• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21 Ngày soạn: 21/01/2022

Ngày giảng: Thứ hai ngày 24 tháng 01 năm 2022

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ : ỦNG HỘ TẾT YÊU THƯƠNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết được truyền thống nhân đạo của dân tộc, từ đó biết cảm thong, chia sẻ, giúp đỡ những bạn HS có hoàn cành khó khan nhân dịp tết nguyên đán.

- Rèn thói quen biết tiết kiệm; tôn trọng bạn bè; kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm để hoàn thành công việc chung.

- Rèn ý thức tự lực, tự chủ, kĩ năng thiết kế tổ chức hoạt động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo vên

- Động viên HS nhiệt tình tham gia phong trào - Thùng quyên góp, ủng hộ

- Phân công lớp tham gia văn nghệ - Hệ thống âm thanh

2. Học sinh

- Thông báo gia đình về hoạt động nhân đạo của nhà trường để được giúp đỡ; Tự giác thực hiện phong trào.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Hoạt động 1: Chào cờ

- GV cho HS điều khiển lễ chào cờ.

- Tuyên bố lý do.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua

- TPT hoặc đại diện BGH phổ biến công tác tuần mới.

- HS điều khiển lễ chào cờ:

+ Nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca, hô khẩu hiệu của Đội.

B. Hoạt động 2: Hội thi “ Lợn gầy – lợn béo”

Bước 1: Tuyên bố lí do

-Nêu mục đích, ý nghĩa của cuộc thi, thời gian phát động, tinh thần hưởng ứng.

- Phổ biến thể lệ cuộc thi - Tiêu chí xếp loại

Bước 2: Tiến hành mổ lợn

- Phương án 1: Các lớp ngồi ngay tại chỗ

- Phương án 2: GVCN chọn 5 HS mang lợn lên vị trí quy định.

- Khi nghe hiệu lệnh mổ tất cả các lớp cùng “ mổ lợn”

- Các lớp tự kiểm số tiền trong lợn, cho vào phong bì, ghi rõ trrn lớp, số tiền.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời

(2)

Hoạt động 3: Quyên góp ủng hộ quỹ nhân đạo

- Thùng quyên góp được để vị trí trang trọng trên sân khấu.

- Dẫn chương trình gọi thứ tự các lớp cầm số tiền quyên góp bỏ vào thùng. Đối chiếu, troa thẻ ghi nhận cho các lớp.

Hoạt động 4: Tết yêu thương

- Tuyên bố quà tặng cho HS có hoàn cảnh khó khan

- Công bố danh sách tặng quà - Mời chi hội trưởng lên tặng quà

- Cả trường chúc mừng, động viên và thể hiện tấm lòng yêu thương.

- Toàn trường múa hát tập thể D. Hoạt động nối tiếp

Tặng quà những hoàn cảnh khó khăn ngoài trường

- Những địa chỉ tặng quà: Trường bạn, làng trẻ em, trung tâm nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, trẻ em chất độc màu gia cam….

- HS lắng nghe và chia sẻ

E. Đánh giá

- Nhận xét tinh thần, thái độ của HS khi tham gia

- Công bố ttoongr số tiền toàn trường quyên góp

- HS toàn trường lắng nghe và trả lời.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

____________________________________________

Ngày soạn: 22/01/2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 25 tháng 01 năm 2022 TIẾNG VIỆT

Bài 3: HOA YÊU THƯƠNG ( Tiết 3+4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc: Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng bài đọc Hoa yêu thương, kể lại một trải nghiệm của ngôi thứ nhất; đọc đúng các vần oay và những tiếng, từ ngữ có các vần này; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến bài Hoa yêu thương; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

(3)

- Viết: Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong bài đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. Nói và nghe: Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của bài và nội dung được thể hiện trong tranh. Phát triển năng lực thảo luận trong nhóm, khả năng tự nhận thấy vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thể hiện tình cảm với thầy cô và bạn bè, có khả năng nhận biết bày tỏ cảm xúc của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm dạy chữ, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.

2. Học sinh:

- SHS, vở BT Tiếng Việt.

II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 3: Luyện tập

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu ( 5 – 6p)

- Ôn: GV chiếu đoạn 1 - GV chiếu đoạn 2.

- GV và cả lớp nhận xét, tuyên dương - Khởi động: GV mở nhạc bài A sam sam 2. Hoạt động luyện tập thực hành(20 phút)

2.1. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở - GV gọi học sinh nêu yêu cầu - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- GV và HS thống nhất câu hoàn thiện.

- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

GV hướng dẫn HS viết chữ đầu câu phải viết hoa, cuối câu dùng dấu chấm.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

2.2. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh (10 phút)

- GV chiếu tranh 1 và tranh 2:

- Em nhìn thấy gì trong tranh?

- HS đọc - HS đọc

- HS vận động theo nhạc

- HS nêu yêu cầu - HS làm việc theo cặp cùng thảo luận chọn từ ngữ cần điền vào câu.

- Đại diện một số nhóm lên trình bày:

- Phương ngắm nhìn dòng chữ nắn nót trên bảng.

- Cá nhân học sinh viết câu vào vở chính tả.

- HS quan sát tranh

- HS quan sát tranh thảo luận nhóm đôi.

- Tranh thứ nhất: Cô giáo và các bạn học sinh nhìn nhau âu yếm.

(4)

- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh.

- GV gợi ý các em dùng các từ trong khung( âu yếm, chúc mừng) để nói về nội dung bức tranh.

- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.

- HS và GV nhận xét.

3. Hoạt động củng cố dặn dò( 1 – 2p)

? Cô trò chúng ta vừa tìm hiểu được nội dung gì?

- Gv nhận xét tuyên dương

- Tranh thứ hai: Chúng em chúc mừng thầy nhân ngày nhà giáo Việt Nam.

- Đại diện nhóm trình bày.

Chúng ta vừa tìm hiểu hai bài tập.

TIẾT 4: Viết

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (5-7 phút)

* Ôn:

- GV chiếu câu:

- Chúng em là học sinh nớp 1A.

- Chúng tôi cheo bức tranh ở góc sáng tạo.

- GV yêu cầu học sinh sửa lỗi chính tả:

- GV nhận xét, khen ngợi.

* Khởi động: Tổ chức cho HS khởi động bài hát “ sam sam”

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (25- 30P)

2.1. Nghe viết: (20 phút)

- GV giới thiệu đoạn văn cần viết

- Gv đọc to hai câu cần viết “ Các bạn đều thích bức tranh bông hoa bốn cánh. Bức tranh được treo ở góc sáng tạo của lớp.”

- GV yêu cầu HS nhắc những điều cần chú ý khi viết chính tả:

- GV chốt: Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. Sang câu thứ hai các em cũng cần viết hoa chữ đầu dòng và kết thúc câu bằng dấu chấm.

- HS sửa lỗi câu.

- Chúng em là học sinh lớp 1A.

- Chúng tôi treo bức tranh ở góc sáng tạo.

- HS lắng nghe - HS đọc thầm

- HS lắng nghe

- HS viết bảng con chữ: thích, tranh

(5)

+ GV hướng dẫn HS chữ dễ viết sai chính tả: thích, tranh,..

