trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ?

A. Xuân Lộc. B. Bình Giã.

C. Vạn Tường. D. Tây Nguyên.

Câu 21: Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất vào năm nào?

A. 1967 B. 1966 C. 1965 D. 1968

Câu 22: Trận thắng nào của ta có ý nghĩa quyết định, buộc Mĩ phải chấp nhận đàm phán và kí vào hiệp định Pa-ri năm 1973?

A. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” B. Chiến thắng Ấp Bắc C. Chiến thắng Vạn Tường D. Chiến thắng Phước Long Câu 23: Là hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, miền Bắc luôn hướng về miền Nam với phương châm:

A. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

B. “Miền Nam gọi, miền Bắc sẵn sàng” . C. “Tất cả cho tuyền tuyến”.

(3)

D. “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

Câu 24: Tuyến đường chi viện Bắc – Nam bắt đầu khai thông từ thời gian nào?

A. Tháng 5 – 1955 B. 9 - 1955

C. Thánh 5 – 1960 D. 5 - 1959

II. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1: Trình bày những nét chính về các cuộc khởi nghĩa giành chính quyến trong cả nước của Cách mạng tháng Tám?

- Từ ngày 14 đến 18 tháng 9, có 4 tỉnh giành chính quyền sớm trong cả nước là: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam.

- Khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế (23/8), Sài Gòn (25/8). Đến ngày 28/8, khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

- Ngày 2 tháng 9, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước VNDC Cộng hòa.

Câu 2: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công do những nguyên nhân nào?

- Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước sâu sắc, khi có Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì được mọi người hưởng ứng.

- Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.

- Điều kiện quốc tế thuận lợi, Liên Xô và các nước Đồng minh đánh bại phát xít Đức – Nhật.

Câu 3: Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám.

* Đối với dân tộc

- Cách mạng tháng Tám năm là một sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Nó đã phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ Pháp - Nhật, lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế hàng ngàn năm. Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hòa, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người dân độc lập, tự do, làm chủ nước nhà.

- Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, một kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc ta đã mở ra – kỉ nguyên độc lập và tự do.

* Đối với thế giới:

- Cách mạng tháng Tám là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.

- Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa, nửa thuộc địa trên thế giới.

Câu 4: Mục đích và âm mưu của Pháp - Mĩ trong việc thực hiện kế hoạch Na-va như thế nào?

* Mục đích:

Ngày 7-5-1953, Tướng Na-va được cử làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, vạch ra kế hoạch quân sự nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, với hi vọng trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”

* Âm mưu:

Thực hiện theo hai bước:

(4)

- Bước một: Trong thu- đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược để “bình định”

miền Trung và miền Nam Đông Dương.

- Bước hai: Từ thu- đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự quyết định, “kết thúc chiến tranh.

Câu 5. Trình bày kết quả và ý nghĩa của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954).

* Kết quả:

Ta tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ: 16200 tên, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, cơ sở vật chất, kĩ thuật, đập tan kế hoạch Na-va và mọi mưu đồ chiến lược của đế quốc Pháp - Mĩ.

* Ý nghĩa

- Đối với dân tộc, chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh bại hoàn toàn kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ, xoay cục diện chiến tranh, tạo thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta, buộc Pháp - Mĩ phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ.

- Đối với thế giới, chiến thắng Điện Biên Phủ góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, tác động mạnh đến tình hình thế giới, làm "chấn động địa cầu", cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng mình.

Câu 6: Hiệp định Giơ – ne – vơ được kí kết có ý nghĩa gì đối với ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?

- Hiệp định Giơ – ne – vơ được kí kết đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Đông Dương.

- Đây là văn bản mang tính pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương.

- Buộc Pháp phải rút hết quân về nước; miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.

--Hết--

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cuéc ®Êu tranh giµnh quyÒn tù chñ cña hä khóc, hä d ¬ng 1..

- Về mặt quốc tế, Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.. Cách

Thắng lợi quân sự nào dưới đây của quân dân Việt Nam đã làm thất bại bước đầu âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược

Câu 16: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) vì.. đã làm thất bại âm mưu của

- Yêu cầu của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là được tự do phát triển sản xuất, buôn bán, mở mang kinh tế về phía Tây tuy nhiên chính phủ Anh ra sức kìm hãm => mâu thuẫn

Sự phát triển không đồng đều về kinh tế - chính trị của chủ nghĩa tƣ bản.. Câu 13: Trong cuộc chạy giành giật thuộc địa, đế quốc nào hung hăng

Thắng lợi nào của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm phá sản âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương

Đánh dấu thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp