• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 19

NS: 09 / 01 / 2021

NG: 11 / 01 / 2021 Thứ 2 ngày 11 tháng 01 năm 2021

TOÁN

TIẾT 91: KI – LÔ – MÉT VUÔNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết ki –lô- mét vuông là đơn vị đo diện tích. Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông. Biết 1km2 = 1000 000 m2.

2. Kĩ năng: Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, độc lập trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh ảnh chụp cánh đồng khu rừng hoặc mặt hồ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ : 4’

- GV nxét bài làm cuối học kì I của HS.

B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài 1’

? nêu các đơn vị đo diện tích đã học?

- Để đo diện tích lớn như diện tích thành phố, khu rừng … người ta thường dùng đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.

- GV gt thêm đơn vị đo: km2 2. HD tìm hiểu bài

HĐ1. Giới thiệu ki-lô-mét vuông 12’

- Treo tranh (Hồ gươm ở thủ đô HN) - Giới thiệu: Ki-lô-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 ki-lô-mét.

- Ki-lô-met vuông viết tắt là km2. Đọc là ki-lô-mét vuông.

+ 1 km2 = .... m2?

VD: Tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1000 m.

GV: 1 000 000 m2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km

+ Vậy 1 km2 bằng bao nhiêu m2 ? Ghi bảng : 1 km2 = 1 000 000 m2

Ví dụ: Diện tích Thủ đô Hà Nội (năm 2009) : 3 324, 92 km2  (đứng đầu cả nước về diện tích, nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới)

HĐ2. Thực hành 20’

Bài 1: Viết số hoặc chữ số thích hợp vào ô trống:

- HS nêu

- Quan sát tranh ảnh về khu rừng, cánh đồng,… có hình ảnh là một hình vuông cạnh dài 1 km

+ HS đọc và viết đơn vị d/tích km2 1 km2 =1 000 000 m2 + 1000 x 1000 = 1 000 000 m2

+ 1 km2 = 1 000 000 m2

(2)

- Cho học sinh nêu y/c của bài

- Y/C HS đọc kỹ từng câu của bài và tự làm bài. Sau đó cho HS trình bày kết quả.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

- Cho hs nêu ycầu của bài.

1 km2 = 1 000 000m2 1 000 000 m2 = 1 km2 1 m2 = 100 dm2

- Nhận xét, đánh giá.

- Gọi HS nêu mối quan hệ giữa km2 với m2; m2 với dm2

Bài 3: ( HS khá giỏi )

- Cho học sinh yêu yêu cầu của bài.

Chiều dài: 3km Chiều rộng: 2km.

Diện tích: ... km2?

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn - Nhận xét, đánh giá.

Bài 4:

Cho học sinh nêu yêu cầu của bài - Yc HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra diện tích lớp học, diện tích nước VNam?

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn - Nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố - Dặn dò: 3’

? 1 km2 bằng bao nhiêu mét vuông?

? 1 m2 bằng bao nhiêu cm2?

? 2 000 000 m2 bằng bao nhiêu km2.?

? Hai đơn vị đo diện tích liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần.

- GV nhận xét giờ học

- Về nhà học bài.Chuẩn bị bài: Luyện tập

+ Nêu yêu cầu của bài - HS làm bài và trình bày.

- Kết quả: 921 km2 ; 2000 km2 + Năm trăm linh chín ki-lô-mét + Ba trăm hai chục nghìn ki-lô-mét vuông

- HS nhận xét

- Nêu yêu cầu của bài 5 km2 = 5 000 000 m2 32m2 49dm2 = 3249 dm2 2 000 000 m2 = 2 km2

- HS nhận xét bài làm của bạn.

- Nêu yêu cầu của bài Diện tích khu rừng là:

3 x 2= 6 (km2)

Đáp số : 6 km2 - HS nhận xét.

- Nêu yêu cầu của bài.

- HS làm bài vào phiếu.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.

a. Diện tích lớp học: 40 m2

b. Diện tích nước VN: 330 991 km2

+ Hai đơn vị đo diện tích liền nhau hơn kém nhau 100 lần.

TẬP ĐỌC

TIẾT 37: BỐN ANH TÀI

I. MỤC TIÊU

1 . Kiến thức: Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng: Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

3. Thái độ: HS có tinh thần sẵn sàng làm việc nghĩa giúp đỡ mọi người.

(3)

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân Hợp tác Đảm nhận trách nhiệm

III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC. (ƯDCNTT)

Tranh minh họa bài tập đọc trang 4, SGK.

Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.

Tập truyện cổ dân gian Việt Nam.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Giới thiệu chủ điểm (3’)

? Nhắc lại những chủ điểm đã học?

- Chiếu tranh chủ điểm.

*GV: Chủ điểm Người ta là hoa đất nói về năng lực, tài trí của con người.

Con người là hoa của đất, là những gì tinh túy nhất mà tự nhiên đã sáng tạo ra. Mỗi con người là một bông hoa của đất. Những hoa của đất đang nhảy múa hát ca về cuộc sống hoà bình, hạnh phúc.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (2’)

- Chiếu tranh minh họa bài tập đọc

“Bốn anh tài”:

(?) Những nhân vật trong tranh có gì đặc biệt?

*GV: Câu chuyện Bốn anh tài kể về bốn thiếu niên có sức khoẻ và tài ba hơn người. Họ cùng hợp nghĩa, làm việc lớn. Đây là câu chuyện nổi tiếng của dân tộc Tày. Để làm quen với các nhân vật này chúng ta cùng học phần đầu của câu chuyện Bốn anh tài 2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài HĐ 1. Luyện đọc (10’)

- Gọi HS đọc toàn bài.

? Bài chia làm mấy đoạn ?

- Hướng dẫn HS xem tranh minh hoạ truyện để nhận ra từng nhân vật, có ấn tượng về biệt tài của từng cậu bé.

- Gọi HS đọc nối tiếp.

+ Lần 1: Sửa phát âm.

+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó.

- Hướng dẫn đọc đoạn, câu dài

- HS nhắc lại

- cho HS q/sát tranh minh họa

+ Các nhân vật trong tranh có những đặc biệt như: thân thể vạm vỡ, tai to, tay dài, móng tay dài.

- Lắng nghe.

* 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi.

. Đoạn 1: Ngày xưa ...tinh thông võ nghệ . Đoạn 2: Hồi ấy ... diệt trừ yêu tinh . Đoạn 3: Đến một ... trừ yêu tinh . Đoạn 4: Đến một vùng ... lên đường.

. Đoạn 5: Đi được ít lâu ... đi theo - Nối tiếp đọc bài. - HS sửa sai

đọc đúng: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

- HS giải nghĩa các từ như trong SGK Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.

- HS nhẩm bài, tìm cách ngắt nghỉ cho

(4)

đúng và đọc lại.

- Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc / để đắp đập dẫn nước vào ruộng.

- Họ ngạc nhiên / thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối / lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà.

- Đọc bài theo nhóm bàn (Cặp đôi).

