• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 11

Thời gian xây dựng kế hoạch: 12/11/2021 Thời gian thực hiện: 15/11/2021

Lớp: 2D

Tự nhiên và xã hội :

BÀI 7: AN TOÀN KHI Ở TRƯỜNG I. MỤC TIÊU

-Nêu được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia các hoạt động ở trường và cách phòng tránh.

-Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

-Phân tích được nguyên nhân dẫn đến một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia các hoạt động ở trường.

-Đề xuất được cách phòng tránh nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động ở trường và vận động các bạn cùng thực hiện.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Các hình trong SGK.

- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.

- Video clip: Xác định một số tình huống nguy hiểm, rủi ro khi chơi kéo co, khi đi tham quan và cách phòng tránh.

b. Đối với học sinh - SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - HS thảo luận theo nhóm,

(2)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới trực tiếp vào bài An toàn khi ở trường (tiết 2).

II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 2: Xác định tình huống nguy hiểm, rủi ro và cách phòng tránh khi tham gia một hoạt động ở trường

a. Mục tiêu: Nêu được một tình huống nguy hiểm, rủi ro và đề xuất được cách phòng tránh nguy hiểm, rủi ro đó khi tham gia hoạt động ở trường.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV hướng dẫn HS đọc yêu cầu câu hỏi 1,2 SGK trang 37:

+ Chọn một hoạt động ở trường, xác định một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra khi tham

gia hoạt động đó và nêu cách phòng tránh.

+ Ghi lại kết quả theo gợi ý:

Hoạt động

Tình huống nguy hiểm, rủi

ro

Cách phòng tránh

? ? ?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác góp ý.

-GV yêu cầu một số HS trả lời câu hỏi: Nêu ích lợi của việc xác định được các tình huống nguy hiểm,

trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

Hoạt động

Tình huống nguy hiểm, rủi ro

Cách phòng tránh

Cắt thủ công

Kéo cắt vào

tay

Chú ý, cẩn thận,

cầm kéo chắc chắn, tránh để

kéo cắt vào tay Đá

bóng

Té ngã, đau, gãy chân

Kiểm tra sân bóng,...

- HS trả lời: Ích lợi của việc xá định được các tình huống nguy hiểm, rủi ro trươc khi tham gia các hoạt động ở trường: giú chúng ta chủ động phòng tránh giữ an toàn cho bản thân và ngườ khác.

(3)

rủi ro trươc khi tham gia các hoạt động ở trường.

GV nhắc nhở HS: Việc xác định được các tình huống nguy hiểm, rủi ro trước khi tham gia các hoạt động ở trường giúp chúng ta chủ động phòng tránh, giữ an toàn cho bản thân và người khác.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Hoạt động trải nghiệm:

BÀI 11: TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS cùng nghĩ về ngôi trường mà mình mơ ước, về những điều mà các em mong muốn sẽ có ở ngôi trường của mình.

- HS xây dựng khái niệm “Trường học hạnh phúc” theo tưởng tượng, mơ ước của mình.

− Yêu quý, tự hào về ngôi trường của mình. Mong muốn góp sức mình để xây dựng một môi trường học tập hạnh phúc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Bộ dụng cụ làm vệ sinh trường học. Bộ dụng cụ chăm sóc hoa, cây thông thường.

- HS: Sách giáo khoa; giấy A3 hoặc A1, màu vẽ hoặc bút dạ, bút chì màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu (5p):

− GV đề nghị HS chia sẻ với các bạn theo mẫu câu: “Ở trường, tớ thích nhất là …”; “Hằng ngày, tớ rất thích đến …”

(Nơi nào ở trường?) - GV dẫn dắt, vào bài.

2. Hình thành kiến thức (15p):

*Hoạt động: Tham gia xây dựng kế hoạch “Trường học hạnh phúc”.

− GV đề nghị HS cùng nhớ lại những nơi ở trường bằng các câu hỏi:

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

(4)

+ Trường chúng ta có những nơi nào, phòng ban nào? Nơi nào, hoạt động nào ở trường làm em thấy hạnh phúc?

+ Em không thích nơi nào trong trường?

Vì sao? Em có muốn thay đổi nó không? Thay đổi như thế nào?

− GV đề nghị mỗi tổ cùng bàn bạc, xây dựng kế hoạch “Trường học hạnh phúc”. Phân công cụ thể hoạt động được viết hoặc vẽ vào một tờ giấy A3.

− HS trình bày ý tưởng của mình trước lớp.

− GV đặt câu hỏi để gợi ý thêm cho nội dung công việc. Ví dụ:

+ Nếu sân trường nhiều rác, chúng ta sẽ làm gì?

+ Các em hãy đánh giá về lượng cây xanh và hoa ở trường mình, liệu có ít quá không? Chúng ta sẽ làm gì?

- GV kết luận: Mỗi Sao nhi đồng đưa ra được nội dung kế hoạch cho Sao của mình, phân công cụ thể cho từng bạn, hẹn ngày giờ, thống nhất trang phục, phương tiện, công cụ thực hiện,…

3. Luyện tập, vận dụng (12p):

- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm:

“Trường học hạnh phúc là …” . - Mỗi nhóm (tổ) dùng giấy A0 để vẽ theo phương pháp Khăn trải bàn về chủ đề: “Điều gì ở trường có thể khiến tôi hạnh phúc?”. Mỗi HS vẽ một sự vật hoặc sự việc tưởng tượng.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, kết luận: HS cùng định nghĩa về trường học hạnh phúc. Ví dụ:

“Trường học hạnh phúc là khi được

- 2-3 HS nêu.

- 2-3 HS trả lời.

- HS thực hiện.

- 2 – 3 HS trình bày

- 2-3 HS trả lời.

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện

(5)

chơi ngoài vườn trường nhiều hơn”…

4. Cam kết, hành động: (3p) - Hôm nay em học bài gì?

- Xây dựng lên khẩu hiệu: Điều em muốn nói, việc em muốn làm và tuyên truyền đến các bạn trong trường.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Đạo đức:

BÀI 5: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN (Tiết 1) I. MỤC TIÊU:

- HS biết được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian.

- Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lý.

- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

- Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- Nêu tên 1 bạn có hoàn cảnh khó khăn? Em có thể làm được những việc gì để giúp đỡ bạn?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Tổ chức cho hs nghe/ đọc bài thơ: “ Đồng hồ quả lắc”

- Trong bài thơ, đồng hồ nhắc chúng ta điều gì?

- 2-3 HS nêu.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

(6)

- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.

2.2. Khám phá:

*Hoạt động 1:Tìm hiểu ý nghĩa của việc quý trọng thời gian.

- GV cho hs quan sát tranh sgk tr.24.

Thảo luận nhóm 4. Đọc lời chú thích trong mỗi tranh.

- GV kể chuyện “ Bức trang dở dang”.

- Mời hs vừa chỉ tranh, vừa kể tóm tắt nội dung câu chuyện.

- GV hỏi : Vì sao Lan kịp hoàn thành bức tranh còn Hà bỏ dở cơ hội tham gia cuộc thi ?

Theo em, vì sao cần quý trọng thời gian ?

-GV chốt : Khi đã làm việc gì, chúng ta cần đề ra kế hoạch, dành thời gian, tập chung vào công việc không nên mải chơi như bạn Hà trong câu chuyện.

Quý trọng thời gian giúp chúng ta hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất.

*Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- GV chia nhóm 4. Giao nhiệm vụ cho các nhóm QS tranhsgk tr.25 và trả lời câu hỏi :

+ Em có nhận xét gì về việc sử dụng thời gian của các bạn trong tranh ? - Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

+ Theo em thế nào là biết quý trọng thời gian ?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt: Qus trọng thời gian là biết sử dụng thời gian một cách tiết kiệm và

- HS thảo luận nhóm 4.

- HS lắng nghe - 2-3 HS kể chuyện.

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm 4.

- HS chia sẻ.

- 3-4 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

(7)

hợp lí như: thực hiện các công viecj hang ngày theo thời gian biểu ; phấn đấu thực hiện đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra ; giờ nào việc đấy…

3. Củng cố, dặn dò: và - Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

- Nhận xét giờ học.

- HS chia sẻ.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Thời gian thực hiện: 19/11/2021

Lớp: 2D Buổi chiều :

Tự nhiên và xã hội :

BÀI 7: AN TOÀN KHI Ở TRƯỜNG ( T3 ) I. MỤC TIÊU

-Nêu được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia các hoạt động ở trường và cách phòng tránh.

-Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

-Phân tích được nguyên nhân dẫn đến một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia các hoạt động ở trường.

-Đề xuất được cách phòng tránh nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động ở trường và vận động các bạn cùng thực hiện.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 3. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

4. Thiết bị dạy học c. Đối với giáo viên

(8)

- Giáo án.

- Các hình trong SGK.

- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.

- Video clip: Xác định một số tình huống nguy hiểm, rủi ro khi chơi kéo co, khi đi tham quan và cách phòng tránh.

d. Đối với học sinh - SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 3

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới trực tiếp vào bài An toàn khi ở trường

II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Hoạt động 3: Những việc làm để giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường và vận động các bạn cùng thực hiện

a. Mục tiêu: Chia sẻ với các bạn những việc em đã làm để giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường và vận động các bạn cùng thực hiện.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu một số HS:

Kể lại những việc em đã làm

- HS trả lời: Những việc em đã làm để giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường: lắng nghe và làm theo lời hướng dẫn của thầy cô giáo;

không đùa nghịch, xô đẩy nhau; kiểm tra các thiết bị, đồ dùng, sân bãi cẩn thận trước khi tham gia các hoạt động.

- HS thảo luận theo nhóm.

HS trình bày: Viết khẩu hiệu khi tham gia các hoạt động ở trường:

+ Bé vui khỏe - cô hạnh phúc.

+ An toàn là trên hết.

+ An toàn trường học, hạnh phúc mọi nhà.

(9)

để giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường.

Bước 2: Làm việc nhóm

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm, nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng thực hiện yêu cầu ở SGK trang 38: Viết khẩu hiệu hoặc cam kết thực hiện giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường.

Bước 3: Làm việc cả lớp GV mời đại

diện các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp.

- GV yêu

cầu HS nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm.

3. Củng cố - dặn dò ( 3p ) - Nhắc nhở hs, nhận xét tiết học - Dặn dò hs

-Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động 1: Xác định những hành động nguy hiểm, có thể bị điện giật Mục tiêu: HS xác định được một số hành động nguy hiểm, có thể làm con người bị điện giật... Việc làm

- Có ý thức tuyên truyền để các bạn biết cách phòng tránh với các tình huống nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động ở trường và thực hiện việc giữ vệ sinh trường

- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm khi sử dụng một số đồ dùng thiết bị có thể gây nguy hiểm trong gia đình.. - Xác định được một số tình huống và nhận biết

Hãy suy nghĩ và đặt một tên khác cho đoạn 2 mà vẫn thể hiện được nội dung của đoạn truyện nàyC. o Đoạn 2: - Trí khôn

- Tình huống nguy hiểm thứ nhất bị bắt cóc và cách ứng phó để tự bảo vệ bản thân được an toàn khi ở trong những tình huống đó là:. + Nói thật to và rõ: “Dừng lại ngay

3. Đang ngồi học bài, Hải nghe tiếng còi xe cứu hỏa vang cả khu phố. Nhìn qua cửa sổ, thấy ngọn lửa bùng cháy dữ dội từ ngôi nhà bên cạnh, Hải cầm vội chiệc khăn

- Phát hiện mình có thể gặp nguy hiểm vì người lạ trong thang máy có dấu hiệu đáng ngờ => Nếu mang theo điện thoại bạn hãy liên lạc với bên ngoài, gọi cho người

- Em đồng tình với việc làm C, bởi vì Hồng và các bạn nếu về trong cơn dông sắp đến có thể sẽ gặp nguy hiểm, vì thế các bạn rất biết cách bảo vệ bản thân trước những