• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 "

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12

Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG ( 2 tiết)

1. Khái niệm pháp luật

a. Pháp luật : Là hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước

b. Các đặc trưng của pháp luật

- Pháp luật có tính qui phạm phổ biến

- Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung

- Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức 2. Bản chất của pháp luật

a. Bản chất giai cấp của pháp luật

- Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền

mà nhà nước là đại diện b. Bản chất xã hội của pháp luật

- Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi - Các qui phạm pháp luật được thực hiện trong đời sống xã hội vì sự phát triển

của xã hội

3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế ( đọc thêm )

b. Quan hệ giữa pháp luật với chính trị ( đọc thêm ) c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức

- Trong quá trình xây dựng luật pháp, Nhà nước luôn cố gắng đưa những qui phạm đạo đức có tính qui phạm, phổ biến phù hợp với sự phát triển và tiến bộ

xã hội vào trong các qui phạm pháp luật 4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

- Pháp luật là phương tiện để quản lý xã hội. Không có pháp luật xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được

- Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được sức mạnh của mình và kiểm tra, kiểm soát được các các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình

b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

(2)

- Quyền và nghĩa vụ của công dân được qui định trong Hiến Pháp và Luật trong đó quy định rõ công dân có quyền và nghĩa vụ gì. Căn cứ vào các qui định này, công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình

- Các văn bản quy phạm pháp luật về hành chính, khiếu nại và tố cáo, hình sự, tố tụng quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khiếu nại, và xử lí các vi phạm pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Căn cứ vào các qui định này, công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

(3)

Bài tập củng cố

1. Pháp luật mang bản chất Xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ

A. Kinh tế

B. Xã hội

C. Chính trị

D. Đạo đức

2. Việc bảo đảm cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế là trách nhiệm của chủ thể nào dưới đây

A. Công dân

B. Tổ chức

C. Nhà nước

D. Xã hội

3. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật

A. Tính quy phạm phổ biến

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

C. Tính thuyết phục nêu gương

D. Tính quyền lực, bắt buộc chung

4. Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì A. Lợi ích của Nhà nước

B. Lợi ích của giai cấp cầm quyền C. Sự tồn tại của nhà nước

D. Sự phát triển của xã hội

5. Nhờ có pháp luật, Nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. Nhận định này muốn đề cập đến

A. Chức năng của pháp luật B. Đặc trưng của pháp luật C. Nhiệm vụ của pháp luật D. Vai trò của pháp luật

6. Bức tường nhà chị Hoa bị hư hỏng nặng, do anh Nam hàng xóm xây nhà mới. Sau khi được trao đổi quy định của pháp luật về trách nhiệm của người xây dựng công trình, anh Nam xây lại bức tường mới cho chị Hoa. Vậy ở đây, pháp luật thể hiện vai trò nào ?

A. Bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân B. Là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội C. Là phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

7. Nội dung nào dưới đây không thể hiện pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật

A. Nhà nước sử dụng pháp luật để phát huy quyền lực của mình

(4)

B. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật sẽ đảm bảo dân chủ và công bằng C. Nhà nước khuyến khích nhân dân tìm hiểu pháp luật

D. Nhà nước sử dụng pháp luật để kiểm tra, kiểm soát hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong cả nước

8. Pháp luật là phương tiện để A. Quản lý nhà nước

B. Quản lý công dân C. Quản lý xã hội D. Quản lý kinh tế

9. Đặc trưng nào sau đây không phải của pháp luật ?

A. Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

B. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến

C. Pháp luật có tính ổn định, hệ thống

D. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung

10. Những giá trị cơ bản mà pháp luật và đạo đức cũng hướng tới là

A. Công minh, trung thực, bình đẳng, bác ái

B. Công minh, lẽ phải, bác ái, bình đẳng

C. Công bằng, hòa bình, tôn trọng, tự do

D. Công bằng, bình đẳng, lẽ phải

11. Chủ thể nào dưới đây có trách nhiệm bảo đảm thực hiện pháp luật bằng quyền lực của mình ?

A. Nhân dân

B. Nhà nước

C. Công dân

D. Giai cấp

12. Văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn không được trái với văn bản pháp lý cao hơn là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?