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

HĐ 2. Tìm hiểu bài (12’)

(?) Truyện có những nhân vật nào ? - GV ghi tên các nhân vật lên bảng.

(?) Tên truyện Bốn anh tài gợi cho em suy nghĩ gì ?

- Bốn thiếu niên trong truyện có tài năng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài.

(?) Tại sao truyện lại có tên là Bốn anh tài ?

* Đoạn 1:

(?) Những chi tiết nào nói lên sức khỏe và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây ?

(?) Đoạn 1 nói lên điều gì ?

* Đoạn 1:

(?) Chuyện gì đã xảy ra với quê hương của Cẩu Khây ?

(?) Thương dân bản Cẩu Khây đã làm gì ?

(?) Đọan 2 nói lên điều gì ?

* 3 đoạn cuối:

(?) Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai ?

- GV hỏi HS về nghĩa của từ vạm vỡ, chí hướng (nếu HS không giải thích được, GV cho HS đặt câu sau đó giải thích cho HS hiểu).

(?) Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?

- HS luyện đọc nối tiếp - HS lắng nghe.

+ Truyện có nhân vật chính: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

+ Tên truyện gợi suy nghĩ đến tài năng của bốn thiếu niên.

- Đọc thầm đoạn 1, trao đổi và trả lời:

+ Những chi tiết nói lên sức khỏe và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây.

1. Sức khỏe và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây.

- Đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi:

+ Quê hương của Cẩu Khây xuất hiện một con yêu tinh, nó bắt người và xúc vật làm cho bản làng tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót.

+ Thương dân bản Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh .

2. Ý chí diệt trừ yêu tinh của Cẩu Khây.

- HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi:

+ Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

+ Trả lời theo ý hiểu.

• Vạm vỡ: to lớn, nở nang, rắn chắc, toát lên vẻ khỏe mạnh.

• Chí hướng: ý muốn bền bỉ quyết đạt tới một mục tiêu cao đẹp trong cuộc sống.

+ Nắm Tay Đóng Cọc:

Dùng tay làm vồ đóng cọc, mỗi quả đấm giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng

(5)

(?) Em có nhận xét gì về tên của các nhân vật trong truyện ?

(?) Nd chính của đọan 3, 4,5 là gì ? (?) Truyện ca ngợi ai và ca ngợi về điều gì ?

- Ghi ý chính của bài lên bảng.

- GV: Bốn anh em Cẩu Khây không những có sức khỏe tài năng hơn người mà còn có lòng nhiệt thành làm việc nghĩa: diệt ác, cứu dân. Đó chính là điều chúng ta cần học tập.

HĐ 3. Đọc diễn cảm (10’)

- Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc bài. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.

(?) Em hãy nhận xét cách đọc của bạn?

(?) Bạn đọc như thế có phù hợp với nội dung đoạn không ?

(?) Theo em đọc đọan này thế nào là hay ?

- GV t/c cho HS thi đọc diễn cảm đọan 1, 2. Cách tổ chức như sau:

+ GV treo bảng phụ có viết đoạn văn.

+ GV đọc mẫu.

+ GV cho HS luyện đọc theo cặp.

+ Gọi một số cặp thi đọc . - Nhận xét phần đọc của từng cặp.

3. Củng cố dặn dò (3’)

- Gọi HS lên bảng chỉ vào tranh minh hoạ nói lại tài năng đặc biệt …

GV: Có sức khỏe và tài năng hơn người là một điều đáng quý nhưng đáng trân trọng và khâm phục hơn là những người biết đem tài năng của mình để cứu nước, giúp dân, làm việc lớn như anh em Cẩu Khây.

- Nhận xét tiết học.

gang tay.

+ Lấy Tai Tát Nước:

Lấy vành tai tát nước lên thửa ruộng cao bằng mái nhà.

+ Móng Tay Đục Máng:

Lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng để dẫn nước vào ruộng.

- Tên của các nhân vật chính là tài năng của mỗi người.

3. Ca ngợi tài năng của những người bạn của Cẩu Khây.

* Truyện ca ngợi sức khỏe tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

- HS nhắc lại ý của bài.

- Lắng nghe.

- HS theo dõi GV đọc mẫu, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc diễn cảm.

- Một số cặp HS thi đọc trước lớp.

- HS bình chọn đôi bạn đọc hay nhất.

HS lên bảng chỉ vào tranh minh hoạ nói lại tài năng đặc biệt của từng nhân vật.

(6)

CHÍNH TẢ (Nghe – viết)

TIẾT 19: KIM TỰ THÁP AI CẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

2. Kĩ năng: Làm đúng các bài tập CT về âm đầu, vần dễ lẫn (BT2).

3. Thái độ: HS giữ vở sạch viết chữ đẹp

* GDBVMT: GV giúp HS thấy được vẻ đẹp kì vĩ của cảnh vật nước bạn, có ý thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới.

III. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Giáo viên đọc cho cả lớp viết vào bảng con các từ ngữ có âm ch/tr hoặc có thanh hỏi/thanh ngã

- Giáo viên nhận xét.

B) Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài. 1’

2. Hướng dẫn HS nghe - viết:

HĐ1. Hướng dẫn chính tả (7’) - Gv đọc đoạn chính tả cần viết - Đoạn văn ca ngợi điều gì ?

GV kết luận: vẻ đẹp kì vĩ của cảnh vật nước bạn, có ý thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới.

- GV yêu cầu học sinh tìm các từ khó dễ lần khi viết chính tả sau đó cho học sinh luyện viết .

- GV nhận xét

HĐ 2: Nghe – viết chính tả. (12’) - Gv lưu ý hs cách trình bày bài:

+ Tên bài viết giữa dòng.

+ Tiếng đầu đoạn lùi 1 ô, viết hoa. Sau chấm xuống dòng viết lùi một ô, viết hoa.

- Nêu cách trình bày bài, tư thế ngồi, cách cầm bút

- GV nhắc nhở trước khi viết bài.

- Đọc lại bài viết 1 lần

- Gv đọc từng cụm từ, câu cho HS viết.

HĐ3. Nxét, đánh giá bài chính tả: (5’) - Gv đọc lại, HS soát lỗi.

- Nhận xét, đánh giá 7 bài viết - Gv nhận xét, chữa lỗi cho học sinh.

3. Hdẫn HS làm bài tập chính tả: (8’)

- HS theo dõi .

- Ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại .

- HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả

+ Lăng mộ, nhằng nhịt, chuyên chở, hành lang, giếng sâu.

- HS luyện viết từ khó

- HS lắng nghe

- HS viết

- Trao đổi vở soát lỗi

- HS đổi chéo vở kiểm tra lỗi.

(7)

Bài 2:

- Gọi HS đọc đề bài .

- Đề bài yêu cầu các em làm gì ?

- GV cho HS thảo luận nhóm và dùng viết chì gạch bỏ những từ viết sai.

- GV nhận xét, tuyên dương . Bài 3:

-Đề bài yêu cầu các em làm gì ?

- GV cho HS thảo luận nhóm và điền kết quả thảo luận vào bảng nhóm .

