• Không có kết quả nào được tìm thấy

Biết chế tạo ra đồ đá để sản xuất

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Biết chế tạo ra đồ đá để sản xuất"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HKI – 2021-2022 MÔN: LSĐL 6

I- PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Người tối cổ thường sinh sống ở:

A. Những túp lều bằng cành cây, cỏ khô.

B. Hang động.

C. Hang động, mái đá, những túp lều bằng cành cây hoặc cỏ khô.

D. Hang đá, mái đá.

Câu 2: Trong quá trình tồn tại và phát triển, người tối cổ đã có phát minh lớn:

A. Biết giữ lửa trong tự nhiên.

B. Biết chế tạo ra lửa bằng cách ghè hai mảnh đá với nhau.

C. Biết chế tạo ra đồ đá để sản xuất.

D. Biết sử dụng kim loại.

Câu 3: Con người phát hiện ra kim loại và biết chế tạo vào thời gian:

A. Thế kỉ IV TCN B. Thế kỉ V TCN

C. Thế kỉ VI TCN D. Thế kỉ VII TCN

Câu 4: Kim tự tháp là thành tựu văn hóa tiêu biểu của quốc gia:

A. Cổ đại Trung Quốc. B. Cổ đại Lưỡng Hà.

C. Cổ đại Rô-ma. D. Cổ đại Ai Cập.

Câu 5: Kể tên các quốc gia cổ đại phương Tây:

A. Ai Cập và Lưỡng Hà B. Hi Lạp và Rô ma

C. Hi Lạp và Lưỡng Hà D. Rô ma và Ai Cập

Câu 6: Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân ta hồi đó?

A. Chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

C. Phát triển sản xuất.

D. Chống hạn hán, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Câu 7: Vua Hùng Vương chia đất nước thành

A. 10 bộ B. 13 bộ C. 14 bộ D. 15 bộ

Câu 8: Lí do đúng nhất dẫn đến sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở nước ta:

A. Do nhu cầu liên kết chống ngoại xâm.

B. Do nhu cầu về thuỷ lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp.

C. Do nhu cầu phân hoá xã hội sâu sắc.

D. Do nhu cầu về thuỷ lợi, quản lí xã hội và liên kết chống ngoại xâm.

Câu 9: Thức ăn chính hàng ngày của cư dân Văn Lang là:

A. Cơm nếp, rau quả, thịt, cá.

B. Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá.

C. Cơm nếp, cơm tẻ, rau khoai, giá đỗ.

D. Cơm tẻ, ngô, khoai, giá đỗ.

Câu 10: Truyện “Bánh chưng bánh giầy” cho ta biết tục lệ gì của cư dân Văn Lang.

A. Ăn nhiều gạo nếp. B. Tục thờ cúng tổ tiên.

C. Cư dân Văn Lang không thích ăn gạo nếp. D. Nhiều trò chơi được tổ chức.

Câu 11: Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang là:

A. Nhà làm bằng đất. B. Nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa...

C. Nhà làm bằng ngói. D. Nhà làm bằng đất sét trộn rơm.

Câu 12: Thời Văn Lang, ngoài việc đúc lưỡi cày, vũ khí,… những người thợ thủ công còn biết đúc

A. Cuốc B. Xẻng C. Trống đồng, thạp đồng D. Dao

(2)

Câu 13: Độ cao tương đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến:

A. Nơi có sườn thoải B. Mực nước biển

C. Đáy đại dương D. Chỗ thấp nhất của chân núi

Câu 14: Ngọn núi được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương” nằm trên lãnh thổ nước ta là:

A. Núi Bạch Mã B. Núi Phan-xi-păng

C. Núi Ngọc Linh D. Núi Trường Sơn

Câu 15: Khi khu vực giờ gốc (múi giờ số 0) là 4 giờ, thì ở nước ta (múi giờ số 7) là:

A. 11 giờ B. 5 giờ C. 9 giờ D. 12 giờ

Câu 16: Vào các ngày 21-3 (Xuân phân) và 23 - 9 (Thu phân), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào:

A. Vòng cực B. Chí tuyến Bắc C. Chí tuyến Nam D. Xích đạo Câu 17: Người tối cổ tự cải biến mình, hoàn thiện mình từng bước:

A. Nhờ phát minh ra lửa B. Nhờ chế tạo đồ đá

C. Nhờ quá trình lao động D. Nhờ sự thay đổi của thiên nhiên Câu 18: Phần trên của bia đá khắc bộ luật Ham-mu-ra-bi khắc hình:

A. Vua Ham – mu – ra –bi B. Thần Sa-mát

C. Thần Mặt trăng D. Chiếc cân

Câu 19: Ai Cập cổ đại được hình thành ở lưu vực dòng sông:

A. Sông Nin B. Sông Hằng C. Sông Ấn D. Sông Hoàng Hà Câu 20: Hệ thống chữ số kế cả số 0 mà hiện nay ta đang dùng là phát minh của:

