• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 17/10/2021 Tiết 14, 15

CHỦ ĐỀ: MUỐI

A. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học

Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá vấn đề cụ thể sau:

- Tìm kiếm, kiểm nghiệm về muối có gì giống với kiến thức về hợp chất vô cơ đã học.

- Tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới và ứng dụng kiến thức về muối, các tính chất của muối và một số muối quan trọng.

B. Xây dựng nội dung bài học Giới thiệu chung chủ đề:

Chủ đề Muối gồm các nội dung chủ yếu sau: Tính chất hóa học của muối ; Một số muối quan trọng.

Ở đây tên chủ đề tuy trùng với tên bài trong Sách giáo khoa (SGK) hiện hành nhưng đã được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho Học sinh (HS) theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của HS. Giáo viên (GV) chỉ là người tổ chức, định hướng còn HS là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.

Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 02 tiết Tiết của chủ đề Tiết theo

KHBH

Nội dung

1 Khái niệm, tính chất của muối

2 Một số muối quan trọng

Luyện tập, vận dụng, tìm tòi, mở rộng.

3

C. Xác định mục tiêu bài học I. Mục tiêu chủ đề

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ Kiến thức: Hs biết:

- Nêu được khái niệm về muối (các muối thông thường là hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion H+ của acid bởi ion kim loại hoặc ion NH4+).

- Tính chất hoá học của muối: Tác dụng với kim loại, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao.

- Một số tính chất và ứng dụng của natri clorua(NaCl).

(2)

- Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được.

- Tên, thành phần hoá học và ứng dụng của một số phân bón hoá học thông dụng.

Kĩ năng

- Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra được kết luận về tính chất hoá học của muối.

- Nhận biết được một số muối cụ thể và một số phân bón hoá học thông dụng.

- Viết được phương trình phản ứng minh hoạ tính chất hoá học của muối.

- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng.

Thái độ:

- Tự giác , trung thực và độc lập trong kiểm tra.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển - Năng lực hợp tác

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề

- Năng lực tự nghiên cứu phát hiện kiến thức.

- Năng lực thực hành hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống D. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu

Nội dung

Nhận biết

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu

(Mô\ tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng thấp

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt)

1. Tính chất hóa học của muối.

2.Phản ứng trao đổi.

- Nêu được khái niệm về muối (các muối thông thường là hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion H+ của acid bởi ion kim loại hoặc ion NH4+).

- Nêu được tính chất hóa học của

- Viết được các phản ứng minh hoạ cho tính chất hoá học của muối

- Phân biệt được phản ứng trao đổi với các phản ứng khác.

- Nhận biết, điều chế muối.

Viết được PTHH

Tách chất,loại bỏ tạp chất ra khỏi hỗn hợp các muối.

- Tính nồng độ dung dịch sau phản ứng.

(3)

trọng. niệm phản ứng trao đổi và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi.

Biết được trạng thái tự nhiên, cách khai thác, ứng dụng của Natriclorua trong đời sống và trong sx

chất HH chung của muối..

Natriclorua

(4)
(5)

E. Biên soạn các câu hỏi, bài tập theo mức độ yêu cầu

*Câu hỏi/bài tập định tính Mức độ nhận biết:

Câu1 : Muối nào không thể có trong nước sinh hoạt vì vị mặn của nó : A. Na2CO3 B. NaCl C. MgCl2 D. NaHCO3

Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải tính chẩ hóa học của muối A. Làm đổi màu quì tím thành đỏ B. Tác dụng với kim loại C. Tác dụng với dung dịch bazơ D. Phản ứng nhiệt phân.

Câu 3: Các muối thông thường là:

A. hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion H+ của base bởi ion kim loại hoặc ion N H4+

B. hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion OH- của acid bởi ion kim loại hoặc ion NH4+

C. hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion OH- của base bởi ion kim loại hoặc ion NH4+

D. hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion H+ của acid bởi ion kim loại hoặc ion N H4

* Mức độ thông hiểu:

Câu 4: Phản ứng giữa CuCl2 và AgNO3 xảy ra được là vì:

A. Sản phẩm có chất khí B. Sản phẩm có chất không tan C. Hai chất tham gia tan được trong nước. D. Hai chất đều thuộc loại hợp chất muối.

Câu 5: Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch không màu sau: CuSO4, KCl, NaNO3. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ.

Câu 6: Theo danh pháp IUPAC, muối NaCl có tên là

A. Sodium chloride B. Natri clorua C. Sodium clorua D. Natri cloride Câu 7: Cho những chất sau đây phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng, dấu (o) nếu không:

NaOH HCl K2SO4 AgNO3

BaCl2

Pb(NO3)2

Viết phương trình hóa học ở các ô có phản ứng.

Câu 8: Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi cho:

a, Dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch K2SO4. b, Dung dịch Na2CO3 vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl.

c, Dung dịch MgCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch KNO3. d, Dung dịch CuCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH.

Viết các phương trình hóa học nếu có

* Mức độ vận dụng

a. Sự tạo thạch nhũ trong các hang động ?

b. Khi đun nước sôi lại có cặn xuất hiện ở đáy ấm ?

(6)

F.Thiết kế tiến trình dạy học

I. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên

+ Dụng cụ: ống nghiệm, giá thí nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, pipet, khay, chậu thuỷ tinh…

+ Hoá chất: AgNO3, Cu SO4, KClO3,CaCO3, BaCl2, Cu, H2SO4,, NaCl, KNO3, NaOH.

+ Phiếu học tập:

Tên thí nghiệm

Chuẩn bị Tiến hành Hiện tượng- PTHH

TN1: - Hóa chất: ……

- Dụng cụ:…….

………..

………..

………

………..

TN2: ………. ……….. ………

…………. ………. ……….. ……….

2. Học sinh

Nghiên cứu SGK, video clip, internet để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

II. Chuỗi các hoạt động học 1. Giới thiệu chung

Muối là một hợp chất hóa học quan trọng. Trong đời sống em biết gì về vai trò của muối.

Dựa kiến thức lớp 8, em hãy nêu thành phần hóa học của muối.

HĐ hình thành kiến thức gồm các nội dung chính sau: T.c HH của muối, một số muối quan trọng, ứng dụng của muối trong mđời sống vf trong sx. Thông qua các kiến thức đã học, HS suy luận, thực hiện thí nghiệm kiểm chứng để rút ra các kiến thức mới.

HĐ luyện tập được thiết kế thành các câu hỏi/bài tập để củng cố, khắc sâu các nội dung kiến thức trọng tâm đã học trong bài: tính chất, ứng dụng, sử dụng hợp lí TNTN, bảo vệ sức khỏe,...

HĐ vận dụng, tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn, thực nghiệm và mở rộng kiến thức (HS có thể tham khảo tài liệu, internet…) GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.

2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học Tiết 1

2.1 Khởi động ( 5p)

(7)

a. Mục tiêu hoạt động (HĐ): Huy động các kiến thức đã được học của HS về muối và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới về muối.

b. Phương thước tổ chức HĐ: Hoạt động trò chơi “Tôi là ai”

GV phổ biến luật chơi: Hai người chơi đứng trên bảng, quay mặt về phía cả lớp, trên bảng có CTHH của 2 chất (NaCl, CaCO3). Nhiệm vụ của người chơi là đặt câu hỏi

“Đúng hoặc sai” với số lượng từ 3-5 câu để tìm ra chất sau lưng mình. Cả lớp có nhiệm vụ trả lời “Đúng” hoặc “Sai” cho các câu hỏi mà người chơi đặt ra. Nếu cả lớp trả lời “Đúng” thì người chơi tiếp tục đặt câu hỏi cho đến khi xác định rõ chất cần tìm. Nếu câu trả lời là “Sai” thì đến lượt bạn chơi tiếp theo nêu câu hỏi.

VD: Các câu hỏi có thể đặt ra là:

+ Chất của tôi là hợp chất?

+ Hợp chất của tôi gồm 2 hoặc 3 nguyên tố?

+ Chất của tôi có trong nước biển (đá vôi)?

+ Chất của tôi là NaCl (CaCO3) ? ( Chỉ được hỏi chốt chất 1 lần) Kết thúc trò chơi GV đặt vấn đề:

? Vậy em đã biết gì về muối?

? Các em muốn biết gì về chủ đề này?

Giáo viên phát phiếu “Ghi nhận thông tin” ( hs viết vào cột K,W trong phiếu ghi nhận thông tin)

Giáo viên đặt câu hỏi mở đầu (câu hỏi khái quát): Vì sao muối có nhiều ứng dụng trong cuộc sống và sản xuất

c. Dự kiến sản phẩm HĐ:

Phiếu ghi nhận thông tin “ điều em đã biết và muốn biết”

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm muối (5 phút). Gọi tên muối.

a. Mục tiêu HĐ:

- Nêu được khái niệm về muối (các muối thông thường là hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion H+ của acid bởi ion kim loại hoặc ion NH4+).

- Đ ọc tê n mộ t số muố i th ôn g dụ ng . b. Phương thức tổ chức HĐ:

* Khái niệm muối:

GV tổ chức hoạt động nhóm: Lấy ví dụ về acid và một số muối tương ứng, hướng dẫn HS từ khái niệm acid đã học để đưa ra khái niệm muối.

Acid Muối

HCl NaCl

NH4Cl

(8)

H2SO4 BaSO4

(NH4)2SO4

Acid tạo ra ion H+ Muối tạo ra ion kim loại hoặc ion N H4+

* Đọc tên muối: Giáo viên giới thiệu công thức gọi tên muối theo danh pháp IUPAC.

Công thức muối: MxAy Tên M Tên A Tên MxAy

NaCl Sodium -chloride Sodium chloride

NH4Cl Ammonium -chloride Ammonium

chloride

BaSO4 Barium -sulfate Barium sulfate

BaSO3 Barium -sulfite Barium sulfite

Fe(NO3)3 Iron -nitrate Iron (III) nitrate

Fe(NO3)2 Iron -nitrate Iron (II) nitrate

c. Dự kiến sản phẩm hoạt động

- HS đưa ra được khái niệm muối hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion H+ của acid bởi ion kim loại hoặc ion N H4+.

- H s đ ọc đư ợc t ên m ột số m uối t hô ng d ụn g.

* Cô ng thứ c gọ i tê n muố i:

d. Đánh giá sản phẩm hoạt động:

- Đánh giá kết quả sản phẩm: Xem xét và đánh giá sản phẩm cá nhân, kết hợp với sản phẩm của hoạt động nhóm.

- GV nhận xét, chốt kiến thức

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của muối: ( 25phút) a. Mục tiêu HĐ:

- Nêu được TCHH của muối: tác dụng với kim loại, dung dịch acid, dung dịch base, dung dịch muối khác, phản ứng nhiệt phân và điều kiện để các phản ứng xảy ra.

b. Phương thức tổ chức HĐ:

* Tính chất hóa học của muối:

Sử dụng kỹ thuật công não: Mỗi HS trả lời ngắn gọn và nhanh chóng 1 đáp án cho câu hỏi do GV đặt ra

? Em đã biết tính chất nào của muối?

HĐ theo nhóm:

Thực hiện thí nghiệm hóa học

GV: Với dụng cụ và hóa chất đã có: Fe, CuSO4, BaCl2, H2SO4, NaOH, NaCl có sẵn hãy nghiên cứu đề xuất các thí nghiệm cần thực hiện để tìm hiểu tính chất của muối và đề xuất cách tiến hành thí nghiệm đó?

(9)

Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm, sau đó GV mời đại diện một số nhóm báo cáo quá trình thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích, viết PTHH xảy ra, từ đó nêu các tính chất hóa học muối

Các nhóm khác góp ý, bổ sung. GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức về các tính chất hóa học của muối.

GV: yêu cầu hs viết sơ đồ tư duy PTHH minh họa cho t/c hh của muối.

c. Dự kiến sản phẩm HĐ:

- Học sinh xác định được tính tan của một số muối thông dụng.

- Nêu được một số tính chất hóa học của muối đã biết.

- Sản phẩm:

+ Nêu được cách tiến hành, kết quả thí nghiệm theo bảng sau:

Tên thí nghiệm Chuẩn bị Tiến hành Hiện tượng- PTHH

TN1: - Hóa chất:

- Dụng cụ:…….

………

……….…..

………

………

TN2: ………

………..…….

………

……….…..

………

…….………

…………. ………

………..…….

………

…………...

………

……….

+ Kết luận về tính chất hóa học của muối

- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:Trong việc đề xuất thí nghiệm HS có thể đưa ra các TN không xảy ra pư.

(10)

d. Đánh giá sản phẩm hoạt động:

+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm tiến hành thí nghiệm, kịp thời phát hiện những thao tác, khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

+ Thông qua HĐ chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận xét: GV cho các nhóm tự đánh giá quá trình thí nghiệm của mình và cho các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá chung.

Hoạt động 3: Phản ứng trao đổi trong dung dịch (10p)

a. Mục tiêu HĐ: HS nắm được phản ứng trao đổi và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch.

b. Phương thức tổ chức HĐ:

Sử dụng phương pháp tự nghiên cứu

- GV đưa ra một số PTHH minh họa tính chất hóa học của muối, ví dụ : a. 2NaOH + CuCl2 ---> 2NaCl + Cu(OH)2

b. NaOH + BaCl2 ---> không xảy ra

Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, giải thích tại sao phản ứng a xảy ra mà phản ứng b lại không xảy ra.

Phương pháp quan sát:

(11)

- HS quan sát và nhận xét điểm khác nhau giữa 2 thí nghiệm.

- Rút ra kết luận về điều kiện của phản ứng trao đổi.

c. Dự kiến sản phẩm HĐ:

- Giải thích được các phản ứng

- Quan sát và nêu hiện tượng thí nghiệm.

- Kết luận về điều kiện để xảy ra phản ứng.

- HS khó khăn khi không nhớ tính tan các chất, GV có thể hướng dẫn 1 số cách ghi nhớ.

d. Đánh giá kết quả HĐ:

+ Thông qua quan sát HS nghiên cứu SGK.

+ Thông qua HĐ chung cả lớp: quan sát, nhận xét kết quả thí nghiệm Tiết 2

Hoạt động 3 : Muối NaCl (20p) a. Mục tiêu HĐ:

Mục tiêu: HS nắm được trạng thái tự nhiên của NaCl, biết NaCl có nhiều trong nước biển, kết tinh trong các mỏ muối, cách khai thách, ứng dụng.

b. Phương thức tổ chức HĐ:

Sử dụng phương pháp tự nghiên cứu

- GV yêu cầu hs nghiên cứu thông tin trong SGK vẽ sơ đồ tư duy thể hiện trạng thái tự nhiên, cách khai thác, ứng dụng của muối NaCl

c. Dự kiến sản phẩm HĐ:

- Sơ đồ tư duy

d. Đánh giá kết quả HĐ:

+ Thông qua quan sát HS nghiên cứu SGK.

+ Xem xét và đánh giá sản phẩm cá nhân, kết hợp với sản phẩm của hoạt động nhóm theo các tiêu chí đánh giá sơ đồ tư duy.

2.3. Hoạt động luyện tập (15 phút) a. Mục tiêu HĐ:

+ Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về muối

(12)

+ Tiếp tục phát triển các NL: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và QGVĐ thông qua môn học.

b. Phương thức tổ chức HĐ:

Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân để trả lời câu hỏi 1-8 trong PHT 3; Câu 9 GV cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để. Đối với câu 10, GV chia lớp thành 4 - 6 nhóm và yêu cầu HS thảo luận, giải bài tập vào bảng nhóm, sau đó đại diện nhóm làm nhanh nhất trình bày bảng nhóm trước lớp, các nhóm còn lại quan sát, nhận xét.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 1 : Muối nào không thể có trong nước sinh hoạt vì vị mặn của nó : B. Na2CO3 B. NaCl C. MgCl2 D. NaHCO3

Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải tính chẩ hóa học của muối A. Làm đổi màu quì tím thành đỏ B. Tác dụng với kim loại C. Tác dụng với dung dịch bazơ D. Phản ứng nhiệt phân.

Câu 3: Các muối thông thường là:

A. hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion H+ của base bởi ion kim loại hoặc ion N H4+

B. hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion OH- của acid bởi ion kim loại hoặc ion NH4+

C. hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion OH- của base bởi ion kim loại hoặc ion NH4+

D. hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion H+ của acid bởi ion kim loại hoặc ion N H4+

Câu 4: Phản ứng giữa CuCl2 và AgNO3 xảy ra được là vì:

A. Sản phẩm có chất khí B. Sản phẩm có chất không tan C. Hai chất tham gia tan được trong nước. D. Hai chất đều thuộc loại hợp chất muối.

Câu 5: Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch không màu sau: CuSO4, KCl, NaNO3. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ.

Câu 6: Theo danh pháp IUPAC, muối NaCl có tên là

A. Sodium chloride B. Natri clorua C. Sodium clorua D. Natri cloride Câu 7: Cho những chất sau đây phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng, dấu (o) nếu không:

NaOH HCl K2SO4 AgNO3

BaCl2

Pb(NO3)2

(13)

c, Dung dịch MgCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch KNO3. d, Dung dịch CuCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH.

Viết các phương trình hóa học nếu có

HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập.

c. Dự kiến sản phẩm HĐ:

- Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 3 d. Đánh giá kết quả HĐ:

+ Thông qua quan sát: Khi cá nhân làm việc GV kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí

+ Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/ lời giải của HS về các câu trả lời trong phiếu học tập số 3, Gv tổ chức cho học sinh chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai lầm cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.

2.4. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng: (10 phút) a. Mục tiêu HĐ :

HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS thamgia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.

b. Nội dung HĐ: Trả lời câu hỏi liên hệ thực tế:

Câu 3 (VDC): Giải thích hiện tượng :

c. Sự tạo thạch nhũ trong các hang động ?

d. Khi đun nước sôi lại có cặn xuất hiện ở đáy ấm ? c. Phương thức tổ chức HĐ:

GV hướng dẫn HS về nhà nghiên cứu tài liệu (mạng internet, sách, báo...) để trả lời câu hỏi, GV gợi ý (nếu cần).

d. Sản phẩm HĐ : câu trả lời của HS.

e. Kiểm tra, đánh giá HĐ:

GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS

* Giao nhiệm vụ tự học ở nhà cho HS : (1 phút) - Ôn lại toàn bộ kiến thức về các hợp chất vô cơ đã học - Làm các bài tập bài 9, 10 trong SBT.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng... b) Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.. c) Sản phẩm

a) Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng... b) Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi... c) Sản phẩm

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào làm bài tập và giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triển các NL toán học:

a) Mục đích: HS hệ thống được kiến thức trọng tâm của bài học và vận dụng được kiến thức trong bài học vào giải bài toán cụ thể.... - Hoàn thành

- HS biết vận dụng các kiến thức đã học về nghĩa của từ, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để làm các bài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt câu và

Trả lời: Khi rót nước vào phích có một lượng không khí bên ngoài tràn và, nếu đậy nút ngay lại thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên nở ra và làm

b) Nội dung: Cho HS hoàn thành các bài tập Bài 18.. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.. a) Mục đích: Giúp HS tăng cường ý thức tự tìm hiểu, mở rộng kiến thức và sự hiểu biết của mình

HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi yêu cầu gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS2. Nội