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút viết đúng cách.

- GV đọc từng câu cho HS viết mỗi câu đọc theo cụm từ (Các bạn đều thích /bức tranh /bông hoa bốn cánh/. Bức tranh/

được treo ở /góc sáng tạo/ của lớp.) - GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

2.1. Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa (7 - 9 phút)

- GV nêu nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm theo nhóm đôi.

- GV cho HS đọc bài làm.

- GV và HS nhận xét.

- GV nhắc HS chú ý quy tắc chính tả.

2.3. Vẽ một bức tranh về lớp em (lớp học, thầy cô, bạn bè,…) và đặt tên cho bức tranh em vẽ (Tự học)

- GV nêu nhiệm vụ

- GV cho HS chuẩn bị sẵn dụng cụ vẽ, gợi ý nội dung vẽ: Vẽ cảnh lớp học, vẽ một số đồ vật thân thiết, nhóm bạn bè, vẽ một bạn trong lớp,..

- GV cho HS trình bày sản phẩm - GV nhận xét, chốt.

3. Củng cố: (2 phút)

- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã học.

- GV tóm tắt các nội dung chính.

- GV hỏi HS ý kiến về bài học (Nội dung nào chưa hiểu, thích hay không thích…) - GV nhận xét tiết học, khen ngợi, động viên HS.

- HS nghe viết

- HS đổi vở soát lỗi.

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm đôi để làm bài tập.

- Đại diện nhóm trình bày.

a. Chọn n hay l:

- nắn nót, ánh nắng, im lặng b. Chọn g hay gh:

- ghi chép, gần gũi, gọn gàng.

- HS lắng nghe

- HS chuẩn bị sẵn đồ dùng - HS vẽ tranh và đặt tên tranh

- HS lên bảng trình bày về nội dung tranh vẽ của mình.

- HS trả lời - HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

__________________________________________________________________

(6)

Ngày soạn: 23/01/2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 26 tháng 01 năm 2022 Tiếng Việt

BÀI 4: CÂY BÀNG VÀ LỚP HỌC ( Tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc: Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần, thuộc lòng hai khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

- Nói và nghe: Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

- Phát triển tình yêu đối với trường lớp, thầy cô và bạn bè; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, tranh minh họa trong SGK.

2. Học sinh: SGK, vở BT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1: Đọc

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn và khởi động (5-6p)

* Ôn: Yêu cầu HS nhắc lại một số điều ở bài học trước

* Khởi động (mục 1):

- Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:

a. Tranh vẽ cây gì?

b. Em thường thấy cây này ở đâu?

- GV nhận xét thống nhất câu TL, dẫn dắt vào bài thơ: Cây bàng và lớp học 2. Hình thành kiến thức mới (15-18p)

* Đọc (mục 2) a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

b. Đọc từng dòng thơ

- Yêu cầu HS đọc từng dòng thơ (2 lần).

+ Lần 1: GV cho HS đọc kết hợp luyện đọc từ khó:

+ lần 2: GV cho HS đọc kết hợp hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ.

- HS nhắc lại tên bài và một số điều thú vị mà HS học được ở bài học trước.

- HS trao đổi nhóm đôi, trình bày trước lớp.

a. Tranh vẽ cây bàng

b. Em thường thấy cây này ở sân trường

- HS nhắc lại tên bài.

- HS nghe GV đọc.

- HS đọc từng dòng thơ.

+ Lần 1: một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ, luyện đọc từ khó: xòe, xanh mướt, quên, buổi, tưng bừng

+ Lần 2: HS đọc nối tiếp từng dòng thơ, có ngắt nghỉ nhịp thơ…

(7)

c. Đọc từng khổ thơ

- GV giới thiệu từng khổ thơ.

- GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng khổ (2 lần).

- Đọc lần 2, khổ thơ nào có tiếng giải nghĩa GV cho giải nghĩa luôn giải thích từ ngữ khó (tán lá: lá cây tạo thành hình như tán lá

- GV chiếu hình ảnh minh họa; xanh mướt: rất xanh và trông thích mắt;

tưng bừng: nhộn nhịp, vui vẻ).

d. Đọc cả bài thơ

- Yêu cầu HS đọc cả bài thơ.

3. Hoạt động luyện tập thực hành (8-10p)

* Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau (mục 3).

- GV gọi học sinh nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn mẫu khổ thơ 1, tiếng cùng vần với nhau: già – ra (a)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ.

- GV hướng dẫn HS viết những tiếng tìm được vào vở.

- Yêu cầu HS trình bày kết quả.

- GV- HS nhận xét, đánh giá.

- GV- HS thống nhất câu trả lời: già- ra, bài- mai- lại, nắng- vắng, bừng- mừng.

4. Hoạt động củng cố dặn dò

? Cô trò chúng ta vừa được học bài gì - Gọi HS đọc lại bài

- GV nhận xét tuyên dương

- HS nghe GV nhận biết từng khổ thơ, ghi nhớ:

+ Khổ 1: Từ đầu ... xanh mướt.

+ Khổ 2: Từ Bàng ghế.... mưa nắng.

+ Khổ 3: Từ Cuối tuần ...đến ngơ ngác + Khổ 4: Từ thứ hai ... các ban.

- HS đọc nối tiếp từng khổ 2 lượt.

+ HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ lần 1 + HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ lần 2

- HS nghe, ghi nhớ nghĩa từ ngữ.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS đọc nối tiếp theo nhóm 4

- Đại diện 4 nhóm lên đọc bài (mỗi nhóm đọc 1 khổ thơ)

-1, 2 HS đọc cả bài thơ

- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.

- HS đọc yêu cầu

- HS đọc khổ 1 nghe GV hướng dẫn mẫu.

- HS trao đổi cặp đôi, cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ.

- HS viết những tiếng tìm được vào vở tập viết.

- HS trình bày miệng: già- ra, bài- mai- lại, nắng- vắng, bừng- mừng.

- Bài Cây bàng và lớp học.

- 1 HS đọc lại bài.

TIẾT 2: Hiểu và học thuộc lòng

(8)

1. Hoạt động mở đầu (5-6p)

* Ôn:

- GV chiếu khổ 1, 2, 3, 4, gọi HS đọc.

- GV và cả lớp nhận xét, tuyên dương

* Khởi động:

- GV mở nhạc học sinh vận động.

2. Hình thành kiến thức (10 – 12p)

* Trả lời câu hỏi (mục 4)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, tìm hiểu bài và trả lời các câu hỏi:

a. Trong khổ thơ đầu, cây bàng như thế nào?

b. Cây bàng ghé cửa lớp để làm gì?

c. Thứ hai, lớp học như thế nào?

3. Hoạt động luyện tập – thực hành (12 – 15p)

* Học thuộc lòng (mục 5)

- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ đầu.

- Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu bằng cách xóa, che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xóa/ che hết.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

* Trò chơi (mục 6): Ngôi trường mơ ước – Nhìn hình nói tên sự vật.

- GV trình chiếu không gian trường học hoặc dùng tranh vẽ minh họa.

+ Gv chia lớp thành các nhóm, tổ chức thành trò chơi, nhóm nào đoán nhanh và trúng nhiều nhất là thắng.

5. Củng cố:

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. Tóm tắt nội dung chính.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

- 4 HS đọc 4 khổ thơ - HS nhận xét bạn.

- HS vận động theo nhạc.

- HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi:

a. Trong khổ thơ đầu, cây bàng trồng đã lâu năm (già) nhưng vẫn xanh tốt (tán lá xòe ra/ Như ô xanh mướt?) b. Cây bàng ghé cửa lớp để nghe cô giáo giảng bài.

c. Thứ hai, lớp học nhộn nhịp và vui vẻ (tưng bừng).

- HS quan sát màn chiếu.

- 1 HS đọc thành tiếng hai khổ thơ đầu.

- HS đọc thuộc 2 khổ thơ theo sự hướng dẫn của GV.

- HS nhìn hình ảnh để gọi tên không gian của trường học.

- Nêu ý kiến về bài học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

____________________________________

(9)

TIẾNG VIỆT

Bài 5: BÁC TRỐNG TRƯỜNG ( tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thường viết dưới dạng tự sự; đọc đúng vần eng và tiếng, từ ngữ có vần này; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

- Viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho cầu hỏi trong VB đọc;

hoàn thiện cầu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện;

nghe viết một đoạn ngắn. Nói và nghe: thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. Phát triển khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân, khả năng làm việc nhóm.

- Giáo dục HS ý thức tuân thủ nề nếp học tập đúng giờ; theo hiệu lệnh ở trường học; khả năng làm việc nhóm, khai thác những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: SHS, video mẫu chữ hoa, mẫu từ ứng dụng, máy tính 2. Học sinh: SHS, vở tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1: Đọc

Hoạt động của gìáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5 - 6 phút)

* Ôn

- GV tổ chức cho lớp chơi trò chơi

“Rồng cuốn lên mây” nói tên sự vật ở ngôi trường.

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.

* Khởi động

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi:

+ Em thấy những gì ở trong tranh?

+ Trong tranh đồ vật nào quen thuộc với em nhất? Nó được dùng để lamg gì?

- GV cùng HS thống nhất câu trả lời, sau đó GV dẫn vào bài học. Bài 5: Bác trống trường.

2. Hình thành kiến thức mới (25 - 28p)

* Đọc (mục 2)

a. Đọc mẫu

- HS tham gia trò chơi

Ví dụ: vườn hoa, sân trường, phòng học, bàn ghế, trống trường, bể bơi, cây cối, côt cờ, sách vở ....

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi.

+ Trong tranh, em thấy thầy hiệu trưởng đang đánh trống khai giảng.

Đằng sau thấy phông chữ “Lễ khai giảng năm học 2020-2021”. Phía dưới có các bạn HS đang dự lễ khai giảng, tay cầm cờ nhỏ,..

+ Ghế, cờ nhỏ, trống… để dự lễ khai giảng năm học mới.

- HS nhắc lại tên bài.

(10)

- GV đọc mẫu toàn VB, chú ý cách ngắt nghỉ.

b. Đọc từ mới - Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới khó trong bài: reng.

- Gọi đại diện nhóm nêu - GV giới thiệu vần mới eng - GV đánh vần mẫu: e - ng - eng - Gọi HS đánh vần, đọc trơn.

- GV đưa từ ngữ lên máy chiếu

- GV đọc mẫu - GV hướng dẫn HS đọc từ mới: âu yếm c. Đọc câu

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 1 - GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ:

tiếng, dõng dạc, chuông điện, thỉnh thoảng, reng reng.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 2 - GV hướng dẫn HS đọc những câu dài:

Ngày khai trường,/ tiếng của tôi dõng dạc/ “tùng…tùng…tùng” /báo hiệu một năm họ mới.//; Bây giờ/ có thêm anh chuông điện,/ thỉnh thoảng cũng/

“reng…reng… reng…” báo giờ học.?

- GV gọi 1- 2 HS đọc.

- GV nhận xét, đánh giá d, Đọc đoạn

- GV chia 3 đoạn

+ Đoạn 1: từ đầu đến bao giờ.

+ Đoạn 2: tiếp theo đên năm học mới + Đoạn 3: phần còn lại

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 - GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài: (đẫy đà: to béo, mập, nâu bóng: màu nâu và có độ nhẵn, bóng; báo hiệu: cho biết một điều gì đó sắp đến.)

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 - Yêu cầu HS đọc đoạn theo nhóm.

- GV nhận xét, đánh giá

- HS lắng nghe.

- HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong bài

- HS nêu: reng reng - HS theo dõi, lắng nghe

- HS đánh vần, đọc trơn (CN, T, L) - HS theo dõi

- HS lắng nghe

- HS đánh vần, đọc trơn (CN, N, L) - Lớp đọc đồng thanh 1 lượt.

- HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.

- HS đọc cá nhân từng từ - 1 - 2 HS đọc lại cả các từ ngữ - HS đọc nối tiếp từng cầu lần 2.

- HS lắng nghe.

- HS thể hiện lại theo cách ngắt, nghỉ - HS nhận xét, đánh giá

- HS lắng nghe chia đoạn

- Mỗi HS đọc nối tiếp 1 đoạn

- Mỗi HS đọc nối tiếp 1 đoạn - HS đọc đoạn theo nhóm 2 - 1 - 2 nhóm thể hiện trước lớp - HS nhận xét, đánh giá bạn

- 1- 2 HS đọc thành tiếng toàn VB.

(11)

e, Đọc toàn bài - GV nhận xét, đánh giá

3. Củng cố - dặn dò (2 - 3’)

? Qua tiết 1 các con nắm được điều gì?

- GV nhận xét tiết học.

- HS nêu ý kiến

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

__________________________________________

TOÁN ĐO ĐỘ DÀI I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực:

- Biết đo độ dài bằng nhiều đơn vị đo khác nhau: gang tay, sải tay, bước chân, que tính,...

- Thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lớp học,….Phát triển các NL toán học.

2. Phẩm chất:

- Hoàn thành tốt, kịp thời các nhiệm vụ được giao; Mạnh dạn bày tỏ ý kiến cá nhân trước lớp;Tinh thần tự học; trung thực trong học tập.

I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Một số đồ dùng để đo như: que tính, kẹp giấy, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoat động dạy của GV Hoạt động học của HS A. Hoạt động mở đầu: 5'

- Cho HS thực hiện các hoạt động sau theo cặp:

- Quan sát tranh và chia sẻ với bạn xem các bạn nhỏ trong bức tranh đang làm gì? (Đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân, ...).

- Hãy suy nghĩ xem, ngoài gang tay, sải tay, bước chân chúng ta có thể dùng cái gi để đo?

B. Hoạt động hình thành kiến thức. 15' Mục tiêu

- Biết đo độ dài bằng nhiều đơn vị đo khác nhau: gang tay, sải tay, bước chân, que tính,...

Phương pháp: Nhóm, quan sát, vấn đáp.

Thời gian: 8 phút.

1. GV hướng dẫn HS đo bằng gang tay, sải tay, bước chân:

- HS thực hiện

GV hướng dần mẫu, gọi HS lên bảng thực hành theo mẫu cho các bạn xem, nói kết quả đo, chẳng hạn: Chiếc bàn dài khoảng 10 gang tay.

- HS thực hiện

2.Cho HS thực hành đo theo nhóm, ghi lại kết quả đo, chẳng hạn:

- HS thực hành đo theo nhóm

(12)

- Đo bàn học bằng gang tay, đo chiều dài lớp học bằng bước chân, đo chiều dài bảng lớp bàng sải tay, đo ghế ngồi của em bằng que tính.

- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả đo trước lớp.

- HS nhận xét, qua thực hành rút ra kinh nghiệm khi đo và ghi kết quả đo.

- GV nhận xét cách đo của các nhóm, nhắc HS các lưu ý khi đo. Đặt câu hỏi giúp HS hiểu có thể dùng gang tay, sải tay, bước chân để đo độ dài nhưng cũng có thế dùng que tính hoặc các vật khác để đo.

* HS Hải quan sát và vận dụng theo khả năng.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập: 15'

Mục tiêu- Thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lớp học,….

Phương pháp: quan sát, vấn đáp.

Thời gian: 10 phút.

Bài 1. – Cho HS thực hiện các thao tác:

- HS thực hiện

* HS Hải thực hiện theo khả năng - Quan sát tranh vẽ, nói với bạn về hoạt động của các bạn trong tranh.

- Nói kết quả đo (đã thực hiện ở hoạt động ở phần B).

Bài 2. HS thực hiện các thao tác sau rồi trao đối với bạn:

- Quan sát hình vẽ, nêu chiều dài của chiếc bút, của chiếc lược.

Nhận xét: Có thể dùng kẹp giấy, kim băng hoặc các đồ vật khác đế đo độ dài; cùng một vật đo bằng các đồ vật khác nhau thì có kết quả khác nhau (chiếc bút dài bằng 6 ghim giấy và dài bằng 4 cái tẩy).

* HS Hải quan sát

D. Hoạt động vận dụng: 5'

Mục tiêu- Vận dụng nhận biết để mô tả được ngôi nhà có trong bức tranh.

Phương pháp: quan sát, vấn đáp.

Thời gian: 5 phút

Bài 3. – Cho HS thực hiện các thao tác:

Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “cao hơn”,

“thấp hơn' “cao nhất”, “thấp nhất”,

“bằng nhau” để mô tả các ngôi nhà trong bức tranh.

- Một vài cặp HS chia sẻ trước lớp.

* Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

- Về nhà, em hãy dùng gang tay, sải tay, bước chân, que tính để đo một sổ đồ dùng, chẳng hạn

(13)

đo chiều dài căn phòng em ngủ dài bao nhiêu bước chân bàn học của em dài mấy que tính, ...

để hôm sau chia sẻ với các bạn

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 24/01/2022

Ngày giảng: Thứ năm ngày 27 tháng 01 năm 2022 TIẾNG VIỆT

Bài 5: BÁC TRỐNG TRƯỜNG ( tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thường viết dưới dạng tự sự; đọc đúng vần eng và tiếng, từ ngữ có vần này; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

- Viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho cầu hỏi trong VB đọc;

hoàn thiện cầu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện;

nghe viết một đoạn ngắn. Nói và nghe: thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. Phát triển khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân, khả năng làm việc nhóm.

- Giáo dục HS ý thức tuân thủ nề nếp học tập đúng giờ; theo hiệu lệnh ở trường học; khả năng làm việc nhóm, khai thác những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: SHS, video mẫu chữ hoa, mẫu từ ứng dụng, máy tính 2. Học sinh: SHS, vở tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 2: Hiểu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 – 6p)

* Ôn:

+ Em vừa được đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc gì?

+ Em thích nhất điều gì về bài đọc Bác trống trường?

- GV nhận xét, tuyên dương HS

* Khởi động: GV mở nhạc thiếu nhi vui nhộn cho bé: “Em yêu trường em”

2. Hoạt động hình thành kiến thức (10-12p)

* Trả lời câu hỏi (mục 3)

- Bài Bác trống trường - HS nêu ý kiến

- HS vận động theo nhạc

(14)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi:

a. Trống trường có vẻ ngoài như thế nào?

b. Hằng ngày, trống trường giúp HS việc gì?

c. Ngày khai trường, tiếng trống báo hiệu điều gì?

- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời.

- GV cùng HS thống nhất câu trả lời.

3. Hoạt động luyện tập - thực hành ( 8- 10p)

* Viết vào vở câu trả lời (mục 4) - Luyện tô viết chữ hoa

- GV hướng dẫn HS tô chữ hoa - Yêu cầu HS tô chữ hoa vào vở - Luyện viết từ ngữ

- GV hướng dẫn HS viết từ ngữ - Viết vở câu trả lời:

- GV nêu lại câu hỏi: Hằng ngày, trống trường giúp HS việc gì?

- GV nhắc lại khẳng định lại, chiếu câu trả lời, hướng dẫn HS viết cầu trả lời vào vở:

+ Trong câu: “Hằng ngày, trống trường giúp học sinh ra, vào lớp đúng giờ.” có chữ nào cần viết hoa?

- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu cầu, đặt dấu chấm đúng vị trí.

- GV viết mẫu chữ hoa T (Viết mẫu cả hai kiểu chữ hoa và chữ in hoa)

- Yêu cầu HS viết câu vào vở

- GV kiểm tra và nhận xét bài của HS.

4. Củng cố- dặn dò( 3p) - GV nhận xét giờ học

- Dặn HS về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.

- HS làm việc nhóm, cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.

a. Trống trường có vẻ ngoài đẫy đà, nước da nâu bóng.

b. Hằng ngày, trống trường giúp học sinh ra, vào lớp đúng giờ.

c. Ngày khai trường, tiếng trống báo hiệu một năm học mới.

- Đại diện một số nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

- HS quan sát, lắng nghe - HS tô chữ hoa T

- HS quan sát, lắng nghe

- HS viết từ ngữ: thân thiện, trống trường

- HSTL: Hằng ngày, trống trường giúp học sinh ra, vào lớp đúng giờ.

- HS quan sát, lắng nghe - HS nêu: Chữ H cần viết hoa.

- HS quan sát

- HS thực hành viết câu vào vở

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

(15)

______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 5: BÁC TRỐNG TRƯỜNG (TIẾT 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn viết dưới dạng tự sự;

đọc đúng vần eng và tiếng, từ ngữ có vần này; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

- Thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. Thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

- Ý thức tuân thủ nền nếp học tập (đi học đúng giờ theo hiệu lệnh ở trường học);

khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy chiếu, tranh minh họa, ảnh, mẫu vật.

- HS: SHS, Bộ thực hành Tiếng Việt, bảng con.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 3

Hoạt động GV Hoạt động HS

A.Hoạt động mở đầu: 5’

-HS khởi động

-GV giới thiệu,ghi tên bài

B. HĐ luyện tập, vận dụng: 25’

4. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết vào vở.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả. GV thống nhất câu hoàn thiện: Năm nào cũng vậy, chúng em háo hức chờ đón ngày khai trường.

- Yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của 1 số HS.

5. Quan sát tranh dùng từ để nói theo tranh.

- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.

- Yêu cầu HS làm việc nhóm.

- Gọi 1 số HS trình bày kết quả nói theo tranh.

- HS làm việc nhóm đôi để hoàn thiện câu.

- HS đại diện nhóm trình bày kết quả.

- HS viết câu trả lời vảo vở:

Năm nào cũng vậy, chúng em háo hức chờ đón ngày khai trướng.

- HS làm việc nhóm 4: quan sát tranh và trao đổi về nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.

- HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Tranh 1: các bạn xếp hàng ngay ngắn

(16)

- - HS và GV nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò: 5’

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học GV tóm tắt lại những nội dung chính GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS - GV nhắc HS chuẩn bị bài sau

+ Tranh 2: các bạn gấp sách vở.

- HS lắng nghe và trả lời

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

_________________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 5: BÁC TRỐNG TRƯỜNG (TIẾT 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn viết dưới dạng tự sự;

đọc đúng vần eng và tiếng, từ ngữ có vần này; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

- Thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. Thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

- Y thức tuân thủ nền nếp học tập (đi học đúng giờ theo hiệu lệnh ở trường học);

khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy chiếu, tranh minh họa, ảnh, phòng học Zoom.

- HS: SHS, Bộ thực hành Tiếng Việt, bảng con.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Tiết 4

Hoạt động GV Hoạt động HS

A. Hoạt động mở đầu: 5’

-HS khởi động

-GV giới thiệu,ghi tên bài B. HĐ luyện tập, vận dụng:

6. Nghe viết: 25’

- GV đọc to cả hai câu : Thỉnh thoảng có chuông điện báo giờ học. Nhưng trống

- Theo dõi, lắng nghe.

- - Theo dõi, ghi nhớ.

(17)

trường vẫn là người bạn gần gũi của học sinh.

- Gv lưu ý HS 1 số vấn đề chính tả trong đoạn văn:

+Viết lùi vào đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.

+Chữ dễ viết sai chính tả: chuông điện - Gv yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- Đọc và viết chính tả:

+Đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu đọc từng cụm từ, mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. Đọc rõ ràng, chậm rãi phù hợp với tốc độ viết của HS.

+ Đọc soát lỗi.

+ Kiểm tra và nhận xét bài của 1 số HS.

7. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Bác trống trường từ ngữ có tiếng chứa vần ang, an, au, ao.10’

- Gv nêu nhiệm vụ, lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong hoặc ngoài bài.

- Yêu cầu HS nêu miệng các từ tìm được Gv viết lên bảng các từ HS tìm được. VD:

khoai lang, cái màn, đỏ au, tờ báo … - 8. Đọc và giải câu đố: 10’

- Yêu cầu HS đọc câu đố.

- Gv đưa tranh về chuông điện, trống trường, bàn ghế, bảng lớp và lần lượt đưa ra các câu đố:

+ Ở lớp mặc áo đen, xanh

Với anh phấn trắng đã thành bạn thân.

+ “Reng reng là tiếng của tôi

Ra chơi, vào học, tôi thời báo ngay.

-GV có thể đưa thêm câu đố ngoài sgk:

+ Hai đầu, một mặt, bốn chân,

Các bạn trò giỏi kết thân hằng ngày. (là cái gì)…..

- Gv hỏi thêm về đặc điểm (chất liệu, hình dáng, kích thước, màu sắc) của các vật dụng trên: VD:

+ Bảng lớp có đặc điểm gì?.

- HS điều chỉnh tư thế ngồi viết ngay ngắn.

- HS nghe viết chính tả.

Thỉnh thoảng có chuông điện báo giờ học. Nhưng trống trường vẫn là người bạn gần gũi của học sinh.

- HS soát lỗi sai.

- HS làm việc nhóm đôi để tìm những từ ngữ có tiếng chứa vần ang, an, au, ao.

-1 số HS nêu miệng các từ tìm được . -1 số HS đánh vần, đọc trơn các từ ngữ.

Sau đó cả lớp đọc đồng thanh.

- 2-3 HS đọc câu đố

- HS thi giải câu đố về các vật dụng thân thiết với trường học và nói về công dụng của mỗi vật.

+ Là cái bảng

+ Là cái chuông điện.

+ Là bàn ghế.

- 2-3 HS trình bày trước lớp

+ Bảng lớp thường làm bằng gỗ, có mặt phẳng to, rộng, màu đen hoặc xanh, dùng để viết chữ lên.

+ Chuông điện: vật làm bằng kim loại, phát ra âm thanh nhờ nguồn điện, dùng để tự động báo giờ bắt đầu hoặc kết thúc 1 hoạt động nào đó.

+ Bàn ghế thường làm bằng gỗ, có mặt phẳng, có chân đứng vững, dùng để kê viết và ngồi.

(18)

+ Chuông điện có đặc điểm gì?

+ Bàn ghế có đặc điểm gì?.

C. Củng cố - dặn dò: 5’

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học GV tóm tắt lại những nội dung chính GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS - GV nhắc HS chuẩn bị bài sau

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

_______________________________________

HOAT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ 6: VUI ĐÓN MÙA XUÂN

BÀI 15: SẮP XẾP NHÀ CỬA GỌN GÀNG ĐỂ ĐÓN TẾT I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nhận biết được những việc nên làm và những việc không nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng.

- Xác định và thực hiện được những việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và khả năng của bản thân.

- Rèn luyện tính tự giác, chăm chỉ lao động và thói quen gọn gàng, ngăn nắp.

- Hứng thú tham gia việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng, nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên

- Tranh ảnh minh hoạ: nhà cửa gọn gàng/ nhà cửa bừa bộn.

- Video bài hát “Một sợi rơm vàng”, một số công việc gia đình.

- Máy tính, máy chiếu.

- Phần thưởng cho các đội thi.

2. Học sinh:

- Ôn lại kiến thức đã học về “Gọn gàng, ngăn nắp” trong môn Đạo đức.

- Mỗi tổ chuẩn bị 1-2 bộ trang phục trẻ em.

- Thẻ ý kiến (hai mặt xanh/ đỏ).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- GV cho HS múa hát theo bài “Một sợi rơm vàng”

- HS múa hát theo video.

(19)

- Bạn nhỏ trong bài hát đã giúp bà làm gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu vào bài mới.

2. Hoạt động khám phá : (10 phút)

Hoạt động 1: Nhận xét việc sắp xếp đồ đạc để nhà cửa gọn gàng.

- GV chiếu tranh minh hoạ, cho HS thảo luận nhóm 2 với nội dung:

+ Nhận xét cách sắp xếp nhà cửa trong hai căn phòng?

+ Em thích cách sắp xếp đồ đạc ở tranh nào? Vì sao?

- GV cho HS trình bày ý kiến - GV nhận xét, khái quát:

+ Nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ giúp ngôi nhà thoáng mát, đẹp, đảm bảo an toàn khi đi lại.

+ Mọi người không mất thời gian tìm đồ đạc khi cần dùng

+ Liên hệ: GV mời 1 số HS liên hệ bản thân với nội dung:

- Kể lại việc em đã làm để giữ nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ?

- Em cảm thấy thế nào khi tham gia sắp xếp nhà cửa gọn gàng?

- GV kết luận: Các em còn nhỏ nhưng có thể làm được những việc để nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. Đây là việc tốt mà các em cần phát huy và thực hiện thường xuyên.

3. Hoạt động luyện tập (10 phút)

Hoạt động 2: Xác định những việc nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng.

- GV đưa tranh, cho HS thảo luận nhóm 4 với nội dung:

- Nêu những việc nên làm và những việc không nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng?

- GV gọi HS trình bày ý kiến, đưa hình ảnh vào bảng cột.

+ HS trả lời: Bạn nhỏ quét nhà giúp bà..

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 - Đại diện 3-4 nhóm trình bày kết quả thảo luận từng tranh và giải thích ý kiến của mình.

+ Em không thích cách sắp xếp đồ đạc ở tranh Phòng 1 đồ đạc lộn xộn rơi vãi trên sàn nhà, Chăn màn không gấp…

+ Em thích cách sắp xếp đồ đạc ở tranh Phòng 2 đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ…

- HS lắng nghe, bổ sung.

- HS lắng nghe

- HS liên hệ bản thân. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

+ Quét nhà, lau nhà, gấp chăn màn, gấp quần áo, săp xếp sách vở….

+ Em thấy rất vui và thoải mái…

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm.

- Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận và lí do lựa chọn.

Những việc nên làm Những việc không nên làm - Để đúng chỗ ngay

ngắn các đồ dùng cá nhân như: khăn mặt,

- Đồ dùng cá nhân để bừa bãi không đúng

(20)

- GV nhận xét kết quả thảo luận, đưa video về một số việc nên/ không nên làm để giữ nhà cửa luôn gọn gàng.

+ GV kết luận: Các em cần rèn luyện tính tự giác, chăm chỉ lao động và thói quen gọn gàng, ngăn nắp.

4. Hoạt động vận dụng (10 phút)

- GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được/ rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động

- GV đưa ra thông điệp và chốt những việc HS có thể làm để sắp xếp nhà cửa gọn gàng như:

+ Sắp xếp sách vở, đồ dùng ngay ngắn + Gấp, xếp gọn chăn, màn, gối

+ Gấp, xếp quần áo, đồ dùng của từng người…

- Hướng dẫn HS về nhà tham gia cùng gia đình sắp xếp nhà cửa ngăn nắp gọn gàng để đón mùa xuân mới.

- GV dặn HS chuẩn bị bài sau.

bàn trải, giày, dép, mũ, cặp sách…

quy định - Gấp quần áo, chăn

màn gọn gàng

- Quần áo, chăn màn để

khắp nơi,

không chịu gấp - Sắp xếp ngay ngắn

lại sách vở, truyện, đồ dùng học tập

- Để sách vở, đồ dùng học tập bừa bãi, lộn xộn

- Tự xếp đồ chơi gọn gàng

- Không dọn đồ chơi sau khi chơi xong - HS lắng nghe, theo dõi video

- HS lắng nghe

- HS chia sẻ theo kinh nghiệm mình thu hoạch được:

+ Cần nhận biết được những việc nên làm và những việc không nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng.

+ Cần xác định và thực hiện được những việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và khả năng của bản thân.

+ Rèn luyện tính tự giác, chăm chỉ lao động và thói quen gọn gàng, ngăn nắp.

+ Hứng thú tham gia việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng, nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình.

- HS lắng nghe

- HS ghi nhớ, thực hiện

(21)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 25/01/2022

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 28 tháng 01 năm 2022 TIẾNG VIỆT

BÀI 6: GIỜ RA CHƠI (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần, thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

- Thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

- Tình cảm và sự gắn kết bạn bè; khả năng làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tranh minh họa, ảnh, phòng học zoom.

- HS: SHS, Bộ thực hành Tiếng Việt, bảng con.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Tiết 1

Hoạt động GV Hoạt động HS

A. hoạt động mở đầu: 5’

- Ôn: Yêu cầu HS nhắc lại một số điều ở bài học trước

- Khởi động: Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:

a. Trong giờ ra chơi, em và các bạn thường làm gì ?

b. Em cảm thấy thế nào khi ra chơi?

- GV dẫn dắt vào bài thơ: Giờ ra chơi.

B. Khám phá: 25’

- HS nhắc lại tên bài và một số điều thú vị mà HS học được ở bài học trước

- HS trao đổi nhóm đôi, báo cáo, ví dụ:

a. Trong giờ ra chơi, em và các bạn thường chơi các trò chơi: nhảy dây, đuổi bắt…

b. Em cảm thấy rất vui,thoải mái khi ra chơi?

- HS nghe GV đọc.

(22)

1. Hoạt động đọc

- GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- Yêu cầu HS đọc từng dòng thơ 2 lần.

+ Lần 1: GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ khó : trống, sách, ùa, vòng quay…

+ Lần 2, GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ.

- Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ:

+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.

+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng khổ 2 lượt

+ GV giải thích 1 số từ ngữ khó trong bài (nhịp nhàng: rất đều, vun vút: rất nhanh).

1. 2. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau.

- - Yêu cầu HS đọc cả bài thơ.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ.

- Hướng dẫn HS viết những tiếng tìm được vào vở.

-Yêu cầu HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV thống nhất câu trả lời: trắng- nắng, gái- ái- trai- tài, nhàng- vang- vàng trang

C. Củng cố - dặn dò: 5’

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học GV tóm tắt lại những nội dung chính GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS

- GV nhắc HS chuẩn bị bài sau

- HS đọc từng dòng thơ:

+ Lần 1: một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ

+ Lần 2: HS đọc nối tiếp từng dòng thơ, có ngắt nghỉ nhịp thơ…

- 1 số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt.

+ HS đọc từng khổ theo nhóm.

+ Hs đọc khổ thơ nối tiếp.

- HS nhận xét, chia sẻ -1,2 HS đọc cả bài thơ

-Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.

- Trao đổi cặp đôi tìm những tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ.

-HS viết những tiếng tìm được vào vở.

- HS chia sẻ trước lớp, nhận xét

- HS lắng nghe và trình bày ý kiến

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

__________________________________________

(23)

TIẾNG VIỆT

BÀI 6: GIỜ RA CHƠI (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần, thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

- Thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

- Tình cảm và sự gắn kết bạn bè; khả năng làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY DẠY:

- GV: Máy tính, tranh minh họa, ảnh.

- HS: SHS, Bộ thực hành Tiếng Việt, bảng con.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Tiết 2

Hoạt động GV Hoạt động HS

A. Hoạt động mở đầu: 5’

-HS khởi động

-GV giới thiệu,ghi tên bài B. HĐ luyện tập, vận dụng:

3. Trả lời câu hỏi. 15’

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, tìm hiểu bài và trả lời các câu hỏi:

a. Những trò chơi nào được nói tới trong bài ?

b. Những từ ngữ nào cho biết các bạn chơi trò chơi rất giỏi?

c. Giờ ra chơi của các bạn như thế nào?

4. Học thuộc long: 10’

-GV chiếu bảng phụ hoặc trình chiếu khổ thơ thứ 2 và khổ thơ thứ 3.

-Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu bằng cách xóa, che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xóa/ che hết.

5. Trò chơi Nhìn hình đoán tên trò chơi:6

- Chuẩn bị: GV chuẩn bị một số thẻ tranh

- HS tham gia khởi động

-HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi:

a. Những trò chơi nào được nói tới trong bài là nhảy dây và đá cầu.

b. Những từ ngữ cho biết các bạn chơi trò chơi rất giỏi: nhịp nhàng, vòng quay đều, bay vun vút …

c. Giờ ra chơi của các bạn vui, rộn tiếng cười hòa vang.

-1 HS đọc thành tiếng hai khổ thơ.

-HS đọc thuộc 2 khổ thơ theo sự hướng dẫn của GV.

-Cả lớp hát: Chào ông, chào bà, cháu đi học về. Chào cha, chào mẹ con đi chơi nhé …

- HS lắng nghe.

(24)

về trò chơi dân gian như: bịt mắt bắt dê, chơi chuyền, trốn tìm, cướp cờ, kéo co, nhảy bao bố, tranh bóng

-Cách chơi: GV tạo lớp thành 3 nhóm chơi, gọi 1 HS đại diện cho nhóm 1 lên bảng quan sát tranh. Sau khi quan sát tranh, HS này có nhiệm vụ dùng ngôn ngữ cơ thể để mô tả trò chơi được vẽ trong tranh. Các thành viên còn lại của nhóm quan sát các động tác của bạn để nói được tên trò chơi.

+ Phần thắng dành cho nhóm trả lời đúng, nhanh, mô phỏng trò chơi chính xác.

+ Lần lượt đến nhóm 2, nhóm 3 lên chơi.

+Thời gian cho mỗi lượt chơi là 1 phút.

Nhóm mất lượt chơi là nhóm trả lời sai hoặc hết thời gian quy định mà chưa tìm được đáp án.

- -Trò chơi được tổ chức thành 2 vòng, mỗi nhóm quan sát 1 tranh

- * Củng cố - dặn dò: 5’

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. Tóm tắt nội dung chính.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

-Yêu cầu HS tìm 1 bài thơ, 1 bài hát hoặc 1 câu chuyện kể về trường học để chuẩn bị cho bài học sau

- Nêu ý kiến về bài học.

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến về bài học

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

___________________________________________

TIẾNG VIỆT ÔN TẬP ( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc: Củng cố và nâng cao một số kiến thức và kĩ năng đã học trong bài: Mái trường mến yêu, thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học, ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về nhà trường, thực hành đọc mở rộng một bài thơ, một câu chuyện hay hát bài hát về trường học, nói cảm nghĩ về bài thơ, câu chuyện hoặc bài hát. Viết: thực hành nói và viết sáng tạo về một chủ điểm cho trước (nhà trường).

- Nói và nghe: Bước đầu có khả năng khái quát hóa những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài.

- Phát triển phẩm chất học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh.

(25)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ bài tập 1,2, tranh minh họa trong sách GK phóng to.

2. Học sinh: SGK, vở BT Tiếng Việt. bài thơ, bài hát, câu chuyện về chủ điểm nhà trường.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3-5 phút)

* Khởi động

- GV yêu cầu lớp trưởng cho học sinh khởi động bài “A đam sam sam”.

- GV giới thiệu bài ôn luyện

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (20 -25 phút)

2.1. Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần yêm, iêng, eng, uy, oay.

- GV gắn bảng phụ có viết nội dung bài tập 1. Nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể đã học hoặc chưa học. Tuy nhiên, do 1 số vần trong các vần trên không thật phổ biến nên HS chủ yếu tìm trong các văn bản đã học.

- GV chia các vần này thành 2 nhóm:

+ Nhóm vần yêm, iêng, eng.

+ Nhóm vần uy, oay

- Gv viết từ ngữ mà HS nêu lên bảng + Nhóm vần yêm, iêng, eng: cái yếm, siêng năng, leng keng…

+ Nhóm vần uy, oay: thủy thủ, loay hoay…

2.2 Tìm từ ngữ về trường học.

- Gv gắn bảng phụ có ghi nội dung bài 2 lên bảng.

- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ.

- Gv đưa ra câu hỏi gợi ý cho HS:

+ Trong các từ ngữ đã cho, từ ngữ nào chỉ những người làm việc ở trường?

+ Từ ngữ nào chỉ đồ vật dùng để dạy và học?

+ Từ ngữ nào chỉ không gian, địa điểm trong trường?

- HS quan sát, nghe GV nêu nhiệm vụ.

- HS nghe nhiệm vụ.

- Hs thảo luận nhóm đôi, tìm và đọc các từ ngữ có tiếng chứa các vần yêm, iêng, eng, uy, oay.

- HS nêu những từ ngữ tìm được - 1 số HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ

- Cả lớp đọc đồng thanh 1 số lần.

- HS nghe GV nêu nhiệm vụ.

- HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ.

- 1 số HS trình bày kết quả

Những từ ngữ về trường học: lớp học, thầy giáo, cô giáo, hiệu trưởng, bút, vở, sách, bảng.

- HS đọc lại các từ ngữ về trường học.

(26)

- Gv và HS thống nhất phương án đúng.

Những từ ngữ về trường học: lớp học, thầy giáo, cô giáo, hiệu trưởng, bút, vở, sách, bảng.

- Lưu ý HS không phải từ ngữ nào chỉ sự vật, hoạt động có ở trường thì cũng là từ ngữ về trường học, chẳng hạn:

cây bàng, cửa sổ, ghế đá, vui chơi … không phải là từ ngữ về trường học.

2.3. Kể về 1 ngày ở trường của em.

- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ.

- Gv đưa ra câu hỏi gợi ý cho HS:

+ Em thường đến trường lúc mấy giờ?

+ Rời khỏi trường lúc mấy giờ?

+ Ở trường, hằng ngày, em thường làm những việc gì? Việc gì em thấy thú vị nhất?

- GV nhận xét, đánh giá, khen những HS có cách kể hấp dẫn, nêu được những chi tiết thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi.

* Củng cố - dặn dò (2-3P) - GV hệ thống kiến thức đã học.

- Dặn HS luyện đọc bài cho người thân nghe.

- HS lắng nghe, ghi nhớ

- HS nghe GV nêu nhiệm vụ.

- HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ.

- 1 số học sinh trình bày trước lớp, nói về 1 ngày ở trường của mình.

- HS khác nhận xét, đánh giá.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

___________________________________________

TOÁN XĂNG-TI-MÉT I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết xăng-ti-mét là đơn vị đo độ dài, viết tắt là cm. Cảm nhận được độ dài thực tế 1 cm. Biết dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài đoạn thẳng, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển các NL toán học.NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

- Hoàn thành tốt, kịp thời các nhiệm vụ được giao; Mạnh dạn bày tỏ ý kiến cá nhân trước lớp; Tinh thần tự học; Trung thực trong học tập.

II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

(27)

- Thước có vạch chia xăng-ti-mét. Thiết bị PHTM III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoat động dạy của GV Hoạt động học của HS A. Hoạt động mở đầu: 5'

- GV tổ chức cho một số HS cùng đo một đồ vật, chẳng hạn đo chiều rộng bàn GV. HS dùng gang tay để đo và đọc kết quả đo GV cũng dùng gang tay của mình đo chiều rộng bàn và nói kết quả đo.

-Tổ chức cho một số HS cùng đo một đồ vật,

- Cho HS nhận xét, cùng do chiều rộng bàn GV nhưng mỗi người đo lại có kết quả khác nhau. Tại sao?

(Có bạn tay to, có bạn tay nhỏ, tay cô giáo to)

Thảo luận nhóm: Làm thế nào để có kết quả đo chính xác, khi đo một vật ai đo cũng có kết quả giống nhau?

B. Hoạt động hình thành kiến thức: 15' Mục tiêu- Hiểu được về đơn vị xăng – ti – mét và ước lượng được độ dài.

Phương pháp: quan sát, vấn đáp.

Thời gian: 8 phút

1. Giới thiệu khung công thức trang 117 SGK.

2. Cho HS lấy thước, quan sát thước, trao đổi với bạn các thông tin quan sát được:

- HS lấy thước, quan sát - Nhận xét các vạch chia trên thước. - Nhận xét

- Các số trên thước, số 0 là điểm bắt đầu.

HS tìm trên thước các độ dài 1 cm (các độ dài từ 0 đến 1; từ 1 đến 2; ...), HS dùng bút chì tô vào một đoạn giữa hai vạch ghi số trên thước kẻ nói: “một xăng-ti-mét”.

- Lấy kéo cắt băng giấy thành các mẩu giấy nhỏ dài 1 cm, cho bạn xem và nói: “Tớ có các mẩu giấy dài 1 cm”.

- Trong bàn tay của em, ngón tay nào có chiều rộng khoảng 1 cm?

- Tìm một số đồ vật, sự vật trong thực tế có độ dài khoảng 1 cm.

3.Hướng dẫn HS dùng thước đo độ dài theo 3 bước:

- Bước 1: Đặt vạch số 0 của thước trùng với một đầu của vật, để mép thước dọc theo chiều dài của vật

(28)

- Bước 2: Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với đầu còn lại của vật, đọc kèm theo đơn vị đo cm.

* Thực hành đo độ dài theo nhóm, mỗi HS dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo chiều dài mỗi băng giấy rồi viết kết quả đo vào băng giấy, đọc kết quả đo và nói cách đo trong nhóm.

- Bước 3: Viết số đo độ dài đoạn thẳng vào chỗ thích hợp.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập: 15' Mục tiêu Biết sử dụng thước kẻ để đo độ dài các vật xung quanh

Phương pháp: quan sát, vấn đáp.

Thời gian: 8 phút

Bài 1.Cho HS thực hiện thao tác: Đọc chiều dài của hộp màu.

- HS thực hiện

Bài 2. – Cho HS thực hiện các thao tác: - HS thực hiện a) HS dùng thước đo độ dài mỗi băng giấy

và nêu kết quả đo. HS nhận xét cách đo và nêu những lưu ý để có số đo chính xác.

b) HS thảo luận tìm băng giấy dài nhất, băng giấy ngắn nhất. Nêu cách xác định băng giấy dài nhất, băng giấy ngắn nhất (so sánh trực tiếp các băng giấy hoặc so sánh gián tiếp qua số đo của chúng).

Bài 3

- Cho HS thực hiện các thao tác: HS chọn câu đúng, lập luận câu nào đúng, câu nào sai, tại sao; Từ đó, HS nêu cách đo đúng và nhắc các bạn tránh lỗi sai khi đo độ dài.

- HS thực hiện

D. Hoạt động vận dụng: 5'

Bài 4. HS chơi trò chơi “Ước lượng độ dài”

theo cặp hoặc nhóm:

- HS trong nhóm đứng cùng nhau, chỉ vào một số đồng dùng học tập rồi đoán độ dài của đồ dùng đó. Sau đó, kiểm tra lại bằng thước.

* Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- HS trả lời - Từ ngừ toán học nào em cần chủ ý?

- Khi dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo em nhắn bạn điều gì?

- Về nhà, em hãy tập ước lượng một số đồ

(29)

dùng, đồ vật sử dụng đơn vị đo độ dài xăng- ti-mét, em cũng có thể dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để kiểm tra lại xem mình đã ước lượng đúng chưa.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 26/01/2022

Ngày giảng: Thứ bảy ngày 29 tháng 01 năm 2022 TIẾNG VIỆT ÔN TẬP ( Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc: Củng cố và nâng cao một số kiến thức và kĩ năng đã học trong bài: Mái trường mến yêu, thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học, ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về nhà trường, thực hành đọc mở rộng một bài thơ, một câu chuyện hay hát bài hát về trường học, nói cảm nghĩ về bài thơ, câu chuyện hoặc bài hát. Viết: thực hành nói và viết sáng tạo về một chủ điểm cho trước (nhà trường).

- Nói và nghe: Bước đầu có khả năng khái quát hóa những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài.

- Phát triển phẩm chất học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ bài tập 1,2, tranh minh họa trong sách GK phóng to.

2. Học sinh: SGK, vở BT Tiếng Việt. bài thơ, bài hát, câu chuyện về chủ điểm nhà trường.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3-5 phút)

* Khởi động

- GV cho HS khởi động trò chơi

“Alibaba”

- GV giới thiệu bài ôn luyện.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (20 -25 phút)

2.4. Viết 1-2 câu về trường em.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm quan sát tranh vẽ ngôi trường:

- GV yêu cầu Hs trình bày những gì đã trao đổi về ngôi trường trong tranh và nói về ngôi trường của mình.

- Gv nhận xét một số bài, khen ngợi

- HS cả lớp khởi động

- HS làm việc nhóm đôi, trao đổi về bức tranh và nói về những gì quan sát được.

- Hs trình bày những gì đã trao đổi về ngôi trường trong tranh và nói về ngôi trường của mình.

(30)

những em viết hay, sáng tạo 2.5. Đọc mở rộng

- GV nhắc lại: Trong buổi học trước, cô đã giao nhiệm vụ cho các em tìm 1 bài thơ, bài hát, câu chuyện về

trường học. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đọc, hát, kể chuyện cho nhau nghe.

- GV nhận xét, đánh giá, khen những HS có cách kể hấp dẫn, nêu được những chi tiết thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi.

3. Củng cố- dặn dò

Gv tóm tắt lại nội dung chính, nhận xét, khen ngợi, động viên HS

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có dẫn trực tiếp lời nhân vật; đọc đúng các vần uây, oang, uyt và những tiếng,

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ nhất; đọc đúng vần oay và những tiếng, từ ngữ

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ, nhận biết một số tiếng cùng

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng củng

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự ngân và đơn giản , kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba ; hiểu và trả lời đúng

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba, không có lời thoại đọc đúng các vấn uya,

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ nhất: đọc đúng vần yểm và tiếng, từ ngữ có