• Không có kết quả nào được tìm thấy

Mỗi bài ca dao là lời của ai nói với ai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Mỗi bài ca dao là lời của ai nói với ai"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH 1/ Trả lời câu hỏi vào tập

Đọc bài ca dao số 1 và số 4 trong SGK, em hãy cho biết:

(?) Mỗi bài ca dao là lời của ai nói với ai?

(?) Hai bài ca dao được viết theo thể thơ gì?

(?) Xác định và gọi tên những biện pháp tu từ trong mỗi bài ca dao?

(?) Mỗi bài ca dao truyền tải ý nghĩa đạo đức gì cho chúng ta?

2/ Chép bài vào tập I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Khái niệm ca dao – dân ca:

- Thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc.

- Ca dao là lời thơ dân gian.

- Dân ca là những câu hát dân gian kết hợp lời và nhạc.

2. Chủ đề tình cảm gia đình trong ca dao – dân ca:

- Là lời ru của mẹ, lời nói của ông bà, cha mẹ với con cháu, của con cháu với ông bà, cha mẹ.

- Bày tỏ tình cảm, nhắc nhở, rặn dạy về công ơn sinh thành, tình mẫu tử, tình anh em.

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Bài 1

- Lời của cha mẹ nói với con cái.

- Biện pháp nghệ thuật:

+ So sánh “núi ngất trời”, “nước biển Đông” + thành ngữ “cù lao chín chữ”, thế đối xứng “núi” -

“biển”: -> công lao to lớn.

+ Thể lục bát -> lời hát ru dịu dàng, sâu lắng.

- Ý nghĩa:

+ Công lao trời biển của cha mẹ dành cho con cái.

(2)

+ Nhắc nhở về bổn phận, trách nhiệm của con cái không được quên công lao cha mẹ.

(3)

2. Bài 4

- Lời, có thể của:

+ Của anh em tâm sự với nhau.

+ Lời của ông bà, cha mẹ răn dạy con cháu.

- Biện pháp nghệ thuật:

+ Điệp từ “cùng chung – cùng thân”, so sánh “ như thể tay chân” -> bền chặt, khắng khít.

+ Thể lục bát -> lời răn dạy nhẹ nhàng, sâu lắng.

- Ý nghĩa:

+ Khẳng định, đề cao tình nghĩa anh em ruột thịt.

+ Nhắc nhở anh em phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

(4)

NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI 1/ Trả lời câu hỏi vào tập

Đọc bài ca dao số 1 và số 4 trong SGK, em hãy cho biết:

(?) Mỗi bài ca dao là lời của ai nói với ai?

(?) Hai bài ca dao được viết theo thể thơ gì?

(?) Xác định và gọi tên những biện pháp tu từ trong mỗi bài ca dao?

(?) Nội dung của mỗi bài ca dao là gì?

(?) Mỗi bài ca dao truyền tải ý nghĩa gì?

2/ Chép bài vào tập ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Bài 1

- Lời của chàng trai hỏi, cô gái đáp.

- Biện pháp nghệ thuật: Liệt kê câu hỏi, tên địa danh, thể lục bát -> màn đối đáp duyên dáng.

- Nội dung: Đối đáp về những địa danh nổi tiếng.

- Ý nghĩa việc đối đáp:

+ Thử tài kiến thức: địa lý, lịch sử.

+ Thể hiện tình yêu, niềm tự hào về vẻ đẹp, truyền thống văn hóa của quê hương đất nước.

2. Bài 4

- Lời, có thể của:

+ Người con gái.

+ Chàng trai.

- Biện pháp nghệ thuật:

+ Công thức “Thân em” -> nhấn mạnh thân phận (tự nói về mình).

+ Lục bát biến thể -> sự mênh mông, tươi tốt của cánh đồng.

+ So sánh “lúa đòng đòng” -> sự tươi trẻ, duyên dáng của cô gái.

(5)

+ Lời của cô gái: Trong lúc đi thăm đồng vào buổi sáng, nhìn cánh đồng tươi đẹp mênh mông cô gái nghĩ tới mình với niềm rạo rực tuổi thanh xuân.

+ Lời của chàng trai: Ca ngợi vẻ đẹp tươi tốt, bao la của đồng ruộng và sự tươi trẻ của người con gái mới lớn.

- Ý nghĩa: Thể hiện tình yêu, niềm tự hào về vẻ đẹp của con người, về quê hương đất nước.

(6)

BÀI KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN LẦN 1 1/ Văn bản (Không cần chép câu hỏi, ghi câu a/ b/ c rồi trả lời)

a/ Đặc trưng của kiểu văn bản nhật dụng được thể hiện cụ thể như thế nào trong văn bản Cổng trường mở ra – Lý Lan (1 điểm)

b/ Thông điệp mà tác giả Khánh Hoài muốn gửi gắm đến người đọc qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê là gì? (1 điểm)

2/ Tiếng Việt

a/ Xác định từ ghép, từ láy trong bài thơ sau (Điền vào bảng, không cần chép lại bài thơ) ( 4 điểm) Mặt đất và bầu trời

Xin chào đón con – Thiên thần bé nhỏ Hãy nở nụ cười trên môi xinh, con nhé Để tâm hồn rạng ngời, ấm áp thơ ngây!

Con biết không, để có con trên trái đất này Là cả một sự diệu kỳ

Cỏ cây hoa lá cho con mái tóc, hàng mi Đoá sen hồng cho tâm hồn con tinh khiết

Tựa nước giếng làng thuở trời đất hồng hoang Để con nhìn đời bằng con mắt yêu thương!

Làn da con mịn màng

Là làn da dịu dàng mây trắng

(7)

Chưa hết đâu con, mẹ cha còn cho con hình hài và mơ ước Xóm làng quê hương

Cho con một trái tim biết nhớ Thầy cô cho con con chữ

Và bạn bè cho con những năm tháng không thể nào quên…

Nhớ nhé nghe con,

Con là một Thiên thần nhỏ đáng yêu

Hãy cám ơn cuộc đời, mẹ cha… Tất cả đã cho con thật nhiều (Thiên Thần – Lương Đình Khoa)

Từ ghép Từ láy

b/ Chọn và đặt câu với 1 từ láy trong ngữ liệu trên (0,5 điểm).

c/ Chọn và đặt câu với 1 từ ghép trong ngữ liệu trên (0,5 điểm).

3/ Làm văn (3 điểm)

Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo.

(8)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trường hợp 1: Thanh thấy tự hào về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương mình và đã có hành động thiết thực để giữ gìn và phát huy truyền thống

- Trường hợp 1: Vân luôn tự hào về quê hương, mong muốn trở thành hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của quê hương mình với bạn bè quốc tế.

Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương Mở đầu trang 5 Bài 1 GDCD lớp 7: Em hãy cho biết những câu ca dao dưới đây thể hiện truyền

- Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước.( TL được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2-3

Đó là sự thương nhớ, vấn vương quê hương mỗi khi đi xa xứ, là vẻ đẹp của người lao động cần cù, niềm tự hào non sống đất nước với những nét đẹp cổ kính ngàn

Đó là sự thương nhớ, vấn vương quê hương mỗi khi đi xa xứ, là vẻ đẹp của người lao động cần cù, niềm tự hào non sống đất nước với những nét đẹp cổ kính ngàn

Danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm- cầu Thê Húc- đền Ngọc Sơn là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung..

+ Biểu hiện của việc phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ: Học tập tốt, rèn luyện tu dưỡng đạo đức góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp; tự hào