• Không có kết quả nào được tìm thấy

TẢI XUỐNG PDF

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "TẢI XUỐNG PDF"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Mã đề 401 - https://thi247.com/ Trang 1/2 ĐỀ CHÍNH THỨC

TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN TỔ:HÓA- SINH -CNTT (Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA CUỐI KỲ 1- NĂM HỌC 2022-2023 Môn: SINH HỌC – Lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 401 Họ và tên: ... Số báo danh: ...

I. TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM):

Câu 1. Bào quan không có màng bao bọc và được cấu tạo từ rRNA và protein là

A. Lysosome. B. Golgi. C. Peroxysome. D. Ribosome.

Câu 2. Tế bào nhân sơ có các đặc điểm nào sau đây?

(1). Có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh.

(2). Chưa có hệ thống nội màng và chưa có bào quan có màng bao bọc.

(3).Vùng nhân chưa có màng bao bọc.

(4) Có Ribosome và các hạt dự trữ.

A. (1), (2),(4). B. (1), (2),(3),(4). C. (2), (3),(4). D. (1), (3), (4).

Câu 3. Bào quan nào sau đây làm nhiệm vụ lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào?

A. Trung thể. B. Lysosome.

C. Lưới nội chất. D. Bộ máy Golgy.

Câu 4. Màng tế bào vi khuẩn có vai trò A. mang thông tin di truyền.

B. trao đổi chất có chọn lọc với môi trường.

C. là bộ máy tổng hợp protein.

D. bảo vệ tế bào tránh được các nhân tố có hại từ bên ngoài.

Câu 5. Trong các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống, cấp tổ chức nào là cơ bản nhất?

A. Tế bào. B. Quần thể. C. Quần xã. D. Cơ thể.

Câu 6. Bào quan nào sau đây được bao bọc bởi một lớp màng và có khả năng phân giải các chất độc hại cho tế bào?

A. Lysosome. B. Ribosome. C. Peroxysome. D. Golgi.

Câu 7. Loại tế bào nào sau đây có nhiều ti thể nhất?

A. Tế bào tinh hoàn. B. Tế bào cơ tim. C. Tế bào xương. D. Tế bào hồng cầu.

Câu 8. Cấu tạo của phospholipid bao gồm

A. Một phân tử glycerol và 3 phân tử acid béo no.

B. Một phân tử glycerol và 3 phân tử acid béo no.

C. Một phân tử glycerol, 2 phân tử acid béo và một nhóm phosphate (-PO

4

).

D. Một phân tử glycerol, 2 phân tử acid béo và một nhóm choline.

Câu 9. Nguyên tố hóa học nào sau đây là “mạch xương sống” để hình thành các hợp chất hữu

cơ? A. Carbon. B. Calcium. C. Oxygen. D. Nito.

Câu 10. Các chất như ion, amino acid đi qua màng tế bào bằng phương thức nào sau đây?

A. Vận chuyển chủ động. B. Nhờ kênh protein xuyên màng.

C. Nhờ sự biến dạng của màng tế bào. D. Khuếch tán qua lớp photpholipit kép.

Câu 11. Những thành phần nào sau đây đều có ở tế bào động vật và tế bào thực vật?

(1). Màng sinh chất. (2). Thành tế bào. (3). Lục lạp. (4). Lưới nội chất. (5). Ti thể.

A. (2), (3), (5) B. (1), (3),(4). C. (1), (4), (5). D. (2), (3), (4).

(2)

Mã đề 401 - https://thi247.com/ Trang 2/2

Câu 12. Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao và tiêu tốn năng lượng là hình thức

A. vận chuyển thụ động. B. biến dạng của màng.

C. thẩm thấu. D. vận chuyển chủ động.

Câu 13. Một tế bào có nồng độ chất tan NaCl là 1,0%, dung dịch nào sau đây là dung dịch ưu trương của tế bào?

A. Dung dịch NaCl 0,8%. B. Dung dịch NaCl 1,1%.

C. Dung dịch NaCl 0,9%. D. Dung dịch NaCl 0,2%.

Câu 14. Loại acid nucleic nào sau đây có vai trò làm khuôn để tổng hợp protein ở ribosome?

A. mRNA. B. tRNA. C. DNA. D. rRNA.

Câu 15. Màng tế bào ở tế bào nhân thực có những đặc điểm nào sau đây?

(1). Được cấu tạo từ lớp kép phospholipid và các phân tử protein.

(2). Các phân tử protein chỉ bám ở mặt ngoài của lớp kép phospholipid.

(3). Trên màng tế bào động vật có các phân tử cholesterol xen kẽ vào lớp kép phospholipid.

(4). Màng tế bào có chức năng kiểm soát sự trao đổi chất và truyền tin tế bào.

A. (2),(3),(4). B. (1), (2), (4). C. (1), (3),(4). D. (1),(4).

II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)

Phân biệt đặc điểm cấu tạo thành tế bào của vi khuẩn Gram (-) và vi khuẩn Gram(+). Hiểu biết về thành tế bào vi khuẩn có ý nghĩa như thế nào trong y học?

Câu 3: (1,0 điểm) Tại sao khi muối dưa, cà thì sản phẩm sau khi muối lại có vị mặn và bị nhăn nheo?

--- HẾT --- Câu 2: (2,0 điểm): Quan sát hình 1 về bào

quan có trong tế bào nhân thực và trả lời các câu hỏi sau:

a. Gọi tên cấu trúc tương ứng với chú thích (1) và (2)?

b. Phân biệt đặc điểm cấu tạo lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn.

c. Trong các loại tế bào sau của cơ thể người: Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh, loại tế bào nào

có lưới nội chất hạt phát triển? Giải thích?

(2)

(1) HÌNH 1

(3)

TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN

TỔ:HÓA – SINH -CNTT HƯỚNG DẪN CHẤM

KIỂM TRA CUỐI KÌ 1- NĂM HỌC 2022-2023 Môn: SINH HỌC – Lớp 10

I, TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Mỗi câu đúng 1/3 điểm

Đề\câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 401 D B D B A C B C A B C D B A C 403 D A D D A A D C A B B D B A D 402 A B D B B C A D C B B B B B C 404 A C A D D A C D A A B C B D B

II. TỰ LUẬN :

ĐỀ 401; 403 Câu 1: (2,0 điểm)

Phân biệt đặc điểm cấu tạo thành tế bào của vi khuẩn Gram (-) và vi khuẩn Gram(+).

Hiểu biết về thành tế bào vi khuẩn có ý nghĩa như thế nào trong y học?

Vi khuẩn Gram dương Vi khuẩn Gram âm

- Có thành peptidoglycan dày (0,25) - Bắt màu tím khi nhuộm Gram. (0,25) - Không có lớp màng ngoài (0,25)

- Có thành peptidoglycan mỏng (0,25) - Bắt màu đỏ khi nhuộm Gram. (0,25) - Có lớp màng ngoài (0,25)

Ý nghĩa: Điều này giúp xác định đúng loại kháng sinh phù hợp để diệt khuẩn, nâng cao hiệu quả chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn. (0,5)

Câu 2:

a. Gọi tên cấu trúc tương ứng với chú

thích (1) và (2)? (1): Lưới nội chất hạt (0,25) (2) Lưới nội chất trơn (0.25) Phân biệt đặc điểm cấu tạo lưới nội chất

hạt và lưới nội chất trơn. Lưới nội chất hạt : Là hệ thống xoang dẹp nối với màng nhân. Trên mặt ngoài của xoang có đính nhiều hạt ribôxôm.

(0,5)

Lưới nội chất trơn: Là hệ thống xoang hình ống, nối tiếp lưới nội chất hạt. Bề mặt trơn, có nhiều enzim. ((0,5)

c. Trong các loại tế bào sau của cơ thể người: Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh, loại tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển?

Giải thích.

- tế bào bạch cầu (0,25)

- tế bào bạch cầu cần nhiều Protein kháng thể nên có lưới nội chất hạt có các ribosome tổng hợp protein.(0,25)

Câu 3: (1,0 điểm) Tại sao khi muối dưa, cà thì sản phẩm sau khi muối lại có vị mặn và bị nhăn nheo?

Do khi ngâm dưa, cà trong nước muối là môi trường ưu trương (có nồng độ muối cao) vì vậy muối được khuếch tán vào trong dưa, cà làm cho chúng có vị mặn. (0,5)

Đồng thời, nước trong dưa, cà được thẩm thấu ra ngoài làm tế bào mất nước dẫn đến bị nhăn nheo.

(0,5)

Đề 402;404 Câu 1: (2,0 điểm)

Phân biệt đặc điểm cấu tạo thành tế bào của vi khuẩn Gram (-) và vi khuẩn Gram(+).

Hiểu biết về thành tế bào vi khuẩn có ý nghĩa như thế nào trong y học?

Vi khuẩn Gram dương Vi khuẩn Gram âm

(4)

- Có thành peptidoglycan dày (0,25) - Bắt màu tím khi nhuộm Gram. (0,25) - Không có lớp màng ngoài (0,25)

- Có thành peptidoglycan mỏng (0,25) - Bắt màu đỏ khi nhuộm Gram. (0,25) - Có lớp màng ngoài (0,25)

Ý nghĩa: Điều này giúp xác định đúng loại kháng sinh phù hợp để diệt khuẩn, nâng cao hiệu quả chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn. (0,5)

Câu 2:

a. Gọi tên cấu trúc tương ứng với

chú thích (1) và (2)? (1): Lưới nội chất trơn (0,25) (2) Lưới nội chất hạt (0.25) Phân biệt đặc điểm cấu tạo lưới nội

chất hạt và lưới nội chất trơn. Lưới nội chất hạt : Là hệ thống xoang dẹp nối với màng nhân.

Trên mặt ngoài của xoang có đính nhiều hạt ribôxôm. (0,5)

Lưới nội chất trơn: Là hệ thống xoang hình ống, nối tiếp lưới nội chất hạt. Bề mặt trơn, có nhiều enzim. ((0,5)

c. Trong các loại tế bào sau của cơ thể người: Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh, loại tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển? Giải thích.

- tế bào gan (0,25)

- tế bào gan có vai trò khử độc cho cơ thể nên có lưới nội chất trơn phát triển có chứa nhiều enzyme tham gia vào quá trình khử độc .(0,25)

Câu 3: (1,0 điểm) Hiện tượng xâm nhập mặn có thể gây hậu quả nghiêm trọng khiến hàng loạt các cây trồng bị héo chết và không còn tiếp tục gieo trồng được những loại cây đó trên vùng đất này nữa. Em hãy giải thích hiện tượng trên?

Vì khi bị xâm nhập mặn, nồng độ chất tan ngoài môi trường cao hơn bên trong tế bào (môi trường ưu trương) (0,5) nên nước từ bên trong tế bào của cây trồng sẽ đi ra ngoài, đồng thời cây không hút được nước khiến cho cây bị thiếu nước và héo. (0,5)

Đề 401: Câu 13 Sửa câu dẫn 1,1% thành 1,0%

Đề 403: Câu 10 Sửa câu dẫn 1,1% thành 1,0%

Đề 401: Câu 13 Sửa câu dẫn 1,1% thành 1,0%

Đề 403: Câu 10 Sửa câu dẫn 1,1% thành 1,0%

(5)

Đề 401: Câu 13 Sửa câu dẫn 1,1% thành 1,0%

Đề 403: Câu 10 Sửa câu dẫn 1,1% thành 1,0%

https://thi247.com/

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 13: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

Trong số 29 bệnh nhân Đài Loan được Lee Wan và cộng sự nghiên cứu bằng phương pháp PCR, sau đó xử lý sản phẩm PCR với enzym cắt giới hạn, giải trình tự gen đã phát

Bên ngoài màng sinh chất còn có một lớp thành tế bào bao bọc - cấu tạo này có ở loại tế bào nào sau đây.. Thực vật và

Câu 241: Đun nóng axit axetic với rượu etylic có axit sunfuric làm xúc tác thì người ta thu được một chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi trên

Câu 17: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H 2 O) được gọi là phản ứng.. trùng

Tại vị trí A của một vật, người ta kéo vật theo hai hướng vuông góc nhau với các lực kéo lần lượt là 600N và 800N.. Tính tổng hợp lực kéo tác

Câu 30: Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là.. khoa học – kĩ thuật

Hợp chất nào sau đây của sắt vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóaA. Hợp kim