• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoàn thiện chính sách bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group.

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hoàn thiện chính sách bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group."

Copied!
119
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ LION GROUP

NGUYỄN PHƯƠNG Ý NHI

Khóa học: 2017-2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ LION GROUP

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn PhươngÝ Nhi Lớp:K51A–KDTM MSV : 17K4041060

Giảngviên hướng dẫn:

PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào

HUẾ, 01/2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Thời gian đi thực tập cuối khóa tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group không dài nhưng chính thời gian đó đã giúp em học hỏi thêm rất nhiều kiến thức và kỹ năng. Đồng thời, em chân thành cảm ơn Bà Nguyễn Thị Mỹ Phượng (Nhân viên kinh doanh) và các anh chị trong phòng làm việc đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm em được hoàn thành quá trình thực tập và có kết quả như mong đợi.

Đểkết thúc đợt thực tập cuối khóa đạt kết quảtốt đẹp, em cũng chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế, đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình thực tập cuối khóa mà còn là hành trang quý báuđể em bước vào đời một cách vững chắc và tựtin.

Bằng tất cả những tình cảm chân thành nhất, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận thực tập cuối khóa.

Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, chắc hẳn bài khóa luận này không thểtránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào và quý thầy cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh để hoàn thiện bài khóa luận của mình nhằm phục vụ cho công việc trong tương lai.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

LỜI CẢM ƠN... i

MỤC LỤC ... ii

DANH MỤC BẢNG ... vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ... ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ... ix

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lý do chọn đềtài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

2.1 Mục tiêu chung...2

2.2 Mục tiêu cụthể...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

3.1 Đối tượng nghiên cứu ...2

3.2 Phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu...2

4.1 Thiết kếnghiên cứu...3

4.2 Nghiên cứu định tính...3

4.3 Nghiên cứu định lượng ...4

4.4 Phương pháp chọn mẫu...4

4.4.1Xác định kích thước mẫu ...4

4.4.2Xác định phương pháp chọn mẫu ...4

5. Kết cấu đềtài...6

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU...7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀTÀI NGHIÊN CỨU ...7

1.1 Cơ sởlý luận: ...7

1.1.1 Tổng quan vềbán hàng ...7

1.1.1.1 Khái niệm bán hàng...7

1.1.1.2 Vai trò của bán hàng...7

1.1.1.3 Mục tiêu của bán hàng...8

1.1.2 Tổng quan chính sách bán hàng...8

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.1.2.2 Nội dung cơ bản của chính sách bán hàng ...9

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách bán hàng của doanh nghiệp ...11

1.1.3.1 Các nhân tốkhách quan...11

1.1.3.2 Các nhân tốchủquan ...12

1.1.3.3 Mô hình nghiên cứu đềxuất...13

1.1.3.4 Thiết kế thang đo...15

1.2 Cơ sởthực tiễn ...17

1.2.1 Tổng quan ngành kinh doanh đồng phục...17

1.2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của đồng phục ...17

1.2.1.2 Khái quát ngành kinh doanh đồng phục ...19

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHÍNH BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤLION GROUP ...21

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Thương mại và Dịch vụLion Group ...21

2.1.1Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group ...21

2.1.2Tính cách thương hiệu, tầm nhìn và sứ mệnh của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụLion Group...22

2.1.2.1 Tính cách thương hiệu ...22

2.1.2.2 Tầm nhìn...22

2.1.2.3 Sứmệnh...23

2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụLion Group ...23

2.1.4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group ...25

2.1.5 Quy trình bán hàng của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụLion Group...27

2.1.6 Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2018-2020 ...31

2.1.7 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2018-2020 ...32

2.1.8Đối thủ cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group34 2.2 Chính sách bán hàng của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụLion Group ....35

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.2.2 Nhân viên bán hàng ...35

2.2.3 Chất lượng sản phẩm ...35

2.2.4 Chính sách giá cả...41

2.2.5 Chính sách vận chuyển ...45

2.2.6 Chính sách thanh toán...45

2.2.7Chính sách đổi trả...46

2.3 Đánh giá của khách hàng về chính sách bán hàng của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụLion Group ...47

2.3.1 Mô tảmẫu nghiên cứu ...47

2.3.2Đánh giá độtin cậy của thang đo...50

2.3.3 Phân tích nhân tốkhám phá (EFA)...52

2.3.3.1 Phân tích nhân tốbiến độc lập...52

2.3.3.2 Phân tích nhân tốbiến phụthuộc ...55

2.3.4Phân tích tương quan...56

2.3.5 Phân tích hồi quy ...57

2.3.6Đánh giá của khách hàng về chính sách bán hàng của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụLion Group...62

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ LION GROUP...77

3.1 Định hướng phát triển của công ty...77

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bán hàng của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụLion Group ...77

3.2.1Đối với nhân viên bán hàng ...77

3.2.2Đối với chất lượng sản phẩm ...78

3.2.3Đối với chính sách giá cả...79

3.2.4Đối với chính sách vận chuyển ...79

3.2.5Đối với chính sách thanh toán ...80

3.2.6Đối với chính sách đổi trả...80

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

1. Kết luận ...81

2. Kiến nghị...82

2.1 Đối với cơ quan nhà nước...82

2.2 Đối với công ty TNHH Thương mại và Dịch vụLion Group ...82

TÀI LIỆU THAM KHẢO...83

PHỤLỤC ...84

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn NVKD : Nhân viên kinh doanh

BP : Bộphận

ĐVT : Đơn vịtính

TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

NXB : Nhà xuất bản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

Bảng 1.1 Các thành phần và biến quan sát của mô hình ...16

Bảng 2.1 Tình hình lao động của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụLion Group ...31

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group giai đoạn 2018–2020...33

Bảng 2.3 Bảng giá sản phẩm đồng phục công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group ...41

Bảng 2.4 Đặc điểm mẫu điều tra ...47

Bảng 2.5 Cơ cấu mẫu theo nguồn thông tin ...49

Bảng 2.6 Kiểm định độtin cậy thang đo của các biến độc lập ...51

Bảng 2.7 Kiểm định KMO và Bartlett's Test ...53

Bảng 2.8 Phân tích nhân tốkhám phá EFA của biến độc lập ...54

Bảng 2.9 Kiểm định KMO và Bartlett's Test của biến phụthuộc ...55

Bảng 2.10 Phân tích nhân tốkhám phá EFA của biến phụthuộc ...55

Bảng 2.11 Phân tích tương quan Pearson...56

Bảng 2.12 Kiểm định độphù hợp của mô hình...58

Bảng 2.13 Phân tích phương sai ANOVAa...59

Bảng 2.14 Kết quảphân tích hồi quy ...59

Bảng 2.15 Bảng thống kê mức độcảm nhận của yếu tố"Nhân viên bán hàng" ...63

Bảng 2.16 Đánh giá của khách hàng vềyếu tố"Nhân viên bán hàng" ...64

Bảng 2.17 Bảng thống kê mức độcảm nhận của yếu tố"Chất lượng sản phẩm"...65

Bảng 2.18 Đánh giá của khách hàng vềyếu tố"Chất lượng sản phẩm" ...66

Bảng 2.19 Bảng thống kê mức độcảm nhận của yếu tố"Chính sách giá cả"...67

Bảng 2.20 Đánh giá của khách hàng vềyếu tố"Chính sách giá cả"...68

Bảng 2.21 Bảng thống kê mức độcảm nhận của yếu tố"Chính sách vận chuyển" ...69

Bảng 2.22 Đánh giá của khách hàng vềyếu tố"Chính sách vận chuyển" ...70

Bảng 2.23 Bảng thống kê mức độcảm nhận của yếu tố"Chính sách thanh toán"...71

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

Bảng 2.25 Bảng thống kê mức độcảm nhận của yếu tố "Chính sách đổi trả"...73

Bảng 2.26 Đánh giá của khách hàng vềyếu tố "Chính sách đổi trả" ...74

Bảng 2.27 Bảng thống kê mức độcảm nhận của yếu tố"Sựhài lòng"...75

Bảng 2.28 Đánh giá của khách hàng vềyếu tố"Sựhài lòng"...76

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu mẫu theo giới tính của khách hàng...48 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu mẫu theo độtuổi của khách hàng ...48 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu mẫu theo thu nhập của khách hàng ...49

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu đềxuất ...14 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổchức của công ty ...25

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đềtài

Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, từ đó tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, điều này cũng làm tăng tỷ lệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên khốc liệt hơn. Thời gian qua đại dịch COVID-19 đãảnh hưởng lớn đến toàn bộ đời sống xã hội và nền kinh tế, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Trước bối cảnh đó, các doanh nghiệp cần xác định rõ các cơ hội và thách thức để đưa ra các giải pháp tận dụng, chuyển hóa cơ hội và thách thức thành các động lực tăng trưởng mới.

Vì vậy, để làm được điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa ra nhiều chiến lược, chính sách cụthểnhằm giúp công ty thoát khỏi sự đào thải chung của ngành và đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng để tồn tại và phát triển trong tình hình kinh tế hiện nay. Việc hoàn thiện chính sách bán hàng là điều quan trọng mà bất cứnhà quản trịnào cũng cần phải quan tâm và mong muốn đạt được.

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group luôn tự hào là một trong những thương hiệu đồng phục uy tín tại Thành phốHuế. Công ty hoạt động với ba lĩnh vực chính đó là đồng phục, quà tặng và thương hiệu. Đặc biệt, mảng đồng phục là mảng được chú trọng nhất của công ty từ trước đến nay. Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng lớn của ngành đồng phục thì càng xuất hiện thêm nhiều công ty cạnh tranh khác như công ty TNHH MTV Đồng phục Thiên Việt, công ty Đồng phục Huế HP, công ty Đồng phục New Focus,.... Vậy nên, đểcó thểcạnh tranh với các công ty khác trên thị trường, công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group cần phải có các chính sách bán hàng cụthể, các biện pháp nâng cao hiệu quảhoạt động bán hàng nhằm nâng cao doanh số, giữchân khách hàng hiện tại, thu hút khách hàng tiềm năng.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện chính sách bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụLion Group” làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn vận dụng các kiến thức đã học từ nhà trường và kinh nghiệm thực tế đểphát triển hoạt động bán hàng tại công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu chính sách bán hàng đối với sản phẩm đồng phục tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bán hàng trong thời gian tới.

2.2 Mc tiêu cth

Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách bán hàng.

Thứ hai, phân tích và đánh giá các chính sách bán hàng của doanh nghiệp.

Thứ tư, đềxuất định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bán hàng của công ty.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cu

Chính sách bán hàng củacông ty TNHH Thương mại và Dịch vụLion Group.

3.2 Phm vi nghiên cu Phạm vi không gian:

Nghiên cứu được tiến hành tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group.

Phạm vi thời gian:

Các thông tin thứcấp được thu thập trực tiếp từcông ty trong khoảng thời gian từ năm 2018đến năm 2020.

Các thông tin sơ cấp liên quan đến việc phỏng vấn trực tiếp và điều tra bảng hỏi đối với khách hàng được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

4.1 Thiết kếnghiên cứu

4.2 Nghiên cứu định tính

Kết quảcủa nghiên cứu sơ bộ là cơ sở đểthiết kế bảng hỏi và nghiên cứu chính thức.

Đầu tiên, nghiên cứu sẽ áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và dữ liệu từ bộphận kinh doanh đểtiến hành thu thập dữliệu.

Tiếp theo, nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu. Cụ thể, đối tượng phỏng vấn là nhân viên bán hàng – người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Từ đó, phác thảo các chỉtiêu cần có khi xây dựng bảng hỏi.

Xây dựng đề cương nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sởlý thuyết và các mô hình

nghiên cứu liên quan

Thiết kếbảng hỏi

Thu thập dữliệu

Xửlý và phân tích số liệu bằng phần mềm

SPSS Kết luận và báo cáo

kết quảnghiên cứu Xác định vấn đề

nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

4.3 Nghiên cứu định lượng

Vềdữliệu sửdụng, nghiên cứu sửdụng hai nguồn dữliệu chính:

- Vềsốliệu sơ cấp:

Thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng bảng hỏi để phỏng vấn với số lượng người tham gia nhiều và thời gian đểtrả lời bảng hỏi nhanh. Trên cơ sở bảng hỏi mang tính khách quan, phương pháp điều tra ngẫu nhiên nhằm suy rộng cho tổng thểkhách hàng đã từng sửdụng sản phẩm của công ty.

- Vềsốliệu thứcấp:

Nhằm phục vụcho quá trình nghiên cứu, tùy theo từng giai đoạn, nghiên cứu thu thập các dữliệu thứcấp từcác nguồn như:

 Tài liệu khóa luận của sinh viên khóa trước.

 Các đềtài khoa học có liên quan.

 Giáo trình tham khảo

 Các trang web chuyên ngành, các bài báo, tạp chí khoa học,...

 Tham khảo thông tin từ website của công ty như https://liongroup.vn/, https://dongphuclion.com/, https://quatanglion.com/.

4.4 Phương pháp chọn mu 4.4.1Xác định kích thước mẫu

Đối với phân tích nhân tốkhám phá EFA: Dựa theo giáo trình của Hair và cộng sự (1998) thì kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát, điều này có nghĩa là một biến quan sát tương ứng với 5 mẫu. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phân tích nhân tố với 5 nhân tố được đo lường bởi 18 biến quan sát khác nhau.

Do đó, mô hình đo lường gồm 18 biến quan sát, theo tỷ lệ 1:5, tác giả có kích thước mẫu là: mẫu. Để phòng ngừa sai sót, tác giả tiến hành điều tra 130 khách hàng.

4.4.2Xác định phương pháp chọn mẫu

Sử dụng phần mềm IBM SPSS 20.0 để xử lý và phân tích đánh giá của khách hàng vềchính sách bán hàng củacông ty TNHH Thương mại và Dịch vụLion Group.

Thang đo được sửdụng là thang đo Likert 5 mức độ, từ 1 điểm - thểhiện mức độ hoàn toànkhông đồng ý đến 5 điểm - thểhiện mức độhoàn toànđồng ý.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Thống kê Frequency biến định tính, định lượng để thống kê tần sốvà tỷlệ phần trăm các ý kiến.

Hệsố Cronbach’s Alpha

Người ta thường dùng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach's Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thểtạo ra các nhân tốgiảkhi phân tích EFA.

0,8 Cronbach’s Alpha 1: Thang đo lường rất tốt 0,7 Cronbach’s Alpha 0,8: Thang đo lường tốt

0,6 Cronbach’s Alpha 0,7: Thang đo lường đủ điều kiện

Trong nghiên cứu này thì hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 có thể chấp nhận.

và được giữ lại. Đồng thời, các biến có hệ số tương quan nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại khỏi thanh đo

Phân tích nhân tốkhám phá (EFA)

Là một phương pháp phân tích thống kê đểrút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụthuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn đểchúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu.

Phân tích hệsố tương quan Pearson

Dùng để xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Là điều kiện để thực hiện phân tích hồi quy. Muốn đủ điều kiện để phân tích hồi quy thì giữa biến độc lập và biến phụ thuộc phải có mối quan hệ tương quan, nghĩa là giá trị Sig. giữa biến độc lập và biến phụthuộc phải nhỏ hơn 0.05.

Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Mô hình này mô tảmức tác động của biến độc lập lên biến phụthuộc. Tương ứng với nội dung nghiên cứu của đề tài này, biến phụ thuộc là sựhài lòng của khách hàng về chính sách bán hàng của công ty và biến độc lập là các chính sách bán hàng mà công ty TNHH Thương mại và Dịch vụLion Group đang sửdụng.

Ở bước này, tác giảtiến hành phân tích hồi quy bằng phương pháp hồi quy từng bước (Enter) với phần mềm SPSS. Mức độphù hợp của mô hình được đánh giá bằng hệ số R2 điều chỉnh. Sau đó, tiến hành kiểm định ANOVA để kiểm định độ phù hợp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

của mô hình tương quan, tức là có hay không mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụthuộc.

Kiểm định trung bình tổng thểOne-Sample T-Test

Tiến hành kiểm định các phần tử của các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách bán hàng tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụLion Group.

Giảthuyết kiểm định:

H0: Giá trịtrung bình của tổng thểbằng giá trị kiểm định H1: Giá trịtrung bình của tổng thểkhác giá trịkiểm định Với độtin cậy bằng 95%, mức ý nghĩa α = 0.05

Nguyên tắc chấp nhận giảthuyết:

Nếu Sig. < 0.05: Bác bỏgiảthuyết H0, chấp nhận H1 Nếu Sig.≥ 0.05: Chưa có cơ sở đểbác bỏgiảthuyết H0 5. Kết cấu đềtài

Nội dung đềtài gồm 3 phần:

Phần 1: Đặt vấn đề.

Phần 2: Nội dung và kết quảnghiên cứu.

Chương 1: Tổng quan về đềtài nghiên cứu.

Chương 2: Đánh giá chính bán hàng của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group.

Chương 3: Một số định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách bán hàng của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụLion Group.

Phần 3: Kết luận và kiến nghị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sởlý luận:

1.1.1 Tng quan vbán hàng 1.1.1.1 Khái niệm bán hàng

Theo James M.Comer (Lê Thị Hiệp Thương, Nguyễn Việt Quyên, Quản trị bán hàng, NXB Thành phốHồChí Minh, 2002): “Quan điểm trước đây vềbán hàng chính là bán sản phẩm, còn bán hàng ngày nay chính là bán lợi ích của sản phẩm, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng”.

Theo Cron (2006) (Võ Phan Nhật Phương, Bài giảng Kỹ năng bán hàng): “Bán hàng là những giao dịch trực tiếp giữa những đại diện bán hàng và các khách hàng tiềm năng nhằm dẫn đến những giao dịch buôn bán, thỏa mãn nhu cầu khách hàng, phát triển số lượng khách hàng và các quan hệcó lợi khác”.

Theo quan niệm cổ điển (Võ Phan Nhật Phương, Bài giảng Kỹ năng bán hàng):

“Bán hàng là hoạt động thực hiện sự trao đổi sản phẩm hay dịch vụ của người bán chuyển cho người mua để được nhận lại từ người mua tiền, vật phẩm hoăc giá trị trao đổi đã thỏa thuận”.

1.1.1.2 Vai trò của bán hàng

Bán hàng là khâu quan trọng và cũng là khâu cuối cùng nhằm đảm bảo quá trình cung ứng sản phẩm/ dịch vụ diễn ra bình thường. Chỉ khi bán được hàng thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn kinh doanh và lợi nhuận.

Bán hàng giúp quá trình luân chuyển hàng hóa diễn ra bình thường đồng thời bán hàng đóng vai trò trung gian giúp nhà sản xuất có thể bán được hàng hóa cho những ai có nhu cầu.

Bán hàngđem lại sự thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của mỗi cá nhân trong xã hội. Bán hàng giúp kết nối khách hàng với doanh nghiệp, cung cấp những thông tin, những nhu cầu của khách hàng về cho doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thay đổi và cập nhật xu hướng tốt hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Bán hàng giúp cho nền kinh tế thị trường lưu thông hàng hóa, tiền tệ một cách hiệu quả từ đó kích thích đầu tư và mở rộng sản xuất, đồng thời giúp nhà sản xuất có thể tập trung vào quá trình sản xuất của mình.

Như vậy, nhìn chung bán hàng là có vai trò cực kì quan trọng, là thước đo phản ánh liệu doanh nghiệp của bạn kinh doanh có hiệu quảhay không. Hoạt động bán hàng hiệu quảthểhiện sự đúng đắn của nhà quản trịvềmục tiêu, chiến lược, hoạch định,…

1.1.1.3 Mục tiêu của bán hàng

Theo Phạm Thị Thu Phương (Phạm Thị Thu Phương, Nghiệp vụvà quản trị bán hàng, NXB Thống kê, 1995) cho rằng: “Mục tiêu bán hàng có thể chia thành hai loại cơ bản là mục tiêu hướng vào con người và mục tiêu hướng vào lợi nhuận”. Những nhà quản trị thành công là những người có tầm nhìn, có chiến lược rõ ràng, có mục tiêu cụthểcho doanh nghiệp của họ.

Vềmục tiêu hướng vào lợi nhuận: Đây là mục tiêu có ý nghĩa rất lớnđối với các doanh nghiệp. Mục tiêu này được thểhiện qua các chỉ tiêu như: doanh thu, lợi nhuận, lượng sản phẩm bán ra,…

Về mục tiêu hướng vào con người: Để đạt mục tiêu này doanh nghiệp cần xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng lực lượng bán hàng có kinh nghiệm, kỹ năng, năng động, nhiệt tình,… như vậy họcó thể bán được nhiều hàng nhất. Với sựxuất hiện ngày càng nhiều đổi thủcạnh tranh thì việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là điều cực kì quan trọng. Vì vậy, Levitt (Trần Đắc Thọ, Giáo trình Marketing căn bản, 2012) cho rằng:

“Sự cạnh tranh ngày nay không còn giữa các sản phẩm do các công ty sản xuất trong nhà máy nữa mà là giữa những gì họ thêm vào cho sản phẩm cụ thểxuất xưởng dưới dạng bao bì, các dịch vụ, quảng cáo, tư vấn cho khách hàng, việc giao hàng và những điều khác mà khách hàng coi trọng”.

1.1.2 Tng quan chính sách bán hàng 1.1.2.1 Khái niệm chính sách bán hàng

Chính sách bán hàng là những điều khoản, những quy định chung liên quan tới quá trình bán hàng của doanh nghiệp, giúp cho việc giải quyết sớm các vấn đề mà không cần phải phân tích khi chúng xuất hiện trong các tình huống bán hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Chính sách bán hàng giúp:

- Giúp khách hàng biết được các chủ trương, chính sách, quyền lợi được hưởng khi mua hàng, trên cơ sở đó đưa ra quyết định mua hàng của doanh nghiệp này hay doanh nghiệp khác.

- Giúp phảnứng nhanh chóng và khôn khéo với các tình huống xảy ra trong hoạt động bán hàng.

- Thu hút sựchú ý và tạoấn tượng đối với khách hàng, tạo nên sựkhác biệt trong hoạt động bán hàng nhằm tăng khả năng cạnh tranh.

- Giúp doanh nghiệp quản lý và thíchứng tốt với các thay đổi của thị trường.

1.1.2.2 Nội dungcơ bản của chính sách bán hàng

Phạm vivà đối tượng điều chỉnh của chính sách bán hàng

Bao gồm các quy định về đối tượng khách hàng và các quy định vềphạm vi điều chỉnh của chính sách bán hàng như: quy định về không gian, quy định về đối tượng khách hàng, quy định vềthời gian điều chỉnh,…

Các quy định chung

Quy định về phía nhân viên bán hàng như: Nhân viên có thái độ phục vụ phải niềm nở, vui vẻ, ân cần chăm sóc khách hàng; nhân viên phải am hiểu, có kiến thức về sản phẩm; nhân viên phải mặc đồng phục đúng quy định;…

Quy định về phía khách hàng như: khách hàng vui lòng bỏgiày, dép phía ngoài khi vào cửa hàng; khách hàng sau khi xem sản phẩm vui lòng để lại vị trí cũ; khách hàng không được hút thuốc; khách hàng vui lòng không mạnh tay với sản phẩm để tránh hư hỏng;…

Chính sách giá cả

Khả năng chi trả của khách hàng phải tương ứng với mức giá mà doanh nghiệp đặt ra cho sản phẩm. Bằng không khách hàng sẽ không có được sản phẩm. Về phía doanh nghiệp họphải tìm cách tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu,ước muốn của khách hàng với một mức giá phù hợp. Đây là một trong những quyết định cơ bản của doanh nghiệp để đảm bảo khả năng lợi nhuận.

Do đó, để đảm bảo lợi nhuận doanh nghiệp cần phải tìm cách tạo ra những sản phẩm phù hợp khả năng chi trả của khách hàng. Để làm được điều đó, chính sách bán

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

hàng của doanh nghiệp cần phải nêu rõ ràng, cụ thể từng mức giá, hình thức chiết khấu, hình thức giảm giá cho loại từng sản phẩm.

Quy định càng cụ thể, chi tiết càng tạo điều kiện dễ dàng cho khách hàng lựa chọn hàng hóa phù hợp khả năng, dễso sánh với các đơn vị khác, đồng thời cũng tránh xảy ra sai sót, tranh chấp khi thanh toán tiền hàng,…

Chính sách sản phẩm

Sản phẩm là thứ mà doanh nghiệp mang ra chào bán khách hàng. Khách hàng chọn mua sản phẩm chỉ khi nó cung cấp những giá trị lợi ích mà khách hàng đang tìm kiếm. Để được như vậy nhà quản trị cần quan tâm, nghiên cứu và tìm tòi một số vấn đề nhất định qua đó tạo ra các sản phẩm mang lại giá trị cho khách hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải không ngừng nỗ lực cải tiến sản phẩm, khai thác tối đa những lợi ích của sản phẩm để có thểlàm hài lòng khách hàng.

Hình thức vận chuyển

Cần phải nêu rõ, cụthể các quy định về hình thức vận chuyển đối với từng mặt hàng, từng khu vực, từng đơn hàng mà công ty áp dụng. Quy định chặt chẽ trách nhiệm, quyền lợi của khách hàng liên quan đến vận chuyển, phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển.

Phương thức thanh toán

Thời hạn thanh toán: Khách hàng có thể lựa chọn các thời hạn thanh toán như thanh toán ngay, trả góp, trả toàn bộ,…. Doanh nghiệp cần quy định cụ thể, chi tiết từng mức chiết khấu nhằm giúp khách hàng nắm rõ tránh gặp vấn đề trong khâu thanh toán.

Loại tiền sửdụng trong thanh toán:VNĐ, yên, won,…

Hình thức thanh toán: tiền mặt, chuyển khoản, séc,…

Chính sách bảo hành

Chính sách này giúp đảm bảo khách hàng hài lòng sau khi mua và thậm chí là lôi kéo khách hàng tiếp tục quay lại trong lần mua sắm tiếp theo.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách bán hàng ca doanh nghip 1.1.3.1 Các nhân tốkhách quan

Môi trường văn hóa xã hội

Cụ thể, môi trường văn hóa xã hội ở đây bao gồm các yếu tố vềdân số, trình độ học vấn, thu nhập, tâm lí tiêu dùng, chất lượng cuộc sống. Theo đó nhà kinh doanh cần theo dõi và nghiên cứu tình hình văn hóa xã hội trên thị trường để đáp nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời.

Môi trường chính trịvà pháp luật

Nhân tố này cóảnh hưởng rất mạnh và cũng rất trực tiếp đến các quyết định và sựhoạt động của các doanh nghiệp thông qua các quy định, điều luật và các tiêu chuẩn vềkinh doanh buôn bán.

Môi trường kinh tế

Môi trường này đề cập đến tất cả những yếu tố kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động của một đơn vị kinh doanh như: tâm lí tiêu dùng, phân bố thu nhập, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chu kỳ kinh doanh, loại thị trường,…. Các nhà quản trị phải xem xét tác động yếu tố này trước khi đưa ra quyết định, biện pháp cụthể.

Cung cầu hàng hóa trên thị trường

Đây là yếu tố quyết định mức độ tiêu thụ cũng như giá cả của hàng hóa. Nếu cung vượt quá cầu thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ và giá cả cũng bị giảm đi và ngược lại nếu cầu vượt quá cung thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc cung ứng và cũng vì vậy mà giá cả hàng hóa tăng lên. Ngoài ra, cung – cầu còn chịu sựchi phối của nhiều yếu tốkhác không phải là giá cả.

Đối thủcạnh tranh

Việc phân tích và tìm hiểu đối thủ cạnh trạnh là yếu tốthen chốt giúp nhà quản trịcó thể đưa ra các chiến lược, giải pháp kịp thời nhằm phát triển doanh nghiệp. Việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ có thể giúp doanh nghiệp nắm được ý tưởng chính xác về các xu hướng trong nền kinh tế thị trường ngày nay và thậm chí là giúp doanh nghiệp tạo ra xu hướng mới cho chính bản thân doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

1.1.3.2 Các nhân tốchủquan Tiềm lực tài chính

Nguồn vốn là điều kiện tiền đề quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nguồn vốn giúp quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra theo quy trìnhđãđược định sẵn. Vì vậy, việc huy động vốn là một điều hết sức quan trọng.

Tiềm năng của con người

Yếu tố con người được đặt ở vị trí trung tâm trong việc đưa ra các quyết định, chiến lược phát triển. Yếu tố này quyết định đến 90% sự thành công và phát triển doanh nghiệp. Vì vậy, để giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần nghiên cứu một cách logic và hiệu quảtrong việc khai thác khả năng của con người.

Công tác xúc tiến bán hàng

Hoạt động xúc tiến đóng vai trò là trung gian giữa các công ty và khách hàng thông qua việc sửdụng công cụcủa mình, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển một cách có hiệu quả. Nhờ vào hoạt động xúc tiến mà doanh nghiệp có thể đánh thức những nhu cầu tiềmẩn của khách hàng và kích thích họsẵn sàng chi trả cho những sản phẩm của doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của sản phẩm

Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm. Yếu tố này tác động rất lớn đến việc khách hàng sẵn sàng bỏ tiền túi để chi trả cho sản phẩm của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc một sản phẩm có đặc điểm riêng về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng,... giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng bán được hàng và khẳng định sự uy tín, danh tiếng của một doanh nghiệp.

Khả năng kiểm soát, chi phối độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hoá

Đối với yếu tố này, người bán hàng phải nắm bắt kịp thời tình hình của hàng hóa nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp. Dựtrữmột cách hợp lý hàng tồn kho sẽgiúp doanh nghiệp luôn sẵn sàng cung ứng nhu cầu của khách hàng.

Ảnh hưởng của phương thức thanh toán

Quá trình thanh toán nhanh gọn, tính bảo mật cao sẽ giúp khách hàng cảm thấy hài lòng nhiều hơn và ngược lại nếu quy trình thanh toán rườm rà, phức tạp sẽ khiến tâm lý khách hàng cảm thấy không thoải mái.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

1.1.3.3 Mô hình nghiên cứu đềxuất

Dựa trên các nghiên cứu liên quan đến chính sách bán hàng của khách hàng tổ chức sẽ được tác giảtìm hiểuđểlàm nền tảng cơ sở cho đềtài nghiên cứu:

Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu liên quan: “Hoàn thiện chính sách bán hàng tại DNTN Thương mại và Dịch vụ Thành Nhân” của tác giả Lê Thị Thu Phượng, Giảng viên hướng dẫn: Th.s Lê Ngọc Liêm, Đại học Kinh tế Huế(2015) với kết quả nghiên cứu mô hình ảnh hưởng gồm 6 yếu tố: (1) Nhân viên bán hàng; (2) Chính sách chất lượng sản phẩm; (3) Chính sách giá cả; (4) Chính sách vận chuyển, phân phối; (5) Chính sách thanh toán, (6) Chính sách bảo hành, đổi trả.

Những nhân tốnhân viên bán hàng; chất lượng sản phẩm; chính sách giá cả; chính sách vận chuyển, phân phối; chính sách thanh toán; chính sách bảo hành, đổi trả được coi là những nhân tố cơ bản tạo nên chính sách bán hàng cho doanh nghiệp. Do vậy, tác giảsẽ sửdụng những nhân tố này đểtiến hành nghiên cứu đềtài.

Bên cạnh tham khảo các mô hình nghiên cứu liên quan, trong quá trình thực tếtại đơn vị, tác giả đã tiếp thu và chọn lọc những ý kiến từ các anh chị, chuyên gia nhằm phù hợp với chính sách bán hàng thực tiễn của công ty thì tác giả đã sửa lại tên nhân tố sao cho phù hợp. Vậy nên, các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách bán hàng của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group gồm nhân viên bán hàng, chất lượng sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách vận chuyển, chính sách thanh toán, chính sách đổi trả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Sơ đồ1.1: Mô hình nghiên cứu đềxuất

(Nguồn: Kết quảnghiên cứu của tác giả) Nhân viên bán hàng: Là lực lượng đại diện cho toàn bộ doanh nghiệp và là người đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến gần với khách hàng hơn. Họ cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm, doanh nghiệp; là những người nắm rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng; kích thích nhu cầu của khách hàng khiến họ mua sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giảsẽtiến hàng nghiên cứu về thái độ, kỹ năng chuyên môn và kiến thức về sản phẩm khi nhân viên bán hàng tư vấn cho khách hàng

Chất lượng sản phẩm: Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của công ty. Đa số, khi khách hàng mua sản phẩm họ thường mong muốn sản phẩm đó tạo ra giá trị cho chính bản thân họ. Sản phẩm có thểlà bất cứ thứ gì có thể đưa vào thị trường nhằm lôi kéo, thu hút người tiêu dùng mua nó. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giảtiến hành đưa vào các yếu tố liên quan đến đặc tính, chất lượng và thiết kếcủa sản phẩm.

Chính sách bán hàng tại công ty TNHH Thương mại và

Dịch vụLion Group

Chính sách đổi trả Chính sách thanh toán Chính sách vận chuyển

Chính sách giá cả Chất lượng sản phẩm

Nhân viên bán hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Chính sách giá cả: Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc khách hàng của doanh nghiệp có đồng ý sẵn sàng chi trảcho sản phẩm đó hay không.

Thông thường, khách hàng thường tìm hiểu và so sánh giá trước khi mua. Vì vậy, chính sách bán hàng cần phải có cấu trúc giá hợp lý nhằm giữchân khách hàng hiện tại của doanh nghiệp và thu hút khách hàng tiềm năng. Do đó, trong đề tài nghiên cứu này, tác giảsẽtiến hành nghiên cứu xem giá cảcông ty có thểcạnh tranh hay phù hợp với việc đặt may đồng phục hay không.

Chính sách vận chuyển: Khâu vận chuyển giúp sản phẩm đến tay khách hàng một cách tốt hơn, đồng thời chính sách này có thểgiúp nâng cao sựhài lòng của khách hàng khi đặt hàng tại công ty.

Chính sách thanh toán: Quá trình này đảm bảo quá trình lưu thông hàng hóa đến tay người tiêu dùng diễn ra bình thường.

Chính sách đổi trả: Là một trong những chiến lược tiếp cận và giữ chân khách hàng sau khi mua. Vì vậy, việc có một chính sách đổi trả tốt sẽ nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

1.1.3.4 Thiết kế thang đo

Thang đo được sử dụng là thang đo Likert 5 mức độ, từ (1) - thể hiện mức độ hoàn toànkhông đồng ý đến (5) - thểhiện mức độhoàn toànđồng ý.

Thang đo được xây dựng dựa trên các nghiên cứu có liên quan, điều tra khách hàngvà người có chuyên môn trong lĩnh vực đồng phục.

Thang đo bao gồm 20 biến quan sát để đo lường 6 thành phần của mô hình nghiên cứu. Trong đó, Nhân viên bán hàng có 3 biến quan sát, Chất lượng sản phẩm có 3 biến quan sát, Chính sách giá cảcó 4 biến quan sát, Chính sách vận chuyển có 3 biến quan sát, Chính sách thanh toán có 4 biến quan sát, Chính sách đổi trảcó 3 biến quan sát.

Bảng hỏi được xây dựng dựa trên việc kết hợp các câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

Câu hỏi đóng: nhằm giúp khách hàng dễhiểu và dễdàng trảlời, câu hỏi hướng khách hàng lựa chọn một hoặc nhiều sự lựa chọn. Câu hỏi mở: Nhằm tìm kiếm thêm các thông tin mới mà các câu hỏi đóng không mô tả hoặc bịthiếu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Thang đo được diễn đạt và mã hóa như bảng dưới đây:

Bảng 1.1 Các thành phần và biến quan sát của mô hình

STT

hiệu Tiêu chí đánh giá

NHÂN VIÊN BÁN HÀNG

1 NV1 Nhân viên bán hàng nhiệt tình, thân thiệnvà lịch sự.

2 NV2 Nhân viên bán hàng am hiểu đầy đủ thông tin về sản phẩm.

3 NV3 Nhân viên giải quyết nhiệt tình mọi thắc mắc của khách hàng.

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

4 SP1 Công ty luôn đảm bảo cung cấp cho khách hàng chất lượng sản phẩm bền, tốt, đường may đẹp đúng như cam kết.

5 SP2 Sản phẩm được thiết kếtheo yêu cầu của khách hàng.

6 SP3 Công ty luôn cung cấp sản phẩm đa dạng về mẫu mã và chủng loại.

CHÍNH SÁCH GIÁ CẢ

7 GC1 Khách hàng luôn được cung cấp đầy đủcác bảng báo giá.

8 GC2 Bảng báo giá được làm chi tiết, cụ thể từng mức giá đối với từng loại sản phẩm.

9 GC3 Có áp dụng đầy đủ các khoản chiết khấu, giảm giá cho khách hàng mua số lượng lớnhoặc khách hàng lâu năm

10 GC4 Giá cả sản phẩm của công ty có khả năng cạnh tranh với các công ty khác trong khu vực.

CHÍNH SÁCH VẬN CHUYỂN 11 VC1 Công ty đảm bảo giao hàng đúng thời hạn.

12 VC2 Đảm bảo được chất lượng của sản phẩm trong quá trình vận chuyển.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

13 VC3 Đảm bảo giao hàng đúng số lượng sản phẩm được yêu cầu.

CHÍNH SÁCH THANH TOÁN

14 TT1 Khách hàng phải thanh toán tiền hàng theo đúng quy trình đã được quy định.

15 TT2 Khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.

16 TT3 Công ty có nhiều hình thức thanh toán đa dạng như tiền mặt, chuyển khoản,…

17 TT4 Ít xảy ra tình trạng sai sót, nhầm lẫn trước, trong và sau khi làm thủ tục thanh toán cho khách hàng.

CHÍNH SÁCH ĐỔI TRẢ

18 DT1 Khách hàng có thể lựachọn nhiều hình thức đổi trả phù hợp.

19 DT2 Cho phép đổi trả hàng hóa khi phát hiện ra hàng hóa giao nhận có sai sót, bị lỗi.

20 DT3 Nhân viên kịp thời hỗtrợcho khách hàng khi có yêu cầu.

SỰ HÀI LÒNG

21 SHL1 Hoàn toàn hài lòng về chính sách bán hàng của công ty 22 SHL2 Sẽ giới thiệu công ty cho bạn bè, người thân, đối tác.

23 SHL3 Sẽ tiếp tục hợp tác với công ty trong thời gian tới.

(Nguồn: Kết quảnghiên cứu của tác giả) 1.2 Cơ sởthực tiễn

1.2.1 Tổng quan ngành kinh doanh đồng phc 1.2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của đồng phục Khái niệm đồng phục

Đồng phục hay bộ đồng phục là các loại quần, áo giống nhau và được mặc bởi các thành viên của một tổ chức khi tham gia các hoạt động trong tổ chức đó theo quy

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

định, nội quy của tổ chức. Đồng phục hiện nay được sửdụng phổ biến trong các lực lượng vũ trang, tổchức bán quân sự(dân quân tựvệ, dân phòng) một số nơi làm việc, trường học, bệnh viện, nhân viên bảo vệ, một số công sở và các tù nhân trong nhà tù.

Ở một số nước các quan chức cũng mặc đồng phục khi thực thi nhiệm vụ (đồng phục ngành). Công nhânđôi khi cũng được phát đồng phục mặc dưới dạng áo quần bảo hộ lao động. Đối với các trường học, đồng phục là một phần không thể thiếu. Đồng phục có thể mặc cùng những bộ áo lớp để tạo nên sự trẻ trung, năng động cho các bạn học sinh, đồng thời thểhiện tìnhđoàn kết của tập thể.

Ý nghĩa của đồng phục

Đồng phục thể hiện tình đoàn kết của tổ chức, điều này đã được thực hiện ngay từnhững ngày của Đế chếLa Mãđến ngày nay.Việc mặc đồng phục thường được thực hiện một cách bắt buộc ở trường học, bệnh viện, nhà hàng và nơi công sở. Mục đích của các tổ chức này một phần là muốn trang bị những bộ quần áo tiện ích với công việc cho từng thành viên một phần là yêu cầu mọi thành viên phải tuân theo một nội quy thống nhất của tổchức.

Đồng phục ban đầu là sựthểhiện một phóng cách hay nhóm cá tính của một đội nhóm hay tổ chức, nó là sựphân biệt giữa các tập thể. Dần phần đồng phục được phát triển mạnh mẽgần như ởtất cảcác tổchức trong xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp. Với Doanh nghiệp đồng phục không chỉthểhiện tinh thần, phong cách cũng như đặc trưng của doanh nghiệp, mà còn là một cách để quảng bá hình ảnh ra công chúng để nhiều người biết đến.

Ngày nay, đồng phục và thời trang có sự hòa lẫn, các nhóm, tổ chức, doanh nghiệp, trường học... đều lựa chọn đồng phục cho mình sao cho ấn tượng nhất, hợp thời nhất.

Về Doanh nghiệp đồng phục khá đa dạng. Các ngành nghề văn phòng thường chọn âu phục, quần tấy, sơ mi hoặc veston. Còn những ngành nghề liên quan đến xã hội, sựkiện thì họhay chọn áo thun hay còn gọi là áo phông. Còn những ngành nghề cần mức độnguy hiểm như xây dựng, đóng tàu... thì đồng phục còn có tác dụng bảo vệ người lao động, và áo đó gọi là áo Bảo hộ lao động. Những ngành nghề vềmỹ phẩm, làm tóc, nails... thìđồng phục công nhân viên đi đôi với váy, áo thun.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

1.2.1.2 Khái quát ngành kinh doanh đồng phục

Theo số liệu thống kê trong 10 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu quần áo đồng phục của Việt Nam đạt 498 triệu USD, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chủlực như Mỹ, CPTPP, EU… đều tăng trưởngở mức cao. Tuy nhiên, xuất khẩu quần áo bảo hộ của Việt Nam sang Hàn Quốc, Trung Quốc lại giảm. Dự báo xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt trong những năm tới. Sản xuất quần áo đồng phục của Việt Nam đang rất thuận lợi khi nhu cầu cảtừthị trường nội địa lẫn quốc tế đềuởmức cao.

Tại thị trường quốc tế: Theo dự báo của Technavio, thị trường quần áo bảo hộ toàn cầu được dựbáo sẽ tăng trưởng trung bình 5,48%/năm trong giai đoạn năm 2019 - 2023 và đạt 3,59 tỷ USD vào năm 2023. Trong đó, các sản phẩm sáng tạo của các nhà cung cấp dự kiến sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường quần áo bảo hộ lao động toàn cầu trong giai đoạn dự báo. Các nhà cung cấp đang tung ra các loại vải và trang phục có trọng lượng nhẹ và thích ứng với các môi trường làm việc khác nhau.

Điều này làm giảm nguy cơ gây thương tích cho người sử dụng và giảm thiểu khả năng vi phạm các tiêu chuẩn an toàn tại nơi làm việc vì công nhân sẽthấy quần áo bảo hộ lao động sáng tạo, thoải mái.

Tại thị trường nội địa: Quần áo đồng phục, bảo hộ lao động trong nước là một thị trường hết sức quan trọng và có tiềm năng lớn. Trong bối cảnh thị trường dệt may thế giới gặp nhiều thách thức, đầu tư vào sản xuất vải và quần áo đồng phục- bảo hộ lao động mở ra một xu hướng triển vọng mới cho ngành dệt may Việt Nam.

Hiện nay, nhu cầu về quần áo đồng phục, bảo hộ lao động của nước ta rất lớn.

Chỉ với một số tập đoàn, tổng công ty có sử dụng quần áo bảo hộ lao động như dầu khí, điện lực, xây dựng, khai khoáng…, nhu cầu sửdụng đã lênđến trên 7 triệu bộbảo hộ lao động/năm. Các ngành khác như y tế, giáo dục, ngân hàng, nhu cầu vềquần áo đồng phục cũng rất lớn, tổng cầu trên 30 triệu bộ/năm, nhất là nhu cầu về hàng đồng phục cao cấp ngày càng tăng.

Trong những năm trước đây, lĩnh vực bảo hộ lao động được Nhà nước rất quan tâm, có hẳn một công ty chuyên vềhàng bảo hộ lao động cung cấp cho các ngành sản xuất trên toàn quốc. Chuyển sang kinh tếthị trường định hướng xã hội chủnghĩa, Nhà nước không cung cấp mặt hàng này nữa. Do vậy, một thời gian dài, thị trường quần áo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

đồng phục, bảo hộ lao động bị bỏngỏdo các doanh nghiệp dệt may chủyếu chú trọng đến xuất khẩu mà chưa quan tâm phát triển sản xuất cung ứng cho thị trường trong nước, trong đó có quần áo đồng phục, bảo hộ lao động.

Những năm gần đây, quần áo đồng phục, bảo hộ lao động đã được các ngành nghề, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng coi trọng và xem như là một nét văn hóa trong doanh nghiệp của mình. Nhiều đơn vị đãđầu tư nghiên cứu, thiết kếnhằm chuẩn hóa trang phục làm việc, trang phục bảo hộ lao động đồng thời áp dụng hệthống nhận diện thương hiệu nhằm xây dựng một hình ảnh thống nhất và quảng bá doanh nghiệp thông qua trang phục đảm bảo an toàn, thuận tiện cho người lao động. Quần áo đồng phục, bảo hộ lao động giờ không đơn thuần là mặc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mà còn phục vụ cho việc nhận diện thương hiệu và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp.

Thực tế hiện nay, số lượng các doanh nghiệp dệt may đầu tư vào lĩnh vực này còn ít, chủyếu mang tính tựphát. Do vậy, tình trạng quần áo bảo hộ lao động trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, người lao động mặc vào bị ngứa do vải bị ô nhiễm về hóa chất, không đảm bảo an toàn, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lao động vẫn được bày bán tràn lan.

Do đó, việc phát triển thị trường quần áo đồng phục và bảo hộ lao động mở ra hướng sản xuất lớn cho ngành dệt may trong việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu ngày cao vềquần áo đồng phục, bảo hộ lao động, thời gian tới, doanh nghiệp ngành dệt may cần tiếp tục cải tiến chất lượng vải thông thoáng, mẫu mã đa dạng, phù hợp với từng ngành nghề, giúp cho nhận diện thương hiệu, đảm bảo an toàn cho người lao động; tiến hành nghiên cứu nhân trắc học ra có số đo chuẩn, để người lao động mặc vừa vặn, lại dễcử động thao tác khi làm việc; đồng thời nghiên cứu sản xuất quần áo bảo hộ lao động có tính chống cháy, chống tia cực tím cho những ngành đặc chủng như các nhà máy lọc dầu…

Với hơn 22 triệu người lao động trong các ngành công nghiệp, khai khoáng, dịch vụ, ngân hàng, y tế, giáo dục và hơn 15 triệu học sinh các cấp từbậc tiểu học đến trung học phổthông, quần áo đồng phục và bảo hộ lao động là một thị trường tiềm năng lớn mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏvề nhu cầu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHÍNH BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ LION GROUP

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Thương mại và Dịch vụLion Group 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Thương mại và Dịch vụLion Group

Tên giao dịch của công ty: LION BRAND AND UNIFORM COMPANY LIMITED

Giám đốc: Nguyễn Văn Thanh Bình

Địa chỉ: 103D Trường Chinh, Thành phốHuế Điện thoại: 0234 656 0123–0935 553 686 Email: dongphuclion@gmail.com

Website: http://dongphuclion.com

Slogan của công ty: Nâng tầm thương hiệu

Công ty được thành lập vào ngày 11/04/2016 do ông Nguyễn Văn Thanh Bình làm giám đốc. Với tên ban đầu là Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục Lion và sau đó được đổi tên thành Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group vào ngày 10 tháng 12 năm 2020. Giám đốc công ty – Ông Nguyễn Văn Thanh Bình – là sinh viên tốt nghiệp từ trường Đại học Kinh tế Huế - chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp vào năm 2013. Khi còn ngồi trên giảng đường, ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ những hoạt động kinh doanh như bán hàng, phụ trách kinh doanh cho một sốcông ty với thu nhập hàng tháng, có lúc hơn chục triệu đồng.

Với mong muốn mang đến những sản phẩm và dịch vụchất lượng và giá cảhợp lý nhất trên thị trường với giá trị cốt lõi: “Chuyên nghiệp - Uy tín - Kết nối - Tư duy - Trí tuệ- Sáng tạo–Nhiệt huyết”. Chính từ những giá trị cốt lõi trên mà Công tyđang càng ngày càng cốgắng nỗlực học hỏi và nâng cao trình độ vềmặt chuyên môn, ngày càng chuyên nghiệp và sáng tạo hơn để đáp ứng nhu cầu khách hàng mang đến những sản phẩm chất lượng tốt nhất, sựhài lòng nhất cho khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

Không chỉ thương hiệu LION mà công ty còn luôn mong muốn Nâng tầm các thương hiệu Việt Nam, thúc đẩy phát triển các thương hiệu cá nhân, kết nối các giá trị cộng đồng và xã hội.

2.1.2Tính cách thương hiệu, tầm nhìn và sứ mệnh của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụLion Group

2.1.2.1 Tính cách thương hiệu

Cũng giống như con người, những thương hiệu của doanh nghiệp luôn có tính cách rõ ràng, khác biệt. Tính cách con người chúng ta quan trọng đối với việc hình thành các mối quan hệ đối với mọi người xung quanh như thế nào thì đối với thương hiệu, tính cách cũng quan trọng không kém. Tính cách thương hiệu phải được hình thành từnhững yếu tốnội tại, phù hợp với những đặc điểm lý tưởng của thương hiệu.

Nhận thức được tầm quan trọng của tính cách thương hiệu, ngay từkhi thành lập công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group đã xác định rõ ràng tính cách thương hiệu của công ty đó là “Hiểu biết–Tận tâm– Đột phá”.

“Hiểu biết”: Tiếp cận thông tin, bắt kịp thị trường

“Tận tâm”:Lắng nghe và cùng bạn phát triển

“Đột phá”:Luôn sáng tạo trong thiết kế và định hướng

Công ty LION luôn cam kết với khách hàng về chất lượng của sản phẩm cũng như các dịch vụ, sựtận tâm trong từng công đoạn sản xuất, tư vấn khách hàng. Chính sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm cao, kỹ thuật in ấn, công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn, đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, giàu kinh nghiệm...đã tạo nên sựkhác biệt riêng của các sản phẩm mang thương hiệu LION trên thị trường.

2.1.2.2 Tầm nhìn

Công ty luôn đặt chiến lược đầu tư phát triển bền vững làm cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của mình. LION phấn đấu trở thành tập đoàn có thương hiệu tại Việt Nam và mang tầm quốc tế và luôn mang đến giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp Việt; xây dựng thành công chuỗi cung cấp sản phẩm dịch vụ thương hiệu cho người Việt; đồng thời thúc đẩy phát triển thương hiệu cá nhân và LION mang giá trị Cộng đồng xã hội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

2.1.2.3 Sứmệnh

LION mang trên mình sứ mệnh Nâng tầm thương hiệu Việt trong thời đại quảng cáo truyền thông 4.0 phát triển một cách rực rỡ.

2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group

Công ty hoạt động với ba lĩnh vực chính đó là: Thương hiệu, đồng phục và quà tặng

Về thương hiệu:

Hệ thống nhận diện thương hiệu doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng thể hiện tính chuyên nghiệp trước đối tác và tính hữu ích trong phát triển nội bộ.

Với chuyên môn và kinh nghiệm của Lion Group, công ty sẽxây dựng thương hiệu cho khách hàng một cách độc đáo, nhất quán và mang lại hiệu quả nhận biết tối đa.

Tư vấn, thiết kếlogo, biểu tượng Thiết kếBộ ấn phẩm văn phòng Đồng phục văn phòng, cơ quan Quà tặng doanh nghiệp

Thiết kếHồ sơ năng lực Thiết kếtài liệu bán hàng Về đồng phục:

Đồng phục không chỉ đơn thuần là trang phục cho toàn thể nhân viên, mà còn mang nhiều ý nghĩa cảvềnội tại bên trong lẫn giá trị. Điểm nổi bật của việc mặc đồng phục giúp doanh nghiệp xây dựng hìnhảnh thương hiệu, chuyên nghiệp trong mắt đối tác, khách hàng.

Đi vào hoạt động từ năm 2016, Lion Group luôn cải tiến sản phẩm, dịch vụ, đa dạng mẫu mã, kiểu dáng và cam kết “GIÁ TRỊ ĐI ĐÔI VỚI GIÁ CÁ”, mang đến cho khách hàng chất lượng tốt nhất.

Đồng phục áo thun Đồng phục công sở

Đồng phục khách sạn, resort

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

Đồng phục cà phê, nhà hàng Đồng phục trường học Đồng phục bệnh viện Đồng phục bảo vệ

Đồng phục bảo hộ lao động

Đồng phục áo lớp, câu lạc bộ, đội nhóm Áo khoác, áo gió

Vềquà tặng:

Quà tặng doanh nghiệp là một cách dễ dàng đểdoanh nghiệp xây dựng niềm tin và sựtín nhiệm trong lòng nhân viên, khách hàng,đối tác. Lion Group tự hào là đối tác tin cậy của các doanh nghiệp. Tại Lion các doanh nghiệp được tư vấn về thiết kế cho các sản phẩm quà tặng nhằm phù hợp cho từng mục đích khác nhau.

Áo mưa Đồng hồ Mũ bảo hiểm Bình thủy tinh Bộ ấm trà

Kỷniệm chương

Lịch treo tường, đểbàn Ba lô

Bút viết

Tuy nhiên, lĩnh vực kinh doanh đồng phục là mảng được công ty chú trọng nhất và mạnh nhất. Đây cũng là lĩnh vực có nhu cầu cao khi khách hàng tìmđến công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

2.1.4Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụLion Group

Sơ đồ2.1: Cơ cấu tổchức của công ty

(Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH Thương mại và Dịch vụLion Group) Giám đốc: Là người có quyền cao nhất và có quyền quyết định, điều hành hoạt động của cảcông ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật vềhoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và là người quản lý công ty thông qua quản lý, trưởng phòng; hướng công ty theo đúng tầm nhìn sứmệnh, mục tiêu đãđề ra để đưa công ty phát triển xa hơn. Khi có các vấn đềphát sinh liên quan đến công ty thì giámđốc là người đại diện giải quyết vấn đề đó. Có quyền thực hiện các nhiệm vụ như bổ nhiệm, bãi chức, miễn nhiệm với các chức danh trong công ty, là người đại diện ký kết các hợp đồng.

Giám đốc

Nhân viên kinh doanh Bộphận kinh

doanh

Bộphận kếtoán Bộphận sản xuất

Quản lý

Nhân viên kế toán Nhân viên kỹ

thuật

Bộphận Thiết kế

Nhân viên Thiết kế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(37)

Quản lý:Là người hỗ trợ giám đốc trong công tác quản lý, điều hành các phòng ban trong công ty và đóng gópý kiến hay các phương án đềxuất trong chiến lược phát triển công ty.

Bộ phận kinh doanh: Bao gồm trưởng phòng kinh doanh và NVKD thị trường.

Là bộ phận quan hệkhách hàng khi có nhu cầu đặt hàng, tiếp nhận thông tin và tương tác trực tiếp với khách hàng. Các nhiệm vụcụthể:

Phối hợp với bộ phận thiết kế, và bộ phận sản xuất để thực hiện quy trình kinh doanh cũng như xác nhận thông tin chốt đơn hàng và tiến hành sản xuất.

Hỗtrợ, tư vấn khi khách hàng có nhu cầu đặt hàng, chịu trách nhiệm vềsố lượng đầu ra của sản phẩm trước khi giao hàng cho khách

Lập báo giá, hợp đồng kinh tế, phiếu giao hàng, biên bản bàn giao,… cho khách hàng.

Chịu trách nhiệm thu thập đầy đủvà chính xác thông tin do khách hàng cung cấp trước khi truyền tải cho bộphận thiết kếvà sản xuất.

Bộ phận thiết kế: Tiếp nhận thông tin từ bộ phận kinh doanh và tiến hành thiết kếmẫu cho khách hàng duyệt trước khi đưa cho bộphận sản xuất. Tiếp nhận thông tin, trao đổi trực tiếp với khách hàng về ý tưởng của sản phẩm và tiến hành thiết kế theo mẫu mà khách hàng muốn. Thiết kếcácấn phẩm truyền thông, sản phẩm phục vụcho việc quảng cáo online như: Ảnh fanpage, website, google map, tờ rơi, áp phích,…

Bộ phận sản xuất: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng đầu vào, đầu ra cho công ty. Phối hợp với các bộphận còn lại đểnhận thông tin, sản xuất sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tổ chức sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm tại xưởng.

Thực hiện quy trình kiểm tra, kiểm soát kỹchất lượng từ nguyên vật liệu đầu vào cho đến thành phẩm trước khi xuất kho và giao cho khách hàng.

Bộphận kếtoán: Thực hiện nhiệm vụkiểm soát dòng tiền từcác hoạt động kinh tế, tài chính trong Công ty theo các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước và Công ty TNHH. Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động thu, chi tài chính của Công ty, đảm bảo đầy đủchi phí cho các hoạt động lương, thưởng,... lập phiếu thu chi cho tất cả những chi phí phát sinh. Chịu trách nhiệm phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ tình

Trường Đại học Kinh tế Huế

(38)

hình hiện có, lập chứng từvềsự thay đổi của các loại tài sản trong Công ty, thực hiện các chính sách, chế độ theo đúng quy định của nhà nước. Lập báo cáo kế toán đểtrình Giám đốc.

2.1.5 Quy trình bán hàng của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group

Bước 1: Nhân viên Lion (NVKD, cộng tác viên, thực tập sinh,...) tiếp xúc, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, tiếp nhận thông tin từ khách hàng bao gồm: Tên sản phẩm, số lượng, yêu cầu mẫu mã, chất liệu, thông tin liên hệvới khách hàng.

Quá trình: NVKD bằng các công cụ tư vấn như mẫu vải, mẫu sản phẩm thật, bảng màu vải để bước đầu giúp khách hàng định hìnhđược sản phẩm mìnhđặt.

Tùy trường hợp có thểchốt được hết mọi thông tin cần thiết với khách hàng hoặc chưa có thông tin đầy đủ.

Kết quả: Chốt được thông tin đơn hàng càng rõ ràng càng tốt để thực hiện bước tiếp theo.

Bước 2: Sau khi có được thông tin về đơn hàng. NVKD tổng hợp thông tin theo nội dung dưới đây:

1. Tên sản phẩm 2. Chất liệu 3. Số lượng

4. Thiết kế (yêu cầu cụ thể về thiết kế để BP Thiết kế lên maquette). Đính kèm file cần thiết nếu có.

5. Ngày giao hàng cần thiết 6. Thông tin khách hàng

- Soạn mail với cú pháp: (TÊN KHÁCH HÀNG: CÔNG TY, TỔ CHỨC) - TTĐH- SẢN PHẨM.

- Gửi đếnđầy đủcác email sau:

 BP Tổng hợp: tonghop@liongroup.vn

 BP thiết kế: design@liongroup.vn

 BP Kếtoán: account@liongroup.vn

 BP Quản lý: quanly@liongroup.vn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(39)

- Với 1 đơn hàng, chỉcó 1 tiêu đề mail duy nhất này, những mail thông tin tiếp theo của cùng đơn hàng, tất cảcác BP chọn trảlời tất cảđểphản hồi.

- Nhập tất cả thông tin có được sau bước 1 vào bảng trên, những thông tin còn thiếu điền:“Đang tư vấn”.Điền

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đề tài “Đánh giá của cửa hàng bán lẻ đối với chính sách bán hàng cho sản phẩm P&amp;G tại Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt, chi nhánh Huế” đã nghiên cứu điều tra các cửa hàng

Sau một khoảng thời gian thực hiện, đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ xe du lịch của Công ty TNHH Nhi Na” đã tiến hành phân

Dựa trên những kết quả đã thu được qua quá trình khảo sát và phân tích số liệu, trên cơ sở định hướng của Công ty Cổ phần Phân phối và Dịch vụ Nguyễn Đạt– CN Huế trong

Bài nghiên cứu đã phần nào chỉ ra được một số yếu tố có tác động đến sự hài lòng của các đại lý, và lượng hóa được mức độ hài lòng của các đại lý đối

Với khái niệm về khách hàng được hiểu theo một nghĩa rộng, doanh nghiệp sẽ có thể tạo ra một dịch vụ hoàn hảo hơn bởi chỉ khi nào doanh nghiệp có sự quan tâm tới

Nghiên cứu định lượng được thực hiện để nhằm thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, đánh giá ý kiến của người tiêu dùng đối với chính sách sản phẩm cà phê

Xuất phát từ thực tiễn trên và nhận thấy được tầm quan trọng của họat động Marketing và tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ HUY THỊNH,

Phân tích tác động của các nhân tố thành phần Marketing mix đến sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm đồng phục của công ty TNHH Thương hiệu và