• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 7:

Bài 7. BỘ XƯƠNG I. Mục tiêu:

1. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt a. Năng lực chung

- Năng lực phát hiện vấn đề tìm hiểu ý nghĩa của hệ vận động trong đời sống - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác nhóm tìm hiểu các loại khớp xương - Năng lực tự học: kể tên cá phần của bộ xương người - Năng lực sử dụng CNTT

b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học 2. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên :

- Tranh hình 7.1, 7.2, 7.3, 7.4 tr 24, 26 sgk.

2. Học sinh

- Nghiên cứu trước nội dung bài học III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động khởi động (5’)

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Bộ xương gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Vai trò của bộ xương?

(2)

+ Có những loại khớp nào? Vài trò của từng loại khớp?

+ Vì sao ta không nên vác vật quá nặng?

+ Làm gì để bảo vệ bảo vệ và phát triển xương?....

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, thảo luận và đưa ra nhận xét.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên 2 HS ở 2 nhóm khác nhau trả lời.

* Bước 4: Đánh giá, kết luậns

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng tạo mâu thuẫn trong nhận thức để dẫn dắt đến mục hình thành kiến thức.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các phần của xương a) Mục tiêu:

- HS trình bày được ý nghĩa của hệ vận động trong đời sống.

- Kể tên các phần của bộ xương người.

b) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS quan sát mô hình, tìm hiểu thông tin SGK cùng kiến thức thực tế:

? Bộ xương có vai trò gì?

? Bộ xương gồm mấy phần? Nêu đặc điểm của mỗi phần?

? Bộ xương thích nghi với dáng đứng thẳng như thế nào? Xương tay, xương chân có đặc điểm gì? ý nghĩa?

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu thông tin SGK + quan sát H.7.1 - 3 trả lời câu hỏi.

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung

- GV kiểm tra bằng cách gọi HS đứng lên xác định trên cơ thể mình.

- GV cho HS quan sát đốt sống điển hình. Đặc biệt là cấu tạo ống chứa tuỷ.

* Bước 4: Kết luận nhận định

a. Vai trò của bộ xương:

+ Tạo bộ khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định.

+ Làm chổ bám cho cơ giúp vận động cơ thể.

+ Tạo thành các khoang bảo vệ các nội quan

b. Thành phần của bộ xương:

Bộ xương gồm:

- Xương đầu:

+ Xương sọ phát triển.

+ Xương mặt có lồi cằm.

- Xương thân:

+ Xương cột số gồm nhiều đốt sống khớp lại có 4 chổ cong.

+ Xương lồng ngực gồm xương sườn và xương ức.

- Xương chi.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các loại khớp xương

(3)

a) Mục tiêu: Nêu được khái niệm khớp, phân biệt các loại khớp và biết được các loại khớp nằm ở bộ phận nào..

b) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV – HS Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Gv yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK, trả lời các câu hỏi

? Thế nào là khớp xương?

? Mô tả một khớp động dựa vào khớp đầu gối?

? Khả năng cử động của các loại khớp như thế nào?

- Trong cơ thể người loại khớp nào chiếm nhiều hơn? Điều đó có ý nghĩa gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

=> HS nghiên cứu thông tin SGK quan sát H.7.4 trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

=> HS trả lời được khớp động và khớp bán động giúp cơ thể vận động và lao động một cách linh hoạt.

Bước 4: kết luận, đánh giá - GV bổ sung, kết luận:

- Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương.

- Các loại khớp:

+ Khớp động: Cử động dễ dàng, hai đầu xương có sụn. Giữa là dịch khớp. Ngoài là dây chằng.

+ Khớp bán động: Giữa hai đầu xương có đĩa sụn để hạn chế cử động.

+ Khớp không động: Các xương gắn chặt bằng khớp răng cưa nên không cử động được.

3. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học..

b. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1. Hiện tượng uốn cong hình chữ S của xương cột sống ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Giúp phân tán lực đi các hướng, giảm xóc và sang chấn vùng đầu C. Giúp giảm áp lực của xương cột sống lên vùng ngực và cổ

D. Giúp giảm thiểu nguy cơ rạn nứt các xương lân cận khi di chuyển

(4)

Câu 2. Con người có bao nhiêu đôi xương sườn cụt không gắn với xương ức qua phần sụn ?

A. 4 đôi B. 3 đôi C. 1 đôi D. 2 đôi Câu 3. Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài ?

A. Xương hộp sọ B. Xương đùi

C. Xương cánh chậu D. Xương đốt sống

Câu 4. Xương nào dưới đây có hình dạng và cấu tạo có nhiều sai khác với các xương còn lại ?

