• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
35
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14

Ngày soạn: 4/ 12/ 2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 07 tháng 12 năm 2020 Toán

55 – 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 - 9

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức:Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng: 55 - 8 ; 56- 7 ; 37 - 8 ; 68- 9.

2, Kĩ năng: Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng

3, Thái độ: GD học sinh tính cẩn thận, yêu thích học toán.

4, Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS lên bảng: Đặt tính rồi tính 15 – 816 – 817 – 8

- Muốn tìm số bị trừ (số hạng) ta làm như thế nào?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài

2. Giới thiệu phép trừ 55 - 8: (6)

- Đưa ra bài toán: Có 55 que tính, lấy đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?

- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính nữa ta làm như thế nào?

- Gv nêu đề bài tương tự tương ứng các phép tính: 56-7, 37-8, 68-9.

- Gv yêu cầu HS nêu:

- Các thành phần trong phép trừ?

-Các số bị trừ(Số trừ) gồm mấy chữ số?

- Các phép trừ này là số có mấy chữ số trừ đi số có mấy chữ số?

- Để thực hiện được phép trừ này ta làm như thế nào?

3. Phép trừ 56 – 7; 37 – 8; 68 - 9: (9) - Lần lượt đưa ra các bài toán về các phép trừ 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9

- HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- Nghe và phân tích đề.

- Ta lấy 55 -8 =? (Gv ghi bảng)

- 55 là SBT; 8 là ST, đi tìm hiệu - SBT có 2 chữ số, ST có 1 chữ số.

- Đây là các phép trừ số có 2 chữ số trừ đi số có 1 chữ số.

- Đặt tính theo cột dọc và thực hiện tính.

- HS thảo luận và thực hiện trong nhóm cách đặt tính và thực hiện tính.

- Hs nêu cách đặt tính và thực hiện

(2)

- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính nữa ta làm như thế nào?

- Gv nêu đề bài tương tự tương ứng các phép tính: 56-7, 37-8, 68-9.

- Gv yêu cầu HS nêu:

+ Các thành phần trong phép trừ?

+ Các số bị trừ(Số trừ) gồm mấy chữ số?

+Các phép trừ này là số có mấy chữ số trừ đi số có mấy chữ số?

- Để thực hiện được phép trừ này ta làm như thế nào?

4. Luyện tập Bài 1(5)

- Yêu cầu HS đọc đề bài tập 1.

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài - Nhận xét

-Muốn tính đúng ta làm thế nào?

Bài 2 (5)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?

Bài 3 (5)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS nhận xét hình mẫu - Yêu cầu HS làm bài

- Gv nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (4)

- Muốn tìm số hạng trong một tổng ta làm ngư thế nào?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

tính

- Đại diện Hs của từng nhóm đặt tính và thực hiện tính.

- Hs nhận xét và nhiều HS nêu cách thực hiện lần lượt từng phép tính (Như SGK)

- Hs nêu

- Tính

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT 45 75 95 65 15 - 9 - 6 - 7 - 8 - 9 36 69 88 57 6 - Nhận xét

- Tìm x

- 3HS làm bảng, lớp làm nháp x + 9 = 27 7 + x = 35 x = 27 - 9 x = 35 - 7 x = 16 x = 28 - Nhận xét

- Vẽ hình theo mẫu - HS vẽ hình vào vở - Nhận xét

- Trả lời - Lắng nghe

--- Tập đọc

CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

I MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

(3)

2, Kỹ năng: Hiểu nghĩa các từ mới: bó đũa, buồn phiền, bẻ gẫy, lần lượt, dễ dàng.

Hiểu nội dung: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, anh chị em phải đoàn kết, thương yêu nhau.

3, Thái độ:Qua bài học sinh có tình yêu thương và đoàn kết với anh em trong gia đình.

* BVMT: Biết tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Xác định giá trị

- Tự nhận thức về bản thân - Hợp tác, giải quyết vấn đề

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh vẽ SGK, bảng phụ

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS đọc bài Quà của bố và trả lời câu hỏi:

- Quà của bố đi câu về có những gì?

- Vì sao có thể gọi đó là “Một thế giới dưới nước?”.

- Bố đi cắt tóc về có quà gì?

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2)

- Hướng dẫn HS quan sát tranh + Giới thiệu bài

2. Dạy bài mới:

a. Đọc mẫu (5)

+ GV đọc mẫu: Giới thiệu giọng đọc toàn bài

b. Luyện đọc câu kết hợp giải nghĩa từ (7)

- Đọc tiếp nối câu

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu

- GV kết hợp sửa sai phát âm cho học sinh (luyện đọc từ, tiếng khó HS phát âm sai) - Gọi vài HS đọc lại từ tiếng khó – Cho cả lớp đọc

- Sửa lỗi phát âm cho HS.

c.Đọc từng đoạn trước lớp (10) - Bài có mấy đoạn?

- GV treo bảng phụ lên bảng và HD HS đọc câu văn dài trên bảng phụ – GV đọc

- HS đọc và trả lời - HS khác nhận xét.

- Quan sát tranh và trả lời

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu

- lớn lên, lần lượt, hợp lại, đùm bọc lẫn nhau..

- Cá nhân, ĐT

- HS nêu: 3 đoạn

(4)

mẫu

+ Người cha bèn cởi bó đũa ra,/rồi thong thả/ bẻ gãy từng chiếc/ một cách dễ dàng.//

+ Như thế là/ các con đều thấy rằng/

chia lẻ ra thì yếu,/ hợp lại thì mạnh.//

- Gọi HS đọc câu văn dài

- GV gọi HS đọc đoạn 1 + giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn

+ Đoạn 2,3, tương tự

- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm

- GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm - GV yêu cầu thời gian

d. Thi đọc (10)

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Đọc đồng thanh

Tiết 2 3. Tìm hiểu bài (12) - Yêu cầu HS đọc đoạn 1:

- Câu chuyện này có những nhân vật nào?

- Các con của ông cụ khi lớn lên có yêu thương nhau không? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?

- Gv chốt:Anh em không yêu thương nhau.

- Thấy các con không yêu thương nhau ông cụ đã làm gì?

- Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?

- Người cha đã bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?

- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 3 và trả lời:

- Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì?

Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì?

- Người cha muốn khuyên các con điều gì?

=>GV kết luận:Người cha đã dùng câu chuyện để khuyên các con trong nhà phải biết yêu thương đùm bọc đoàn kết với nhau. Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh.

- HS nghe

- HS đọc

- HS đọc tiếp nối đoạn.

- Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- Nhận xét

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- Có 5 nhân vật: Ông cụ và 4 người con:trai gái, dâu, rể.

- Không yêu thương nhau,đó là từ:họ thường hay va chạm với nhau.

- Ông cụ rất buồn phiền, bèn tìm cách dạy bảo các con: Ông đạt một túi tiền, một bó

- Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ.

- Người cha đã tháo bó đũa ra và bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

- Cả lớp đọc thầm đoạn 3

- Một chiếc đũa được so sánh với từng người con.(Với sự chia rẽ, mất đoàn kết). Cả bó đũa được so sánh với cả bốn người con.(Với sự yêu thương đùm bọc nhau, đoàn kết).

- Anh em trong nhà phải biết yêu thương đùm bọc đoàn kết với nhau.

Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Chia rẽ thì sẽ yếu đi.

(5)

Chia rẽ thì sẽ yếu đi 4. Luyện đọc lại (18)

- GV tổ chức cho 2 đội thi đua đọc - Chia nhóm 3. HD đọc phân vai trong nhóm: Người dẫn chuyện, cô giáo và Chi - Tổ chức cho HS thi đọc phân vai giữa các nhóm

- GV nhận xét – tuyên dương.

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Em có biết các câu ca dao, tục ngữ khuyên anh em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà đọc lại bài, ghi nhớ nội dung và chuẩn bị bài: Nhắn tin

- Thực hành đọc theo vai giữa các nhóm(3p).

- 2 nhóm thi đọc phân vai

- HS nhận xét bình chọn nhóm đọc hay.

- HS trả lời - HS nghe.

_____________________________________

Ngày soạn: 5/ 12/ 2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2020 Toán

65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 - 29

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 65 - 38 ; 46 - 17 ; 57 - 28 ; 78 - 29 .

2, Kĩ năng: Giải bài toán có một phép tính trừ dạng trên.

3, Thái độ: GD học sinh tính cẩn thận, yêu thích học toán.

4, Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Que tính, bảng phụ - HS: Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS lên bảng đặt tính và tính:

55 – 9 56 - 8 75 - 4 84 - 6 - Muốn tìm số bị trừ (số hạng) ta làm như thế nào?

- GV nhận xét

- 2HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

(6)

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài

2. Giới thiệu phép trừ 65–38; 46 – 17;

57 – 28; 78 - 29: (15)

- GV nêu đề bài: Có 65 que tính, lấy đi 38 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?

- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính nữa ta làm như thế nào?

- GV nêu đề bài tương tự tương ứng các phép tính: 46-17, 57-28, 78-29.

- GV yêu cầu HS nêu:

- Các thành phần trong phép trừ?

-Các số bị trừ(Số trừ) gồm mấy chữ số?

- Các phép trừ này là số có mấy chữ số trừ đi số có mấy chữ số?

- Để thực hiện được phép trừ này ta làm như thế nào?

- Gv tổ chức cho HS làm việc theo nhóm các phép tính trừ như sau:

+ Nêu cách đặt tính và thực hiện tính như thế nào?

+ GV yêu cầu đại diện nhóm lên bảng thực hiện

- GV nhận xét và chốt cách đặt tính và thực hiện tính.

3. Luyện tập Bài 1(5)

- Gọi HS đọc đề bài

- Tính là tính như thế nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét

- Khi viết kết quả phép tính ta cần lưu ý điều gì?

Bài 2 (5)

- Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét

- Khi đặt tính cần chú ý điều gì?

- Ta lấy 65 - 38 =? (Gv ghi bảng)

- 65 là SBT; 38 là ST, đi tìm hiệu - SBT có 2 chữ số, ST có 2 chữ số.

- Đây là các phép trừ số có 2 chữ số trừ đi số có 2 chữ số.

- Đặt tính theo cột dọc và thực hiện tính.

- HS thảo luận và thực hiện trong nhóm cách đặt tính và thực hiện tính.

- Hs nêu cách đặt tính và thực hiện tính - Đại diện HS của từng nhóm đặt tính và thực hiện tính.

- HS nhận xét và nhiều HS nêu cách thực hiện lần lượt từng phép tính ( Như SGK)

- Tính - Trả lời

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT 85 54 95 75 45 - 27- 18- 48- 39- 37

58 36 47 36 8 - Nhận xét

- Số

- 2 HS làm bảng, lớp làm vở 86 – 6 => 80 – 10 = 70 58 – 9 => 49 – 9 = 40 77 – 7 => 70 – 9 = 61 72 – 8 => 64 – 5 = 59 - Nhận xét

(7)

Bài 3 (5)

- Gọi HS đọc bài toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét

- Muốn biết năm nay mẹ bao nhiêu tuổi ta làm thế nào?

C. Củng cố - dặn dò (4)

- Gọi đọc lại bảng công thức 15,16,17,18 trừ đi một số?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập

- HS đọc - Trả lời

- Hs đọc - HS trả lời

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT Bài giải

Năm nay mẹ có số tuổi là:

65 – 27 = 38 (tuổi) Đáp số: 38 tuổi - Nhận xét

- Trả lời - Lắng nghe

--- Kể chuyện

CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Dựa vào tranh và gợi ý dưới tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện

2, Kĩ năng: Kể tự nhiên, phối hợp với lời kể, với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, giọng kể phù hợp, lắng nghe và nhận xét lời kể của bạn

3, Thái độ: Hs có ý thức giữ gìn đoàn kết, yêu thương anh em hàng ngày.

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh. Bảng phụ ghi nội dung bài kể chuyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

-Mời 3 HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện“Bông hoa niềm Vui”và trả lời câu hỏi về nội dung chuyện.

- Câu chuyện này nói về điều gì?

- Em thích nhân vật nào trong chuyện?Vì sao?

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. GV HD kể chuyện

a. Kể lại từng đoạn câu chuyện theo

- Mỗi HS kể một đoạn - HS khác nhận xét

- Nghe

(8)

tranh (17)

- GV yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV để kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe.

- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.

- Yêu cầu các nhóm có cùng nhận xét . + GV nhắc HS: Không phải mỗi tranh minh hoạ 1 đoạn truyện, tranh chỉ giúp các em nhớ truyện thôi.

+ Gv lưu ý HS sinh kể bằng lời của mình, tránh kể theo kiểu đọc văn bản.

- Nhận xét

b. kể lại toàn bộ câu chuyện (10) - Yêu cầu HS kể theo vai

- Yêu cầu HS nhận xét bạn kể

- Chú ý càng nhiều HS được kể càng tốt.

- GV và cả lớp nhận xét.

* Hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện trên?

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Nội dung câu chuyện nói về điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà kể cho người thân nghe. Chuẩn bị:Hai anh em

- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Mỗi HS kể về 1 bức tranh. Khi HS kể thì các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung cho bạn.

- 1 HS trình bày 1 bức tranh.

- HS nhận xét .

+ Tr1: Vợ chồng người anh và người em cãi nhau. Ông cụ thấy cảnh rất đau lòng.

+Tr2:Ông cụ lấy chuyện bó đũa dạy con

+Tr3:Hai anh em ra sức bẻ bó đũa mà không được.

+Tr4:Ông cụ bẻ gãy từng chiếc đũa một cách dễ dàng.

+Tr5:Những người con hiểu ra lời khuyên của cha.

- HS 1: vai người dẫn chuyện.

- HS 2: Vai người cha - HS 3: vai 2 người con trai - HS 4: vai hai người con dâu - Nhận xét

- Trả lời - HS nghe

___________________________________________

Chính tả

CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe-viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài:“Câu chuyện bó đũa”. Trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói nhân vật.

2. Kĩ năng:Luyện tập viết đúng một sô những tiếng có âm, vần dễ lẫn: l/n; i/iê; ăt/ăc.

3.Thái độ:Giáo dục HS tính cẩn thận, tự giác,ý thức giữ vở sạch đẹp.

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

- HS: vở CT, vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

(9)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêucầu HS lên bảng viết: niềng niễng, toả, cá sộp, quẫy toé.

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HD HS tập viết chính tả (8) - Gv đọc mẫu đoạn viết

- Gọi HS đọc lại

- Tìm lời người cha trong bài chính tả?

- Lời người cha được ghi sau những dấu câu gì?

- Yêu cầu HS viết chữ khó: chia lẻ, yếu, hợp lại, thương yêu, đoàn kết.

- Gạch chân những chữ dễ viết sai trên bảng.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS 3. HD HS viết bài (12)

- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi, cách nhìn để viết.

- GV lưu ý cho HS cách nghe câu dài, cụm từ dài để viết bài.

- Soát lỗi

- Thu 5 – 7 vở nhận xét

4. HDHS làm bài tập chính tả (8) Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bảng phụ.

- GV chữa bài - Nhận xét Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bảng phụ.

- GV chữa bài - Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5) -Nhắc lại nội dung đoạn viết?

- Nhận xét giờ học .

- Dặn HS về học bài, xem trước bài sau:

Viết lại những chữ sai lỗi chính tả.

- 2HS viết bảng, dưới lớp viết bảng con

- Nhận xét

- 2,3 HS đọc lại đoạn viết.

- Đúng. Như thế là....sức mạnh.

- Dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng.

- Bảng lớp / bảng con - HS nhận xét.

- HS nghe và viết bài vào vở.

-

Soát lỗi

- HS đọc

- 2HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm VBT

+ lên bảng, nên người, ăn no, lo lắng - Nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT a) Ông bài nội – lạnh – lạ.

b) Hiền – tiên – chín.

c)dắt – bắc – cắt.

- Nhận xét - Trả lời - HS nghe

(10)

THỰC HÀNH KIẾN THỨC ÔN TẬP

I MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Học sinh nắm được nội dung bài đọc và làm đúng các bài tập trắc nghiệm.

2, Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc lưu loát, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu.

3, Thái độ: Giáo dục các em biết giữ lời hứa

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sách THKT, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS đọc bài: Bông hoa đẹp nhất và trả lời câu hỏi:

?Thu muốn tặng ba món quà gì nhân ngày sinh nhật?

?Thu đã làm gì để có món quà ấy?

?Điều gì khiến Thu ỉu xìu?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2)

- GV nêu nội dung và ghi tên bài.

2. Dạy bài mới:

a. Bài 1: Đọc truyện: (14) Một người anh

+ GV đọc mẫu: Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.

- Đọc tiếp nối câu

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu

- GV kết hợp sửa sai phát âm cho học sinh (luyện đọc từ, tiếng khó HS phát âm sai)

- Gọi vài HS đọc lại từ tiếng khó – Cho cả lớp đọc

- Sửa lỗi phát âm cho HS.

- Gọi HS tiếp nối nhau đọc đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm

- 3 HS đọc và trả lời - HS khác nhận xét.

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu

- Cá nhân, ĐT - HS đọc

- HS đọc tiếp nối đoạn.

(11)

- GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm - GV yêu cầu thời gian

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Đọc đồng thanh

b, Bài 2: Chọn câu trả lời đúng (8) - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài - Yêu cầu HS báo cáo - GV lần lượt đưa câu hỏi

?Cậu bé ở công viên nói gì khi ngắm xe đạp của Sơn?

?Sơn khoe chiếc xe đạp do anh trai tặng với thái độ như thế nào?

?Nghe câu trả lời của Sơn cậu bé ước gì?

?Câu nào đướ đây cấu tạo theo mẫu Ai là gì?

?Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai làm gì?

- Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5) - Gọi HS đọc lại bài - Nhận xét tiết học

- Về nhà đọc lại bài và trả lời các câu hỏi.

- Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét - HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- HS đọc

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT - Lần lượt trả lời

- Chiếc xe đẹp thật - Tự hào, mãn nguyện

- Ước mình trở thành một người anh mua được xe cho em

- Cậu bé là người anh tốt - Anh trai tặng Sơn xe đạp - Nhận xét

- HS đọc - Lắng nghe

________________________________________________

THỰC HÀNH KIẾN THỨC ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết viết các chữ hoa M theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng: Miệng nói tay làm theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

2, Kỹ năng: Biết viết đúng cỡ chữ, trình bày sạch đẹp.

3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong khi viết, ngồi đúng tư thế.

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Mẫu chữ M, bảng phụ.

(12)

- HS: Vở Tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV gọi HS lên bảng viết chữ hoa L, Lá - Nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HDHS viết chữ hoa (5)

- GV đưa lần lượt chữ mẫu M treo lên bảng

? Chữ hoa M cỡ vừa cao mấy li?

? Chữ hoa M gồm mấy nét?

- Gv chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu:

+ Nét1: ĐB trên ĐK2, viết nét móc từ dưới lên, lượn sang phải, DB ở ĐK6.

+ Nét2: Từ điểm DB của nét 1, đổi chiều bút, viết 1 nét thẳng đứng xuống ĐK1.

+ Nét3: Từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút, viết 1 nét thẳng xiên (hơi lượn ở 2 đầu) lên ĐK6.

+ Nét 4: Từ điểm DB của nét 3, đổi chiều bút, viết nét móc ngược phải, DB trên ĐK2 - GV viết chữ M trên bảng (vừa viết vừa nhắc lại cách viết)

+ Hướng dẫn HS viết trên bảng con:

- GV yêu cầu HS viết bảng con chữ cái M - GV nhận xét, uốn nắn, giúp đỡ HS 3. HD viết câu ứng dụng (5)

- GV đưa cụm từ: Miệng nói tay làm - GV yêu cầu HS đọc cụm từ ứng dụng - Cụm từ ứng dụng có nghĩa là gì?

? Em hãy cho biết độ cao của các chữ trong cụm từ ứng dụng trên?

? Viết khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết như thế nào?

? Các đặt dấu thanh ở các chữ như thế nào?

*Nét cuối của chữ M nối sang chữ i.

+ Nối nét: Liền mạch.

- 2 HS viết bảng, lớp viết nháp - Nhận xét

- HS nghe

- HS quan sát và nhận xét.

- Cao 5 li

- gồm 4nét (móc ngược trái, thẳng đứng, thẳng xiên và móc ngược phải) - HS quan sát, lắng nghe.

- Viết bảng con

- HS đọc cụm từ ứng dụng - HS nhận xét

- Khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết bằng một con chữ o.

- Nêu cách đặt dấu thanh

- HS tập viết chữ Miệng 2, 3 lượt.

(13)

- Hướng dẫn viết chữ Miệng vào bảng con:

- GV yêu cầu HS viết chữ Miệng bảng con.

- GV nhận xét, uốn nắn, có thể nhắc lại cách viết.

4. HD HS viết vào vở TV (19) - GV nêu yêu cầu viết

- Cho HS viết bài vào vở - GV theo dõi uốn nắn

- GV thu 5 đến 7 bài nhận xét C. Củng cố - dặn dò (4)

- Nhắc lại quy trình viết chữ hoa M?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về viết tiếp phần ở nhà chuẩn bị bài sau: Chữ hoa N

- HS theo dõi và viết bài - HS viết bài

- Nhắc lại - HS nghe.

--- Ngày soạn: 6/ 12/ 2020

Ngày giảng: Thứ Tư ngày 9 tháng 12 năm 2020 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Thuộc bảng 15, 16, 17,18 trừ đi một số.Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng đã học.

2, Kĩ năng: Biết giải bài toán về ít hơn, trình bày bài khoa học 3, Thái độ: GD học sinh tính cẩn thận, yêu thích học toán.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

-Yêu cầu HS lên bảng Đặt tính rồi tính 96 – 48 86 – 27 76 - 28 - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. Luyện tập

Bài 1(7)

- Yêu cầu HS đọc đề bài tập 1.

- 2HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- Nghe và phân tích đề toán

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK

(14)

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài - Nhận xét

- Tính nhẩm là tính như thế nào?

Bài 2(7)

- Yêu cầu HS đọc đề bài tập 1.

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài - Nhận xét

?Khi biết 15 – 5 – 1= 9 có cần tính 15 – 6 không? Vì sao?

Bài 3 (8)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

- Khi thực hiện đặt tính chúng ta cần lưu ý điều gì?

Bài 4 (8)

- Gọi HS đọc bài toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Bài toán thuộc dạng toán gì?

- Muốn biết chị vắt được bao nhiêu lít sữa bò ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét

-Nhắc lại các bước giải toán có lời văn?

C. Củng cố - dặn dò (4)

-Dựa vào kiến thức nào để làm các bài tập trên?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Bảng trừ

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT

15 – 6 = 9 14 – 8 = 6 15 – 8 = 7 16 – 7 = 9 15 – 7 = 8 14 – 6 = 8 17 – 8 = 9 16 – 9 = 7 17 – 9 = 8 18 – 9 = 9 13 – 6 = 7 13 – 7 = 6 - Nhận xét

- Tính nhẩm

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT

15 – 5 – 1 = 9 16 – 6 – 3 = 7 15 – 6 = 9 16 – 9 = 7 - Nhận xét

- Đặt tính rồi tính hiệu ,biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT 35 8172 50 - 7- 9- 36- 45

28 72 36 2 - Nhận xét

- HS đọc - Trả lời

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT Bài giải

Chị vắt được số lít sữa bò là:

50 – 18 = 32 (l) Đáp số: 32 l - Nhận xét

- Trả lời - Lắng nghe

__________________________________________________________________

Tập đọc NHẮN TIN

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức:Đọc rành mạch hai mẩu tin nhắn, Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Nắm được cách viết tin nhắn (ngắn gọn, đủ ý)

(15)

2, Kỹ năng:HS đọc đúng, đọc lưu loát các từ khó: nhắn tin, lồng bàn, quét nhà, bộ que chuyền, quyển. Ngắt nghỉ hơi đúng, biết đọc giọng thân mật.Hiểu nghĩa từ mới:

nhắn tin, lồng bàn

3, Thái độ: HS có ý thức quan tâm đến người thân.

4, Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS đọc bài: Câu chuyện bó đũa và trả lời các câu hỏi:

- Thấy các con không yêu thương nhau ông cụ đã làm gì?

- Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?

- Người cha đã bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - GV giới thiệu bài học

2. Hướng dẫn HS luyện đọc a. Đọc mẫu (4)

- GV mẫu toàn bài: Chú ý giọng đọc b. Đọc từng câu (6)

- Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu GV nghe, lưu ý các từ ngữ HS dễ đọc sai lẫn.

- HD phát âm: lồng bàn, quét nhà, que chuyền,

+ GV kết hợp sửa sai phát âm cho HS.

c.Đọc từng đoạn trước lớp (10) - Bài được chia làm mấy đoạn?

- GV treo bảng phụ lên bảng và HD HS đọc câu dài trên bảng phụ – GV đọc mẫu

+ Em nhớ quét nhà,/học thuộc hai khổ thơ /và làm ba bài tập toán/ chị đã đánh dấu.//

- Gọi HS đọc từng đoạn

- GV gọi HS đọc mục 1 + giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn

+ Đoạn 2, tương tự

- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm

- GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm

- 3 HS đọc và trả lời - Nhận xét

- HS nghe

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS đọc nối tiếp câu đến hết bài.

- HS đọc từng từ GV đưa lên (HS đọc nối tiếp theo bàn, hoặc hàng dọc)

- 1,2 HS đọc lại các từ khó - 2 đoạn

- HS đọc tiếp nối đoạn - Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét

(16)

- GV yêu cầu thời gian d. Thi đọc (10)

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Đọc đồng thanh 3. Tìm hiểu bài (6)

- Những ai nhắn tin cho Linh?

- Vì sao chị Nga và Hà phải nhắn tin cho Linh bằng cách ấy?

>Gv nói thêm: Chị Nga và Hà không thể nhờ ai nhắn lại cho Linh vì nhà Linh những lúc ấy không có ai để nhắn. Nếu nhà Hà và Linh đều có điện thoại thì trước khi đi, Hà nên gọi điện xem Linh có nhà không, để khỏi mất thời gian, mất công đi.

- Chị Nga nhắn Linh những gì?

- Hà nhắn Linh những gì

- Bài tập yêu cầu em làm gì?

- Gv giúp HS nắm tình huống viết nhắn tin:

- Em phải xác định viết nhắn tin cho ai?

- Vì sao phải nhắn tin?

- Nội dung tin nhắn là gì?