A. Người Ai Cập B. Người Ấn Độ

C. Người Hi Lạp D. Người Trung Quốc

Câu 21: Lịch sớm xuất hiện ở các quốc gia phương Đông cổ đại vì:

A. Để phục vụ yêu cầu sản xuất nông nghiệp.

B. Để làm vật trang trí trong nhà cho đẹp.

C. Để phục vụ yêu cầu học tập.

D. Để thống nhất các ngày lễ hội trong cả nước.

Câu 22: Nghề thủ công được chuyên môn hóa cao là:

A. Nghề làm đồ gồm, dệt vải. B. Nghề dệt vải, lụa.

C. Nghề xây nhà, đóng thuyền. D. Nghề luyện kim (đúc đồng, rèn sắt).

Câu 23: Ngoài cây lương thực và hoa màu, cư dân Văn Lang còn biết trông cây gì mà thời kì nguyên thủy chưa có?

A. Trồng cây khoai lang. B. Trồng cây bầu, cây bí.

C. Trồng dâu nuôi tằm để dệt vải. D. Trông cây chuối, cây cau.

Câu 24: Cư dân Văn Lang, Âu Lạc đi lại giữa các làng, chạ chủ yếu bằng:

A. Thuyền B. Đi bộ C. Đi ngựa D. Đi xe đạp

Câu 25: Khu vực Đông Nam Á hiện nay có bao nhiêu quốc gia

A. 10 B. 11 C. 12 D. 13

Câu 26: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á hình thành vào thời gian nào?

A. Từ thế kỉ I đến thế kỉ VII B. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XII D. Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XV Câu 27: Thục Phán tự xưng là An Dương Vương tổ chức lại nhà nước, đóng đô:

A. Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ). B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

C. Phú Xuân (Huế). D. Hoa Lư (Ninh Bình).

Câu 28: Âu Lạc rơi vào tay nhà Triệu và bị sát nhập vào đất đai của Nam Việt vào thời gian:

A. Năm 179 TCN B. Năm 111 TCN

(3)

C. Năm 207 TCN D. Năm 109 TCN Câu 29: Chuyển động tịnh tiến là:

A. Trái đất tự quay quanh trục, vừa chuyển động quanh mặt trời và thay đổi hướng nghiêng.

B. Trái đất chỉ quay quanh trục.

C. Trái đất chỉ thực hiện chuyển động quanh mặt trời.

D. Trái đất thực hiện cả hai chuyển động quanh trục và quanh mặt trời, giữ nguyên hướng nghiêng của trục.

Câu 30: Vào ngày nào trong năm ở cả hai nửa cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?

A. Ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12 B. Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9 C. Ngày 22 tháng 3 và ngày 22 tháng 9 D. Ngày 21 tháng 6 và ngày 23 tháng 12

Câu 31: Độ cao tuyệt đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến:

A. Mực nước biển trung bình B. Chân núi

C. Đáy đại dương D. Chỗ thấp nhất của chân núi

Câu 32: Vùng núi đá vôi Phong Nha là hang động đá vôi nổi tiếng ở tỉnh:

A. Thanh Hóa B. Nghệ An C. Quảng Nam D. Quảng Bình

(LƯU Ý: CÁC CÂU IN ĐẬM, MÀU XANH LÁ LÀ ĐÁP ÁN ĐÚNG) II- PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Em hãy nêu tác động của công cụ lao động bằng kim loại đối với sự biến chuyển trong xã hội nguyên thủy.

 Trả lời:

- Nhờ công cụ lao động bằng kim loại, con người có thể làm ra một lượng sản phẩm dư thừa.

- Những sản phẩm dư thừa này thuộc về một số người dẫn đến sự phân hóa giữa người giàu và người nghèo.

Câu 2: Trình bày thành tựu tiêu biểu về khoa học kĩ thuật của người Trung Quốc cổ đại.

 Trả lời:

- Phát minh ra thiết bị đo động đất sớm nhất Thế giới (gọi là địa động nghi).

- 4 phát minh quan trọng (tứ đại phát minh) là: kĩ thuật làm giấy, thuốc nổ, la bàn và kĩ thuật in.

Câu 3: Quan sát hình 14.2 “Sơ đồ tổ chức bộ máy Nhà nước Văn Lang” và kiến thức đã học, em hãy:

- Trình bày về tổ chức bộ máy của nhà nước Văn Lang.

- Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy Nhà nước Văn Lang?

(4)

 Trả lời:

Trình bày tổ chức bộ máy của nhà nước Văn Lang:

- Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương. Ông chia nước làm 15 bộ, giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng.

- Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính.

Nhận xét về tổ chức bộ máy Nhà nước Văn Lang.

- Tổ chức bộ máy Nhà nước Văn Lang còn đơn giản vì chưa có luật pháp và quân đội. Mở đầu thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.

Câu 4: Giải thích tại sao có hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái đất.

 Trả lời:

Do Trái đất có dạng hình cầu và chuyển động tự quay quanh trục từ tây sang đông nên khắp mọi nơi trên Trái đất đều lần lượt có ngày và đêm.

Câu 5: Dựa vào thông tin trong bài viết: “Động đất tại Nê-pan” dưới đây, em hãy nêu nguyên nhân và hậu quả của trận động đất.

Động đất tại Nê-pan

Tháng 4 năm 2015, tại Cát-man-đu, Nê-pan đã xảy ra trận động đất với cường độ vào khoảng 7,8 độ rich-te gây ra thương vong cho gần hàng nghìn người.

Nhân chứng sống sót mô tả, khi đang làm việc trong phòng, bỗng nhiên bàn làm việc rung lắc mạnh. Sau đó, điện tắt, các thiết bị như lò vi sóng, ti vi,... rơi xuống đất vỡ tan.

Thành phố đổ nát không hi vòng gì sẽ có điện lại và nước trở nên rất quý giá.

Các chuyên gia xác định, sự dịch chuyển của mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a về phía bắc là nguyên nhân của trận động đất. Sự dịch chuyển mạnh của mảng này dẫn đến va đập ở các chỗ nứt gãy và làm chấn động vùng núi Hi-ma-lay-a.

(Theo sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí – Bộ Chân trời sáng tạo, trang 141)

 Trả lời

a-Nguyên nhân:

- Do sự dịch chuyển của mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a về phía bắc dẫn đến va đập ở các chỗ nứt gãy và làm chấn động vùng núi Hi-ma-lay-a.

b- Hậu quả:

- Thành phố đổ nát, mất điện, thiếu nước.

- Gây ra thương vong cho hàng nghìn người.

Câu 6: Trình bày sự xuất hiện của công cụ lao động bằng kim loại.

 Trả lời

- Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người nguyên thủy đã phát hiện ra kim loại.

- Kim loại được sử dụng vào những mục đích như: khai phá đất hoang, xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà và khai thác mỏ, trồng trọt, săn thú…

Câu 7: Tác động của điều kiện tự nhiên (hải cảng, biển đảo) đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hy Lạp.

 Trả lời

- Hy Lạp có đường bờ biển dài, nhiều đảo nhỏ, có nhiều cảng biển tự nhiên, thuận tiện cho giao thương, buôn bán…

=> Tạo điều kiện cho sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.

(5)

Câu 8: Dựa vào thông tin trong bài học và tư liệu hình 14.1 dưới đây, em hãy:

- Cho biết nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?

- Nêu phạm vi không gian của nước Văn Lang.

- Cho biết kinh đô của nước Văn Lang thuộc địa phương nào ngày nay?

 Trả lời

- Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN.

- Phạm vi không gian của nước Văn Lang: ven sông Hồng từ Việt Trì (Phú Thọ) đến chân núi Ba Vì (Hà Nội) ngày nay.

- Kinh đô của nước Văn Lang ở Bạch Hạc (Phú Thọ ngày nay).

Câu 9: Em hãy trình bày vai trò của lớp vỏ Trái đất.

 Trả lời

Lớp vỏ Trái đất là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như đất, đá, không khí, nước, sinh vật...

Câu 10: Đo độ dài được hai điểm A và B trên tờ bản đồ có tỉ lệ 1: 15 000 là 5cm thì khoảng cách trên thực địa của hai điểm này là bao nhiêu mét?

 Trả lời

Trình bày cách tính và kết quả 5 x 15 000 = 75000 cm = 750 m

--- Hết ---

CHÚC CÁC EM ÔN T P T T VÀ LÀM BÀI KI M TRA HKI Đ T K T QU CAOẬ Ố Ể Ạ Ế Ả NH T!Ấ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các nhà lãnh đạo phải là người đưa ra phương hướng hành động hoặc sự hỗ trợ hoặc cả hai để đảm bảo rằng mục tiêu của cá nhân phù hợp với các mục tiêu tổng

Xét về nhân viên marketing, kiến thức chuyên môn vẫn chưa được áp dụng nhiều, không được cải tiến thường xuyên, thay vào đó là thực hiện theo kinh

Để làm cầu bắt qua sông, làm đường ray tàu hỏa người ta sử dụng vật liệu nào?. ta sử dụng vật

Sự phát hiện ra kim loại và bước tiến của xã hội nguyên thuỷ.. Nội dung hoạt động: GV cho HS quan sát bức tranh H1 Sơ đồ quá trình xuất hiện công cụ kim loại

Xuất phát từ những lý do đó, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích những nhân tố tác động đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động trực tiếp tại Công ty

Xuất phát từ thực tiễn trên và nhận thấy được tầm quan trọng của họat động Marketing và tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ HUY THỊNH,

Phân tích tác động của các nhân tố thành phần Marketing mix đến sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm đồng phục của công ty TNHH Thương hiệu và

I.. Ñeå giaûi thích nguyeân nhaân cuûa söï vieäc hoaëc tình traïng neâu trong caâu , ta coù theå theâm vaøo caâu nhöõng traïng ngöõ chæ nguyeân nhaân .. 2.