• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10 Ngày soạn: 8/11/2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 11 tháng 11 năm 2019 Tập đọc

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng, kiểm tra kĩ năng đọc, hiểu.

2. Kĩ năng: Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong ba chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.

3. Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Tìm kiếm và xử lí thông tin(kĩ năng lập bảng thống kê).

- Hợp tác(kĩ năng hợp tác tìm kiếm thông tin để hoàn thành bảng thống kê).

- Thể hiện sự tự tin(thuyết trình kết quả tự tin.) III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu, bảng phụ. VBT

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Họa động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Yêu cầu HS đọc đoạn,trả lời câu hỏi 2,3 và nêu nội dung của bài.

- Nhận xét,đánh giá.

2.Bài mới

a)Giới thiệu bài (1')

b)Kiểm tra Tập đọc- học thuộc lòng (14')

- Kiểm tra 7 em

- Nhận xét từng HS.

c) Hướng dẫn HS làm bài tập(15') Bài 1: Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ Tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.

- Nhận xét – chốt lại kết quả đúng.

3.Củng cố- dặn dò(5') - Hệ thống nội dung ôn tập - Nhận xét giờ học.

- Dặn dò: chuẩn bị bài tiếp

- 3 HS đọc bài Đất Cà Mau.

- HS nhận xét.

- Từng em lên bốc thăm chọn bài Chuẩn bị khoảng 2 phút.

- Đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.

- HS nhận xét

- 1 HS nêu

- Làm việc nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Dưới lớp nhận xét bổ sung.

- 2 HS nhìn bảng đọc lại kết quả.

Chính tả

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra Tập đọc và học thuộc lòng.

2. Kĩ năng: Nghe – viết đúng đoạn văn: Nỗi niềm giữ nước giữ rừng.

3. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước.

(2)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Phiếu bốc thăm, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- HS đọc thuộc lòng 1 bài thơ đã học - Nhận xét-đánh giá

2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Kiểm tra Tập đọc – Học thuộc lòng(13') - Kiểm tra 7 em

- Nhận xét từng HS.

c) Hướng dẫn HS nghe –viết chính tả(16') - Đọc bài chính tả một lượt.

- Giúp HS hiểu nghĩa các từ: cầm trịch, canh cánh, cơ man.

Đoạn văn nói lên điều gì?

Em cần làm gì để bảo vệ rừng?

BVMT: - GV liên hệ thực tế giáo dục HS ý thức BVMT

- Lưu ý HS những từ dễ viết sai.

- Đọc cho HS viết bài.

- Đọc cho HS soát lại bài.

- Thu, nhận xét đánh giá 7 bài.

- Nhận xét chung – Rút kinh nghiệm.

3.Củng cố- dặn dò(5')

- Củng cố nội dung kiến thức vừa ôn tập.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Chuẩn bị giờ sau.

- 2HS

- Nhận xét, bổ sung.

- Từng em lên bốc thăm chọn bài - Chuẩn bị khoảng 2 phút.

- Đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.

- HS nhận xét

- Nghe – theo dõi.

- 1 em đọc lại bài.

-Thể hiện nỗi lòng trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ và giữ gìn nguồn nước.

- Luyện viết: Đà, Hồng, nỗi niềm, ngược, cầm trịch, đỏ lừ.

- HS nghe – viết - Soát bài.

- Kiểm tra chéo bài cho nhau.

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân - So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.

- Giải bài toán liên quan đến “ rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.

2.Kĩ năng: So sánh số thập phân và trình bày bài toán.

3.Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, bảng nhóm.

(3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Chữa bài tập 4 – SGK - Nhận xét

2.Bài mới a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1(7'): Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.

- Nhận xét – Yêu cầu HS đọc số thập phân vừa viết được.

- Gọi 1 HS nhắc lại cách chuyển một phân số thập phân thành số thập phân.

Bài 2(7'):Nối

- Cho học sinh làm bài rồi chữa bài.

Yêu cầu HS giải thích lí do

- Nhận xét – Chốt lại kết quả đúng.

b,c,d bằng 11,02km

Bài 3(7'): Viếtsố thập phân thích hợp.

- Cho HS làm bài rồi chữa bài - Nhận xét chốt kết quả

Nêu mối quan hệ giữa số đo độ dài Bài 5(8'): Bài toán

Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

Bài toán thuộc dạng toán gì?

Nhận xét, chữa bài

Bài toán còn cách làm nào khác ? Trong 2 cách chỉ ra đâu là bước rút về đơn vị, đâu là bước tìm tỉ số ?

3.Củng cố- dặn dò(5') - Củng cố nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

- Dăn: chuẩn bị bài sau.

- 1 HS lên bảng làm bài tập 4 - Nhận xét – Chữa bài

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập - 2 HS lên bảng làm bài

- Nhận xét - Chữa bài -Thống nhất kết quả đúng.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài

- Nhận xét - Chữa bài a) 11,20km > 11,02km b)11,02km = 11,020km c) 11,20km = 11

1000

20 km = 11,02km d)11020m = 11000km + 20m = 11km20m = 11

1000

20 km = 11,02km - 1 HS nêu yêu cầu bài tập

- 2 HS lên bảng làm bài - Nhận xét - Chữa bài

- Đổi chéo bài, kiểm tra kết quả - 1 HS đọc bài toán.

-1 HS lên bảng tóm tắt, 1HS làm bài - Liên quan đến rút về đơn vị

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

HS nêu

Đạo đức

TÌNH BẠN (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Học xong bài này, HS biết: Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.

(4)

2.Kĩ năng: Xây dựng tình bạn đẹp, Phê phán nhữg hành vi, cách cư xử không tốt trong tình bạn

3.Thái độ: Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.

- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bè.

- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK,VBT.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của thầy

1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Nêu những biểu hiện của tình bạn đẹp?

Nêu nội dung ghi nhớ - Nhận xét

2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Các hoạt động:

Hoạt động 1(15'):Đóng vai

- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai tình huống bài tập 1.

- Cho cả lớp thảo luận Câu hỏi:

- Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi khuyên răn bạn không?

- Em nghĩ gì khi bạn khuyên răn không cho em làm điều sai trái? Em có giận có trách bạn không?

- Em có nhận xét gì về cách ứng xử khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào phù hợp?

Vì sao?

Kết luận: SGV - 31 Hoạt động 2(14'):Liên hệ

- Yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.

Kết luận: SGV – 32

. Giới thiệu một số bài hát bài thơ câu chuyện sưu tầm được.

- GV nhận xét.

3.Củng cố- dặn dò(5') - Thế nào là tình bạn đẹp ?

QTE:-Quyền được tự do kết giao bạn bè...

- Tổng kết bài, nhận xét chung tiết học - Dặn: Học bài, chuẩn bị bài sau.

Hoạt động của trò - 2 HS nêu.

- Nhận xét

Bài tập 1- SGK

- Thảo luận và đóng vai các tình huống bài tập.

- Các nhóm lên đóng vai – Cả lớp thảo luận.

- Nhận xét, bổ sung.

- Tự liên hệ

- Trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.

- Một số em trình bày trước lớp.

- Hát, kể chuyện, đọc thơ, ca dao, tục ngữ về tình bạn (BT3- SGK) - Nhận xét, bổ sung.

(5)

Ngày soạn: 9/11/2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 12 tháng 11 năm 2019 Luyện từ và câu

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( TIẾT 3) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng

2. Kĩ năng: Tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học(BT2)

3. Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu ghi tên bài tập đọc,VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

HS đọc thuộc lòng một bài đã học và nêu nội dung chính của bài ?

Nhận xét, đánh giá 2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng(14') - Kiểm tra 7 HS tiếp theo.

- Đặt 1 câu hỏi theo nội dung đoạn – bài HS vừa đọc.

- Nhận xét từng HS.

c)Hướng dẫn làm bài tập (15')

Bài 2 : GV ghi bảng tên 4 bài tập đọc.

- GV khuyến khích học sinh biết chọn những chi tiết hay và giải thích được vì sao mình thích ?

- GV nhận xét.

3.Củng cố- dặn dò(5')

- Nội dung kiến thức vừa ôn tập ? - Nhận xét giờ học.

- Dăn: tiếp tục luyện đọc.

Hoạt động của trò 2 HS đọc

Nhận xét, bổ sung.

- Từng em lên bốc thăm chọn bài - Chuẩn bị khoảng 2 phút.

- Đọc các bài tập đọc, HTLtrong SGK 1đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.

- Trả lời câu hỏi.

- 1HS đọc yêu cầu.

- HS làm VBT.

- Nối tiếp đọc bài làm.

- Nhận xét bổ sung.

- HS nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú.

Tập đọc

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 6) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của bài tập 1,BT2.

- Đặt được câu để phân biệt được từ nhiều nghĩa BT4.

2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức giải các bài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ ,đặt câu và mở rộng vốn từ.

3. Thái độ: HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ kẻ bảng phân loại BT4. VBT

(6)

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Thế nào là từ đồng nghĩa, trái nghĩa? Cho ví dụ

- Nhận xét.

2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn HS luyện tập.

Bài 1(10'): Thay từ in đậm ….. hơn.

- Vì sao cần thay những từ in đậm?

- Cho HS tự làm việc cá nhân.

- Gọi HS nêu kết quả

- GV giúp HS hiểu rõ nghĩa các từ và nên dùng trong trường hợp nào.

Thế nào là từ đồng nghĩa.

Bài 2(10'): Tìm từ trái nghĩa - Cho HS làm miệng.

- Gọi HS nối tiếp nhau nêu từ cần điền.

- GV nhận xét – Bổ sung.

Thế nào là từ trái nghĩa?

Đặt câu với cặp từ trái nghĩa vừa tìm được Bài 4(9'): Đặt câu phân biệt nghĩa

- Cho HS làm cá nhân vào VBT.

Nhận xét, chữa bài

Thế nào là từ nhiều nghĩa ? 3.Củng cố- dặn dò(5')

-Thế nào là từ đồng nghĩa, trái nghĩa?Ví dụ?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị ôn tập tốt để kiểm tra.

Hoạt động của trò -3 HS

- Nhận xét.

-1HS đọc yêu cầu- Lớp đọc thầm . + Vì các từ đó dùng chưa chính xác.

- HS làm việc cá nhân.

- Lớp nhận xét, sửa sai.

+bê thay từ bưng +bảo ………mời +vò…………xoa +thực hành…làm HS đọc yêu cầu

- HS tìm cặp từ trái nghĩa.

- HS làm toàn bộ bài tập 2.

đói-no; sống-chết;đậu –bay;

- Nhận xét – Bổ sung.

- HS đặt câu.

- HS đọc yêu cầu - Làm bài cá nhân.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

Toán

CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân - Biết giải toán với phép cộng các số thập phân

2.Kĩ năng: Đặt tính và thực hiện tính cộng hai số thập phân 3.Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ, bảng nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

(7)

1.Kiểm tra bài cũ(5') Đặt tính và tính:

11290+ 20459 ; 13873 + 30985 Nêu cách cộng hai số tự nhiên.

- Nhận xét.