- GV yêu cầu HS viết nhắn tin vào mẩu giấy.

- GV yêu cầu HS đọc

- GV nhận xét và sửa cho Hs.

- GV khen ngợi mẩu tin nhắn hay:

+VD:Chị ơi! Em phải đi học đây. Em cho cô Phúc mượn xe đạp vì cô có việc gấp.

Em: Đức

4. Luyện đọc lại (8)

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc lại bài - Tổ chức học thuộc lòng bài thơ

- GV nhận xét khen ngợi những HS đọc hay tốt

C. Củng cố (5)

- Tin nhắn dùng để làm gì?

- Nhận xét tiết học.

- HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- Nhận xét

- Chị Nga và bạn Hà.

- Vì lúc chị Nga đi, chắc còn sớm, Linh đang ngủ ngon, chị Nga không muốn đánh thức Linh dậy.

+ Lúc Hà đến, Linh không có nhà.

- Nơi để quà ăn sáng trong lồng bàn, các việc cần làm ở nhà.

- Hà mang đến chơi nhà Linh nhưng Linh không có nhà, Hà mang cho Linh bộ que chuyền và dặn Linh mang cho mượn quyển bài hát.

- Viết tin nhắn - Cho chị

- Vì bố mẹ đi làm, chị đi chợ chưa về. Em sắp đi học.

- Em cho cô Phúc mượn xe đạp.

+ HS viết tin nhắn vào mẩu giấy.

+ Nhiều HS đọc nối tiếp + Cả lớp nhận xét.

- Các nhóm thi đọc - Nhận xét

- Khi muốn nói với ai điều gì mà không gặp được người đó, ta có thể viết điều cần nhắn ra giấy để lại. Lời nhắn ngắn gọn, đủ ý.

- Lắng nghe

(17)

- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Hai anh em

--- Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH.

CÂU KIỂU: AI LÀM GÌ? DẤU CHẤM. DẤU CHẨM HỎI

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Nêu được một số từ ngữ về tình cảm gia đình.Biết sắp xếp các từ đã cho thành câu theo mẫu Ai làm gì? Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có ô trống

2, Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức vào làm đúng các bài tập. Sử dụng dấu câu phù hợp khi viết văn.

3, Thái độ: Có ý thức giữ gìn đoàn kết, yêu thương anh, chị em của mình.

4, Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ(5)

- Kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ?

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Bài tập

Bài tập 1: (10)

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát giấy, bút và nêu yêu cầu bài tập.

- Gọi các nhóm đọc hoạt động của mình, các nhóm khác bổ sung.

- Nhận xét

=>Đây là những từ chỉ về tình cảm gia đình.

Bài tập 2 (10)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

+ Gv nhắc HS chú ý: Khi đặt câu cần viết hoa chữ đầu câu, đặt dấu chấm cuối câu.

- Gv hướng dẫn chữa bài

- Đây là kiểu câu gì? (Ai làm gì?)

- Với các từ 3 nhóm trên, HS có thể tạo

- 2 HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- Ghi đầu bài vào vở.

- HS đọc đề bài.

- HS hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm

ghi các việc làm của mình ở nhà trong

3 phút.

- Đại diện nhóm lên trình bày.

- VD: nhường nhịn, giúp đỡ, chăm sóc, chăm lo, chăm chút, chăm bẵm, yêu quí, yêu thương, chiều chuộng, bế ẵm,...

- Nhận xét - Đọc yêu cầu - HS làm VBT.

Ai? Làm gì?

Anh/Chị khuyên bảo em./chăm

(18)

nên nhiều câu.

+ Chốt nhiều kết quả:

- GV nhận xét

Bài tập 3: (10)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Khi nào em điền dấu chấm(dấu chấm hỏi)?

- GV chữa bài và chốt lời giải đúng:

- Truyện này buồn cười ở chỗ nào?

- Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (4)

? Chúng ta đã sử dụng các dấu câu gì?

-GV nhận xét tiết học

- Về học bài chuẩn bị bài sau:

Em Chị em

sóc em.

chăm sóc chị.

trông nom nhau./giúp đỡ nhau.

- Nhận xét

- 1,2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài

+ Con xin mẹ....cho bạn Hà.

+ Nhưng con đã biết viết đâu?

+ Không sao...chưa biết đọc.

- HS đọc bài của mình thể hiện dấu câu.

- Cô bé chưa biết viết xin mẹ giấy để viết thư cho một bạn gái cũng chưa biết đọc.

- Nhận xét - Trả lời - Lắng nghe

--- Tự nhiên và Xã hội

PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.

- Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc.

- Nêu được một số lí do khiến bị ngộ độc qua đường ăn, uống như thức ăn ôi thiu ăn nhiều quả xanh, uống nhầm thuốc,...

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng ra quyết định 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy logic, NL quan sát ,...

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Hình vẽ trong sách giáo khoa trang 30, 31, một vài vỏ hộp thuốc tây.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (4)

- Em nên làm gì để giữ sạch môi trường?

- Giữ sạch vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở có lợi gì?

- GV nhận xét B. Bài mới

- HS trả lời - Nhận xét

(19)

1. Giới thiệu bài (2)

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài

2. Hoạt động 1: (10) Những thứ gì có thể gây ngộ độc?

- Gv giao việc: Quan sát các H1,2,3/

SGK-30 và tìm lí do khiến cho chúng ta có thể bị ngộ độc.

- H1: Nếu bạn trong hình ăn bắp ngô thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao?

- H2:Trên bàn đang có những gì?

- Nếu em bé đó lấy được lọ thuốc và ăn phải những viên thuốc vì tưởng đó là kẹo, thì điều gì có thể xảy ra

- H3: Nơi góc nhà đang để những thứ gì?

- Nếu để lẫn lộn dầu hoả, thuốc trừ sâu hay phân đạm với nước mắm, dầu ăn,...

thì điều gì có thể xảy ra với những người trong gia đình?

=> GV kết luận:

3. Hoạt động 2: (10) Quan sát hình vẽ,thảo luận: Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc?

- Gv yêu cầu HS quan sát tranh H4,5,6- SGK và trả lời câu hỏi:

- Chỉ và nói mọi người đang làm gì?

- Nêu tác dụng của việc làm đó?

+ Bước 2: Làm việc cả lớp

- H4:Cậu bé vứt bắp ngô bị ôi thiu đi, để mọi người không ai ăn nhầm.

H5: Cô bé cất lọ thuốc lên tủ cao, để em nhỏ không với tới để nhầm tưởng là kẹo.

+ Anh thanh niên cất riêng thuốc trừ sâu, nước mắm, dầu hoả đi, làm thế không ai có thể lấy nhầm được.

=> Gv nhận xét, kết luận:

4. Hoạt động 3: (10) Xử lý tình huống - Gv yêu cầu HS làm VBT1b/13

- Bạn sẽ làm gì nếu bạn hoặc người khác bị ngộ độ?

=>Gv kết luận: Nếu em bị ngộ độc hoặc người thân trong gia đình bị ngộ độc cần

- HS lắng nghe.

- Chia lớp làm 4 nhóm:

+ HS quan sát và thảo luận các câu hỏi.

- Sẽ bị ngộ độc, vì bắp ngô đó bị nhiều ruồi đậu vào, bắp ngô đó bị thiu.

+ Bạn trong hình sẽ bị đau bụng, ỉa chảy vì ăn phải thức ăn đã ôi thiu.

- Thứ gây ngộ độc sẽ là lọ thuốc.Bởi nếu em bé đó lấy được lọ thuốc và ăn phải những viên thuốc vì tưởng đó là kẹo, thì sẽ bị ngộ độc thuốc.

+ Em bé bị đau bụng, nếu ăn quá nhiều sẽ phải đưa đi bệnh viện.

- Thứ gây ngộ độc là lọ thuốc trừ sâu, vì có thể người phụ nữ nhầm thuốc trừ sâu tưởng lọ mắm, cho vào đun nấu.

+ Cả nhà sẽ bị ngộ độc thuốc trừ sâu vì ăn phải thức ăn đó.

- HS nghe để ghi nhớ.

- HS trong 4 nhóm quan sát và trả lời 2 câu hỏi

- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.

- HS nghe để ghi nhớ.

- HS trả lời - HS lắng nghe.

- HS làm bài tập và báo cáo

+ HS chọn ý 1: Báo cho người lớn biết (nhớ nói hoặc cầm theo thứ đã gây ngộ

độc

(20)

đến và báo ngay cho bác sĩ nơi gần nhất để kịp thời cứu chữa

C. Củng cố - dặn dò (4)

- Cần phải làm gì để phòng tránh bị ngộ độc?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài:

Trường học

- 1, 2 HS nêu.

- Lắng nghe

--- Đạo đức

GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (Tiết 1)

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được ích lợi của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- Hiểu: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của mỗi học sinh.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng ra quyết dịnh.

3. Thái độ: Học sinh thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp và biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy, NL quan sát ,...

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Phiếu thảo luận, đồ dùng cho học sinh sắm vai.

- Học sinh: Vở bài tập Đạo đức

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- TBHT điều hành trò chơi: Truyền điện:

-Nội dung chơi cho học sinh truyền điện nêu những việc mình đã làm thể hiện sự quan tâm giúp bạn.

- Nhận xét chung. Tuyên dương học sinh có hành vi đúng.

- Giới thiệu bài mới, ghi tựa bài lên bảng.

2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài (1’)

a. Hoạt động 1: Tiểu phẩm bạn Hùng thật đáng khen Làm việc theo nhóm - Giáo viên mời một số học sinh đóng vai tiểu phẩm.

- Giáo viên nêu kịch bản

- Tổ chức học sinh thảo luận theo câu hỏi:

- Học sinh tham gia chơi.

- Học sinh lắng nghe.

- Quan sát và lắng nghe.

Học sinh thảo luận theo nhóm-> chia sẻ:

- Các nhân vật: Bạn Hùng, cô giáo Mai, một số bạn trong lớp, người dẫn

(21)

- Bạn Hùng đã làm gì trong buổi sinh nhật mình

- Hãy đón xem vì sao bạn hùng làm như vậy?

*GVkết luận: Vứt giấy rác vào đúng nơi quy định là góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp

b. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ Làm việc theo nhóm

- Cho học sinh thảo luận.

+ Tranh1: Cảnh lớp học, 1 bạn đang vẽ lên tường. Mấy bạn khác đứng xung quanh vỗ tay...

+ Tranh 2: 2 bạn học sinh đang trực nhật lớp.

+ Tranh 3: Cảnh sân trường có mấy bạn học sinh ăn quà vứt giấy ra sân.

+ Tranh 4: Các bạn tổng vệ sinh sân trường.

+ Tranh 5: Học sinh đang tưới cây...

- Các em cần làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp?

- Trong những việc đó, việc gì em đã làm được? việc gì em chưa làm được?

Vì sao?

*GV kết kuận: Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp, chúng ta nên làm trực nhật hàng ngày, không bôi bẩn, vẽ bậy lên bàn ghế; không vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định.

c. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến Làm việc cả lớp

- Đánh dấu + vào trước ý kiến mà em đồng ý.

a, Trường lớp sạch đẹp có lợi cho sức khỏe của học sinh.

b, Trường lớp sạch đẹp giúp em học tập tốt hơn.

c, Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi học sinh.

chuyện.

- Học sinh thể hiện qua đóng vai - Học sinh thảo luận cặp đôi.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

- Học sinh thảo luận theo nhóm 4 quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Em có đồng ý với việc làm của bạn trong tranh không? Vì sao?

+ Nếu là các bạn trong tranh em sẽ làm gì?

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận

- Các nhóm khác tương tác-> thống nhất ND

- Học sinh trả lời.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- Học sinh bày tỏ ý kiến của mình.

- Học sinh làm vào phiếu học tập theo nhóm 4.

- Một số nhóm trình bày ý kiến và giải thích lý do.

- Học sinh lắng nghe.

(22)

d, Giữ gìn trừong lớp sạch đẹp thể hiện sự yêu trường, yêu lớp.

đ, Vệ sinh trường lớp chỉ là nhiệm vụ của bác lao công.

*GV kết luận: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi học sinh, điều đó thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp và giúp các em được sinh hoạt, học tập trong môi trường trong lành.

Khuyến khích bày tỏ ý kiến: Kiên, Bảo Tuấn Anh,..

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Mỗi chúng ta luôn phải biết giữ gìn trường, lớp luôn sạch đẹp bằng những công việc cụ thể như: Quét lớp, lau bàn ghế, nhặt giấy, rác ở sân trường, không trèo lên bàn ghế, bẻ cây...

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Dặn học sinh về làm vở bài tập. Chuẩn bị bài: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp (Tiết 2)

--- Phòng học trải nghiệm

Bài 3: MÁY QUẠT (tiết 3) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Tìm hiểu về máy quạt.

- Cách kết nối máy tính bảng với bộ điều khiển trung tâm.

- Tạo chương trình và điều khiển robot máy quạt.

2. Kĩ năng:

- Học sinh có kĩ năng lắp ráp mô hình theo đúng hướng dẫn.

- Học sinh sử dụng được phần mềm lập trình, kết nối điều khiển robot.

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe.

3. Thái độ:

- Học sinh nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã có tinh thần trách nhiệm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình lắp ráp robot.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Robot Wedo.

- Máy tính bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

(23)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ

- GV gọi HS nêu lại nội quy lớp học.

- GV nhận xét tuyên dương HS trả lời đúng.

2. Bài mới

a.Giới thiệu bài:

- Giới thiệu: Bài học ngày hôm nay cô và các con thực hành lắp ghép một mô hình đó là: “Máy quạt” ( tiết 3 )

b. Bài mới:

* GV gọi HS nhắc lại nội dung bài trước:”

- GV gọi HS nêu lại các chi tiết để lắp ghép Máy quạt.

- GV hướng dẫn HS lấy các chi tiết:

- Gọi HS nêu lại các bước để lắp Máy quạt.

* HS: Nêu lại nội quy lớp học.

- Luôn luôn tập trung, lắng nghe lời thầy, cô.

- Nhiệt tình, sôi nổi tham gia các hoạt động trên lớp.

- Thân thiện với bạn học, giữ gìn bộ công cụ học tập. Sử dụng các chi tiết thật cẩn thận, tuyệt đối không được làm rơi rớt trên sàn nhà và cấm mang các chi tiết về nhà.

- Làm việc có tổ chức, hòa đồng, đoàn kết và chia sẻ công việc với nhau.

- Lắng nghe.

- HS nêu.

- HS lấy chi tiết theo hướng dẫn của Gv.

- HS nêu:

Bước 1: Giáo viên giới thiệu máy quạt (trình chiếu hình ảnh trên video có sẵn trên phần mềm Wedo).

- Cho học sinh quan sát máy quạt có sẵn trong phần mềm wedo ở máy tính bảng.

Bước 2: Các nhóm tiến hành lắp ráp mô hình theo hướng dẫn trên phần mềm.

Bước 3: Kết nối máy tính bảng với bộ điều khiển trung tâm.

Bước 4:

- Lấy 1 bộ nguồn.

- Lấy 1 khối màu xanh có hình động cơ.

* Bước 5:

- Lấy 1 thanh màu xanh lá cây 16 lỗ.

* Bước 6:

- Lấy thêm 1 thanh màu xanh lá cây 16 lỗ

(24)

* Thực hành lắp Máy quạt - Yêu cầu các nhóm thực hành.

- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.

- GV nhận xét.

3. Tổng kết- đánh giá

- Nhắc HS tháo rời và sắp xếp lại các chi tiết vào khay.

- Nhận xét giờ học.

- Tuyên dương nhắc nhở học sinh dọn dẹp lớp học.

nữa.

* Bước 7:

- Lấy 1 vít 1x màu đen.

- Lắp 2 thanh màu xanh 16 lỗ thành hình cánh quạt.

* Bước 8:

- Lắp khối hình cánh quạt ở bước 7 vào sau khối nguồn.

* Bước 9: Hoàn thành máy quạt.

- HS thực hành theo nhóm.

- HS thực hiện.

--- Ngày soạn: 7/12/2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2020 Toán

BẢNG TRỪ

I.MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Thuộc các bảng trừ trong phạm vi 20.Biết vận dụng bảng cộng trừ trong phạm vi 20 để làm tính cộng rồi trừ tiếp

2, Kĩ năng: HS vận dụng bảng cộng, trừ để thực hiện tính nhẩm, vẽ hình đúng 3, Thái độ: Giáo dục HS cẩn thận chính xác, say mê toán học.

4, Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

-Yêu cầu HS lên bảng Đặt tính rồi tính 42 – 16 71 – 52 15 – 5 - 1 - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. Luyện tập

Bài 1(15)

- Yêu cầu HS đọc đề bài tập 1.

- 2HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

(25)

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài - GV tổ chức cho HS thi đua nêu kết quả từng phép trừ trong bảng trừ theo cột.

- GV cho HS nhẩm thuộc bất kỳ phép tính của các bảng trừ.

- GV tổ chức thi đối đáp.

- Nhận xét

- Tính nhẩm là tính như thế nào?

Bài 2 (8)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Phép tính này có mấy dấu tính?

- Ta thực hiện như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

- Khi thực hiện phép tính chúng ta cần lưu ý điều gì?

Bài 3 (7)

- Quan sát hình mẫu yêu cầu vẽ những hình gì?

- Gv nhắc nhở HS đếm ô ly vở để vẽ 2 hình này.

C. Củng cố - dặn dò (4)

- Gọi Hs đọc thuộc lòng các bảng trừ đi 1 số?

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Luyện tập

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK - 3 HS làm bảng, lớp làm VBT - HS nhìn bảng trừ học thuộc và không nhìn bảng trừ đọc kết quả.

- 1HS nêu phép tính, 1HS trả lời kết quả và ngược lại.

- Nhận xét

- Tính

- Có hai dấu tính +, -

- Ta thực hiện từ trái sang phải.

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT 5 + 6 - 8 = 3 7 + 7 - 9 = 5 11 – 8 = 19 14 – 9 = 5 - Nhận xét

- Hình tam giác và hình vuông trên ô ở vở ô ly.

- Hs làm theo yêu cầu của Gv vẽ phải thẳng, chính xác.

- Trả lời - Lắng nghe

_____________________________________________

Tập viết CHỮ HOA M

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức:Biết viết các chữ hoa M theo cỡ vừa và nhỏ.Biết viết câu ứng dụng:

Miệng nói tay làm theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

2, Kỹ năng: Biết viết đúng cỡ chữ, trình bày sạch đẹp.

3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong khi viết, ngồi đúng tư thế.

4, Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Mẫu chữ M, bảng phụ.

- HS: Vở Tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV gọi HS lên bảng viết chữ hoa L, Lá - Nhận xét

- 2 HS viết bảng, lớp viết nháp - Nhận xét

(26)

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HDHS viết chữ hoa (5)

- GV đưa lần lượt chữ mẫu M treo lên bảng - Chữ hoa M cỡ nhỡ cao mấy li?

-Chữ hoa M gồm mấy nét?

- Gv chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu:

+ Nét1: ĐB trên ĐK2, viết nét móc từ dưới lên, lượn sang phải, DB ở ĐK6.

+ Nét2: Từ điểm DB của nét 1, đổi chiều bút, viết 1 nét thẳng đứng xuống ĐK1.

+ Nét3: Từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút, viết 1 nét thẳng xiên(hơi lượn ở 2 đầu) lên ĐK6.

+ Nét 4: Từ điểm DB của nét 3, đổi chiều bút, viết nét móc ngược phải,DB trên ĐK2 - GV viết chữ M trên bảng (vừa viết vừa nhắc lại cách viết)

+ Hướng dẫn HS viết trên bảng con:

- GV yêu cầu HS viết bảng con chữ cái M - GV nhận xét, uốn nắn, giúp đỡ HS 3. HD viết câu ứng dụng (5)

- GV đưa cụm từ: Miệng nói tay làm - GV yêu cầu HS đọc cụm từ ứng dụng - Cụm từ ứng dụng có nghĩa là gì?

- Em hãy cho biết độ cao của các chữ trong cụm từ ứng dụng trên?

- Viết khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết như thế nào?

- Các đặt dấu thanh ở các chữ như thế nào?

*Nét cuối của chữ M nối sang chữ i.

+ Nối nét:Liền mạch.

- Hướng dẫn viết chữ Miệngvào bảng con:

- GV yêu cầu HS viết chữ Miệng bảng con.

- GV nhận xét,uốn nắn,có thể nhắc lại cách viết.

4. HD HS viết vào vở TV (19) - GV nêu yêu cầu viết

- Cho HS viết bài vào vở - GV theo dõi uốn nắn

- GV thu 5 đến 7 bài nhận xét C. Củng cố - dặn dò (4)

- Nhắc lại quy trình viết chữ hoa M?

- Nhận xét tiết học.

- HS nghe

- HS quan sát và nhận xét.

- Cao 5 li

- gồm 4nét(móc ngược trái, thẳng đứng, thẳng xiên và móc ngược phải) - HS quan sát, lắng nghe.

- Viết bảng con

- HS đọc cụm từ ứng dụng - HS nhận xét

- Khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết bằng một con chữ o.

- Nêu cách đặt dấu thanh

- HS tập viết chữ Miệng 2,3 lượt.

- HS theo dõi và viết bài - HS viết bài

- Nhắc lại - HS nghe.

(27)

- Dặn HS về viết tiếp phần ở nhà chuẩn bị bài sau: Chữ hoa N

______________________________________________________________

Chính tả

TIẾNG VÕNG KÊU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:Chép chính xác bài CT, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài Tiếng võng kêu

2. Kĩ năng: Làm đúng các bài tập chính tả

3.Thái độ: Có ý thức viết cẩn thận ngồi đúng tư thế.

4, Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

- HS: vở CT, vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS lên bảng viết: yếu, sứa mạnh, chia lẻ, phải.

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài

2. HD HS nghe viết chính tả (8) - GV treo bảng phụ.

- GV đọc toàn bộ đoạn viết.

- Câu thơ nào cho thấy bạn nhỏ đang ngắm em của mình?

- Bạn nhỏ đoán em mơ thấy gì?

- Chữ đầu các dòng thơ viết như thế nào?

- Ngoài ra còn viết hoa chữ nào? Vì sao?

- GV chọn đọc từ HS khó viết hay mắc lỗi:

Kẽo cà kẽo kẹt, be Giang, phơ phất, lặn lội, cánh bướm.

-GV nhận xét, sửa sai cho HS 3. HD HS viết bài (13)

- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi, cách nghe để viết.

- GV theo dõi giúp đỡ HS - Soát lỗi

- Thu 5 – 7 vở nhận xét

- 2 HS viết bảng - Cả lớp viết ra nháp - Nhận xét

- HS nghe

- 2-3 HS đọc đoạn lại. Cả lớp đọc thầm.

- Bé Giang ngủ rồi tóc bay phơ phất.

Vương vương nụ cười.

- Bạn nhỏ đoán em sẽ gặp con cò lặn lội bên sông, gặp cánh bướm bay....

- viết hoa, lùi vào 2 ô cách lề vở.

- Giang, vì tên riêng phải viết hoa.

- HS viết bảng con.

- HS nhận xét.

- HS nhìn, viết bài vào vở.

- HS nghe và chữa bài ra lề vở (cuối bài)

(28)

4. HD HS làm bài tập chính tả Bài 2 (3)

- Gọi HS đọc đề bài - Gọi HS làm mẫu - Yêu cầu HS làm bài

- GV chữa bài và thống nhất đáp án:

C. Củng cố - dặn dò (5) -Nhắc lại nội dung bài?

- Nhận xét giờ học .

- Dặn HS về học bài xem trước bài sau. Viết lại những chữ sai lỗi chính tả.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS đọc bài làm.

a) lấp lánh, nặng nề, lanh lợi, nóng nảy.

b) tin cậy, tìm tòi, khiêm tốn, miệt mài.

- Nhận xét - Trả lời - HS nghe

_______________________________________

Ngày soạn: 8/12/2020

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2020 TOÁN

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm, trừ có nhớ trong phạm vi 100, giải toán về ít hơn.

2, Kĩ năng: Biết tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.

3, Thái độ: Giáo dục HS cẩn thận chính xác, say mê toán học.

4, Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5) -Yêu cầu HS lên bảng Tính 9+6-8= 6+5-7= 3+9-5=

7+7-9= 4+9-6= 8+8-9=

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. Luyện tập

Bài 1(6)

- Yêu cầu HS đọc đề bài tập 1.

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài - Nhận xét

- Tính nhẩm là tính như thế nào?

- 2HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- Nghe và phân tích đề toán.

- Tính nhẩm

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT 18 – 9 = 9 16 – 8 = 8 14 – 7 = 7 17 – 8 = 9 15 – 7 = 8 13 – 6 = 7 16 – 7 = 9 14 – 6 = 8 12 – 5 = 7

(29)

Bài 2 (6)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

- Khi thực hiện đặt tính chúng ta cần lưu ý điều gì?

Bài 3: (6)

- Gọi HS đọc yêu cầu -x ta gọi là gì?

- Muốn tìm SBT(Số hạng) chưa biết ta làm như thế nào?

- Nhận xét

- Muốn tìm SBT(Số hạng) chưa biết ta làm như thế nào?

Bài 4 (7)

- Gọi HS đọc bài toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Bài toán thuộc dạng toán gì?

- Muốn thùng bé có bao nhiêu ki lô gam đường ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét

-Nhắc lại các bước giải toán có lời văn?

Bài 5: (6)

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS suy nghĩ sau đó đưa ra kết quả - Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (4)

- Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

100 trừ đi một số

15 – 6 = 9 13 – 5 = 8 11 – 4 = 7 - Nhận xét

- Đặt tính rồi tính

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT

35 57 72 81 - 8 - 9 - 34 - 45

27 48 38 36 - Nhận xét

- Tìm x - HS trả lời

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT 8 + x = 42 x-15 = 15 x = 42 - 8 x = 15+15 x = 34 x =30 - HS nhận xét

- HS đọc - Trả lời

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT Bài giải

Thùng bé có số ki lô gam đường là:

45 – 6 = 39 (kg) Đáp số: 39 kg - Nhận xét.

- Đọc yêu cầu

- Đoạn thẳng MN dài khoảng 9 cm - Nhân xét

- Trả lời - Lắng nghe

--- Tập làm văn

QUAN SÁT TRANH. TRẢ LỜI CÂU HỎI.

VIẾT TIN NHẮN

I.MỤC TIÊU

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ..

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học;

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học;

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học;