A. Tính quy phạm phổ biến

B. Tính quyền lực bắt buộc chung

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung

13. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền thể hiện bản chất

A. Chính trị của pháp luật

B. Giai cấp của pháp luật

C. Xã hội của pháp luật

D. Kinh tế của pháp luật

14. "Người nào không biết trước nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, cất dấu tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra,

(5)

xử lý người phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm " trích điều 21 bộ luật hình sự 1999. Điều này thể hiện tính chất nào của pháp luật ?

A. Tính quy phạm phổ biến

B. Tính ý trí

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung

D. Tính khách quan

15. Trên cơ sở quy định pháp luật về trật tự an toàn đô thị, các đội trật tự của các phường trong quận 1 đã yêu cầu mọi người không được bán hàng trên vỉa hè để đảm bảo văn minh đô thị. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây ?

A. Là công cụ quản lý đô thị hiệu quả

B. Là hình thức cưỡng chế người vi phạm

C. Là phương tiện để đảm bảo trật tự đường phố

D. Là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội

16. Công ty Mika sa thải chị Mai mà không có lý do rõ ràng, nhờ được tư vấn pháp luật sư Mai đã làm đơn khiếu nại và được nhận trở lại làm việc. Trong trường hợp này pháp luật đã

A. Bảo vệ mọi lợi ích của phụ nữ B. Bảo vệ đặc quyền của lao động nữ

C. Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của chị Mai D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị Mai

17. Nhà nước hay dùng các quy phạm đạo đức nào để biến nó thành các quy phạm pháp luật

A. Nặng về tình cảm

B. Ít Phổ biến

C. Quen thuộc

D. Phổ biến

18. Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của

A. Giai cấp cầm quyền

B. Giai cấp nông dân

C. Tầng lớp trí thức

D. Giai cấp công nhân

19. Điểm giống nhau cơ bản giữa pháp luật và đạo đức là

A. Đều điều chỉnh hành vi dựa trên sức ép của dư luận xã hội

B. Đều là những quy tắc bắt buộc mọi người phải tuân theo

C. Điều điều chỉnh hành vi để hướng tới các giá trị xã hội

D. Điều điều chỉnh hành vi dựa trên tính tự giác của công dân

20. giao thông đường bộ được ban hành nhằm buộc mọi người khi tham gia giao thông phải tuân thủ. Điều này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật ?

(6)

A. Tính ý chí

B. Tính quy phạm phổ biến

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

D. Tính quyền lực, bắt buộc chung

21. Khẳng định nào dưới đây thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật

A. Pháp luật là những chuẩn mực về những việc phải làm

B. Pháp luật là những nghĩa vụ mà công dân phải thực hiện

C. Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước

D. Pháp luật là khuôn mẫu chung áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi 22. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự được áp dụng cho

A. Một số người trong xã hội

B. Một số giai cấp trong xã hội

C. Tất cả mọi người trong xã hội

D. Tất cả các giai cấp trong xã hội

23. Việc pháp luật chỉ rõ cách thức để công dân thực hiện các quyền theo trình tự và thủ tục pháp lý là biểu hiện

A. Đặc trưng của pháp luật

B. Chức năng của pháp luật

C. Vai trò của pháp luật

D. Nhiệm vụ của pháp luật

24. Hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước là khẳng định về

A. Đặc trưng của pháp luật

B. Vai trò của pháp luật

C. Chức năng của pháp luật

D. Khái niệm của pháp luật

25. Đặc trưng nào dưới đây là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác

A. Tính quy phạm phổ biến

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung

D. Tỉnh xác định chặt chẽ về mặt hình thức

26. Pháp luật là phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò

A. Bảo vệ xã hội

B. Bảo vệ công dân

C. Quản lý xã hội

D. Quản lý công dân

27. Khẳng định nào dưới đây không thể hiện bản chất xã hội của pháp luật ?

A. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội

(7)

B. Pháp luật đảm bảo sự phát triển của xã hội

C. Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền

D. Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện

28. Trước thực trạng rất nhiều người gặp tai nạn giao thông bị chấn thương sọ não, Nhà nước đã ban hành quy định "bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển và ngồi trên xe gắn máy". Vậy quy định này thể hiện bản chất nào của pháp luật ?