2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng 2 STP(14')

GV nêu ví dụ 1

Cho HS nêu lại bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng

2,45m C 1,48m

A B

- 1,84m + 2,45m =…. (m)

- Yêu cầu tự đổi và thực hiện phép cộng 2 số tự nhiên -> rồi chuyển thành kết quả của phép cộng 2 số thập phân.

- GV nhận xét và ghi bảng

Hãy so sánh sự khác nhau, giống nhau ở 2 phép tính trên? (Đặt tính giống, cộng giống nhau, chỉ khác ở dấu phẩy) Vậy muốn cộng 1,84 với 2,45 ta làm ? - Thông thường ta đặt tính rồi làm như sau:

+ Thực hiện phép cộng như cộng các STN

-> Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng

VD2: ( theo các bước như VD1)

- Trước khi đặt tính GV cho 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu nhận xét =>

GV nhấn mạnh cách đặt tính.

15,9 +

8,75 24,65

- Quy tắc: Muốn cộng 2 số thập phân ta làm như thế nào?

- GV gọi HS đọc qui tắc (SGK - T 54) c)Luyện tập - Thực hành

Bài số 1 (5'):Tính.

2HS làm bảng 2HS nêu

Nhận xét, chữa

- 1 HS đọc đề toán, lớp đọc thầm

- 1 HS nhìn sơ đồ đường gấp khúc nêu lại đề toán.

1 HS lên bảng, lớp làm nháp 1,84m = 184cm; 2,45m = 245cm 184 + 245 = 429(cm)

429cm = 4,29m

- HS tự so sánh và nêu…

- HS nêu miệng - lớp nhận xét bổ sung.

b1: Đặt tính; b2: Tính

- 1 HS làm trên bảng lớp

- HS dưới lớp làm nháp nêu lại cách đặt tính và tính

- 2 HS nêu

- HS phát biểu - 2, 3 HS đọc lại

(8)

- Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét, chữa bài

(Rèn kỹ năng đặt tính đúng và thực hiện phép cộng 2 phân số thập phân.

Cách đặt dấu phẩy)

Bài số 2(5'):Đặt tính rồi tính.

- Cho lớp làm bài, GV kiểm tra cách đặt tính của học sinh

(Rèn kĩ năng đặt tính và thực hiện phép cộng 2 số thập phân)

Bài số 3(5')

GV gọi HS nêu đề toán

Bài toán cho biết gì? hỏi gì?

Nhận xét, chữa bài 3.Củng cố- dặn dò(5')

- Trò chơi nối đúng, nối nhanh.

- Hệ thống nội dung bài.

- Dặn dò: chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm - Lớp tự làm bài vào vở.

- 2 HS lên bảng, nhận xét.

1 HS nêu yêu cầu - Hai HS lên bảng làm.

- Nhận xét – Chữa bài.

- HS đọc thầm lại yêu cầu.

- 1 HS làm ở bảng phụ.

- Lớp nhận xét.

Lịch sử

BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP I.MỤC TIÊU :

1.Kiến thức :Tường thuật lại cuộc mít tinh ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình(Hà Nội),Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập.

2.Kĩ năng : Biết đây là sự kiện trọng đại,đánh dấu sự ra đời của nước VN Dân chủ Cộng hoà.

3.Thái độ : GD lòng yêu nước,tự hào dân tộc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Hình trong SGK.Phiếu HT-ảnh tư liệu về ngày 2/9/1945. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Tường thuật sự kiện nhân dân HN khởi nghĩa dành chính quyền?

- Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Cách mạng mùa thu

- GV nhận xét.

2.Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1') Giới thiệu qua ảnh tư liệu.

b.Các hoạt động

Hoạt động 1: (10')Tìm hiểu về quang cảnh ngày 2/9/1945 (làm việc nhóm)

Sử dụng máy tính bảng – Học viên làm mẫu:

Tìm video Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Hs xem video và trả lời câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về quang cảnh ngày

Hoạt động của trò - 2HS lên bảng trả lời.

- Lớp nhận xét bổ sung

HS theo dõi

- Hs xem video

(9)

2/9/1945 ở HN?

+ Quang cảnh náo nức và nghiêm trang đó nói lên điều gì? (1 ngày trọng đại)

Nêu tiến trình của buổi lễ?

+ Tình cảm của Bác với ND được thể hiện qua những cử chỉ và lời nói nào?

+ Nêu cảm nghĩ về hình ảnh của Bác trong lễ tuyên bố Độc lập?

Kết luận:Ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc bảnTtuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước VN Dân chủ Cộng Hoà.Bản Tuyên ngôn Độc lập đã:Khẳng đinh quyền độc lập ,tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.Dân tộc VIệt Nam quyết tâm giữ vững quyền độc lập tự do ấy.

Hoạt động 2: (14') Tìm hiểu về ý nghĩa của sự kiện 2/9/1945 bằng thảo luận cả lớp.

+Yêu cầu HS nêu cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ trong lễ Tuyên ngôn độc lập.

Kết Luận:Lễ Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định quyền độc lập,khai sinh ra chế độ mới của dân tộc ta.

3. Củng cố, dặn dò(5')

- Hệ thống bài,liên hệ giáo dục HS niềm tự hào dân tộc.

- Dặn HS học theo câu hỏi trong sgk - Nhận xét tiết học.

- HS thảo luận nhóm.Đại diện nhóm báo cáo Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.

Thống nhất ý kiến.

HS nhắc lại KL trong sgk

Học sinh nêu cảm nghĩ Lắng nghe

Kể chuyện

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( TIẾT 4) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Lập được bảng từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) gắn với các chủ điểm đã học.

