• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, XÂY MỚI VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM, CHI NHÁNH HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, XÂY MỚI VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM, CHI NHÁNH HUẾ"

Copied!
91
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, XÂY MỚI VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM, CHI NHÁNH HUẾ.

VÕ THỊTHU VÂN

Khóa học: 2015- 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, XÂY MỚI VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM, CHI NHÁNH HUẾ

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Võ ThịThu Vân Th.S Lê Quang Trực

K49A QTKDTM Niên khóa: 2015 - 2019

Huế, 01/2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã hết lòng giảng dạy, dìu dắt và chỉ bảo tận tình, giúp tôi có được nhiều kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Lê Quang Trực, người đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình làm bài khóa luận này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên ở Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam chi nhánh Huế đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi thực tập, điều tra, thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khóa luận.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên cạnh động viên, chia sẻ và giúp đỡ nhiệt tình, đóng góp ý kiến trong quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.

Tuy nhiên do chưa đủ kinh nghiệm thực tiễn cũng như trình độ chuyên môn, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được những đóng góp của quý thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.

Huế, tháng 12 năm 2018 Sinh viên thực hiện

Võ Thị Thu Vân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU...1

1.Tính cấp thiết của đềtài...1

2.Mục tiêu nghiên cứu ...2

2.1Mục tiêu chung ...2

2.2Mục tiêu cụthể...2

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...3

4.Phương pháp nghiên cứu ...3

4.1Quy trình nghiên cứu ...3

4.2Thiết kếnghiên cứu ...4

4.2.1Phương pháp thu thập dữliệu thứcấp...4

4.2.2Phương pháp thu thập dữliệu sơ cấp ...4

4.3Kỹthuật xửlý và phân tích dữliệu ...4

5.Bốcục đềtài ...6

Phần II: Nội dung và kết quảnghiên cứu ...7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞKHOA HỌC VỀTÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN MARITIME BANK CHI NHÁNH HUẾ...7

1.1Khái niệm tổchức và hoạt động Ngân hàng Thương mại...7

1.1.1.Khái niệm và phân loại Ngân hàng Thương mại ...7

1.1.2.Các nghiệp vụkinh doanh chủyếu của Ngân hàng ...9

1.1.2.1 Nghiệp vụvềnguồn vốn...9

1.1.2.2 Nghiệp vụsửdụng vốn...10

1.1.2.3 Nghiệp vụkhác...10

1.2Tín dụng Ngân hàng ...11

1.2.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng...11

1.2.2Phân loại tín dụng ...11

1.2.2.1 Dựa theo mục đích sửdụng tiền vay ...11

1.2.2.2 Dựa theo thời hạn cho vay...12

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.2.2.3 Dựa theo hình thức đảm bảo của các khoản vay ...13

1.3Hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàởtại Ngân hàng Thương mại15 1.3.1Khái niệm hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàở...15

1.3.2Sựcần thiết hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàở...15

1.3.3Các đặc điểm của cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàở...16

1.3.4Nguyên tắc cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàở...17

1.3.5Các yếu tố tác động tới hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàở17 1.4Những chỉtiêu phản ánh hiệu quảcho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàở ..20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, XÂY MỚI VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MARITIME BANK CHI NHÁNH HUẾ...22

2.1Giới thiệu Ngân hàng TMCP Maritime Bank Huế...22

2.1.1 Lịch sửhình thành và phát triển ...22

2.1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCP Maritime Bank Việt Nam.22 2.1.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCP Maritime Bank chi nhánh Huế ...23

Cơ cấu tổchức ...24

2.1.2Danh mục sản phẩm và dịch vụ...26

2.1.3Cơ cấu lao động ...27

2.1.4Tình hình kinh doanh tại Ngân hàng ...28

2.2Thực trạng về hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng TMCP Maritime Bank Huế...31

2.2.1Những quy định chung vềcho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng TMCP Maritime Bank Huế. ...31

2.2.1.1 Điều kiện vay vốn...31

2.2.1.2 Thủtục vay vốn ...32

2.2.1.3 Phương thức cho vay ...32

2.2.1.4 Thời hạn vay ...32

2.2.1.5 Các hình thức đảm bảo vốn vay ...32

2.2.1.6 Mức cho vay ...33

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.2.1.7 Quy định vềthời gian giải quyết thủtục vay vốn ...33

2.2.2Quy trình cho vay ...33

2.2.3Phân tích tình hình cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở từ năm 2015- 2017 của Ngân hàng Maritime Bank Huế...36

2.2.3.1 Tình hình cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàở...36

2.2.3.2Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảviệc cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ởtại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017... 42

2.3Đánh giá kết quả cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng TMCP Maritime Bank Huế...51

2.3.3Kết quả đạt được...51

2.3.4Hạn chếvà nguyên nhân...53

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO VAY MUA NHÀ, XÂY MỚI VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MARITIME BANK CHI NHÁNH HUẾ...57

3.1. Định hướng phát triển cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàởtại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam chi nhánh Huế...57

3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam chi nhánh Huế...58

3.1.1.Giải pháp chung...65

3.1.2. Giải pháp chuyên môn...67

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...70

1.Kết luận...70

2.Kiến nghị...70

2.1Đối với Hội sởMaritime Bank ...70

2.2Đối với Ngân hàng Nhà nước...71 DANH MỤC THAM KHẢO

PHỤLỤC

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Maritime Bank: Ngân hàng Thương mại Cổphần Hàng hải Việt Nam Maritime Bank Huế: Ngân hàng Thương mại Cổphần Hàng hải Việt Nam- chi nhánh Huế

NHTMCP: Ngân hàng Thương mại Cổphần

NHNN: Ngân hàng Nhà nước

NNTNHH: Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn

NHCP: Ngân hàng cổphần

TP.Huế: Thành phốHuế

CVTD: Cho vay tiêu dùng

DSCV: Doanh sốcho vay

NHTM : Ngân hàng Thương mại

KHCN: Khách hàng cá nhân

KHDN: Khách hàng doanh nghiệp TSCĐ: Tài sản cố định

CBNV: Cán bộnhân viên

TTCSKH: Trung tâm chăm sóc khách hàng

DVKH: Dịch vụkhách hàng

GT: Giá trị

TĐTT: Tốc độ tăng trưởng

CV: Cho vay

UBND: Ủy ban nhân dân

CMND: Chứng minh nhân dân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Maritime Bank Huế năm 2017 – 2018...28 Bảng 2.2: Kết quảkinh doanh của Ngân hàng Maritime Bank chi nhánh Huế giai đoạn 2015 - 2017 ...29 Bảng 2.3: Tình hình tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Maritime Bank chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017 ...34 Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2015–2017 của Maritime Bank chi nhánh Huế.... 35 Bảng 2.5: Tình hình cho vay vốn mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại Maritime Bank chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017 ...36 Bảng 2.6: Tình hình tăng trưởng cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Maritime Bank chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017...44 Bảng 2.7: Tình hình dư nợ cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ởtrên doanh số CVTD của Maritime Bank chi nhánh Huế2015-2017...44 Bảng 2.8: Số lượng khách hàng vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại Maritime Bank chi nhánh Huế năm 2015-2017 ...47 Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở của Maritime Bank chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017 ...48 Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở giai đoạn 2015-2016 ...49 Bảng 2.11: Tỷ suất lợi nhuận cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại Maritime Bank Huế...50 Bảng 2.12: Vòng quay vốn và hệsốthu nợ cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ởtại Maritime Bank chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017 ...51

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Quy trình nghiên cứu...3

Hình 1.1: Mô hình cho vay trực tiếp ...14

Hình 1.2: Mô hình cho vay gián tiếp ...15

Hình 2.2: Cơ cấu tổchức Ngân hàng Maritime Bank chi nhánh Huế...24

Hình 2.3: Quy trình cho vay ...34

Hình 2.4: Tình hình doanh số cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở theo kỳ hạn nợcủa Maritime Bank chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017...38

Hình 2.5: Tình hình doanh sốthu nợ mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàở theo kỳhạn nợcủa Maritime Bank chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017...39

Hình 2.6: Tình hình doanh số dư nợ mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở theo kỳhạn nợcủa Maritime Bank chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017...40

Hình 2.7: Tình hình nợ quá hạn mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở theo kỳhạn nợ của Maritime Bank chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017...41

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đềtài

Tính đến nay, dân số Việt Nam có hơn 96,8 triệu người (theo số liệu của Liên Hợp Quốc ngày 31/10/2018). Trong khi đó, tổng diện tích đất của nước ta chỉ có 310.060 Km2. Như vậy, Việt Nam là một nước có dân số đông xếp thứ14 trên thếgiới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Với tình hình đó nếu dân số hàng năm vẫn tăng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như: thiếu việc làm, chỗ ở, ô nhiễm môi trường,... Trong đó, giải quyết chỗ ở cho người dân luôn là vấn đề nhà nước đặc biệt chú trọng. Các nhà ở an sinh xã hội lần lượt được xây dựng. Theo số liệu của bộ xây dựng, trên cả nước có khoảng 135 dựán nhà ởxã hội đã hoàn thành. Tuy nhiên, những dự án trên vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu so với tình hình dân số hiện tại. Hơn nữa, tâm lí, thói quen của người dân không thíchở chung cư, muốn có nhà riêng đầy đủtiện nghi. Nhưng tình hình giá đất có nhiều biến động và có xu hướng tăng qua các năm trong khi thu nhập người dân lại thấp. Số liệu thống kê thu nhập bình quânđầu người tại Việt Nam năm 2017 là 53,5 triệu đồng/năm. Với mức thu nhập trên, không phải ai cũng sẽ có đủ khả năng tài chính để chi trả cho những nhu cầu của bản thân. Vì vậy việc sửdụng các khoản vay để đáp ứng cho những chi tiêu là điều tất yếu.

Cùng tham gia hoạt độngở thị trường Huế, có Ngân hàngThương mại cổphần Hàng hải Việt Nam chi nhánh Huế, là Ngân hàng thuộc top 3 NHTMCP hàng đầu Việt Nam. Quá trình nghiên cứu thị trường tại địa bàn TP Huế, Maritime Bank nhận thấy được nhu cầu vay tiền của khách hàng đểphục vụcác mục đích cá nhân như xây nhà cửa, sửa sang nhà,...tương đối cao. Dựlà dịch vụsẽ đem lại nguồn lợi nhuận lớn, nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng còn lại. Khi chú trọng đến phát triển dịch vụ này, ngoài mặt lợi ích kinh tế, cho vay còn là công cụ marketing giúp cho khách hàng biết đến thương hiệu của Ngân hàng. Từ đó, Ngân hàng có cơ sở đểthực hiện các giao dịch khác giúp đem lại nguồn doanh thu hợp lý.

Đểphát triển hơn dịch vụcho vay, Maritime bank Huế đã triển khai một sốhoạt động cụ thể như: tìm kiếm khách hàng thông qua việc đề xuất các nhân viên đi thị trường thường xuyên, kịp thời nắm bắt nhu cầu khách hàng, nhanh chóng mở rộng các gói cho vay nhà ở theo thời hạn phù hợp, thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên, đặt ra mục tiêu phải đạt doanh số trên 110%/năm... Kết quả mà Ngân hàng đạt được sau khi thực hiện các chiến lược đó là thu về những con số

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

khá ấn tượng. Theo số liệu của phòng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Maritime bank Huế, doanh số thu được từdịch vụcho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở trong giai đoạn 2015 - 2017 gia tăng, cụthể năm 2015: 24.135(triệu đồng), năm 2016:

28.885 (triệu đồng), năm 2017: 39.219 (triệu đồng). Số liệu trên cho thấy Ngân hàng đã vượt mức chỉtiêu, là một bằng chứng cho sựnỗlực không ngừng của đội ngũ nhân viên tín dụng đối với dịch vụcho vay.

Tuy nhiên, đây là một Ngân hàng mới tại Huế, được thành lập chi nhánh vào ngày 18/3/2011. Điều này tạo ra thách thức cho Maritime bank Huế khi trên địa bàn TP Huế đã xuất hiện rất nhiềuđối thủcạnh tranh mạnh là các thương hiệu Ngân hàng có uy tín khác như: Ngân hàng Quân đội MB, Ngân hàng Công thương Việt Nam(

Viettinbank), Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV), Ngân hàng Á Châu(ACB), Ngân hàng Sài Gòn thươngtín (Sacombank),...

Nhận thấy được vấn đề cấp bách trên, trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Huế, tôi xin phép được đánh giá tình hình cho vay về nhu cầu nhà ở để có thể đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay này. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Đánh giá hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam, chi nhánh Huế” làm đềtài tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung

Căn cứvào các kết quảnghiên cứu để hiểu hơn về tình hình cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng. Từ đó, đề xuất giải pháp giúp cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Maritime Bank chi nhánh Huếmở rộng và phát triển hoạt động này.

2.2 Mục tiêu cụthể

- Thứnhất, hệthống hóa các vấn đềlý luận và thực tiễn.

- Thứ hai, tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng về tình hình hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng TMCP Maritime Bank Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

- Thứba,đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụcho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàở.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động cho vay; phát triển hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàởtại Ngân hàng TMCP Maritime Bank Huế.

Đề tài nghiên cứu tập trung khảo sát/phỏng vấn các ban lãnh đạo, nhân viên trong Ngân hàng TMCP Maritime Bank Huế ở bộ phận cho vay tiêu dùng nhằm thiết lập cơ sởrõ ràng, cụthểcho các vấn đềnghiên cứu.

Để đảm bảo tính mới mẻ và kịp thời, các số liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2015 –2017, sốliệu sơ cấp được thu thập trong phạm vi thời gian từ20/10/2018 - 30/11/2018

Các đối tượng phỏng vấn và số liệu thu thập được nghiên cứu tại Ngân hàng TMCPMaritime Bank, trên địa bàn TP Huế.

4.Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để làm rõ các vấn đề cần hướng đến.

4.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 1: Quy trình nghiên cứu

( Trích tài liệu phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Th.s HồSĩ Minh, chương 1, trang 11)

Xác định vấn đềnghiên cứu

Viết báo cáo nghiên cứu

Phân tích dữ liệu

Thu thập dữ liệu Bình luận các

nghiên cứu liên quan

Thiết kế nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

4.2 Thiết kếnghiên cứu

4.2.1Phương pháp thu thập dữliệu thứcấp

Các dữ liệu cần thu thập: Tổng doanh số cho vay tiêu dùng; số lượng khách hàng vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà; tình hình dư nợ, nợ xấu của dịch vụcho vay.

Mục đích thu thập các dữ liệu trên: đánh giá được tình hình cho vay tiêu dùng đểcó cái nhìn tổng quát vềhoạt động này. Tiếp đến, phân tích rõ các số liệu về cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở để có các giải pháp phù hợp với tình hình hiện tại.

4.2.2Phương pháp thu thập dữliệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính phỏng vấn các chuyên gia để nhìn nhận tổng quan tình hình cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàở.

Việc thu thập dữ liệu dựa vào quá trình khảo sát, phỏng vấn bằng bảng hỏi để thu thập kịp thời các nhìn nhận của chuyên gia.Phương pháp thu thập dữliệu này có được sự đánh giá khách quan từcác nhân viên nội bộcủa Ngân hàng.

4.3 Kỹthuật xửlý và phân tích dữliệu

Đểxử lý và phân tích các dữ liệu liên quan đến đề tài, tôi sử dụng các phương pháp trong thống kê kinh tếnhằm đánh giá tình hình hoạt động cho vay và đưa ra các giải pháp phục vụcho quá trình nghiên cứu.

Phương pháp thu thập thông tin:

Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng, tiến hành thu thập các sốliệu, bảng báo cáo tài chính vềhoạt động cho vay.

Bên cạnh các dữliệu thứcấp thu được từnội bộNgân hàng, đềtài tiến hành thu thập thêm các dữliệu thứcấp bên ngoài như: sách báo, các websitecủa Chính phủ, các tổ chức và hiệp hội, các phương tiện truyền thông hay các nguồn thông tin thương mại,...Cụthể, từwebsite của Ngân hàng, các thông tin vềlịch sửhình thành, tình hình phát triển được cập nhật nhiều hơn. Các số liệu về dân số Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người được lấy từcác website của Liên Hợp Quốc, bộxây dựng,...

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Qua các dữ liệu thu thập được, tiếp tục thực hiện các công việc như phân tích tình hình,đánh giá hoạt động cho vay và đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động này.

Phương pháp điều tra định tính phỏng vấn các chuyên gia:

Thiết lập một bảng hỏi gồm các câu hỏi liên quan đến tình hình phát triển của Ngân hàng, các hạn chếcòn tồn tại đối với dịch vụ cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở. Đối tượng phỏng vấn là các ban lãnh đạo, các cấp quản lí, các nhân viên bộphận tín dụng của Ngân hàng. Qua đó, thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho đềtài nghiên cứu.

Trong đềtài này, tôi tiến hành điều tra 6 nhân viên tại Ngân hàng. Trong đó, có 1 giám đốc bộ phận khách hàng ưu tiên, đại diện cho phía ban lãnh đạo nhìn nhận về Ngân hàng. Còn 5 nhân viên là đội ngũ chuyên viên tín dụng, nhân viên cấp cao hoạt động trong bộphận tín dụng từ 1 năm trởlên, sẽcó những nhìn nhận và đánh giá chính xác tình hình cho vay của Ngân hàng. Tôi đã đưa danh sách phỏng vấn CBNV Ngân hàng vào phụlục của bài nghiên cứu. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, phía Ngân hàng rất bận cho các công việc cuối năm. Nên để phỏng vấn thuận tiện, tôi tiến hành in các câu phỏng vấn thành các bảng hỏi và phỏng vấn nhanh trực tiếp. Kết thúc quá trình phỏng vấn, tôi đã nhờ các anh/chị nhân viên xác nhận nội dung câu trảlời phỏng vấn để đảm bảo tính xác thực.

Nội dung cụthểcủa bảng hỏiđịnh tính gồm 2 phần:

Phần I: Thông tin vềthực trạng cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàởtại Ngân hàng.

Trong phần này, tôi thiết kế15 câu hỏi tựluận vềtình hình cho vay nhu cầu nhà ở, thếmạnh của Ngân hàng, các biện pháp thu hồi nợvà một sốgóp ý của đội ngũ cán bộnhân viên Ngân hàng nhằm đem lại hiệu quảkinh doanh tốt hơn.

Phần II: Thông tin cá nhân của đối tượng phỏng vấn.

Thông tin cá nhân gồm 3 câu hỏi giúp cho bảng hỏi mang tính xác thực hơn.

Phần này bao gồm họ tên, chức danh và thời gian mà cán bộ nhân viên đó đã gắn bó với Ngân hàng.

Phương phápso sánh:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Trên cơ sởcác sốliệu đã có, tiến hành so sánh và đưa ra các nhận định về tình hình cho vay tại Ngân hàng TMCP Maritime Bank Huế. Đầu tiên, lập và phân tích số liệu về doanh thu cho vay tiêu dùng từ năm 2015-2017, qua đó so sánh tình hình tăng giảm số liệu để đưa ra kết luận vềhoạt động cho vay tiêu dùng mà Ngân hàng đã thực hiện. Tiếp đến, tiến hành phân tích sâu vềcác sốliệu cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở trong giai đoạn 2015-2017 để đánh giá, so sánh được tình hình phát triển của hoạt động này. Đồng thời so sánh số lượng khách hàng đến sử dụng dịch vụ cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở qua các năm nhằm đánh giá được nhu cầu của khách hàng cũng như chất lượng hoạt động của Ngân hàng trong giai đoạn vừa qua. Cuối cùng, để đánh giá được hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở đạt hiệu quả như thế nào cần phải xem xét các số liệu về nợ quá hạn, nợ xấu trong cùng giai đoạn để đưa ra kết luận chặt chẽ hơn.

Phương pháp phân tích, tổng hợp:

Sử dụng phương pháp phân tích trong thống kê kinh doanh để phân tích các dữ liệu. Qua đó đánh giá, tổng hợp thành những vấn đề chủ chốt và đưa ra biện pháp tương ứng đểcải thiện tình hình hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ởtại Ngân hàng TMCP Maritime Bank Huế.

5. Bốcục đềtài

Trên cơ sởnhững mục tiêu cần giải quyết, đề tài được trình bày theo 3 phần, bao gồm:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quảnghiên cứu

Chương 1: Cơ sở khoa học về tín dụng Ngân hàng và hoạt động cho vay mua nhà và sửa chữa nhàởtại Ngân hàng Thương mại.

Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Thương mại cổphần Maritime bank, chi nhánh Huế.

Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụcho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàởtại Ngân hàng Thương mại cổphần Maritime Bank chi nhánh Huế.

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MARITIME

BANK CHI NHÁNH HUẾ

1.1 Khái niệm tổchức và hoạt động Ngân hàngThương mại 1.1.1. Khái niệm và phân loại Ngânhàng Thương mại

Khái niệm Ngân hàng Thương mại

Luật các tổchức tín dụng: NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. (Theo Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM).

Theo hướng đề tài nghiên cứu của mình, tôi xin được định nghĩa về Ngân hàng Thương mại như sau: NHTM là những tổ chức tín dụng bao gồm các hoạt động như nhận tiền kí thác, cung cấp dịch vụ thanh toán, cho vay với nhiều mục đích khác nhau... theo quy định của pháp luật.

Theo nghị định số 59/2009/NĐ-CP Ngày 16-07-2009 của Chính phủ) về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương mại. (Trích điều 5 chương 1 của Nghị định). Phân loại Ngân hàng Thương mại:

Dựa vào hình thức sở hữu:

Ngân hàng Thương mại Quốc doanh: Là Ngân hàng Thương mại được thành lập bằng 100% vốn ngân sách Nhà nước. Trong tình hình hiện nay để tăng nguồn vốn và phù hợp với xu thếhội nhập tài chính với thếgiới các NHTM quốc doanh Việt Nam đang phát hành trái phiếu để huy động vốn; đã và đang cổ phần hóa để tăng sức cạnh tranh với các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và các Ngân hàng Cổ phần hiện nay.

Các NHTM Quốc doanh gồm: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Bank for Agriculture and Rural Development); Ngân hàng công thương Việt

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

nam (Industrial and commercial Bank of Viet Nam – ICBV) gọi tắt là Vietinbank);

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Bank for Investement and Development of Viet Nam – BIDV); Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Bank for Foreign Trade of Viet Nam – Vietcombank); Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Housing Bank of Mekong Delta)

Ngân hàng Thương mại Cổ phần: Là Ngân hàng Thương mại được thành lập dưới hình thức công ty Cổphần. Trong đó một cá nhân hay pháp nhân chỉ được sởhữu một sốcổphần nhất định theo quyđịnh của Ngân hàngNhà nước Việt Nam. Gồm có:

NHTMCP Á Châu; NHTMCP Phương Đông; NHTMCP Đông Á; NHTMCP Quân đội; NHTMCP Hàng hải Việt Nam...

Ngân hàng liên doanh:Là Ngân hàng được thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là Ngân hàng Thương mại Việt Nam và bên khác là Ngân hàng Thương mại nước ngoài có trụ sở đặt tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật ở Việt Nam. Các Ngân hàng liên doanh gồm: INDOVINA BANK LIMITTED; SHINHANVINA BANK; VID PUBLIC BANK; VINASIAM BANK; Ngân hàng Việt Nga…

Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài: là Ngân hàng được thành lập theo pháp luật nước ngoài, được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam: CITY BANK; BANGKOK BANK; SHINHAN BANK; DEUSTCH BANK.

NHTM 100% vốn nước ngoài: là NHTM được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một NH nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ(NH mẹ). NHTM 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam: NHTNHH một thành viên ANZ; NHTNHH một thành viên Standard Chartered; NHTNHH một thành viên HSBC; NHTNHH một thành viên Shinhan; NHTNHH một thành viên Hongleo.

Dựa vào chiến lược kinh doanh

Ngân hàng bán buôn: là loại Ngân hàng chỉ giao dịch và cungứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp chứkhông giao dịch với khách hàng cá nhân.

Ngân hàng bán lẻ: là loại Ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: là loại Ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụcho cảkhách hàng doanh nghiệp lẫn khách hàng cá nhân.

Dựa vào tính chất hoạt động

Ngân hàng chuyên doanh: là loại Ngân hàng chỉ hoạt động chuyên môn trong một lĩnh vực như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…

Ngân hàng kinh doanh tổng hợp: là loại Ngân hàng hoạt động ở mọi lĩnh vực kinh tếvà thực hiện hầu như tất cảcác nghiệp vụmà một Ngân hàng có thể được phép thực hiện.

Theo mục 3, điều 87 Nghị định số 59/2009/NĐ-CP Ngày 16-07-2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM. Trách nhiệm của ngân hàng trong hoạt động ngân hàng:

Chịu trách nhiệm trước pháp luật vềtoàn bộhoạt động kinh doanh của mình.

Tuân thủ các quy định của Pháp luật trong tổchức, quản trịvà hoạt động ngân hàng.

Công bốcông khai tại nơi giao dịch các thông tin vềlãi suất tiền gửi và tiền vay, các mức phí, tỷgiá, thời gian giao dịch và các thông tin khác nếu ngân hàng thấy cần thiết.

Lưu giữ hệ thống dữliệu, sổsách tài chính kế toán đầy đủ theo đúng các chính sách và thông lệkếtoán nhằm giúp cơ quan giám sát ngân hàng đánh giá trung thực và hợp lý vềtình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

1.1.2. Các nghiệp vụkinh doanh chủyếu của Ngân hàng

Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, NHTM luôn ngày càng mở rộng, đa dạng các nghiệp vụkinh doanh. Từ đónâng cao chất lượng hoạt động và nâng tầm quan trọng của Ngân hàng trong các nghiệp vụnày.

1.1.2.1 Nghiệp vụvềnguồn vốn

Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng, là yếu tố nền tảng tạo điều kiện giúp Ngân hàng thực hiện các hoạt động giao dịch khác. Các nguồn vốn được NHTM thực hiện bằng cách huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi: vốn tự có của chủ sở hữu, các hoạt động gửi tiền của KHCN hay hộ gia đình... Quađó, ngân hàng thực hiện các nhiệm vụ như đầu tư, cho vay giúp cho hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quảvà thu được

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

lợi nhuận cao. Thành phần nguồn vốn của NHTM gồm: vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, vốn huy động, vốn đi vay, vốn tiếp nhận, vốn khác.

1.1.2.2 Nghiệp vụsửdụng vốn

Hoạt động kinh doanh này quyết định đến khả năng đem lại hiệu quả sinh lợi cho NHTM. Ngân hàng sửdụng khoản vốn huy động được đểthực hiện nghiệp vụcho vay. Phần lợi nhuận thu được là khoản chênh lệch lãi suất giữa vốn huy động và vốn cho vay. Bên cạnh lợi ích kinh tế của nội bộ ngân hàng, hoạt động này còn góp phần giúp xã hội ngày một phát triển hơn, cụthể: cho vay giúp mở rộng vốn đầu tư, gia tăng các hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống của người dân. Ngoài ra nguồn vốn còn đểdựtrữmột phần để đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng;đầu tư mua cổ phần, cổ phiếu, mua trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương,... đều góp phần mang lại thu nhập lớn và đáng kểcho ngân hàng.

1.1.2.3Nghiệp vụkhác

NHTM không chỉ thực hiện hoạt động huy động vốn, sửdụng vốn mà còn thực hiện các dịch vụ trung gian cho khách hàng nhằm nâng cao chất lượng và uy tín của ngân hàng trong nền kinh tế hiện nay. Ở hoạt động này, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian Thương mại nhằm thỏa mãn các nhu cầu của hai bên khách hàng vềnhững dịch vụcần thiết trong đời sống hàng ngày.Nước ta đang trong giai đoạn phát triểnđất nước theo nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủnghĩa, vì vậy nhu cầu, hành vi tiêu dùng của khách hàng ngày càng đa dạng và phức tạp. Để đáp ứng tốt hơn cho khách hàng thì việc đa dạng hóa các danh mục sản phẩm dịch vụ và nâng cao chất lượng là điều cực kì cần thiết. Các dịch vụ trung gian mà NHTM đem lại bao gồm:

Các dịch vụ thanh toán thu chi hộ cho khách hàng (chuyển tiền, thu hộ séc, dịch vụ cung cấp thẻtín dụng, thẻthanh toán...), nhận bảo quản các tài sản quí giá, các giấy tờ chứng thư quan trọng của công chúng, bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo uỷ nhiệm của khách hàng, kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc đá quý, tư vấn tài chính, giúp đỡcác công ty, xí nghiệp phát hành cổphiếu, trái phiếu…

Với nhịp sống bận rộn hôm nay, việc ngân hàng thực hiện các hoạt động trung gian Thương mại sẽ giúp cho khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức của mình. Các hoạt động: giữ hộ chứng từ, chi lương cho nhân viên, khấu trừ các khoản trả góp tự động,... thường xuyên xảy ra theo từng tháng. Nếu không có dịch vụ này, khách hàng sẽtốn nhiều thời gian và thủtục thanh toán phiền toái hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Xã hội ngày càng hiện đại, các ngân hàng luôn kịp thời nắm bắt và phát triển hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời giúp cho hệthống NHTM phát triển một cách toàn diện hơn. Cạnh tranh bằng con đường “phi giá” đang được tất cả các NHTM trong và ngoài nước áp dụng. Dịch vụ Ngân hàng càng phát triển càng cho ta thấy được sựphát triển nhanh chóng của một đất nước.

1.2 Tín dụng Ngân hàng

1.2.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng

Tín dụng là một hoạt động quan trọng của các NHTM. Tùy theo khía cạnh tương ứng của tín dụng mà định nghĩa về nó. Trong đềtài này, tín dụng được xem xét và đánh giá ở góc độcho vay tiêu dùng:

Dưới giác độ của NHTM, tín dụng được định nghĩa : “Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sửdụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận. Bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.”

Trong hệthống NHTM, khi tìm hiểu các hoạt động mà ngân hàng có không thể nào bỏqua hoạt động cho vay bởi đây chính là nguồn thu lại lợi nhuận cao. Đặc biệt đối với NHTM Việt Nam, hoạt động cho vay chiếm tỉ lệ rất lớn trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng. Có thể nói rằng, hoạt động cho vay là hoạt động chủ đạo trong hệ thống NHTM Việt Nam.

Nói tóm lại: Tín dụng là một hình thức cho vay, trong đó bên cho vay sẽ cung ứng một khoản tiền và bên đi vay thực hiện các điều kiện đã thỏa thuận giữa hai bên, sau một khoản thời gian nhất định tiến hành hoàn trảsốtiền đã vay kèm theo lãi suất đãđược bên cho vay đưa ra.

1.2.2 Phân loại tín dụng

1.2.2.1Dựa theo mục đích sửdụng tiền vay Cho vay tiêu dùng

Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng nhằm mục đích hỗ trợ những nhu cầu vềtiêu dùng, mua sắm TSCĐ mà khách hàng không đủkhả năng tựchi trả. Đây là hình thức đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng đang ngày càng tăng trong gần hai thập kỷ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

qua. Cho vay tiêu dùng không những giúp khách hàng giải quyết những vấn đề cấp bách trong cuộc sống mà còn là phương tiện cải thiện đời sống trong khi họ chưa có khả năng chi trả. Hình thức phổ biến nhất của hoạt động này là cho vay trả góp, loại hìnhđược áp dụng thành công ở các nước phát triển. Khi khách hàng có nhu cầu mua sắm hay xây dựng nhà cửa mà tài khoản hiện có không đủ chi trả 100% thì việc sử dụng gói cho vay giúp cho khách hàng dễ dàng đáp ứng mong muốn của mình. Điều này cũng giúp việc tiêu thụ hàng hóa trong nước ta trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn, góp phần kích thích các hoạt động sản xuất phát triển. Qua đó, ngân hàng phát triển hơn và thu vềcác nguồn lợi nhuận đáng kể.

Cho vay mục đích kinh doanh

Mục đích cho vay kinh doanh của ngân hàng nhằm hỗ trợ các khoản vốn cho những doanh nghiệp có nhu cầu vay. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể đáp ứng những vấn đề cần thiết trong phát triển kinh doanh, mở rộng sản xuất, nâng cao cơ sở hạ tầng,... Tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp, các ngân hàng đưa ra các điều kiện, phương thức cho vay và cách thức trảnợphù hợp theo doanh thu của doanh nghiệp. Có thể chia hình thức cho vay kinh doanh thành 3 tiêu thức: cho vay doanh nghiệp sản xuất; cho vay thương mại hoặc cho vay theo ngành nghềkinh tế.

1.2.2.2 Dựa theo thời hạn cho vay Cho vay ngắn hạn

Thời hạn cho vay của loại hình này là dưới 12 tháng. Mục đích vay để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động hoặc đáp ứng nhu cầu dùng vốn ngắn hạn của nhà nước, doanh nghiệp, hộsản xuất.Các trường hợp được cho vay ngắn hạn gồm:

Nhà nước cần vay để đáp ứng những chi tiêu của nhà nước. Cụ thể, ngân hàng tiến hành mua trái phiếu do kho bạc phát hành.Đối với loại vay này, khả năng hoàn trả của nhà nước rất cao song vẫn có trường hợp nhà nước mất khả năng thanh toán khi đến hạn.

Các tổchức tài chính cần vay để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Một số công ty chứng khoán sửdụng khoản vay này đểphân phối chứng khoán cho công ty phát hành.

Các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đa sốcác khoản vay này phải có thếchấp hay cầm cốtài sản của doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Ngân hàng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vay.

Ngân hàng tài trợcho vay vào các công trình xây dựng và phát triển đô thị.

Ngân hàng cho người tiêu dùng vay.

Cho vay trung và dài hạn

Theo quy định hiện nay của NHNN Việt Nam, cho vay trung và ngắn hạn có thời hạn từ1-3 năm trở lên. Mục đích của loại tín dụng này được sửdụng để mua sắm trang thiết bị, xây dựng nhàở, đổi mới hoặc cải tiến các thiết bịkĩ thuật hay là mua các công nghệkhoa học của nước phát triển,... Các trường hợp cụthểcần vay trung và dài hạn gồm:

Nhà nước có nhu cầu vay trung và dài hạn vào mục đích đầu tư phát triển.

Các doanh nghiệp được ngân hàng tiến hành mua trái phiếu trung và dài hạn giúp cho doanh nghiệp hình thành các TSCĐ.

Trong nông nghiệp: Ngân hàng cho vay để đầu tư vào việc mua các máy móc, công cụphục vụcho hoạt động sản xuất như: máy cắt, máy cày, máy bơm nước hay hỗ trợvốn cho hoạt động nuôi trồng thủy hải sản,...

Đối với nhu cầu tiêu dùng: khách hàng cần các khoản vay này vào mục đích mua sắm TSCĐ như xây nhà; mua xe máy, xe ô tô; các thiết bị gia đình như máy giặt, tủlạnh,...

Cuối cùng, điều kiện để vay được ngân hàng tiến hành thẩm định thông qua việc kiểm tra vềmục đíchvay chính xác hay không, khả năng chi trảcủa người vay, và một sốhồ sơ về các cá nhân liên quan trực tiếp đến người vay nhằm hạn chếcác rủi ro có thểxảy ra.

1.2.2.3 Dựa theo hình thức đảm bảo của các khoản vay

Trên cơ sở đánh giá mức độtín nhiệm của ngân hàng đối với các khách hàng có nhu cầu vay tín dụng, có thểchia hình thức đảm bảo vay thành 2 loại:

Cho vay có đảm bảo

Là loại hình cho vay mà song song với việc ngân hàng cungứng khoản vay, khách hàng cần phải đưa ra tài sản thếchấp dưới sựcam kết của bên thứba. Mục đích của quá trình này ngân hàng tiến hành xửlý các tài sản đã thếchấp khi khách hàng mất khả năng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

thanh toán hay vi phạm hợp đồng vay vốn đểthu hồi vốn.Cho vay có đảm bảo, nguồn thu nợ được ngân hàng thu lại từtiền lương của khách hàng, các khoản thu nhập khác. Khi nguồn thu nhập của khách hàng không đảm bảo đủ điều kiện chi trả, ngân hàng sẽ thiết lập thêm chínhsách pháp lý để có cơ sởthu nợtừtài sản đảm bảo.

Cho vay không có đảm bảo

Là loại hình cho vay mà không cần có tài sản thếchấp hoặc sựbảo lãnh của bên thứba. Quá trình cho vay chỉ dựa vào uy tín của chính bản thân khách hàng. Tuy nhiên, khi ngân hàng cho vay với hình thức này, sẽ có điều kiện ràng buộc kèm theo như:

không được giao dịch với ngân hàng nào khác, các hoạt động kinh doanh của khách hàng đều diễn ra dưới sựquản lý của ngân hàng. Qua đó, ngân hàng kiểm soát được tình hình tài chính của người vay nhằm kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý thu hồi vốn khi có sự cố xảy ra. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ áp dụng hình thức cho vay này đối với các khách hàng giao dịch lâu năm, khách hàng có uy tín hay có tham gia góp vốn.

1.2.2.4 Dựa theo hình thức hình thành khoản vay Cho vay trực tiếp

Đây là hình thức cho vay mà đa số các ngân hàng đã áp dụng. Khoản vay này được khách hàng trực tiếp đến ngân hàng và làm thủ tục xin vay vốn. Sau khi hai bên thỏa thuận và kí kết hợp đồng cho vay, khách hàng sẽ nhận được số tiền tương ứng trực tiếp từphía ngân hàng.

Cấp vốn (1)

Thanh toán nợ (2)

Hình 1.1: Mô hình cho vay trực tiếp

( Nguồn: trích giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại của PGS.TS Lê Văn Tềvà cộng sự, Trang 141)

Ngân hàng Khách hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Cho vay gián tiếp

Hình thức vay này diễn ra thông qua tổ chức trung gian. Ngân hàng cho vay thông qua các tổchức, các hội ở địa phương... Các tổ chức này hình thành nhằm mục đích giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi của nhau. Vậy nên, thông qua các tổ chức trung gian, ngân hàng tiến hành cho vayđểphát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Cấp tín dụng (1)

Thanh toán nợ (2)

Hình 1.2: Mô hình cho vay gián tiếp

( Nguồn: trích giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại của PGS.TS Lê Văn Tềvà cộng sự, Trang 142)

1.3 Hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ởtại Ngân hàng Thương mại

1.3.1Khái niệm hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàở

Cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàở là một sản phẩm của cho vay tiêu dùng. Trong đó, khách hàng sửdụng khoản vay vào mục đích hỗ trợ thêm vềmặt kinh tế đểmua nhà, xây dựng hoặc sửa chữa nhàở.

1.3.2 Sựcần thiết hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàở Đối với khách hàng

Đối với mỗi cá nhân trong xã hội, nhu cầu về nhà ở là điều hoàn toàn cần thiết, đó cũng là yếu tố cấp bách đối với mỗi gia đình. Tuy nhiên, để có được một căn nhà phù hợp với mong muốn của mình là một chuyện khó giải quyết trong thời gian ngắn. Các cá nhân cần phải lao động, tích lũy đồng thời phải ở tạm bợ tại các căn nhà kém chất lượng, thiếu thẩm mỹ. Nhận biết được tình hìnhđó, các ngân hàng

Ngân hàng

Khách hàng nhận vốn vay

Người thanh toán nợ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

cho ra đời sản phẩm dịch vụ cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân về nhà ở. Cụ thể, khách hàng vay mượn tại ngân hàng sẽ có điều kiện để mua nhà, xây mới hoặc sửa chữa nhà ở mà không cần có đủ 100% số vốn của mình. Hoạt động này giúp cho khách hàng có cuộc sống ổn định, dễ dàng phát triển bản thân trong quá trình trảlại khoản tiền đã vay mượn.

Đối với Ngân hàng

Hình thức cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở là một trong những danh mục sản phẩm góp phần đa dạng hóa danh mục các sản phẩm cho vay, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Sự ra đời của gói cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở đã đáp ứng được nhu cầu cần thiết của đa số khách hàng. Từ đó, ngân hàng có được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường, nhanh chóng đưa các dịch vụ khác đến khách hàng, phát triển chất lượng hoạt động Ngân hàng hơn.

Đối với xã hội

Cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở giúp cho người dân có môi trường sinh sống chất lượng, an toàn.Là cơ sở để “an cư, lạc nghiệp”. Một xã hội phát triển lành mạnh khi cuộc sống người dân được nâng cao, từ đó thúc đẩy các hoạt động kinh tế, sản xuất có hiệu quả hơn.

1.3.3Các đặc điểm của cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàở

Giá trị khoản vay: cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở là gói vay chiếm giá trịrất lớn so với các danh mục gói vay khác.

Thời hạn vay: thông thường, thời hạn cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàở giao động trong khoảng thời gian từ1-20 năm.

Tài sản đảm bảo: để đảm bảo chi trả cho khoản vay, khách hàng thường thế chấp tài sản có giá trị tương đương khác. Điều này được kí kết thông qua sựthỏa thuận của hai bên trong quá trình vay mượn.

Rủi ro: rủ ro của gói cho vay này rất cao. Khi khách hàng mất việc, mất khả năng tạo ra kinh tếdẫn đến việc trảtiền không đúng hạn, không thểchi trảlãi hoặc nợ gốc hoặc cả hai. Ngân hàng sẽbị tổn thất chi phí và giảm hiệu quảhoạt động về loại hình sản phẩm dịch vụnày.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Lãi suất: lãi suất sản phẩm cho vay này thường rất cao, và đượcđiều chỉnh theo từng năm dựa vào biến động của thị trường. Tại Ngân hàng Maritime Bank Huế lãi suất của dịch vụcho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàở là 15%/ năm.

Phương thức hoàn trả: hình thức trả góp được áp dụng cho khoản vay này. Có 2 cách đểhoàn trả:

Cho vay trảgóp, gốc và lãi trảhàng tháng.

Trảlãi hàng tháng, gốc trả theo định kỳ.

Các hình thức hoàn trả này giúp Ngân hàng hạn chếrủi ro và các tổn thất trong quá trình cho vay.

1.3.4 Nguyên tắc cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàở Phải sửdụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng

Điều này giúp Ngân hàng có thể kiểm soát chặt chẽ số tiền đã cho vay. Ngân hàng kịp thời xửlý khi khách hàng sử dụng số tiền vay vào mục đích khác, hoặc làm điều trái với pháp luật.

Cam kết hoàn trả đủsốtiền cảgốc lẫn lãi trong thời gian đã thỏa thuận

Nguồn vốn mà tín dụng có được chủ yếu nhờ vào hoạt động huy động vốn từ các cá nhân, doanh nghiệp trong thời hạn nhất định. Do vậy, các khoản vay cần được thu hồi đúng hạn đểNgân hàng tiến hành thanh toán lại cho các cá nhân, doanh nghiệp đã huy động trước đó. Từ đó, đảm bảo được quy trình hoạt động của Ngân hàng luôn ổn định và phát triển.

Các điều kiện cho vay phải được hai bên thực hiện theo quy định của pháp luật Hợp đồng cho vay được soạn thảo trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích cho bên đi vay, bên cho vay và cảxã hội.

1.3.5 Các yếu tố tác động tới hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàở

Yếu tốchủquan

Định hướng chiến lược phát triển của Ngân hàng: đây là nguồn gốc của sựhình thành gói sản phẩm dịch vụcho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàở. Khách hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

không được đáp ứng các nhu cầu vềvay vốn nếu Ngân hàng không đưa ra quyết định phát triển chiến lược này. Về phía Ngân hàng, ban quản lý đưa ra các kếhoạch triển khai chiến lược thu hút sự chọn lựa của khách hàng đến với dịch vụ cho vay tại Ngân hàng. Từ đó, dịch vụ cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở có điều kiện để phát triển đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng dịch vụcác danh mục sản phẩm.

Năng lực tài chính của Ngân hàng: là yếu tố đầu tiên các ban lãnh đạo của Ngân hàng cần xem xét khi quyết định phát triển hoạt động cho vay. Một số yếu tố quan trọng cần xét như: vốn chủsở hữu, các chỉ tiêu về tăng trưởng doanh số qua các năm, tỷlệnợquá hạn trong tổng số dư nợ, lợi nhuận từcác hoạt động mang lại, số lượng tài sản thanh khoản. Khi Ngân hàng có vốn chủsởhữu cao, mức độ tăng trưởng vềdoanh sốlớn, tỷlệnợ xấu giảm qua các năm, lợi nhuậntăng thì lúc đó có thể nói rằng Ngân hàng có thế mạnh về tài chính. Điều này tạo cơ hội cho các hoạt động của Ngân hàng được chú trọng phát triển, trong đó có hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàở. Ngược lại, khi Ngân hàng không có sức mạnh vềtài chính, các hoạt động không được chú trọng để phát huy thì hoạt động cho vay sẽ không có điều kiện phát triển và mởrộng.

Chính sách cho vay của Ngân hàng: chính sách là chuỗi các chủ trương, định hướng, quy định được đưa ra nhằm quản lý tốt hơn nguồn vốn cho vay. Đây cũng là tiêu chuẩn làm cơ sở giúp nhân viên đưa ra các quyết định trong vay vốn. Chính sách cho vay thường bao gồm: hạn mức cho vay, loại hình cho vay, điều kiện về tài sản đảm bảo, kỳ hạn vay, cách thức thanh toán, biện pháp xử lý với các trường hợp vay quá thời hạn, vay quá hạn mức. Trong môi trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, Ngân hàng luôn cần phải linh động đa dạng hóa mức lãi suất vay theo từng nhóm đối tượng khách hàng, thời hạn cho vay cũng phải phù hợp với khả năng của người vay,... khi đó mới thu hút được khách hàng đến với sản phẩm của chính Ngân hàng. Nói tóm lại, các chính sách cho vay quyết định rất nhiều vào việc mở rộng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàởtại Ngân hàng.

Số lượng, trình độcủa nhân viên: một yếu tố không kém phần quan trọng trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay là đội ngũ nhân viên tín dụng. Họ là những người trực tiếp làm việc với khách hàng. Khi nhân viên thể hiện được mình là một người có trình độ tốt, khả năng hiểu biết cao và nắm bắt được tâm lý người vay giúp việc thực hiện giao dịch diễn ra tốt hơn. Cũng từ những yếu tố đó, khách hàng sẽluôn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

tin tưởng vào cách làm việc của nhân viên. Đây là con đường dẫn khách hàng đến với sự phục vụ của Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cần bố trí số lượng nhân viên tín dụng hợp lý để mọi công việc được diễn ra tốt hơn, đảm bảo cho những hoạt động khác của Ngân hàng không bị ảnh hưởng.

Khả năng quản lý và cơ sở khoa học công nghệ của Ngân hàng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay. Khi Ngân hàng sửdụng các công nghệhiện đại thì quá trình giao dịch sẽ đem lại sựhài lòng cho khách hàng, các tiện ích được nâng cao hơn. Không những thế, việc Ngân hàng sửdụng các công nghệgiúp quản lý danh sách khách hàng dễ dàng hơn và mang tính bảo mậtcao hơn.

Yếu tốkhách quan

Môi trường kinh tế: Một môi trường phát triển thịnh vượng, lành mạnh kéo theo đời sống cá nhân được nâng cao. Nhu cầu của con người cũng tăng theo chiều hướng phát triển này. Từ đó, xuất hiện hành động vay tiền để đáp ứng trước những mong muốn của bản thân khi chưa có đủ điều kiện tài chính. Họ tin rằng, nền kinh tế tương lai sẽphát triển hơn, khả năng lao động tốt hơn, là lý do tài chính trong tương lai luôn đủ để chi trả cho mỗi khoản vay hiện tại. Ngược lại, khi nền kinh tế kém ổn định, người dân luôn có các hành vi hạn chế về chi tiêu dẫn đến các hoạt động của Ngân hàng cũng hạn chế.

Môi trường văn hóa – xã hội: văn hóa của một xã hội ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen sửdụng các sản phẩm của Ngân hàng. Việt Nam được cho là một xã hội có tiềm năng về tiêu dùng. Đây là cơ hội giúp Ngân hàng đưa ra các chiến lược, định hướng thu hút khách hàng đến với sản phẩm dịch vụcho vay.

Môi trường chính trị - pháp luật: tất cảcác hoạt động của mỗi cá nhân, tập thể hay tổchức trong xã hội đều phải tuân theo những chuẩn mực của hệthống pháp luật.

Điều này tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho Ngân hàng khi hệthống pháp luật đưa ra các quy định, điều khoản làm khung tham chiếu cho mọi hoạt động của mỗi Ngân hàng.

Khách hàng: là nhân tốquan trọng tham gia vào các hoạt động của Ngân hàng, trong đó có hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở. Trước khi quyết định cho khách hàng vay hay không, Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra khả năng thu nhập của khách hàng, sau đó mới đưa ra mức cho vay phù hợp. Điều này cũng dễhiểu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

bởi khi khách hàng có nguồn thu nhậpổn định và có khả năng phát triển thì Ngân hàng tiến hành thanh toán khoản nợdễdàng và nhanh chóng.

1.4 Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàở

Thông qua các số liệu thu thập được từ phòng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Maritime Bank Huế, tiến hành phân tích các số liệu thống kê theo các kỳhoạt động:

Chỉ tiêu tăng trưởng cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhàở

Doanh số cho vay là tổng số tiền Ngân hàng thu về được khi “ bán” sản phẩm cho vay. Số tiền này bao gồm tiền cho vay và mức tiền lãi Ngân hàng đã quy định trong quá trình vay.Đây cũng là cơ sở đánh giá quy mô cho vay của một Ngân hàng.

Mức độ tăng trưởng tuyệt đối = doanh số CV năm nay – doanh số CV năm trước.

Doanh số CV năm nay Tốc độ tăng trưởng doanh số= --- - 1

Doanh số CV năm trước

Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn (%): phản ánh dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng.

Tổng dư nợ

Tỷlệ dư nợtrên tổng nguồn vốn = --- x 100%

Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu dư nợtrên tổng vốn huy động (%): cho biết tỷtrọng đầu tư vào hoạt động tín dụng của Ngân hàng chiếm tỷlệbao nhiêu % trong tổng vốn huy động.

Tổng dư nợ

Tỷlệ dư nợtrên tổng vốn huy động = ---x 100%

Tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu quay vòng vốn cho vay (vòng): phản ánh tình hình luân chuyển vốn cho vay. Tỷ lệ vòng quay vốn càng lớn cho thấy tình hình quản lý vốn càng tốt, chất lượng càng cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Doanh sốcho vay Vòng quay vốn = ---

Dư nợbình quân

Các chỉtiêu thu nhập từhoạt động cho vay

Tỷ trọng thu lãi từCV so với tổng lãi thu: khi tỷ trọng này tăng, cho thấy thu nhập từhoạt động cho vay góp phần quan trọng trong tỉlệlợi nhuận của Ngân hàng.

Thu lãi CV

Tỷtrọng = --- x 100%

Tổng lãi thu

Lợi nhuận trước thuếCV

Khả năng sinh lời = --- x 100%

Doanh thu thuần CV

Tỷlệ nợ quá hạn: “ nợquá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn” (theo quyết định 493/2005/QĐ –NHNN). Khi tỷlệnợ quá hạn cao thì rủi ro mà Ngân hàng gặp phải cũng tương ứng với tỷlệnày.

Số dư nợquá hạn

Tỷlệnợquá hạn = --- x 100%

Tổng dư nợ

Tỷlệnợxấu: là những khoản nợ mà Ngân hàng liệt kê vào danh sách khoản nợ khó đòi. Sauđó, tiến hành đề ra các hướng giải quyết phù hợp.

Nợxấu CV

Tỷlệnợxấu = --- x 100%

Tổng dư nợ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, XÂY MỚI VÀ SỬA CHỮANHÀỞ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN MARITIME BANK CHI NHÁNH HUẾ

1.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Maritime Bank Huế 2.1.1 Lịch sửhình thành và phát triển

1.1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCP Maritime Bank Việt Nam

Hình 2.1 Logo và slogan của Ngân hàng Maritime Bank

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Maritime Bank Huế) Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH - GP ngày 08/06/1991 của thống đốc NHNN Việt Nam.

Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phốCảng Hải Phòng, ngay sau khi pháp lệnh vềNHTM, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình NHCP còn chưa ngã ngũ và Maritime Bank đã trở thành một trong những NHTMCP đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam...

Năm 2005, Ngân hàng chính thức chuyển Hội sở lên Hà Nội, mở đầu một giai đoạn phát triển mới với phạm vi hoạt động được mở rộng đáng kể. Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thếkỉ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếViệt Nam.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 1997 – 2000 là giai đoạn thửthách cam go nhất của Maritime Bank. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệChâu Á, Ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh của mình, Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽtừ năm 2005.

Sau 27 năm không ngừng phát triển, Maritime Bank hiện đã vươn tới vị trí là một trong 5 NHTMCP lớn nhất tại Việt Nam, sau khi chính thức nhận sát nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kong ngày 12/8/2015, với giá trị tổng tài sản 123.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 11.750 tỷ đồng, mạng lưới gần 300 chi nhánh, phòng giao dịch và gần 500 máy ATM trên toàn quốc.

Với tầm nhìn chiến lược trở thành Ngân hàng TMCP tốt nhất Việt Nam, Maritime Bank đã xác định sứ mệnh quan trọng là xây dựng một Ngân hàng tốt đến mức ai cũng muốn tham gia và không ai muốn rời bỏ. Dựa trên 3 thế mạnh nền tảng:

tiềm lực tài chính vững mạnh, mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch rộng khắp và đội ngũ nhân viên thân thiện, gắn kết. Chiến lược nền tảng của Ngân hàng là tiếp tục phát huy tối đa lợi thếcạnh tranh sẵn có để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, cổ đông, nhà cung cấp, cộng đồng và tập thể CBNV của Ngân hàng trong mỗi việc Ngân hàng thực hiện.

1.1.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCP Maritime Bank chi nhánh Huế

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Huế được thành lập ngày 18/03/2011 theo quy mô chi nhánh cấp I của Ngân hàng Maritime Bank.Đây là điểm giao dịch thứ142 của Maritime Bank trên toàn hệthống. Sau gần 1 năm hoạt động, Maritime Bank Huế đã phát triểnổn định và hiệu quả, được đánh giá là Ngân hàng uy tín của người dân địa phương. Tính đến cuối tháng 11/2011, Maritime Bank Huế đã phục vụ gần 2000 khách hàng doanh nghiệp, cá nhân sửdụng các sản phẩm dịch vụcủa Ngân hàng, tổng huy động vốn ước đạt gần 500 tỷ đồng. Kết quả đạt được này cho thấy sựtín nhiệm của khách hàng tại địa bàn Thành phốHuếvà các vùng lân cận ngày càng cao.

Nhận thấy được vai trò quan trọng của Thừa Thiên Huế trong việc làm cầu nối giữa hai miền Bắc– Nam, được xác định là một trong bốn tỉnh thuộc vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung với nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó công nghiệp và du lịch–dịch vụchiếm khoảng 78% trong GDP; nhu cầu vềcác sản phẩm, dịch vụNgân hàng trong quá trình phát triển rất cao. Vậy nên, Ban lãnhđạo Maritime Bank đã

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

quyết định thành lập chi nhánh tại địa bàn TP Huế. Dựa trên cơ sởcủa các nghiên cứu về thị trường, Maritime Bank Huế đã tập trung vào các lĩnh vực hoạt động sau: huy động vốn ngắn hạn, huy động vốn trung và dài hạn từcác tổchức, cá nhân; cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn đối với các tổchức và cá nhân; chiết khấu giấy tờ có giá; hùm vốn liên doanh và mua cổ phần theo quy định của pháp luật; thực hiện dịch vụ thanh toán;

thực hiện kinh doanh ngoại tệ; thanh toán quốc tế; bảo lãnh; thực hiện chuyển tiền, nhận tiền qua Western Union; dịch vụgiữhộvà kinh doanh vàng miếng SJC...

Đểmởrộng và phát triển các dịch vụ đảm bảo chất lượng trong môi trường khang trang hơn, vào ngày 12/12/2011 Ban lãnhđạo của Maritime Bank đã chuyển đổi trụsởsang một địa điểm mới rộng rãi và phù hợp hơn tại 14B Lý Thường Kiệt, Phường Vĩnh Ninh, TP Huế. Còn trụsởcũ vẫn sẽtiếp tục hoạt động trên phương diện phục vụkhách hàng.

Cơ cấu tổchức và chức năng của các phòng ban Cơ cấu tổchức

Hình 2.2: Cơ cấu tổchức Ngân hàng Maritime Bank chi nhánh Huế ( Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân Maritime Bank chi nhánh Huế)

Giám đốc chi nhánh

Phó Giám đốc

GĐ TT KHDN GĐ TT Hỗ

Trợ GĐ TT

KHCN

Phòng kế toán

Phòng DVKH Phòng hành

chính

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Chức năngvà nhiệm vụcủa các phòng ban

Ban giám đốc : gồm có giám đốc và phó giám đốc

Giám đốc: là người thay mặt hội đồng quản trị chịu trách nhiệm, trực tiếp điều hành mọi hoạt động Ngân hàng. Giám đốc chỉ đạo điều hành nghiệp vụkinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được ủy quyền, được phép ủy quyền cho nhân viên thay mình ký kết, điều hành hoạt động của Ngân hàng, thường

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đưa ra các khái niệm về ngân hàng thương mại, theo Luật tổ chức tín dụng (TCTD) khoản 1 và khoản 7 Điều 20 năm 2010 đã xác

+ Đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ thẻ: Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, phổ biến hoạt động dịch vụ thẻ đến với quần chúng nhân dân đã được cơ quan nhà nước , cơ

Do đó, việc CBTD đa phần là những người trẻ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn khi xử lý những hồ sơ vay mua BĐS, dẫn đến có những hợp đồng vay kéo dài nhiều ngày

Do đó, phát triển TDCN là một bước đi rất cần thiết đối với ngân hàng Vietcombank chi nhánh Huế nhằm tăng cường sự hiện diện, gia tăng thị phần, phân tán rủi ro trong

Nhận thức được điều này, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Xuân (Ngân hàng BIDV Phú Xuân) đang ngày một hoàn thiện công tác

Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán

Việc phân tích và thẩm định được thực hiện trước, trong và sau khi cho khách hàng vay là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi khoản cho vay nhằm đảm bảo tính chính xác, tính

Với vai trò này tín dụng ngân hàng đã thực hiện chức năng phân phối lại vốn tiền tệ để đáp ứng yêu cầu tái sản xuất xã hội - cơ sở khách quan để hình thành chức năng