A. Bản chất cưỡng chế, bắt buộc

B. Bản chất giai cấp

C. Bản chất quy phạm phổ biến

D. Bản chất xã hội

29 Nội dung pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là Đại diện phản ánh

A. Tính quyền lực của pháp luật

B. Bản chất Xã Hội của pháp luật

C. Tính bắt buộc chung của pháp luật

D. Bản chất giai cấp của pháp luật

30. Chị Ngân kinh doanh shop quần áo thu nhiều lợi nhuận nhưng kê khai thuế gian lận để giảm bớt tiền đóng thuế, làm ngân sách nhà nước thất thu. Hành vi này của chị đã bị cơ quan thuế truy thu và phải đóng tiền phạt. Trong trường hợp này, pháp luật thể hiện vai trò gì dưới đây ?

A. Là phương tiện để nhà nước thu thuế người vi phạm

B. Là công cụ phát triển kinh tế xã hội

C. Là công cụ để cơ quan nhà nước xử phạt người vi phạm

D. Là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội

31. Trước thực trạng trong xã hội có những trường hợp mang thai hộ phát sinh nhiều vấn đề, nhà nước đã ban hành luật về mang thai hộ vào năm 2014. Vậy quy định này thể hiện bản chất nào của pháp luật ?

A. Bản chất giai cấp

B. Bản chất quy phạm phổ biến

C. Bản chất chặt chẽ về mặt nội dung

D. Bản chất Xã Hội

32. Nhà nước quản lý xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lý bằng

A. Kế hoạch

B. pháp luật

C. Giáo dục

D. Đạo đức

33. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với

(8)

A. Nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước đại diện

B. Nguyện vọng của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội

C. Ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện

D. Ý chí mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội

34. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

A. Các quyền và lợi ích cơ bản của mình

B. Quyền và lợi ích hợp pháp của mình

C. Các quyền và nghĩa vụ của mình

D. Quyền và lợi ích kinh tế của mình

35. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật có nghĩa là

A. Tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân

B. Xây dựng kế hoạch phát triển đất nước

C. Xây dựng chủ trương chính sách

D. Tổ chức thực hiện pháp luật

36. Nhà nước đưa các quy phạm đạo đức có tính phổ biến phù hợp với sự phát triển xã hội vào trong các quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ

A. Tính quyền lực của pháp luật

B. Các giá trị đạo đức

C. Các quyền của công dân

D. Tính phổ biến của pháp luật

37. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. Nhận định này xuất phát từ

A. Chức năng của pháp luật

B. Đặc trưng của pháp luật

C. Bản chất của pháp luật

D. Vai trò của pháp luật

38. Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp không được trái Hiến pháp khẳng định này đề cập đến

A. Tính quyền lực bắt buộc chung

B. Tính khuôn mẫu ràng buộc

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

D. Tính quy phạm phổ biến

39. Đặc trưng làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật là

A. Tính chính xác một nghĩa trong diễn đạt văn bản

B. Tỉnh xác định chặt chẽ về mặt hình thức

C. Tính quy phạm phổ biến

D. Tính ràng buộc chặt chẽ

40. Pháp luật quy định rõ cách thức để công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình là biểu hiện cụ thể về

A. Bản chất của pháp luật

(9)

B. Đặc trưng của pháp luật

C. Chức năng của pháp luật

D. Vai trò của pháp luật

41. Để bảo vệ các giá trị đạo đức pháp luật là một phương tiện

A. Quyết định

B. Quan trọng

C. Chủ yếu

D. Đặc thù

(10)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Những vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể thì thiểu số phục tùng đa số nhưng thiểu số có quyền bảo lưu ý kiến, đa số cũng cần xem xét, tham khảo ý kiến của thiểu số

Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.. - Sơ đồ cơ cấu tổ chức của

Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xoá

Theo Hiến pháp năm 2013, tại Chương II, Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh

Quỹ có sứ mệnh Tạo dựng môi trường nghiên cứu thuận lợi, theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, bao gồm nâng cao

Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ

Thông tin 1. Hệ thống chính trị ở Việt Nam do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng là hạt nhân của hệ thống chính trị Đảng lấy chủ nghĩa Mác -

Yêu cầu a) Đặc điểm của bộ máy nhà nước được thể hiện trong thông tin 1 và 2 - Do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. - Nhân dân thực hiện