• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng điện tử - TLV 3 - Tuần 10: Tập viết thư và phong bì thư

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng điện tử - TLV 3 - Tuần 10: Tập viết thư và phong bì thư"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN KẾT

(2)

TẬP LÀM VĂN TẬP LÀM VĂN

TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ.

TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ.

(3)

Hoạt động 1: Tập viết thư

Bài 1/83: Dựa theo mẫu bài tập đọc Thư gửi bà, em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân:

+ Dòng đầu thư: nơi gửi, ngày…tháng…năm…

+ Lời xưng hô với người nhận thư (Ông, bà, chú, bác…)

+ Nội dung thư (4-5 dòng): Thăm hỏi, báo tin cho người nhận thư. Lời chúc và hứa hẹn…

+ Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên.

(4)

Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003.

Bà kính yêu !

Lâu rồi, cháu chưa được về quê, cháu nhớ bà lắm.

Dạo này bà có khỏe không ạ ?

Gia đình cháu ngoài này vẫn bình thường. Năm nay, cháu học lớp 3.

Từ đầu năm học đến giờ, cháu được tám điểm 10 rồi đấy, bà ạ ! Ngày nghỉ, cháu thường được bố mẹ cháu cho đi chơi.

Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về quê, thả diều cùng anh Tuấn trên đê và đêm đêm ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng.

Cháu hứa với bà sẽ học thật giỏi, luôn chăm ngoan để bà vui.

Cháu

kính chúc bà luôn mạnh khỏe, sống lâu. Cháu mong chóng đến hè để được về quê thăm bà.

Cháu của bà Đức

Trần Hoài Đức

(5)

Hoạt động 1: Tập viết thư

Câu hỏi gợi ý:

1. Em sẽ viết thư cho ai ?

2. Dòng đầu thư em viết thế nào ?

3. Em viết lời xưng hô với người nhận thư như thế nào ?

4. Trong phần nội dung, em sẽ hỏi thăm người thân điều gì, báo tin gì ?

5. Em chúc người thân điều gì ?

6. Kết thúc lá thư em viết những gì ?

Thảo luận nhóm 4

(6)

1. Em sẽ viết thư cho ai ? Hoạt động 1: Tập viết thư

Viết thư cho ông bà, anh chị em, cô chú, … 2. Dòng đầu thư em sẽ viết thế nào?

Nơi gửi, ngày … tháng … năm …

3. Em viết lời xưng hô với người nhận thư như thế nào?

+ Đối với người thân lớn tuổi hơn dùng lời lẽ kính trọng, (Ông kính yêu ! Bà kính mến ! …. )

+ Đối với bạn bè dùng lời thân ái, ( Bạn thân mến ! Hòa thân mến ! …. )

(7)

Hoạt động 1: Tập viết thư

5. Em chúc người thân điều gì?

Em chúc người thân sức khoẻ và hứa hẹn.

4. Trong phần nội dung, em sẽ hỏi thăm người thân điều gì, báo tin gì?

Hỏi thăm sức khoẻ người nhận thư, báo kết quả học tập, nhắc kỉ niệm.

6. Kết thúc lá thư em viết những gì ?

Em viết lời chào, chữ kí và tên của em.

(8)

Hoạt động 1: Tập viết thư

Vạn Giã, ngày 7 tháng 11 năm 2012 Ông kính yêu !

Đã lâu lắm rồi, cháu chưa được về quê thăm ông, cháu nhớ ông lắm.

Ông dạo này có được khỏe không ạ ? Cái chân của ông có còn sưng lên nữa không ? Ông có thường tập thể dục vào buổi sáng không ? Cháu lo mùa đông này trời lạnh sẽ làm chân ông đau. Cây xoài mà hai ông cháu mình

trồng năm ngoái bây giờ chắc là lớn lắm rồi ông nhỉ ?

Cả nhà cháu vẫn khỏe. Bố mẹ cháu vẫn đi làm đều. Kì thi vừa rồi cháu được điểm giỏi đấy ông ạ ! Cháu rất mong ông ở đây với cháu để đêm đêm cháu được nghe ông kể chuyện cổ tích như những ngày cháu về thăm ông.

Cháu kính chúc ông khỏe mạnh, sống lâu. Cháu sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời bố mẹ để ông vui lòng.

Cháu của ông Như

Lê Thùy Như

(9)

Hoạt động 1: Tập viết thư

Thực hành viết thư

Bài 1/83: Dựa theo mẫu bài tập đọc Thư gửi bà, em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân:

+ Dòng đầu thư: nơi gửi, ngày…tháng…năm…

+ Lời xưng hô với người nhận thư (Ông, bà, chú, bác…) + Nội dung thư (4-5 dòng): Thăm hỏi, báo tin cho người nhận thư. Lời chúc và hứa hẹn…

+ Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên.

(10)

Hoạt động 2: Tập ghi trên phong bì thư Bài 2/83: Tập ghi trên phong bì thư:

+ Góc bên trái ( phía trên ): ghi họ và tên, địa chỉ của người gửi.

+ Góc bên phải ( phía dưới ): ghi họ và tên, địa chỉ người nhận.

+ Góc bên phải ( phía trên ): dành để dán tem trước khi bỏ vào hòm thư.

(11)

+ Góc bên trái phía trên của phong bì ghi những gì ?

+ Góc bên phải phía dưới của phong bì ghi những gì ?

+ Cần ghi địa chỉ của người nhận như thế nào để đến tay người nhận ?

+ Chúng ta dán tem ở đâu ?

Hoạt động 2: Tập ghi trên phong bì thư

Thảo luận nhóm đôi

Góc bên trái phía trên của phong bì ghi họ, tên, địa chỉ người gửi.

Góc bên phải phía dưới của phong bì ghi họ, tên, địa chỉ người nhận.

Ghi địa chỉ của người nhận phải ghi đầy đủ họ tên, số nhà, đường phố, phường, quận, thành phố( tỉnh ) hoặc xóm, thôn( làng, ấp ), xã, huyện, tỉnh.

Dán tem ở góc bên phải, phía trên.

(12)

Hoạt động 1: Tập viết thư

Thực hành viết phong bì thư

(13)

Củng cố - Dặn dò :

- Xếp lá thư và bỏ vào phong bì thư.

- Nêu cách viết một bức thư.

* Viết một bức thư cần ghi đầy đủ:

+ Nơi gửi, ngày … tháng … năm … + Ghi lời xưng hô với người nhận thư

+ Thăm hỏi sức khỏe, kể lại kỉ niệm, báo tin.

+ Lời chúc, hứa hẹn.

+ Cuối thư ghi lời chào, chữ ký và ký tên.

- Xem trước bài : Nói về quê hương

+ HSKG : Tập nói về quê hương theo gợi ý SGK/92

+ HSKK : Đọc gợi ý SGK/92.

(14)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về quê, thả diều cùng anh Tuấn trên đê và đêm đêm ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng.. Cháu hứa với bà sẽ học thật giỏi, luôn

Cháu rất mong ông ở đây với cháu để đêm đêm cháu được nghe ông kể chuyện cổ tích như những ngày cháu về thăm ông.. Cháu kính chúc ông khỏe

Tìm tiếng trong bài có vần au Vở này ta tặng cháu yêu ta. Tỏ chút lòng yêu cháu

Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về quê, thả diều cùng anh Tuấn trên đê và đêm đêm ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng.. Cháu hứa với bà sẽ học thật giỏi, luôn

- Thực hiện làm những dạng bài

Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về quê ăn tết, được đi chúc tết cùng ông bà và các anh chị vui quá ạ. Cháu hứa với ông sẽ cố gắng giữ sức khỏe, chăm

Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về quê, thả diều cùng anh Tuấn trên đê và đêm đêm ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng.. Cháu hứa với bà sẽ học thật giỏi, luôn

Chaùu nghe caâu chuyeän cuûa baø Hai haøng nöôùc maét cöù nhoaø röng.. Baø ôi, thöông quaù