2. Kĩ năng: Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa theo yêu cầu của bài tập 2.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Bút dạ, bảng nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

Thế nào là danh từ, động từ, tính từ? Từ đồng nghĩa? Từ trái nghĩa?

Nhận xét, đánh giá 2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài tập 1(13')

-GV hướng dẫn HS nắm vững yêu

Hoạt động của trò 3 HS nêu

Nhận xét, bổ sung.

1 HS nêu yêu cầu

- HS suy nghĩ, làm việc nhóm

(10)

cầu của bài tập

-GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài tập 2(13')

Hoạt động tương tự bài 1

3.Củng cố- dặn dò(4')

Thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa ? Ví dụ ?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: chuẩn bị bài sau.

đại diện một số nhóm trình bày.

-1-2 HS đọc toàn bộ các từ ngữ vừa tìm được - HS đặt câu với từ vừa tìm được.

- HS nêu yêu cầu - Thảo luận nhóm

- báo cáo kết quả, nhận xét Việt Nam-

Tổ quốc em

Cánh chim hoà

bình

Con người với thiên nhiên Danh

từ

Tổ quốc, đất nước, giang sơn,

Hoà bình, trái đất, mặt đất,…

Bầu trời, biển cả,

… Động

từ, tính từ

Bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, vẻ vang,

Hợp tác, bình yên, thanh bình, tự do, …

Bao la, vời vợi, mênh mông, Thành

ngữ, Tục ngữ.

Quê cha đất tổ, non xanh nước biếc,...

Bốn biển một nhà, chia ngọt sẻ bùi,…

Lên thác xuống ghềnh,

Khoa học

PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và một số biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông.

2. Kĩ năng: HS có kĩ năng phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.

3. Thái độ: Có ý thức chấp hành luật giao thông và tuyên truyền mọi người thực hiện tốt luật giao thông đường bộ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng phân tích phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn - Kĩ năng cam kết thực hiện đúng luật giao thông để phòng tránh tai nạn III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, máy chiếu, phông chiếu.

- Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ(5')

-Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị - 2 HS trả lời.

(11)

xâm hại?

- GV nhận xét.

2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Các hoạt động:

Hoạt động 1: (14') Quan sát và thảo luận - GV hướng dẫn HS trao đổi nhóm 2:

+Quan sát trên phông chiếu.

+Lần lượt tự đặt câu hỏi cho bạn trả lời theo nội dung các hình.

-Mời đại diện một số cặp lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn trong nhóm khác trả lời.

- GV kết luận: SGV-Tr. 83

*Hoạt động 2: (15')Quan sát và thảo luận.

- Cho HS thảo luận nhóm 4 theo các bước +HS quan sát trên phông chiếu.

+Nêu những việc cần làm đối với người tham gia giao thông thể hiện qua hình?

- GV yêu cầu mỗi HS nêu ra một biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông.

- GV ghi lại các ý kiến, cho 1-2 HS đọc.

- GV tóm tắt, kết luận chung.

- GV đưa lên phông chiếu các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông, nguyên nhân và cách phòng tránh.

3.Củng cố- dặn dò(5')

- Nêu một số biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ ?

- GV nhận xét giờ học, nhắc HS chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.

- HS nhận xét, bổ sung.

-HS thảo luận nhóm 2 theo hướng dẫn

-Đại diện một số cặp lên hỏi và trả lời

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe và nhận xét.

Hoạt động ngoài giờ SÁCH BÁC HỒ.

BÀI 3: KHÔNG CÓ VIỆC GÌ KHÓ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết được sự nỗ lực của Bác Hồ để vượt qua mọi khó khăn, thử thách

2. Kĩ năng: Trình bày được ý nghĩa của việc phấn đấu, rèn luyện trong học tập và cuộc sống

3. Thái độ: Sống có mục đích, chí hướng. Biết cách tự hoàn thiện mình, động viên, giúp đỡ mọi người xung quanh cùng tiến bộ

II.CHUẨN BỊ:

Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống – Bảng phụ ghi mẫu bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. KT bài cũ . Ai chẳng có lần lỡ tay

(12)

- Em đã học được ở Bác Hồ đức tính gì trong bài này?

2.Bài mới : Không có việc gì khó a.Giới thiệu bài

b.Các hoạt động Hoạt động 1:

- GV đọc câu chuyện “Không có việc gì khó ” ( trang 13)

+ Từ Phi Chịt đến U Đon mỗi người phải mang theo những gì?

+ Trên đường đi, Thầu Chín và một số đồng chí đã gặp những khó khăn gì/?

+ Thầu Chín đã nói gì khi các đồng chí yêu cầu Thầu Chín nhường gánh?

+ Thầu Chín đã đạt được kết quả gì khi kiên trì, cố gắng trên đường đi?

Hoạt động 2: GV cho HS thảo luận theo nhóm 4 + Hãy nêu ý nghĩa 4 câu thơ Bác đã đọc?

Hoạt động 3: Thực hành, ứng dụng

- Em hãy kể lại một vài khó khăn mà em đã gặp vá cách giải quyết khó khăn đó?

- Năm học này là năm cuối cùng của cấp Tiểu học, em hãy trình bày một mục tiêu mà em muốn đạt được trong năm học tới

Hoạt động 4 GV cho HS thảo luận nhóm đôi:

+ Chia sẻ với bạn bên cạnh về mục tiêu em đã trình bày trong phần hoạt động cá nhân

+ Cùng nhau xây dựng kế hoạch ( thảo luận, góp ý) cho mục tiêu đặt ra theo mẫu ( HS làm theo mẫu đã ghi ở bảng phụ)

Họ tên Mục tiêu Thời gian Biện pháp

KQ mong muốn 3. Củng cố, dặn dò:

-Nêu ý nghĩa 4 câu thơ Bác đã đọc?

