• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:….

Ngày dạy:……

Tiết 63

BÀI 59: SỰ ĐIỀU HÒA VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

-Nêu được ví dụ để chứng minh cơ chế tự điều hoà trong hoạt động nội tiết.

-Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong.

2. Kỹ năng:

-Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

-Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

-Giáo dục ý thức giữ gìn sức khoẻ.

4. Năng lực:

-Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

-Tranh phóng to hình 59.1, 59.2 và 59.3 SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY

- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm….

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra :

-Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng ?

(2)

-Nêu những biến đổi ở tuổi dậy thì của nam và nữ ? 3. Bài mới :

Hoạt động 1: Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Trò chơi vận động

- GV: yêu cầu HS bật nhảy tại chỗ 1 phút sau đó nghỉ 2 phút.

? Nhận xét sự thay đổi về trạng thái cơ thể?

- HS: +, Trước khi bật nhảy: Bình thường +Sau khi bật nhảy 1 phút: mệt

+ Sau khi nghỉ 2 phút: đỡ mệt hơn.

- GV: ? Vậy tại sao lại có sự thay đổi đó? Ta sẽ tìm hiểu điều đó qua nội dung bài hôm nay:

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Ta biết rằng nếu tiết nhiều tirôxin sẽ gây bệnh bướu cổ lồi mắt, nếu tiết ít sẽ gây bệnh bướu cổ; nếu tiết không đủ insulin có thể gây bệnh tiểu đường. vậy ở người bình thường thì cơ chế nào đã điều chỉnh lượng hoocmôn do các tuyến giáp và tuyến tụy tiết vừa đủ hoặc có thể điều chỉnh đường huyết giữ ổn định như vậy ? Đó là sự điều hòa và phối hợp của các tuyến nội tiết (ghi đầu bài)

Hoạt động của GV - HS Nội dung

Hoạt động 1:

Mục tiêu: Nêu được ví dụ để chứng minh cơ chế tự điều hoà trong hoạt động nội tiết.

+ Kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hooc môn tuyến yên ?

HS liệt kê được các tuyến nội tiết: Tuyến sinh dục, tuyến giáp, tuyến trên thận.

- 1 – 2 HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung

I. Điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết:

- Tuyến yên tiết hooc môn điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết khác.

- Hoạt động của tuyến yên tăng cường hay kìm hãm chịu sự chi phối của các hoocmôn

(3)

+ Như vậy tuyến yên có vai trò ntn đối với hoạt động của các tuyến nội tiết khác trong cơ thể ?

B1: GV giới thiệu nội dung thông tin  mục I SGK kết hợp hình 59 – 1  2 SGK

- Gọi 2 HS lên trình bày trên tranh cơ chế điều hoà hoạt động của tuyến giáp, vỏ tuyến trên

thận.

- HS nghiên cứu thông tin quan sát kỹ hình 59.1, 59.2 - Thảo luận trong nhóm thống nhất ý kiến

- Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày, các nhóm khác bổ sung .

B2: Gv hoàn thiện kiến thức.

B3: GV đặt vấn đề chuyển sang mục II : các tuyến nội tiết không chỉ hoạt động riêng rẽ mà còn có sự phối hợp hoạt động giữa 1 số tuyến trong sự điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra trong cơ thể.

Hoạt động 2 :

Mục tiêu: Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong.

+ Lượng đường trong máu tương đối ổn định do đâu ? - HS có thể vận dụng chức năng của hooc môn tuyến tụy để trình bày.

- Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.

- Trong thực tế khi lượng đường trong máu giảm mạnh

→ nhiều tuyến nội tiết cùng phối hợp hoạt động → tăng đường huyết.

+ Trình bày sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi đường huyết giảm ?

Cá nhân làm việc độc lập với SGK → trình bày trên tranh

* Ngoài ra :

do các tuyến nội tiết tiết ra. Đó là cơ chế tự điều hoà các tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược.

II. Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết:

- Các tuyến nội tiết trong cơ thể có sự phối

(4)

+ Ađrênalin

+ Noađrênalin phần tuỷ tuyến góp phần cùng glucagôn làm tăng đường huyết.

+ Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết thể hiện như thế nào ?

.

hợp hoạt động → đảm bảo các quá trình sinh lí trong cơ thể diễn ra bình thường.

Hoạt động 3: Củng cố

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

-HS đọc phần ghi nhớ SGK

-Lấy ví dụ nêu rõ được sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong

Hoạt động 4,5: Vận dụng, mở rộng:

? Nêu ý nghĩa của việc điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết?

Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết giúp duy trì tính ổn định của môi trường bên trong, đảm bảo cho quá trình sinh lí diễn ra bình thường.

4. Hướng dẫn về nhà

-Học bài, trả lời câu hỏi SGK

-Đọc trước bài 60: Cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ

V. RÚT KINH NGHIỆM

Ngày soạn:….

(5)

Ngày dạy:……

Tiết 64:

CHƯƠNG XI: SINH SẢN

BÀI 60: CƠ QUAN SINH DỤC NAM, CƠ QUAN SINH DỤC NỮ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-HS phải kể tên và xác định được các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam , nữ và đường đi của tinh trùng từ nơi sinh sản đến khi ra ngoài cơ thể.

-Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận đó.

-Nêu rõ đặc điểm của tinh trùng của trứng 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng:

-Quan sát hình, nhận biết kiến thức.

-Hoạt động nhóm . 3. Thái độ:

-Giáo dục nhận thức đúng đắn về cơ quan sinh sản của cơ thể.

4. Năng lực:

-Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Tranh phóng to hình 60.1 SGK.

-Bảng phụ ghi đáp án bảng 60 SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY

- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm….

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra:

-Trình bày cơ chế hoạt động của tuyến tụy?

(6)

-Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hòa của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

- Gv chiếu trên máy video tinh trùng đang tiến đến trứng để thụ tinh, nhưng không giới thiệu mà để học sinh tự nhận thức.

- Sau đó Gv đặt câu hỏi. “ các em quan sát thấy gì trong video vừa chiếu?”.

- Hs nhận định ngay được hình ảnh trên video giống con nòng nọc đang bơi.

- Gv sẽ giới thiệu: “ hình ảnh con nòng nọc các em vừa quan sát được chính là hình ảnh của tinh trùng đang bơi vào trong tiếp cận với trứng trong quá trình thụ tinh.

Tinh trùng được sản sinh bắt đầu từ tuổi dậy thì và là dấu hiệu nam giới chính thức có khả năng sinh sản. Vậy tinh trùng có cấu tạo như thế nào và đặc điểm của cơ quan sinh dục nam ra sao?”

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Cơ quan sinh sản có chức năng quan trọng, đó là sinh sản duy trì nòi giống.

Vậy chúng có cấu tạo như thế nào? Ta vào bài

Hoạt động của GV - HS Nội dung

Hoạt động 1 :

Mục tiêu: HS phải kể tên và xác định được các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam và đường đi của tinh trùng từ nơi sinh sản đến khi ra ngoài cơ thể.

B1: Hoàn thành mục  SGK trang 187

HS tự nghiên cứu thông tin và hình 60.1 SGK trang 187.

- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.

B2: GV nhận xét và hoàn thiện bài tập

+ Cơ quan sinh dục nam gồm những bộ phận nào?

I. CƠ QUAN SINH DỤC NAM

1.Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam:

Gồm

- Tinh hoàn: là nơi sản xuất tinh trùng.

- Túi tinh: Là nơi chứa tinh trùng.

(7)

+ Chức năng của từng bộ phận là gì ?

HS quan sát lại hình 60.1, xem lại bài tập điền từ, trình bày cấu tạo trên tranh

B3: Gv cho đại diện các nhóm lên trình bày trên tranh.

Hoạt động 2 :

Mục tiêu: Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận đó.

+ Tinh trùng được sinh ra từ khi nào ?

+ Tinh trùng được sản sinh ra ở đâu ? và như thế nào ?

+ Tinh trùng có đặc điểm gì về hình thái cấu tạo và hoạt động sống ?

HS tự nghiên cứu SGK trang 188, trả lời câu hỏi - Gv giảng giải thêm về quá trình giảm phân hình thành tinh trùng và quá trình thụ tinh để khôi phục bộ NST đặc trưng của loài.

- Tinh trùng sản xuất bắt đầu từ tuổi dậy thì → dấu hiệu quan trọng của tuổi dậy thì chính thức và đã có khả năng sinh con

HS nghe giảng Hoạt động 3:

Mục tiêu: Kể tên và xác định được trên tranh các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ

+ Hoàn thành bài tập mục  trang 190

- HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 61.1, 61.2 - Trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời.

B1: Gv nhận xét kết quả của các nhóm và hoàn thiện kiến thức

- Ống dẫn tinh: Dẫn tinh trùng tới túi tinh.

- Dương vật: đưa tinh trùng ra ngoài.

- Tuyến hành, tuyến tiền liệt:

tiết dịch nhờn.

2. Tinh hoàn và tinh trùng:

- Tinh trùng được sản sinh ở tinh hoàn bắt đầu từ tuổi dậy thì.

- Tinh trùng rất nhỏ gồm đầu, cổ, đuôi dài di chuyển.

- Có 2 loại tinh trùng: Tinh trùng X và Y.

- Tinh trùng sống được 3 – 4 ngày trong cơ quan sinh dục nữ.

II. CƠ QUAN SINH DỤC NỮ

1. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ:

Gồm:

- Buồng trứng: sản sinh ra trứng.

- Ống dẫn, phễu: thu trứng và

(8)

+ Cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận nào ? + Chức năng của từng bộ phận ?

HS quan sát lại hình 61.1 và 61.2 , đọc lại bài tập điền từ → trình bày trên tranh

B2:Gv giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh ở em nữ → tránh viêm nhiễm

Hoạt động 4 :

Mục tiêu: Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận sinh dục nữ.

+ Trứng được sinh ra bắt đầu từ khi nào ? ở đâu và như thế nào ?

+ Trứng có đặc điểm gì về cấu tạo và hoạt động sống?

HS nghiên cứu SGK trang 191 và tranh hình ảnh, bảng → trả lời.

B1: Gv đánh giá kết quả giúp HS hoàn thiện kiến thức.

B2: Gv giảng giải thêm về.

+ Quá trình giảm phân hình thành trứng.

+ Trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh.

+ Hiện tượng kinh nguyệt đánh dấu giai đoạn dậy thì ở nữ

HS nghe giảng

dẫn trứng.

- Tử cung: Đón nhận và nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh.

- Âm đạo: thông với tử cung.

- Tuyến tiền đình: tiết dịch nhờn

2. Buồng trứng và trứng:

- Trứng được sinh ra ở buồng trứng bắt đầu từ tuổi dậy thì.

- Trứng lớn hơn tinh trùng, chứa nhiều chất dinh dưỡng, không di chuyển.

- Trứng có 1 loại mang X.

- Trứng sống được 2 - 3 ngày và nếu được thụ tinh sẽ phát triển thành thai.

Hoạt động 3: Củng cố

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

-Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK

-Phát phiếu học tập, yêu cầu HS làm bài tập SGK tr.189 Hoạt động 4, 5. Vận dụng, mở rộng:

(9)

- Hướng dẫn hs cách chăm sóc, bảo vệ cơ quan sinh dục của mình khi đã bước vào tuổi dậy thì

- Gv giới thiệu trong một số trường hợp bệnh có thể xảy ra ở nữ trong thời kì kinh nguyệt ở tuổi dậy thì và hướng dẫn các em cách phòng bệnh cũng như bảo vệ cơ quan sinh dục.

- Đưa thêm hình ảnh minh họa cho sự thay đổi ở nữ giới khi bước vào dậy thì chính thức

4. Hướng dẫn về nhà -Học bài, làm lại bài tập.

-Đọc mục “Em có biết”

-Đọc trước bài 62 V. RÚT KINH NGHIỆM

………

…………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +

Tiết học ôn tập kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các trường hợp bằng nhau của tam giác, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển các năng lực toán

Giáo án tiết Ôn tập cuối năm Toán 7 này giúp học sinh hệ thống kiến thức về các đường đồng quy trong tam giác, vận dụng kiến thức vào vẽ hình chứng minh tính vuông góc và song song của đường thẳng, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực toán học và phẩm chất

Giáo án này trình bày các mục tiêu, phương pháp và hoạt động học tập cho bài học về hai đường thẳng song

Tiên đề Ơclít công nhận tính duy nhất của đường thẳng song song qua một điểm nằm ngoài đường thẳng cho