• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 5, 6 Luyện từ và câu - Cách nối các vế câu ghép | Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 chi tiết

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 5, 6 Luyện từ và câu - Cách nối các vế câu ghép | Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 chi tiết"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Luyện từ và câu - Cách nối các vế câu ghép trang 5, 6

I. Nhận xét

Bài 1 (trang 5 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Dùng dấu gạch xiên (/) ngăn cách các vế câu trong từng câu ghép dưới đây :

a) (1)Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. (2)Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.

b) (3)Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.

c) (4)Kia là những mái nhà đứng sau lũy tre : đây là mái đình cong cong, kia nữa là sân phơi.

Bài 2 (trang 5 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng những từ hoặc những dấu câu nào ? Viết câu trả lời vào bảng sau:

Câu ghép

Ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng

1 ………

2

………

Câu ghép Ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng

3

4

Phương pháp giải:

(2)

1) Em xác định các thành phần chủ - vị trong câu, mỗi một cụm chủ - vị là một vế câu cần tìm.

2) Con xem kĩ lại 3 câu trên, giữa các vế câu có từ hoặc dấu câu nào ở giữa?

Trả lời:

1)

a)(1)Súng kíp của ta mới bắn một phát / thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. (2)Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn /, trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.

b)(3)Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn /: hôm nay tôi đi học.

c)(4)Kia là những mái nhà đứng sau lũy tre /; đây là mái đình cong cong ; / kia nữa là sân phơi.

2) Câu ghép

Ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng

Câu ghép

Ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng

1 Hai vế câu được đánh dấu ranh giới bằng từ “thì”.

3 Hai vế câu được đánh dấu ranh giới bằng dấu hai chấm (:).

2 Hai vế câu được đánh dấu ranh giới bằng dấu phẩy (,).

4 Ba vế câu được đánh dấu ranh giới bằng dấu chấm phẩy (;)

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 6 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Gạch dưới các câu ghép : a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn

(3)

sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

b) Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.

c) Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

-Trong mỗi câu ghép nói trên, các vế câu nối với nhau bằng cách nào ? Câu ghép Cách nối các vế câu

Trong đoạn a ...

Trong đoạn b ...

Trong đoạn c ...

Bài 2 (trang 6 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả ngoại hình một người bạn của em, trong đoạn văn đó có ít nhất một câu ghép.

Gạch dưới câu ghép có trong đoạn văn. Cho biết các về trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào.

………

………

Phương pháp giải:

1) - Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ -vị trở lên.

(4)

- Em chú ý giữa các vế câu trong câu ghép có từ ngữ hoặc dấu câu nào đi kèm để nối các vế câu không?

2) Em quan sát để tìm ra một số chi tiết nổi bật của bạn mình rồi viết thành đoạn văn.

Trả lời:

1)

a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

b) Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.

c) Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

- Trong mỗi câu ghép nói trên, các câu nối với nhau bằng cách nào ?

Câu ghép Cách nối các vế câu

Trong đoạn a Trong đoạn có một câu ghép, 4 vế trong câu ghép được nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy.

Trong đoạn b Trong đoạn có một câu ghép. Trong câu ghép có 3 vế câu, các vế câu được nối với nhau trực tiếp, giữa các vế là dấu phẩy.

Trong đoạn c Trong đoạn có một câu ghép. Trong câu ghép có 3 vế câu, vế 1 và vế 2 nối với nhau trực tiếp, giữa hai vế có dấu phẩy, vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ “rồi”.

(5)

2)

(1) Bạn Thùy lớp em có làn da ram rám nắng. (2)Mái tóc bạn ấy dài và mượt / , thường

được bạn ấy thắt thành hai bím xinh xinh. (3) Bạn ấy thường đi một đôi giầy màu hồng, khoác chiếc áo cũng màu hồng / nên mọi người thường gọi bạn ấy là “ Thùy hồng”

Trong đoạn có hai câu ghép :

+ Câu (2) có hai vế câu, vế 1 và vế 2 nối với nhau trực tiếp, giữa hai vế có dấu phẩy.

+ Câu (3) có hai vế câu, vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng quan hệ từ "nên”.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Em dựa vào hướng dẫn phía trên để hoàn thành bài tập.. Thanh đi lao động. Ngân chăm chỉ. Giang phấn đấu học giỏi. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để

a) Bạn Hùng: yêu cầu của Hùng bất lịch sự. b) Bạn Hoa: yêu cầu của Hoa lịch sự.. Đánh dấu X vào □ thích hợp: câu giữ được phép lịch sự hay không giữ được phép lịch sự.

- Công nhân: chỉ những người lao động chân tay, làm việc ăn lương trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường,... - Nông dân: chỉ người lao động sản xuất nông nghiệp.

1) Em làm theo yêu cầu của bài tập. 3) Em làm theo yêu cầu của bài tập.. ⟶ Tai của cái ấm không dùng để nghe được. - Nghĩa của các từ mũi: đều chỉ bộ phận có đầu nhọn

- Chín trong câu “Nghĩ cho chín rồi hãy nói” (nghĩ chín) là ở trạng thái đã suy nghĩ kĩ và từ chín ở câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng” là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa

- Không thể thay thế tinh ranh bằng những từ khác vì tinh ranh dùng để chỉ vừa khôn, vừa nghịch nhưng nghiêng về nghịch nhiều hơn. Cũng không thể dùng “khôn ngoan”

Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô, các chú thành công. Muốn được như vậy, phải trau dồi

- Tại: Từ biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân cho một sự việc không tốt, không hay xảy ra. - Nhờ: Từ biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân cho một sự việc tốt xảy