• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tour du lịch Huế 1 ngày tại Công ty cổ phần truyền thông quảng cáo và dịch vụ du lịch Đại Bàng

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tour du lịch Huế 1 ngày tại Công ty cổ phần truyền thông quảng cáo và dịch vụ du lịch Đại Bàng"

Copied!
99
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẠI HỌC KINH TẾHUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH HUẾ 1 NGÀY TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠI BÀNG

ĐẶNG THỊ NGỌC TRÂM

Niên khoá: 2017 - 2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

ĐẠI HỌC KINH TẾHUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH HUẾ 1 NGÀY TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠI BÀNG

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

ThS. Lê Ngọc Anh Vũ Đặng Thị Ngọc Trâm Lớp: K51B KDTM MSV: 17K4041191

Huế, 2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời Cảm Ơn

Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự động viên, giúp đỡ hết sức nhiệt tình từnhiều đơn vị và các cá nhân khác nhau.

Trước tiên, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy Cô của Khoa Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại học Kinh TếHuế đã tạo điều kiện và hỗtrợ tốt nhất đểem có thểhoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.

Em cũng xin chân thành cảm ơn quý lãnh đạo và toàn bộnhân viên của Công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và dịch vụ du lịch Đại Bàng đã giúp đỡ, cung cấp những tư liệu và môi trường làm việc tốt nhất trong thời gian em thực tập tại quý công ty. Giúp em có những kinh nghiệm thực tiễn đầy quý báu và truyền đạt cho em những kiến thức bổích mới.

Đặc biệt hơn hết, em xin bày tỏlời tri ân sâu sắc đến ThS. Lê Ngọc Anh Vũ, người đã hết lòng giúpđỡ và hướng dẫn tận tìnhđểem hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ động viên em trong suốt thời gian nghiên cứu khóa luận vừa qua.

Cuối cùng, mặc dù đã cố gắng nỗlực hết mình của bản thân trong việc thực hiện luận văn này, nhưng bài luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong sự góp ý và giúpđỡcủa các thầy giáo, cô giáo và các bạn đểkhóa luận được hoàn thiện. Một lần nữa, tôi xin ghi nhận tất cảnhững sự giúp đỡ quý báu đó

Huế, tháng 1 năm 2020 Sinh viên thực hiện Đặng ThịNgọc Trâm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...i

DANH MỤC BẢNG ...vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ... viii

DANH MỤC HÌNH ... viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ... viii

DANH MỤC TỪVIẾT TẮT ...ix

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lý do chọn đềtài:...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

2.1 Mục tiêu chung ...2

2.2 Mục tiêu cụthể...2

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...3

3.1 Đối tượng nghiên cứu ...3

3.2 Phạm vi nghiên cứu ...3

4. Quy trình nghiên cứu...3

5. Phương pháp nghiên cứu...4

5.1 Phương pháp thu thập sốliệu...4

5.2 Phương pháp chọn mẫu ...5

5.3 Phương pháp xửlý sốliệu. ...5

6. Bốcục đềtài...8

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ...9

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀVẤN ĐỀNGHIÊN CỨU ...9

1.1 Cơ sởlý luận ...9

1.1.1 Lý luận chung vềdu lịch ...9

1.1.1.1 Khái niệm vềcác sản phẩm du lịch ...9

1.1.1.2Khái niệm khách du lịch...10

1.1.1.3 Khái niệm sản phẩm du lịch ...11

1.1.1.4 Tour du lịch ...11

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.1.2 Lý luận vềquyết định lựa chọn sản phẩm du lịch của khách hàng ...12

1.1.2.1 Hành vi mua của người tiêu dùng ...12

1.1.2.2 Quá trình ra quyết định lựa chọn sản phẩm du lịch...12

1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm du lịch ...12

1.1.3 Tổng quan các mô hình nghiên cứu vềcác nhân tốlựa chọn sản phẩm du lịch. ...13

1.1.3.1 Mô hình các giá trịtiêu dùng...13

1.1.3.2 Mô hình cỗvũ hành động tham gia chương trình du lịch ...13

1.1.1.3 Mô hình lựa chọn điểm du lịch...14

1.1.1.4 Mô hình lựa chọn sản phẩm tour du lịch ...14

1.1.1.5 Mô hình lựa chọn sản phẩm du lịch sinh thái...14

1.1.4 Mô hình nghiên cứu đềxuất ...15

1.1.5Thang đo đềxuất ...18

1.1.6Cơ sởthực tiễn...20

CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH HUẾ 1 NGÀY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠI BÀNG...23

2.1 Tình hình cơ bản của công ty ...23

2.1.1 Lịch sửhình thành ...23

2.1.2 Tầm nhìn, sứmệnh và giá trịcốt lõi...24

2.1.3 Cơ cấu tổchức ...25

2.1.4 Du lịch Huếvà trải nghiệm văn hóa kinh đô xưa...27

2.1.5.Các yếu tốnguồn lực của công ty ...29

2.1.5.1.Lao động ...29

2.1.5.2.Nguồn vốn ...29

2.1.6.Kết quảhoạt động kinh doanh...30

2.1.7.Phân tích ma trận SWOT đối với môi trường hoạt động của công ty...30

2.1.8.Tình hình khai thác tour Huế 1 ngày giai đoạn 2017-2019...31

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm tour Huế 1 ngày tại Công ty cổphần truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịch Đại Bàng. ...32

2.2.1 Đặc trưng mẫu điều tra ...32

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.2.2 Hành vi sửdụng của khách hàng...33

2.2.2.1 Sốlần khách hàng lựa chọn sản phẩm du lịch của công ty ...33

2.2.2.2 Mục đích sửdụng các sản phẩm du lịch của khách hàng...34

2.2.2.3 Khách hàng nhận biết thông tin của công ty qua đâu...35

2.2.2.4 Lý do sửdụng sản phẩm du lịch của công ty ...35

2.2.2.5 Đối tượng cùng đi du lịch...36

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm tour Du lịch Huế 1 ngày tại Công ty Cổ phần truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng ...36

2.2.3.1 Đánh giá độtin cậy của thang đo...36

2.2.3.2 Phân tích nhân tốkhám phá (EFA) ...39

2.2.3.3 Phân tích ma trận hệsố tương quan Pearson...44

2.2.3.4 Phân tích hồi quy đa biến ...45

2.2.3.5 Đánh giá của khách hàng về sản phẩm du lịch của công ty Cổ phần Truyền thông dịch vụvà Dịch vụdu lịch Đại Bàng. ...51

2.2.4 Đánh giá của khách hàng vềsản phẩm du lịch của công ty Cổphần Truyền thông dịch vụvà Dịch vụdu lịch Đại Bàng. ...51

2.2.4.1 Đánh giá của khách hàng đối với nhóm “giá cả tour”...51

2.2.4.2 Đánh giá của khách hàng đối với nhóm “Sựsẵn có và chất lượng tour”...52

2.2.4.3 Đánh giá của khách hàng đối với nhóm “Địa điểm đặt tour”...53

2.2.4.4 Đánh giá của khách hàng đối với nhóm “Kinh nghiệm du lịch”...53

2.2.4.5 Đánh giá của khách hàng đối với nhóm “Thái độdu lịch”...54

2.2.4.6 Đánh giá của khách hàng đối với nhóm “Nhóm tham khảo”...55

2.2.4.7 Đánh giá của khách hàng đối với nhóm “Quảng cáo tour”...55

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN TOUR DU LỊCH HUẾ 1 NGÀY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤDU LỊCHĐẠI BÀNG ...58

3.1 Định hướng phát triển tour du lịch Huế 1 ngày của công ty Cổphần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịch Đại Bàng ...58

3.2. Giải pháp đểnâng cao quyết định lựa chọn sản phẩm du lịch của khách hàng...59

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện thông quanhóm “Gía cả tour”...59

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện thông qua nhóm “Sựsẵn có và chất lượng tour”...60

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện thông qua nhóm “Địa điểm đặt tour”...60

3.2.4 Giải pháp hoàn thiện thông qua nhóm “Kinh nghiệm du lịch”...61

3.2.5 Giải pháp hoàn thiện thông qua nhóm“Thái độdu lịch”...61

3.2.6 Giải pháp hoàn thiện thông qua nhóm “Nhóm tham khảo”...61

3.2.7 Giải pháp hoàn thiện thông qua nhóm “Quảng cáo tour”...62

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...65

1.Kết luận...65

2.Kiến nghị...66

2.1.Đối với chính quyền địa phương...66

2.2.Đối với công ty Cổphần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịch Đại Bàng ...66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...68

PHỤLỤC ...70

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thang đo sởthích du lịch...18

Bảng 1.2. Thang đo động cơ du lịch...18

Bảng 1.3. Thang đo thái độdu lịch ...19

Bảng 1.4. Thang đo kinh nghiệm du lịch ...19

Bảng 1.5. Thang đo sựsẵn có và chất lượng tour ...19

Bảng 1.6. Thang đo giá cảtour...19

Bảng 1.7. Thang đo quảng cáo tour...19

Bảng 1.8. Thang đo địa điểm đặt tour ...20

Bảng 1.9. Thang đo nhóm tham khảo...20

Bảng 1.10 Thang đo quyết định lựa chọn tour Huế1 ngày...20

Bảng 2.1 Nguồn lao động của công ty giai đoạn 2017-1019 ...29

Bảng 2.2 Nguồn vốn của công ty giai đoạn 2017-2019 ...29

Bảng 2.3. Kết quảhoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2017-2019...30

Bảng 2.4. Tình hình khai thác tour Huế 1 ngày giai đoạn 2017-2019 ...31

Bảng 2.5: Đặc điểm mẫu điều tra ...32

Bảng 2.6: Kiểm định độ tin cậy của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm Tour Huế1 ngày của khách hàng ...37

Bảng 2.7: Kết quảkiểm định KMO...39

Bảng 2.8: Tổng phương sai mà cácnhân tốgiải thích được ...39

Bảng 2.9: Ma trận xoay sốnhân tố...40

Bảng 2.10: Ma trận xoay nhân tốquyết định lựa chọn sản phẩm tour du lịch Huế1 ngày ... 42

Bảng 2.11: Phân tích tương quan các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm tour du lịch Huế1 ngày ...44

Bảng 2.12: Đánh giá sựphù hợp của mô hình ...45

Bảng 2.13: Phân tích ANOVA ...46

Bảng 2.14: Kết quảphân tích hồi quy ...47

Bảng 2.15 Kiểm định One Sample T-test nhóm giá cảtour...51

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

Bảng 2.16 Kiểm định One Sample T-test nhóm Sựsẵn có và chất lượng tour...52

Bảng 2.16 Kiểm định One Sample T-test nhóm Địa điểm đặt tour ...53

Bảng 2.17 Kiểm định One Sample T-test nhóm Kinh nghiệm du lịch ...53

Bảng 2.18 Kiểm định One Sample T-test nhóm Thái độ du lịch ...54

Bảng 2.19 Kiểm định One Sample T-test nhóm Nhóm tham khảo...55

Bảng 2.20 Kiểm định One Sample T-test nhóm Quảng cáo tour...55

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổchức của công ty ...25

Sơ đồ 2.2: Sơ đồmô hình hiệu chỉnh ...43

Sơ đồ2.3: Mô hình hiệu chỉnh sau hồi quy...49

DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Logo công ty...23

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ2.1: Sốlần sửdụng sản phẩm của công ty...33

Biểu đồ2.2: Mục đích sửdụng sản phẩm ...34

Biểu đồ2.3: Khách hàng nhận biết thông tin qua đâu...35

Biểu đồ2.4: Lý do sửdụng sản phẩm tour du lịch Huế1 ngày ...35

Biểu đồ 2.5: Đối tượng cùng đi du lịch ...36

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC TỪVIẾT TẮT

Kí hiệu Diễn giải

GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) WTO World Trade Organization

(Tổchức thương mại thế giới)

CPTTQC và DVDL Cổphần truyền thông quảng cáo và dịch vụ du lịch Đại Bàng

SPSS Statistical Package for the Social Sciences (Phần mềm thống kê trong khoa học xã hội) KMO HệsốKaiser–Myer - Olkin

VAS Value Added Services EFA Exploratory Factor Analysis

(Phân tích nhân tốkhám phá) GS.TS Giáo sư, Tiến sĩ

PGS.TS Phó giáo sư, Tiến sĩ

UNWTO World Tourism Organization (Tổchức du lịch thế giới)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đềtài:

Hiện nay, khi đời sống xã hội không ngừng nâng cao cảvềvật chất lẫn tinh thần thì con người lựa chọn du lịch như một nhu cầu xã hội phổ biến để có thể mở mang kiến thức hay đơn giản là giải tỏa áp lực, căng thẳng cuộc sống. Không những thế, đây cũng là một trong sốnhững ngành Kinh tế có đóng góp tích cực và chiếm phần lớn giá trịvào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), có ảnh hưởng trong việc làm thay đổi tổng thu nhập quốc dân lẫn phân phối thu nhập quốc dân. Xu hướng chung của thế giới là lấy công nghệdu lịch làm một trong những nền kinh tếmũi nhọn nhằm đưa đất nước phát triển, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này.Trong nhịp độ phát triển của du lịch của cả nước, tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh để có thểphát triển nhanh chóng vềdu lịch. Hiện nay, có rất nhiều hãng lữ hành đang đầu tư và đi vào khai thác thếmạnh này. Bên cạnh đó, sự thay đổi và cạnh tranh khốc liệt trong ngành buộc các doanh nghiệp lữ hành phải thay đổi và thích nghi để duy trì lợi thế của mình. Trong tình hình như vậy, doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn về vai trò khách hàngđối với sựtồn tại và phát triển của mình.

Tuy nhiên do dịch bệnh COVID-19 lượng khách quốc tế giảm 72% trong 10 tháng đầu năm 2020, với những hạn chếvềdu lịch, niềm tin của người tiêu dùng thấp và cuộc đấu tranh toàn cầu để ngăn chặn COVID-19, tất cả góp phần tạo nên năm tồi tệnhất trong lịch sử ngành du lịch. Theo Tổng cục Thống kê, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới ngành du lịch Việt Nam trong năm 2020. Số lượng khách quốc tế đến nước ta chỉ đạt 3,8 triệu lượt người, giảm 78,7% so với năm 2019.

Tại Thừa Thiên Huế ảnh hưởng của dịch COVID-19 chỉ trong một thời gian ngắn, các chỉ tiêu về lượng khách và doanh thu sụt giảm mạnh; nhiều công ty du lịch, khách sạn, vận chuyển, nhà hàng, điểm mua sắm du lịch... tạm dừng hoạt động; một số đơn vị đứng trước nguy cơ phá sản; hàng ngàn lao động trong ngành du lịch bị cắt giảm, không có thu nhập...

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Trong 4 tháng đầu năm 2020, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế ước đạt 940.069 lượt, giảm 50% so với cùng kỳ. Khách lưu trú ước đạt 426.911 lượt, giảm 44,95%. Doanh thu trực tiếp từ các doanh nghiệp du lịch ước đạt 859 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ; tổng doanh thu từdu lịch ước đạt 2.079 tỷ đồng, giảm 45% so với cùng kỳ. Tổng thiệt hại về doanh thu từ du lịch 4 tháng đầu năm 2020 ước khoảng 2.250 tỷ đồng, trong đó thiệt hại trực tiếp từdoanh nghiệp du lịch hơn 700 tỷ đồng.

Trên phương diện là một công ty du lịch uy tín và ngày càng mở rộng trên địa bàn tỉnh –Công ty CPTTQC và dịch vụ Du Lịch Đại Bàng càng phải giữvững vị thế trên thị trường hiện nay cũng như có thể thu hút khách hàng sản phẩm tour Huế 1 ngày. Điều đó đòi hỏi việc nghiên cứu xu hướng trên thị trường và diễn biến của nó trong tương lai, phân tích kỹnhu cầu và mong muốn của khách hàng tại doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Từnghiên cứu đó giúp công ty có thể đáp ứng và thỏa mãn tối đa mong muốn của họ. Bên cạnh đó còn giúp công ty nhận biết rõ hơn những điểm mạnh cần phát huy cũng như những điểm yếu cần nhằm khắc phục nhằm làm bước đệm để thu hút số lượng khách hàng tiềm năng đểphát triển thành phốHuế trong tương lai.

Xuất phát từnhững lý luận và yêu cầu cấp thiết đó, tôi đã chọn thực hiện đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định la chn tour du lch Huế 1 ngày ti Công ty cphn truyn thông qung cáo và dch vdu lịch Đại Bàng” làm đềtài nghiên cứu của mình

2. Mục tiêu nghiên cứu.

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của du khách đối với sản phẩm tour du lịch Huế 1 ngày tại Công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịch Đại Bàng, nghiên cứu định hướng đề xuất các giải pháp hoàn thiện dịch vụ tour Huế 1 ngày cho doanh nghiệp, nhằm nắm bắt và khai thác tốt hơn nhu cầu của khách du lịch trong thời gian tới.

2.2 Mục tiêu cụthể

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quyết định lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm tour du lịch Huế1 ngày

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Đo lườngảnhhưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm tour du lịch Huế1 ngày tại Công ty cổphần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịch Đại Bàng.

Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện tour du lịch Huế 1 ngày đối với sản phẩm tour du lịch Huế 1 ngày tại Công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn của du khách đối với sản phẩm tour du lịch Huế 1 ngày tại Công ty cổ phần truyền thông quảng cáo và dịch vụdu lịch Đại Bàng.

Đối tượng điều tra là khách hàng (trong nước) sửdụng dịch vụtour du lịch Huế1 ngày tại Công ty cổphần truyền thông quảng cáo và dịch vụdu lịch Đại Bàng.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: nghiên cứu xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến quyết định lựa chọn của du khách đối với sản phẩm tour du lịch Huế1 ngày tại Công ty cổphần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịch Đại Bàng.

Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện tại thành phốHuế Phạm vi thời gian

Đối với dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được thu thập và phục vụ cho nghiên cứu được đánh giá trong giai đoạn 2017–2019

Đối với dữliệu sơ cấp: Dữliệu sơ cấp được triển khai thu thập từtháng 11/2020 đến tháng 12/2020

4.Quy trình nghiên cứu - Xác định vấn đề - Thiết lập đề cương - Nghiên cứu sơ bộ - Thiết kếbảng hỏi

- Phỏng vấn thửvà thiết lập lại bảng hỏi - Phỏng vấn chính thức

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

- Xửlý, phân tích - Kết luận

5. Phươngpháp nghiên cứu 5.1Phương pháp thu thập sốliệu - Đối với dữliệu thứcấp

Thu thập dữ liệu thứ cấp từ sách báo, tạp chí, Internet hay giáo trình về marketing, hành vi người tiêu dùng hỗtrợ cho cơ sở lý thuyết của đề tài. Thu thập báo cáo liên quan đến các yếu tố nguồn lực, tình hình kinh doanh, lượt khách, doanh thu chọn tour Huế1 ngày và nguồn khách khai thác của công ty giai đoạn 2017-2019

Ngoài ra, việc thực hiện thu thập dữliệu thứcấp còn thông qua website chính của công ty:http://www.dulichdaibang.com/: Website cung cấp thông tin vềcông ty cũng như sản phẩm tour Huế1 ngày.

- Đối với dữliệu sơ cấp

Đềtài sửdụng 2 phương pháp định tính và nghiên cứu địnhlượng.

Nghiên cứu định tính

Dựa vào khung lý thuyết được chọn, từ đó xây dựng bảng câu hỏi bao gồm những nội dung tương ứng với khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu đềxuất đó. Tuy nhiên, khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên nghiên cứu được thực hiện trước đây có thểkhông phản ánh được tình hình thực tế. Do đó, để đảm bảo chất lượng dữliệu thu thập tốt hơn thì sẽtiến hành phỏng vấn

3 chuyên gia. Đội ngũ chuyên gia phỏng vấn bao gồm lãnh đạo trong công ty, người có kinh nghiệm về việc tư vấn tour Huế 1 ngày, bao gồm Phó giám đốc Anh Nguyễn Đình Thành, Phó Tổng giám đốc Chị Lê Thị Thảo Nguyên, Chị Huyền Trang – trưởng phòng kinh doanh khối du lịch Đại Bàng.

20 khách hàng phỏng vấn khách hàng cơ bản vềlợi ích Tour Huế1 ngày mang lại và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm tour du lịch Huế1 ngày của họ.

Quá trình nghiên cứu định tính là cơ sở đểhiệu chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi.

Nghiên cứu định lượng

Sau khi bảng câu hỏi được hiệu chỉnh, tiến hành điều tra thửmột số khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm tour Du lịch Huế1 ngày tại công ty nhằm đánh giá mức

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

độ tin cậy của thang đo tổng quát và thang đo thành phần. Quá trình điều tra thử là cơ sở để hiệu chỉnh và hoàn thiện thang đo.

Nghiên cứu chính thức:

Từ bảng hỏi chính thức, tiến hành nghiên cứu trên số mẫu dự kiến, thu về kết quả, xửlý, cho ra kết quảchính thức và viết báo cáo

5.2Phương pháp chọn mẫu Xác định kích thước mẫu

Theo Hair và các cộng sự, đối với các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, kích thước mẫu thường được xác định dựa trên sốbiến quan sát cần phân tích. Thông thường, kích thước mẫu thường gấp 5 lần so với số biến quan sát trong thang đo. Như vậy theo nghiên cứu này, kích thước mẫu là 150 được xây dựng bởi 30 biến quan sát khác nhau thì đảm bảo quá trình phân tích nhân tố đạt được ý nghĩa. Tôi quyết định chọn kích thước mẫu là 160 để đảm bảo dự trù các trường hợp sai sót.

Phương pháp chọn mẫu

Dựa vào danh sách khách hàng đãđăng ký tour đểthu thập ý kiến khách hàng.

5.3Phương pháp xửlý sốliệu.

Đối với dữliệu thứcấp: Bằng cáchđọc, tổng hợp ra các vấn đề hỗ trợ cho cơ sở lý thuyết, so sánh các dữliệu thu thập được để đưa ra nhận xét.

Đối với dữliệusơ cấp:

Dùng phần mềm SPSS 20.0

Đối với dữliệu sơ cấp: đây là loại dữliệu được thu thập bằng bảng hỏi thông qua việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng và được sử dụng để tiến hành các phân tích cần thiết nhằm trảlời cho các câu hỏi nghiên cứu. Sau khi thu thập xong dữliệu, tiến hành kiểm tra và loại đi những bảng hỏi không đạt yêu cầu. Tiếp theo là mã hóa số liệu, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu. Trong quá trình mã hóa và nhập dữ liệu, do các biến trong bảng hỏi có ý nghĩa trong quan thuận nghịch, nên khi nhập số liệu thang đo Likert, tôi tiến hành đảo số liệu khách hàng đánh giá để phù hợp. Sau đó tiến hành phân tích dữliệu với phần mềm SPSS với các phương pháp sau:

Phân tích thống kê mô tả(Descriptive Statistics) Kiểm định độtin cậy ( hệsốCronbach Alpha)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Để xem kết quả được đáng tin cậy ở mức độ nào. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), hệ số Cronbach's alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được, đặc biệt là đối với những thang đo đo lường các khái niệm mới.

Phân tích nhân tốkhám phá EFA

Được sửdụng để rút gọn tập nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu

Kiểm định KMO và Bartlett’s Test

Hệ số KMO: Là chỉ số dùng để xem xét sựthích hợp của phân tích nhân tố. Trị sốKMO phải đạt giá trị trong khoảng (0,5≤ KMO ≤ 1). Đây điều kiện đủ để phân tích nhân tốlà phù hợp.

Hệ số tương quan giữa các biến và nhân tố (Factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 trong một nhân tố (Jun & ctg, 2002). Đồng thời, khác biệt giữa hệsốtải nhân tốcủa một biếnởcác nhóm nhân tốkhác nhau phải lớn hơn hoặc bằng 0,3.

Kiểm định Barlett: Là kiểm định dùng đểxem xét các biến quan sát trong nhân tốcó tương quan với nhau hay không. Kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (khiSig. Barlett’s Test < 0,05). Chứng tỏcác biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.

Trị số Eigenvalue: Là tiêu chí để xác định số lượng nhân tốtrong phân tích EFA.

(Eigenvalue≥ 1 mới được lưu giữlại trong mô hình).

Tổng phương sai trích (TotalVariance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp.

Hệ số tải nhân tố (Factor Loading): Biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố.

Phân tích hồi quyđa biến

Phân tích tương quan ma trận hệ số Person: Kiểm định mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập, vì điều kiện để hồi quy trước hết phải tương quan. Nếu hệsố tương quan Pearson giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập lớn, chứng tỏgiữa chúng có mối quan hệvới nhau và phân tích hồi quy là phù hợp. Bên cạnh cần phải xem xét hệ số Sig. của kiểm định sự tương quan, nếu Sig. >

0,05 tức không có sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụthuộc và ngược lại.

Sau khi phân tích tương quan, tôi tiếp tục phân tích:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Thứnhất, đánh giá sựphù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính: Mô hình thường không phù hợp với dữ liệu thực tế như giá trị R2 thể hiện. Trong tình huống này R2 điều chỉnh từR2 được sử dụng để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Khi đưa thêm biến giải thích vào mô hình hồi quy thì R2tăng lên dù biến đó có giải thích tốt cho biến động của biến phụthuộc hay không, còn R2 điều chỉnh thì chưa chắc tăng lên, vì vậy để đánh giá độphù hợp của mô hình ta dùng hệsố xác định R2 điều chỉnh.

Thứ hai, kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính: Kiểm định F dùng trong phân tích phương sai là một phép kiểm định giả thuyết về độphù hợp của mô hình hồi quy. Đề có thể suy mô hình này thành đại diện của tổng thể ta cần phải tiến hành kiểm định F thông qua phân tích phương sai.

Giảthuyết:

H0: Hệ số xác định R2 = 0 (nghĩa là các nhóm nhân tố không ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm tour du lịch Huế1 ngày của du khách)

H1: Hệsố xác định R2 ≠ 0 (nghĩa là ít nhất có một nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm tour du lịch Huế1 ngày của du khách)

Nếu

Sig. (F) < = 0,05 thì bác bỏH0: mô hình hồi quy có ý nghĩa

Thứ ba, đểkiểm định vềý nghĩa của mô hình, ta cần phải xem xét cảhiện tượng đa cộng tuyến và tự tương quan của mô hình. Hệ số phóng đại phương sai ( Variance Inflation Factor) VIF của các biến độc lập trong mô hình lớn hơn 10 là dấu hiệu của đa cộng tuyến. Ngoài ra hệ số Durbin Watson dùng để kiểm tra tự tương quan của mô hình không bị tương quan, nếu hệsốgần về 0 thì có tự tương quan thuận và dần về số 4 thì có tự tương quan nghịch.

Kiểm định (One sample T-test): Kiểm định giảthiết:

H0: µ = giá trịkiểm định (Test value) H1: µ ≠ giá trị kiểm định (Test value) Với mức ý nghĩa α = 0,05

Nếu Sig. (2-tailed)≤ 0,05: Bác bỏgiảthuyết H0

Nếu Sig. (2-tailed) > 0,05: Chưa có cơ sởbác bỏgiảthiết H0.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

6. Bốcụcđề tài

Khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận nghiên cứu, nội dung nghiên cứu gồm có 3 chương

Chương 1: Một số vấn đềlý luận và thực tiễn liên quan đến quyết định lựa chọn của du khách đối với tour Huế1 ngày

Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của du khách đối với sản phẩm tour du lịch Huế1 ngày tại công ty cổphần truyền thông quảng cáo và dịch vụdu lịch Đại Bàng

Chương 3: Một số định hướng và giải pháp đểnâng cao quyết định lựa chọn tour du lịch Huế1 ngày tại Công ty cổphần Truyền thông quảng cáo và dịch vụdu lịch Đại Bàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀVẤN ĐỀNGHIÊN CỨU

1.1 Cơsởlý luận

1.1.1 Lý luận chung vềdu lịch

1.1.1.1 Khái niệm vềcác sản phẩm du lịch

Hiện nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về du lịch cụ thểgiữa các quốc gia trên thếgiới. Tuy nhiên, tổ chức du lịch thếgiới (UNWTO) năm 1995 đã đưa ra thuật ngữ “ Du lịch là các hoạt động của con người liên quan đến việc dịch chuyển tạm thời của con người đến một điểm đến nào đó bên ngoài nơi mà họsống và làm việc thường xuyên cho mục đích giải trí, và các mục đích khác.

Luật Du lịch của Việt Nam (2005) định nghĩa: “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Qua hai khái niệm cơ bản trên có thể hiểu, con người có nhu cầu đi du lịch là để khám phá, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng... tại các điểm đến du lịch ngoài nơi cư trú của khách du lịch. Và trong luận văn, tác giả sử dụng định nghĩa về “du lịch” theo Luật Du Lịch của Việt Nam (2005) đểphục vụ cho đềtài nghiên cứu.

Trên cơ sở tổng hợp nội dung của hoạt động du lịch trên thếgiới vàở Việt Nam trong những năm gần đây, GS.TS Nguyễn Văn Đính và PGS.TS Trần Thị Minh Hòa đồng chủ biên của Khoa Du lịch và khách sạn (Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội) đã đưa ra định nghĩa trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây: “Du lịch là một trong những ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổchức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụcủa những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt độngđó phải đem lại những lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và bản thân doanh nghiệp”.

Trong pháp lệnh Du lịch của Việt Nam số 44/2005/QH11, tại điều 4, thuật ngữ

“du lịch” được hiểu như sau: “ Du lịch là các hoạt động có liênquan đến chuyến đi của

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế, vừa có đặc điểm của ngành văn hóa –xã hội.

1.1.1.2Khái niệm khách du lịch

Định nghĩa vềkhách du lịch của Quốc tế:

Ngày 4/3/1993, theo đềnghịcủa tổchức du lịch thếgiới, hộiđồng thống kê Liên Hiệp Quốc đã công nhận những thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch

Khách du lịch gồm:

Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): bao gồm những người khách từ nước ngoài dến du lịch một quốc gia.

Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): gồm những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài

Khách du lịch trong nước (Internal tourist): gồm những người là công dân của một quốc gia và người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đi du lịch trong nước.

Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): bao gồm khách du lịch trong nước và khách quốc tế đến. Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút du khách trong một quốc gia.

Khách du lịch quốc gia (National tourist): bao gồm khách du lịch trong nước và khách quốc tế ra nước ngoài. Đây là thị trường cho các đại lý lữ hành và các hãng hàng không. Xét một cách tổng quát, khách du lịch có đặc điểm nổi bật như sau:

Khách du lịch phải là người khởi hành rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình (ở đây, tiêu chí quốc tịch không quan trọng, mà là tiêu chí nơi ở thường xuyên

Định nghĩa vềkhách du lịch của Việt Nam

Trong luật du lịch mới nhất của Việt Nam số 44/2005/QH11, quy định:

Tại điều 4, chương 1: “Khách du lịch là người du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhậpở nơi đến”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Tại điều 34, chương V: “ Khách du lịch bao gồm khách nội địa và khách du lịch quốc tế”. “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”. “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.

1.1.1.3 Khái niệm sản phẩm du lịch

Theo Luật Du Lịch năm 2005 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “ Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến du lịch”.

Theo giáo trình Kinh tếdu lịch: Sản phẩm du lịch là các dịch vụ hàng hóa, cung cấp cho khách du lịch, được tạo nên từ việc khai thác các yếu tố tự nhiên xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động tại một vùng hay một quốc gia.

Như vậy sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết tạo thành, làm thõa mãn nhu cầu của du khách trong chuyến đi du lịch dựa trên cơ sởlà nhu cầu của khách du lịch, khai thác điểm mạnh của khách thể du lịch (danh lam thắng cảnh...) từ đó đáp ứng tốt nhu cầu của chủthểdu lịch (khách du lịch)

1.1.1.4 Tour du lịch

Theo điều 4, Luật Du lịch (2005): “Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trìnhđược định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”.

Theo giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành: “ Chương trình du lịch trọn gói là những nguyên mẫu để căn cứ vào đó, người ta tổchức các chuyến du lịch đãđược xác định trước. Nội dung của chương trình du lịch thểlịch trình thực hiện chi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí tới tham quan... Mức giá của chuyến đi bao gồm giá của hầu hết các dịch vụhàng hóa phát sinh trong quá trình thực hiện du lịch”.

Đặc điểm của Tour (Chương trình du lịch) bao gồm: Tính vô hình dạng, tính không đồng nhất, tính phụthuộc vào sựuy tín của nhà cung cấp, tính dễbịsao chép và bắt chước, tính thời vụvà tính khó bán.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Tầm quan trọng của Tour (Chương trình du lịch)

Đối với địa điểm du lịch: Tạo cơ hội việc làm cho lao động chuyên và không chuyên ngành, nghĩa là lao động trực tiếp và gián tiếp của ngành du lịch, mang lại nguồn thu ngoại tệcho quốc gia, khuyến khích việc bảo tồn di sản và truyền thống văn hóa, tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước và địa phương.

Đối với du khách: Mang đến cho du khách nhiều sự lựa chọn thông qua sự kết hợp chính xác của các tour du lịch địa phương và tour du lịch trọn gói, tạo cơ hội tiếp xúc, học hỏi về văn hóa, di sản, lịch sử, các di tích thắng cảnh..

1.1.2 Lý luận vềquyết định lựa chọn sản phẩm du lịch của khách hàng 1.1.2.1 Hành vi mua của người tiêu dùng

Hành vi mua của người tiêu dùng du lịch là “ Qúa trình các cá nhân hoặc các nhóm tham gia tìm kiếm, lựa chọn, mua sắm, sử dụng hay hủy bỏ các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu và mong muốn du lịch”. (Solomon 2006).

1.1.2.2 Quá trình ra quyết định lựa chọn sản phẩm du lịch

Quyết định lựa chọn sản phẩm là những hoạt động của quyết định mua cho nên quá trình ra quyết định lựa chọn các sản phẩm du lịch cũng chính là quá trình ra quyết định mua. Trong quá trình này, người tiêu dùng cũng trải qua các bước về cơ bản giống như trong quá trình ra quyết định mua sản phẩm nói chung.

1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm du lịch Theo lý thuyết vềhành vi tiêu dùng của Philip Kotler cùng với hành vi tiêu dùng du lịch, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm du lịch bao gồm các yếu tố:

Ảnh hưởng của nhóm yếu tố bên trong ( động lực đẩy) đến việc ra quyết định lựa chọn sản phẩm du lịch

Các yếu tốthuộc về đặc điểm cá nhân: Nhóm yếu tốnày bao gồm độtuổi và yêu cầu phù hợp với độ tuổi, giới tính nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, lối sống, cá tính và

“cái tôi” của người tiêu dùng.

Các yếu tốthuộc về văn hóa: bao gồm các yếu tố tiểu văn hóa và đẳng cấp, giai tầng xã hội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Các yếu tốthuộc vềtâm lý: sựlựa chọn của người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng đáng kểbởi yếu tốtâm lý của họ như động cơ, sở thích, thái độ, kinh nghiệm.

Ảnh hưởng của nhóm nhân tố bên ngoài (động cơ kéo) đến việc ra quyết định lựa chọn sản phẩm du lịch

Các yếu tốxã hội: bao gồm các yếu tố như nhóm tham khảo, vai trò,địa vịxã hội.

Các yếu tố marketing: bao gồm các yếu tố như sản phẩm du lịch, giá cảcủa sản phẩm du lịch, truyền thông, địa điểm cung cấp sản phẩm du lịch.

Mối quan hệgiữa ý định sự thúc đẩy lựa chọn với việc ra quyết định lựa chọn sản phẩm du lịch

Ngoài Chapin, thì Rogers & Everett M. (1983) cũng cho rằng: Khi một người quyết định lựa chọn sản phẩm du lịch thì họ phải có ý định. Ý định có thểhình thành trước hoặc liền ngay khi quyết định và thường hình thành bởi các nhân tố bên trong liên quan đến đặc điểm cá nhân, văn hóa, tâm lý...Bên cạnh đó, khi quyết định lựa chọn sản phẩm, người tiêu dùng còn xem xét đến các nhân tố bên ngoài chủ yếu là nhóm tham khảo và yếu tốmarketing: Sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến. Khi có ý định được hình thành, cộng với sựcỗ vũ của các điều kiện bên ngoài chắc chắn họ sẽ đi đến quyết định lựa chọn, mua sắm và sửdụng sản phẩm/dịch vụ đó.

1.1.3 Tổng quan các mô hình nghiên cứu về các nhân tố lựa chọn sản phẩm du lịch.

1.1.3.1 Mô hình các giá trị tiêu dùng

Sheth; Newman & Gross (1991) cho rằng có 5 giá trị ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm du lịch của các du khách: Các giá trị nhận thức (tri thức, điều kiện, xã hội) trong mối quan hệvới giá trị cảm nhận tiêu dùng (cảm xúc, chức năng).

1.1.3.2 Mô hình cỗvũ hành động tham giachương trình du lịch

Chapin (1974) đóng góp lý thuyết thông qua mô hình hành động lựa chọn sản phẩm/chương trình du lịch, xác định bởi hai yếu tố. Xu hướng và cơ hội cỗ vũ hành động. Ưu điểm là mô hình trình bày được cả tác động bên trong và bên ngoài cỗ vũ hành động lựa chọn. Hạn chếlà yếu tố cơ hội chỉ mới đề cập khả năng sẵ có và chất lượng, trong khi giá cả và địa điểm cũng có ảnh hưởng đến quyết định hành động (Middleton–1994).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Sơ đồ1.1: Mô hình cổvũ hành động du lịch–Chapin (1974)

1.1.3.3 Mô hình lựa chọn điểm du lịch

Um & Crompton (1990) phát triển lý thuyết Chapin về hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn điểm du lịch, từ đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn các sản phẩm du lịch cho phù hợp.

Nhân tố bên ngoài: Thuộc tính sản phẩm du lịch (khả năng sẵn có, chất lượng, giá cả, điểm đến/chương trình), biểu tượng (truyền thông), kích thích xã hội (nhóm tham khảo).

Nhân tốbên trong: Sở thích, động cơ, giá trị và thái độ.

1.1.3.4 Mô hình lựa chọn sản phẩm tour du lịch

Kamol Sanitham & Winayaporn Bhararammanachote (2012) đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm tour du lịch: hìnhảnh, sản phẩm, giá cả, địa điểm, xúc tiến.

1.1.3.5 Mô hình lựa chọn sản phẩm du lịch sinh thái

Nghiên cứu của Sarah & cộng sự (2013) phát triển lý thuyết của Chapin về các nhân tố bên trong và bên ngoài hình thành động lực thúc đẩy lựa chọn các sản phẩm du lịch sinh thái (DLST). Mô hình này bổ sung lý thuyết Chapin về các yếu tốgiá cả, quảng cáo và xúc tiến cũng cóảnh hưởng đến sựlựa chọn của du khách.

Nhân tốtất yếu (Sở thích và kinh nghiệm)

Nhân tốthuận lợi (động cơ và thái độ)

Khả năng sẵn có (địa điểm, chương tình và

dịch vụ)

Chất lượng (địa điểm, chương trình và dịch vụ)

Khuynh hướng (cỗ vũ hành động)

Cơ hội (Cỗ vũ hành động)

Tham gia hành động

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Sơ đồ1.2: Mô hình lựa chọn sản phẩm DLST–Sarah & Cộng sự(2013) 1.1.4 Mô hình nghiên cứu đềxuất

Cơ bản đề tài chủ yếu dựa vào các mô hình nghiên cứu lý thuyết của Chapin (1974), Um & Crompton (1990) , mô hình lựa chọn sản phẩm tour du lịch của Kamol Sanittham & Winayaporn Bhrammanachote (2012), mô hình lựa chọn sản phẩm du lịch sinh thái của Sarah và cộng sự(2013). Những mô hình này hầu hết chỉ ra rằng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình du lịch hay tour du lịch bao gồm các nhân tốbên trong và bên ngoài.

Chapin (1974) đưa ra các nhân tố bên trong gồm nhân tốtất yếu (sở thích và kinh nghiệm), nhân tố thuận lợi (động cơ và thái độ và nhân tố bên ngoài là khả năng sẵn có, chất lượng (địa điểm, chương trình và dịch vụ)ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình du lịch hay tour du lịch. Đồng thời, Kamol Sanittham & Winayaporn Bharammanachote (2012), Sarah & Cộng sự (2013) bổ sung nhân tốbên ngoài là giá, quảng cáo, địa điểm đặt tour và nhóm tham khảo cũng tác động đến quyết định lựa chọn chương trình du lịch hay tour du lịch. Cũng tương tự, dựa vào mô hình nghiên

Nhận thức Động cơ

Thái độ

Nhóm tham khảo Sản phẩm

Gía cả

Quảng cáo

Xúc tiến

Nhân tốbên trong

Nhân tốbên ngoài

Lựa chọn sản phẩm DLST

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

cứu của TS. Nguyễn Thị Kim Liên (2015) với đề tài “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm tour du lịch sinh thái của khách du lịch quốc tếtại Hội An”, tôi đưa racác nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua của du khách đối với sản phẩm tour du lịch Huế 1 ngày tại Công ty cổ phần truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịch Đại Bàng như sau:

Sơ đồ1.3: Mô hình nghiên cứu đềxut Sởthích du lịch

Động cơ du lịch

Thái độdu lịch

Kinh nghiệm du lịch

Sựsẵn có và chất lượng tour

Gía cảtour

Quảng cáo từhãng du lịch

Nhóm tham khảo Địa điểm đặt tour

Quyết định lựa chọn sản phẩm

Nhân tốbên trong

Nhân tốbên ngoài

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Sở thích du lịch: Đềcập đến sở thích du lịch của du khách là thăm bạn bè người thân, tham quan các di tích lịch sử hay muốn trải nghiệm những nền văn hóa mới của địa phương.

Động cơ du lịch: Đề cập đến mục đích (động cơ) tham gia tour du lịch Huế 1 ngày của du khách.

Thái độ du lịch: Được đo lường bởi các thuộc tính như là nhận thức và niềm tin của chuyến đi, ý định của cá nhân đối với chuyến đi đó.

Kinh nghiệm du lịch: Đo lường vềsựhài lòng hay không hài lòng vềtour du lịch Huế1 ngày của khách du lịch trong chuyến đi trước.

Sựsẵn có và chất lượng tour: Đề cập đến sự đa dạng của tour du lịch Huế1 ngày cũng như điểm đến của tour du lịch, đo lường chất lượng tour du lịch Huế 1 ngày là như thế nào, có đảm bảo hay không.

Giá cả tour: Đềcập đến giá tour của chương trình du lịch đối với tour du lịch Huế 1 ngày có hợp lý hay không, có nhiều chương trình ưu đãi hay phương thức thanh toán có đa dạng hay không.

Quảng cáo tour: Đềcập đến tour du lịch Huế 1 ngày có được quảng cáo thu hút hay không, thông tin về tour đó có dễ tìm kiếm và có được truyền miệng tích cực hay không.

Địa điểm đặt tour: Đề cập đến địa điểm đặt tour là ở đầu, có thuận tiện và dễ dàng đặt tour hay là không.

Nhóm tham khảo: Quyết định lựa chọn tour du lịch Huế 1 ngày của du khách bị ảnh hưởng bởi thành phần nào trong nhóm tham khảo: bạn bè người thân, cộng đồng du khách hay là người dân địa phương.

Phát triển các giảthuyết nghiên cứu được vào mô hình nghiên cứu đềxuất

Sở thích du lịch có mối quan hệ thuận chiều với quyết định lựa chọn sản phẩm tour Huế1 ngày.

Động cơ du lịch có mối quan hệ thuận chiều với quyết định lựa chọn sản phẩm tour Huế1 ngày.

Thái độ du lịch có mối quan hệ thuận chiều với quyết định lựa chọn sản phẩm tour Huế1 ngày.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Kinh nghiệm du lịch có mối quan hệ thuận chiều với quyết định lựa chọn sản phẩm tour Huế1 ngày.

Sựsẵn có và chất lượng tour có mối quan hệthuận chiều với quyết định lựa chọn sản phẩm tour Huế1 ngày.

Giá cả tour có mối quan hệ thuận chiều với quyết định lựa chọn sản phẩm tour Huế1 ngày.

Quảng cáo tour có mối quan hệ thuận chiều với quyết định lựa chọn sản phẩm tour Huế1 ngày.

Địa điểm đặt tour có mối quan hệthuận chiều với quyết định lựa chọn sản phẩm tour Huế1 ngày.

Nhóm tham khảo có mối quan hệ thuận chiều với quyết định lựa chọn sản phẩm tour Huế1 ngày.

1.1.5Thang đo đềxuất

Thang đo các nhân tố trong mô hình theo 5 mức độ của thang đo Likert, được xây dựng trên các biến giải thích của các nhân tố được rút trích trong các nghiên cứu tiền lệ. Cụthểnhững thành phần thang đo được rút trích các nguồn như sau

Bảng 1.1. Thang đo sởthích du lịch

Tiêu chí THANG ĐO SỞTHÍCH DU LỊCH

ST1 1 Tôi muốn thăm bạn bè người thân ST2 2 Tôi thích tham quan các di tích lịch sử

ST3 3 Tôi thích trải nghiệm nền văn hóa mới của địa phương

Bảng 1.2. Thang đo động cơ du lịch Tiêu chí THANG ĐO ĐỘNGCƠ DU LỊCH

DC1 1 Tôi chọn tour đểmuốn giải tỏa căng thẳng

DC2 2 Tôi chọn tour đểmuốn vui chơi cùng bạn bè, người thân

DC3 3 Tôi chọn tour đểmuốn khám phá, tìm hiểu văn hóa địa phương

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Bảng 1.3. Thang đo thái độdu lịch

Tiêu chí THANG ĐO THÁI ĐỘDU LỊCH

TD1 1 Tôi quan tâm đến sựphát triển du lịch địa phương TD2 2 Tôi thích được đi du lịch cùng bạn bè, người thân TD3 3 Với tôi, du lịch là một trải nghiệm yêu thích

Bảng 1.4. Thang đo kinh nghiệm du lịch

Tiêu chí THANG ĐO KINH NGHIỆM DU LỊCH

KN1 1 Tôi có nhiều kinh nghiệm tham gia tour du lịch Huế1 ngày KN2 2 Tôi đã tham gia tour du lịch Huế1 ngày trên 2 lần

KN3 3 Tôi thấy hài lòng với lần đi tour Huế1 ngày

Bảng 1.5. Thang đo sựsẵn có và chất lượng tour

Tiêu chí THANG ĐO SỰSẴN CÓ VÀ CHẤTLƯỢNG TOUR

CL1 1 Tour luôn sẵn có, đa dạng

CL2 2 Tour có nhiều điểm đến hấp dẫn CL3 3 Chấtlượng tour được đảm bảo

Bảng 1.6. Thang đo giá cảtour

Tiêu chí THANG ĐO GIÁ CẢTOUR

GC1 1 Mức giá tour hợp lý

GC2 2 Công ty có nhiều chương trìnhưu đãiđối với tour GC3 3 Phương thức thanh toán đa dạng

Bảng 1.7. Thang đo quảng cáo tour

Tiêu chí THANG ĐO QUẢNG CÁO TOUR

QC1 1 Quảng cáo tour thu hút

QC2 2 Thông tin tour đầy đủ, dễtìm kiếm

QC3 3 Thông tin tour được truyền miệng tích cực

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Bảng 1.8. Thang đo địa điểm đặt tour

Tiêu chí THANG ĐO ĐỊA ĐIỂM ĐẶT TOUR

DD1 1 Vị trí đặt tour tiện lợi

DD2 2 Có thể đặt tour qua điện thoại DD3 3 Có thể đặt tour qua Internet

Bảng 1.9. Thang đo nhóm tham khảo

Tiêu chí THANG ĐO NHÓM THAM KHẢO

NTK1 1 Bạn bè, người thân gợi ý tôi chọn tour NTK2 2 Cộng đồng du khách gợi ý tôi chọn tour NTK3 3 Người dân địa phương gợi ý tôi chọn tour

Bảng 1.10 Thang đo quyết định lựa chọn tour Huế1 ngày

Tiêu chí THANG ĐO QUYẾT ĐỊNH

QD1 1 Tôi quyết định lựa chọn tour du lịch Huế 1 ngày vì tôi thấy tour nàyđáp ứng được nhu cầu du lịch của tôi

QD2 2 Tôi thấy quyết định lựa chọn tour du lịch Huế1 ngày là hoàn toàn đúng đắn

QD3 3 Tôi sẽgiới thiệu cho người thân, bạn bè tour Huế1 ngày

1.1.6Cơ sởthực tiễn

Theo Báo chính phủ, tiếp nối chuỗi các hoạt động kích cầu du lịch trong bối cảnh dịch COVID– 19 được kiểm soát tốt. UBND tỉnh Thừa Thiên Huếtổchức Diễn đàn Du lịch Huế năm 2020 với chủ đề “Kết nối lữhành: Huế-Điểm đến an toàn và thân thiện”.

Đây là hoạt động triển khai Đề án: “Phục hồi, kích cầu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 200-2021 và kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi, kích cầu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến hết năm 2020; triển khai nghị quyết của HĐND tỉnh vềchính sách kích cầu du lịch trong năm 2020; hưởng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

ứng chương trình “Người Việt Nam du lịch Việt Nam” do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát động.

Phát biểu tại khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ khắng định Thừa Thiên Huế đã được quy hoạch, đầu tư xây dựng theo các lợi thế phù hợp với thếmạnh và bản sắc riêng. Hình hài của một đô thịdi sản văn hoá, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh đang được hình thành và phát triển với hạt nhân thành phố Huế. Thành phố Di sản Văn hoá thế giới, Thành phố Festival, Thành phố Văn hoá ASEAN; thành phố xanh, sạch, sáng...Thừa Thiên Huế đang trởthành trung tâm kinh tếcủa Vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung và cả nước, trong đó nền kinh tế được phát triển theo hướng xanh và bền vững, du lịch đóng vai trò là ngành kinh tếmũi nhọn.

Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hoạt động về du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng khó khăn dựbáo còn kéo dài đãđặt ra cho ngành du lịch Việt Nam, cũng như miền Trung và Thừa Thiên Huếnhững thách thức không nhỏ, yêu cầu phải có sự vào cuộc, đồng hành và hành động quyết liệt để kịp thời chuyển đổi, đột phá, thu hút du khách quay trở lại và nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch cho điểm đến Thừa Thiên Huế.

Nhận thức được vấn đề này Thừa Thiên Huế đã xây dựng đề án kích cầu du lịch năm 2020 – 2021, xác định thị trường trọng tâm; nghiên cứu và ban hành giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch; xây dựng các sản phẩm, dịch vụ mới; đồng thời tập trung quảng bá thông qua các trang mạng xã hội và các cơ quan thông tấn báo chí...

Diễn đàn Du lịch Huế2020 với chủ đề “Kết nối lữhành: Huế-Điểm đến an toàn và thân thiện hướng đến các mục tiêu chính là đánh giá khả năng hồi phục du lịch Thừa Thiên Huế sau dịch bệnh COVID- 19; xác định các đối tượng thị trường khách trở lại Huế và miền Trung trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới. Công bố chương trình kích cầu du lịch của tỉnh đến hết năm 2020, bao gồm chuỗi sự kiện văn hoá, lễ hội của tỉnh trong năm 2020, đặc biệt là Festival Huế2020.

Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huếcùng với Đà Nẵng, Quảng Nam đưa ra thông điệp chung và triển khai chương trình kích cầu liên kết “Ba địa phương, một điểm đến”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

Diễn đàn cũng là dịp tỉnh truyền thông quảng bá rộng rãi về điểm đến địa phương và chương trình kích cầu du lịch; kết nối các doanh nghiệp lữ hành lớn trong cả nước với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, lữ hành, điểm đến dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh; tạo thuận lợi cho các đơn vị lữ hành ngoài tỉnh tìm hiểu các dịch vụ, sản phẩm của các doanh nghiệpở Thừa Thiên Huế và hưởng ứng chương trình liên kết du lịch “Ba địa phương –một điểm đến” trong thời gian tới.

Tại diễn đàn, Lãnh đạo Tổng cục Du lịch đề nghị trong thời gian tới, với thị trường nội địa, bên cạnh việc triển khai các gói kích cầu du lịch, tăng cường hợp tác, liên kết giữa các địa phương, các hiệp hội, các doanh nghiệp du lịch...thì địa phương cần chú trọng công tác truyền thông về đảm bảo các quy định điều kiện về an toàn phòng chống dịch cho khách du lịch, người lao động và cộng đồng. Đối với thị trường quốc tế, cần khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết đểsẵn sàng đón khách quốc tế ngay khi được cấp quyền cho phép.

Tại diễn đàn, tỉnh Thừa Thiên Huếgiới thiệu chương trình kích cầu du lịch tỉnh đến hết năm 2020, bao gồm: Chính sách kích cầu của chính quyền tỉnh, gói kích cầu của các doanh nghiệp gắn với giới thiệu sản phẩm, dịch vụvới của địa phương.

Tại diễn đàn, các đại biểu cũng trao đổi, góp ý, đề xuất sáng kiến giúp du lịch Thừa Thiên Huế cũng như của ba địa phương liên kết phục hồi, phát triển trong thời gian tới; đề xuất ý tưởng liên kết du lịch Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và xúc tiến bằng truyền thông số.

Nguồn: http://baochinhphu.vn/Du-lich/Thua-ThienHue-xuc-tien-phuc-hoi-phat- trien-du-lich/366974.vgp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA

CHỌNĐỐI VỚI SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH HUẾ 1 NGÀY TẠI CÔNG TY CỔPHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤDU LỊCH

ĐẠI BÀNG

2.1 Tình hình cơ bản của công ty 2.1.1 Lịch sửhình thành

Thông tin công ty: Công ty Cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịch Đại Bàng

Địa chỉ: 115 Phạm Văn Đồng, Phường Vĩ Dạ, Thành phốHuế Số điện thoại: 02343.93.67.87

Mã sốthuế: 3301494534

Người đại diện: Nguyễn Đình Thuận Email:info@dulichdaibang.com Website:http://dulichdaibang.com Logo công ty:

Hình 2.1: Logo công ty

Công ty cổphần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịch Đại Bàng thành lập ngày 25 tháng 10 năm 2012. Công ty hoạt động kinh doanh trong hai lĩnh vực truyền thông quảng cáo và dịch vụdu lịch, nhân viên của công ty là đội ngũ nhân sựtrẻ, được đào tạo bài bản, nhạy bén trong công việc, tích cực trau dồi các kiến thức mới để áp dụng và công việc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

Bộphần truyền thông quảng cáo không ngừng đưa ra những giải pháp mới đểhỗ trợ cho bộ phận du lịch hoạt động trơn tru. Phát triển theo hướng thương mại điện tử đòi hỏi phải làm việc khoa học và gắn kết giữa hai bộphận.

Bộphận lữhành du lịch là bộphận hoạt động chính của công ty đóng vai trò chủ lực trong chiến lược phát triển kinh doanh của công ty. Bộ phận dịch vụtiến hành lên kế hoạch, xây dựng và cho ra các sản phẩm độc đáo và mới lạ nhằm cung cấp cho du khách những dịch vụtuyệt vời nhất.

2.1.2 Tầm nhìn, sứmệnh và giá trị cốt lõi.

Tầm nhìn: Chúng tôi sẽ là công ty hoạt động sâu và rộng trong lĩnh vực hospitality. Chúng tôi sẽlà một trong mười công ty du lịch lớn nhất Việt Nam vào năm 2025 và sẽ kinh doanh tốt tất cảcác mảng trong ngành dịch vụ. Và lúc này chi nhánh của chúng tôi sẽ có mặt tại các thị trường trọng điểm trên thế giới. Nhân viên của chúng tôi là sự tinh túy về kiến thức, kỹ năng, đạo đức, trách nhiệm. Chúng tôi luôn đảm bảo chế độ cho nhân sự một cách tốt nhất và luôn là công ty có chế độ đãi ngộ nhân sự tốt nhất Việt Nam. Kinh doanh gắn liền với làm từ thiện luôn là tôn chỉ hoạt động của chúng tôi.

Sứ mệnh: Chúng tôi mang đến cho khách hàng những trải nghiệm văn hóa địa phương với giá rẻnhất. Chúng tôi sẽnâng cao giá trị các địađiểm du lịch tại Việt Nam và những nơi chúng tôi đưa khách đến. Chúng tôi tìm mọi cách đểnâng cao giá trị của đối tác với triết lý “win – win”. Chúng tôi miệt mài làm việc đểxây dựng một thương hiệu du lịch Việt Nam mang tầm quốc tế. Mọi nguồn lực của chúng tôi sẽ tập trung đầu tư vào con người và công nghệ. Chúng tôi kinh doanh đểtạo ra những điều tốt đẹp cho cộng đồng Việt Nam và cộng đồng những nơi chúng tôi đến.

Giá trịcốt lõi:

Công nghệ: Luôn là công ty dẫn đầu về việc áp dụng những công nghệ tốt nhất vào công việc.

Con người quốc tế: Mỗi nhân viên công ty đều có thểlàm Giám đốc– làm Đại sứ quốc tếcho công ty.

Chuyên nghiệp: Cung cấp cho khách hàng những dịch vụtốt nhất với giá rẻnhất và tốc độnhanh nhất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

Kỷ luật: Làm cho được những gì đã cam kết – những gì mình đã nói –những gì công ty đãđềra.

Hợp tác: Tất cảcác thành viên trong công ty luôn hợp tác với nhau đểhoàn thành công việc một cách tốt nhất. Luôn trao đổi kinh nghiệm, thông tin để tất cả đều giỏi.

Công ty luôn mở rộng cánh cửa hợp tác với tất cả các đối tác khách hàng có thiện chí.

Sáng tạo: Luôn đánh cao mọi ý tưởng cho dù ý tưởng đó như thế nào.

2.1.3 Cơ cấu tổchức

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổchức của công ty

(Nguồn: Công ty CP TTQC và DVDL Đại Bàng)

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc/ Chủtịch Hội đồng quản trị

Giám đốc kinh

doanh Giám đốc dịch vụ Giám đốc marketing

Giám đốc kế

hoạch tài chính Giám đốc nhân sự

Trường phòng KDTT

Trưởng phòng TMĐT

Trưởng phòng điều hành

Trưởng phòng sản

phẩm

Trưởng phòng marketing

Trưởng phòng kế

toán

Trưởng phòng nhân

sự

Trưởng nhóm

Thành viên

Trường Đại học Kinh tế Huế

(37)

Ban giám đốc:

Trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động kinh doanh của công ty

Đềra các chiến lược kinh doanh, đối ngoại, phát triển của công ty.

Bộphận kinh doanh

Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề, đúng pháp luật, mang lại hiệu quảcao.

Xây dựng chiến lược kinh doanh chung của Công ty theo từng giai đoạn: Ngắn hạn–Trung hạn–Dài hạn; công tác tài chính–ngân hàng.

Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh theo tháng, quý, năm. Giám sát và kiểm tra chất lượng công việc, sản phẩm của các bộphận khác nhằm mang đến khách hàng chất lượng dịch vụcao.

Bộphận dịch vụ

Xây dựng các kênh thông tin để khách hàng có thểtiếp cận dễdàng các thông tin về công ty, tính năng sản phẩm, giá cả, phương thức thanh toán...

Là đầu mối tiếp nhận mọi thông tin về khiếu nại của khách hàng, đưa ra các phương hướng xử lý, trình Trưởng phòng bán hàng xin ý kiến, thảo luận tại cuộc họp giao ban.

Phối hợp với phòng marketing để thực hiện các chương trình quảng cáo hoặc khuyến mãi, phân tích kĩ những lợi ích của khach hàng khi nhận được, quy trình thủtục nhận nhằm phát huy cao nhất hiệu quảcủa kếhoạch marketing theo mục tiêu đãđềra.

Bộphận marketing

Nghiên cứu dự báo thị trường và tổ chức triển khai chương trình phát triển sản phẩm mới –phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu.

Xây dựng và thực hiện kếhoạch chiến lược marketing

Thiết lập mối quan hệhiệu quảvới giới truyền thông. Bộphận kếtoán tài chính.

Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách kế toán, tài chính, thống kê. Lập kế hoạch và thực hiện công tác quản lý thu–chi hàng tháng, quý, năm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cân

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Do đó, để đạt hiệu quả hơn trong việc thu hút khách du lịch và sự tham gia tích cực của người dân địa phương tại điểm đến trong việc bảo vệ môi trường, thúc

Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ Internet cáp quang của khách hàng tại thành phố Huế, tác giả thông qua quá trình tìm hiểu

Thang đo mô hình TRA sẽ được dùng để đo lường nhận thức của khách hàng đối với các thuộc tính của dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đông Á Huế, đo lường vai trò

Nghiên cứu này tiến hành khảo sát và phân tích các động cơ lựa chọn điểm đến Miền Trung, Việt Nam du lịch của du khách Hàn Quốc; đồng thời so sánh sự

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi, thái độ và cảm nhận về điểm đến, dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng trực tiếp đến

Nhóm tác giả Nguyễn Trọng Nhân – Cao Mỹ Khanh trong đề tài Đánh giá của du khách đối với những điều kiện phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang cũng có

Thang đo các nhân tố tác động đến giá trị cảm nhận của du khách quốc tế đối với dịch vụ du lịch hang động tại Quảng Bình được đánh giá thông qua phương pháp độ

Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố Hồ Chí Minh của khách du lịch nội địa chỉ có 3 nhóm nhân tố là: khả năng tiếp