Nhận xét tiết học

-HS lắng nghe - HS trả lời cá nhân

-Hoạt động nhóm 4 - HS thảo luận theo nhóm- Đại diện nhóm trình bày

-Các nhóm khác bổ sung - HS tự nguyện trả lời Các bạn sửa sai, bổ sung - HS làm bài cá nhân

trên giấy nháp -

-Hoạt động nhóm - HS thảo luận nhóm 2- TLCH

- Nhận xét

- HS làm bài trên bảng nhóm

- Đại diện nhóm trình bày - Các bạn bổ sung

- HS trả lời

Ngày soạn: 10/11/2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 13 tháng 11 năm 2019 Toán

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cộng các số thập phân.

- Biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.

(13)

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt tính, thực hện tính và giải toán có nội dung hình học.

3. Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

Đặt tính rồi tính 34,76+57,79 0,345+ 9,25 19,4+ 120,41

Nêu cách cộng hai số thập phân?

- GV nhận xét.

2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài tập 1 (11'): Tính rồi so sánh giá trị của a + b và b + a:

-Cho HS làm vào nháp.=> GV ghi kết quả lên bảng lớp.

+ Em có nhận xét gì về giá trị, vị trí các số hạng của a +b và b+a

+ Khi đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng như thế nào?

=> Đó chính là tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.

Bài tập 2 (9'): Thực hiện phép cộng rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại:

+ Em hiểu yêu cầu của bài dùng tính chất giao hoán để thử lại là như thế nào?

-GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài tập 3 (9'):

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

Muốn tính được chu vi hình chữ nhật trước hết ta phải tìm gì?

-GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Hoạt động của trò - 3 HS lên bảng-lớp nháp.

- HS nhận xét, bổ sung.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS nêu cách làm.

a + b = b + a

- Khi đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng không đổi.

=> Khi đổi chỗ hai số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.

a + b = b + a HS đọc đề bài.

-Thực hiện phép cộng xong, đổi chỗ các số hạng để tính tiếp.

a) +54,,6639 b)+54,,6639 - 2 HS lên chữa bài.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt miệng.

- Chiều dài HCN

-1HS làm bảng-lớp làm vở - Chữa bài - nhận xét

Bài giải

Chiều dài mảnh vườn : 30,63 + 14,74 = 45,37 (m)

Chu vi mảnh vườn là:

(14)

Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào ?

3.Củng cố- dặn dò(5')

Nêu tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân?

-Nhận xét giờ học.

-Dặn;chuẩn bị bài sau.

( 30,63 + 45,37) x 2 = 152(m) Đáp số: 152m

Tập làm văn

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I( TIẾT 5) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng( yêu cầu như tiết 1).

2. Kĩ năng: Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách của từng nhân vật trong vở kịch Lòng dân. Bước đầu có giọng đọc phù hợp.

3. Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng.VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy

1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Gọi HS đọc phân vai vở kịch Lòng dân

Nhận xét, đánh giá 2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng( 14')

- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.

- GV nhận xét từng HS.

c)Hướng dẫn HS làm bài tập(15') Bài tập 2:

a) Nêu tính cách của một số nhân vật trong vở kịch Lòng dân.

- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập

- Cả lớp và GV nhận xét,chốt kết quả đúng.

Hoạt động của trò 6 Hs đọc

Nhận xét, bổ sung.

-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại bài khoảng 1-2 phút).

-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.

-1 HS nêu yêu cầu.HS suy nghĩ, làm việc theo nhóm 4

-đại diện một số nhóm trình bày.

Nhân vật và tính cách một số nhân vật:

Nhân vật

Tính cách Dì

Năm

Bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm, bảo vệ cán bộ.

An Thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ.

Chú cán bộ

Bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân.

(15)

b) Luyện đọc đoạn kịch.(đóng vai) - GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

- GV cho HS thảo luận nhóm 7:

+Phân vai.

+Chuẩn bị lời thoại.

+Chuẩn bị trang phục, diễn xuất.

- GV nhận xét, bình chọn nhóm 3.Củng cố- dặn dò(5')

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những nhóm diễn kịch giỏi.

- Dặn HS về tích cực ôn tập.

Lính Hống hách.

Cai Xảo quyệt, vòi vĩnh.

HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV

- Các nhóm lên diễn kịch.

Nhận xét

Địa lí

NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết ngành trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi đang ngày càng phát triển.

- Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo được trồng nhiều nhất.

2. Kĩ năng: Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học, tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ, SGK, VBT.

- Máy tính, máy chiếu, phông chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Cho HS nêu phần ghi

- Mật độ dân số là gì ? Nêu đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta ?

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1') b. Các hoạt động:

Ngành trồng trọt:

* Hoạt động 1: (7') (Làm việc cả lớp) +Hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?

- GV nhận xét, đánh giá.

* Hoạt động 2: (7') (Làm việc theo cặp)

- 3- 4 HS trả lời.

- HS nhận xét.

- Cho 1 HS đọc mục 1-SGK

- Cho HS trao đổi cả lớp theo các câu hỏi:

- Ngành trồng trọt có vai trò:

+Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.

+Ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi.

- HS nhận xét.

- HS quan sát trên phông chiếu.

(16)

- Cho HS quan sát trên phông chiếu.

- Cho HS trao đổi theo cặp theo nội dung các câu hỏi:

+Kể tên một số cây trồng ở nước ta?

+Cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn?

+Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng?

+Nước ta đã đạt được thành tựu gì trong việc trồng lúa gạo?

Hãy kể những loại cây được trồng ở địa phương mình?

- GV kết luận.

Sử dụng PHTM - Khảo sát - dạng câu hỏi có nhiều lựa chọn.

- HS trả lời câu hỏi trên máy tính

- GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.

1 – C; 2 – C,3 – B.

* Hoạt động 3: (7') (Làm việc cá nhân) - GV kết luận.

Ngành chăn nuôi

* Hoạt động 4: (8') (Làm việc cả lớp) -Vì sao số lượng gia súc, cầm ngày càng tăng?

-Em hãy kể tên một số vật nuôi ở nước ta?

-GV cho HS quan sát trên phông chiếu và làm bài tập 2.

- Trao đổi theo cặp.

-Lúa gạo, ngô, rau, cà phê, cao su, hồ tiêu.

- Lúa gạo

-Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới.

-Đủ ăn, có gạo xuất khẩu.

- Mời HS trình bày.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

1) Ngành sản xuất chính trong nông nghiệp nước ta là :

A.Chăn nuôi B.Trồng Rừng C.Trồng trọt

D.Nuôi và đánh bắt cá, tôm

2)Loại cây được trồng nhiều nhất ở nước ta là :

A.Cà phê B.Cao su C.Lúa gạo D.Chè

3) Lúa gạo được trồng chủ yếu ở đâu ? A.Núi và cao nguyên

B.Đồng bằng C.Trung du D.Ven biển

- Cho HS quan sát hình 1.

- Cho HS trả lời câu hỏi cuối mục 1 - Mời một số HS trình bày.

- Do lượng thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo.

-HS làm bài tập 2-Tr. 88

Cây trồng Vật nuôi Vùng

núi

Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu.

Trâu, bò, dê, ngựa.

Đồng Lúa gạo, rau, Lợn, gà,

(17)

- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.

+ Trâu, bò thường được nuôi nhiều ở đâu?

+ Lợn và gia cầm thường được nuôi nhiều ở đâu?

3.Củng cố, dặn dò (5')

Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng ?

Kể tên một số cây trồng ở nước ta?

- GV nhận xét giờ học.

- Về học bài chuẩn bị bài sau.

bằng ngô, khoai. vịt, ngan.

Thể dục

TIẾT 19: ĐỘNG TÁC VẶN MÌNH TRÒ CHƠI: “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN”

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức:

- Ôn 3 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung.

- Học động tác văn mình của bài thể dục phát triển chung.

- Trò chơi: “Ai nhanh và kheo hơn”

2. Kỹ năng:

- Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng 3 động tác đã học.

- Bước đầu biết cách thực hiện động tác vặn mình của bài thể dục phát triển chung.

- Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.

3.Thái độ:

- Tự giác tích cực trong tập luyện tập.

- Tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giữ gìn trật tự, kỷ luật.

- Xây dựng thói quen luyện tập ở trường và ở nhà.

B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm: Trên sân trường - Phương tiện:

+ Giáo viên: Còi, 10 chiếc nghế nhựa, 2 cờ, giáo án + Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện.

C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

NỘI DUNG ĐỊNH

LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC I. Phần mở đầu.

- Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo sĩ số

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

- Khởi động xoay các khớp - Kiểm tra 3 động tác đã học.

- Nhận xét – Tuyên dương

5 phút Đội hình nhận lớp

(18)

II. Phần cơ bản.

a, Ôn 3 động tác vươn thở, tay và chân

b, Học động tác vặn mình

- Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thơi 2 tay dang ngang, căng ngực, ban ftay ngửa, mắt nhìn thẳng.

- Bước 2: Quay thân 90o sang trái, 2 chân giữ nguyên, đồng thời 2 tay dang ngang, bàn tay ngửa.

- Nhịp 3: Về như nhịp 1.

- Nhịp 4: Về TTCB.

- Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4, nhưng đổi bên.

c, Trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”

- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy đinh chơi

- Nhận xét – Tuyên dương

25 phút

Đội hình tập luyện

(GV) Động tác vặn mình.

+ Lần 1 - 2: GV làm mẫu phân tích kĩ thuật động tác.

+ Lần 3 - 4: GV hô cho hs tập + Lần 5: Từng tổ thực hiện - Nhận xét, sửa sai

Đội hình trò chơi

- Lần 1: Hs chơi thử

- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức có thi đua

III. Phần kết thúc.

- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh - GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét tiết học và giao bài tập về nhà.

5 phút Đội hình xuống lớp

Thực hành kiến thức Tiếng việt LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU

(19)

1. Kiến thức: Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần(mở bài thân bài kết bài) thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.

2. Kĩ năng: Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.

3. Thái độ: Học sinh tự giác tích cực trong học tâp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng lớp viết đề bài cấu tạo bài văn tả cảnh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh ? - Gv nhận xét

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Đề bài (1')

Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê em. (Có thể là cảnh biển, hồ nước, cánh đồng lúa….)

c) HS thực hành viết(28') GV quan sát nhắc nhở.

3.Củng cố, dặn dò(5') - Thu bài, nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị tiết sau.

Hoạt động của trò 1 hs trả lời

Hs nhận xét

- Dựa vào cấu tạo bài văn tả cảnh để viết bài.

- HS viết bài Ngày soạn: 11/11/2019

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 14 tháng 11 năm 2019 Tập làm văn

Kiểm tra định kì giữa học kì I

………

Toán

Kiểm tra định kì giữa học kì I

………

Thể dục

TIẾT 20: TRÒ CHƠI: “CHẠY NHANH THEO SỐ”

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức:

- Ôn 4 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung.

