• Không có kết quả nào được tìm thấy

DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD-ĐT HÀ NỘI

TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH NHÓM BỘ MÔN CÔNG NGHỆ

MÔN : CÔNG NGHỆ

CHUYÊN ĐỀ : GIỐNG CÂY TRỒNG

DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Năm học: 2020-2021

(2)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN CÔNG NGHỆ THCS

DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất;

đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề.

Theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh, quá trình dạy - học bao gồm một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên tổ chức hoạt động trí óc và tay chân của học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định. Trong quá trình dạy học, giáo viên tổ chức định hướng hành động chiếm lĩnh tri thức của học sinh phỏng theo tiến trình của chu trình sáng tạo khoa học. Như vậy, chúng ta có thể hình dung diễn biến của hoạt động dạy học như sau:

- Giáo viên tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho học sinh. Học sinh hăng hái đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định.

- Học sinh tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định hướng, giúp đỡ của giáo viên, hoạt động học của học sinh diễn ra theo một tiến trình hợp lí, phù hợp với những đòi hỏi phương pháp luận.

- Giáo viên chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của học sinh, bổ sung, tổng kết, khái quát hóa, thể chế hóa tri thức, kiểm tra kết quả học phù hợp với mục tiêu dạy học các nội dung cụ thể đã xác định.

(3)

Tổ chức tiến trình dạy học như vậy, lớp học có thể được chia thành từng nhóm . được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Các kĩ thuật dạy học tích cực sẽ được sử dụng trong tố chức hoạt động nhóm trên lớp để thực hiện các nhiệm vụ nhỏ nhằm đạt mục tiêu dạy học.

Để tổ chức được quá trình dạy học như trên, thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, cần phải căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường.Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.

Nhận thức được tiến trình dạy học chuyên đề là vấn đề rất cần thiết, vì vậy trong hai năm qua chúng tôi đã triển khai thực hiện lập chương trình dạy học theo các chuyên đề trong chương trình môn Công nghệ THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Nhưng khó khăn nhất hiện nay của giáo viên bộ môn chính là định hình quy trình xây dựng và tiến hành soạn giảng một chuyên đề. Trong thực tế, chưa có sự thống nhất cuối cùng để đưa ra hướng dẫn cụ thể mà mới dừng lại ở việc tìm tòi, vừa thử nghiệm vừa rút kinh nghiệm. Với lý do trên, tổ bộ môn chúng tôi chọn nội dung chuyên đề: Dạy học chuyên đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Công nghệ THCS để chúng ta cùng chia sẻ.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1/ Cơ sở lí luận:

Dạy học theo chuyên đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, đơn vị kiến thức, nội dung bài học có sự giao thoa, liên kết, tương đồng với nhau. Dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị,

(4)

bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiển.

Dạy học theo chuyên đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn

Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau.

Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức.

Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiêu kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Học sinh cũng được tạo điều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào.Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc.

Hiện nay, có ba lý do quan trọng cần lưu tâm và đặt chúng ta phải nghĩ đến một giải pháp làm thế nào để đáp ứng và giải quyết được ba vần đề sau:

Vấn đề thứ nhất: trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục – trong đó chú trọng đổi mới phương pháp, cách tiếp cận dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

Vấn đề thứ Hai, tính giới hạn về định lượng nội dung trong sách giao khoa và quá trình bùng nổ thông tin, tri thức kèm theo đó là nhu cầu cập nhật kiến thức vô hạn đối với sự học của người học.

Vấn đề thứ Ba, với cách tiếp cận giảng dạy truyền thống hiện có, liệu chúng ta đủ khả năng để thực hiện các mục tiêu dạy học tích cực như; tăng cương tích hợp các vấn đề cuộc sống, thời sự vào bài giảng; tăng cường sự vận dụng kiến thức của học sinh sau quá trình học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; rèn luyện các kĩ năng sống phong phú vốn rất cần cho người học hiện nay.

(5)

Thêm vào đó, ngoài việc quá trình dạy học hướng tới định hướng nội dung học như đã có, thì đổi mới dạy học hiện nay còn có tham vọng tiến xa hơn đó là định hướng hình thành NĂNG LỰC cho học sinh.

Do đó, dạy học theo chuyên đề với những lợi thế về đặc điểm như trên so với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống, đặc biệt là nó có thể giải quyết được ba vấn đề trên, chính là bước chuẩn bị tương đối phù hợp cho đổi mới chương trình và sách giáo khoa trong thời gian tới.

2/ Cơ sở thực tiển:

Cần khẳng định rằng, mục tiêu giáo dục hiện nay của chúng ta đã bắt đầu chuyển hướng sang chú trọng tới định hướng phát triển năng lực học sinh. Theo đó, chúng ta kì vọng vào quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá chú trọng tăng cường tính vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của người học và nhờ vào quá trình đó các năng lực được hình thành.

Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp đa chiều, liên môn.

Do đó, hệ quả là buộc chúng ta phải xây dựng các chuyên đề để tiến hành dạy học.

Tất nhiên, việc xây dựng các chuyên đề trong dạy học cũng không tham vọng sẽ giải quyết việc đưa toàn bộ thực tiễn vào chương trình, thậm chí mô hình này cũng chưa thể tạo ra một phương pháp giáo dục hoàn toàn mới, nhưng quan trọng hơn hết chính là nó mở đường cho giáo viên và học sinh tiếp cận với kiến thức theo một hướng khác. Không phải là sự thụ động mà là chủ động của học sinh. Không phải là sự tiếp nhận kiến thức sau khi học mà có thể là ngay khi làm nhiệm vụ học. Nó cũng không chỉ dừng ở mục tiêu “đầu vào” về kiến thức mà nó còn hướng tới định hướng “đầu ra” (tức khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết thực tiễn) nhờ vào việc xác định các năng lực cần phát triển song song với những mục tiêu về chuẩn nội dung kiến thức, kĩ năng trong chương trình học.

Nhìn lại quá trình tiếp cận và triển khai, có thể liệt ra một số chủ trương lớn và các hoạt động bổ trợ liên quan đã và đang cụ thể hóa trong “khâu chuẩn bị” trong lộ trình xây dựng mô hình dạy học theo chủ đề ở nước ta như sau:

(6)

+ Chủ trương giảm tải, cắt bỏ nhiều nội dung không cần thiết và trùng nhau gây áp lục và khó khăn cho việc dạy và học trong suốt những năm qua.

+ Tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá đầu ra theo định hướng phát triển năng lực học sinh . Thực chất, đây là khâu “đi tắt, đón đầu” trong lộ trình trang bị kiến thức cần thiết cho giáo viên dần tiếp cận việc dạy học theo chủ đề, trước khi có sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trên phương diện nội dung, đó là: cơ cấu lại môn học về sau. Đây cũng là bước đệm quan trọng của Bộ GD & ĐT nhằm trang bị cho giáo viên những kỹ năng, thao tác, quy trình để giáo viên có thể áp dụng trước vào khâu kiểm tra đánh giá học sinh khi các em tham gia vào một tiết học theo chuyên đề.

Trong đó, mục đích nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong trường ttrung học và trung tâm GDTX tập trung vào việc đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh là một khâu quan trọng của công văn này.

Để phát huy tốt, phát triển tốt và khai thác tối đa các năng lực của học sinh như năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến thức học được vào thực tiển… lấy hoạt động học làm trung tâm của quá trình dạy học, học tập mang tính tương tác phù hợp với từng cá nhân học sinh, vùng miền khác nhau thì việc hệ thống lại và xây dựng lại chương trình dạy học theo hướng chuyên đề là rất quan trọng.

Nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021 chúng tôi đã triển khai thực hiện lập chương trình dạy học theo các chuyên đề trong chương trình môn Công nghệ THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

3/ Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học môn công nghệ THCS

Khó khăn nhất hiện nay của giáo viên bộ môn chính là định hình quy trình xây dựng và tiến hành soạn giảng một chuyên đề. Trong thực tế, chưa có sự thống nhất cuối cùng để đưa ra hướng dẫn cụ thể mà mới dừng lại ở việc tìm tòi, vừa thử nghiệm vừa rút kinh nghiệm.

Qua quá trình thực hiện giảng dạy và tham khảo học hỏi bạn bè đồng nghiệp, tổ bộ môn chúng tôi cho rằng để xây dựng một chuyên đề đảm bảo tính khoa học và

(7)

đáp ứng theo định hướng phát triển năng lực học sinh của học sinh, có thể tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chuyên đề:

Căn cứ nội dung chương trình sách giáo khoa môn Công nghệ và những ứng dụng kĩ thuật, hiện tượng, quá trình trong thực tiễn, tổ/nhóm chuyên môn xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành, từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề dạy học đơn môn. Trường hợp có những nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học, lãnh đạo nhà trường giao cho các tổ chuyên môn liên quan cùng nhau lựa chọn nội dung để thống nhất xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn.

Đây được xem như bước đặt tên cho chuyên đề

Bước2: Xây dựng nội dung chuyên đề và thời lượng thực hiện:

Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề. Lựa chọn các nội dung của chuyên đề từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của một môn học hoặc các môn học có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học.

Bước3: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong chuyên đề sẽ xây dựng.

Bước 4: Xác định và lập bảng mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học

Bước5:Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.

Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề: các hoạt động học chuyên đề được tổ chức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.

(8)

4/ Ví dụ minh họa xây dựng một chuyên đề dạy học môn công nghệ THCS CHUYÊN ĐỀ: GIỐNG CÂY TRỒNG

Tiết Nội dung công viêc Giáo viên Học sinh

1 Tìm hiểu thực tế Hướng dẫn tìm hiểu bài 10 và bài 11sgk và

những kiến thức thực tế

HS đi tìm hiểu thực tế, thu thập thông tin

tại trang trại ở địa phương.

2,3 Học sinh báo cáo kết quả thu được về vai trò

của giống cây trồng

Quản lý, bổ sung kiến thức

Báo cáo kết quả, đưa ra câu hỏi và nhận xét kết

quả nhóm bạn.

Tiêu chí của một giống cây trồng tốt

Quản lý, bổ sung kiến thức

Tìm hiểu kiến thức .Làm bài tập. Các

nhóm nhận xét, bổ sung

Phương pháp chọn tạo giống cây trồng

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu

Báo cáo kết quả tìm hiểu các phương pháp

chọn tạo giống cây trồng ở địa phương Sản suất giống cây

trồng

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu

Báo cáo kết quả tìm hiểu các phương pháp

sản xuất giống cây trồng ở địa phương Bảo quản hạt giống cây

trồng

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu

Báo cáo kết quả tìm hiểu các phương pháp bảo quản hạt giống cây

trồng ở địa phương Nhiệm

vụ ở nhà

Thực hành: xử lí hạt giống cây trồng bằng

nước ấm :

Hướng dẫn học sinh làm ở nhà

Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ làm thực hành tại nhà theo nhóm, báo

cáo kết quả I. Nội dung thực hiện chuyên đề

Nội dung 1 : Cho học sinh tìm hiểu thực tế những nội dung liên quan đến chuyên đề(1 tiết)

- Vai trò của giống cây trồng

- Tiêu chí của một giống cây trồng tốt.

(9)

- Phương pháp chọn tạo giống cây trồng.

- Phương pháp sản xuất giống cây trồng.

Nội dung 2: Học sinh báo cáo về nội dung, sau báo cáo của hs giáo viên nhận xét và đi đến kết luận về nội dung liên quan(2 tiết)

Mỗi nhóm báo cáo 1 nội dung: có thể bằng các hình thức khác nhau:

Powerpoit, video, tranh ảnh, bảng phụ …….

- Vai trò của giống cây trồng

- Tiêu chí của một giống cây trồng tốt.

- Phương pháp chọn tạo giống cây trồng.

- Phương pháp sản xuất giống cây trồng.

II. Mục tiêu

Sau chuyên đề học sinh có thể lĩnh hội được một số nội dung sau:

1. Kiến thức:

Hiểu rõ được vai trò của giống cây trồng.

- Biết được các tiêu chí của giống cây trồng tốt.

- Trình bày được một số phương pháp chọn tạo giống cây trồng.

- Trình bày được qui trình sản suất giống cây trồng bằng hạt.

- Biết được cách bảo quản hạt giống cây trồng.

- Mô tả được một số phương pháp nhân giống vô tính.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được một số giống cây trồng tốt căn cứ vào các tiêu chí đã biết.

- Có thể bảo quản giống cây trồng tốt theo qui trình.

3. Thái độ:

-Có ý thức đưa giống mới vào trồng trọt ở đất, vườn của gia đình tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm.

- Có ý thức áp dụng kĩ thuật vào việc nâng cao chất lượng của giống để tạo được giống tốt trong sản xuất lương thực, thực phẩm, cây cảnh.

- Có ý thức cùng gia đình bảo quản hạt giống cây lương thực, thực phẩm, cây cảnh đảm bảo chất lượng, số lượng hạt giống cho sản xuất trồng trọt ở gia đình.

4. Định hướng các năng lực được hình thành:

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác nhóm.

- Năng lực thuyết trình trước tập thể.

- Năng lực thực hành

(10)

- Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng vào cuộc sống thực tế . III/ Bảng mô tả và hệ thống câu hỏi

Nội dung

Loại câu hỏi/bài

tập

Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu

cần đạt)

Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt) 1. Vai

trò của giống cây trồng.

Câu hỏi/bài tập định tính

- Từ thông tin tin trong thực tế nêu được từng vai trò của một số giống cây trồng

- Rút ra vai trò chung của giống cây trồng.

-Hiểu được ý nghĩa của việc thay đổi cơ cấu cây trồng.

- ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng nông sản .

2. Tiêu chí đánh giá giống cây trồng tốt

Câu hỏi/bài tập định tính

- Nhận biết được đặc điểm tốt của một giống cây trồng trên thực tế.

- Nêu được các tiêu chí đánh giá giống cây trồng tốt.

- Nêu được ý nghĩa của việc nắm vững tiêu chí đánh giá giống cây trồng tốt trong sản suất.

.

3.

Phương pháp chọn tạo giống cây trồng

Câu hỏi/bài tập định tính

- Nêu tên các phương pháp chọn tạo giống cây trồng.

- Nêu được các bước trong phương pháp chọn lọc giống cây trồ ng

- Nêu được các bước trong phương

-Giải thích được vì sao phải so sánh với giống khởi đầu và giống địa phương.

-Giải thích được nội dung từng bước trong phương pháplai tạo giống cây

-Từ Vd thực tế hiểu được mục đích chung của phương pháp chọn tạo giống.

(11)

Nội dung

Loại câu hỏi/bài

tập

Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu

cần đạt)

Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt) pháp lai tạo

giống cây trồng.

- Trình bày được trình tự các bước tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.

trồng, lấy được ví dụ minh hoạ

3. Sản suấtvà bảo quản giống cây trồng

Câu hỏi/bài tập định tính

- Mô tả được các bước trong quá trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt.

Trình bày được kĩ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm cành, ghép mắt và chiết cành.

CH:24 - Nêu được các điều kiện để bảo quản tốt hạt giống.

- Nêu được các phương pháp bảo quản tốt hạt giống.

- phân biệt sự khác nhau trong mỗi bước của quá trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt.

- Nêu được những ví dụ về những cây trồng giâm cành, những loại cây thường ghép mắt, thường chiết cành - Nêu được mục đích của việc bảo quản hạt giống.

- Giải thích được các cách bảo quản hạt giống, điều kiện trong bảo quản hạt giống tốt.

- Phân biệt được sản xuất giống cây trồng và chọn tạo giống cây trồng. Lấy được ví dụ minh hoạ.

- Hiểu được loại cây trồng có thể áp dụng phương pháp sản suất bằng hạt.

- nhân giống một số cây rau hoặc cây ăn quả tại vườn nhà bằng phương pháp giâm cành, chiết cành

IV. Tiến trình dạy học chuyên đề: (tiết dạy minh họa cho chuyên đề)

(12)

CHUYÊN ĐỀ: GIỐNG CÂY TRỒNG (Tiết 2,3) 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Tạo hứng thú để HS thấy được vai trò quan trọng của giống cây trồng trong sản xuất trồng trọt thực tế.

- Nội dung:

- Giải thích câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống’’.Minh họa vai trò của giống cây trồng bằng ví dụ thực tế.

- Phương thức thực hiện:

Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm 3 phút: nêu ý nghĩa câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống’’ Minh họa vai trò của giống cây trồng bằng ví dụ thực tế.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận- nhóm khác nhận xét, tranh luận.

- Sản phẩm

Giáo viên giúp học sinh kết thúc tranh luận bằng chốt ý nghĩa câu tục ngữ : - giống cây trồng là một trong 4 yếu tố quan trọng trong sản suất trồng trọt.

- Gợi mở dần : giống ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản…..bằng các ví dụ thực tế

Học sinh hoạt động

- Các nhóm thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận

- nhóm khác nhận xét, tranh luận.

-> ban đầu hiểu được giống cây trồng là yếu tố quan trọng ,giống khác nhau, chất lượng khác nhau, năng suất khác nhau.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của giống cây trồng

- Mục tiêu:

HS hiểu được :

+ giống cây trồng quyết định năng suất, chất lượng nông sản.

+ giống cây trồng quyết định số vụ gieo trồng trong năm.

+ Giống làm thay đổi cơ cấu cây trồng.

- Phương thức thực hiện

*Giới thiêu đoạnThông tin 1:

- Giống lúa được bà con nông dân tỉnh Nam

I. Vai trò của giống cây trồng.

- Các nhóm thảo luận thống nhất đưa ra nội dung báo cáo

(13)

Định gieo trồng chủ yếu là giống Bắc thơm 7.

Đặc điểm của giống lúa này là : + Gạo dẻo,thơm

+ Năng suất cao(200-220kg/sào Bắc Bộ), bán được giá.

+ Giống ngắn ngày.

- Chuyển giao nhiệm vụ 1 : - Thảo luận trong nhóm nhỏ

Tìm hiểu đoạn thông tin trên cho biết:

1.Tại sao bà con nông dân tỉnh Nam Định chọn giống Bắc thơm 7 để gieo cấy chủ yếu?

2. Giống lúa Khang Dân, Q5 cũng cho năng suất cao nhưng bà con nông dân tỉnh Nam Định không chọn cấy phổ biến?

3. Thay giống cũ bằng giống mới năng suất cao có tác dụng gì ?

4. Sử dụng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì đến các vụ gieo trồng trong năm ?

5. Sử dụng giống mới ngắn ngày có ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu cây trồng?

6.Việc thay đổi cơ cấu cây trồng có ý nghĩa như thế nào trong việc sử dụng đất hợp lí?

-Sản phẩm:

Sử dụng phương pháp vấn đáp- trao đổi -> Rút ra:+ Giống lúa quyết định năng suất, chất lượng gạo, quyết định đến số vụ gieo trồng trong năm, quyết định đến cơ cấu cây trồngcũng như việc giữ gìn độ phì nhiêu của đất.

Giáo viênhướng dẫn: Công tác giống không chỉ áp dụng đối với cây lúa mà áp dụng với tất cả các loại cây trồng nói chung

Chuyển giao nhiệm vụ 2:

-> Quan sát hình 11- sgk- cho biết:

? Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt?

- Sản phẩm:

HS hiểu và nêu được 3 vai trò cơ bản của giống cây trồng

-> GV chốt kiến thức lên bảng.

* Hoạt động 2: Tiêu chí của giống cây - giống cây trồng quyết định năng

(14)

trồng tốt

- Mục tiêu

Học sinh nhận biết được những tiêu chí của một giống cây trồng tốt.

- Phương thức thực hiện Giới thiêu đoạnThông tin2:

Thời gian gần đây giống lúa Bắc thơm 7 kháng bạc lá được thay thế cho giống Bắc thơm 7 thường. Giống lúa Bắc thơm 7 kháng bạc lá có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất và chất lượng gạo như giống lúa Bắc thơm 7 nhưng có khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh tốt hơn, khả năng chống chịu tốt hơn , đặc biệt kháng bệnh Bạc lá rất tốt (giống Bắc thơm 7 thường khả năng kháng bênh Bạc lá kém nên rất hay mắc bệnh này .)

- Chuyển giao nhiệm vụ:

Tìm hiểu đoạn thông tin trên cho biết:

?1.Nói giống lúa Bắc thơm 7 kháng bạc lá tốt hơngiống lúa Bắc thơm 7 thườngđúng hay sai? Vì sao?

?2. Theo em một giống tốt cần đạt tiêu chí nào ?Em hiểu thế nào là năng suất cao và ổn định?

?3. Theo em đạt

¾

tiêu chí trên có được công nhận là giống tốt không tại sao?

Sử dụng phương pháp vấn đáp- trao đổi - Sản phẩm: Rút ra : Giống tốt cần đạt được các tiêu chí:

1. Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.

2. Có chất lượng tốt.

3. Có năng suất cao và ổn định.

4. Chống, chịu được sâu bện - > GV chốt kiến thức lên bảng.

* Hoạt động 3 :Tìm hiểu các phương pháp chọn tạo giống cây trồng

- Mục tiêu:

+ Hs biết mục đích các phương pháp chọn tạo giống cây trồng.

+ Qui trình thực hiện các phương pháp chọn tạo giống.

suất, chất lượng nông sản.

- giống cây trồng quyết định số vụ gieo trồng trong năm.

- Giống làm thay đổi cơ cấu cây trồng.

II. Tiêu chí của giống cây trồng tốt.

1. Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.

2. Có chất lượng tốt.

3. Có năng suất cao và ổn định.

4. Chống, chịu được sâu bệnh.

III. Phương pháp chọn tạo giống cây trồng.

(15)

- Phương thức thực hiện

Giới thiệu thông tin tham khảo:

Giống Bắc thơm số 7 đã được Viện nghiên cứu lúa, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội chuyển gen kháng bạc lá thông qua dự án khoa học của tỉnh Hải Dương từ năm 2008-2009 bằng phương pháp lai trở lại và phương pháp chọn lọc cá thể, đặt tên mới là giống lúa Bắc thơm số 7 Kháng bạc lá.

- Chuyển giao nhiệm vụ 1:Tìm hiểu thông tin trả lời các câu hỏi:

11. giống lúa Bắc thơm số 7 Kháng bạc lá được chọn tạo từ giống nào?

12. Mục đích chung của các phương pháp chọn tạo giống cây trồng là gì ?.

- Sản phẩm

HS nêu được mục đích của các phương pháp chọn tạo giống: để có các giống cây trồng ngày càng tốt hơn.

- Chuyển giao nhiệm vụ 2:

đọc và quan sát kĩ các hình vẽ : 12, 13 sách giáo khoa và hình ảnh bổ sung -> yêu cầu thảo luận nhóm hoàn thành bảng sau:

Phương pháp

Qui trình thực hiện Chọn lọc - Bước 1:

- Bước 2:

- Bước 3:

Lai tạo - Bước 1:

- Bước 2:

- Bước 3:

Gây đột biến

- Bước 1:

- Bước 2:

- Bước 3:

Đại diện nhóm báo cáo-> nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Sản phẩm: trình bày được qui trình thực

1. Phương pháp chọn lọc .

Bước 1: Gieo giống khởi đầu ->

chọn cây tốt -> thu hạt.

Bước 2: Gieo hạt -> so sánh với giống khởi đầu và giống địa phương-> tốt hơn

Bước 3 : nhân giống 2. Phương pháp lai.

- Bước 1: Lấy phấn cây bố thụ cho nhuỵ hoa cây mẹ

- Bước 1: Lấy hạt cây mẹ -> gieo trồng -> cây lai.

- Bước 3: chọn cây tốt làm giống.

3.Phương pháp gây đột biến.

Sử dụng tác nhân

Bước 1: gây đột biến lên các bộ

(16)

hiện các phương pháp chọn tạo giống cây trồng

* Hoạt động 4:Tìm hiểu các phương pháp sản xuất giống cây trồng.

- Mục tiêu:

+ Hs biết mục đích các phương pháp sản xuất giống cây trồng.

+Biết được qui trình sản xuất giống cây trồng.

- Phương thức thực hiện:

. Giới thiệu sơ đồ 3 sgk (đã phóng to)

- Chuyển giao nhiệm vụ 1:Quan sát sơ đồ cho biết:

+ Qui trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt được thực hiện như thế nào?

+ Mục đích của qui trình sản xuất là gì?

+ Áp dụng với những loại cây trồng nào?

. Sử dụng phương pháp trực quan- vấn đáp - Sản phẩm: HS hiểu qui trình sản xuất giống cây trồng thực hiện qua 2 giai đoạn:

+giai đoạn 1: chọn lọc + giai đoạn 2: Nhân giống

Mục đích : Tạo ra nhiều hạt giống tốt đưa vào sản xuất.

Chỉ áp dụng với cây lấy hạt ngắn ngày.

- Chuyển giao nhiệm vụ 2:

Quan sát hình 17 sgk (đã phóng to)

Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:

?a.

Nhân giống vô tính

Cách tiến hành

phân của cây

-> Tạo cây đột biến

- Bước 2: Gieo hạt của cây đã được sử lí đột biến.

- Bước 3: Chọn dòng đột biến có lợi -> làm giống

IV.Các phương pháp sản xuất giống cây trồng.

1. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt.

- Mục đích : Tạo ra nhiều hạt giống tốt đưa vào sản xuất.

- Qui trình:

+giai đoạn 1: chọn lọc

Gieo hạt giống đã phục tráng

-> chọn cây có đặc tính tốt để riêng -> Gieo thành nhiều dòng

-> chọn lấy những dòng tốt nhất -> hạt giống siêu nguyên chủng.

+ giai đoạn 2: Nhân giống:

hạt giống siêu nguyên chủng nhân lên -> hạt giống nguyên chủng ->

nhân lên -> hạt giống đại trà.

- Chỉ áp dụng với cây lấy hạt ngắn ngày

2.Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính

(17)

Gi©m cµnh

GhÐp m¾t ChiÕt cµnh

?b.nêu tên một số giống cây trồng ở địa phương được ản xuất theo các phương pháp này ?

. Hs báo cáo, nhận xét, bổ sung

- Sản phẩm: Nêu được tên, cách tiến hành 3 phương pháp nhân giống vô tính: Giâm cành, ghép mắt, chiết cành. Ví dụ một số giống cây trồng được giâm cành, ghép mắt, chiết.

* Hoạt động 5: Tìm hiểu cách bảo quản hạt giống cây trồng

- Mục tiêu:

HS hiểu được:

+ Mục đích của việc bảo quản hạt giống.

+ các điều kiện để bảo quản tốt hạt giống.

+ các phương pháp bảo quản hạt giống.

- Phương thức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ: Tham khảo thông tin sgk, liên hệ thực tế cho biết:

? . Bảo quản hạt giống nhằm mục đích gì?

?. Nêu những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống?

?. Nêu các phương pháp bảo quản hạt giống?

?.Gia đình em bảo quản hạt giống như thế nào?

. Sử dụng phương pháp trực quan + vấn đáp - Sản phẩm:

Nêu được:

+ Mục đích của việc bảo quản hạt giống: Duy trì chất lượng của hạt giống.

+ Các điều kiện để bảo quản tốt hạt giống:

- Giâm cành.

- Ghép mắt.

- Chiết cành

IV. Bảo quản hạt giống cây trồng

(18)

Hạt giống đạt chuẩn, nơi bảo quản đạt yêu cầu,kiểm tra thường xuyên....

+ Các phương pháp bảo quản hạt giống:

Bảo quản kín, thông thoáng ,lạnh

- Mục đích : Duy trì chất lượng của hạt giống.

- Điều kiện:

+ Hạt giống đạt chuẩn.

+Nơi bảo quản đạt yêu cầu.

+ Kiểm tra thường xuyên.

- Các phương pháp bảo quản hạt giống:

+ Bảo quản kín.

+ Bảo quản thông thoáng . + Bảo quản lạnh

5. Kết quả đạt được:

Qua hai năm thực hiện dạy học chuyên đề vào trong môn Công nghệ THCS thì chúng tôi nhận thấy:

- Về đội ngũ giáo viên: Đã xây dựng được 4 chuyên đề dạy học cho mỗi khối lớp mình đảm nhận giảng dạy. Tự tin hơn khi được phép phân phối lại chương trình dạy học và có thể truyền đạt thêm các tri thức, kĩ năng mới trong cuộc sống khác với như khi bị gò ép theo khung chương trình và sách giáo khoa như trước đây.

Nhưng vẫn còn băn khoăn, trăn trở vì chưa có mẫu giáo án thống nhất khi soạn giảng theo chuyên đề.

- Về học sinh: Hứng thú học tập với bộ môn Công nghệ hơn vì được tiếp cận theo định hướng phát triển năng lực của bản thân.

6. Bài học kinh nghiệm

Để thực hiện tốt dạy học chuyên đề vào trong môn Công nghệ THCS theo định hướng phát triển năng lực, chúng tôi nhận thấy rằng:

+ Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gượng ép.

(19)

+ Tránh làm nặng nề thêm các kiến thức sẵn có. Xem xét và chọn lọc những nội dung phù hợp với nhận thức và tình độ năng lực của HS.

+ Cần liên hệ một cách nhẹ nhàng và trình bày một cách đơn giản, lấy những tình huống gần gũi với đời sống của học sinh, của gia đình, làng xóm và ở thiên nhiên xung quanh.

+ GV thường xuyên cập nhật thông tin về các kiến thức , kĩ năng mới liên quan đến chương trình giảng dạy.

+ Trong quá trình dạy học môn Công nghệ giáo viên phải có sự phối hợp học hỏi với các giáo viên dạy các môn khác để đảm bào các kiến thức tích hợp chính xác.

+ Kiểm tra đánh giá cần chú ý kiểm tra sự vận dụng kiến thức, thái độ hành vi của học sinh khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn.

C. KẾT KUẬN:

Dạy học theo chủ đề là một trong những mô hình dạy tối ưu hóa góp phần giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong nội dung chương trình học hiện nay như: góp phần phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học, tăng cường định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn, cùng với đó là việc giúp học sinh giảm thiểu nhàm chán, áp lực do sự trùng lặp kiến thức khi học và hướng tới kết cấu lại những đon vị kiến thức có tính liên hệ, tổng thể hơn giúp học sinh nắm bắt bản chất kiến thức sau khi học.

Ở một phương diện khác, nhằm trang bị kiến thức, kĩ năng, phương pháp dạy học khi có sự đổi mới về mô hình dạy học và chương trình dạy học, nhiều môn học đã bước đầu chủ động tiếp cận, tìm hiểu, thực hành. Tuy còn liên quan đến nhiều yếu tố đòi hỏi phải có quá trình chuẩn bị như chương trình sách giáo khoa, tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, đánh giá, kiểm tra, thi cử… song những sáng kiến, kinh nghiệm và các kết quả thu được bước đầu… đã góp phần giải quyết một số những khúc mắc về vấn đề lý luận và thực tiễn.

Với môn Công nghệ , yêu cầu đặt ra hiện nay là việc tiếp cận theo mô hình mới này cần nhiều những định hướng thiết thực làm tiền đề cho các hoạt động bộ môn sau này đi vào thực chất, tiến tới triển khai có hiệu quả.

Trên cơ sở tham khảo các nguồn tài liệu, với kiến thức hạn hẹp, chuyền đề

“Dạy học theo chuyên đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy bộ môn Công nghệ THCS”, chỉ mong góp một phần nhỏ để quý đồng nghiệp trao đổi thông tin, sinh hoạt chuyên môn nhằm chuẩn bị tâm thế cho lộ trình đổi mới giáo dục. Với thời gian và giới hạn về đề tài, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý đồng nghiệp

Hà Nội ngày ….. tháng ….. năm 2020

(20)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Không những thế, nếu giáo viên biết tổ chức tốt cho học sinh sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học nhóm thì nó sẽ giúp các em phát huy được tính sáng tạo, tối đa khả

- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học; năng lực

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử.. Trong

Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn ⇒ Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 90°C vào

Bên cạnh những thành công đó, việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh theo định hướng phát triển năng lực ở trường Đại học Sư phạm

Bảng 1 Cấu trúc các nhân tố quyết định năng lực giảng dạy của sinh viên sư phạm Năng lực giảng dạy của sinh viên sư phạm tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

HS sẽ dần quen thuộc với cách học đảo ngược, không còn phụ thuộc vào những kiến thức được giảng dạy trên lớp, rất nhiều thông tin bài học mà các em hoàn toàn có thể tự học trước mỗi

Nói cách khác, phương pháp dạy học sẽ coi trọng dạy học trực quan và thực hành, thực hành giúp phát triển năng lực sử dụng công cụ, phần mềm kĩ thuật số… Trong bài viết này, tác giả