Bài 2:

- 1đọc đề bài .

- HS hoạt động theo nhóm 4

– 1 nhóm trình bày vào bảng nhóm . - HS lớp nhận xét .

Các từ viết đúng trong ngoặc: sinh vật, biết, biết, sáng tác, tuyệt mĩ, xứng đáng.

Bài 3:

- 1HS đọc đề

- Sắp xếp các từ ngữ thành hai cột ( từ viết đúng chính tả, từ viết sai chính tả ).

- HS hoạt động theo nhóm 4 . Từ ngữ viết đúng chính tả Từ ngữ viết sai chính tả . a/ sáng sủa, sản sinh, sinh động .

a/ thời tiết, công việc, chiết cành .

a/ sắp sếp, tinh sảo, bổ xung . b/ thân thiết , nhiệt tình , mải miếc 4. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.

- GV nhận xét tiết học .

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 19 : KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động

Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.

2. Kĩ năng: Biết kính trọng biết ơn người lao động.

3. Thái độ:Tôn trọng, lễ phép với người lao động.

II. KNS

- Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động.

- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.

III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- SGK Đạo đức 4. Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Ổn định tổ chức : KT sách vở 1’

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài 1’

- Cho hs hát “Ngày mùa vui”

? ND bài hát nói lên điều gì.

GV: Các con ạ, ... Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu ND bài Kính trọng biết ơn

người lao động. (Tiết 1)

+ Nói lên c/s của người nông dân rất vui vẻ và hăng say lao động

(8)

2. HD tìm hiểu bài:

* Gt truyện: 1’

Buổi học đầu tiên.

HĐ 1: Phân tích truyện (14’)

- GV kể câu chuyện Buổi học đầu tiên.

- Gọi HS kể lại truyện.

- Y/c HS thảo luận câu hỏi trang 28-SGK.

- GV kết luận.

-Yêu cầu mỗi học sinh tự đứng lên giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình.

- GV nhận xét chung, giáo dục HS biết kính trọng người lao động dù họ làm những việc bình thường nhất.

KNS: Tôn trọng giá trị sức lao động - Thể hiện sự tôn trọng lễ phép với người lao động.

=> ND phần ghi nhớ trong SGK Hoạt động 2: Thực hành

* Bài tập 1 - SGK/32: 7’

- GV nêu yêu cầu bài tập:

-Yc các nhóm TL trả lời câu hỏi sau:

1.Vì sao 1 số bạn trong lớp lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình?

2. Nếu là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?

- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm. Kết luận hoạt động 2.

* Bài tập 2 - SGK/32: 6’

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tranh.

* GV: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân,gia đình và xã hội.

* Bài tập 3 - SGK/32: 7’

- GV nêu yêu cầu bài tập.

-Yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK,thảo luận,trả lời câu hỏi sau:

+ Em hãy cho biết những công việc của người lao động dưới đây đem lại lợi ích

- HS nghe.

- 1 HS đọc câu chuyện lần 2.

- Hs thảo luận nhóm đôi và trả lời - Nhận xét, bổ sung.

- Lần lượt từng HS đứng lên giới thiệu.

- Các nhóm TL. Đại diện nhóm t/bày kq. Cả lớp trao đổi, tranh luận.

1. Vì các bạn đó nghĩ rằng: bố mẹ bạn Hà làm nghề quét rác, không đáng được kính trọng như những nghề mà bố mẹ các bạn ấy làm.

2. Em sẽ không cười Hà vì bố mẹ bạn ấy cũng là những người lao động chân chính, cần được tôn trọng.Sau đó, em sẽ đứng lên, nói lên điều đó trước lớp để một số bạn đã cười Hà sẽ nhận ra lỗi sai của mình và xin lỗi bạn Hà.

- Các nhóm học sinh nhận xét,bổ sung.

- Các nhóm làm việc. Đại diện từng nhóm trình bày. GV ghi lại trên bảng theo ba cột. Cả lớp trao đổi, nhận xét.

- Chia lớp thành 6 nhóm. Tiến hành thảo luận 1 nhóm / 1 tranh

- Các nhóm trả lời - nhận xét, bổ

(9)

gì cho xã hội ?

* GV nx, kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách học và mọi của cải khác trong xã hội có được đều là nhờ những người lao động.

3. Củng cố - Dặn dò: 3’

- Gọi HS đọc Ghi nhớ của bài.

- GV yc mỗi HS về nhà sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, các bài thơ, câu chuyện viết về nội dung ca ngợi người lao động.

sung.

KHOA HỌC

TIẾT 37: TẠI SAO CÓ GIÓ ?

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.

2. Kĩ năng: Giải thích tại sao có gió ?

Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.

3. Thái độ: Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão.

* GDMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hộp đối lưu, nến, diêm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Ổn định tổ chức : KT sách vở 1’

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 1’

- Yc hs quan sát hình 1, 2. Sgk và trả lời: Nhờ đâu mà cây lay động diều bay?

2. HD tìm hiểu bài:

Hoạt động 1: Chơi chong chóng 15’

* Mục tiêu: Làm thí n0 chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.

* Tiến hành:

- Gv kiểm tra sự chuẩn bị chong chóng của hs và cho các em chơi để tìm hiểu:

+ Khi nào chong chóng k0 quay ? + Khi nào chong chóng quay ?

+ Khi nào chong chóng quay chậm, quay nhanh ?

- Gv bao quát chung.

-Gv nhận xét, đánh giá.

* Kết luận: K2 chuyển động tạo thành gió.

Hoạt động 2: Nguyên nhân có gió 10’

*Mục tiêu: Hs biết giải thích t/sao có gió ?

* Tiến hành:

- Gv chia nhóm, yêu cầu hs làm thí

- Hs quan sát hình 1, 2 trong Sgk.

- Hoạt động nhóm

- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn chơi chong chóng.

- Học sinh tự do chơi.

- Trao đổi ý kiến rút ra nhận xét.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Nhận xét, bổ sung.

- Hoạt động cả lớp.

- Hs làm thí n0 theo nhóm.

(10)

nghiệmnhư Sgk.

- Gv theo dõi, nhắc nhở hs làm thí nghiệm - Trình bày

- Gv nhận xét, đánh giá.

* Kết luận: K2 chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chệnh lệch nhiệt độ là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của k2.

Hoạt động 3: Nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí 10’

* Mục tiêu: Giải thích được tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền còn ban đêm thì ngược lại.

* Tiến hành:

- Yêu cầu hs trao đổi theo cặp câu hỏi trên.

- Theo dõi, giúp đỡ nếu cần.

- Trình bày

- Gv nhận xét, đánh giá, hoàn thiện câu trả lời của học sinh.

3. Củng cố- dặn dò: 2-3’

- Tại sao lại có gió ? - Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài. Chuẩn bị Tiết sau.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Học sinh lắng nghe.

- Hs lắng nghe

- Học sinh trao đổi ý kiến.

- Học sinh báo cáo, lớp bổ sung.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 2 học sinh trả lời.

=============================================

NS: 09 / 01 / 2021

NG: 12 / 01 / 2021 Thứ 3 ngày 12 tháng 01 năm 2021

LUYỆN TỪ - CÂU

TIẾT 37: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI - LÀM GÌ?

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai làm gì ? (ND Ghi nhớ).

2. Kĩ năng: Nhận biết được câu kể Ai làm gì ? xác định được bộ phận CN trong câu (BT1, mục III); biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2, BT3).

3. Thái độ: GD HS tính tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Giấy khổ to và bút dạ, một số tờ phiếu viết đoạn văn ở phần nhận xét, đoạn văn ở bài tập 1 ( phần luyện tập )

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: 4’

+ Gọi 2 HS trả lời câu hỏi :

- Trong câu kể Ai làm gì ? vị ngữ do từloại nào tạo thành ? Nó có ý nghĩa gì ?

(11)

- Nhận xét, kết luận B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 1’

2. HD tìm hiểu bài HĐ1. Tìm hiểu ví dụ: 10’

Bài 1:

- HS đọc nội dung và trả lời câu hỏi

+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

GV: Các câu này là câu kể nhưng thuộckiểu câu Ai thế nào ? các em sẽ cùng tìm hiểu

Bài 2 :

- HS tự làm bài, phát biểu.

Các câu trên có các chủ ngữ là: Một đàn ngỗng, Hùng, Thắng, Em, Đàn ngỗng.

- Nhận xét, chữa bài cho bạn + Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài 3 :

+ Chủ ngữ trong các câu trên có ý nghĩa gì ?

- Chủ ngữ trong câu kể Ai - lam gì? chỉ tên của người, con vật.

Bài 4 :

- HS đọc nội dung và yêu cầu đề.

- Lớp thảo luận trả lời câu hỏi.

- Gọi HS phát biểu và bổ sung + Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.

+ Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? là danh từ kèm theo 1 số từ ngữ phụ thuộc gọi là cụm danh từ.

- Chủ ngữ trong câu có ý nghĩa gì ? HĐ2. Ghi nhớ: 2’

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.

- Gọi HS đặt câu kể Ai làm gì ?

- Nhận xét câu HS đặt, khen những em hiểu bài, đặt câu đúng hay.

3. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1: 6’

- HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Chia nhóm 4 HS, phát phiếu và bút dạ

- HS tự làm bài.

+ HS lên bảng gạch chân các câu kể bằng phấn màu, HS dưới lớp gạch bằng chì vào SGK.

- Nhận xét, bổ sung bài bạn làm trên bảng.

- Một HS đọc thành tiếng, trao đổi, thảo luận cặp đôi .

+ Đọc lại các câu kể :

- Nxét, chữa bài bạn làm trên bảng.

+ Chủ ngữ trong câu chỉ tên của người, của vật trong câu.

- Một HS đọc. - Thảo luận

- Trong các câu trên, chủ ngữ được tạo thành bởi:

+ Danh từ riêng chỉ tên người: Hùng, Thắng, Tiến.

+ Đại từ chỉ người: em.

+ Danh từ, cụm danh từ: một đàn ngỗng, đàn ngỗng.

+ Vị ngữ trong câu trên do danh từ và các từ kèm theo nó (cụm danh từ) tạo thành.

- HS - Tiếp nối đọc

- Tiếp nối đọc câu mình đặt.

- 1 HS đọc.

- Hoạt động trong nhóm

(12)

cho từng nhóm. HS tự làm bài, dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

a) Tìm câu kể "Ai - làm gì" trong đoạn văn trên.

b) Xác định chủ ngữ của các câu vừa tìm được.

- Kết luận về lời giải đúng.

Bài 2: 6’

- HS đọc yêu cầu và nội dung.

Đặt câu với các từ ngữ sau làm chủ ngữ a) Các chú công nhân

b) Mẹ em c) Chim sơn ca

- Gọi HS nhận xét, kết luận lời giải đúng.

+ HS đọc lại các câu kể Ai làm gì ? Bài 3 : 8’

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

+ Trong tranh những ai đang làm gì ?

- GV sửa lỗi dùng từ diễn đạt . 4. Củng cố – dặn dò: 3’

- Trong câu kể Ai làm gì ? chủ ngữ do từ loại nào tạo thành ? Nó có ý nghĩa gì?

- Dặn HS về nhà học bài và viết một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu)

- Nxét, bổ sung hoàn thành phiếu.

+ Trong rừng, chim chóc/ hót véo von.

+ Thanh niên /lên rẫy.

+ Phụ nữ /giặt giũ bên những giếng nước.

+ Em nhỏ /đùa vui trước nhà sàn.

+ Các cụ già /chụm đầu bên những chế rượu.

- 1 HS đọc, lên bảng làm, lớp làm vở + Các chú công nhân đang thay ca + Mẹ em đang dọn dẹp nhà cửa + Chim sơn ca hót trên ngọn cây - Nhận xét chữa bài trên bảng.

- 1 HS đọc thành tiếng.

+ Quan sát và trả lời câu hỏi.

Trên thửa ruộng ven đường các dì đang gặt lúa.

Trên đường các bạn học sinh lũ lượt đi tới trường.

Chú công nhân lái máy cày giơ tay chào mọi người.

Bầy chim đang bay liệng giữa bầu trời xanh.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Lắng nghe và ghi nhớ

TOÁN

TIẾT 92: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Chuyên đổi được cá số đo diện tích.

2. Kĩ năng: Đọc được các thông tin trên biểu đồ.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, độc lập trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK, Vở, Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

Viết số thích hợp vào ô trống 7 m2 = …………dm2

- 2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp 5km2 = …………m2

(13)

5m217dm2 =………….dm2 - GV nhận xét, đánh giá B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài. 1’

2. Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1: Cho hs nêu y/c của bài - Y/c HS làm bài.

Áp dụng cách chuyển đổi : 1km2 = 1 000 000 m2 ; 1m2 = 100 dm2 ; 1dm2 = 100 cm2.

- Y/c HS nx bài làm của bạn - GV nhận xét, đánh giá Bài 2:

- Cho hs nêu yêu cầu của bài

Tính DT khu đất hình chữ nhật, biết : a) Chiều dài 5km, chiều rộng 4km;

b) Chiều dài 8000m, chiều rộng 2km.

? Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm ntn?

- Y/c HS nx bài làm của bạn - GV nhận xét, đánh giá

Bài 3:

- Cho hs nêu yêu cầu của bài Hà Nội : 921km2

Đà Nẵng : 1255km2

TP. Hồ Chí Minh: 2095km2

(Bổ sung : Diện tích thủ đô Hà Nội năm 2009 : 3 324, 92 km2. )

- Yc hs nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét, đánh giá

Bài 4:

- Cho hs nêu yêu cầu của bài Tóm tắt:

Khu đất: hình chữ nhật Chiều dài: 3km

Chiều rộng: 1/3 chiều dài.