A. Xương đốt sống B. Xương bả vai

C. Xương cánh chậu D. Xương sọ

Câu 5. Bao hoạt dịch có ở loại khớp nào dưới đây ? A. Tất cả các phương án đưa ra B. Khớp bất động

C. Khớp bán động D. Khớp động

Câu 6. Loại khớp nào dưới đây không có khả năng cử động ? A. Khớp giữa xương đùi và xương cẳng chân

B. Khớp giữa các xương hộp sọ C. Khớp giữa các đốt sống D. Khớp giữa các đốt ngón tay 4. Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Tổ chức thực hiện: GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

- Gv yêu cầu hs hoạt động nhóm (2hs/nhóm) hoàn thành các câu hỏi sau:

+ Vì sao khi mới sinh ra con người có 300 chiếc xương nhưng đến khi trưởng thành chỉ còn 206 chiếc?

+ Tại sao khi bẻ khớp ngón tay lại nghe tiếng kêu? Có nên bẻ khớp ngón tay thường xuyên hay không?

+Khi bị sai khớp, gãy xương phải cấp cứu thế nào để không gây nguy hiểm cho nguời bị nạn?

+Tắm nắng có lợi ích gì cho xương?

Hướng dẫn tự học ở nhà

- Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi cuối bài trong sgk - Đọc mục “Em có biết” trang 26 SGK

- Gv yêu cầu hs hoạt động nhóm chuẩn bị nội dung phần I bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương để trình bày trước lớp: “Tìm hiểu cấu tạo của xương dài”.

IV. Rút kinh nghiệm

(5)

Ngày soạn:

Ngày giảng

Tiết 8:

Bài 8. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG I. Mục tiêu:

1. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt a. Năng lực chung

- Năng lực phát hiện vấn đề để mô tả cấu tạo của một xương dài - Năng lực giao tiếp trong hợp tác nhóm

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học tìm hiểu sự lớn lên và dài ra của xương - Năng lực sử dụng CNTT

b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học 2. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên

- Tranh hình 8.1-8.5 SGK.

- Hai xương đùi ếch, panh, đèn cồn, cốc nước lã, cốc đựng dung dịch axit HCl 10%.

2. Học sinh

- Đã nghiên cứu bài mới trước.

III. Tiến trình dạy học 1.Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau:

+Vì sao người già bị gãy xương thường khó phục hơn người trưởng thành?

+ Để xương luôn chắc khỏe chúng ta cần làm gì?

+Vì sao người ta thường cho trẻ sơ sinh ra tắm nắng?

(6)

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng tạo mâu thuẫn trong nhận thức để dẫn dắt đến mục hình thành kiến thức.

HS thảo luận và đưa ra nhận xét

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cấu tạo của xương a. Mục tiêu: HS mô tả được cấu tạo của một xương dài

b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

Hoạt động của GV-HS Nội dung kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát hình 8.1 , 8.2. trả lời bằng cách giới thiệu trên hình vẽ.

+ Xương dài có cấu tạo như thế nào ? + Cấu tạo hình ống và đầu xương như vậy có ý nghĩa gì đối với chức năng của

xương ?

+ Với cấu tạo hình trụ rỗng, phần đầu có nan hình vòng cung tạo các ô giúp các em liên tưởng tới kiến trúc nào trong đời sống ?

+ Nêu chức năng của xương dài .

+ Hãy kể các xương dẹt và xương ngắn ở cơ thể người ?

+ Xương dẹt và xương ngắn có cấu tạo và chức năng gì ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Cấu tạo hình ống của xương dài chắc, cứng, chịu lực.

- HS có thể nêu: giống trụ cầu, tháp Epphen, vòm nhà thờ

Bước 4: Đánh giá, nhận định - GV nhận xét, kết luận

1. Cấu tạo và chức năng của xương dài - Bảng 8.1 SGK T29

+ Gồm màng xương, mô xương cứng, mô xương xốp, sụn đầu xương, sụn tăng trưởng.

+Trong khoang xương có tủy

+Xương dài có cấu tạo hình ống, mô xương xốp ở 2 đầu xương, trong xương chứa tủy đỏ là nơi sản sinh hồng cầu(trẻ em tủy đỏ, người lớn tủy vàng)

2. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt

* Cấu tạo:

- Ngoài là mô xương cứng

- Trong là mô xương xốp với nhiều nan xương.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu sự to ra và dài ra của xương a. Mục tiêu: Hiểu được cơ chế lớn lên và dài ra của xương.

b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

HS nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát hình 8.4 và 8.5 trang 29, 30, ghi nhớ kiến thức.

+ Xương dài ra và to lên là do đâu ?

- Xương dài ra: Do sự phân chia các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng.

- Xương to thêm về bề ngang nhờ sự phân chia của các tế bào màng xương.

(7)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:.

- Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV dùng hình 8.5 mô tả thí nghiệm chứng minh vai trò của sụn tăng trưởng.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu thành phần hóa học và tính chất của xương

a. Mục tiêu: Xác định được thành phần hoá học của xương để chứng minh được tính đàn hồi và cứng rắn của xương.

b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức Bước 1: Thực hiện nhiệm vụ

GV cho HS biểu diễn thí nghiệm trước lớp.

- Nhóm làm thí nghiệm yêu cầu cả lớp cho biết kết quả của thí nghiệm:

+ Đối với xương ngâm thì dùng kết quả đã chuẩn bị trước: Xương uốn cong được dễ dàng, vì trong xương bây giờ chỉ còn chất cốt giao, (đã bị axit trung hòa làm mất muối caxi )làm xương có tính đàn hồi.

+ Đối với xương đốt đặt lên giấy bóp nhẹ:

Xương bở ra.

+ Bỏ xương đã bóp trên vào dung dịch axit, quan sát thấy sủi bọt khí, đó là khí CO2, trong phản ứng HCl tác dụng với muối canxi.

GV đưa câu hỏi:

+ Phần nào của xương cháy có mùi khét?

+ Bọt khí nổi lên khi ngâm xương đó là khí gì?

+ Tại sao sau khi ngâm xương lại bị dẻo và có thể kéo dài, thắt nút ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS trao đổi nhóm trả lời câu hỏi.

B3: GV giúp HS hoàn thiện kiến thức này.

B4: GV giải thích thêm: về tỷ lệ chất hữu cơ và vô cơ trong xương thay đổi theo tuổi

1. Thành phần hóa học. gồm : - Chất vô cơ: Muối canxi.

- Chất hữu cơ: Cốt giao.

-Tỷ lệ chất hữu cơ và vô cơ trong xương thay đổi theo tuổi .

2. Tính chất :

Bền chắc và mềm dẻo

3. Hoạt động luyện tập (10')

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

(8)

b. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1. Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào dưới đây ?

A. Mô xương cứng B. Mô xương xốp

C. Sụn bọc đầu xương D. Màng xương Câu 2. Ở xương dài, màng xương có chức năng gì ?

A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động B. Giúp xương dài ra

C. Giúp xương phát triển to về bề ngang D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng Câu 3. Ở xương dài của trẻ em, bộ phận nào có chứa tủy đỏ ?

A. Mô xương xốp và khoang xương B. Mô xương cứng và mô xương xốp C. Khoang xương và màng xương D. Màng xương và sụn bọc đầu xương Câu 4. Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau : Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới đẩy …(2)… và hóa xương.

A. (1) : mô xương cứng ; (2) : ra ngoài B. (1) : mô xương xốp ; (2) : vào trong

C. (1) : màng xương ; (2) : ra ngoài D. (1) : màng xương ; (2) : vào trong Câu 5. Ở người già, trong khoang xương có chứa gì ?

A. Máu B. Mỡ C. Tủy đỏ D. Nước mô Câu 6. Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của xương ngắn ?

A. Mô xương cứng B. Mô xương xốp

C. Khoang xương D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 7. Ở trẻ em, tủy đỏ là nơi sản sinh

A. tiểu cầu. B. hồng cầu.

C. bạch cầu limphô. D. đại thực bào.

Câu 8. Chất khoáng chủ yếu cấu tạo nên xương người là

A. sắt. B. canxi. C. phôtpho. D. magiê.

Câu 9. Sự mềm dẻo của xương có được là nhờ thành phần nào ?

A. Nước B. Chất khoáng C. Chất cốt giao D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 10. Các nan xương sắp xếp như thế nào trong mô xương xốp ? A. Xếp nối tiếp nhau tạo thành các rãnh chứa tủy đỏ

B. Xếp theo hình vòng cung và đan xen nhau tạo thành các ô chứa tủy đỏ C. Xếp gối đầu lên nhau tạo ra các khoang xương chứa tủy vàng

D. Xếp thành từng bó và nằm giữa các bó là tủy đỏ 4. Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

(9)

b. Tổ chức thực hiện: GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

- GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

+ Giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu thì bở)?

- Vì dưới tác dụng của nhiệt độ làm chất vô cơ không liên kết được với chất cốt giao.

+ Điều gì xảy ra nếu việc tăng trưởng của sụn bị cản trở?

+ Theo em có những nguyên nhân nào có thể làm cản trở sụn phát triển? ( Tích hợp giáo dục sức khỏe)

+Theo em lực tác động của vật lên sụn xương sẽ tăng lên hay giảm đi khi ta vác càng nặng? (Tích hợp kiến thức vật lý)

+Vì sao người trưởng thành không cao thêm?

Hướng dẫn tự học ở nhà

- Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi cuối bài trong sgk tr 31 - Đọc mục “ Em có biết ” SGK trang 31

- Nghiên cứu bài mới: “ Cấu tạo và tính chất của cơ ” IV. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Tiếp theo các bộ thú đã học, bài hôm nay sẽ tìm

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Trong tiết học này thầy và các em sẽ tiếp tục

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Giới thiệu bài: Trong tiết học ngày hôm nay thầy

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Từ ktra bài cũ ? Nhiệt do dị hóa giải

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Ngoài chức năng bài tiết và điều hoà thân

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Đại não người có cấu tạo và chức năng gì?

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. VB: Trong bài 6 các em đã hiểu được khái niệm

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Sự hình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện