• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
52
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 6 Ngày soạn: Thứ năm ngày 08 tháng 10 năm 2020

Ngày giảng: ( Sáng ) Thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2020 TOÁN

Tiết 26: 7 cộng với một số: 7 + 5 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết thực hiện phép cộng dạng 7 + 5 (7 cộng với 1 số) - Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.

- Củng cố giải toán về nhiều hơn.

2. Kỹ năng:

- Tính chính xác, nhanh.

3. Thái độ:

- Rèn tính cẩn thận khi làm bài.

II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Bộ thực hành Toán (5 bó que tính và 13 que tính), bảng cài, hình vẽ.

- Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con, bộ đồ dùng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 1, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới:

1.Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Các hoạt động: (10')

a. Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng:

7+5. ( Quảng bá màn hình – slide 1)

- 2 học sinh lên bảng làm bài tập 1, lớp theo dõi nhận xét.

Tóm tắt:

Cốc có : 6 bút chì Hộp nhiều hơn cốc: 2 bút chì Hộp có : ...bút chì

Bài giải

Số bút chì có trong hộp là:

6 + 2 = 8 (bút)

Đáp số: 8 bút chì - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

(2)

- Giáo viên nêu bài toán: Có 7 que tính, lấy thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả mấy que tính?

+ Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào?

- Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng que tính để thảo luận tìm ra kết quả.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách làm của mình.

- Giáo viên thao tác trên bảng gài:

- Đính trên bảng 7 que tính và hỏi : + Cô có bao nhiêu que tính ?

- Sau đính thêm 5 que tính nữa và hỏi:

+ Cô có thêm bao nhiêu que tính?

+ 7 que tính thêm 5 que tính là bao nhiêu que ?

- Giáo viên nói : gộp 7 que tính với 3 que tính để có 1 chục (1 bó) que tính.1 chục với 2 que tính là mười hai que tính.Vậy 7 cộng 5 bằng 12.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và tìm kết quả:

b. Hoạt động 2: Lập bảng công thức 7 cộng với một số và học thuộc lòng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả phép tính trong phần bài học.

- Nhóm 1: Phép cộng 7 + 4 , 7 + 5.

- Nhóm 2: Phép cộng 7 + 6 , 7 + 7.

- Nhóm 3: Phép cộng 7 + 8 , 7 + 9.

- Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả. Trong khi nghe học sinh báo cáo giáo viênquảng bá màn hình – slide 1

- - Học sinh lắng nghe và nêu lại bài toán.

- Thực hiện phép cộng 7 + 5.

- - Học sinh thao tác trên que tính để tìm kết quả.

- Học sinh nêu cách làm.

- Học sinh theo dõi.

- 7 que tính.

- 5 que tính - 12 que tính.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nêu cách đặt tính rồi tính.

+7 5

12 * Viết 7, rồi viết 5 xuống dưới, thẳng cột với 7. Viết dấu cộng và kẻ vạch ngang.

*7 cộng 5 bằng 12, viết vào cột đơn vị, viết 1 vào cột chục.

- Học sinh thao tác trên que tính.

-

- Học sinh nối tiếp nhau báo cáo kết quả các phép tính.

7 + 4 = 11 7 + 7 = 14 7 + 5 = 12 7 + 8 = 15 7 + 6 = 13 7 + 9 = 16

(3)

- Giáo viên che một phần bảng công thức cho học sinh học thuộc các công thức.

3. Luyện tập, thực hành: (19') Bài 1: Tính nhẩm.

- Gv gửi bài cho học sinh ( slide 2 ) - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

+ Muốn tính nhẩm ta dựa vào đâu?

- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện điền kết quả trên máy

- GV thu bài và nhận xét - Quảng bá bài làm đúng

+ Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét cặp phép tính 7 + 4 và 4 + 7.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Tính:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

+ Khi thực hiện tính ta lưu ý điều gì?

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài.

đổi chéo vở.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

+ Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 3: Tính nhẩm.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - Tính nhẩm có nghĩa là như thế nào ? Em có được dùng que tính ? Được đặt tính không ?

- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

- Học sinh thi học thuộc các công thức.

- - Hs nhận bài

- - Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Dựa vào bảng cộng 7.

- - Học sinh thực hiện

7 + 4 = 11 7 + 6 = 13 4 + 7 = 11 6 + 7 = 13 7 + 8 = 15 7 + 9 = 16 8 + 7 = 15 9 + 7 = 16 - Lắng nghe

- Quan sát

- Khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nêu yêu cầu bài.

- Đặt thẳng hàng.

- Học sinh làm bài vào vở.

- 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

+7 4 11

+7 8 15

+7 9 16

+7 7 14

+7 3 10 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời: Củng cố kiến thức về phép cộng 7 cộng với một số dạng 7 +5.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nêu yêu cầu.

- Bài tập yêu cầu tính nhẩm.

- Tính nhẩm nghĩa là ghi luôn kết quả, không dùng que tính, không đặt tính.

- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

7 + 5 = 12 7 + 6 = 13

(4)

- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh kết quả 7 + 5 và 7 + 3 + 2. Tại sao?

- Giáo viên kết luận: Khi biết 7 + 5 = 12 , ta có biết ngay kết quả 7 + 3 + 2= 12.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 4:

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn tìm tuổi anh, ta phải làm như thế nào?

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài, 1 học sinh lên bảng làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 5: Điền dấu + hoặc dấu – vào chỗ chấm để được kết quả đúng.

- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu.

- Giáo viên viết lên bảng 7 ... 6 = 13 và hỏi: Cần điền dấu + hay dấu - . Vì sao ? - Điền dấu - có được không ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi học sinh nêu kết quả.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: ( 5’)

7 + 3 + 2 = 12 7 + 3 + 3 = 13 7 + 8 = 15 7 + 9 = 16 7 + 3 + 5 = 15 7 + 3 + 6 = 16

- Học sinh so sánh hai kết này quảbằng nhau. Vì 3 + 2 =5.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết em 7 tuổi. Anh hơn em 5 tuổi.

- Bài toán hỏi anh bao nhiêu tuổi ? - Lấy tuổi em cộng số tuổi anh hơn em.

- 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

Tóm tắt:

Em : 7 tuổi Anh hơn em: 5 tuổi Anh : ... tuổi ?

Bài giải.

Tuổi của anh là : 7 + 5 = 12 ( tuổi) Đáp số : 12 tuổi.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nêu yêu cầu.

- Điền dấu +. Vì 7 + 6 = 13.

- Không được vì 7 - 6 không bằng 13.

- Học sinh làm bài vào vở.

- Học sinh nêu kết quả.

7 + 6 = 13 7 - 3 + 7 = 11.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

(5)

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại bảng cộng 7.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau:

47+5.

- Học sinh đọc lại bảng cộng 7.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TẬP ĐỌC

Tiết 16 -17: Mẩu giấy vụn I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc đúng các từ ngữ: ra hiệu, xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện khuyên HS giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

2. Kỹ năng:

- Đọc đúng các từ có âm vần khó.

- Ngắt nghỉ hơi đứng sau dấu câu và các cụm từ.

- Đọc phân biệt lời kể chuyện, lời nhân vật và lời các nhân vật với nhau.

3.Thái độ:

- Tình yêu trường lớp, giữ vệ sinh trường lớp.

* Giáo dục KNS:( Tìm hiểu bài)

- Kỹ năng tự nhận thức về bản thân. Xác định giá trị và đưa ra quyết định.

* Giáo dục BVMT:( Tìm hiểu bài)

- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp học luôn sạch đẹp.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh, bảng phụ: từ, câu, bút dạ.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài Mục lục và trả lời câu hỏi.

- Tuyển tập này có những truyện nào ? -Truyện "Người học trò cũ" ở trang nào?

- Truyện "Mùa quả cọ" của nhà văn nào?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới:

1.Giới thiệu bài:(1')

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh.

- Bức tranh tả cảnh lớp học sạch sẽ, rộng

- Học sinh đọc bài Mục lục và trả lời câu hỏi.

- Tuyển tập gồm có 7 truyện.

- Truyện Người học trò cũ trang 52.

- Truyện Mùa quả cọ của nhà văn Quang Dũng.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh quan sát tranh.

- Học sinh lắng nghe.

(6)

rãi, sáng sủa, nhưng không ai biết ở giữa lối ra vào có 1 mẩu giấy.Các bạn đã xử sự với mẩu giấy ấy ? Chúng ta tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Luyện đọc: (34')

a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc.

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài:

- Giáo viên giới thiệu giọng đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi,câu cảm, phân biệt lời các nhân vật: Lời cô giáo nhẹ nhàng, dí dỏm, lời bạn trai hồn nhiên, lời bạn gái vui, nhí nhảnh.

b. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Giáo viên đưa từ khó và đọc mẫu: Rộng rãi, sáng sủa, lối ra vào, giữa cửa, lắng nghe, mảu giấy, im lặng, xì xào, hưởng ứng, sọt rác, cười rộ.

- Giáo viên gọi học sinh đọc từ khó.

- Giáo viên goi học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- Giáo viên chia đoạn: Bài gồm 4 đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu ...lối ra vào.

+ Đoạn 2: Cô Giáo ... nói tiếp.

+ Đoạn 3: Cả lớp... Đúng đấy ạ!

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối đoạn( l1) - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu dài.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc mẫu.

- Học sinh đọc từ khó: Rộng rãi, sáng sủa, lối ra vào, giữa cửa, lắng nghe, mảu giấy, im lặng, xì xào, hưởng ứng, sọt rác, cười rộ.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh luyện đọc câu dài.

+ Lớp học rộng rãi, /sáng sủa và sạch sẽ/ nhưng không biết ai/ vứt một mẩu giấy/ ngay giữa lối ra vào.

+ Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá!// Thật đáng khen //

+ Các em hãy lắng nghe/ và cho cô biết / mẩu giấy đang nói gì nhé!//

(7)

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên gọi học sinh đọc thầm từ chú giải trong sách giáo khoa.

- Giáo viên hỏi:

+ Tiếng Xì xào có nghĩa là như thế nào ? + Đánh bạo có nghĩa là gì ?

+ Hưởng ứng có nghĩa thế nào ? + Thích thú là thế nào ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với một số từ đó.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

* Đọc từng đoạn trong nhóm:

- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm.

- Giáo viên gọi đại diện nhóm thi đọc.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

TIẾT 2

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.(20’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? Có dễ thấy không ?

* Giáo dục KNS:

+ Chúng ta cần phải làm gì để lớp học sạch và đẹp ?

Giáo viên chốt, kết hợp giáo dục KNS:

Chúng ta phải có ý thức để lớp, trường học của chúng ta luôn sạch sẽ và đẹp.

- Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.

+ Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn3,4 và trả lời câu hỏi:

+ Các bạn ơi !// Hãy bỏ tôi vào sọt rác

!//

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc thầm từ chú giải trong sách giáo khoa.

- Học sinh trả lời.

- Tiếng bàn tán nhỏ.

- ám vượt qua e ngại, rụt rè để nói hoặc làm một việc.

- Bày tỏ sự đồng ý.

- Vui thích.

- Học sinh đặt câu theo yêu cầu.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh luyện đọc bài theo nhóm đôi.

- Đại diện học sinh lên thi đọc.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.

- Mẩu giấy vụn nằm ở ngay giữa lối ra vào, rất dễ nhìn thấy.

- Chúng ta phải biết giữ gìn vệ sinh lớp học luôn sạch sẽ, không vẽ bậy lên tường, không vứt rác bừa bãi, thường xuyện dọn dẹp lớp học sạch sẽ.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

- Cô yêu cầu cả lớp lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì. .

- Học sinh đọc thầm đoạn 3, 4 và trả lời câu hỏi:

(8)

+ Tại sao cả lớp lại xì xào ?

+ Khi bạn trai nói mẩu giấy không biết nói thì chuyện gì xảy ra?

+ Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì ? + Đó có phải là lời nói của mẩu giấy không? Vì sao ?

+ Vậy đó là lời nói của ai ?

+ Tại sao bạn gái nói được như vậy ? + Em hiểu ý cô giáo muốn nhắc nhở học sinh điều gì ?

* GDBVMT:

+ Hàng ngày, đến trường, để góp phần giữ gìn trường lớp sạch sẽ em nên làm gì ? Giáo viên nhận xét, kết hợp

GDBVMT:Muốn ngôi trường học sạch đẹp, mỗi học sinh phải có ý thức giữ vệ sinh chung. Các em phải thấy khó chịu với những thứ làm bẩn, xấu trường lớp. Cần tránh thái độ thờ ơ, nhìn mà không thấy, thấy mà không làm. Mỗi học sinh đều có ý thức giữ gìn vệ sinh chung thì trường lớp mới sạch đẹp.

4. Luyện đọc lại: (15’)

- Giáo viên nêu lại giọng đoc của bài:

+ Lời kể chuyện: chậm rãi

+ Lời cô giáo: nhẹ nhàng, dí dỏm + Lời bạn trai: hồn nhiên

+ Lời bạn gái: vui, nhí nhảnh

- Giáo viên chia lớp thành 2 -3 nhóm tự phân vai và đọc truyện trong nhóm.

- Giáo viên gọi các nhóm thi đọc.

- Giáo viên gọi học sinh thi đọc toàn câu chuyện.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương cá nhân và nhóm đọc tốt.

C. Củng cố, dặn dò:(5’) - Nội dung bài tập đọc là gì?

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà luyện đọc lại bài và huẩn bị bài sau.

- Vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói gì.

- Một bạn gái đã nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác.

- Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác.

- Không.Vì giấy không biết nói.

- Đó là lời của bạn gái.

- Tại vì bạn hiểu ý cô giáo.

- Cô nhắc nhở học sinh phải biết giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ.

- Học sinh trả lời: Không vứt rác bừa bãi, thấy rác thì nhặt bỏ vào sọt rác.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Các nhóm luyện đọc.

- Các nhóm đọc thi.

- Học sinh thi đọc toàn câu chuyện.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Khuyên chúng ra phải có ý thức giữ vệ sinh trường lớp.

(9)

Ngày soạn: Thứ năm ngày 08 tháng 10 năm 2020

Ngày giảng: ( Chiều ) Thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2020 ĐẠO ĐỨC

Bài 3: Gọn gàng, ngăn nắp (Tiết 2) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Học sinh biết ích lợi của việc sống gọn gàng ngăn nắp.

-Biết phân biệt gọn gàng ngăn nắp và chưa gọn gàng ngăn nắp.

2. Kĩ năng:

- Học sinh biết giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.

3. Thái độ:

- Học sinh biết yêu mến những người sống gọn gàng ngăn nắp

* Giáo dục QTE: ( Hoạt động 3 )

- Trẻ em có quyền đc học tập, vui chơi, được noi theo những tấm gương tốt.

* TTHCM :( Củng cố, dặn dò )

- Biết ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ là thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ Giữ gìn vệ sinh thật tốt.

* Giáo dục KNS: ( Hoạt động 1)

- Kĩ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng ngăn nắp.

- Kĩ năng quản lí thời gian để thực hiện gọn gàng ngăn nắp.( Hoạt động 1) II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tình huống, câu chuyện.

- Học sinh: Vở bài tập đạo đức.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5')

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng trả lời tình huống sau:

+ Tình Huống 1: Bố mẹ xếp cho Nga 1 góc học tập riêng nhưng mọi người trong gia đình thường để đồ dùng lên bàn học của Nga.

+ Tình huống 2: Ngọc được giao nhiệm vụ là thu xếp gọn chăn chiếu sau giờ nghỉ trưa ở lớp. Nhưng ngủ dậy là Ngọc chạy tót ra ngoài sân chơi.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Học sinh trả lời.

- Nga lên bày tỏ ý kiến, yêu cầu mọi người trong nhà để đồ đúng nơi quy định.

- Khuyên Ngọc phải hoàn thành nhiệm vụ được giao để cho lớp học được gọn gàng và ngăn nắp.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

(10)

- Giáo viên ghi tên bàilên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Các hoạt động: (29')

a. Hoạt động 1:Đóng vai theo tình huống

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết ứng xử phù hợp để giữ gìn nhà cửa gọn gàng ngăn nắp.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm đóng vaitheo các tình huống sau:

+ Tình huống a: Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn mâm bát thì bạn rủ đi chơi.

Em sẽ làm gì ?

+Tình huống b: Nhà sắp có khách, Mẹ nhắc em quét nhà trong khi em muốn xem hoạt hình. Em sẽ …

+Tình huống c: Bạn được phân công xếp dọn chiếu sau khi ngủ dậy nhưng em thấy bạn không làm. Em sẽ ...

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo dục KNS: Chúng ta phải sắp xếp thời gian như thế nào để nhà cửa, đồ dùng được gọn gàng và ngăn nắp ? - Giáo viên nhận xét, kết hợp giáo KNS:Em cần biết sắp xếp thời gian và biết nhắc nhở mọi người giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp.

b. Hoạt động 2: Tự liên hệ:

* Mục tiêu: Giáo viên kiểm tra việc học sinh thực hành giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.

* Cách tiến hành

- Giáo viên yêu cầu học sinh giơ tay theo 3 mức độ.

a. Thường xuyên tự xếp dọn.

b. Chỉ làm khi được nhắc nhở.

c.Thường nhờ người khác làm hộ - Giáo viên đếm số học sinh theo mỗi mức độ, ghi lên bảng số liệu vừa thu được.

- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh số

- Học sinh nhắc lại đầu bài.

- Học sinh làm việc theo 3 nhóm và đóng vai.

+ Nhóm 1 tình huống 1: Em cần dọn mâm trước khi đi chơi.

+ Nhóm 2 tình huống 2: Em cần quét nhà xong thì mới xem phim hoạt hình.

+ Nhóm 3 tình huống 3: Em cần nhắc và giúp bạn xếp gọn chiếu.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- - Học sinh tự liên hệ giơ tay.

- - Học sinh theo dõi.

-

- Học sinh tự so sánh

(11)

liệu giữa các nhóm.

- Giáo viên so sánh, tuyên dương, nhắc nhở động viên.

- Giáo viên đánh giá tình hình giữ gọn gàng ngăn nắp của học sinh ở nhà và ở trường.

- Giáo viên kết luận: Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch, đẹp.

Hoạt động 3: Kể chuyện” Bác Hồ ở Pác Bó”

- Giáo viên kể chuyện cho cả lớp nghe.

? Câu chuyện này kể về ai ? Với nội dung gì ?

? Qua câu chuyện này em học tập được điều gì ở Bác Hồ ?

+Em có thể đặt những tên gì cho câu chuyện này?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và ghi nhớ.

* Giáo dục QTE:Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi, được noi theo những tấm gương tốt.

- Chúng ta phải làm những gì để noi theo tấm dương tốt đó ?

Giáo viên chốt kết hợp giáo dục QTE:Chúng ta biết được những việc làm nào là tốt cho bản thân và chúng ta cũng phải có ý thức gọn gàng và ngăn nắp.

C. Củng cố, dặn dò: (5')

* TT HCM: Vì sao chúng ta cần phải gọn gàng và ngăn nắp ?

=> GV chốt kết hơp GD TTHCM : Gọn gàng ngăn nắp giúp cho chúng ta hoàn thành công việc thuận lợi và dễ dàng hơn. Biết ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh cũng là thực

- - Học sinh lắng nghe.

- - Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- - Cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi

-Cả lớp chú ý lắng nghe và nhớ câu chuyện.

-Câu chuyện kể về tác phong gọn gàng ngăn nắp của Bác Hồ trong mọi công viêc và sinh hoạt.

-Tính ngăn nắp gọn gàng.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- 2 học sinh nhắc lại.

- Học sinh trả lời.

- - Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

(12)

hiện theo lời dạy của Bác Hồ Giữ gìn vệ sinh thật tốt.

- Giáo viên nhận xét tiết học

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Tiết 6: Tiêu hóa thức ăn I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh nóiđược sơ lược về sự biến đổi thứcăn ở khoang miệng, dạy dày, ruốt già. Hiểu đượcăn chậm nhai kĩ sẽ giúp thứcăn tiêu hóa dễ dàng.

2. Kĩ năng:

- Hiểu được chạy, nhảy sau khi ă no sẽ có hại cho sức khỏe.

3. Thái độ:

- Cóý thứcăn chậm nhai kĩ, không nôđùa chạy nhảy sau khi ăn no, không nhịnđi đại tiện.

* GDBVMT:

- Chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hóa - Có ý thức ăn chậm, nhai kĩ , không nô đùa khi ăn no;

- Không nhịn đi đại tiên và đi đại tiện đúng nơi quy định, bỏ giấy lau vào đúng chỗ để giữ vệ sinh môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh ảnh các cơ quan tiêu hóa.

- Sách giáo khoa, vbt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv

* Ổn định tổ chức: (1’) A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Gv gọi hs trả lời câu hỏi:

+ Kể tên các cơ quan tiêu hóa?

- Gv nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới: (30’) a. Giới thiệu bài:

* Trò chơi:

- Gv nêu trò chơi: Nhập khẩu, vận chuyển, chế biến

- Gv hướng dẫn cách chơi, nêu luật chơi.

- Hô: + Nhập khẩu:

+ Vận chuyển:

Hoạtđộng của hs - Hs hát

- Hs trả lời.

- Hs nghe

- Cả lớp làm động tácđưa tay lên miệng.

- Tay trái để dưới cổ rồi kéo xuống

(13)

+ Chế biến:

- Gv cho hs chơi.

+ Em học được gì qua trò chơi?

- Gv ghi đầu bài, yêu cầu hs mở vở ghi đầu bài.

b. Nội dung:

* Hoạt động 1: Sự tiêu hóa thứcăn ở khoang miệng và dạ dày.

- Gv yêu cầu hs qua sát tranh và hoạt động nhómđôi.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:

+ Nêu vai trò của răng, lưỡi, nước bọt khi ta ăn?

+ Vào đến dạy dày thức ăn được biến đổi thành gì?

- Gọiđại diện nhóm trình bày -Gv nhận xét kết luận:

Ở miệng thứcăn được nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và nuốt xuống thực quản rồi vào dạ dày. Ở dạ dày thứcăn tiếp tục được nhào trộn, nhờ sự co bóp củadạ dày 1 phần thứcăn được biến thành chất bổ dưỡng.

* Hoạt động 2: Sự tiêu hóa thứcăn ở ruột non và ruột già.

- Nêu yêu cầu hoạt động 2.

- Yêu cầu thảo luận nhóm 2 theo câu hỏi gợiý

+ Vào đến ruột non thứcăn được biến đổi thành gì?

+ Phần chất bổ đượcđưa đi đâu? Để làm gì?

+ Phần chất cặn bã trong thứcăn đượcđưa đi đâu?

ngực.

- Hai tay để trước bụng làm động tác nhào lộn.

- Hs làm theo lời hô của gv: nếu làm sai sẽ phải hát một bài.

- Hs trả lời.

- Hs thực hành, thảo luận nhóm đôi để nhận biết sự tiêu hóa thứcăn ở khoang miệng và dạ dày.

- Nhai kĩở khoang miệng sau đó mô tả sự biến đổi của thứcăn ở khoang miệng, nói giác của mình về vị thứcăn.

- Răng có vai trò nghiền nhỏ thứcăn, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt thứcăn.

- Vào đến dạ dày thứcăn được biến thành chất bổ dưỡng.

- Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét

- Hs nghe, ghi nhớ.

- Vào đến ruột non thứcăn được biến thành chất bổ dưỡng.

- Chất bổ dưỡng thấm qua thành ruột non vào máu, đi nôi cơ thể

- Chất cặn bã đượcđưa xuống ruột già.

(14)

+ Ruột già có vai trò gì?

+ Tại sai cầnđi đại tiện hàng ngày?

- Gọiđại diện nhóm trình bày - Gv nhận xét, kết luận:

Vào đến ruột non, phần lớn thứcăn được biến thành chất bổ dưỡng, thấm qua thành ruột non vào máuđi nôi cơ thể. Chất cặn bã đượcđưa xuống ruột già, biến thành phân rồi đượcđưa ra ngoài. Cầnđi đại tiện hàng ngày để tránh táo bón.

* Hoạt động 3;

- Gv yêu cầu các nhóm thảo luận nhóm 4.

- Trả lời các câu hỏi:

* GDBVMT:

+ Tại sao nên ăn chậm nhai kĩ?

+ Tại sao không nên chạy nhảy nôđùa sau khi ăn?

- Gọi hs đại diện nhóm trình bày.

- Gv nhận xét.

Kết luận GDBVMT:Có ý thức ăn chậm, nhai kĩ , không nô đùa khi ăn no;Chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hóa - Không nhịn đi đại tiện và đi đại tiện đúng nơi quy định, bỏ giấy lau vào đúng chỗ để giữ vệ sinh môi trường.

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Các con cần vận dụng nhữngđiềuđã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày.

- Nhận xét tiết học.

- Ruột già có vai tròđưa phân ra ngoài

- Cầnđi đại tiện hàng ngày để tránh táo bón.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Hs nghe.

- Hs sinh thảo luận theo nhóm

- Ăn chậm nhai kĩ sẽ không bịđau dạ dày.

- Chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hóa

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhận xét

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm ngày 08 tháng 10 năm 2020

Ngày giảng: ( Chiều ) Thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 2020 LUYỆN TOÁN

Luyện bảng cộng 7 cộng với một số I, MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

- Củng cố cách tính nhẩm, bảng cộng 7 và cách đặt rính rồi tính - Củng cố giải bài toán có văn thuộc dạng bài toán về nhiều hơn.

(15)

- Củng cố hình tứ giác.

