• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phần 2 (Sự thách thức): thực trạng của trẻ em trên thế giới

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Phần 2 (Sự thách thức): thực trạng của trẻ em trên thế giới"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ

VĂN BẢN THÔNG TIN

TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,

QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC VÀ SUY NGẪM VỀ VĂN BẢN 1/ Đọc: Tự đọc văn bản và tìm hiểu phần chú thích để hiểu nghĩa những từ mới 2/ Chia bố cục (phần) văn bản và đặt nhan đề cho từng phần

* Gợi ý: Nhìn vào cách đánh số trong bài

Số thứ tự Giới hạn (Từ đâu.. đến đâu?) Nhan đề

Phần...

Phần...

Phần...

Phần...

3/ Suy ngẫm và trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi Trả lời

a) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên. Vì sao?

b) Ở phần “sự thách thức”, văn bản đã nêu những khó khăn gì đối với trẻ em?

(2)

c) Em có cảm xúc gì sau khi đọc xong phần thách thức? Theo em vì sao em lại có những cảm xúc ấy?

d) Theo cá nhân em trong phần “nhiệm vụ”

(từ mục 10 – 17), nhiệm vụ nào là quan trọng nhất. Vì sao?

HOẠT ĐỘNG 2: NỘI DUNG BÀI HỌC I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Xuất xứ

- Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu Ooc ngày 30/9/1990.

- Văn bản được trích từ Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, trong Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em, NXB Chính trị quốc gia - Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Hà Nội, 1977).

2. Bố cục

- Phần 1 (2 đoạn đầu): khẳng định sự cấp thiết và cần thiết của hành động đảm bảo tương lại tốt đẹp cho tất cả trẻ em.

- Phần 2 (Sự thách thức): thực trạng của trẻ em trên thế giới.

- Phần 3 (Cơ hội): Những điều kiện thuận lợi của cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

- Phần 4 (Nhiệm vụ): Xác định những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ em.

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Khẳng định sự cấp thiết và cần thiết của hành động đảm bảo tương lại tốt đẹp cho tất cả trẻ em

(3)

- Mục 1 nêu vấn đề, giới thiệu mục đích và nhiệm vụ của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em.

- Mục 2 khái quát những đặc điểm, yêu cầu của trẻ em, khẳng định quyền được sống, được phát triển trong hòa bình, hạnh phúc. Đó cũng chính là nguyên nhân và cũng là mục đích của vấn đề:

làm thế nào để đạt đảm bảo cho tất cả trẻ em có một tương lai tốt đẹp hơn.

=> Vấn đề được nêu ra ngắn gọn, rõ ràng, có tính chất khẳng định.

2. Thực trạng của trẻ em trên thế giới

- Mục 3 đóng vai trò chuyển đoạn, chuyển ý ( tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy).

- Mục 7 kết luận cho phần Sự thách thức: nhận trách nhiệm phải đáp ứng những thách thức đã nêu trên thuộc về những nhà lãnh đạo chính trị các nước – những nguyên thủ quốc gia.

- Các mục 4,5,6 nêu những hiện tượng, vấn đề thực trạng trẻ em trên nhiều nước, nhiều vùng khác nhau đã trở thành nạn nhân của bao vấn nạn xã hội:

+ Thành nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, chủ nghĩa khủng bố, phân biệt chủng tộc, xâm lược, sống tha hương, bị bóc lột, bị lãng quên,...

+ Mắc thảm họa đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, mù chữ.

+ Chết (con số đau lòng: 40000 cháu/ngày) vì suy dinh dưỡng, bệnh tật.

=> Trẻ em đang phải trải qua những hiểm họa, cuộc sống khổ cực về nhiều mặt.

3. Những điều kiện thuận lợi của cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em

- Mục 8 đã nêu ra hai cơ hội:

+ Sự liên kết lại của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này. Đã có công ước về quyền của trẻ em làm cơ sở, tạo ra một cơ hội mới.

+ Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có thể được chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế, tăng cường phúc lợi xã hội.

4. Xác định những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ em - Trên cơ sở những thách thức và cơ hội, văn bản nêu lên những nhiệm vụ cấp bách cần làm:

+ Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em.

+ Quan tâm, chăm sóc trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn.

(4)

+ Tăng cường vai trò của phụ nữ nói chung và phải đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ đề thực hiện lợi ích của trẻ em, đặc biệt là các em gái.

+ Bảo đảm sao cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở và không để cho một em nào mù chữ.

+ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tạo điều kiện đế các em lớn khôn và phát triển trên nền móng gia đình.

+ Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do.

+ Vì tương lai của trẻ em, cần cấp bách bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển đều đặn nền kinh tế ở tất cả các nước.

=> Các nhiệm vụ được nêu ra vừa cụ thể, vừa toàn diện, bao quát trên mọi lĩnh vực (y tế, giáo dục, xã hội), mọi đối tượng (trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn, em trai, em gái) và mọi cấp độ (gia đình, xã hội, quốc gia, cộng đồng quốc tế).

III/ TỔNG KẾT: ghi nhớ SGK

(5)

PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI I/ Khái niệm Phương châm hội thoại

- PCHT được hiểu là những quy tắc cần nhớ khi tham gia một cuộc hội thoại II/ Phân loại Phương châm hội thoại

1/ Phương châm về lượng

+ Là loại PC yêu cầu khi giao tiếp câu trả lời không thiếu, không thừa về nội dung VD: - Cậu học ở bơi nào thế

- Tôi học bơi ở dưới nước (sai PC lượng)

 Câu trả lời dư thông tin và thiếu thông tin: Dư (ai cũng biết học bơi dưới nước) – Thiếu (địa điểm dạy bơi)

- Ở hồ bơi Lam Sơn (đúng PC lượng)

2/ Phương châm về chất

+ Là loại PC yêu cầu khi giao tiếp phải nói những điều xác thực, không sai, không bịa đặt.

VD: - Nhà cậu có trồng bí không?

- Có chứ, nhà tớ có một quả bí to to bằng cả cái nhà (sai PC chất – không có quả bí như thế).

 Câu trả lời mang tính nói dóc, nói không đúng sự thật - Nhà tớ có quả bí to lắm (đúng PC chất)

3/ Phương châm quan hệ

+ Là loại PC nhắc nhở khi giao tiếp 2 bên phải cùng trao đổi 1 chủ đề nhất định.

VD: - Cậu đã làm bài chưa?

- Tớ vừa mới ăn cơm tối xong. (sai PC quan hệ - câu trả lời không liên quan câu hỏi)

 Tình huống trên giống như câu thành ngữ: “Ông nói gà, bà nói vịt”

- Tớ đã làm bài xong (đúng PC quan hệ)

(6)

4/ Phương châm cách thức

+ Là loại PC nhắc người nói chú ý cách nói sao cho rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, tránh dài dòng VD: - Chiều nay cậu có đi học không?

- Tớ nghĩ rằng mẹ tớ không cho tớ nghỉ đâu (sai PC cách thức)

 Câu trả lời giống với câu dưới đây nhưng quá dài dòng, làm người nghe không hiểu - Tớ có đi (đúng PC cách thức).

5/ Phương châm lịch sự

+ Là loại PC nhắc nhở khi giao tiếp cần tế nhị, lịch sự, tránh làm người khác xấu hổ, đâu buồn VD: - Bài kiểm tra tớ có 3 điểm.

- Dở quá, bai dễ vậy mà điểm thấp (sai PC lịch sự)

 Câu nói thiếu lịch sự, làm người khác tổn thương

- Đừng buồn, rồi bài sau cố gắng nha (đúng PC lịch sự)

III/ LUYỆN TẬP

1. Điền vào chỗ trống hoàn thành các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ sau. Cho biết các câu ca dao, tục ngữ đó nói về phương châm nào

Câu cao dao, tục ngữ Tên PCHT

1/ ……….cao hơn mâm cỗ 2/ Ăn ốc ……….

3/ Lời nói chẳng mất………

Lựa lời mà nói ……….

4/ ……….. bà nói vịt 5/ Ăn cho ….., nói cho thà

6/ ………không……… có

(7)

7/ znói úp úp …………

2/ Vận dụng phương châm về lượng để chỉ ra lỗi sai trong các câu sau a) Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà

 ………...

b) Én là một loại chim có hai cánh

 ………...

3/ Nối các câu, từ ở hai vế A và B để tạo đáp án đúng

A B

Nói dịu nhẹ như khen, nhưng

thật ra là mỉa mai, chê trách Nói dối

Nói chen vào chuyện của người khác khi chưa được hỏi đến

Nói lê thê

Nói rành mạch, cặn kẽ, có

trước có sau Nói có sách mách có chứng

Nói có căn cứ chắc chắn Nói có đầu có đuôi

Nói nhảm nhí, vu vơ Nói quá

Nói sai sự thật, nhằm mục đích lừa dối người khác

Nói nhăng, nói cuội

Nói phóng đại những gì mình

biết, mình thấy Nói mát, mỉa

Nói rất nhiều và nhiệt tình

nhưng không ai hiểu Nói leo

4/ Vận dụng lý thuyết về các phương châm hội thoại, em hãy giải thích vì sao đôi khi giao tiếp người ta lại dùng những cách nói như sau:

a) “nhân tiện đây xin hỏi”: ………..……….

b) “có lẽ rằng”, “dường như”, “hình như là”: ……….……….

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người. + Làm cho năng suất lao động tăng, thay đổi bộ mặt kinh tế Anh và châu Âu. + Dẫn đến sự ra

Hãy liệt kê những thử thách, những câu đố cùng với cách giải đố của em bé thông minh trong truyện “Em bé thông minh”... Hãy liệt kê những thử thách, những câu đố cùng

Trong vụ tranh chấp giữa Mỹ và Hà Lan năm 1928 đối với đảo Palmas, Mỹ đã không chứng minh được việc Tây Ban Nha - chủ thể chuyển nhượng quyền sở

1) Trong những năm qua ở Việt Nam, sự ra ñời của ngôn ngữ trên Internet (netspeak), không phải là một ngoại lệ cho ngôn ngữ trong cuộc sống thực.. viết blog

Công ước yêu cầu phải đảm bảo cho tất cả trẻ em không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào, được hưởng các dịch vụ xã hội, được bảo vệ, được lớn lên trong

được tham gia vào các hoạt động xã hội; được phát triển đầy đủ, toàn diện về thể chất và tinh thần. Thời phong kiến, pháp luật chủ yếu bảo hộ quyền và lợi ích của giai

Nhóm trẻ lang thang trong tình huống trên không được hưởng quyền sống còn, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển, quyền được tham gia của trẻ em vì họ là trẻ lang

Như cháu được biết, được đến trường và học tập là một trong những quyền cơ bản của chúng cháu, nhưng hôm nay sự việc đó xảy ra khiến cháu rất bối rối, không biết làm gì