• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo dục công dân 7 Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội | Giải GDCD lớp 7 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo dục công dân 7 Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội | Giải GDCD lớp 7 Chân trời sáng tạo"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội

Mở đầu trang 52 Bài 10 GDCD lớp 7: Em hãy quan sát và kể tên các loại tệ nạn xã hội được thể hiện trong các bức tranh sau:

Trả lời:

- Tranh 1: Tệ nạn ma túy

- Tranh 2: Tệ nạn cờ bạc (Đánh bài ăn tiền) - Tranh 3: Tệ nạn rượu bia

- Tranh 4: Tệ nạn cờ bạc (Chọi gà ăn tiền) 1.

Câu hỏi trang 53 GDCD lớp 7: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1:

1/ Anh T đã vướng phải những loại tệ nạn xã hội nào?

(2)

2/ Nguyên nhân nào khiến anh T vướng phải tệ nạn xã hội đó?

Trường hợp 2:

1/ V đã vướng phải những loại tệ nạn xã hội nào?

2/ Theo em, tệ nạn xã hội là gì và dẫn đến hậu quả như thế nào?

Trả lời:

- Trường hợp 1:

1/ T đã vướng phải tệ nạn rượu bia, tệ nạn cờ bạc.

2/ Nguyên nhân khiến anh T vướng phải tệ nạn xã hội là do chuyện làm ăn gặp thất bại lại chịu những lời khích bác của mọi người khiến a T buồn bã, chán nản và xa vào tệ nạn xã hội.

- Trường hợp 2:

1/ V đã vướng phải tệ nạn xã hội rượu chè, ma túy.

2/ Khái niệm và hậu quả của tệ nạn xã hội

+ Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu đến mọi mặt của đời sống.

+ Hậu quả của tệ nạn xã hội: Ảnh hưởng đến sức khỏe, làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, dễ vi phạm pháp luật; làm cạn kiệt tài chính và làm tan vỡ hạnh phúc gia đình; làm suy thoái giống nòi, rối loạn trật tự, …

2. Em hãy đọc các ý kiến sau đây và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi 1 trang 54 GDCD lớp 7: Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?

Trả lời:

+ Em không đồng ý với ý kiến a) vì bất kì ai cũng có thể vướng vào các tệ nạn xã hội.

+ Em không đồng ý với ý kiến b) vì đánh bài ăn tiền là một tệ nạn xã hội gây ra rất nhiều hệ quả.

(3)

+ Em không đồng ý với ý kiến c) vì thuốc lá không giúp chúng ta thể hiện bản lĩnh, mà nó còn gây ra nhiều tác hại về sức khỏe cũng như là nguồn cơn gây ra các tệ nạn xã hội khác.

+ Em không đồng ý với ý kiến d) vì sức cám dỗ của ma túy rất lớn, nếu thử một lần sẽ có những lần tiếp theo.

+ Em đồng ý với ý kiến đ) vì bất kì trò chơi điện tử nào cũng tạo ra cảm giác vui vẻ, hứng thú lúc ban đầu. Tuy nhiên khi chơi với tần suất dày và nhiều khiến cho bản thân người chơi rơi vào trạng thái nghiện, không thoát khỏi game được.

+ Em không đồng ý với ý kiến e) vì nếu như học sinh không bị xử lí kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật và vẫn tiếp tục sa vào các tệ nạn xã hội. Đối với lứa tuổi học sinh, nếu vướng vào tệ nạn xã hội thì sẽ có biện pháp xử lí hoặc cảnh cáo tương ứng với hành vi.

Câu hỏi 2 trang 54 GDCD lớp 7: Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở có thể vướng vào các loại tệ nạn xã hội nào?

Trả lời:

Lứa tuổi học sinh THCS có thể vướng vào các loại tệ nạn xã hội:

+ Tệ nạn ma túy

+ Tệ nạn cờ bạc dưới nhiều hình thức: đánh bài ăn tiền, cá cược bóng đá, chọi gà ăn tiền, …

+ Tệ nạn rượu bia…

Luyện tập (Trang 54, 55)

Luyện tập 1 trang 54 GDCD lớp 7: Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các câu ca dao, tục ngữ sau đây:

Trả lời:

- Câu ca dao số 1:

(4)

+ Cờ bạc là một thói hư tật xấu của con người gây ra những tác hại ghê gớm cho bản thân và gia đình xã hội về mọi mặt. Đây chính là một tệ nạn đang gây bức xúc trong đời sống của con người.

+ Câu ca dao trên muốn nói lên tác hại của cờ bạc đối với con người. Nói cờ bạc như bác thắng bần ở đây có nghĩa là cờ bạc có hại rất lớn tới bản thân mỗi người chúng ta, dính đến cờ bạc thì chúng ta nghèo khổ bần cùng suốt đời.

- Câu tục ngữ: “Bói ra ma, quét nhà ra rác”: muốn nhắc nhở chúng ta cần tỉnh táo trong bất cứ vấn đề gì. Theo đó, phê phán những người mê tín dị đoan. Quá coi trọng việc bói toán và coi đó là chỗ dựa tinh thần cho mình.

Luyện tập 2 trang 55 GDCD lớp 7: Theo em, hành vi nào dưới đây là tệ nạn xã hội? Vì sao?

Trả lời:

- Hành vi tổ chức đánh bạc, hút thuốc lá điện tử, cá độ bóng đá là những tệ nạn xã hội.

- Vì đó là những hành vi vi phạm pháp luật, gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Luyện tập 3 trang 55 GDCD lớp 7: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Vì sao Q vướng vào tệ nạn xã hội?

Trả lời:

Q vướng vào tệ nạn xã hội là do sự nuông chiều quá mức và buông lỏng con cái từ phía bố mẹ.

Luyện tập 4 trang 55 GDCD lớp 7: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Học sinh vướng vào tệ nạn xã có thể dẫn đến hậu quả gì?

Trả lời:

Hậu quả:

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần + Dễ vi phạm pháp luật

+ Rối loạn về hành vi

(5)

+ Ảnh hưởng đến kết quả học tập và mối quan hệ với mọi người.

+ Rơi vào lối sống buông thả.

Vận dụng (Trang 55)

Vận dụng 1 trang 55 GDCD lớp 7: Em hãy lập bảng liệt kê tác hại của tệ nạn xã hội mà em biết. Từ đó, rút ra bài học để chia sẻ cùng bạn nhằm tránh xa tệ nạn xã hội.

Trả lời:

Gợi ý: Bảng liệt kê dưới đây Số

thứ tự

Loại tệ nạn xã hội

Hậu quả

1 Ma túy - Đối với người vướng vào tệ nạn xã hội:

+ Gây tổn hại về hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, hệ thần kinh, nghiện ma túy dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động.

+ Rối loạn hành vi.

+ Dễ vi phạm pháp luật.

- Đối với gia đình của người vướng vào tệ nạn xã hội:

+ Cạn kiệt tài chính

+ Gia đình không hạnh phúc.

- Đối với xã hội:

+ Suy giảm sức lao động xã hội.

+ Rối loạn trật tự.

(6)

Vận dụng 2 trang 55 GDCD lớp 7: Em hãy làm một sản phẩm trang trí nhằm tuyên truyền về nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội.

Trả lời:

- Hình thức thể hiện:

+ Vẽ tranh;

+ Kshẩu hiệu truyền miệng, …

Em hãy quan sát và kể tên các loại tệ nạn xã hội được thể hiện trong các bức tranh sau: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở có thể vướng vào các loại tệ nạn xã hội nào? Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các câu ca dao, tục ngữ sau đây: Theo em, hành vi nào dưới đây là tệ nạn xã hội? Vì sao? Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Vì sao Q vướng vào tệ nạn xã hội? Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Học sinh vướng vào tệ nạn xã có thể dẫn đến hậu quả gì? hội. Em hãy làm một sản phẩm trang trí nhằm tuyên truyền về nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Em đồng ý với cách giải quyết mẫu thuẫn giữa hai nhân vật này vì giáo sư A-rô-nắc đã rất khéo léo trong việc trả lời câu hỏi của Nét, đồng thời ông cũng gợi mở ra một

- Dân cư phân bố không đồng đều giữa các quốc gia và khu vực do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác nhau.. Các đô thị lớn ở châu Á thường tập

Luyện tập 2 trang 15 GDCD lớp 7: Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện theo yêu cầu: Hãy kể lại những hành động, lời nói thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của

Câu hỏi trang 29 GDCD lớp 7: Em hãy lấy ví dụ cụ thể về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn di sản văn

+ Em đồng ý với ý kiến b) vì khi đi đâu đó vài ngày sẽ làm cho bản thân tránh xa được những yếu tố làm chúng ta căng thẳng, những chuyến đi sẽ giúp chúng ta có

+ Nếu một người không biết chi tiêu một cách hợp lí, mua những thứ không cần thiết với nhu cầu sử dụng thì rồi cũng có ngày người đó phải trả giá cho hành động đó

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:..

Câu 5 trang 17 SBT Lịch Sử 6: Hãy tưởng tượng em đang ở trong một khu rừng già, xa xôi, hoang vắng, chỉ có cây cối, hang đá, thú rừng và không có các vật dụng thời