• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 23/04/2022 Tiết: 52 Ngày giảng: 25/04/2022

Lớp 8A

KIỂM TRA HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU

Đánh giá được học sinh ở các nội dung.

1. Kiến thức

- Mạng điện trong nhà.

2. Năng lực, phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào trong thực tiễn của đời sống.

- Vận dụng linh hoạt những kiến thức đã được học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Tính toán được điện năng tiêu thụ ở gia đình.

II. NỘI DUNG KIỂM TRA 1. Đề kiểm tra

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: CÔNG NGHỆ 8 Ngày kiểm tra: …/…/2022

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm): Hãy chọn đáp án đúng và ghi vào bài làm.

Câu 1. Các đồ dùng điện trong gia đình như đun nước nóng, nồi cơm, máy sấy, sưởi ấm… là các đồ dùng loại điện:

A. Điện cơ B. Điện nhiệt

C. Điện quang D. Điện cơ và điện nhiệt

Câu 2. Dây dẫn điện thường làm bằng gì?

A. Sắt B. Thép

C. Đồng D. Hợp kim Niken – Crom

Câu 3. Ổ điện là thiết bị:

A. Lấy điện B. Đo lường

C. Đóng – cắt D. Bảo vệ

Câu 4. Trong động cơ điện Stato còn gọi là:

A. Bộ phận điều khiển B. Bộ phận bị điều khiển

(2)

C. Phần đứng yên D. Phần quay Câu 5. Đèn ống huỳnh quang có cấu tạo gồm:

A. Ống thủy tinh, 2 điện cực. B. Đuôi đèn, dây đốt nóng, dây tóc.

C. Đuôi đèn, điện cực, dây tóc. D. Đuôi đèn, bóng thủy tinh, dây tóc.

Câu 6. Dây dẫn điện trong nhà không được dùng dây dẫn trần vì:

A. Dây dẫn trần không bền bằng dây dẫn có vỏ bọc.

B. Không thuận tiện khi sử dụng.

C. Không đạt yêu cầu về mỹ thuật. D. Để đảm bảo an toàn điện.

Câu 7. Căn cứ vào số cực, có loại cầu dao:

A. 1 cực B. 2 cực

C. 3 cực D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8. Đâu là giờ cao điểm tiêu thụ điện năng trong ngày?

A. 12 giờ đến 18 giờ B. 18 giờ đến 22 giờ C. 6 giờ đến 18 giờ D. 22 giờ đến 6 giờ II. Phần tự luận (6 điểm):

Câu 1. (1,5 điểm) Mạng điện trong nhà có đặc điểm gì? Mạng điện trong nhà gồm những phần tử nào?

Câu 2. (2 điểm)

Điện năng tiêu thụ trong ngày 10 tháng 04 năm 2021 của gia đình bạn Anh như sau:

Tên đồ dùng điện Công suất

điệnP(W) Số lượng Thời gian sử dụng (h)

Đèn Compac 25 1 2

Đèn Huỳnh quang 40 3 4

Nồi cơm điện 800 1 1

Quạt bàn 60 2 4

Ti vi 70 1 5

a. Tính tổng điện năng tiêu thụ của gia đình bạn Anh trong ngày. (1 điểm)

b. Tính tổng điện năng tiêu thụ của gia đình bạn Anh trong tháng 04 năm 2021 (tháng 4 có 30 ngày, giả sử điện năng tiêu thụ các ngày là như nhau). (0,5 điểm)

c. Tính số tiền của gia đình bạn Anh trong tháng 04 năm 2021, biết 1 KWh giá tiền 1750 đ. (0,5 điểm)

Câu 3. (2,5 điểm)

Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của cầu chì điện?

---Hết---

(3)

- Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm.

Họ tên học sinh……….lớp:……….SBD……

Chữ ký giám thị:………..

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN

ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: CÔNG NGHỆ 8 I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

ÐA B C A C A D D B

II. Phần tự luận: ( 6 điểm)

Câu Ý Nội dung Điểm

Câu 1.

( 1,5 điểm)

*Đặc điểm:

- Điện áp định mức 220V

- Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà đa dạng.

- Điện áp định mức của thiết bị, đồ dùng điện phải phù hợp với điện áp mạng điện.

*Mạng điện trong nhà gồm những phần tử:

- Mạch chính, mạch nhánh.

- Thiết bị đóng cắt và bảo vệ.

- Bảng điện, sứ cách điện.

0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 Câu 2.

( 2 điểm)

a) a, Tổng điện năng tiêu thụ của gia đình bạn Anh trong ngày là:

50 + 480 + 800 + 480 + 350 = 2160 (Wh) = 2,16 (KWh).

1

b) b, Tổng điện năng tiêu thụ của gia đình bạn Anh trong tháng 4 năm 2021 là:

2,16 × 30 = 64,8 (KWh).

0,5

c) - Số tiền điện gia đình bạn Anh phải trả trong

(4)

tháng 4 năm 2021 biết 1 KWh giá 1750đ là:

64,8 × 1750 = 113400 (đồng).

0,5

Câu 3.

(2,5 điểm)

* Cấu tạo.

- Vỏ làm bằng vật liệu cách điện: Trên có ghi thông số kĩ thuật

- Các cực giữ dây chảy và dây dẫn làm bằng vât liệu dẫn điện (đồng). Dây chảy làm bằng vật liệu dẫn điện (chì).

* Nguyên lí

- Trong mạch điện, cầu chì được mắc bên dây pha trước các thiết bị điều khiển và lấy điện như công tắc, ổ cắm.

- Khi mạch điện làm việc bình thường cầu chì là dây dẫn điện.

- Khi xảy ra sự cố ngắn mạch hoặc quá tải, dòng điện tăng lên vượt quá giá trị cho phép của cầu chì. Dây chảy cầu chì nóng chảy và bị đứt (nổ cầu chì) làm mạch điện bị hở, mạch điện được bảo vệ.

0,5 0,5

0,5

0,5

0,5

Tổng 6,0

Ngày soạn: 23/04/2022 Tiết: 46

BÀI 55. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:

(5)

1. Kiến thức

- Giải thích được khái niệm sơ đồ điện.

- Liệt kê được ký hiệu quy ước các thiết bị, dụng cụ thường dùng trong mạch điện.

- Giải thích được sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt và phân biệt được hai loại sơ đồ trên.

- Chuyển được từ sơ đồ nguyên lý thành sơ đồ lắp đặt mạch điện.

2. Năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận biết công nghệ: Nhận biết được ký hiệu quy ước các thiết bị, dụng cụ thường dùng trong mạch điện..

- Giao tiếp công nghệ: Đọc được các kí hiệu trên sơ đồ điện.

- Thiết kế công nghệ: Chuyển được từ sơ đồ nguyên lý thành sơ đồ lắp đặt mạch điện.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến sơ đồ điện, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giấy A4. Phiếu học tập, đề kiểm tra.

2. Chuẩn bị của HS

- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm - Học bài cũ. Đọc trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1’)

Lớp Sĩ số Ngày dạy

8A 8B

Hoạt động 1: Mở đầu và giới thiệu bài học (4’) a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới.

b. Nội dung: Giới thiệu sơ đồ điện

(6)

c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra tình huống: Cho phòng khách như sau

GV yêu

Để lắp đặt được các thiết bị điện của phòng khách trên thì chúng ta cần phải tiến hành như thế nào?

GV yêu cầu HS cặp bàn thảo luận nhóm, giải quyết tình huống. Thời gian là 1 phút.

GV yêu cầu HS trao đổi cặp bàn, thời gian là 1 phút.

HS nhận nhóm, tiếp nhận tình huống.

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Giải quyết tình huống

Thực hiện nhiệm vụ HS trao đổi thảo luận cặp bàn, giải quyết tình huống.

Báo cáo, thảo luận Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định GV nhận xét phần trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ.

GV vào bài mới: Trước khi lắp đặt các thiết bị điện, cần thiết kế hệ thống mạng điện bằng sơ đồ điện.

HS định hình nhiệm vụ học tập.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nội dung 1: Tìm hiểu sơ đồ điện là gì(6’)

a.Mục tiêu: Giải thích được khái niệm sơ đồ điện.

(7)

b. Nội dung: Sơ đồ điện là gì?

c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Hoàn thành phiếu học tập d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV GV chiếu hình nh

Giáo viến phát cho mỗi HS 01 t giấy A5. GV yếu cấu HS ghi tến c a mình lến góc trến cùng bến trái c a t giấy. Nhi m v c a mỗi HS là trong th i gian 2 phút gi i thích s đỗ đi nụ ủ ơ là gì?

HS quan sát hình nh.

HS nh n phiếu tr l i, ghi tến lến phiếu ả ờ

Kết thúc 2 phút GV yếu cấu HS đ a phiếu tr l i c a mình ư ả ờ ủ cho b n bến c nh, HS bến c nh nh n xét.

1. Sơ đồ điện là gì

Sơ đồ điện là hình biểu diễn quy ước của một mạch điện, mạng điện hoặc hệ thống điện.

Thực hiện nhiệm vụ HS ghi ý kiến lên phiếu trong thời gian 2 phút.

HS đưa phiếu.

Báo cáo, thảo luận HS nhận xét phần trình bày của bạn.

Kết luận và nhận định GV nhận xét phần trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ. Ghi nội dung vào vở.

Nội dung 2: Tìm hiểu các phân loại sơ đồ điện(9’)

a.Mục tiêu: Liệt kê được ký hiệu quy ước các thiết bị, dụng cụ thường dùng trong mạch điện.

b. Nội dung: Một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện

c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Hoàn thành phiếu học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

(8)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra PHT1 và yêu cầu HS hoàn thành trong thời gian 2 phút.

2.Một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện.

Thực hiện nhiệm vụ HS nhận PHT1 và hoàn thành phiếu.

GV yêu cầu HS trao đổi PHT1 cho nhau.

HS đổi phiếu cho nhau.

GV chiếu đáp án và yêu cầu HS chấm điểm PHT1 của bạn. Chấm xong đưa lại cho GV.

HS chấm điểm, đưa lại cho GV.

Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

HS nhận xét bài của bạn.

Kết luận và nhận định GV nhận xét phần trình bày HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.

Nội dung 3: Tìm hiểu một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện(12’)

a. Mục tiêu: Giải thích được sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt và phân biệt được hai loại sơ đồ trên. Chuyển được từ sơ đồ nguyên lý thành sơ đồ lắp đặt mạch điện.

b. Nội dung: Một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện

c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Hoàn thành phiếu học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra PHT1 và yêu cầu HS hoàn thành trong thời gian 2 phút.

3.Phân loại sơ đồ điện

Sơ đồ điện gồm 2 loại: Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp ráp

*Sơ đồ nguyên lý

- Là sơ đồ chỉ mối liên hệ điện của các phần tử điện trong mạch điện.

- Sơ đồ nguyên lý dùng để nghiên cứu làm việc của mạch điện, là cơ sở để xây dựng sơ đồ lắp đặt.

* Sơ đồ lắp đặt

- Là sơ đồ biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử ủa mạch điện.

(9)

- Sơ đồ dùng để dự trù vật liệu, lắp đặt, sửa chữa mạng điện và các thiết bị điện.

Thực hiện nhiệm vụ HS nhận PHT1 và hoàn thành phiếu.

GV yêu cầu HS trao đổi PHT1 cho nhau.

HS đổi phiếu cho nhau.

GV chiếu đáp án và yêu cầu HS chấm điểm PHT1 của bạn. Chấm xong đưa lại cho GV.

HS chấm điểm, đưa lại cho GV.

Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

HS nhận xét bài của bạn.

Kết luận và nhận định GV nhận xét phần trình bày HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.

Hoạt động 3: Luyện tập (8’)

a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về sơ đồ điện.

b. Nội dung: Sơ đồ điện

c. Sản phẩm: Hoàn thành bài kiểm tra.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS làm bài tập sau

Bài tập 1: Em hãy phân tích và chỉ ra những sơ đồ nào là sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt

Hoàn thành bài tập

(10)

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ và tự giải bài tập.

GV theo dõi, giải đáp thắc mắc của HS, giúp đỡ HS khi HS gặp khó khăn.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu 1-2 cá nhân trình bày, HS khác nhận xét và bổ sung.

1-2 HS trình bày, HS khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.

Hoạt động 4: Vận dụng (3’)

a.Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.

b. Nội dung: Sơ đồ điện

c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4 d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS về nhà vẽ kí hiệu của các phần tử trong mạng điện gia đình em. Ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp cho GV

Bản ghi trên giấy A4 vẽ kí hiệu của các phần tử trong mạng điện gia đình em.

Thực hiện nhiệm vụ

HS nh n nhi m v , HS vẽ kí hi u c a các phấn t trong m ng đi n gia đình ẽm. Ghi trến giấy A4, gi sau n p cho GV.

Báo cáo, thảo luận Cá nhân HS trình bày, HS khác nhận xét và bổ sung cho nội dung vừa nêu.

Xin ý kiến của GV.

Kết luận và nhận định GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

(11)

PHỤ LỤC 1. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Em hãy hoàn thành bảng sau:

Tên gọi Kí hiệu

PHỤ LỤC 2. ĐỀ KIỂM TRA

Em hãy chọn ý đúng nhất trong các câu sau Câu 1. Sơ đồ điện là hình biểu diễn quy ước của:

A. Mạch điện, mạng điện.

B. Mạng điện, hệ thống điện.

C. Hệ thống điện, mạch điện.

D. Hệ thống điện, mạch điện, mạng điện.

Câu 2. Người ta sử dụng kí hiệu trong các sơ đồ điện để biểu thị:

A. Nguồn điện, dây dẫn điện, thiết bị và đồ dùng điện.

B. Dây dẫn điện

C. Thiết bị và đồ dùng điện D. Nguồn điện, dây dẫn điện.

Câu 3. “-” là kí hiệu của:

A. Cực dương B. Dây pha

C. Dòng điện một chiều D. Dây trung tính

Câu 4. Sơ đồ điện được phân làm mấy loại?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 5. Sơ đồ nguyên lí mạng điện:

A. Nêu mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch B. Không thể hiện vị trí lắp đặt trong thực tế

C. Không thể hiện cách lắp ráp, sắp xếp trên thực tế D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6. Sơ đồ lắp đặt mạng điện biểu thị:

A. Vị trí các phần tử

B. Cách lắp đặt các phần tử

C. Vị trí và cách lắp đặt các phần tử D. Vị trí hoặc cách lắp đặt các phần tử Câu 7. Công dụng của sơ đồ lắp đặt là:

(12)

A. Dự trù vật liệu, lắp đặt mạng điện và thiết bị, sửa chữa mạng điện và thiết bị.

B. Lắp đặt mạng điện và thiết bị, sửa chữa mạng điện và thiết bị.

C. Sửa chữa mạng điện và thiết bị, dự trù vật liệu.

D. Dự trù vật liệu, lắp đặt mạng điện và thiết bị.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khi mạch điện bị ngắn mạch hoặc quá tải, dòng điện trong mạch điện tăng lên vượt quá định mức, aptomat tác động tự động cắt mạch điện, bảo vệ mạch điện, thiết bị và đồ

Sản phẩm cơ khí truyền thống được tính hợp thêm các thiết bị điện tử. Nguyễn

Với kết quả thử nghiệm mô hình giải pháp đề xuất như trình bày ở trên thì hiệu quả chính mang lại đối với đơn vị vận hành hệ thống điện trong các đơn vị sử dụng

là loại cảm biến hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng trường tĩnh điện để phát hiện đối tượng bằng kim loại và phi kim

Bài báo giới thiệu một giải pháp tích hợp nhiều tính năng trên một thiết bị có khả năng thu thập, phân tích dữ liệu và tính toán một số thông số vận hành lưới điện

Chỉ số độ tin cậy cung cấp điện Để xác định được điểm thỏa hiệp tốt nhất giữa chi phí đầu tư và lợi ích mang lại của việc đặt dao phân đoạn, ba chỉ số được sử dụng: Tần

Bài báo đề xuất một chiến lược ứng dụng thiết bị hạn chế dòng ngắn mạch bằng vật liệu siêu dẫn kiểu điện trở (R_SFCL) vào hệ thống điện phân phối để cải thiện sụt áp

Sử dụng bộ điều khiển PLC và các linh kiện bán dẫn công suất, để chế tạo ra tủ điều khiển có khả năng tự động điều chỉnh công suất chiếu sáng tối ưu theo nhu