Diện tích khu đất: ... km2 ? - Yc hs nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét, đánh giá

18m2 = ………dm2

- HS nêu yêu cầu của bài và làm bài:

530 dm2 = 53 000 cm2 84 600 cm2 = 846 dm2 10 km2 = 10 000 000 m2 13 dm2 29 cm2 = 1 329 cm2 300 dm2 = 3m2 ;

9 000 000 m2 = 9 km2

- HS nhận xét bài làm của bạn

- 1HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.

- Hs làm vào bảng phụ

+ lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo).

Bài giải: a) Diện tích khu đất đó là : 5 × 4 = 20 (km2)

b) Đổi : 8000m = 8km

Diện tích khu đất đó là : 8 × 2 = 16 (km2)

- Nêu yêu cầu của bài - Hs làm

b) Thành phố HCM có DT lớn nhất.

Thành phố HN có DT bé nhất.

- HS nhận xét bài làm của bạn.

- 1HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.

- Hs làm vào bảng phụ

Chiều rộng của khu đất đó là:

3 : 3 = 1 (km) Diện tích khu đất đó là :

3 × 1 = 3 (km2) Đáp số : 3km2.

(14)

Bài 5 :

- 1HS đọc đề bài.

- Gv treo biểu đồ mật độ dân số. Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và trả lời các câu hỏi trong SGK.

? Biểu đồ thể hiện điều gì?

- Cho dọc biểu đồ về mật độ dân số - Yêu cầu HS trình bày trước lớp.

- Gv chốt:

- Yêu cầu hs nhận xét bài làm của bạn.

3. Củng cố - Dặn dò: 3’

- GV nhận xét tiết học

- Dặn HS hoàn thành các bài tập và chuẩn bị bài sau.

- 1HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.

- HS quan sát biểu đồ và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- HS trình bày trước lớp.

a) Hà Nội là thành phố có mật độ dân số lớn nhất (2952 người/km2).

b) Ta có : 2375 : 1126 = 2 dư 123 Vậy mật độ dân số ở Thành phố Hồ Chí Minh gấp khoảng 2 lần mật độ dân số ở Hải Phòng.

=============================================

NS: 09 / 01 / 2021

NG: 13 / 01 / 2021 Thứ 4 ngày 13 tháng 01 năm 2021

TẬP ĐỌC

TIẾT 38: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc ít nhất 3 khổ thơ).

2. Kĩ năng: Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm được một đoạn thơ.

3. Thái độ: Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người vì trẻ em . Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.

* Học thuộc lòng ít nhất 3 khổ thơ

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh họa bài tập đọc trang 9, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn thơ cần hướng dẫn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (4’) Bốn anh tài

? Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng như thế nào ? Chuyện gì đã xảy ra trên quê hương Cẩu Khây ?

? Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai ? Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?

- Nhận xét.

B. Dạy - Học bài mới 1. Giới thiệu bài (1’)

- Treo tranh minh họa và hỏi:

- HS lên bảng.

+ Hs Đọc đoạn 1 và đoạn 2:

+ Hs đọc đoạn 3, đoạn 4 và đoạn 5:

- HS trả lời:

(15)

(?) Bức tranh vẽ cảnh gì ?

* GV Giới thiệu bài

+ Bức tranh vẽ các em nhỏ đang đùa vui giữa cảnh yên bình, hạnh – Lắng nghe.

Xuân Quỳnh: Bà tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại làng La Khê, xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội).

Bà đã sáng tác rất nhiều bài thơ hay, trong đó có bài Chuyện cổ tích về loài người.

2. Hdẫn HS luyện đọc - tìm hiểu bài:

HĐ 1. Hướng dẫn luyện đọc (10’) - Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn.

- Gọi HS đọc nối tiếp.

+ Lần 1: Sửa phát âm.

+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó

- GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, cách đọc cho HS; nhắc HS ngắt nhịp đúng:

“Chuyện loài người” / trước nhất.

- Y/c HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

HĐ 2. Tìm hiểu bài. (12’)

- GV điều khiển lớp đối thoại, nhận xét + Trong “câu chuyện cổ tích” này, ai là người được sinh ra đầu tiên ?

- GV ghi bảng : trẻ con, trụi trần -> rút ý 1

- Y/c HS đọc thầm các khổ thơ còn lại và trả lời câu hỏi:

+ Sau khi trẻ sinh ra, vs cần có ngay mặt trời?

Mặt trời: cho trẻ con nhìn rõ

+ Sau khi trẻ sinh ra, vs cần có ngay người mẹ ?

Mẹ: cho trẻ tình yêu, lời ru, để bế bồng chăm sóc

+ Bố giúp trẻ em những gì ?

Bố: giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ.

+ Thầy giáo giúp trẻ em những gì ? Thầy giáo: dạy trẻ học hành . -> rút ý 2

- Y/c HS đọc thầm lại cả bài, suy nghĩ, nêu ý nghĩa của bài thơ này là gì ?

- 7 HS Nối tiếp đọc. - HS sửa sai + Từ: trụi trần, sinh ra, sáng lắm, rộng lắm

- HS giải nghĩa các từ như trong SGK

- HS luyện đọc nối tiếp - HS lắng nghe.

- Đọc thầm khổ thơ 1,

+ Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất. Trái đất lúc đó chỉ có toàn trẻ con, cảnh vật trống vắng, trụi trần, không dáng cây, ngọn cỏ.

1. Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất.

+ Để trẻ nhìn cho rõ.

+ Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng và chăm sóc.

+ Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ.

+ Dạy trẻ học hành.

2. Mọi vật sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em.

- Thể hiện tình cảm yêu mến trẻ em./Ca ngợi trẻ em, thể hiện tình

(16)

- GV chốt lại ý trả lời của HS.

HĐ 3. Đọc diễn cảm: 10’

- Gọi HS tiếp nối nhau đọc bài thơ.

- GV kết hợp với hướng dẫn để HS tìm đúng giọng đọc bài thơ, thể hiện diễn cảm.

- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ 3,4: “ Nhưng còn cần cho trẻ

………

Bố dạy cho biết nghĩ.”

- Y/c HS nhẩm HTL bài thơ.

- T/c thi đọc TL từng khổ và cả bài thơ.

* Y/c HS nêu nội dung của bài thơ.

- GV ghi bảng nội dung bài.

4. Củng cố - dặn dò 3’

- Hỏi: Bài thơ cho chúng ta biết điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài.

cảm trân trọng của người lớn với trẻ em./Mọi sự thay đổi trên thế giới đều vì trẻ em./…

- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ.

- Đọc với giọng kể chậm, dàn trải, dịu dàng, chậm hơn ở câu kết.

- Cả lớp luyện đọc diễn cảm .

- HS nhẩm HTL bài thơ, thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ.

* Mọi vật sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.

KỂ CHUYỆN

TIẾT 19: BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý.

- Ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi bác đánh cá mưu trí, dũng cảm đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác.

2. Kĩ năng: Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa (CNTT) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. KTBC (4’)

(?) Nêu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài mới. (1’)

- Nghe: Kể chuyện lớp 4 tuần 19 Bác đánh cá và gã hung thần (CNTT) 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

HĐ1. HS nghe GV kể chuyện: (10’) - GV kể lần 1, kết hợp giải nghĩa từ khó:

+ Ngày tận số: ngày chết

+ Hung thần: thần độc ác, hung dữ

- 1 HS kể lại truyện Một phát minh nho nhỏ

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

(17)

+ Vĩnh viễn: mãi mãi

- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa

- Lần 3: kể diễn cảm.

HĐ2. HD hs kể chuyện (22’)

* Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh bằng 1 đến 2 câu

- GV dán lên bảng 5 tranh minh họa

+ Tranh 1: Bác đánh cá kéo lưới cả ngày, cuối cùng được mẻ lưới, trong có 1 chiếc bình to.

+ Tranh 2: Bác mừng lắm vì cái bình đem ra chợ bán cũng được khối tiền.

* Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

(?) Nhờ đâu bác đánh cá nghĩ ra mưu kế khôn ngoan để lừa con quỷ ?

(?) Vì sao con quỷ lại chui trở lại bình ? (?) Câu chuyện có ý nghĩa gì ?

- Hãy bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất ?

3. Củng cố, dặn dò (3') - Nhận xét tiết học

- VN tập kể k/c cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài: K/c đã nghe, đã đọc.

- HS lắng nghe kết hợp nhìn tranh

- 1 HS đọc yêu cầu BT1

- HS suy nghĩ, nói lời thuyết minh cho 5 tranh:

+ Tranh 3: Từ trong bình một làn khói đen tuôn ra, rồi hiện thành 1 con quỷ.

+ Tranh 4: Con quỷ đòi giết bác đánh cá để thực hiện lời nguyền của nó.

+ Tranh 5: Bác đánh cá lừa con quỷ chui vào bình, nhanh tay đậy nắp, vứt cái bình trở lại biển sâu.

- 1 HS đọc yêu cầu của BT2, 3

- Kể chuyện trong nhóm: HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm, sau đó kể cả chuyện. Kể xong, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- Thi kể chuyện trước lớp:

+ Vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện + Mỗi HS, nhóm HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện

- Bác đánh cá thông minh, kịp trấn tĩnh, thoát khỏi nỗi sợ hãi nên đã sáng suốt nghĩ ra mưu kế lừa con quỷ, cứu mình.

- Con quỷ to xác, độc ác nhưng lại ngu ngốc nên mắc lừa bác đánh cá.

- Câu chuyện ca ngợi bác đánh cá mưu trí, dũng cảm đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác.

- Lớp nhận xét.

TOÁN

TIẾT 93: HÌNH BÌNH HÀNH

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nhận biết được hình bình hành và một đặt điểm của nó.

2. Kĩ năng: Nhận biết được hình bình hành vận dụng tốt bài tập 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, độc lập trong học toán.

(18)

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Vẽ sẵn một số hình : hình vuông, hình chữ nhât, hình bình hành, hình tứ giác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ : 4’

12 km 2 = ……….. m2 8100 dm2 = ………… m2 - GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 1’

2. HD tìm hiểu bài

HĐ1. Giới thiệu hình bình hành: 5’

- GV cho HS quan sát các HBH bằng bìa và vẽ lên bảng hình bình hành ABCD:

A B

C D - Gọi tên là hình bình hành .

HĐ2. Đặc điểm của hình bình hành: 5’

- Y/c q/s hình bình hành ABCD trong SGK/102.

- Y/c tìm các cạnh // với nhau trong hình.

- Y/c đo độ dài các cạnh của hình BH.

? Trong hình bình hành các cặp cạnh đối diện như thế nào với nhau?

- GV ghi bảng đặc điểm của HBH.

- Y/c HS tìm các đồ vật có mặt phẳng là HBH.

3. Thực hành 22’

Bài 1: Cho hs nêu yêu cầu của bài

Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn

Bài 2 : Cho hs nêu yêu cầu của bài Giới thiệu cho HS về các cặp cạnh đối diện ABCD

- 2 hs lên bảng làm, lớp làm nháp 75 m2 = ……… dm2 7 000 000 cm2 = …… m2 + Nhận xét

- Quan sát hình vẽ trong bài của SGK rồi nhận xét hình dạng của hình, từ đó hình thành biểu tượng về hình bình hành.

- HS quan sát.

+ Cạnh AB song song với cạnh DC.

+ Cạnh AD song song với cạnh BC.

+ Có hai cặp cạnh bằng nhau:

AB = DC ; AD = BC

+ Hình bình hành có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

- Nêu yêu cầu của bài

+ Hình bình hành là hình 1, hình 2, hình 5

+ Hình 3, hình 4 không phải là hình bình hành.

- HS nhận xét bài làm của bạn - Nêu yêu cầu của bài

- HS nhận dạng và nêu được hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau .

(19)

Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn 4. Củng cố - Dặn dò: 3’

- Gọi HS nêu lại đặc điểm của HBH - GV nhận xét tiết học. Dặn HS hoàn thành các bài tập và chuẩn bị bài sau.

a- Trong hình tứ giác ABCD : AB và DC là hai cạnh đối diện AD và BC là hai cạnh đối diện b- Hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ ; trong 2 hình đó hình đã cho hình bình hành MNPQ có cặp cạnh đối diện // và bằng nhau . - HS nhận xét bài làm của bạn.

LỊCH SỬ

TIẾT 19: NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:

2. Kĩ năng: Hoàn cảnh Hồ Quý ly truất ngôi vua Trần lập lên nhà Hồ.

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : CNTT

- Phiếu học tập cho HS, Tranh minh hoạ như SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

Theo em vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên?

- GV nhận xét, đánh giá B. Bài mới:

1. Giới thiệu: 1’

- GV giơí thiệu bài và ghi tựa: Nước ta cuối thời Trần

2. HD tìm hiểu bài

Hoạt động 1: Tình hình nước ta cuối thời Trần 15’

- Các nhóm thảo luận theo sự gợi ý sau:

+ Vào nửa sau TK XIV, tình hình nứơc ta ntn?

- Vua quan nhà Trần ntn?

- Những kẻ có quyền thế đối xử với dân?

- 2-3 hs nêu

- HS đọc thầm nội dung SGK + Từ giữa TK XIV tình hình đất nước ta ngày càng xấu đi.

+ Vua quan ăn chơi sa đoạ (dẫn chứng về việc làm của Trần Dụ Tông).

+ Những kẻ có quyền thế ngang nhiên vơ vét của dân để làm giàu.

+ Đê điều không được quan tâm, nhiều năm xảy ra lũ lụt, mất mùa

(20)

- Cuộc sống của nhân dân ntn?

- Thái độ của nhân dân với triều đình ra sao?

Nguy cơ ngoại xâm ntn?

- GV nhận xét, kết luận.

- GV cho HS nêu khái quát tình hình của đất nước ta cuối thời Trần.

Giữa TK XIV nhà Trần bước vào thời kỳ suy yếu.Vua quan ăn chơi sa đoạ, bóc lột nhân dân tàn khốc. Nhân dân cực khổ, căm giận nổi dậy đấu tranh. Giặc ngoại xâm lăm le ngoài bờ cõi nước ta.

* Clip: Hào khí ngàn năm: Xã hội Đại Việt cuối thời Trần Dụ Tông - Phần 2

Hoạt động 2: Nhà Hồ thay thế nhà Trần 15’

+ Hồ Quý Ly là người như thế nào?

+ Hồ Quý Ly đã làm gì sau khi lên ngôi?

+ Theo em Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần tự xưng làm vua là đúng hay sai? Vì sao?

+ Vì sao nhà Hồ lai không chống lại được quân xâm lược nhà Minh?

Kết luận: Năm 1400 – 1406, Hồ Quý Ly làm vua và có nhiều cải cách lớn vì nước vì dân.

Tuy nhiên do chưa đủ thời gian để đoàn kết sức mạnh toàn dân. Nhà Hồ sụp đổ.

3. Củng cố dặn dò (3’)

- GV cho HS đọc phần bài học SGK/44.

- Tbày những biểu hiện suy tàn của nhà

 cuộc sống của nhân dân thêm cơ cực.

+ Tầng lớp nô tì, nông dân dã nổi dậy đấu tranh.

- Các nhóm thảo luận ghi kết quả ra giấy

- Đại diện nhóm trình bày

- HS phát biểu - Lớp nhận xét bổ sung

+ Hồ Quý Ly là quan đại thần có tài của nhà Trần.

+ Hồ Quý Ly thực hiện cải cách:

Thay thế các quan cao cấp của nhà Trần bằng những người thực sự có tài, đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân.

Quy định lại số ruộng đất, nô tỳ của quan lai và quý tộc, nếu thừa phải nộp cho nhà nước. Những năm có nạn đói nhà giàu phải bán thóc và tổ chức nơi chữa bệnh cho nhân dân.

+ Đúng. Vì cuối thời Trần vua quan ăn chơi hưởng lac, không quan tâm đến pt đất nước, nhân dân đói khổ, giặc ngoại xâm lăm le xâm lược. Cần có triều đại khác thay thế.

+ Vì nhà Hồ chỉ dựa vào quân đội, chưa đủ thời gian thu phục lòng dân, dựa vào sức mạnh đoàn kết của toàn xh.

(21)

Trần?

- Triều Hồ thay triều Trần có hợp lịch sử không? Vì sao?

* Clip: Khát vọng non sông: Kinh đô Thăng Long cuối thời Trần

- GV nhận xét chung tiết học

- Về: làm bài tập SGK và chuẩn bị bài sau

=============================================

NS: 09 / 01 / 2021

NG: 14 / 01 / 2021 Thứ 5 ngày 14 tháng 01 năm 2021

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 37: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được hai cách MB (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1)

2. Kĩ năng: Viết được đoạn MB cho bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách đã học (BT2).

3. Thái độ: Gd HS yêu quí đồ dùng học tập của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài trong bài văn tả đồ vật:

+ MB trực tiếp: Giới thiệu ngay đồ vật định tả.

+ MB gián tiếp: Nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào gt đồ vật định tả.

- Bút dạ, 3-4 tờ giấy trắng để HS làm BT2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Ổn định tổ chức : KT sách vở 1’

B. Giảng bài mới:

1. Giới thiệu bài : Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn kể chuyện 1’

2. Hướng dẫn HS luyện tập:

Bài tập 1: 10’

- Y/c HS tiếp nối nhau đọc yc bài tập.

- Y/c HS đọc thầm lại từng đoạn mở bài, trao đổi tìm điểm giống nhau và khác nhau của các đoạn mở bài.

+ Điểm giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.

- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.

Bài tập 2: 25’

- GV nhắc HS:

+ Bài tập chỉ y/c viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em. Đó

sự chuẩn bị của HS.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc.

- Cả lớp đọc thầm lại từng đoạn mở bài, trao đổi cùng bạn.

+ Điểm khác nhau:

. Đoạn a, b (mở bài trực tiếp): giới thiệu ngay đồ vật cần tả.

. Đoạn c (mở bài gián tiếp): nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS nghe.

(22)

có thể là bàn học ở trường hoặc ở nhà.

+ Phải viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau: một đoạn viết theo cách trực tiếp, đoạn kia viết theo cách gián tiếp.

- GV phát giấy cho 3-4 HS.

- Cả lớp và GV nhận xét.

- GV mời những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những bạn viết dược đoạn mở bài hay nhất.

- Mỗi HS luyện viết đoạn mở bài theo 2 cách; viết vào VBT.

- HS tiếp nối nhau đọc bài viết.

+ Cách 1 trực tiếp: Chiếc bàn học sinh này là người bàn ở trường thân thiết, gần gũi với tôi đã hai năm nay.

+ Cách 2 gián tiếp: Tôi rất yêu quý gia đình tôi, gia đình của tôi vì nơi đây tôi có bố mẹ và các anh chị em thân thương, có những đồ vật, đồ chơi thân quen, gắn bó với tôi. Nhưng thân thiết và gần gũi nhất có lẽ là chiếc bàn học xinh xắn của tôi 3. Củng cố - Dặn dò 3’

- Có mấy dạng mở bài ? - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà hoàn chỉnh 2 đoạn văn và chuẩn bị bài sau.

LUYỆN TỪ - CÂU

TIẾT 38: MỞ RỘNG VỐN TỪ TÀI NĂNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người;

2. Kĩ năng: biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1, BT2) ; hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, BT4).

3. Thái độ: GD HS biết trân trọng những người tài, cũng như biết bảo vệ tài nguyên của đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Từ điển tiếng việt, hoặc 1 vài trang phô tô từ điển phục vụ cho bài học - 4 - 5 tờ giấy phiếu khổ to kẻ bảng phân loại từ ở BT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: 4’

Chủ ngữ trong câu Ai làm gì?

? Trong câu kể Ai làm gì? CN chỉ gì?

? Chủ ngữ trong câu kể “Ai làm gì?

thường do loại từ nào tạo thành?

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1: 8’

- HS đọc yêu cầu và nội dung.

- 3 HS lên bảng viết.

- 2 HS đứng tại chỗ trả lời, nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc.

(23)

- Chia nhóm 4 HS trao đổi thảo luận và tìm từ, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.

- Gọi các nhóm khác bổ sung.

a) Tài có nghĩa là “có khả năng hơn người bình thường”

b) Tài có nghĩa là “tiền của”

- Nhận xét, kết luận các từ đúng.

Bài 2: 8’

- HS đọc yêu cầu, tự làm bài.

- Gọi HS đọc câu đã đat với từ. Chọn trong số từ đã tìm được trong nhóm a/

- HS cả lớp n/x câu bạn đặt. Sau đó HS khác n/x câu có dùng với từ của bạn để giới thiệu được nhiều câu khác nhau với cùng một từ.

- Đối với từ thuộc nhóm b tiến hành như nhóm a.

Bài 3: 8’

- Y/c HS đọc yêu cầu.

- Nghĩa bóng của các câu tục ngữ nào ca ngợi sự thông minh, tài trí của con người?

- Hãy đọc lại các câu tục ngữ, thành ngữ đã học (đã viết) có nội dung đã nêu ở trên.

+ Nhận xét câu trả lời của HS.

- GV: Trong 3 câu đã cho có 2 câu a và c là những tục ngữ ca ngợi tài trí của con người

Bài 4: 8’

- Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Giúp HS hiểu nghĩa bóng.

a/ Người ta là hoa đất

(ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của trái đất)

b/ Chuông có đánh mới kêu Đèn có khêu mới tỏ

(Ý nói có tham gia hoạt động, làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình) - HS đọc câu tục ngữ mà em thích giải thích vì sao lại thích câu đó.

VD: Mỗi câu tục ngữ đều có những giá trị riêng của nó. Cả ba câu trên rất hay, nhưng em thích nhất câu

- Hoạt động trong nhóm.

- Bổ sung các từ mà nhóm bạn chưa có.

- Đọc thầm lại các từ mà các bạn chưa tìm được.

a) Tài giỏi, tài nghệ tài ba, tài đức, tài năng, tài hoa.

b) Tài nguyên, tài trợ, tài sản.

- HS đọc, tự làm bài tập vào vở nháp hoặc vở BTTV 4.

- HS đọc câu đã đặt:

- 1 HS đọc thành tiếng.

a) Trường em rất coi trọng chủ trương phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ.

b) Ông ngoại em đang công tác ở Sở Tài Nguyên Môi Trường.

+ Suy nghĩ và nêu.

a/ Người ta là hoa đất.

b/ Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan

- HS cả lớp nxét câu bạn đặt. Sau đó HS khác nhận xét câu có dùng với từ của bạn để giới thiệu được nhiều câu khác nhau với cùng một từ.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

c/ Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan (ca ngợi những người từ hai bàn tay trắng, nhờ có tài có chí, có nghị lực đã làm nên việc lớn )

+ HS tự chọn và đọc các câu TN + Người ta là hoa của đất.

- Đây là câu tục ngữ chỉ có 5 chữ nhưng đã nêu được một nhận định rất chính xác về con người

- Em thích câu: Nước lã mà vã nên hồ

+ Hình ảnh của nước lã vã nên hồ

(24)

Nước lã mà vã lên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan Vì câu tục ngữ đã ca ngợi những con người từ tay không mà làm nên sự nghiệp lớn bằng trí tuệ và nghị lực của chính mình.

- GV nxét, chữa lỗi (nếu có) cho từng HS - Tuyên dương những HS giải thích hay.

3. Củng cố – dặn dò: 3’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà tìm thêm các câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung nói về chủ điểm tài năng và chuẩn bị bài sau.

trong câu tục ngữ rất hay.

- Em thích câu :

Chuông có đánh mới kêu Đèn có khêu mới tỏ

Vì hình ảnh chuông, đèn trong câu tục ngữ rất gần gũi giúp cho người nghe dễ hiểu và dễ so sánh ...

- HS cả lớp thực hiện.

- Lắng nghe và ghi nhớ

TOÁN

TIẾT 94: DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách tính diện tích hình bình hành.

2. Kĩ năng: Vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành vào giải toán.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, độc lập trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- GV : các mảnh bìa có dạng như hình vẽ trong SGK.

- HS: giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, ê ke, kéo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ : 4’ Hình bình hành

- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hành: Cắt mỗi hình sau thành hai miếng và ghép lại thành hình bình hành :

- Nhận xét B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài 1’ - Ghi bảng:

Diện tích hình bình hành

2. Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành: 10’

- GV t/c cho HS chơi cắt ghép hình:

+ Y/c mỗi HS suy nghĩ tự cắt miếng bìa hình bình hành thành 2 mảnh và ghép lại thành 1 hình chữ nhật.

- HS hát.

- HS thực hiện.

+ HS sử dụng bộ ghep hình toán để thực hiện y/c như hình vẽ:

(25)

+ Diện tích HCN ghép được như thế nào so với diện tích HBH ban đầu?

- Y/c HS tính diện tích HCN.

- GV vẽ hình bình hành ABCD. Vẽ AH vuông góc với DC rồi giới thiệu DC là đáy của hình bình hành. Độ dài AH là chiều cao của hình bình hành.

- Y/c HS đo chiều cao, cạnh đáy của HBH so sánh chúng với chiều rộng, chiều dài của HCN.

+ Vậy để tính diện tích hình bình hành chúng ta có thể tính như thế nào?

- Kết luận và ghi công thức tính diện tích hình bình hành: Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo)

S= a x h

(S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao của hình bình hành )

3. Thực hành

Bài 1: 6’

- Cho HS nêu yêu cầu của bài.

- Vân dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài đáy và chiều cao .

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn

Bài 2 : 7’

Cho học sinh nêu yêu cầu của bài

-Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn Nhận xét: Diện tích hình chữ nhật và hình bình hành đã cho có diện tích bằng nhau .

Bài 3: 6’

- Cho học sinh yêu cầu của bài

? Em có nhận xét gì về đơn vị đo của độ

+ HCN ghép được bằng diện tích HBH.

- HS thực hiện y/c.

- HS quan sát, tập vẽ đường cao của HBH.

- Chiều cao bằng chiều rộng, cạnh đáy bằng chiều dài.

+ Lấy chiều cao nhân với cạnh đáy.

- HS nhẩm học thuộc công thức tính diện tích HBH.

A B

D C H

Độ dài đáy - Nêu yêu cầu của bài

+ Hình bình hành thứ nhất có diện tích là : 9 x 5 = 45 ( cm2 )

+ Hình bình hành thứ 2 có DT là:

13 x 4 = 52 ( cm2)

+ Hình bình hành thứ 3 có DT là:

9 x 7 = 63 (cm2) HS nhận xét bài làm của bạn - Nêu yêu cầu của bài

a, Diện tích hình chữ nhật là : 10 x 5 = 50 ( cm2) b, diện tích hình bình hành là :

10 x 5 = 50 ( cm2 )

Đáp số : 50 cm2 - HS nhận xét bài làm của bạn

- Nêu yêu cầu của bài a, 4 dm = 40 cm Chiều cao

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nêu tên các đơn vị đo diện tích từ lớn lớn đến bé?. đến

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều rộng (cùng một đơn vị đo): ... Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 36m, chiều rộng bằng 1.. 4 chiều

Hình thaønh coâng thöùc tính dieän tích cuûa hình

Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau.. * Tử số là số tự nhiên viết trên

Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.. Diện tích hình thang bằng trung bình cộng hai đáy nhân

Làm thế nào để chuyển hình bình hành thành hình chữ nhật có cùng diện tích?.

Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo).. Muốn tính diện tích hình chữ nhật khác đơn

Diện tích hình thoi bằng tích độ dài hai đường chéo chia cho 2 (cùng một đơn vị đo).. ◦ Nêu công thức tính diện tích