• Không có kết quả nào được tìm thấy

Công thức được trồng với mật độ 2 vạn cây/ha cho năng suất 35,74 tấn/ha và hiệu quả kinh tế thấp nhất 72.224 nghìn đồng

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Công thức được trồng với mật độ 2 vạn cây/ha cho năng suất 35,74 tấn/ha và hiệu quả kinh tế thấp nhất 72.224 nghìn đồng"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG DƯA CHUỘT LAI GL1- 2 VỤ XUÂN HÈ

NĂM 2017 TẠI THÁI NGUYÊN

Lê Thị Thu1, Phạm Thị Mỹ Linh2, Trần Thị Minh Hằng3, Đỗ Xuân Trường4

1Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên , 2Viện nghiên cứu Rau quả Trung ương,

3Học viện Nông nghiệp Việt Nam, 4Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển của giống dưa chuột lai GL1-2 tại Thái Nguyên. Thí nghiệm gồm 4 công thức với các mật độ trồng là 4 vạn cây/ha, 3 vạn cây/ha, 2,3 vạn cây/ha và 2 vạn cây/ha, được tiến hành trên nền phân bón chung. Kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng, năng suất giống dưa chuột lai GL1-2. Giống sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở mật độ 3 vạn cây/ha. Công thức được trồng với mật độ 2 vạn cây/ha cho năng suất 35,74 tấn/ha và hiệu quả kinh tế thấp nhất 72.224 nghìn đồng. Mật độ trồng 3 vạn cây/ha cho năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất 49,08 tấn/ha và 127.412 nghìn đồng/ha.

Từ khóa: Dưa chuột lai, mật độ trồng, Thái Nguyên, trung du miền núi phía Bắc, GL1-2

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Các giống dưa chuột lai F1 sử dụng trong nước chủ yếu là các giống của nước ngoài với giá

thành cao và không chủ động được nguồn giống.

Giống dưa chuột lai F1 chọn tạo trong nước đã thu được những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, các giống dưa chuột mới đều cần phải nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp với từng vùng sản xuất nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng sinh học của giống mới [3], [5]. Nghiên cứu thực hiện nhằm xác định được mật độ trồng thích hợp nhất đối với giống dưa chuột lai GL1-2 tại Thái Nguyên, góp phần nâng cao được năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng dưa chuột.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành trên giống dưa chuột lai F1 GL1-2 do Viện nghiên cứu Rau quả chọn tạo.

Phương pháp nghiên cứu Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trong vụ xuân hè năm 2017 tại Thành phố Thái Nguyên.

Thí nghiệm được thiết kế theo khối ngẫu

*Tel: 0917 561364; Email: thucdkttn@gmail.com

nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 4 công thức và 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 7,2 m2 [2], [5]. Các công thức thí nghiệm cụ thể như sau:

Công thức 1: 70 cm x 30 cm (4,0 vạn cây/ha) Công thức 2: 70 cm x 40 cm (3,0 vạn cây/ha) Công thức 3: 70 cm x 50 cm (2,4 vạn cây/ha) Công thức 4: 70 cm x 60 cm (2,0 vạn cây/ha) Áp dụng biện pháp trồng và chăm sóc cây dưa chuột của Viện Nghiên cứu Rau quả Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Theo dõi và lấy số liệu ở 10 cây/ô, lấy mẫu theo phương pháp đường chéo.

Các chỉ tiêu theo dõi gồm: Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng (ngày); các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển: Chiều dài thân chính (cm), số lá trên thân chính (lá), số hoa đực, hoa cái trên cây (hoa/cây), tỷ lệ hoa cái/hoa đực (%), tỷ lệ đậu quả (%) [1], [5];

Các chỉ tiêu về tình hình sâu, bệnh hại được áp dụng theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia ban hành số QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT [4].

Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại.

Cấp 3: 1 đến 5% diện tích lá bị hại.

Cấp 5: > 5 đến 25% diện tích lá bị hại.

Cấp 7: > 25 đến 50% diện tích lá bị hại.

Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại.

(2)

- Đánh giá tỷ lệ nhiễm bệnh do virus bằng cách tính % số cây bị hại:

Số cây bị hại/ô

Tỷ lệ bệnh = --- x100 (%) Tổng số cây/ô

Đặc điểm cấu trúc quả dưa chuột lai: Chiều dài quả (cm), đường kính quả (cm), độ dày thịt quả (cm); yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất dưa chuột: Số quả trung bình trên cây (quả), khối lượng trung bình quả (gram), năng suất thực thu (tấn/ha).

Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng chương trình Excel 2010 và CROPSTAT 5.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng chính của giống GL1-2 vụ xuân hè 2017

Qua theo dõi thời gian sinh trưởng của các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của giống dưa chuột lai GL1-2 vụ xuân hè năm 2017 của các công thức thí nghiệm thu được kết quả được thể hiện qua bảng 1.

Qua kết quả theo dõi cho thấy, thời gian xuất hiện hoa cái đầu tiên của các công thức thí nghiệm đều từ 30 ngày sau gieo đến 31 ngày sau gieo. Thời gian thu quả đầu tiên từ 6 đến 7 ngày sau khi cây ra hoa cái đầu tiên.

Tổng thời gian sinh trưởng của cây từ 75,33 – 79,67 ngày. Thời gian cho thu quả dao động từ 38,67 – 42,67 ngày. Trong đó công thức 4 với mật độ trồng 2 vạn cây/ha có thời gian cho thu quả đạt dài nhất, dài hơn các công thức còn lại từ 2 đến 4 ngày.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của cây

Khả năng sinh trưởng của cây là yếu tố chịu nhiều ảnh hưởng bởi mật độ trồng. Qua theo dõi ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của giống dưa chuột lai GL1-2, kết quả thu được ở bảng 2.

Qua số liệu cho thấy, khả năng ra lá của cây đạt từ 22,77 lá đến 23,75 lá trên cây, đây là

chỉ tiêu sinh trưởng nhưng không bị ảnh hưởng bởi mật độ trồng. Mật độ trồng khác nhau đã ảnh hưởng nhiều đến chiều cao cây và số nhánh trên cây.

Mật độ 4 vạn cây/ha cho cây có chiều cao thân chính lớn nhất là 209,00 cm. Mật độ trồng càng thưa chiều cao thân chính càng giảm, chiều cao đạt thấp nhất là 175,26 cm ở công thức 4 (2 vạn cây/ha).

Số nhánh cũng chịu ảnh hưởng bởi mật độ trồng, khoảng cách trồng càng lớn thì khả năng ra nhánh của cây càng mạnh.

Bảng 1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ nảy mầm và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống dưa chuột GL1-2 vụ xuân hè 2017

Công thức Mật độ (vạn cây)

Thời gian từ gieo đến… (ngày) Thời gian cho thu quả

(ngày) Ra lá

thật đầu tiên

Xuất hiện hoa cái đầu tiên

Thu quả

đầu Kết thúc thu quả

CT1 (4 vạn cây/ha) (Đ/C) 4,0 8,00 30,00 36,67 75,33 38,67

CT2 (3 vạn cây/ha) 3,0 8,67 30,33 37,00 77,00 40,00

CT3 (2,4 vạn cây/ha) 2,4 8,33 31,00 36,67 77,33 40,67

CT4 (2 vạn cây/ha) 2,0 8,33 30,67 37,00 79,67 42,67

Bảng 2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng của giống dưa chuột lai GL1-2 vụ xuân hè 2017

Công thức Khả năng ra lá (lá) Chiều cao cây (cm) Số nhánh (nhánh)

CT1 (4 vạn cây/ha) (Đ/C) 23,13 209,00 2,33

CT2 (3 vạn cây/ha) 22,77 185,08 3,00

CT3 (2,4 vạn cây/ha) 23,75 178,09 5,33

CT4 (2 vạn cây/ha) 23,69 175,26 6,33

CV% 5,30 5,60 11,80

LSD05 2,31 19,77 0,94

(3)

Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy, số nhánh trên cây dao động từ 2,33 – 6,33 nhánh/cây, trong đó số nhánh ít nhất ở công thức 1 trồng với mật độ 4 vạn cây/ha (2,33 nhánh/cây) và công thức 2 trồng với mật độ 3 vạn cây/ha (3,00 nhánh/cây). Số nhánh trên cây đạt cao nhất là 6,33 nhánh/cây ở công thức 4 trồng với mật độ 2 vạn cây/ha.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng phân hóa giới tính của hoa

Khả năng phát triển của cây được đánh giá thông qua các chỉ tiêu ra hoa, đậu quả. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến các chỉ tiêu phát triển của giống dưa GL1-2 được trình bày ở bảng 3.