2. Kĩ năng: củng cố kĩ năng tính toán cho HS.

3. Thái độ: Giáo dục HS thái độ tự giác trong học tập.

II, ĐỒ DÙNG - Bảng phụ

III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A.Kiểm tra bài cũ: (5p) Đặt tính rồi tính:

43 + 37 65 + 26 29 + 47 2 hs lên bảng làm

- GV nhận xét B, Bài mới 1, GTB

2, Thực hành Bài 1:Tính nhẩm

7 + 6 = 7 + 7 = 7 + 3+ 2 = 7 + 4 = 7 + 9 = 7 + 5 = GV nhận xét

Bài 2: Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng

- GV cho hs nêu yêu cầu - 3 hs đặt tính

- Nhận xét

Bài 3 : Giải bài toán theo tóm tắt - Gọi hs đọc đề bài

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gi?

- Gọi học sinh nêu tóm tắt - GV nhận xét chấm bài.

Bài 4: Đố vui

III, Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học

- 2 hs làm - HS nx

- Học sinh nêu yêu cầu - Làm vở.

- Nêu yêu cầu

- Học sinh lên bảng làm - Lớp làm vở

- Nhân xét

- 1 hs lên bảng làm - Lớp làm vở

- Nhận xét

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = LUYỆN TIẾNG VIỆT

Luyện đọc- hiểu: Đi học muộn I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện.

2.Kỹ năng:

(16)

- Học sinh ngắt nghỉ đúng.

3.Thái độ:

- Có ý thức rèn đọc ở nhà và yêu thích môn học.

II.CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Thực hành toán và tiếng việt.

- Học sinh: Thực hành toán và tiếng việt.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài Trạng nguyên Nguyễn Kì và trả lời câu hỏi.

a) Cậu bé 4 tuổi Nguyễn Thời Lượng thông minh như thế nào ?

b) Thời Lượng từ nhỏ đã chuyên cần học tập như thế nào ?

c) Vì sao sư thầy đổi tên Nguyễn Thời Lượng thành Nguyễn Kỳ ?

d) Ngày rước Trạng, vì sao Nguyễn Kỳ muốn được đón tại chùa ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập : (29')

Bài 1: Đọc truyện : Đi học muộn.

(Hs cả lớp)

- Giáo viên đọc mẫu câu chuyện: Đi học muộn.

- Giáo viên nêu giọng đọc.Giới thiệu về tác giả.

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từ khó.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp

- Học sinh đọc bài Trạng nguyên Nguyễn Kì và trả lời câu hỏi.

a) Chỉ nghe sư thầy đọc kinh mà thuộc.

b) Đêm nào cũng học bài dưới ánh nến ở chân tượng.

c) Vì mơ thấy một người tên là nguyễn kỳ đỗ trạng nguyên.

d) Vì muốn cảm tạ Phật và sư thầy.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu giọng đọc và tác giả.

- Học sinh đọc lại bài.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh luyện đọc từ khó: hôm nào, biển báo.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

(17)

đoạn lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu dài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.

- Giáo viên gọi học sinh thi đọc từng đoạn.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay, đọc tốt.

- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc nội dung câu chuyện.

Bài tập 2: Chon câu trả lời đúng:

( Câu e dành cho hs HTT)

- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu bài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc truyện: “ Đi học muộn ”.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm và làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viên hỏi:

a) Cô giáo hỏi Nam điều gì ?

b) Nam trả lời vì em nhìn thấy biển báo ở đâu ?

c) Biển báo viết gì ?

d) Câu trả lời của Nam rất buồn cười, vì sao ?

e) Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ sự vật ( người, đồ vật, ) ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố - Dặn dò : (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.

- Học sinh đọc câu dài.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.

- Học sinh thi đọc đoạn.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- 2 học sinh đọc nội dung chuyện.

- 1 hoc sinh nêu yêu cầu bài.

- Học sinh đọc truyện: " Đi học muộn ".

- Học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở thực hành.

a) Vì sao hôm nào em cũng đi học muộn?

b) Ở gần trường.

c) Trường học. Đi chậm lại.

d) Vì biển báo chỉ nhắc người đi xe cẩn thận, tránh gây tai nạn.

e) Nam, trường, biển báo.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = LUYỆN TIẾNG VIỆT

Phân biệt ai/ay, s/x, dấu hỏi / dấu ngã.

Đặt và trả lời câu hỏi cho bộ phận in đậm

(18)

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Học sinh biết phân biệt ai/ay, s/ x, dấu hỏi / dấu ngã. Củng cố từ ngữ chỉ hoạt động, luyện tập đặt câu.

2.Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng học sinh biết đặt câu.

3.Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II.CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Thực hành toán và tiếng việt, bảng phụ.

- Học sinh: Thực hành toán và tiếng việt, bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2 phần a và b của tiết 2 tuần 5, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập (29')

Bài 1: Điền vần ai hoặc ay:

- 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2 phần a và b của tiết 2 tuần 5, lớp theo dõi nhận xét.

a)

+ Trái nghĩa với mát mẻ: nóng, lười, lo lắng.

+ Trái nghĩa với chăm chỉ: Lười biếng.

+ Bồn chồn, không yên tâm về việc gì đó: lo lắng.

b)

Ao làng vẫn nở hoa sen Bờ ao vẫn chú dế mèn vuốt râu.

Trần Đăng Khoa Bà kể chuyện Hà Nội xưa

Leng keng tàu điện sớm trưa đi về.

Đức Hoài - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh lắng nghe.

(19)

(Hs cả lớp)

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh thảo luận cặp đôi và làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viên gọi một số nhóm trình bày.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, kết luận.

Bài 2: (Hs cả lớp)

a)Điền vào chỗ trống: s hoặc x.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và suy nghĩ làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viên gọi học sinh nêu kết quả bài làm của mình.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

b. Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài.

- Giáo viên gọi một số học sinh trình bày.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh quan sát tranh thảo luận theo cặp đôi và làm bài vào vở thực hành.

- Đại diện một số nhóm trình bày.

+ ( mít ) sai quả.

+ thác nước chảy.

+ ( nghề ) chài lưới.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh quan sát tranh và suy nghĩ làm bài vào vở thực hành.

- Một số học sinh nêu kết quả bài làm của mình.

+ Cây si.

+ Củ sâm.

+ Xe đạp đua.

+ Cây cao su.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh suy nghĩ và làm bài.

- Học sinh trình bày kết quả.

Đang chang chang nắng Bỗng ào mưa rơi.

Sân lúa đang phơi Đã phải quét vội

Mưa chưa ướt đất Chợt lại xanh trời Bé hiểu ra rồi

Mưa làm nũng mẹ !

Nguyễn Trọng Hoàn - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

(20)

- Giáo viên nhận xét, kết luận.

Bài 3: Em đặt dấu câu gì vào mỗi câu sau:

(Hs cả lớp)

- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Giáo viên treo bảng phụ hướng dẫn học sinh làm bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài.

- Giáo viên gọi 4 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm.

(Dành cho hs HTT)

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc mẫu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh lắng nghe và quan sát.

- Học sinh làm bài.

- 4 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

a) Nam đi bộ tới trường.

b) Vì sao Nam đi chậm lại khi thấy biển báo ?

c) Biển báo " Trường học" dành cho người đi xe.

d) Biển báo "Trường học" nhắc người đi xe điều gì ?

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- 1 học sinh đọc mẫu.

+ Nam là học sinh thường đi học muộn.

=>Ai là học sinh thường đi học muộn ? - Học sinh làm bài vào vở thực hành.

- 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

a) Lương Thế Vinh là thần đồng nước Việt.

=>Ai là thần đồng nước Việt.

b) Mơlà học sinh bé nhỏ nhất lớp.

=>Ai là học sinh bé nhỏ nhất lớp.

c) Đồ vật thân thiết nhất với Long ở nhà là máy vi tính.

=>Đồ vật thân thiết nhất với Long ở nhà là gì ?

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

(21)

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm ngày 08 tháng 10 năm 2020

Ngày giảng: ( Sáng ) Thứ tư, ngày 14 tháng 10 năm 2020 TOÁN

Tiết 28: 47+25 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh biết cách thực hiện phép cộng dạng 47 + 25.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng đặt tính và thực hiện tính (cộng qua 10 có nhớ ở hàng chục) 3. Thái độ:

- Tính cẩn thận, tỉ mỉ. Yêu thích môn học Toán.

II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Bộ thực hành Toán, que tính, bảng cài - Học sinh: Sách giáo khoa, vở, bộ đồ dùng học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm 4 phép tính sau, lớp làm vào bảng con: Đặt tính rồi tính.

17 + 4 27 + 5 37 + 5 47 + 7

- Giáo viên gọi học sinh đọc bảng 7 cộng với 1 số.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Giới thiệu phép cộng 47+ 25: (10') - Giáo viên nêu bài toán: Có 47 que tính thêm 25 que nữa. Hỏi có bao nhiêu que tính?

- 4 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào bảng con.

+17 4 21

+37 5

42 32

5

27 +47 7 54 - Học sinh đọc bảng cộng 7.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh lắng nghe và phân tích đề.

(22)

+Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận.

- Giáo viên gắn 47 que tính vào bảng gài và hỏi: có bao nhiêu que tính?

- Giáo viên gài 25 que tính và hỏi: Có mấy que tính ?

- 47 que tính thêm 25 que tính là bao nhiêu que?

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách làm?

- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh lên bảng đặt tính rồi tính và thực hiện tính.

- Giáo viên hỏi: Con đặt tính như thế nào

?

- Thực hiện tính từ đâu sang đâu ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và thực hiện tính.

* 3. Luyện tập, thực hành: (19') Bài 1: Tính

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

+ Khi thực hiên tính ta lưu ý điều gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi 5 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- GV chữa bài.

- Làm phép cộng: 47+ 25.

- Học sinh thảo luận.

- Có 47 que tính.

- Có 25 que tính.

- Có 72 que tính.

- Học sinh nêu cách đếm: Lấy 7 que gộp với 3 que tạo thành bó 1 chục. 4 chục thêm 2 chục là 6 chục, 6 chục thêm 1 chục là 7 chục, 7 chục thêm 2 là 72.

- Học sinh đặt tính và thực hiện tính.

+47 25 72

7 cộng 5 bằng 12, viết 2 nhớ 1, 4 cộng 2 bằng 6, 6 thêm 1 bằng 7, viết 7.

Vậy 47 cộng 25 bằng 72.

- Viết 47 rồi viết 25 dưới 47 sao cho 5 thẳng cột với 7, 2 thẳng hàng với 4. Viết dấu cộng và kẻ vạch ngang.

- Thực hiện tính từ phải sang trái. 7 cộng 5 bằng 12, viết 2 nhớ 1, 4 cộng 2 bằng 6, 6 thêm 1 bằng 7, viết 7. Vậy 47 cộng 25 bằng 72.

- Học sinh nhắc lại cách đặt tính và thực hiện tính.

- Học sinh nêu yêu cầu bài 1.

- Tính từ phải sang trái, viết các số thẳng cột với nhau.

- Học sinh làm bài vào vở.

- 5 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

17 24 41

37 36 73

47 27 74

57 18 75

67 29 96

(23)

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:Đúng ghi Đ, sai ghi S:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

+ Phép tính đúng là phép tính thế nào?

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyện dương.

Bài tập 3:

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết đội đó có bao nhiêu người ta làm thế nào?

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: Điền vào chữ số thích hợp vào chỗ trống.

- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu bài.

- Giáo viên ghi bảng phép tính.

- Giáo viên hỏi: Điền số nào vào ô

+77 3 81

+28 17 45

+39 7 46

+47 9 56

+29 7 36 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nêu yêu cầu bài.

- Là phép tính có kết quả đúng, đặt tính đúng.

- Học sinh làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài.

a) Đb) S c) S d) Đ e) S +35

7 42

+35 5 87

+29 16 35

+47 14 61

+37 3 30 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết một đội trồng rừng có 27 nữ và 18 nam.

- Bài toán hỏi đội đó có bao nhiêu người ?

- Ta làm phép tính cộng.

- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

Tóm tắt:

-Nữ: 27 người.

- Nam : 18 người.

- Cả đội: ...người?

- Lấy số nam cộng số nữ.

Bài giải

Số người trong đội đó là : 17+19 = 36 (người)

Đáp số: 36 người - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nêu yêu cầu bài.

(24)

trống ? Tại sao ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở phần b.

- Giáo viên hỏi: Điền số nào vào ô trống ? Tại sao ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh theo dõi.

- Điền 7 vì 7 + 5 = 12, viết 2 nhớ 1. 3 thêm một là 4. Vậy 37 cộng 5 bằng 42.

- Học sinh tự làm bài vào vở phần b.

- Điền số 6 vào ô trống vì 7 cộng 6 bằng 13, viết 3 nhớ 1, 2 cộng 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4. Vậy 27 cộng 16 bằng 43.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = CHÍNH TẢ(TẬP CHÉP)

Tiết 11: Mẩu giấy vụn I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Tập chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn :” Bỗng một em gái….Hãy bỏ tôi vào sọt rác” trong bài tập đọc “Mẩu giấy vụn.”

- Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có vần, âm đầu hoặc thanh dễ lẫn.

2. Kỹ năng:

- Rèn viết đúng chính tả, trình bày sạch.

3. Thái độ:

- Tính cẩn thận, thẩm mĩ. Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Bảng phụ: đoạn chép chính tả. Bảng cài, bút dạ.

- Học sinh: Bảng con, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ sau:Long lanh, non nước, chen chúc, lỡ hẹn, gõ kẻng.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới:

1.Giới thiệu bài : (1')

- Hôm nay các em sẽ cùng nhau viết bài Chiếc bút mực và ôn lại mốt số quy tắc chính tả.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

(25)

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2.Hướng dẫn tập chép: (20') a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

- Giáo viên đọc đoạn chép trên bảng.

- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc lại.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét.

- Đoạn văn này được trích từ bài tập đọc nào?

+ Đoạn văn này kể về ai ? + Bạn gái đang làm gì?

+ Bạn nghe thấy mẩu giấy nói gì ? b. Hướng dẫn cách trình bày.

+ Đoạn văn có mấy câu ?

+ Câu đầu tiên trong bài chính tả có mấy dấu phẩy?

+ Ngoài dấu phẩy, trong bài còn có các dấu câu nào khác?

+ Chữ đầu câu và đầu đoạn ta viết như thế nào ?

c. Hướng dẫn viết từ khó.

- Giáo viên gọi học sinh nêu các từ khó, dễ lẫn.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng viết, cả lớp viết 1 số từ khó vào bảng con.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

d. Chép bài chính tả.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào bảng phụ và chép bài chính tả.

- Giáo viên theo dõi uốn nắn cho học sinh.

e. Nhận xét chữa bài.

- Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nộp vở.

- Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: (9') Bài tập 2 :

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh lắng nghe.

- 2 học sinh đọc lại bài.

- Học sinh theo dõi và trả lời câu hỏi.

- Mẩu giấy vụn.

- Kể về bạn gái.

- Bạn đang nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác.

- “ Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác.

- Đoạn văn có 6 câu . - 2 dấu phẩy.

- Dấu chấm, dấu hai chấm, chấm than, gạch ngang, ngoặc kép.

- Viết hoa và lùi vào 1 ô.

- Học sinh nêu các từ khó: Bỗng, đứng dậy, mẩu giấy, sọt rác, cười rộ lên, nhặt lên.

- 2 học sinh lên bảng viết từ khó, cả lớp viết vào bảng con.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nhìn vào bảng chép bài vào vở.

- Học sinh soát lỗi.

- Học sinh nộp vở.

- Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm.

- Học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.

(26)

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 3 :

- Giáo viên gọi 1 học sinh nêu yêu cầu của bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu kết quả bài làm của mình.

- Giáo vien gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

a) mái nhà, máy cày.

b) thính tai, giơ tay.

c) chải tóc, nước chảy.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nêu yêu cầu bài: Điền vào chỗ trống sa/xa, ngả/ngã.

- Học sinh làmbài vào vở bài tập.

- Học sinh nêu kết quả bài làm của mình.

a) ( xa, sa ) xa xôi, sa xuống.

( sá, xá ) phố xá, đường sá.

b) ( ngả, ngã ) ngã ba đường, ba ngả đường. ( vẻ, vẽ ) vẽ tranh, có vẻ.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TẬP ĐỌC

Tiết 18: Ngôi trường mới I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.

- Hiểu nội dung bài: Ngôi trường mới rất đẹp, các bạn học sinh tự hào về ngôitrường mới và yêu quý thầy cô giáo, bạn bè. Trả lời được câu hỏi 1, 2.

2. Kỹ năng:

-Đọc đúng các từ ngữ có âm vần khó, tình cảm yêu mến, tự hào của em học sinh với ngôi trường mới.

3. Thái độ:

-Giáo dục tình yêu trường, lớp thông qua việc bảo vệ của công.

(27)

II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Tranh,bảng phụ, sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài Mẩu giấy vụn và trả lời câu hỏi.

+ Khi bước vào lớp, cô giáo chỉ cho lớp thấy cái gì?

+ Bạn nào đã bỏ mẩu giấy vào sọt rác?

+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới:

1.Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên hỏi: Các em có thích được học trong một ngôi trường mới không ? Vì sao ?

Trong bài tập đọc hôm nay, chúng ta sẽ được đến thăm một ngôi trường mới.

Cũng qua bài tập đọc này, các con sẽ thấy tình yêu và lòng tự hào của bạn học sinh khi được học trong ngôi trường mới.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn luyện đọc. ( 10’) a. Giáo viên đọc mẫu.

- Giáo viên đọc toàn bài.

- Giáo viên giới thiệu giọng đọc: Chúng ta đọc bài này với giọng trìu mến, thiết tha, tình cảm.Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào của các em học sinh với ngôi trường mới, với cô giáo, bạn bè và mọi đồ vật trong trường.

b.Đọc nối tiếp câu :

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từ khó trong bài.

- Học sinh đọc bài Mẩu giấy vụn và trả lời câu hỏi.

- Một mẩu giấy nằm ngay cửa lớp.

- Một bạn nữ.

- Bạn nữ đó biết bảo vệ trường lớp sạch sẽ, và để rác đúng nơi qui định.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời theo suy nghĩ

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh luyện đọc từ khó trong bài:

trên nền, lấp ló, trang nghiêm, cũ, ngói

(28)

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

c. Đọc nối tiếp đoạn.

- Giáo viên chia đoạn: Bài gồm 3 đoạn.

+ Đoạn 1:Trường mới...lấp ló trong cây.

+ Đoạn 2: Em bước vào lớp...mùa thu.

+ Đoạn 3: Dưới mái trường... đáng yêu đến thế.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu dài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên gọi hoc sinh đọc từ chú giải trong sách giáo khoa.

- Lấp ló:

- Bỡ ngỡ:

- Rung động:

- Thân thương:

d. Đọc từng đoạn trong nhóm:

- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm.

- Giáo viên theo dõi các nhóm luyện đọc trong nhóm.

đ. Thi đọc trước lớp:

- Giáo viên gọi đại diện nhóm thi đọc trước lớp.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

3. Tìm hiểu bài: (10')

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn 1,

đỏ, sáng lên, thân thương, đáng yêu, lợp lá, bỡ ngỡ, nắng lên.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh lắng nghe giáo viên chia đoạn và đánh dấu vào bài đọc.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh đọc câu dài.

+ Nhìn từ xa,/ những mảng tường vàng,/

ngói đỏ/ như những cánh hoa lấp ló trong cây.//

+ Em bước vào lớp,/ vừa bỡ ngỡ / vừa thấy quen thân.//

+ Dưới mái trường mới,/ sao tiếng trống rung động kéo dài.//

+ Cả đến chiếc thước kẻ,/chiếc bút chì/

sao cũng đáng yêu đến thế!//

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc từ chú giải trong sách giáo khoa theo yêu cầu.

- Lúc ẩn lúc hiện

- Chưa quen trong buổi đầu - Ý nói tiếng trống rung lên, ....

- Thân yêu, gần gũi.

- Học sinh luyện đọc trong nhóm.

- Đại diện các nhóm thi đọc.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

(29)

trả lời câu hỏi.

Câu 1: Đoạn văn nào Tả ngôi trường từ xa ?

- Giáo viên chốt: Bài văn tả ngôi trường theo cách tả từ xa đến gần.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi.

Câu 2: Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:

Câu 3: Dưới mái trường mới, bạn học sinh thấy cảm thấy có những gì mới?

- Bài văn cho em thấy tình cảm của bạn học sinh với ngôi trường mới như thế nào ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu nội dung bài.

4. Luyện đọc lại: (9')

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài cá nhân

* Liên hệ bản thân : Em có yêu ngôi trường của mình không? Em đã làm gì để ngôi trường của em thêm sạch đẹp?

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh đọc toàn bài và trả lời câu hỏi:

- Tả ngôi trường từ xa: 2 câu đầu.

- Tả lớp học: đoạn 2, 3 câu tiếp.

- Tả cảm xúc của học sinh dưới mái trường mới: đoạn 3, đoạn còn lại.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi.

- Những mảng tường vàng ngói đỏ như những đoá hoa lấp ló trong cây.

- Tường vôi trắng bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa.

- Tất cả sáng lên thơm tho trong nắng mùa thu.

- Học sinh đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi.

- Tiếng trống rung động kéo dài . Tiếng cô giáo nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của chính mình cũng vang vang đến lạ.

Nhìn ai cũng thấy thân thương. Bút chì , thước kẻ cũng đáng yêu hơn.

- Bạn học sinh rất yêu ngôi trường mới.

- Học sinh nêu nội dung bài.

- Học sinh đọc bài cá nhân.

- Học sinh trả lời.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm ngày 08 tháng 10 năm 2020

Ngày giảng: ( Chiều ) Thứ tư, ngày 14 tháng 10 năm 2020 LUYỆN TẬP

(30)

I MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh biết cách thực hiện phép cộng dạng, 47 + 5; 47 + 25.

2. Kỹ năng:

- Áp dụng phép cộng dạng toán này để giải bài toán có liên quan.

3. Thái độ:

- Tính cẩn thận, tỉ mỉ. Yêu thích môn học Toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV 1. GV nêu nội dung bài học: 2’

2. Hướng dẫn HS làm bài tập. 30’

*Bài 1: Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là:

57 và 25 37 và 24 47 và 37 8 và 87 - Bài tập gồm mấy yêu cầu?

57 37 47 8 + + + + 25 24 37 87 GV chữa bài và nhận xét.

Bài tập 1 củng cố kiến thức nào?

* Bài tập 2:

? 18 + 7...18 + 9 18 + 7....17 + 8 27 + 7...27 + 5 47 + 5...45 + 7 GV chữa bài và nhận xét.

Bài tập 2 củng cố kiến thức nào?

* Bài 3: Mẹ nuôi được 18 con thỏ, chị nuôi được ít hơn mẹ 6 con thỏ. Hỏi chị nuôi được bao nhiêu con thỏ?

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

Hoạt động của Hs

- HS đọc yêu cầu

2 yêu cầu

HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.

Phép cộng dạng 47 + 25

HS nêu yêu cầu - HS làm vào vở - 2 HS lên bảng làm

Phép cộng dạng 47 + 5 - HS phân tich đề bài toán.

Tóm tắt

Mẹ nuôi : 18 con thỏ Chị nuôi ít hơn mẹ: 6 con thỏ Chị nuôi :.... con thỏ?

> < = < =

(31)

Chữa bài, nhận xét.

Bài tập 3 củng cố kiến thức nào?

* Bài 4: Đố vui

Cho 7 số: 1, 2, 3, 4, 8, 9, 10. Hãy chọn 4 số sao trong 7 số đó để viết vào 4 ô vuông của hình vẽ bên, sao cho cộng các số ở hàng ngang hoặc cộng các số ở cột dọc đều có kết quả bằng 17.

3. Củng cố

- Nhận xét tiết học.

- Nhìn vào tóm tắt đọc lại đề bài toán.

- Lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.

Bài giải

Chị nuôi được số con thỏ là:

18 – 6 = 12(con thỏ) Đáp số: 12 con thỏ

- Bài toán về ít hơn.

- HS đọc yêu cầu.

- Lớp làm bài vào vở.

Có rất nhiều cách, HS trình bày miệng.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

( Học Văn hóa giao thông )

Bài 2: Chấp hành tín hiệu đèn giao thông I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết thực hiện đúng tín hiệu đèn giao thông khi đi bô, đi xe đạp qua đường để bảo đảm an toàn cho bản thân và người đi đường.

2. Kĩ năng:

- Học sinh có hành vi và thói quen đi đúng theo hiệu đèn giao thông khi đi bô, đi xe đạp qua đường khi tham gia giao thông.

3. Thái độ:

- Học dinh thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thực hiện đúng tín hiệu đèn giao thông khi đi bô, đi xe đạp; có thái độ văn minh lịch sự khi n

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh - Gọi học sinh đứng dậy đọc bài làm của mình.. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung - Giáo viên

- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng, tuyên dương nhóm thắng cuộc. - Học sinh suy nghĩ và tự làm bài vào vở bài tập.. bài, lớp theo dõi nhận xét bổ sung. -

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm lại bài tập 4 tiết trước, lớp theo dõi nhận xét.. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét - Giáo viên nhận

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa, đọc thầm về mẫu báo cáo đã học ở tiết 3.. - Giáo viên nhắc nhở học

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3, cả lớp theo dõi nhận xétC. - Gv gọi hs nhận xét bài làm

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 1 của tiết trước, lớp theo dõi nhận xét.2. - Giáo viên gọi học sinh

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh - Gọi học sinh đứng dậy đọc bài làm của mình.. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung - Giáo viên

- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh