• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH"

Copied!
104
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ LAN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO NGÀNH DU LỊCH

TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. TRƯƠNG TẤN QUÂN

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong đề tài nghiên cứu này là trung thực và đều đãđược chỉrõ nguồn gốc

Tác giluận văn

Lê ThịLan

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòngĐào tạo, Khoa sau đại học, cùng các thầy, cô giáo trong trường Đại học kinh tếHuế đã tận tình giúpđỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện Đềtài.

Đặc biệt xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Trương Tấn Quân đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Sở Kếhoạch – Đầu tư tỉnh Quảng Bình, Sở Tài chính Quảng Bình, Cục thống kê tỉnh Quảng Bình, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình,… đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ khi điều tra tài liệu, sốliệu đểthực hiện luận văn này.

TÁC GIẢLUẬN VĂN

Lê ThịLan

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN

Họvà tên học viên: Lê ThịLan

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Niên khóa: 2016–2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trương Tấn Quân

Tên đề tài: "Hoàn thin công tác qun lý vốn đầu tư từ NSNN cho ngành du lch tnh Qung Bình"

1. Tính cấp thiết của đềtài

Du lịch Quảng Bình những năm qua đã đạt được nhịp độ tăng trưởng khá, tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, phải nhìn nhận một cách khách quan là Du lịch Quảng Bình vẫn đang phát triển chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương, sự quan tâm đầu tư của tỉnh cho ngành du lịch. Nguyên nhân chủyếu là công tác đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho ngành du lịch còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hiệu quả. Vì vậy, việc nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho ngành du lịch tỉnh Quảng Bình là rất cần thiết, có ý nghĩa cảvềlý luận và thực tiễn.

2.Phương pháp nghiên cứu

- Sốliệu sơ cấp: Sốliệu sơ cấp được thu thập từviệc điều tra phỏng vấn trực tiếp cán bộquản lý nhà nước bằng bảng hỏi được thiết kếsẵn.

- Sốliệu thứcấp: Sốliệu thứcấp được thu thập từviệc khai thác báo cáo của các ngành Xây dựng, Đầu tư và Tài chính tỉnh Quảng Bình và các niên giám thống kê từ năm 2010 đến năm 2016.

3. Kết quảnghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

Trên cơ sởphân tích quá trình quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho ngành du lịch tỉnh Quảng Bình giaiđoạn 2014-2016, luận văn đã nêu rađược những ưu điểm cũng như các mặt hạn chế của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình, phân tích rõ các nguyên nhân, từ đó, luận văn đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư cho ngành của tỉnh Quảng Bình.

Trên cơ sở kết hợp một cách chặt chẽgiữa lý luận và thực tiễn, với phương pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã nêu ra và giải quyết được một sốnội dung lý luận và thực tiễn vềcông tác quản lý vốn cho ngành du lịch tại tỉnh Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT

TT CHỮVIẾT TẮT GIẢI NGHĨA

1 CNH Công nghiệp hóa

2 HĐH Hiện đại hóa

3 HĐND Hội đồng nhân dân

4 ICOR Hiệu quảsửdụng vốn đầu tư

5 KBNN Kho bạc nhà nước

6 KH&ĐT Kếhoạch và Đầu tư

7 KT-XH Kinh tếxã hội

8 NSNN Ngân sách nhà nước

9 TC-KH Tài chính–Kếhoạch

10 TSCĐ Tài sản cố định

11 UBND Ủy ban nhân dân

12 XDCB Xây dựng cơ bản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

MỤC LỤC

Lời cam đoan... i

Lời cảm ơn... ii

Tóm lược luận văn... iii

Danh mục các chữviết tắt ... iv

Mục lục...v

Danh mục biểu đồ... ix

MỞ ĐẦU ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu...2

5. Cấu trúc luận văn...3

CHƯƠNGI:CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀCÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO NGÀNH DU LỊCH ...4

1.1. CƠ SỞLÝ LUẬN VỀCÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ...4

1.1.1. Khái niệm, nội dung, vai trò của đầu tư...4

1.1.2. Nguồn vốn đầu tư...9

1.1.3. Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước...14

1.1.4. Nội dung quản lý vốn đầu tư phát triển ngành từ Ngân sách Nhà nước cho phát triển ngành...15

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN đối với ngành. ...21

1.2. CƠ SỞTHỰC TIỄN VỀCÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ...22

1.2.1. Hệthống các văn bản liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư...22

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước ...24 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯTỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH .28

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

2.1. Điều kiện tựnhiên, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Bình ...28

2.1.1. Điều kiện tựnhiên ...28

2.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội ...28

2.1.3. Kết quảthực hiện một sốchỉtiêu chủyếu năm 2016...30

2.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình ...31

2.2.1. Số lượng khách du lịch đến Quảng Bình ...31

2.2.2. Cơ sởvật chất phục vụdu lịch ...32

2.3. Thực trạng quản lý vốn đầu tư của nhà nước cho phát triển du lịchởtỉnh Quảng Bình ...34

2.3.1. Lập kếhoạch và phân bổvốn đầu tư...34

2.3.2. Tình hình thực hiện kếhoạch vốn đầu tư của nhà nước cho phát triển du lịch ởtỉnh Quảng Bình ...35

2.3.3. Công tác giám sát, quyết toán công trình đầu tư...37

2.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra đầu tư cơ sởhạtầng bằng vốn ngân sách nhà nước...41

2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư từNSNN cho ngành du lịch tỉnh Quảng Bình ...43

2.4.1 Đặc điểm cơ bản của các đối tượng được điều tra, phỏng vấn ...44

2.4.2. Kiểm định hệsố Cronbach’s Alpha...45

2.4.3. Phân tích các nhân tốkhám phá (EFA) nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý vốn đầu tư...47

2.4.4. Phân tích hồi qui nhằm xác định vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý vốn đầu tư từNSNN cho ngành du lịchởtỉnh Quảng Bình...50

2.5 Đánh giá chung thực trạng quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho ngành du lịch tỉnh Quảng Bình ...52

2.5.1. Những kết quả đạt được ...52

2.5.2. Hạn chếvà nguyên nhân ...54

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH ...61

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂHOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH61

3.1.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình ...61

3.1.2. Mục tiêu đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Bình thời kỳ2017-2020 ...61

3.1.3. Dựbáo một sốchỉtiêu chủyếu của vốn đầu tư cho ngành du lịch tỉnh Quảng Bình ...62

3.1.4 Quan điểm vềviệc tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho ngành của tỉnh Quảng Bình...65

3.1.5 Định hướng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước cho ngành du lịch tỉnh Quảng Bình ...67

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪ NSNN CHO NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH ...69

3.2.1. Nhóm giải pháp chung ...69

3.2.2. Nhóm giải pháp chuyên môn ...73

3.2.3. Nhóm giải pháp điều kiện ...86

3.3. Kiến nghị...88

3.3.1 Kiến nghịvới Trung ương...88

3.3.2. Kiến nghị với các Bộ...90

KẾT LUẬN ...91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...92 QUYẾT ĐỊNH VỀVIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá thực tế) ...29 Bảng 2.2. Số cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình ...32 Bảng 2.3. Kếhoạch vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực du lịch của tỉnh Quảng Bình giaiđoạn 2014-2016 ...34 Bảng 2.4. Tình hình thực hiện kếhoạch vốn đầu tư của nhà nước cho phát triển

du lịch ởtỉnh Quảng Bìnhgiai đoạn 2014-2016 ...35 Bảng 2.5. Tình hình giải ngân kếhoạch vốn đầu tư của nhà nước cho phát triển

du lịch ởtỉnh Quảng Bìnhgiai đoạn 2014-2016 ...36 Bảng 2.6. Số lượng vốn, công trìnhđầu tư cho du lịch của tỉnh Quảng Bình

giai đoạn 2014-2016 được tổchức giám sát, đánh giá...38 Bảng 2.7. Tình hình thu hồi và giảm trừvốn đầu tư XDCB qua quyết toán công

trình xây dựng từ ngân sách nhà nướcgiai đoạn 2014-2016 ngành du lịch tỉnh Quảng Bình ...40 Bảng 2.8. Cơ cấu giới tính và độ tuổi của người được điều tra...44 Bảng 2.9. Kiểm định độtin cậy đối với các biến điều tra ...45 Bảng 2.10. Kiểm định số lượng mẫu thích hợp KMO (KMO and Bartlett's Test)47 Bảng 2.11. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý vốn

đầu tư từNSNN cho ngành du lịchởtỉnh Quảng Bình ...48 Bảng 2.12. Hệsố xác định phù hợp của mô hình ...51 Bảng 2.13. Kết quảphân tích hồi quy nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng

quản lý vốn đầu tư từNSNN cho ngành du lịchởtỉnh Quảng Bình ..52

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Hình 2.1: Tổng sản phẩm từ năm 2006-2016 ...29 Hình 2.2. Số lượng khách du lịch đến Quảng Bình giai đoạn 2006–2015 ...32

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đềtài

Kinh tếcàng phát triển, vai trò của ngành du lịch đối với nền kinh tếngày càng quan trọng. Xu thế này một mặt phản ánh đóng góp của ngành du lịch ngày càng tăng đối với nền kinh tế. Mặc khác, xu thế này phản ánh sự gia tăng của nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, khám phá của con người khi xã hội càng phát triển.Như vậy, sự phát triển của ngành du lịch đang mởra những cơ hội lớnđối với người dân, doanh nghiệp, cung như nền kinh tế.

Quảng Bình là một tỉnh có điều kiện thuận lợi vềtài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường và những ưu đãi khác do thiên nhiên ban tặng đểphát triển du lịch nhất là các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và tham quan thắng cảnh. Từ nhiều năm tỉnh Quảng Bình luôn xác định ngành du lịch là ngành kinh tế động lực của tỉnh và thực tiễn trong những năm qua, ngành du lịch tỉnh Quảng Bìnhđạt được nhịp độ tăng trưởng khá, làm tăng tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân.

Để có được những kết quảtrên, Chính quyền địa phương mà cụthể là UBND tỉnh và các đơn vị chuyên môn đã ban hành nhiều chính sách khác nhau nhằm khai thác hiệu quảtiềm năng của ngành cho phát triển kinh tế địa phương. Từ các chính sách qui hoạch, chính sách đầu tư và thu hútvốn đầu tư, chính sách phát triển nguồn nhân lực và nhiều chính sách liên quan khác. Tuy nhiên, phải nhìn nhận một cách khách quan là Du lịch Quảng Bình vẫn đang phát triển mang tính tự phát, manh mún và sản phẩm khá đơn điệu, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của ngành.

Có nhiều nguyên nhân, trong đó công tác đầu tư từ ngân sách nhà nước cho ngành du lịch còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hiệu quả.

Do vậy, việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống để tìm ra những giải pháp quản lý vốn đầu tư từ NSNN nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Bình, để ngành này thực sự trở thành ngành kinh tế động lực trong tương lai gần, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh là yêu cầu và nhiệm vụcấp thiết.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

Xuất phát từnhững vấn đề nêu trên, đề tài "Hoàn thin công tác qun lý vn đầu tưtNSNN cho ngành du lch tnh Qung Bình"đãđược lựa chọnđểnghiên cứu làm luận văn thạc sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho ngành du lịch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho ngành du lịch đến 2025, góp phần thúc đẩy ngành du lịch và kinh tế địa phương phát triển.

Mục tiêu cụthể

+ Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tưtừNSNN cho ngành du lịch;

+ Đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tưtừNSNN cho ngành du lịch Quảng Bìnhgiai đoạn 2014-2016 ;

+ Đề xuất hệthống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho ngành du lịch tỉnh Quảng Bìnhđến năm 2025.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho ngành du lịch.

Phạm vi nghiên cứu:

- Vềkhông gian: công tác quản lý vốn đầu tư từNSNN cho ngành du lịch tỉnh Quảng Bình.

- Về thời gian: Giai đoạn 2014-2016và định hướng phát triển giai đoạn 2017- 2025.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương phápthu thập thông tin, dữliệu:

+ Số liệu thứ cấp: Thu thập thông tin từ nguồn báo cáo UBND tỉnh, Sở Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các báo cáo của các cơ quan ban ngành liên quan.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

+ Sốliệu sơ cấp: Được thu thập thông qua điều tra cán bộ nhà nước liên quan đến quản lý vốn đầu tư vềdu lịch và các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Qui mô mẫu là100 đối tượng liên quan.

- Phương phápphân tích và xửlý sốliệu:

+ Thống kê mô tảkết hợp với phương pháp sosánh: Thống kê các số liệu, các chỉ tiêu qua các thời kỳ, qua các tiêu thức đểlàm rõ xu hướng trong quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho ngành du lịch ở địa phương. Bên cạnh đó, thống kê mô tả, thống kê so sánh để xác định đánh giá của các đối tượng liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư từNSNN cho ngành du lịch.

+ Phương pháp phân tích các nhân tố, phân tích hồi qui: Nhằm xác định các nhân tố tác động đến công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho ngành du lịch và vai trò của các nhân tố đó.

+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Khảo sát, thu thập ý kiến của chuyên gia các ngành, của địa phương về tình hình công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho ngành du lịch củađịa phương.

5. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành03 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho ngành du lịch

Chương 2. Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tưtừngân sáchnhà nước cho ngành du lịch tỉnh Quảng Bình

Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho ngành du lịch tỉnh Quảng Bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

CHƯƠNGI:

CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀCÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO NGÀNH DU LỊCH 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀCÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1.1. Khái niệm, nội dung, vai trò của đầu tư 1.1.1.1. Khái niệm đầu tư

Đầu tư là khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau,ở các cấp độ và góc độ khác nhau. Điều này phản ánh cách hiểu, cách nhìn nhận vềkhái niệm cũng khá đa dạng và phong phú.

Đầu tư theo nghĩa rộng: Đầu tư có thể hiểu là quá trình bỏ vốn bao gồm cả tiền, nguồn lực, công nghệ,... để đạt được một hay nhiều mục tiêu đãđịnh trước mà các mục tiêu đó có thể là chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội hay chỉ là mục tiêu nhân đạo đơn thuần.

Đầu tư theo nghĩa hẹp: Đầu tư được hiểu cụthể hơn và mang bản chất kinh tế hoạt động đầu tư mang mục đích kiếm lời, tính sinh lời là đặc trưng cơ bản và chủ yếu của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực kinh tế.

Theo phương diện hoạch định tài chính: Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lựcở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quảnhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Tóm lại: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

1.1.1.2. Phân loại đầu tư

Phân loại đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý, mỗi hình thức đầu tư có vị trí, đặc điểm khác nhau, đòi hỏi phải có cách quản lý khác nhau;

theo các tiêu chí khác nhau, hoạt động đầutư có thểchia thành các loại sau:

a- Theo mối quan hệ với sự gia tăng của cải vật chất xã hội, đầu tư được chia thành hai loại:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

- Đầu tư phát triển (gọi tắt là đầu tư): Là quá trình sửdụng vốn đầu tưnhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tếnói chung, của địa phương, của ngành và các cơ sởsản xuất kinh doanh dịch vụnói riêng thông qua các hoạt động xây dựng nhà cửa, cấu trúc hạtầng, mua sắm và lắp đặt máy móc thiết bị, tiến hành các công tác đầu tưphát triển ngành khác và thực hiện các chi phí phục vụ cho một chu kỳhoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật này. Loại đầu tư này thường là các hoạt động đầu tư phát triển ngành như: xây dựng nhà máy, đường sá, trường học, bệnh viện…

- Đầu tư chuyển dịch: Là hoạt động đầu tư không làm tăng thêm của cải xã hội mà chỉ là sựchuyển dịch giá trị giữa các nhà đầu tư như các hoạt động mua bán hàng hóa, mua cổ phiếu, trái phiếu… Từ nội dung của loại hình đầu tư mà đầu tư chuyển dịch bao gồm: Đầu tư Tài chính và đầu tư Thương mại.

- Đầu tư tài chính: Là loại hình đầu tư trong đó người có tiền bỏtiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ) hoặc lãi suất tùy thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành. Đầu tư tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tếmà chỉ làm tăng giá trịtài chính của tổchức, cá nhân đầu tư.

- Đầu tư thương mại: Là loại hìnhđầu tư trong đó người có tiền bỏ ra đểmua hàng hóa và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán.

b- Theo quan hệquản lý, đầu tư được chia thành hai loại:

- Đầu tư trực tiếp: Là hoạt động đầu tư mà trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động và quản lý đầu tư, họ biết được mục tiêu đầu tư cũng như phương thức hoạt động của các loại vốn mà họ bỏ ra. Hoạt động đầu tư này có thể được thực hiện dưới các dạng: Hợp đồng, liên doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Đầu tư gián tiếp: Là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đem lại hiệu quả cho bản thân người có vốn cũng như cho xã hội, những người có vốn không tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động và quản lý đầu tư; hoạt động đầu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

tư này thường được thực hiện dưới dạng: gửi tiết kiệm, mua cổ phiếu, trái phiếu…

Hình thức đầu tư này thường ít gặp rủi ro hơn so với đầu tư trực tiếp.

c-Theo cơ cấu nguồn vốn, hoạt động đầu tư có thể được chia thành hai loại:

- Hoạt động đầu tư từcác nguồn ngoài Ngân sách Nhà nước mà chủyếu là đầu tư phát triển ngành: Là hoạt động đầu tư sửdụng các nguồn vốn ngoài NSNNnhư:

Vốn tín dụng đầu tư phát triển, vốn vay các ngân hàng thương mại, vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Nhà nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI, vốn NGO…)

- Hoạt động đầu tư từ nguồn NSNN: Là hoạt động đầu tư chỉ sử dụng vốn NSNN, hoặc chủ yếu bằng nguồn vốn NSNN. Nguồn vốn đầu tư từ NSNN được hình thành qua hai kênh: Từ khoản tích lũy của NSNN (phần còn lại sau khi tổng thu NSNN sau khi trừ đi thường xuyên, chi trảnợ, chi lập quỹ dự trữtài chính… ) và khoản đi vay trong nước( tín phiếu, công trái, trái phiếu chính phủ… ), vay nước ngoài thông qua các dựán từnguồn ODA.

1.1.1.3.Đặc điểm của hoạt động đầu tư

a-Đặc điểm chung của hoạt động đầu tư:

Hoạt động đầu tư là một phạm trù rộng, liênquan đến nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau nhưng bao gồm một số đặc điểm chung như sau:

- Đầu tư là hoạt động bỏvốnở thời điểm hiện tại, nhằm mang lại những hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội ở tương lai, do đó quyết định đầu tư liên quan đến quyết định vềtài chính, tổng mức đầu tư, nguồn hình thành vốn đầu tư, khả năng và thời gian hoàn thành vốn, cơ cấu vốn đầu tư… và hiệu quảvề mặt xã hội do đầu tư đem lại. Có những hoạt động đầu tư đem lại hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội và cũng có nhiều hoạt động đầu tu chỉ đem lại lợi ích rất cao về mặt xã hội nhưng không khả thi trên phương diện tài chính. Như vậy, hoạt động đầu tư được nhìn nhận trên cả hai góc độ: hiệu quảvềmặt kinh tếvà hiệu quảvềmặt xã hội.

- Hoạt động đầu tư cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích trong tương lai; nhà đầu tư mong muốn và chấp nhận đầu tư trong điều kiện lợi ích thu được trong tương lai lớn hơn lợi ích hiện tại, hay nói cách khác mục đích tối cao của đầu tư là hiệu quả; hiệu quả vừa là mục tiêu vừa là động lực và là phương tiện của hoạt động đầu tư.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

- Hoạt động đầu tư là lĩnh vực có mức độrủi ro lớn và mạo hiểm; đầu tư chính là việc đánh đổi những tiêu dùng chắc chắn của hiện tại để mong nhận được những tiêu dùng lớn hơn, nhưng chưa thật chắc trong tương lai; chính là yếu tốrủi ro mạo hiểm; vì vậy có nhà đầu tư nói rằng: “Đầu tư là đánh bạc với tương lai”.

b-Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển ngành

Loại hìnhđầu tư ngành thường khá đa dạng và phong phú, từ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đến đầu từphát phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệvà những đầu tư khác. Tuy nhiên, đầu tư cơ sở hạ tầng của ngành vẫn là những đầu tư chủ yếu trong tỷ trọng đầu tư. Vì thế ngoài những đặc điểm chung nêu trên, hoạt động đầu tư phát triển ngành còn có một sốcác đặc điểm riêng biệt như sau:

- Hoạt động đầu tư ngành thường có nhiều dạng đầu tư khác nhau và mỗi loại đầu tư thường có những đặc điểm khác nhau và mục đích khác nhau.

- Lượng vốn đầu tư ngành thường phụthuộc vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước hay từng địa phương. Sự ưu tiên trong chiến lược phát triển sẽ quyết định lượng vốn cũng như chiến lược đầu tư trong từng giai đoạn.

- Hoạt động đầu tư phát triển ngành là hoạt động có tính chất lâu dài được thể hiện ở thời gian thực hiện đầu tư ( thời gian xây dựng công trình của dự án), thời gian cần hoạt động để có thểthu hồi đủvốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng; do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tốkhôngổn định về tựnhiên, xã hội, chính trịvà kinh tế.

- Trong hoạt động đầu tư phát triển ngành, do thời gian của quá trình đầu tư kéo dài; nên các yếu tốkinh tế, chính trị, tựnhiên ảnh hưởng sẽgây nên những tổn thất mà các nhàđầu tư không lường hết khi lập dựán. Các yếu tố thiên tai như bão lụt, động đất, chiến tranh có thể tàn phá các công trình được đầu tư. Sự thay đổi chính sách như: thuế, mức lãi suất, sự thay đổi thị trường. thay đổi nhu cầu sản phẩm cũng có thểgây thiệt hại cho các nhà đầu tư.

- Các thành quả của hoạt động đầu tư ngành có ảnh hưởng lâu dài và tổng thểkhông chỉ lên quá trình phát triển của ngành mà cònảnh hưởng lên sựphát triển của các ngành khác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

- Quá trình tiến hành hoạt động đầu tư gắn liền với quá trình sản xuất, công việc thường tiến hành ngoài trời và bị ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên. Trong hoạt động đầu tư, nơi làm việc và lực lượng lao động không ổn định, dẫn tới thời gian ngừng làm việc nhiều, chờ đợi, năng suất lao động thấp, dễ gây tâm lý tạm bợ, tùy tiện trong làm việc và sinh hoạt của cán bộ, công nhânở công trường.

- Giá bán của sản phẩm đầu tư phát triển ngành được định trước khi chế tạo sản phẩm, tức là trước khi nhà thầu biết giá thành thực tế của mình thông qua công tác lựa chọn nhà thầu bằng cách đấu thầu hoặc chỉ định thầu.

- Trong hoạt động đầu tư phát triển ngành thì đầu tư từ NSNN thường chiếm tỷ trọng lớn, ngoài những đặc điểm nêu trên thì đầu tư phát triển ngành có những đặc điểm riêng như sau:

+ Qui mô vốn đầu tư lớn: Các thành quảcủa hoạt động đầu tư chủ yếu là các công trình xây dựng được đầu tư từ nguồn vốn NSNN, đa số là các công trình lớn, có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế - xã hội; tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế- xã hội của các vùng,địa phương hoặc ngành của nền kinh tế.

+ Vềkhả năng thu hồi vốn: Mặc dù tất cảcác dự án đầu tư từ vốn NSNN đều là những công trình có ý nghĩa quan trọng đốivới toàn bộ nền kinh tế nhưng khả năng thu hồi vốn lại rất thấp, thậm chí không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; do vậy, các dự án này thường không hấp dẫn các thành phần kinh tế khác. Nói cách khác, đầu tư từNSNN là hoạt động đầu tư chỉ hướng vào các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế không được phép đầu tư (an ninh quốc phòng), hay không muốn đầutư vì không thuđược lợi ích trực tiếp (hồ, thủy lợi, đê điều, nhà văn hóa, sân vận động cấp huyện… ); hoặc không có khả năng đầu tư do phải sửdụng một lượng vốn đầu tưrất lớn như dự án đường Hồ Chí Minh, đường dây 500KV…

+ Nguồn vốn để thực hiện đầu tư là do NSNN cấp phát trực tiếp; đây là một đặc điểm cơ bản đểphân biệt với các hình thức đầu tư khác.

+ Việc quản lý vốn đầu tư rất khó khăn, dễ bị thất thoát lãng phí; đây là một đặc điểm rất quan trọng trong công tác quản lý vốn đầu tư; đặc biệt là vốn đầu tư phát triển ngành; từ đó, đòi hỏi việc quản lý vốn đầu tưtừ nguồn NSNN phải được thường xuyên chú trọng, quản lý vốn cần theo đúng quy định của pháp luật.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

1.1.1.4. Chức năng đầu tư phát triển ngành

Như đã nêu trên thì đầu tư với mục tiêu làm tăng trưởng và phát triển ngành.

Vì vậy, chức năng của đầu tư phát triển ngành gồm:

a. Chứcnăngtạo năng lực phát triển

Chức năng này tạo ra năng lực mới của ngành hay cải tạo năng lực của của ngành; các năng lực mới tạo ra có giá trị sử dụng và thông qua đó các nhu cầu có thể được thỏa mãn; vì vậy chức năng tạo năng lực đảm bảo duy trì hoặc phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa dịch vụ; bảo vệ và cải tạo môi trường nhằm hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng xấu đến sản xuất và tiêu dùng; chức năng năng lực được coi là chức năng đầu tiên của đầu tư phát triển ngành.

b. Chức năng định hướng

Chức năng định hướng là chức năng để làm thay đổi xu hướng trong đầu tư sản xuất. Với những định hướng chiến lược ưu tiên khác nhau, đầu tư sẽ phát triển ngành gồm đầu tư hạ tầng sẽthay đổi môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó thay đổi xu hướng đầu tư trong các hoạt động này theo định hướng lựa chọn.

Đầu tư phát triển ngành còn có chức năng định hướng phát triển kinh tếxã hội địa phương hay nền kinh tếtheo những định hướng chiến lược mà địa phương hay nền kinh tế lựa chọn. Dựa trên những tiềm năng và mục tiêu phát triển được xác định, đầu tư ngành sẽ có chức năng dẫn dắt, định hướng nền kinh tế chuyển dịch theo những mực tiêu mà nền kinh tế hướng đến.

c. Chức năng xã hội

Chức năng xã hội trong đầu tư phát triển ngành được xác định bởi mục tiêu giải quyết các nhu cầu xã hội đặt ra, tạo điều kiện cho các tổchức xã hội có thểcải tạo lợi ích của họ. Chức năng xã hội và chức năng định hướng sẽ được lòng nghép trong quá trình thực hiện đầu tư.

1.1.2. Nguồn vốn đầu tư

1.1.2.1. Khái niệm nguồnvốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư của xã hội là nguồn được hình thành trên cơ sở huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, thông qua các công cụ chính sách, cơ chế, luật pháp. Nguồn vốn trong nước bao gồm: nguồn vốn từ NSNN, nguồn vốn tín dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

(tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng), các nguồn vốn khác (vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư). Nguồn vốn ngoài nước gồm có: đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn vay, viện trợvà các nguồn vốn khác.

1.1.2.2. Phân loại nguồnvốn đầu tư

Điều kiện cần cho hoạt động đầu tư là phải có vốn, đặc biệt trong điều kiện kinh tế hội nhập, nền kinh tế còn gặp khó khăn, vốn đầu tư được huy động bằng nhiều nguồn khác nhau và được phân loại như sau:

a- Nguồn vốn đầu tư trong nước - Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước

Luật Ngân sách Nhà nước định nghĩa:“NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước”.

Nguồn vốn đầu tư từ NSNN phần lớn được sử dụng để đầu tư cho các dự án không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; có vốn đầu tư lớn, có tác dụng chung cho nền kinh tế - xã hội; các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tư. Nguồn vốn cấp phát không hoàn lại này từ NSNN có tính chất bao cấp nên dễbịthất thoát, lãng phí,đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ.

- Nguồn vốn tín dụng nhà nước

Là hình thức vay nợ của Nhà nước thông qua Kho bạc, được thực hiện chủyếu bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ, do Bộtài chính phát hành.

Trong trường hợp nhu cầu chi tiêu của ngân sách lớn nhưng nguồn thu lại không đáp ứng được. Để thỏa mãn nhu cầu này, Chính phủ thường cân đối ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ. Ở nước ta hiện nay, trái phiếu Chính phủ có các hình thức sau đây: Tín phiếu, trái phiếu Kho bạc, trái phiếu đầu tư… Đối với vốn đầu tưphát triển, hình thức tín dụng nhà nước có thể tác động lên hai mặt: Chính phủvay ngắn hạn tạo điều kiệncân đối Ngân sách đảm bảo kếhoạch đầu tư phát triển kinh tếvà phát hành trái phiếu để đầu tư cho một sốdự án nào đó, nếu vận dụng tốt sẽtạo ra nguồn vốn đầu tư phát triển quan trọng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

- Nguồn vốn đầu tưcủa các thành phần kinh tế Nhà nước

Hiện nay,ở các quốc gia đều tồn tại khu vực kinh tế nhà nước vì nhiều lý do khác nhau: đảm bảo những ngành, lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, kinh doanh ở những lĩnh vực mà tư nhân không đủsức, đủ vốn hoặc không muốn làm vì hiệu quả kinh tếthấp, nhất làở lĩnh vực như giao thông, thủy lợi, năng lượng, dịch vụ công cộng…

Vốn đầu tư của các thành phần kinh tế nhà nước được hình thành từrất nhiều nguồn khác nhau: Là nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp cho các tập đoàn, công ty nhà nước nắm 100% vốn hoặc cổphần chi phối, tuy nhiên nguồn vốn này sẽcó xu hướng giảm đáng kểcảvềtỷtrọng và số lượng; nguồn vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu (đối với các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa); tiền khấu hao cơ bản của tài sản cố định, lợi nhuận tích lũy được phép để lại doanh nghiệp…

- Nguồn vốn tín dụng ngân hàng

Các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính trung gian khác như công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, công ty bảo hiểm… có vai trò rất quan trọng trong việc huy động vốn đầu tư phát triển. Các tổ chức này có ưu điểm là có thể thỏa mãn được mọi nhu cầu về vốn của các pháp nhân và thểnhân trong nền kinh tế, nếu những đối tượng vay vốn chấp hành đầy đủnhững quy chếtín dụng.

- Nguồn vốn đầu tưcủa khu vực dân doanh

Nguồn vốn đầu tưcủa khu vực dân doanh được hình thành từnguồn tiết kiệm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tiết kiệm của dân cư.

b- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Vốn đầu tư nước ngoài là vốn của các tổchức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào trong nước dưới các hình thức đầu tư gián tiếp hoặc đầu tư trực tiếp.

- Vốn đầu tư gián tiếp: là vốn của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế như:

Viện trợkhông hoàn lại, cho vay ưu đãi với lãi suất thấp với thời hạn dài, kểcảvay theo hình thức thông thường.

- Vốn đầu tư trực tiếp (FDI): là vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

sửdụng và thu hồi vốn bỏra. Vốn này thường đủlớn đểgiải quyết dứt điểm từng vấn đềKT-XH của nước nhận đầu tư.

1.1.2.3. Vốn đầu tưtừ Ngân sách Nhà nước,vốn đầu tưphát triển ngành a- Vốn đầu tư

Vốn đầu tư, cùng với lao động và đất đai là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của mọi quá trình sản xuất. Vốn là yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tếcủa nhiều nước trên thếgiới, nhất là các nước đang phát triển và đặc biệt đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Vốn là toàn bộgiá trịcủa đầu tư đểtạo ra các tài sản nhằm mục tiêu thu nhập trong tương lai; các nguồn lực được sử dụng cho hoạt động đầu tư được gọi là vốn đầu tư, nếu quy đổi ra thành tiền thì vốn đầu tưlà toàn bộ chi phí đầu tư.

Vốn đầu tưlà toàn bộcác chi phí bỏ ra đểthực hiện mục đích đầu tư. Như vậy theo quan điểm kinh tế vĩ mô vốn đầu tư trong kinh tếbao gồm ba nội dung chính là: Vốn đầu tư làm tăng tài sản cố định; Vốn đầu tư tài sản lưu động và Vốn đầu tư vào nhàở.

b- Vốn đầu tưtừ Ngân sách Nhà nước

Vốn NSNN cho đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư bao gồm:

- Vốn trong nước của các cấp NSNN;

- Vốn vay nợ nước ngoài của Chính phủ và vốn viện trợ của nước ngoài cho Chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước (phần Ngân sách Nhà nước).

Các nguồn lực thuộc quyền sở hữu và chi phối toàn diện của Nhà nước được sửdụng cho hoạt động đầu tư được gọi là vốn đầu tưtừ Ngân sách Nhà nước.

NSNN với tư cách là một quỹtiền tệtập trung lớn nhất của Nhà nước tham gia huy động và phân phối vốn đầu tưthông qua hoạt động thu chi của ngân sách.

Căn cứ vào phạm vi, tính chất và hình thức thu cụ thể, vốn đầu tư từ NSNN được hình thành từcác nguồn sau:

+ Nguồn vốn thu trong nước (thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ bán, khoản cho thuê tài sản, tài nguyên của đất nước… và các khoản thu khác)

+ Nguồn vốn từ nước ngoài (vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, nguồn viện trợphi Chính phủ).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

- Theo phân cấp quản lý ngân sách vốn đầu tưtừNSNN chia thành:

+ Vốn đầu tưcủa ngân sách trung ương được hình thành từcác khoản thu của ngân sách trung ương nhằm đầu tư vào các dự án phục vụ cho lợi ích quốc gia.

Nguồn vốn này được giao cho các Bộ, Ngành quản lý sửdụng.

+ Vốn đầu tư của ngân sách địa phương được hình thành từcác khoản thu của ngân sách địa phương nhằm đầu tư vào các dự án phục vụcho lợi ích của từng địa phương đó; nguồn vốn này thường được giao cho các cấp chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) quản lý thực hiện.

- Theo mức độkếhoạch hóa, vốn đầu tưtừNSNNđược phân thành:

+ Vốn đầu tưphát triển ngành tập trung: Nguồn vốn này được hình thành theo kếhoạch với tổng mức vốn và cơ cấu vốn do Thủ tướng Chính phủquyết định giao cho từng bộ, ngành và từng tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương.

+ Vốn đầu tư phát triển ngành từ nguồn thu được đẻ lại theo Nghị quyết của Quốc hội: thu từthuếnông nghiệp, thu bán, cho thuê nhà của Nhà nước, thu cấp đất, chuyển quyền sửdụng đất…

+ Vốn đầu tưphát triển theo chương trình dựán quốc gia.

+ Vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN nhưng được để lại tại đơn vị để đầu tư tăng cường cơ sởvật chất như: truyền hình, thu học phí…

- Vốn đầu tư từ NSNN được đầu tư cho các dự án sau: Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh ; hỗtrợcủa các dựán doanh nghiệp đâu tư vào các lĩnh vực cần có sựtham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật; chi cho công tác điều tra, khảo sát lập quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế- xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi được Chính phủ cho phép…

c- Vốn đầu tưphát triển ngành

Vốn đầu tư phát triển ngành là một bộ phận cấu thành và chiếm tỷ trọng lớn trong vốn đầu tư phát triển, là sự huy động mọi nguồn lực cho việc đầu tư xây ngành nhằm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, giúp các thành phần kinh tế mở rộng quy mô sản xuất theo chiều rộng và đầu tư thiết bị công nghệ phát triển theo chiều sâu nhằm tăng tích lũy cho nền kinh tếvà giải quyết các vấn đềchính trị, xã hội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

1.1.3. Quản lý vốn đầu tưtừ ngân sách nhà nước

Quản lý đầu tư từ NSNN là hoạt động tác động của chủ thể quản lý (Nhà nước) lên các đối tượng quản lý (vốn đầu tư, hoạt động sửdụng vốn đầu tư) trong điều kiện biến động của môitrường đểnhằm đạt được các mục tiêu nhất định.

Theo quy định thì “ Việc đầu tư phát triển ngành phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan”. Do đó việc quản lý vốn đầu tưphát triển ngành phải tuân thủtheo các nguyên tắc:

Thứnhất: Nhà nước ban hành các chính sách; các định mức chi phí trong hoạt động xây dựng để lập, thẩm định và phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán và quyết toán thanh quyết toán vốn đầu tư phát triển ngành; định mức kinh tếkỹthuật trong thi công xây dựng; các nguyên tắc, phương pháp lập điều chỉnh đơn giá, dự toán…

đồng thời hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các vấn đềtrên.

Thứ hai: Lập và quản lý chi phí phải rõ ràng đơn giản dễ thực hiện, đảm bảo hiệu quả và mục tiêu của dự án đầu tưphát triển ngành; ghi theo đúng nguyên lệ trong tổng mức đầu tư, tổng dựtoán, dựtoán quyết toán đối với các công trình, dự toán có sửdụng ngoại tệ để việc quy đổi vốn đầu tư được thực hiện một cách có cơ sở và đểtính toán chính xác tổng mức đầu tư, dự toán công trình theo giá nội tệ.

Thứ ba: Chủ thể đứng ra quản lý toàn bộ quá trình đầu tư (từ xác định chủ trương đầu tư, lập, thẩm định, phê duyệt… đến khi nghiệm thu bàn giao công trình để đưa vào sửdụng) là Nhà nước. Tuy nhiên cần lưu ý đối với người quyết định đầu tư là bố trí đủ vốn để đảm bảo tiến độ của dự án (không quá 4 năm đối với dựán nhóm B, khôngquá 2 năm với dựán nhóm C).

Thứ tư: Chi phí của dựán xây dựng công trình phải phù hợp với các bước thiết kếvà biểu hiện bằng tổng mức đầu tư, tổng dự toán quyết toán… khi kết thúc xây dựng và đưa công trình vào sửdụng.

Thứ năm: Căn cứ vào khối lượng công việc, hệthống định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹthuật và các chế độchính sách của Nhà nước để thực hiện quá trình quản lý

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

vốn đầu tư phát triển ngành phù hợp với yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ.

Thứsáu: Giao cho Bộ tài chính hướng dẫn việc cấp vốn cho các dự án đầu tư phát triển ngành sử dụng vốn NSNN, Bộ xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư phát triển ngành.

Thứ bảy: Đối với các công trình ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứvào các nguyên tắc quản lý vốn đểchỉ đạo SởXây dựng chủtrì phối hợp với các Sở liên quan lập các bảng giá vật liệu nhân công và chi phí sử dụng máy thi công xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của thị trường địa phương để ban hành và hướng dẫn.

1.1.4. Nội dung quản lý vốn đầu tư phát triển ngành từ Ngân sách Nhà nước cho phát triển ngành

1.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý

Quản lý vốn đầu tư phát triển ngành có nhiều chủ thểtham gia từ Trung ương đến địa phương:

a- Quốc hội:Ban hành các văn bản pháp luật vềquy hoạch, xây dựng, quản lý đầu tư, quản lý NSNN và các lĩnh vực khác liên quan đến đầu tư (Luật NSNN, luật đầu tư, Luật đấu thầu, Luật xây dựng, Luật đất đai…); đưa ra các quyết định về thu–chi NSNN, phân bổ ngân sách Trung ương, giám sát việc thực hiện, phê chuẩn các quyết toán, theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định vềchủ trương đầu tư.

b- Chính phủ: Ban hành các dựán luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ Ngân sách trung ương, báo cáo tình hình thực hiện NSNN, các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, dựán công trình quan trọng cho Quốc hội. Thủ tướng ra các quyết định đầu tư đối với các dự án đã được Quốc hội thông qua, chỉ định các gói thầu đối với các dựán mang tính chất bí mật quốc gia, cấp bách, an ninh và an toàn năng lượng, Chính phủphân cấp cho các chính quyền địa phương, ban hành các quy định về định mức phân bổ, tiêu chuẩn và định mức chi NSNN.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

c- Bộ xây dựng: Đưa ra các cơ chế chính sách về xây dựng, quản lý xây dựng, quy hoạch xây dựng. Quyết định đầu tư với các dựán nhóm A, B, C kiểm tra, phát hiện và kiến nghịxửlý chất lượng các công trình…

d- Bộ tài chính: Xem xét các chế độ chính sách về huy động quản lý các nguồn vốn đầu tư đểtrình Thủ tướng Chính phủ, chuẩn bịcác dựán luật, pháp lệnh, ban hành văn bản pháp luật của các dựán vềtài chính–ngân sách, phối hợp với Bộ kếhoạch và Đầu tư tiến hành phân bổvốn đầu tưcho các bộ, các địa phương và các dựán quan trọng quốc gia sửdụng vốn NSNN. Kiểm tra, quyết toán vốn đầu tư các dự án, hướng dẫn cho quá trình cấp phát vốn cho các dựán NSNN. Kiểm tra, quyết toán vốn đầu tư các dự án, hướng dẫn cho quá trình cấp phát vốn cho các dự án NSNN, phê duyệt quyết toán vốn đầu tưcác dựán hoàn thành.

e- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Xây dựng cơ chếchính sách về đầu tư, quản lý Nhà nước về đầu tư, trình Chính phủcác dựán luật, pháp lệnh liên quan đến đầu tư, kếhoạch đầu tư phát triển hàng năm và 5 năm, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, phối hợp với Bộ tài chính lập dự toán NSNN, phương án phân bổ NSNN, hướng dẫn nội dung trình tựlập, thẩm định và quản lý các dựán quy hoạch tổng thểkinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, phối hợp với các bộ ngành kiểm tra đánh giá hiệu quảvốn đầu tư.

f- Các bộ ngành khác có liên quan: Tham gia vào quá trình quản lý Nhà nước theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

g- Hội đồng nhân dân các cấp: Quyết toán thu chi NSNN, phân bổdự toán ngân sách quyết định các chủ trương và biện pháp thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn mình.

h- UBND các cấp: Lập dựtoán NSNN, danh mục đầu tư, phương án phân bổ điều chỉnh ngân sách đối với các dựán thuộc cấp mình quản lý, kiểm tra nghịquyết của HĐND cấp dưới và giao nhiệm vụcụthểcho từng cơ quan đơn vịtrực thuộc.

i- Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn được giao có nhiệm vụ thẩm định phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thanh toán cho các Nhà thầu, nghiệm thu công trình, quản lý chất lượng, khối lượng, chi phí đầu tư phát triển ngành, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường của các công trình cụthể.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

1.1.4.2. Hoàn thiện cơ chếquản lý vốn đầu tưphát triển ngành bằng ngân sách nhà nước

a-Cơ chếquản lý chung

Vốn đầu tư từNSNN phải vận động qua các quan hệ như sau:

Quan hệ 1: Nhà nước quyết định và cấp phát vốn NSNN cho các dự án đầu tư và nhà nước thực hiện quản lý thông qua thẩm định, xét duyệt và quyết định đầu tư.

Vốn đầu tư từNSNN chỉ cấp cho các dựán, công trình phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, mà nhà nước quyết định cho các dựán thuộc các nhóm:

- Các dựán thuộc kết cấu hạtầng KT-XH như: dựán giao thông thủy lợi, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, trại thú y, nghiên cứu giống mới, các công trình văn hóa, xã hội, thểdục - thểthao, dựán vềkhoa học kỹthuật, bảo vệmôi trường sinh thái, dựán an ninh quốc phòng ...

- Dựán của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích.

- Dựán quy hoạch ngành và lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn.

Những dự án đó phải thểhiện trong kế hoạch hàng năm để được duyệt và nhà nước cấp vốn. Điều kiện đểdự án được cấp vốn NSNN:

- Có đủcác thủtục về đầu tư phát triển ngành.

- Được ghi kếhoạch Vốn đầu tưphát triển ngành theo quy định.

- Quyết định thành lập ban QLDA, bổ nhiệm trưởng ban, kế toán trưởng, chủ đầu tư phải mởtài khoản cấp phát vốn tại Tổng cục Đầu tưphát triển.

- Tổchức đấu thầu, tuyển chọn tư vấn, mua sắm vật tư, thiết bị theo quy định.

- Có khối lượng phát triển ngành hoàn thành đủ điều kiện được cấp vốn và thanh toán.

Cơ chếcấp phát vốn:

Nhà nước quy định chi tiết việc cấp phát vốn khi tiến hành thực hiện:

- Quy định đối tượng như: điều kiện được cấp phát tạmứng, mức tạmứng thu hồi tạmứng.

- Quy định cấp phát theo khối lượng công việc.

- Quy định chế độbáo cáo, quyết toán, kiểm tra...

Quy trình cấp phát được thực hiện:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

- Theo kếhoạch nhà nước cấp phát cho chủ đầu tư.

- Cơ quan quản lý căn cứvào báo cáo của đơn vị thi công được chủ đầu tư xác nhận để chuyển số vốn cho đơn vị thi công. Đây là sự phối hợp giữa cơ quan quản lý và Chủ đầu tư trong việc cấp phát vốn đểnhằm đảm bảo cho tiến độthi công liên tục, không thiếu vốn.

Quan hệ 2: Quá trìnhđấu thầu đểlựa chọn đơn vịthi công:

Trong đấu thầu điều quan trọng là có sựkiểm tra, giám sát chặt chẽchống các tiêu cực, gian lận trong đấu thầu, hậu quả nó sẽdẫn đến tham nhũng tiêu cực vềtài chính, gây thất thoát tài sản, nguồn vốn Nhà nước.

Quan hệ 3: Công tác kiểm tra giám sát quá trình sửdụng vốn đầu tư:

Đây là công việc rất quan trọng bảo đảm chất lượng công trình, hiệu quả và hiệu lực Vốn đầu tư. Trong giai đoạn này cần thực hiện: giám sát, kiểm tra, theo dõi quá trình thi công, kiểm tra và đánh giá chất lượng công trình, hiệu quảVốn đầu tư.

Quan hệ 4: Tổchức quản lý Vốn đầu tưtừNSNN:

Bộmáy thực hiện quản lý Vốn đầu tưtừNSNN bao gồm:

- Cơ quan quản lý nhà nước có các Bộ, UBND các cấp.

- Cơ quan quản lý đầu tư có BộTài chính, Kho bạc Nhà nước.

- Chủ đầu tư.

Trách nhiệm của các cơ quan này như sau:

Một là:Chủ đầu tư có trách nhiệm sau đây:

+ Thực hiện đầu tư phát triển ngành theo đúng nhiệm vụ, đảm bảo đúng tiến độ và đảm bảo chấtlượng theo quy định.

+ Cung cấp hồ sơ, tài liệu nhằm phục vụcho việc quản lý và cấp phát vốn.

+ Sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, chấp hành quy định của pháp luật.

+ Báo cáo quyết toán theo quy định.

+ Yêu cầu cấp vốn, thanh toán và yêu cầu cơ quan đầu tư phát triển giải thích những điểm chưa thoả đáng trong việc thanh toán.

Hai là:các Bộvà UBND các cấp có trách nhiệm:

+ Thực hiện chức năng quản lý theo nhiệm vụ được giao của Chính phủ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

+ Hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư thực hiện kế hoạch tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích.

+ Báo cáo tiến trình theo quyđịnh.

Ba là:BộTài chính, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm:

+ Kiểm tra và cấp vốn thanh toán đầy đủvà kịp thời.

+ Yêu cầu chủ đầu tư cấp hồ sơ, tài liệu đểphục vụcông tác quản lý và thanh toán.

+ Nếu chủ đầu tư sử dụng vốn sai mục đích, không đúng đối tượng thì được phép tạm ngừng cấp vốn.

+ Được cấp bổsung các khoản đãđủ điều kiện cấp vốn mà chưa cấp hoặc cấp chưa đủ.

+ Thực hiện quyết toán và báo cáo theo quy định.

Cơ quan ĐTPT có trách nhiệm tổchức công tác quản lý và cấp phát thanh toán vốn theo đúng quy trình và đảm bảo quản lý chặt chẽ, cấp vốn thanh toán kịp thời, đầy đủ, đảm bảo nguồn vốn NSNN để cấp phát cho chủ đầu tư theo luật NSNN.

Ngoài ra, còn báo cáo và quyết toán vốn theo quy định của Luật NSNN c- Xây dựng cơ chế quản lý vốn

Sử dụng các công cụ như các kếhoạch, chính sách với một sốcác yếu tố đặc thù : Bộtài chính, Bộkếhoạch đầu tư và một sốBộngành chức năng khác xây dựng các chính sách huy động và sửdụng vốn, được cụthểhóa bằng các quy định, chỉtiêu và các định mức. BộTài chính chịu trách nhiệm vềquyết toán vốn đầu tư, hướng dẫn chi tiết quyết toán, đồng thời kiểm tra công tác quyết toán vốn đầu tư, định kỳ thẩm định các dựán. BộXây dựng hướng dẫn phương pháp quy đổi chi phí xây dựng, lập hồ sơ quyết toán vốn… Cơ chếquản lý vốn đầu tưphát triển ngành gồm những quy định vềquản lý chi phí dự án, thanh quyết toán vốn đầu tư; xây dựng các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn về đầu tư, qua đó có thể cụ thể hóa chủ trương, định hướng đầu tư trong cả nước. Dựbáo các nhu cầu vốn, cơ sở xác định và xây dựng gắn với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế, từ đó xác định và xây dựng gắn với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế, từ đó xác định rõ nguồn vốn huy động và phương thức phân phối nâng cao hiệu quảsửdụng vốn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

1.1.4.3. Lập kế hoạch về vốn đầu tư phát triển ngành

Công tác lập kế hoạch hay xây dựng kế hoạch về vốn đầu tư đóng một vai trò quan trọng trong công tác quản lý vốn đầu tư phát triển ngành. Tùy từng cấp độnền kinh tế hay chinh quyền cấp tỉnh mà chức năng lập kế hoạch này được thực hiện bởi các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền như đã nêuở trên.

Ở chính quyền cấp tỉnh, lập kế hoạch về vốn đầu tư phát triển ngành có sự kết hợp giữa sở kế hoạch đầu tư và sở tài chính. Đây là hai cơ quan chuyên môn tham mưa cho UBND tỉnh trong việc thực hiện lập kế hoạch và sẽ được hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Chất lượng của công tác lập kế hoạch thể hiện khả năng dự đoán, khả năng huy động các nguồn vốn khác nhau cho đầu tư phát triển ngành. Kế hoạch càng sát, càng chính xác thì hoạt động triển khai đầu tư, bố trí vốn càng có đảm bảo, tiến trìnhđầu tư càng có hiệu quả.

1.1.4.4. Triển khai thực hiện công tác đầu tư, thanh vàquyết toánvốn.

Triển khai công tác đầu tư chính là quá trình thực hiện bố trí vốn đối với các dự án đầu tư của ngành theo kế hoạch đã được xác lập. Cùng với hoạt động trên, công tácứng vốn, thanh quyết toán vốn theo từng tiến độ đầu tư hay giai đoạn dự án để đảm bảo công tác đầu tư.

Công tác triển khai đầu tư, thực hiện thanh quyết toán vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong quản lý vốn đầu tư, đảm bảo nguồn vốn được đầu tư đúng theo định mức và thanh quyết toán theo đúng chế độ và qui định của nhà nước. Quản lý việc thanh quyết toán là nội dung quan trọng trong quản lý vốn đầu tư. Đây là nội dung đảm bảo tiến độ đầu tư, thực hiện việc chi tiêu các dự án đầu tư đúng theo qui định của pháp luật và đảm bảo chất lượng của các công trìnhđầu tư.

1.1.4.5. Kiểm tra, giám sát về vốn

Đây là chức năng cơ bản và rất quan trọng, qua đó đảm bảo được sửdụng vốn đầu tưhiệu quảcao nhất và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, kiểm tra giám sát gắn với các biện pháp xử phạt thích đáng đối với các vi phạm các quy định về điều kiện năng lực hành nghề, các hoạt động tư vấn công trình… theo dõi kiểm tra

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

các kết quả đạt được tiến hành đối chiếu với các yêu cầu của quá trình đầu tư, đảm bảo phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển trong phạm vi cả nước.

Việc kiểm tra giám sát vốn đầu tư cũng giúp nhà đầu tư hay các nhà quản lý có những quyết định điều chỉnh các hạng mục đầu tư, cơ cấu đầu tư, tiến độ giải ngân hay các điều chỉnh khác. Những điều chỉnh này giúp hoạt động đầu tư của ngành mang lại hiệu quảkinh tếcao nhất, chống thất thoát trong quá trìnhđầu tư.

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN đối với ngành.

1.1.5.1. Các nhân tốthểchếvà pháp luật

Thểchế và các qui định pháp luật vềcông tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công tác quản lý vốn đầu tư từNSNN.

Sựhoàn thiện vềhệthống pháp luật đối với hoạt động đầu tư công, đặc biệt là các qui định về định mức đầu tư, qui định vềquá trình thanh quyết toán, qui định về quá trình giám sát, trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình đầu tư là căn cứpháp lý quan trọng công tác quản lý vốn đầu tư. Đây chính là hành lang pháp lý để các cơ quan ban ngành thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư. Hệthống pháp luật càng hoàn thiện, công tác quản lý đầu tư càng chặt chẽ và ngược lại.

1.1.5.2. Nhân tốvề con người

Trong tất cả các quá trình quản lý, nhân tố con người luôn là nhân tố quyết định. Chính vì vậy, nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, từ cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp hay cơ quan giám sát là một trong những nội dung trọng tâm của công tác nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác đầu tư.

Để các cơ quan và cá nhân có đủ năng lực thực hiện chức năng nhiệm vụtheo đúng yêu cầu, đòi hỏi cần phải có những khảo sát, đánh giá về yêu cầu nhiệm vụ theo từng vị trí công tác. Trên cơ sở đó, thiết kếvà thực hiện các chương trình đào tạo để thường xuyên bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng của cán bộ theo từng giai đoạn phát triển.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

1.1.5.3. Nhân tốtrìnhđộphát triển của khoa học công nghệ

Trình độ phát triển khoa học công nghệ sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức quản lý hay ứng dụng các công cụ hỗtrợ cho công tác quản lý. Trình độ phát triển của khoa học công nghệ càng cao, khả năng áp dụng các qui trình và phương tiện tiên tiến vào quá trình quản lý ngày càng nhiều. Hiệu quả công tác quản lý càng cao và có tác động tích cực đến hiệu quả của công tác đầu tư cho ngành từnguồn vốn NSNN.

1.1.5.4. Các nhân tố văn hóa

Mỗi nền văn hóa khác nhau thì có những đặc trưng khác nhau. Vì vậy, việc hiệu rõ nhân tố văn hóa ở địa phương có vai trò hết sức quan trọng trong lựa chọn phương thức quản lý phù hợp. Vì vậy, nhân tố văn hóa có ảnh hưởng lớn đến hiệu quảcông tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN đối với ngành.

1.1.5.5. Các nhân tốkhác

Ngoài những nhân tố trên, thì sự hội nhập của nền kinh tế, yếu tố phong tục, tập quán của người dân và nhiều nhân tố khác cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý hoạt động đầu tư từ NSNN đối với ngành. Việc hiểu rõ các nhân tốtrên sẽ là chìa khóa quan trọng giúp các nhà quản lý lựa chọn chiến lược và phương thức quản lý đểnâng cao hiệu quảquản lý đối với công tác đầu tư.

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.2.1. Hệthống các văn bản liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư

Nhìn chung, hoạt động đầu tư ở nước ta được quy định bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyềnở trung ương và địa phương ban hành.

1.2.1.1.Văn bản của Quốc hội

Tính từ thời điểm sau khi có Luật xây dựng, Quốc hội đã ban hành nhiều đạo luật có liên quan tới lĩnh vực đầu tư phát triển ngành như: Luật Ngân sách; Luật Đầu tư 2005; Luật Đấu thầu 2005; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005;

Luật Doanh nghiệp 2005; Luật nhàở 2005; Luật bảo vệ môi trường 2005; Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹthuật 2006….

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

Ngoài ra, Quốc hội còn ban hành nhiều nghị qu

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực của bộ máy kiểm soát chi; Qua công tác nhằm tổ chức đánh giá việc chấp hành chế độ, chính sách pháp luật về quản lý

- Thu thập số liệu thứ cấp: sử dụng phương pháp hệ thống để hệ thống hoá các văn bản, chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng hiện hành của Nhà nước, của Tỉnh và từ các

Nguyên tắc này được thể hiện: Thông qua các chính sách, chế độ, phương thức quản lý, trình tự, thủ tục thu ngân sách được thực thi thống nhất từ

Hạ tầng giao thông là một bộ phận quan trọng của giao thông vận tải nói riêng và của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nói chung, có vai trò

Mục tiêu chung của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp

- Kiểm soát các nguồn gây ra rủi ro tín dụng: + Ngân hàng thu thập và phân tích thông tin rủi ro môi trường như diễn biến kinh tế trong và ngoài nước, chính trị, văn hóa

Trong thực tế vẫn tồn tại một nghịch lý là không ít người có trình độ học vấn cao, được đào tạo bài bản ở nước ngoài hay các thủ khoa (thuộc loại nguồn nhân lực

Trường hợp phát hiện việc chấp hành dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách chậm hoặc không phù hợp làm ảnh hưởng kết quả nhiệm vụ, thì có quyền đề nghị UBND cấp huyện