Bảng 3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng phân hóa giới tính

Công thức Số hoa

đực/cây (hoa) Số hoa cái/cây (hoa)

Tỷ lệ hoa cái/cây (%)

Số quả/cây

(quả) Tỷ lệ đậu quả (%)

CT1 (4 vạn cây/ha) (Đ/C) 40,05 18,20 35,33 11,00 60,44

CT2 (3 vạn cây/ha) 39,28 19,92 36,43 12,50 62,92

CT3 (2,4 vạn cây/ha) 38,43 20,96 37,00 13,20 63,20

CT4 (2 vạn cây/ha) 38,97 21,75 37,20 14,00 64,57

CV% 5,00 5,60 7,60 7,10 9,80

LSD05 1,51 2,15 7,40 1,70 11,53

Bảng 4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến cấu trúc quả của giống dưa chuột GL1-2

Công thức Chiều dài quả (cm) Đường kính quả (cm) Độ dày thịt quả (mm)

CT1 (4 vạn cây/ha) (Đ/C) 14,83 4,15 1,03

CT2 (3 vạn cây/ha) 15,62 4,42 1,12

CT3 (2,4 vạn cây/ha) 16,17 4,99 1,25

CT4 (2 vạn cây/ha) 16,48 5,37 1,29

CV% 3,50 4,90 3,70

LSD05 1,03 0,43 0,08

Kết quả ở bảng 3 cho thấy, số lượng hoa đực của giống GL1-2 dao động từ 38,43 - 40,05 hoa/cây. Số hoa đực nhiều nhất ở công thức 1 được trồng với mật độ 4 vạn cây/ha.

Các công thức trồng với mật độ càng dày thì số hoa cái/cây càng thấp. Cụ thể: Công thức 1 (trồng với mật độ 4 vạn cây/ha) cho số hoa cái/cây thấp nhất (18,20 hoa/cây), công thức 4 (trồng với 2 vạn cây/ha) cho số hoa cái/cây cao nhất (21,75 hoa/cây).

Tỷ lệ đậu quả của giống dưa GL1-2 là khá cao, từ 60,44 - 64,57%. Các công thức trồng với khoảng cách càng dày thì tỷ lệ đậu quả càng thấp.

Số quả trên cây là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của dưa chuột. Kết quả thí nghiệm cho thấy, số quả trên cây của các công thức đạt từ 11,00 – 14,00 quả/cây. Mật độ trồng càng thưa thì số quả trên cây càng cao và ngược lại.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến cấu trúc quả dưa chuột

Cấu trúc, kích thước quả là chỉ tiêu đánh vào cảm quan của người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến đặc điểm cấu trúc quả của giống dưa GL1-2 được trình bày ở bảng 4.

Chiều dài quả: Chiều dài quả của các công thức thí nghiệm biến động từ 14,83 – 16,48 cm, trong đó công thức 4 trồng với mật độ 2 vạn cây/ha có chiều dài quả lớn nhất (16,48 cm), lớn hơn nhiều so với chiều dài quả của công thức 1 trồng với mật độ 4 vạn cây/ha (14,83 cm).

Đường kính quả: Ở các khoảng cách trồng khác nhau cây dưa chuột giống GL1-2 có đường kính quả biến động từ 4,15 - 5,37 cm.

Trong đó công thức 4 trồng với mật độ 2 vạn cây/ha cho đường kính quả lớn nhất, cao hơn nhiều so với công thức đối chứng trồng với mật độ 4 vạn cây/ha.

Độ dày thịt quả: Ở các công thức thí nghiệm khác nhau độ dày thịt quả dưa chuột giống GL1-2 dao động từ 1,03 – 1,29 cm, trong đó cao nhất là công thức 4 với 1,29 cm.

(4)

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất luôn được người sản xuất dưa quan tâm. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất được thể hiện qua bảng 5.

Bảng 5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Công thức Số quả /cây

(quả) KLTB quả

(gram)

NSLT (tấn/ha)

NSTT (tấn/ha)

CT1 (4 vạn cây/ha) (Đ/C) 11,00 160,00 70,36 42,44

CT2 (3 vạn cây/ha) 12,50 164,16 61,54 49,08

CT3 (2,4 vạn cây/ha) 13,20 168,32 53,32 42,44

CT4 (2 vạn cây/ha) 14,00 173,29 48,52 35,74

CV% 7,10 2,00 6,90 8,20

LSD05 1,70 6,36 7,56 6,52

Bảng 6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng nhiễm sâu bệnh hại Công thức Tỷ lệ cây bị bọ xít (%) Bệnh giả sương mai

(cấp) Bệnh phấn trắng (cấp)

CT1 (4 vạn cây/ha) (Đ/C) 15,7 3 3

CT2 (3 vạn cây/ha) 11,0 2 3

CT3 (2,4 vạn cây/ha) 6,4 1 2

CT4 (2 vạn cây/ha) 5,0 1 1

Qua kết quả bảng 5 cho thấy, số quả trên cây giữa các công thức dao động từ 11,00 - 14,00 quả/cây. Công thức 4 cho số lượng quả trên cây lớn nhất (14,00 quả/cây).

Khối lượng trung bình quả cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi mật độ trồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khối lượng trung bình quả của các công thức biến động từ 160,00 – 173,29 g/quả. Trong đó, công thức có khối lượng trung bình quả lớn nhất là công thức 4 trồng với mật độ 2 vạn cây/ha (173,29 g/quả), lớn hơn nhiều so với các công thức trồng với các mật độ khác trong thí nghiệm. Công thức có khối lượng trung bình quả nhỏ nhất là công thức 1 với 160,00 g/quả.

Năng suất lý thuyết của các công thức thí nghiệm dao động từ 48,52 – 70,36 tấn/ha.

Năng suất lý thuyết đạt lớn nhất ở công thức trồng với mật độ 4 vạn cây/ha (70,36 tấn/ha).

Năng suất lý thuyết giảm dần khi tăng khoảng cách trồng, và đạt thấp nhất ở công thức 4 trồng với mật độ 2 vạn cây/ha với 48,52 tấn/ha.

Năng suất thực thu là chỉ tiêu cuối cùng được người sản xuất mong đợi. Qua theo dõi kết quả thí nghiệm cho thấy, năng suất thực thu của các công thức dao động từ 35,74 – 49,08 tấn/ha. Trong đó, công thức có năng suất thực thu đạt cao nhất là công thức 2 trồng với mật độ 3 vạn cây/ha.

Công thức 4 có số quả/cây và khối lượng trung bình quả lớn hơn các công thức còn lại, nhưng do mật độ cây quá thấp dẫn đến năng suất của hai công thức này đạt thấp nhất trong các công thức thí nghiệm (35,74 tấn/ha).

Khả năng chống chịu sâu bệnh hại dưa chuột GL1-2 vụ xuân hè 2017

Bệnh hại là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng và hiệu quả của sản xuất dưa chuột. Qua theo dõi tình hình nhiễm bệnh hại của các công thức tham gia thí nghiệm cho thấy, các công thức đều nhiễm bệnh giả sương mai (Pseudoperonospora cubensis) và

bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoarcearum.

Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy ở hầu hết các công thức đều có hiện tượng bọ xít gây hại trong đó công thức trồng với mật độ 4 vạn cây/ha thì tỷ lệ hại nặng nhất (15,7%) do số cây trên đơn vị diện tích lớn, tỷ lệ hại cao gấp 3 lần so với trồng 2 vạn cây/ha (5,0%).

Qua theo dõi thấy ở các công thức tỷ lệ nhiễm bệnh giả sương mai và phấn trắng dao động từ 1 – 3 cấp. Trong đó ở mật độ 4 vạn cây/ha thì tỷ lệ cả 2 loại bệnh trên đều gây hại nặng nhất (cấp 3) và mật độ trồng 2 vạn cây/ha thì tỷ lệ gây hại nhẹ nhất (cấp 1). Các công thức còn lại tỷ lệ 2 bệnh hại tương đương nhau.

(5)

Sơ bộ hoạch toán kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một vấn đề được quan tâm nhất đối với người sản xuất, đặc biệt là sản xuất trong điều kiện hiện nay. Để đánh giá hiệu quả kinh tế các công thức trong thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành tính toán dựa trên những số liệu đã theo dõi và có kết quả tại bảng 7 (kết quả mang tính tổng hợp, chi tiết có tại phần phụ lục).

Bảng 7. Sơ bộ hoạch toán kinh tế

Công thức Thu (1000 đ/ha) Chi (1000 đ/ha) Lãi (1000 đ/ha)

CT1 (4 vạn cây/ha) (Đ/C) 190.980 98.298 92.682

CT2 (3 vạn cây/ha) 220.861 93.449 127.412

CT3 (2,4 vạn cây/ha) 190.988 90.419 100.569

CT4 (2 vạn cây/ha) 160.825 88.601 72.224

Mật độ trồng ảnh hưởng rất lớn đến thu chi trong quá trình sản xuất dưa chuột. Ở các mật độ trồng khác nhau, chi phí cho sản xuất có thể chênh lệch nhau khoảng 10 triệu đồng.

Qua tính toán chi phí sản xuất dưa chuột trong thí nghiệm (được quy đổi ra 01 ha), cho thấy chi phí sản xuất một ha dưa chuột cần tổng chi phí từ 88.601 – 98.298 nghìn đồng. Chi phí sản xuất chênh lệch giữa các công thức chủ yếu là

chi phí làm giàn cho dưa chuột.

Thu từ sản xuất dưa chuột dựa vào sản phẩm quả thu hoạch được. Với năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm từ 35,74 – 49,08 tấn/ha, và với giá bán trên thị trường tại thời điểm thí nghiệm là 4.500 đ/kg thì mỗi ha dưa chuột thu về được từ 160.825 – 220.861 nghìn đồng. Trong đó công thức 2 trồng với mật độ 3 vạn cây/ha có giá trị thu hoạch lớn nhất, đạt 220.861 nghìn đồng. Công thức trồng với mật độ 2 vạn cây/ha thu được giá trị nhỏ nhất là 160.825 nghìn đồng.

Qua hoạch toán sơ bộ thu chi của thí nghiệm cho thấy, mỗi một ha trồng dưa chuột giống GL 1-2 tại khu vực tỉnh Thái Nguyên có lãi từ 72.224 - 127.412 nghìn đồng. Giá trị cây dưa chuột giống GL1-2 đạt cao nhất khi được trồng với mật độ dày hợp lý (Công thức 2, 3).

Giá trị của sản xuất dưa chuột lai giống GL1- 2 khi trồng ở các mật độ khác nhau có thể chênh lệch nhau hơn 55 triệu đồng/ha.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy:

- Giống dưa chuột GL1-2 có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện thời tiết vụ xuân hè tại Thái Nguyên;

- Khả năng phân nhánh của cây phụ thuộc rất lớn vào mật độ trồng, số nhánh/cây đạt cao nhất ở công thức 4 (2 vạn cây/ha);

- Số quả/cây và tỷ lệ đậu quả đạt cao nhất ở công thức 4 (2 vạn cây/ha);

- Năng suất thực thu đạt cao nhất ở công thức 2 (3 vạn cây/ha) và đạt 49,08 tấn/ha;

- Sâu bệnh hại trên giống dưa chuột GL1-2 có bọ xít, bệnh giả sương mai và bệnh phấn trắng và có mức độ gây hại thấp;

- Công thức 2 (3 vạn cây/ha) có lợi nhuận đạt cao nhất (127.412 nghìn đồng/ha).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Thu Cúc (2007), Giáo trình cây rau, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 199 trang.

2. Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng (2006), Giáo trình phương pháp thí nghiệm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

3. Thông tư 59/2012/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vv Ban hành Quy định quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn.

4. Quy chuẩn quốc gia số 01-38:2010/BNNPTNT Ban hành kèm theo thông số 71/2010/BNNPTNT ngày 10/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

5. Trần Khắc Thi và Phạm Mỹ Linh (2007), Rau an toàn - cơ khoa học và kỹ thuật canh tác, Nxb Nông nghiệp, HàNội.

(6)

SUMMARY

RESEARCH EFFECTS OF PLANTING DENSITIES TO POSSIBILITY OF GROWTH AND DEVELOPMENT OF GL1-2 HYBRID CUCUMBER ON SUMMERING AND SPRING IN 2017, IN THAI NGUYEN PROVINCE

Le Thi Thu1*, Pham Thi My Linh2, Tran Thi Minh Hang3, Do Xuan Truong4

1College of Economics and Technology – TNU, 2National of Fruits and Vegetables Research Institute,

3Vietnam national University of Agriculture, 4University of Agriculture and Forestry - TNU

Study on the effect of planting density on growth and development of GL1-2 hybrid cucumber in Thai Nguyen. The experiment consisted of 4 treatments with planting distances of 40000 trees/ha, 30000 trees/ha, 23000 trees/ha, and 20000 trees/ha. The results showed that the density significantly affected the growth and yield of hybrid cucumber GL1-2. Grows best and grows at a 30000 trees/ha planting distance. The formula is planted with a distance of 20000 trees/ha for the yield of 35.74 tons / ha and the lowest economic efficiency is 72,224 thousand VND. The planting height of 30000 trees/ha gave the highest yield and economic efficiency of 49.08 tons / ha and 127,412 thousand VND / ha.

Keywords: Hybrid cucumber, planting densities, Thai Nguyen, Northearn midlands and moutainous, GL1-2 variety

Ngày nhận bài: 20/8/2018; Ngày phản biện: 06/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018

*Tel: 0917 561364; Email: thucdkttn@gmail.com

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan