• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất …(6

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất …(6"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1 I. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:

- Amin là hợp chất hữu cơ, được tạo thành khi thay thế nguyên tử H trong phân tử …(1)……… bằng gốc hiđrocacbon.

- Amin thường có …(2)……… về mạch cacbon, về vị trí nhóm chức và bậc amin.

- Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất …(3)………, mùi …(4)………

khó chịu, tan nhiều trong …(5)………. Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất

…(6)……… hoặc …(7)………, độ tan trong nước …(8)……… theo chiều tăng của phân tử khối.

- Anilin là chất …(9)………, không màu, sôi ở 184oC, …(10)……… trong nước, nặng hơn nước.

Để lâu trong không khí, anilin có nhuốm màu …(11)……… vì bị oxi hoá.

- Các amin đều …(12)……….

- Các amin no có tính bazơ …(13)……… NH3, có khả năng làm xanh giấy quỳ tím ẩm hoặc là hồng phenolphtalein. Các amin thơm có tính bazơ …(14)……… NH3 nên không có khả năng làm xanh giấy quỳ tím ẩm hoặc là hồng phenolphtalein.

Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:

Bảng 1: Tên gọi, công thức cấu tạo, phân loại

TÊN GỌI CÔNG THỨC CẤU TẠO BẬC AMIN PHÂN LOẠI

CH3NH2

C2H5NH2

CH3CH2CH2NH2

(CH3)2CHNH2

CH3(CH2)3NH2

Đimetylamin Etylmetylamin Trimetylamin Etylđimetylamin anilin (phenylamin) Hexametylenđiamin

Bảng 2: Đồng phân amin C2H7N

C3H9N

C4H11N

C6H7N (chứa vòng benzen)

(2)

2

Bảng 3: Đồng phân muối amoni Đồng phân muối amoni

C2H8O3N2

CH2(NH3)2CO3

C3H10O3N2

C3H12O3N2

C3H9O3N

Bảng 3: Tính chất hóa học của amin Công thức Phản ứng với

dd NaOH

Phản ứng với

dd HCl,

H2SO4, HNO3

Phản ứng với dd Br2

Phản ứng với Cu(OH)2

Phản ứng trùng ngưng

CH3NH2

C2H5NH2

C6H5NH2 (anilin)

Bảng 4: Phản ứng hóa học thể hiện tính chất của amin và muối amoni

2 5 2 3

C H NH HNO  C H NH NO2 5 3 3NaOH

2 5 2 3

C H NH CH COOH (CH NH ) CO3 3 2 3 NaOH



6 5 2 2

C H NH (anilin) Br 

3 3 2 3

(CH NH ) CO  HCl

 Câu 3: Bài tập amin tác dụng với axit

a. Cho 15 gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,75M, thu được dung dịch chứa 23,76 gam hỗn hợp muối. Tính giá trị của V.

b. Cho 31,4 gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Tính giá trị của m.

c. Cho 5,9 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 9,55 gam muối. Xác định số nguyên tử H trong phân tử X.

Câu 4: Bài tập đốt cháy amin

a. Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O2, thu được 1,12 lít N2, 8,96 lít CO2 (các khí đo ở đktc) và 8,1 gam H2O. Xác định công thức phân tử của X.

b. Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, mạch hở X bằng một lượng không khí (chứa 20% thể tích O2, còn lại là N2) vừa đủ, thu được 0,08 mol CO2; 0,1 mol H2O và 0,54 mol N2. Xác định công thức phân tử của X.

c. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 1,568 lít khí CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại amin bậc hai của hai amin đó là

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Trắc nghiệm lý thuyết

● Mức độ nhận biết

(3)

3 Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc 1?

A. (CH3)3N B. CH3NHCH3 C. CH3CH2NHCH3 D. CH3NH2

Câu 2: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?

A. CH3NHCH3. B. C6H5NH2. C. C2H5NH2. D. CH3NH2. Câu 3: Chất nào là amin bậc 3?

A. (CH3)3CNH2. B. (CH3)3N. C. (NH2)3C6H3. D. CH3NHC6H5. Câu 4: Công thức phân tử của etylamin là

A. C2H5NH2. B. CH3-NH-CH3. C. CH3NH2. D. C4H9NH2. Câu 5: Công thức phân tử của đimeylamin là

A. C2H8N2. B. C2H7N. C. C4H11N. D. CH6N2. Câu 6: Anilin có công thức là

A. CH3COOH. B. C6H5NH2. C. CH3OH. D. C6H5OH.

Câu 7: Amin tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường là

A. metylamin. B. anilin. C. etylamin. D. đimetylamin.

● Mức độ thông hiểu

Câu 8: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

A. Glyxin. B. Metyl amin. C. Anilin. D. Glucozơ.

Câu 9: Etylamin (C2H5NH2) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?

A. K2SO4. B. NaOH. C. HCl. D. KCl.

Câu 10: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) nên rửa cá với?

A. nước muối. B. nước. C. giấm ăn. D. cồn.

Câu 11: Chất nào sau đây là amin no, đơn chứa, ma ̣ch hở?

A. CH3N. B. CH4N. C. CH5N. D. C2H5N.

Câu 12: Amin có cấu tạo CH3CH2NHCH3 có tên là

A. etanmetanamin. B. propanamin. C. etylmetylamin. D. propylamin.

Câu 13: Số amin có cùng công thức phân tử C3H9N là

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 14: Số amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 15: Metylamin không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. CH3COOH. B. HCl. C. NaOH. D. HNO3.

Câu 16: Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch nước của chất nào sau đây?

A. H2SO4. B. NaOH. C. NaCl. D. NH3.

Câu 17: Anilin (C6H5NH2) tạo kết tủa trắng khi cho vào

A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl.

C. dung dịch nước brom. D. dung dịch NaCl.

Câu 18: Phần trăm khối lượng nitơ trong phân tử anilin bằng

A. 18,67%. B. 12,96%. C. 15,05%. D. 15,73%.

Câu 19: Cho các chất: (a) NH3, (b) CH3NH2, (c) C6H5NH2 (anilin). Thứ tự tăng dần lực bazơ của các chất trong dãy là

A. (c), (b), (a). B. (a), (b), (c). C. (c), (a), (b). D. (b), (a), (c).

Câu 20: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là

A. (4), (1), (5), (2), (3). B. (3), (1), (5), (2), (4). C. (4), (2), (3), (1), (5). D. (4), (2), (5), (1), (3).

2. Trắc nghiệm tính toán

● Mức độ thông hiểu

(4)

4

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức thì sản phẩm thu được có tỉ lệ mol

2 2

CO H O

n : n 8: 9. Công thức phân tử của amin là

A. C4H11N. B. C4H9N. C. C3H9N. D. C3H7N.

Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O2, thu được 0,05 mol N2, 0,3 mol CO2 và 6,3 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C4H9N. B. C2H7N. C. C3H7N. D. C3H9N.

Câu 23: Cho 9,85 gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 18,975 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 300. B. 450. C. 400. D. 250.

Câu 24: Cho 4,5 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng với HCl dư, thu được 8,15 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X

A. 9. B. 5. C. 7. D. 11.

● Mức độ vận dụng

Câu 25: Hỗn hợp X gồm metylamin, etylamin, propylamin có tổng khối lượng 21,6 gam và tỉ lệ về số mol tương ứng là 1 : 2 : 1. Cho hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam muối?

A. 43,5 gam. B. 36,2 gam. C. 39,12 gam. D. 40,58 gam.

Câu 26: Cho m gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 26,35 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 20,60. B. 20,85. C. 25,80. D. 22,45.

Câu 27: Cho 200 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa 10 gam muối. Khối lượng mol phân tử của X là

A. 75. B. 103. C. 125. D. 89.

Câu 28: Cho 2,67 gam một amino axit X (chứa 1 nhóm axit) vào 100 ml HCl 0,2M, thu được dung dịch Y. Y phản ứng vừa đủ với 200 ml KOH 0,25M. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn m gam gồm ba amin đồng đẳng bằng mô ̣t lượng không khí (vừa đủ), thu được 17,6 gam CO2; 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc) (biết không khí có 20% oxi và 80% nitơ về thể tích). Giá tri ̣ m là

A. 9,0. B. 9,5. C. 9,2. D. 11,0.

Câu 30: Cho 19,4 gam hỗn hợp hai amin (no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẵng) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 34 gam muối. Công thức phân tử của 2 amin là

A. C3H9N và C4H11N B. C3H7N và C4H9N. C. CH5N và C2H7N. D. C2H7N và C3H9N.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thủy phân phần hai với hiệu suất 80%, trung hòa dung dịch sau thủy phân rồi cho toàn bộ lượng sản phẩm sinh ra tác dụng với một lượng H 2 dư (Ni,t 0 ) đến khi

Sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 0,05M tới khi quì tím đổi thành màu tím thấy hết 40 ml dung dịch axit.. Sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1M tới khi quì tím đổi

Cho Z tác dụng hết với một lượng vừa đủ dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m

Câu 22: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhômA. Al tác dụng với CuO

Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa thu được đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp gồm hai oxit.. Câu 28: Xà

Câu 9: Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch nước của chất nào sau đâyA. Câu 10: Ở ruột non cơ thể người, nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật

A. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất đựng trong mỗi lọ trên.. 1) Viết phương trình phản ứng. 2) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. 1)

Câu 17: Oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là:A. Quỳ