- Trò chơi: “chạy nhanh theo số”

2. Kỹ năng:

- Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng 4 động tác đã học.

- Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.

3.Thái độ:

- Tự giác tích cực trong tập luyện tập.

- Tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giữ gìn trật tự, kỷ luật.

- Xây dựng thói quen luyện tập ở trường và ở nhà.

(20)

B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm: Trên sân trường - Phương tiện:

+ Giáo viên: Còi, cờ, giáo án

+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện.

C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

NỘI DUNG ĐỊNH

LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC I. Phần mở đầu.

- Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo sĩ số

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học

- Khởi động: xoay các khớp - Kiểm tra 4 động tác của bài TD - Nhận xét – Tuyên dương

5 phút Đội hình nhận lớp

II. Phần cơ bản.

a, Ôn 4 động tác của bài thể dục đã học. tổ trưởng lớp điều khiển

- GV đến từng tổ quan sát và sửa sai cho từng em.

- Tổ chức trình diễn giữa các tổ - GV nhận xét tuyên dương những tổ tập tốt phê binh những tổ còn sai b, Chơi trò chơi:“chạy nhanh theo số”

+ Chuẩn bị:

- Kẻ hai vạch chuẩn bị và vạch đích cách nhau 2 – 3 m, cách vạch đích 10 – 15 m cắm một cờ nhỏ hoặc vẽ một vòng tròn có đường kính khoảng 0.4 – 0.5 m làm chuẩn.

- Chia số HS trong lớp thành hai đợt chơi nam, nữ riêng. Mỗi đợt thành 2 hàng dọc, mỗi hàng là một đội thi đấu. HS đứng sau vạch chuẩn bị, cách nhau 0.5 – 0.6 m, điểm số từ 1 đến hết. GV chỉ định 2 HS làm nhiệm vụ xác định ai về trước sau mỗi lần chạy.

+ Cách chơi:

25 phút

Đội hình chia tổ

- GV cùng hs quan sát nhận xét đánh giá kết quả.

Đội hình tập luyện

- Lần 1: Hs chơi thử

- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức có thi đua

(21)

Khi GV gọi số nào đó (VD số 2), thì số đó (số 2) của hai đội nhanh chóng tách khỏi hàng chạy nhanh về trước vòng qua cờ về đích, ai về trước, không phạm quy, người đó thắng, đội đó được 1 điểm. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy với các số khác nhau cho đến hết, đội nào được nhiều điểm nhất, đội đó thắng cuộc.

- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy đinh chơi

- Nhận xét – Tuyên dương III. Phần kết thúc.

- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh - GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét tiết học và giao bài tập về nhà.

5 phút Đội hình xuống lớp

Khoa học

ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh.

2. Kĩ năng: HS có kĩ năng phòng bệnh và tuyên truyền mọi người cùng tham gia phòng bệnh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Hình trang 42-43 SGK.Giấy vẽ, bút màu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Nêu cách phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ?

- GV nhận xét 2.Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hoạt động 1(14') Làm việc với SGK . +GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo yêu cầu như bài tập 1,2,3 trang 42 SGK.

+GV quan sát giúp đỡ HS.

+Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.

Hoạt động của trò - 3 HS trả lời.

- HS nhận xét.

HS làm việc cá nhân + HS lên chữa bài.

Đáp án:

Câu 1: Tuổi dậy thì ở nữ: 10-15 tuổi

(22)

c)Hoạt động 2(15'):Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1-SGK, trang 43, sau đó giao nhiệm vụ:

+Nhóm 1: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng bệnh sốt rét.

+Nhóm 2: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng bệnh sốt xuất huyết.

+Nhóm 3: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng bệnh viêm não.

+Nhóm 4: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh nhiễm HIV/AIDS.

-Vẽ xong các nhóm mang bài lên bảng dán.

Nhóm nào xong trước và đúng, đẹp thì thắng cuộc.

-GV : nhận xét tuyên dương các nhóm.

kết luận nhóm thắng cuộc.

3.Củng cố- dặn dò(5')

Mỗi chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh nói trên ?

GV nhận xét giờ học, nhắc HS thực hiện tốt việc phòng các loại bệnh đã học.

Tuổi dậy thì ở nam: 13-17 tuổi Câu 2: ý d

Câu 3: ý c

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Ngày soạn: 12/11/2019

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 15 tháng 11 năm 2019 Toán

TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết tính tổng nhiều số thập phân.

- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân

2.Kĩ năng: Biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy

1.Kiểm tra bài cũ(5')

Nêu cách cộng hai số thập phân?

12,3 + 11,5=?

6,7 + 31,24 =?

+ Nêu tính chất kết hợp của phép cộng?

- GV nhận xét 2.Bài mới

Hoạt động của trò - 2HS làm bảng-lớp nháp.

- HS nhận xét, bổ sung.

(23)

a)Giới thiệu bài(1')

b)Cách tìm tổng nhiều số thập phân(10') Ví dụ 1: GV nêu bài toán.

+ Làm thế nào để tính số lít dầu trong cả 3 thùng.

+ Dựa vào cách tính tổng 2 số thập phân suy nghĩ và tìm cách tính tổng của 3 số này?

- GV hướng dẫn HS thực hiện phép cộng tương tự như cộng hai số thập phân:

-Cho HS nêu cách tính tổng nhiều số thập phân.

Ví dụ 2:GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS làm + Nêu cách tính chu vi hình tam giác?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Cho HS nêu lại cách tính tổng nhiều STP.

c)Luyện tập Bài 1(6')

+ Cho HS nêu lại cách đặt tính, cách tính của 1 phép tính.

+ Khi tính tổng của nhiều số thập phân có cách làm nào để tính tổng được nhanh hơn không?

Bài tập 2 (7')

-Cho HS nêu cách làm.

+ Em đã gặp 2 biểu thức như trên khi học t/c nào của phép cộng các số tự nhiên - phép cộng các số thập phân cũng có tính chất kết hợp.

+ Hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.

Bài tập 3 (6') .

-Hướng dẫn HS vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp để tính nhanh.

-Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng.

3.Củng cố- dặn dò(5')

Muốn tìm tổng nhiều số thập phân ta làm

-Ta phải tính:

27,5 + 36,75 + 14,5 = ? ( l )

- 1HS lên bảng -lớp trao đổi theo cặp - làm nháp.

-Chữa nhân xét.

Đặt tính rồi tính. 27,5 +36,75 14,5 78,75

- để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân.

-1 HS lên bảng làm-lớp nháp.

-Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

Bài giải

Chu vi của hình tam giác là:

8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 (dm) Đáp số: 24,95 dm

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 2HS chữa bài..

- HS nhận xét, bổ sung.

- 1 HS nêu yêu cầu

-HS làm bài và tự rút ra nhận xét:

(a + b) + c = a + (b + c) - T/c kết hợp

HS đọc ( SGKtrang 52)

1 HS đọc đề bài - HS làm vào vở.

2 HS lên bảng chữa bài.-giải thích cách làm bài.

a) 4,67 + 5,88 + 3,12 = (5,88 + 3,12) + 4,67 = 9 + 4,67 = 13,67

(24)

như thế nào?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: chuẩn bị bài sau

Sinh hoạt

NHẬN XÉT TUẦN 10 I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT 1.Ô.Đ.T.C.

2.Nhận xét chung trong tuần.

a.Lớp trưởng nhận xét-ý kiến của các thành viên trong lớp.

b.Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp.

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

...

...

- Mặc đồng phục:...

- Đội viên thực hiện việc đeo khăn quàng:...

*Học tập:

...

...

....

*Các hoạt động khác:

...

...

3.Phương hướng tuần tới.

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp, HS trong lớp thực hiện nhiệm vụ theo đúng sự phân công.

- Hoàn thành trang trí lớp.

- Thực hiện tốt an toàn trong trường học, thực hiện VSATTP. Không ăn quà vặt.

- Phòng dịch bệnh sốt xuất huyết. Thực hiện tốt ATGT. Không sử dụng pháo, đốt thả đèn trời, không chơi trò chơi bạo lực...

- Tích cực chăm sóc công trình măng non

(25)

Kĩ năng sống

BÀI 3: TINH THẦN HỢP TÁC (T.1) I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Thấy được lợi ích của việc hợp tác với người khác trong công việc.

2. Kĩ năng: Tạo lập được thói quen hợp tác với những người xung quanh.

3. Thái độ: Giáo dục tinh thần hợp tác, đoàn kết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Sách Thực hành năng sống- lớp 5. NXB Giáo dục VN

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS

1. Ổn định 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài : b. Nội dung

- Chủ đề: Giao tiếp, hợp tác - Bài học: Tinh thần hợp tác

+ HĐ1: Chuẩn bị tâm thế: Cá nhân Câu chuyện: Chuyện của minh + HĐ2: Trải nghiệm

+Bài tập 1: Thảo luận nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu của BT - Yc thảo luận nhóm 4

- Gọi HS đọc tình huống và trả lời:

+Vì sao nhóm của Minh không hoàn thành bài tập?

+Nếu em là Minh, em sẽ làm gì để nhóm mình hoàn thành bài tập?.

- Gọi HS nêu.

- Chốt ý đúng.

+ Bài tập 2: Cá nhân

Đánh dấu X vào ... ở hình ảnh thể hiện tinh thần hợp tác với những người xung quanh.

- Cho HS làm cá nhân.

- Nhận xét, tuyên dương + Bài tập 3: Trò chơi: Gỡ rối Gọi HS đọc yêu cầu của BT - HD HS chơi theo SGK - Tổ chức chơi trò chơi - Trình bày ý kiến

C, Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị nội dung cho tiết học sau.

Hát

- Đọc đầu bài – ghi vở.

-

1HS đọc câu chuyện.

- HS đọc yêu cầu BT1 - Thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS đọc yêu cầu BT2 - HS làm bài

- HS đọc yêu cầu BT3 - HS chơi nhóm 6.

- 1 HS trong nhóm ghi lại kết quả của nhóm mình

………..

Yên Đức, ngày …. Tháng 11 năm 2019

(26)

Tổ trưởng

Vũ Thùy Linh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

2.Kiến thức:  Hiểu ý nghĩa : Tình cảm thiết tha gắn bó, của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.. - Trả

2.Kĩ năng: Viết được những điểm cần ghi nhớ về: Tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: “Măng mọc thẳng”.. 3.Thái

Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần iêu,yêu và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần iêu, yêu.. - Phát

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Quan tâm, chăm sóc và năng lực diều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau2. - Nhận biết được biểu

- Biết chia sẻ thông tin với bạn bè về lớp học, trường học và những hoạt động ở lớp, ở trường - Biết giao tiếp, ứng xử phù hợp với vị trí, vai trò và các mối quan hệ

* Mục tiêu: Biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ trong gia đình của mình.. * Cách

- Yêu cầu HS: Mỗi ngày thực hiện ít nhất 2 hành  động thể hiện sự quan tâm của mình đối với người thân.. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Yêu cầu  HS

- Thông qua việc thực hiện phép tính gồm cả đặt tính, trình bày, lí giải được cách thực hiện bài tập của mình Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận