• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12 Ngày soạn: .../ 11/2017

Ngày giảng : Thứ hai ngày ... tháng 11 năm 2017 CHÀO CỜ TUẦN 12

...

TIẾNG VIỆT

Tiết 111; 112 : ÔN, ƠN

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Đọc được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca , từ và các câu ứng dụng.

- Viết được : ôn, ơn, con chồn, sơn ca.

- Luyện nói từ 2-> 4 câu theo chủ đề: Mai sau khôn lớn 2. Kĩ năng: rèn cho HS kỹ năng nghe, nói, đọc,viết.

3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: BĐDTV, tranh minh họa con chồn, tranh luyện nói - HS : BĐDTV, VTV,SGK, bảng, giẻ lau, bút.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’) sĩ số: 17; vắng: 0..

II. Kiểm tra bài cũ: ( 6' )

- 4 HS đọc bảng con: ân, ăn, gần gũi, khăn rằn, thợ lặn - 2 HS đọc câu ứng dụng trong SGK

- Viết bảng con: ân, ăn, con trăn

- Tìm tiếng hoặc từ ngoài bài có tiếng chứa vần ân, ăn .VD: muối mặn, quả mận.

GV nhận xét – đánh giá.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2')

- Cho HS quan sát tranh rút ra từ - tiếng - vần mới : ôn

2. Dạy vần:

a. Nhận diện vần: ( 3' )

+ Vần ôn có mấy âm ghép lại? Là những âm nào?

- Vần ôn có hai âm ghép lại, âm ô đứng trước, âm n đứng sau

+ So sánh vần ôn với on ? + Giống nhau: Đều có âm n đứng sau + Khác nhau: Vần ôn bắt đầu bằng ô b. Đánh vần - đọc trơn – ghép: ( 12' )

- GV đánh vần và đọc mẫu: - ô - n - ôn ( 5 HS, lớp ) - ôn ( 5 HS, bàn ) - GV giới thiệu tiếng mới: chồn

- Gọi HS phân tích tiếng chồn - Tiếng chồn có âm ch đứng trước, vần ôn đứng sau, dấu huyền trên âm ô - GV đánh vần - đọc mẫu - chờ - ôn - chôn – huyền - chồn( 5 HS

(2)

- dãy )

- chồn ( 4 HS )

- Gọi HS đọc từ khóa - con chồn ( 3 HS đọc )

- Đọc toàn cột - ôn - chồn - con chồn( 2-> 3 HS đọc ) -> Dạy vần ơn theo hướng phát triển

( Qui trình tương tự như vần ôn )

- HS thực hành tương tự vần ôn - Gọi HS đọc cột 2 - 2 -> 3 HS đọc

- Gọi HS so sánh vần ơn với ôn + Giống nhau: Kết thúc bằng n + Khác nhau: Vần ơn bắt đầu bằng ơ - Gọi HS đọc toàn bài khóa bảng lớp,

SGK

- 3 -> 5 HS

- Cho cả lớp ghép vần, tiếng - ôn, ơn, chồn, sơn Trò chơi: (3')

c. Đọc từ ngữ ứng dụng: ( 6' )

- Cho HS đọc thầm cột 1 kết hợp tìm tiếng có vần mới

ôn bài cơn mưa khôn lớn mơn mởn

- Gọi HS phân tích từ; nêu tiếng mới - Từ ôn bài có hai tiếng, tiếng ôn đứng trước, tiếng bài đứng sau. Tiếng bài có vần ai vừa học

- Gọi HS đọc từ - ôn bài ( 2-> 3 HS đọc và phân tích tiếng )

- Giải nghĩa từ: - ôn bài: Học lại hoặc nhắc lại để nhớ những điều đã học được

- khôn lớn: Chỉ sự lớn lên và hiểu biết nhiều hơn, sự trưởng thành của người nào đó

- cơn mưa: Chỉ sự đám mây u ám mang mưa đến.

- mơn mởn: Chỉ sự non mượt, tươi tốt, đầy sức sống.

- Gọi HS đọc toàn bài SGK trang 1 - 1 -> 2 HS đọc.

Cả lớp đồng thanh d. Viết bảng con: (7' )

- GV hướng dẫn và viết mẫu - Hướng dẫn HS cách cầm phấn, tư thế ngồi trước khi viết bài.

- HS viết bảng con: Lần 1: ôn, ơn Lần 2: con chồn Lần 3: sơn ca 3. Củng cố: (1’)

+ Con vừa học vần nào mới ? - Vần ôn, ơn

- Thi chỉ nhanh đúng vần, tiếng bất kì - 2 cặp lên bảng chỉ nhanh đúng theo chỉ dẫn của cô.

Tiết 2

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra: (3' )

(3)

+ Ở tiết 1 con đã học vần nào mới? - Vần ôn, ơn + Vần ôn và ơn có điểm nào giống và

khác nhau?

- giống nhau đều kết thúc bằng âm n, khác nhau ở âm đầu...

2. Luyện tập

a. Luyện đọc: ( 10' )

- Gọi HS đọc bài bảng lớp, SGK ( Kết hợp kiểm tra chống đọc vẹt )

10 -> 12 HS đọc - Đọc câu ứng dụng SGK:

+ Tranh vẽ gì? - Đàn cá đang bơi lội

- Cho HS đọc nhẩm câu Sau cơn mưa, cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn.

- Gọi HS nêu từ mới trong câu và phân

tích từ, nêu tiếng mới trong từ, đọc từ. - cơn mưa, bận rộn ( 2-> 3 HS đọc ) - Gọi HS đọc cả câu 3 -> 5 HS đọc

+ Khi đọc câu có dấu phẩy con cần chú ý điều gì?

- Khi đọc câu có dấu phẩy con cầnngắt hơi ở sau dấu phẩy.

- GV đọc mẫu câu ứng dụng 2 -> 3 HS đọc lại - Gọi HS đọc toàn bài trang 1-> 2 HS đọc Trò chơi: ( 3' )

b. Luyện viết: ( 12' )

- GV hướng dẫn HS và viết mẫu vần ( Hướng dẫn cách cầm bút, tư thế ngồi viết )

- HS quan sát - viết: ôn, ơn, con chồn, sơn ca

- Chấm bài - nhận xét - 5 -> 7 bài c. Luyện nói: ( 6' )

+ Hôm nay chúng ta nói về chủ đề gì? - Mai sau khôn lớn - GV nêu câu hỏi gợi ý:

+ Quan sát tranh và cho biết em bé nghĩ gì?

- Tranh vẽ em bé ước mơ sau này khôn lớn sẽ trở thành chú bộ đội biên phòng đứng canh giữ vùng biên cương của Tổ quốc.

+ Mai sau lớn lên con sẽ làm gì?

+ Tại sao con thích làm nghề đó?

+ Bố mẹ con đang làm nghề gì?

- Gọi HS luyện nói - mỗi em nói từ 2 -

> 4 câu.

- Con mong sao mau khôn lớn. Con sẽ theo gương bố, cầm chắc tay súng để bảo vệ biên cương, giữ cho cuộc sống được bình yên.

3. Củng cố - dặn dò: ( 6' )

+ Hôm nay học vần gì? - ôn, ơn

- Gọi HS đọc bài bảng lớp, SGK - 2 HS đọc

+ Tìm tiếng hoặc từ ngoài bài có vần - VD: thôn bản, hồn nhiên, bồn hoa, chốn tìm, cơn mưa, hộp sơn, lớn nhanh...

- Nhận xét giờ học

(4)

*Giáo án chiều

Ngày soạn: .../ 11/2017

Ngày giảng : Thứ hai ngày ... tháng 11 năm 2017 TOÁN

Tiết 45: LUYỆN TẬP CHUNG

A. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

-HS thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đã học; phép cộng với số 0, phép trừ một số cho số 0.

- Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.

2. Kỹ năng:Rèn cho HS kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: bài 2 bảng phụ - HS: VBT, bút

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

I. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)Hát chuyển tiêt

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

II.Kiểm tra bài cũ :( 5’)

- Gọi2 HS lên bảng 1. Tính 2. Điền số ? 3 + 1 + 1= 5 3 + 0 = 3 5 - 2 - 2 = 1 3 - 0 = 3 5 - 3 = 2 - Dưới lớp đọc các bảng cộng, trừ đã

học

III. Bài mới:

1. Giới thiệu – ghi đầu bài: ( 1' III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: ( 1' )

- Bài 1: (7’) Bài 1:Tính

+ Bài yêu cầu gì? - Tính

+ Để tính được kết quả đúng và nhanh con dựa vào đâu?

- Dựa vào các bảng cộng và bảng trừ đã học.

- Cho HS làm bài - Đọc kết quả - nhận xét - sửa nếu sai.

4 + 0 = 4 1 + 4 = 5

5 - 3 = 2 5 - 2 = 3 5 + 0 = 5

4 - 2 = 2

3 - 3 = 0 4 - 0 = 4 + Một số cộng với 0 và một số trừ đi 0

cho ta kết quả thế nào?

- Một số cộng với 0 hay trừ đi 0 đều cho ta kết quả bằng chính số đó.

+ Một số trừ đi chính số đó cho ta kết quả bằng mấy?

- Một số trừ đi chính số đó cho ta kết quả bằng 0.

Bài 2: ( 7’) Bài 2:Tính

(5)

+ Gọi HS nêu yêu cầu - Tính + Làm thế nào để tính được kết quả

đúng và nhanh?

- Dựa vào các bảng cộng, bảng trừ đã học.

+ Cách tính ở bài 2 có gì khác với bài 1?

- Bài 1 chỉ thực hiện 1 lần tính ,bài 2 thực hiện 2 lần tính rồi ghi kết quả.

+ Con cần chú ý gì khi tính? - Thực hiện cách tính lần lượt từ trái sang phải.

- Cho HS làm bài - Đọc kết quả - nhận xét - sửa nếu sai.

- Cả lớp làm vào vở - 3 HS lên bảng làm bài.

2 + 2 + 1 = 5 5 - 2 - 2 = 1

3 + 2 + 0 = 5 4 - 0 - 2 = 2 + Chúng ta cần ghi nhớ cách tính này

như thế nào?

- Thực hiện cách tính lần lượt từ trái sang phải.

Bài 3 : (7’) Bài 3 : Điền số vào ô trống

+ Bài yêu cầu con làm gì? - Điền số vào ô trống

+ Dựa vào đâu để điền đúng số? - Dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi các số đã học.

+ Cho HS làm bài - Đọc kết quả - nhận xét - sửa nếu sai.

- 4 HS lên bảng 2 + 3 = 5 5 – 2 = 3 4 – 2 = 2 2 + 2 = 4

3 – 0 = 3 0 + 3 = 3 5 = 4 + 1 5 = 1 + 4 + 0 cộng với một số cho ta kết quả thế

nào?

- 0 cộng với một số cho ta kết quả bằng chính số đó.

+ Dựa vào đâu để điền số đúng? - Vận dụng vàobảng cộng, trừ trong phạm vi các số đã học.

Bài 4:(7’) Bài 4: Viết phép tính thích hợp

+ Gọi HS đọc yêu cầu - Viết phép tính thích hợp + Bài có mấy phần? là những phần

nào?

- Bài có 2 phần a và b a.Để viết được phép tính thích hợp con

phải làm gì?

- Nhìn vào tranh vẽ.

+ Cho HS tự nêu bài toán - viết phép tính - Đọc kết quả - nhận xét - sửa nếu sai.

- 2 HS nêu bài toán - Cả lớp làm bài - 2 HS lên bảng

2 + 3 = 5 hoặc 3 + 2 = 5 b. Gọi HS nêu bài toán - viết phép tính -2 HS nêu bài toán - Cả lớp viết phép

tính: 5 - 2 = 3 + Tại sao con viết được phép tính:

5 – 2 = 3

- Vì lúc đầu có 5 bạn, 2 bạn lên kinh khí cầu. Còn lại 3 bạn.

+ Con có nhận xét gì về các phép tính ở bài 4?

- Đều là phép cộng và trừ trong phạm vi 5

4. Củng cố, dặn dò: ( 5’)

(6)

+Khi cộng hoặc trừ một số với 0 thỡ kết quả thế nào?

- Khi cộng hoặc trừ một số với 0 thỡ kết quả bằng chớnh số đú.

- Hóy điền số sau vào ụ trống:

+ 0 = 0 - 0 - Nhận xột giờ học

--- TH TIẾNG VIỆT

ôn tập

A. MỤC TIấU

- Đọc và nhận biết chắc chắn tiếng, từ, câu chứa vần ôn, ơn.

- Có ý thức tự giác học tập bộ môn

B. CHUẨN BỊ:

- Gv : tiếng, từ, câu chứa vần ôn, ơn - HS: vở BT thực hành TV

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của gv Hoạt động của hs

1.KTBC:3p

- Gv cho hs viết bảng con: cái kéo, chú cừu - Hs và gv nhận xét bài.

2.Bài mới: 30p

Bài 1 : Khoanh tròn từ chứa vần ôn

mơn mởn hờn giận đơn lẻ bốn bề nhởn nhơ

thủ môn sơn đỏ con lợn số bốn - Gv : nêu yêu cầu

- Gv : cho hs đọc lại từ Bài 2 : Nối ô chữ để tạo từ

bổn ma khôn cửa xôn xao con bài đùa hở dữ bề

ôn phận sơn lớn bốn tồn

cơn chồn hớn bỡn ôn tợn

- Gv : cho hs đọc lại các từ vừa nối Bài 3 : Đọc câu

Nga chơi trốn với bé. Nga khôn hơn bé chịu thua .

? Khi đọc em cần lu ý điều gì?(ngắt nghỉ đúng dấu câu)

- GV : sửa phát âm cho hs Thi đọc

3. Củng cố - dặn dò :2p

- Hôm nay chúng ta ôn lại vần gì ? - GV nxét giờ học .

- HS viết bảng con

- HS : làm bài , 1 em lên bảng

- HS : N xét , đổi vở k tra - Đọc theo hàng dọc- cả lớp.

- H : nêu yêu cầu

- HS : làm bài , 1 em lên bảng

- HS : N xét , tự k tra

- Đọc theo hàng ngang- ĐT.

- HS : đọc ( cá nhân, ĐT)

- Các tổ thi đua nhau.

--- HĐNGLL

CHỦ ĐIỂM NHÀ TRƯỜNG

---

Ngày soạn: .../ 11/2017

Ngày giảng : Thứ ba ngày ... thỏng 11 năm 2017

0

(7)

TIẾNG VIỆT

Tiết 113, 114: EN, ÊN

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Đọc được: en, ên, lá sen, con nhện từ và các câu ứng dụng.

- Viết được en, ên, lá sen, con nhện.

- Luyện nói từ 2-> 4 câu theo chủ đề: Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới.

2. Kĩ năng: rèn cho HS kỹ năng nghe, nói, đọc,viết.

3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: BĐDTV, áo len, mũi tên, lá sen. Tranh minh hoạ luyện nói - HS : BĐDTV, VTV,SGK, bảng, giẻ lau, bút

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

I. Ổn định tổ chức lớp: (1’) hát chuyển tiết II. Kiểm tra bài cũ: (6')

- 4 HS đọc bảng con: ôn, ơn, khôn lớn, mơn mởn, bận rộn.

- 2 HS đọc câu ứng dụng trong SGK - Viết bảng con:ôn ơn, con chồn.

- Tìm từ ngoài bài có tiếng chứa vần ôn, ơn: VD: số bốn, lớn hơn - GV Nhận xét – đánh giá việc ôn bài của HS.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2')

- Cho HS quan sát tranh rút ra từ - tiếng - vần mới: ên

2. Dạy vần:

a. Nhận diện vần: ( 3' )

+ Vần en có mấy âm ghép lại? Là những âm nào?

- Vần en có hai âm ghép lại, âm e đứng trước, âm n đứng sau.

+ So sánh vần en với on ? + Giống nhau: Đều có âm n đứng sau + Khác nhau: Vần en bắt đầu bằng e b. Đánh vần - đọc trơn – ghép: ( 12' )

- GV đánh vần và đọc mẫu: - e - nờ - en ( 5 HS, lớp ) - en ( 5 HS, bàn ) - GV giới thiệu tiếng mới: sen

- Gọi HS phân tích tiếng sen - Tiếng sen có âm s đứng trước, vần en đứng sau.

- GV đánh vần - đọc mẫu - sờ - en - sen( 5 HS - dãy ) - sen ( 4 HS ) - Gọi HS đọc từ khóa - lá sen ( 3 HS đọc )

- Đọc toàn cột - en - sen - lá sen( 2-> 3 HS đọc ) -> Dạy vần ên theo hướng phát triển

( Qui trình tương tự như vần en )

- HS thực hành tương tự vần en - Gọi HS đọc cột 2 - 2 -> 3 HS đọc

- Gọi HS so sánh vần ên với en + Giống nhau: Kết thúc bằng n

(8)

+ Khác nhau: ên bắt đầu bằng ê - Gọi HS đọc toàn bài khóa bảng lớp,

SGK

- 3 -> 5 HS

- Cho cả lớp ghép vần, tiếng - en, ên, sen , nhện Trò chơi: (3')

c. Đọc từ ngữ ứng dụng: ( 6' )

- Cho HS đọc thầm cột 1 kết hợp tìm tiếng có vần mới

áo len mũi tên khen ngợi nền nhà

- Gọi HS phân tích từ; nêu tiếng mới - Từ áo len có hai tiếng, tiếng áo đứng trước, tiếng sen đứng sau. Tiếng sen có vần en vừa học.

- Gọi HS đọc từ áo len - áo len ( 2-> 3 HS đọc và phân tích tiếng )

- Giải nghĩa từ - áo len: Là loại áo được đan hoặc dệt bằng len.

- khen ngợi: Nói đến sự đánh giá tốt về ai, về cái gì, việc gì với ý vừa lòng.

- mũi tên: 1 đầu nhọn , tên bắn đi bằng cung và nỏ.

- nền nhà: Mặt phẳng bên dưới của ngôi nhà.

- Gọi HS đọc toàn bài SGK trang 1 + 1 -> 2 HS đọc. Cả lớp đồng thanh d. Viết bảng con( 7' )

- GV hướng dẫn và viết mẫu - Hướng dẫn HS cách cầm phấn, tư thế ngồi trước khi viết bài.

- HS viết bảng con: Lần 1: en , ên Lần 2: lá sen Lần 3: con nhện 3. Củng cố: (1’)

- Con vừa học vần nào mới ? - en, ên

- Thi chỉ nhanh đúng vần, tiếng bất kì - 2 cặp lên bảng chỉ nhanh đúng theo chỉ dẫn của cô.

Tiết 2

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra: (3' )

- Ở tiết 1 con đã học vần nào mới? - Vần en , ên - Vần en, ên có điểm nào giống và khác

nhau?

- đều có âm n đứng sau….

2. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (10')

- Gọi HS đọc bài bảng lớp, SGK (Kết hợp kiểm tra chống đọc vẹt)

10 -> 12 HS đọc - Đọc câu ứng dụng SGK:

+ Tranh vẽ gì? - Con sên trên tàu lá chuối, dế mèn trong bãi cỏ.

(9)

- Cho HS đọc nhẩm câu - Nhà Dế Mèn ở gần bãi cỏ non. Còn nhà sên thì ở ngay trên tàu lá chuối - Gọi HS nêu từ mới trong câu và phân

tích từ, nêu tiếng mới trong từ, đọc từ.

- Dế Mèn, nhà Sên, trên (2-> 3 HS đọc ).

- Gọi HS đọc cả câu 3 -> 5 HS đọc + Khi đọc câu có dấu chấm con cần

chú ý điều gì?

- Khi đọc câu có dấu chấm con cầnnghỉ hơi

- GV đọc mẫu câu ứng dụng 2 -> 3 HS đọc lại - Gọi HS đọc toàn bài trang 1-> 2 HS đọc Trò chơi: ( 3' )

b. Luyện viết: (12' )

- GV hướng dẫn HS và viết mẫu ( Hướng dẫn cách cầm bút, tư thế ngồi viết )

- HS quan sát - viết: en, ên, lá sen, con nhện.

- Chấm bài - nhận xét - 5 -> 7 bài c. Luyện nói: (6')

- Hôm nay chúng ta nói về chủ đề gì? - Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới.

+ Các con nhìn hình vẽ hãy xác định vị trí của các con vật, đồ vật. (các con hãy chọn cái bàn làm vật chuẩn)

+ Con mèo đứng ở chỗ nào của cái bàn?

- Con mèo đang đứng trên mặt bàn + Con chó đứng ở chỗ nào của cái bàn? - Con chó đang đứng dưới gầm bàn.

+ Cái ghế đẩu đặt ở chỗ nào của cái bàn?

- Cái ghế đẩu đặt bên phải cái bàn.

+ Quả bóng nằm ở chỗ nào của cái bàn?

- Quả bóng đặt bên trái cái bàn - GV nêu câu hỏi gợi ý:

+ Trong lớp ngồi bên phải, bên trái con là bạn nào?

VD: Bạn Đạt ngồi bên trái. Bạn Minh ngồi bên phải

+ Con viết bằng tay nào? - tay phải - Gọi HS luyện nói - mỗi em nói từ 2 -

> 4 câu.

- VD: Trong lớp bên tay phải con là bạn Lan. Hôm nay bạn mặc chiếc áo hoa rất đẹp.

- Các bạn lớp 1A1 đều viết bằng tay phải.

3. Củng cố - dặn dò: (6')

- Hôm nay học vần gì? - Vần en, ên

- Gọi HS đọc bài bảng lớp, SGK - 2 HS đọc - Tìm tiếng hoặc từ ngoài bài có vần

en, ên

- VD: ven đường, cái chén, màu đen, then cửa, ... cây nến, đi lên, bến cảng, rên rỉ, bền lâu, quý mến...

- Nhận xét giờ học

(10)

--- TOÁN

Tiết 46: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Giúp HS:

- Tiếp tục củng cố khái niệm phép cộng.

- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6.

- Biết làm tính cộng trong phạm vi 6.

- Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.

2. Kỹ năng:Rèn kỹ năng tính toán nhanh và sử dụng ngôn ngữ toán cho HS.

3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

B. CHUẨN BỊ:

- GV : BĐ DT, 6 hình tam giác, bảng phụ bài 1, 3 - HS: VBT, BĐ DT

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

I. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’) Sĩ số: 17; vắng: 0

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

II.Kiểm tra bài cũ :( 5’)

- Gọi 3 HS lên bảng: a. Tính: b. Số ? 2 + 1 + 2 = 5 5 + 0 = 5 3 + 0 + 2 = 5 3 + 2 = 5 c. < , >, = ?

4 + 1 > 1 + 2.

3 + 1 = 2 + 2 - Dưới lớp đọc bảng cộng, trừ 5.

- GV nhận xét, đánh giá III. Bài mới:

1.Giới thiệu bài: (1’)

a. Hướng dẫn HS thành lập công thức 5+ 1 = 6, 1 + 5 = 6

Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ nêu bài toán.

- GV gắn hình tam giác tương tự SGK lên bảng.

- Gọi HS nêu bài toán - Bên trái có 5 hình tam giác, bên phải có 1 hình tam giác. Hỏi có tất cả mấy hình tam giác?

Bước 2: Hướng dẫn HS nêu câu trả lời bài toán

+ 5 hình tam giác thêm 1 hình tam giác, có tất cả mấy hình tam giác?

- 5 hình tam giác thêm 1 hình tam giác, có tất cả 6 hình tam giác.

+ 5 thêm một là mấy? - Năm thêm một là sáu

(11)

- Gọi HS nêu phép tính 5 + 1 = 6 ( 5 HS đọc ) Bước 3: Tương tự gọi HS nêu bài toán

theo cách khác.

- Bên phải có một hình tam giác, bên trái có năm hình tam giác. Hỏi có tất cả mấy hình tam giác?

- Gọi HS nêu phép tính 1 + 5 = 6 ( 5 HS đọc ) - Gọi HS đọc lại hai công thức 5 + 1 = 6 1 + 5 = 6 + Con có nhận xét gì về hai phép tính

5 + 1 và 1 + 5 ? Vì sao?

b. HD HS thành lập công thức:

- Hai phép tính 5 + 1 và 1 + 5 đều có kết quả bằng 6. Vì trong phép cộng khi đổi chỗ các số thì kết quả vẫn bằng nhau

4 + 2 = 6, 2 + 4 = 6 và 3 + 3 = 6 ( Tiến hành tương tự như phần a ).

c. Hướng dẫn HS ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6

- Cho HS đọc lại bảng cộng 6 5 + 1 = 6

1 + 5 = 6 4 + 2 = 6 - GV xóa dần từng phần rồi cho HS thi

đua lập lại.

2 + 4 = 6 3 + 3 = 6 - GV chỉ bất kỳ để kiểm tra chống đọc

vẹt

+ Hỏi khắc sâu: sáu bằng hai cộng mấy? ...

sáu bằng hai cộng bốn, ...

- Cho HS đồng thanh 1 lượt 3. Thực hành

Bài 1: ( 4’) Bài 1:Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu - Tính

+ Để tính được kết quả con dựa vào đâu?

- Bảng cộng trong phạm vi 6 - Cho HS làm bài - Đọc kết quả - nhận

xét - sửa sai nếu có.

- 2 HS lên bảng làm

5 4 3

+ 1 + 2 + 3

6 6 6

+ Khi thực hiện phép tính con cần chú ý gì?

- Viết các số thẳng cột

Bài 2: ( 4’ ) Bài 2:Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu - Tính

+ Con làm thế nào để tính được kết quả đúng và nhanh?

- Dựa vào các phép cộng đã học - Cho HS làm bài - Chữa bài - 4 HS lên bảng

5 + 1 = 6 4 + 2 = 6 3 + 3 = 6 ...

1 + 5 = 6 2 + 4 = 6 2 + 2 = 4 + Con có nhận xét gì về 2 phép tính

5 + 1 = 6; 1 + 5 = 6

- Trong phép cộng khi đổi chỗ các số thì kết quả vẫn bằng nhau.

Bài 3: ( 4’) Bài 3:Tính

(12)

- Gọi HS đọc yờu cầu

+ Con thực hiện mỗi cỏch tớnh này như thế nào?

- Tớnh từ trỏi sang phải - Cho HS làm bài - Đọc kết quả - nhận

xột - sửa sai nếu cú.

- 3 HS lờn bảng 1 + 4 + 1 = 6 1 + 3 + 2 = 6

0 + 5 + 1 = 6 2 + 4 + 0 = 6 + Qua bài con cần ghi nhớ cỏch tớnh

này như thế nào?

- Thực hiện thứ tự cỏc phộp tớnh từ trỏi sang phải.

Bài 4: (4’) Bài 4:Viết phộp tớnh thớch hợp

- Gọi HS đọc yờu cầu - Viết phộp tớnh thớch hợp a. Muốn viết được phộp tớnh thớch hợp

con dựa vào đõu?

- Dựa vào tranh vẽ + Nhỡn vào tranh vẽ con hóy nờu bài

toỏn

- Cú 4 con chim đang đậu trờn cành, thờm 2 con chim bay đến. Hỏi tất cả cú mấy con chim?

- Cho HS làm bài - chữa bài - 1 HS lờn bảng: 4 + 2 = 6 + Con cú nhận xột gỡ về phộp tớnh trờn? - Là phộp cộng trong phạm vi 6 b. Tiến hành tương tự 3 + 3 = 6

4. Củng cố, dặn dũ: (4’) - Trũ chơi: " Nhà toỏn học"

- Cỏch chơi: Chia 2 đội mỗi đội 5 HS.

Đội 1 đọc đề toỏn, đội 2 ghi phộp tớnh;

Sau đú đổi lại.

- HS chơi thử, chơi chớnh thức

- Nhận xột giờ học

---

*Giỏo ỏn chiều

Ngày soạn: .../ 11/2017

Ngày giảng : Thứ ba ngày ... thỏng 11 năm 2017 TH TOÁN

ễN TẬP BẢNG CỘNG TRỪ TRONG PHẠM VI 3, 4, 5

A. MỤC TIấU:

- Củng cố về bảng và làm tính cộng , trừ trong phạm vi 3,4,5.

- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.

B. CHUẨN BỊ:

- Gv : các bài tập - HS : vở ô li

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của gv Hoạt động của hs Bài mới :

1- GTB : Trực tiếp 2p 2- Luyện tập : 30p Bài 1 :Số

4- 4 = 4- 4 = 3+ 0 = - Hs : nêu yêu cầu

- HS : làm bài , 1 em lên

(13)

5- ..= 5 .. - 0 = 4 3- 0 = 5+ ..= 5 4= .. = 4 .. +.. = 0

?Dựa vào đâu em điền đựơc số vào chỗ chấm

GV: củng cố cách làm tính cộng, trừ trong phạm vi

đã học Bài 2 : Tính

3 + 1+ 1= 2 + 2 + 0 = 3 – 2 - 1=

5- 2 – 2 = 4- 1- 2 = 5- 3- 2 = + GV đa biểu điểm hs chấm

Bài 3 : : > , < , =

4 + 1 ..4 5- 1 .. 5 3 + 0 .. 3 4 + 1 ..5 5- 0 ..5 3 + 1 .. 4 4- 1 .. 4 4 + 1 ..4 3 + 1 .. 5

? Muốn điền đợc dấu trớc tiên em phải làm gì(thực hiện phép tính)

GV: So sánh 2 số Bài 4 : Viết phép tính

Bốn cộng một bằng năm Năm trừ bốn bằng một Năm trừ một bằng bốn Hai cộng hai bằng bốn Bốn trừ hai bằng hai - GV : n xét, đánh giá

IV. Củng cố - dặn dò:3p

- Bài học hôm nay chúng ta củng cố lại phép cộng , trừ trong phạm vi đã học thông qua các bài tập đã

làm

- N xét giờ học

bảng

- Chữa bài : + N xét đúng , sai

1-2 hs nêu + HS tự k tra

- HS : nêu yêu cầu - HS : làm bài , 3 em lên bảng

- Chữa bài : + N xét đúng , sai

+ Hs nêu cách làm -HS: nêu yêu cầu - HS : làm bài nhóm 2 - Đại diện nhóm trình bày.

- HS : làm bai , đọc bài - Chữa bài : + N xét đúng , sai

---

---

TH TIẾNG VIỆT

Viết : xe ben, then cửa, thổi kèn, quý mến, chen lấn, sơn đỏ, thủ môn

A. MỤC TIấU:

- HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật viết chữ: xe ben, then cửa, thổi kèn, quý mến, chen lấn, sơn đỏ, thủ môn

- Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ, đa bút theo đúng quy trình viết, dãn

đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.

- Say mê luyện viết chữ đẹp.

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Chữ: xe ben, then cửa, thổi kèn, quý mến, chen lấn, sơn đỏ, thủ môn

đặt trong khung chữ.

- Học sinh: Vở ô li.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của gv Hoạt động của hs

1.Kiểm tra bài cũ :(3’)

- Yêu cầu HS viết bảng: sáo sậu, thợ hàn.

- Gv nhận xét. - Hs viết bảng con.

(14)

2.Giới thiệu bài (2’)

- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài - Gọi HS đọc lại đầu bài.

3. H ớng dẫn viết chữ và viết vần từ ứng dụng ( 10’) - Treo chữ mẫu: “xe ben” yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu con chữ? Gồm các con chữ ?

Độ cao các nét?

- GV nêu quy trình viết chữ trong khung chữ mẫu, sau đó viết mẫu trên bảng.

- Gọi HS nêu lại quy trình viết?

- Yêu cầu HS viết bảng - GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai.

- Các từ: then cửa, thổi kèn, quý mến, chen lấn, sơn

đỏ, thủ môn dạy tơng tự.

- HS tập viết trên bảng con.

Câu: Chú mèo đi rón rén.

- Gọi hs đọc.

- Gv sửa sai.

4. H ớng dẫn HS viết vở (18’)

- HS tập viết chữ: then cửa, thổi kèn, quý mến, chen lấn, sơn đỏ, thủ môn trong vở.

- Viết câu: Chú mèo đi rón rén.

- GV quan sát, hớng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, t thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở…

Chấm bài

- Thu 7 – 10 bài của HS và chấm.

- Nhận xét bài viết của HS.

5.

Củng cố - dặn dò (2) - Nêu lại các chữ vừa viết?

- Gv nhận xét giờ học

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- 2 hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs viết bảng con.

- Hs đọc cá nhân, ĐT.

- Hs viết vở

---

Ngày soạn: .../ 11/2017

Ngày giảng : Thứ tư ngày ... thỏng 11 năm 2017 TIẾNG VIỆT

Tiết 115, 116: IN, UN

A.MỤC TIấU

1. Kiến thức

- Đọc được: in, un, đốn pin, con giun , từ và đoạn thơ ứng dụng.

- Viết được : in, un, đốn pin, con giun.

- Luyện núi từ 2-> 4 cõu theo chủ đề: Núi lời xin lỗi 2. Kĩ năng: rốn cho HS kỹ năng nghe, núi, đọc,viết.

3. Thỏi độ: Giỏo dục HS yờu thớch mụn Tiếng Việt.

B.CHUẨN BỊ

- GV: BĐDTV, đốn pin, Tranh minh hoạ luyện núi - HS : BĐDTV, VBT, SGK, bảng, giẻ lau, bỳt

(15)

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’) II. Kiểm tra bài cũ: (6' )

- 4 HS đọc bảng con: en, ên, mũi tên, nền nhà, bến phà.

- 2 HS đọc câu ứng dụng trong SGK - Viết bảng con:en, ên, con nhện

- Tìm từ ngoài bài có tiếng chứa vần en, ênVD: ngọn nến, nhanh nhẹn.

- GV nhận xét – đánh giá việc ôn bài của HS.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2')

- Cho HS quan sát tranh rút ra từ - tiếng - vần mới : in

2. Dạy vần:

a. Nhận diện vần: ( 3' )

+ Vần in có mấy âm ghép lại? Là những âm nào?

- Vần in có hai âm ghép lại, âm i đứng trước, âm n đứng sau

+ So sánh vần in với an ? + Giống nhau: Kết thúc bằng n + Khác nhau: in bắt đầu bằng i b. Đánh vần - đọc trơn – ghép: (12')

- GV đánh vần và đọc mẫu: - i - nờ - in ( 5 HS, lớp ) - in ( 5 HS, bàn ) - GV giới thiệu tiếng mới: pin

- Gọi HS phân tích tiếng pin - Tiếng pin có âm p đứng trước, vần in đứng sau.

- GV đánh vần - đọc mẫu - pờ - in - pin ( 5 HS - dãy ) - pin ( 4 HS ) - Gọi HS đọc từ khóa - đèn pin ( 3 HS đọc )

- Đọc toàn cột - in - pin - đèn pin( 2-> 3 HS đọc ) -> Dạy vần un theo hướng phát triển

( Qui trình tương tự như vần in )

- HS thực hành tương tự vần in - Gọi HS đọc cột 2 - 2 -> 3 HS đọc

- Gọi HS so sánh vần un với in + Giống nhau: Kết thúc bằng n + Khác nhau: un bắt đầu bằng u - Gọi HS đọc toàn bài khóa bảng lớp,

SGK

- 2 -> 4 HS đọc - Cho cả lớp ghép vần, tiếng - in, un, pin, giun Trò chơi: (3')

c. Đọc từ ngữ ứng dụng:( 6' )

- Cho HS đọc thầm cột 1 kết hợp tìm tiếng có vần mới

- Gọi HS phân tích từ; nêu tiếng mới - Từ nhà có hai tiếng, tiếng nhà đứng trước, tiếng in đứng sau. Tiếng in có

(16)

vần in vừa học

- Gọi HS đọc từ - nhà in ( 2-> 3 HS đọc và phân tích tiếng )

- Giải nghĩa từ - nhà in: Nơi chuyên in sách báo, tài liệu.

-> Từ còn lại thực hiện tương tự - xin lỗi: Xin được tha thứ vì đã biết lỗi.

-> Cột 2 thực hiện tương tự - mưa phùn: Mưa rất nhỏ nhưng dày hạt, có thể kéo dài nhiều ngày, thường có ở miền bắc nước ta vào mùa đông.

- vun xới: Xới và vun gốc cho cây.

- Gọi HS đọc toàn bài SGK trang 1 - 1 -> 2 HS đọc. Cả lớp đồng thanh d. Viết bảng con:( 7' )

- GV hướng dẫn và viết mẫu - Hướng dẫn HS cách cầm phấn, tư thế ngồi trước khi viết bài.

- HS viết bảng con: Lần 1: in, un Lần 2: đèn pin Lần 3: con giun 3. Củng cố: (1’)

- Con vừa học vần nào mới ? - Vần in, un

- Thi chỉ nhanh đúng vần, tiếng bất kì - 2 cặp lên bảng chỉ nhanh đúng theo chỉ dẫn của cô.

Tiết 2

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra: (3' )

- Ở tiết 1 con đã học vần nào mới? - Vần in, un - So sánh hai vần có điểm nào giống và

khác nhau?

- 1 HS nêu 2. Luyện tập

a. Luyện đọc: (10' )

- Gọi HS đọc bài bảng lớp, SGK (Kết hợp kiểm tra chống đọc vẹt)

10 -> 12 HS đọc - Đọc câu ứng dụng SGK:

+ Tranh vẽ gì? - Lợn mẹ và đàn lợn con.

- Cho HS đọc nhẩm câu Ủn à ủn ỉn

Chín chú lợn con Ăn đã no tròn Cả đàn đi ngủ.

- Gọi HS nêu từ mới trong câu và phân tích từ, nêu tiếng mới trong từ, đọc từ.

- ủn à, ủn ỉn, chín chú lợn con ( 2-> 3 HS đọc )

- Gọi HS đọc cả câu 3 -> 5 HS đọc + Khi đọc hết một câu thơ, chúng ta

cần chú ý điều gì?

-Khi đọc hết một câu thơ, chúng ta cần nghỉ hơi

- GV đọc mẫu câu ứng dụng 2 -> 3 HS đọc lại - Gọi HS đọc toàn bài 1-> 2 HS đọc

(17)

Trò chơi: ( 3' ) b. Luyện viết: (12' )

- GV hướng dẫn HS và viết mẫu vần ( Hướng dẫn cách cầm bút, tư thế ngồi viết )

- HS quan sát - viết: in, un, đèn pin, con giun

- Chấm bài - nhận xét - 5 -> 7 bài c. Luyện nói: ( 6' )

+ Hôm nay chúng ta nói về chủ đề gì? - Nói lời xin lỗi + Nhìn hình vẽ , con thấy bạn nhỏ vui

hay buồn?

- Bạn nhỏ buồn thiu + Các con đoán xem chuyện gì xảy ra

với bạn nhỏ?

- Bạn Vượng đến lớp thì chúng con đã đang ngồi nghe cô giáo giảng bài. Bạn Vượng bước vào lớp thẹn thùng chào cô giáo.

+ Con thử đoán xem cô giáo đã nói gì với bạn?

- Cô giáo ngừng giảng bài, quay lại nhìn bạn Vượng . Bạn Vượng lúng túng, đứng yên, cúi mặt nhìn xuống đất.

- Cô giáo căn dặn bạn phải biết nói lời xin lỗi khi đến lớp muộn, phải nói lời xin phép cô để được về chỗ ngồi.

- GV nêu câu hỏi gợi ý:

- Làm việc gì sai, phải biết nói lời xin lỗi.

+ Khi con làm bạn bị đau hay bị ngã con có nói lời xin lỗi không?

+ Đến lớp không thuộc bài con có nói lời xin lỗi với cô giáo và các bạn không?

+ Ở nhà con phạm khuyết điểm con có xin lỗi bố mẹ không ?

- Gọi HS luyện nói - mỗi em nói từ 2 -

> 3 câu.

- VD: Sáng nay,con đến lớp muộn con khoanh tay nói lời xin lỗi cô giáo. Thưa cô! Sáng nay con dậy không đúng giờ nên đến lớp muộn. Con xin lỗi cô ạ ! - Tôi xin lỗi bạn vì tôi sơ ý nên làm bẩn quyển sách của bạn.

- Con xin lỗi ba mẹ, hôm nay con không thuộc bài nên bị điểm kém.

3. Củng cố - dặn dò: (6')

+ Hôm nay học vần gì? - Vần in, un

- Gọi HS đọc bài bảng lớp, SGK - 2 HS đọc + Tìm tiếng hoặc từ ngoài bài có vần

in, un

- GV nhận xét giờ học.

- VD: bản tin, giữ gìn, nấu chín, kín đáo...ăn bún, dây chun, dây chun...

...

(18)

TOÁN

Tiết 47: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS:

-Tiếp tục củng cố khái niệm phép trừ. Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6.

- Biết làm tính trừ trong phạm vi 6.

- Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.

2. Kỹ năng

- Rèn cho HS có kỹ năng tính toán nhanh, biết sử dụng 1 số ngôn ngữ toán học.

3.Thái độ

- Giáo dục HS yêu thích môn toán , cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

B. CHUẨN BỊ

- GV: BĐ DT, 6 hình tam giác - HS: BĐ DT, SGK,VBT

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I. Ổn định tổ chức lớp :( 1’)Sĩ số: 17; vắng 0

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

II. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) - Gọi 2 HS lên bảng

- Dưới lớp đọc bảng cộng 6.

a. Tính b. <, >, = ? 2 + 1 + 2 = 5 3 + 2 = 4 + 1 3 + 2 + 0 = 5 4 + 0 = 2 + 2 2 + 1 + 1 = 4 3 – 1 < 2 + 1 - GV nhận xét, tuyên dương

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: ( 1’)

2. Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6: ( 12' ) a. Hướng dẫn HS thành lập công thức 6 - 1= 5; 6 - 5 = 1

- GV gắn hình tam giác như SGK lên bảng

Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình tam giác trên bảng rồi nêu bài toán

- Có tất cả 6 hình tam giác, bớt đi 1 hình. Hỏi còn lại mấy hình tam giác?

Bước 2: Gọi HS nêu câu trả lời

+ 6 hình tam giác, bớt đi 1 hình, còn lại mấy hình tam giác?

-6 hình tam giác, bớt đi 1 hình, còn lại 5 hình tam giác.

+ 6 bớt 1 còn mấy? -6 bớt 1 còn 5

- Gọi HS nêu phép tính - 6 - 1 = 5 ( 5 HS đọc ) Bước 3: Hướng dẫn HS quan sát hình

tam giác trên bảng rồi nêu bài toán.

- Có tất cả 6 hình tam giác, bớt đi 5 hình. Hỏi còn lại mấy hình tam giác?

- Gọi HS nêu phép tính 6 - 5 =1 ( 5 HS đọc ) - Gọi HS đọc cả hai công thức 6 - 1 = 5 6 - 5 =1

(19)

b. Hướng dẫn HS sử dụng đồ dùng thành lập cộng thức:

6 - 2 = 4, 6 - 4 = 2, 6 - 3 = 3

(Cho HS lấy 6 đồ dùng tách 2 phần, sau đó tự nêu bài toán và phép tính) c. Hướng dẫn HS bước đầu ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6

- Cho HS đọc lại bảng trừ 6 6 - 1 = 5 6 - 2 = 4 6 - 3 = 3 6 - 4 = 2 6 - 5 = 1 - GV xóa dần từng phần rồi cho HS thi

đua lập lại.

- 3 -> 5 HS đọc - GV chỉ bất kỳ kiểm tra chống đọc vẹt.

- Cho HS đồng thanh 1 lượt 3. Thực hành

Bài 1: ( 4’) Bài 1:Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu - Tính

+ Để tính được kết quả đúng và nhanh con dựa vào đâu?

- Dựa vào bảng trừ 6.

+ Khi thực hiện phép tính con chú ý điều gì?

- Khi thực hiện phép tính con cần viết số thẳng cột.

- Cho HS làm bài - chữa bài - 2 HS lên bảng làm

6 6 6

- 5 - 4 - 3

1 2 3

+ Con có nhận xét gì về các phép tính trên?

- Các phép tính đó là các phép trừ trong phạm vi 6

+ Viết kết quả phép tính theo cột dọc con cần chú ý gì?

- Viết kết quả phép tính theo cột dọc con cần viết các số thẳng cột.

Bài 2 : ( 5’) Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ

chấm

-Nêu yêu cầu bài tập -Viết số thích hợp vào chỗ chấm + Con vận dụng vào kiến thức nào để

làm?

- Con dựa vào bảng cộng , trừ 6 - Cho HS làm bài - đọc kết quả - nhận

xét - sửa sai nếu có.

- 3 HS lên bảng 5 + 1 = 6 1 + 5 = 6 6 - 5 = 1 6 - 1 = 5

4 + 2 = 6 2 + 4 = 6 6 - 2 = 4 6 - 4 = 2 + Con có nhận xét gì về hai phép cộng? - Các số giống nhau, vị trí của các số

khác nhau, kết quả vẫn bằng nhau.

+ Con có nhận xét gì về 2 phép tính - Khi lấy kết quả của phép tính cộng trừ

(20)

trừ? đi số này ta tìm được số kia.

=> GV : Đó là mỗi quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

Bài 3 : ( 5’ ) Bài 3 :Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu - Tính

+ Con có nhận xét gì về cách tính ở bài này?

- Mỗi phần có hai phép tính + Khi thực hiện các phép tính con chú

ý điều gì?

- Thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

- Cho HS làm bài - chữa bài - 3 HS lên bảng 6 - 5 - 1 = 0 6 - 1 - 5 = 0

6 - 4 - 2 = 0 6 - 2 - 4 = 0 + Dựa vào đâu để tìm kết quả? - Bảng trừ 6 và bảng trừ 3, 4, 5.

Bài 4 : ( 4' ) Bài 4 :Viết phép tính thích hợp - Gọi HS đọc yêu cầu - Viết phép tính thích hợp

a. Muốn viết được phép tính con dựa vào đâu?

- Quan sát tranh vẽ.

- Gọi HS nêu bài toán - Có 6 con vịt đang bơi dưới ao, có 2 con chạy lên bờ. Hỏi còn lại mấy con vịt ?

- Cho HS tự làm bài - chữa bài - 1 HS lên bảng viết: 6 - 2 = 4

+ Vì sao con viết được phép tính đó? - Vì có 6 con vịt dưới ao, bớt đi 2 con thì còn lại 4 con

b. ( Thực hiện tương tự phần a ) 6 - 1 = 5 4. Củng cố, dặn dò: ( 3’)

+ Hôm nay chúng ta học phép trừ trong phạm vi mấy?

- Phép trừ trong phạm vi 6.

- Gọi HS đọc lại bảng trừ 6 - GV nhận xét giờ học.

- 2 HS đọc

--- Ngày soạn: .../ 11/2017

Ngày giảng : Thứ năm ngày ... tháng 11 năm 2017 TOÁN

Tiết 48: LUYỆN TẬP

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS

- Củng cốphép cộng, trừ trong phạm vi 6

- HS thực hiện rèn kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ trong phạm vi 6 2. Kỹ năng

-Rèn cho HS kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3. Thái độ

-Giáo dục HS yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

B. CHUẨN BỊ

- GV: Bảng nhóm bài 1, bảng phụ bài 2, 3, 4

(21)

- HS: VBT, bút

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’) hát chuyển tiết.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

II. Kiểm tra bài cũ :( 5’) - Gọi3 HS lên bảng

- Dưới lớp đọc bảng trừ 6

a. Tính b. <> =?

3 + 2 + 1 =6 6 - 2 > 4 - 2 4 + 2 + 0 = 6 6 - 1 < 5 + 1 6 - 3 – 2 = 1 6 - 4 = 3 - 1 c. Số?

6 - 4 = 2 6 - 5 = 1 5 - 2 = 3 6 - 2 = 4 III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: ( 1' ) 2. Thực hành

Bài 1: ( 6’) Bài 1:Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu

+ Vận dụng kiến thức nào để tính nhanh và đúng kết quả của phép tính?

- Các phép cộng, trừ trong phạm vi 6 + Đối với phép tính thực hiện theo cột

dọc ta cần phải lưu ý điều gì?

- Thực hiện phép tính theo cột dọc thì viết các số phải thẳng cột với nhau.

- Cho HS làm bài - đọc kết quả - nhận xét.

- 4 HS làm bảng nhóm

3 6 6

+ 3 - 3 - 1

6 3 5

+ Con có nhận xét gì về các phép tính trên?

- Đều là phép cộng , trừ trong phạm vi 6

Bài 2: ( 6’) Bài 2:Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu

+ Con cần thực hiện cách tính này theo mấy bước?

- Thực hiện cách tính theo hai bước tính từ trái sang phải.

- Cho HS làm bài - đọc kết quả - nhận xét.

- 3 HS lên bảng làm bài 6 - 3 - 1 = 2

6 - 3 - 2 = 1

1 + 3 + 2 = 6 3 + 1 + 2 = 6 + Con có nhận xét gì về hai cách tính ở

cột 2?

- Nếu thay đổi vị trí các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.

+ Khi thực hiện các phép tính con chú ý điều gì?

-Thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Bài 3 : ( 8’) Bài 3:>, <, =?

- Gọi HS đọc yêu cầu - Điền dấu >, <, = ? + Để viết được dấu thích hợp vào chỗ

chấm, con phải làm gì?

-Thực hiện tính kết quả phép tính rồi so sánh, sau đó điền dấu.

- Cho HS làm bài - đọc kết quả - nhận - 3 HS lên bảng làm bài

(22)

xét. 2 + 3 < 6 3 + 3 > 5 6 – 0 > 4 2 + 4 = 6 3 + 2 = 5 6 – 2 = 4 + Tại sao con lại điền dấu < ở phép tính

2 + 3 < 6 ?

-- Vì 2 + 3 = 5 mà 5 < 6 nên điền dấu bé

+ Khi so sánh phép tính với số con thực hiện thế nào?

- Thực hiện phép tính ở vế trái trước, sau đó so sánh kết quả với số bên phải.

Bài 4: ( 5’) Bài 4:

+ Bài yêu cầu gì? - Viết số thích hợp vào chỗ chấm + Muốn điền được số thích hợp con

vận dụng vào đâu?

- Con vận dụng các bảng cộng đã học.

- Cho HS làm bài - đọc kết quả - 3 HS lên bảng làm bài

- nhận xét. 4 + 2 = 6 3 + 3 = 6 5 + 1 = 6 1 + 5 = 6 3 + 1 = 4 6 + 0 = 6 + Dựa vào đâu để điền được số nhamh

và đúng?

- Dựa vào bảng cộng đã học.

Bài 5: (5’) Bài 5:

+ Bài yêu cầu gì? - Viết phép tính thích hợp.

+ Để viết được phép tính con phải làm gì?

- Nhìn vào tranh vẽ - Cho HS làm bài rồi chữa 6 - 3 = 3 hoặc 3 + 3 = 6

+ Vì sao con viết được phép tính đó? - Vì có tất cả 6 con vịt, có ba con lên bờ, dưới ao còn lại 3 con

+ Con có nhận xét gì về các phép tính trên?

- Cả hai phép tính đều là phép cộng trong phạm vi 6

4. Củng cố kiến thức:( 5’)

- Hôm nay chúng ta học phép trừ trong phạm vi mấy?

- Phép trừ trong phạm vi 6 - Gọi HS đọc lại bảng trừ trong phạm

vi 6

- Nhận xét giờ học

- 3 HS đọc

--- TIẾNG VIỆT

Tiết 117, 118: IÊN - YÊN

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đọc được: iên, yên , đèn điện, con yến từ và các câu ứng dụng.

- Viết được : iên, yên , đèn điện, con yến.

- Luyện nói từ 2-> 4 câu theo chủ đề: Biển cả

2. Kĩ năng: Qua bài đọc rèn cho HS kỹ năng nghe, nói, đọc,viết.

3.Thái độ

- Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: BĐDTV, đền điện , tranh luyện nói, viên phấn - HS : BĐDTV, VTV,SGK, bảng, giẻ lau, bút

(23)

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’) Sĩ số: 17; vắng: 0..

II. Kiểm tra bài cũ: ( 6' )

- 4 HS đọc bảng con: in, un, vun xới, mưa phùn, xin lỗi - 2 HS đọc câu ứng dụng trong SGK

- Viết bảng con:in, un, con giun

- Tìm từ ngoài bài có tiếng chứa vần in, un. VD: số chín, gỗ mun

- GV nhận xét – đánh giá.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (2')

- Cho HS quan sát tranh rút ra từ - tiếng - vần mới : iên

2. Dạy vần

a. Nhận diện vần: ( 3' )

+ Vần iên có mấy âm ghép lại? Là những âm nào?

- Vần iên có hái âm ghép lại , nguyên âm đôi iê đứng trước, âm n đứng sau + So sánh vần iên với vần ên - Giống nhau: Đều kết thúc bằng ên

- Khác nhau: Vần iên có i ở đầu vần.

b. Đánh vần - đọc trơn – ghép: ( 12' )

- GV đánh vần và đọc mẫu: - iê - nờ - iên ( 5 HS, lớp ) - iên( 5 HS, bàn ) - GV giới thiệu tiếng mới: điện

- Gọi HS phân tích tiếng điện - Tiếng điện có âm đ đứng trước, vần iên đứng sau, dấu nặng dưới âm ê - GV đánh vần - đọc mẫu - đờ - iên - điên - nặng - điện

- điện 4 HS ) - Gọi HS đọc từ khóa - đèn điện ( 3 HS đọc )

- Đọc toàn cột - iên - điện - đèn điện ( 2-> 3 HS đọc ) -> Dạy vần yên theo hướng phát triển

( Qui trình tương tự như vần

- HS thực hành tương tự vần iên - Gọi HS đọc cột 2 - 2 -> 3 HS đọc

+So sánh vần yên với iên. - Giống nhau: Phát âm giống nhau - Khác nhau: yên bắt đầu bằng y, vần yên cũng chính là tiếng yên.

- Gọi HS đọc toàn bài khóa bảng lớp, SGK

- 3 -> 5 HS

- Cho cả lớp ghép vần, tiếng - iên, yên, điện, yến Trò chơi: (3')

c. Đọc từ ngữ ứng dụng: ( 6' )

- Cho HS đọc thầm cột 1 kết hợp tìm tiếng có vần mới

cá biển yên ngựa viên phấn yên vui

- Gọi HS phân tích từ; nêu tiếng mới - Từ cá biển có hai tiếng, tiếng cá đứng trước, tiếng biển đứng sau. Tiếng

(24)

biển có vần vừa học.

- Gọi HS đọc từ - cá biển: ( 2-> 3 HS đọc và phân tích tiếng )

- Giải nghĩa từ - cá biển: Là loại cá sống dưới biển nước mặn.

- viên phấn: ( HS quan sát viên phấn ) - yên ngựa: Là vật đặt lên lưng ngựa để người cưỡi ngồi.

- yên vui: Nói về sự bình yên và vui vẻ trong cuộc sống.

- Gọi HS đọc toàn bài SGK trang 1 - 1 -> 2 HS đọc. Cả lớp đồng thanh d. Viết bảng con: (7' )

- GV hướng dẫn và viết mẫu - Hướng dẫn HS cách cầm phấn, tư thế ngồi trước khi viết bài.

- HS viết bảng con: Lần 1: iên, yên Lần 2: đèn điện Lần 3: con yến 3. Củng cố: (1’)

+ Các con vừa học vần nào mới ? - Vần iên, yên

- Thi chỉ nhanh đúng vần, tiếng bất kì - 2 cặp lên bảng chỉ nhanh đúng theo chỉ dẫn của cô.

Tiết 2

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra: (3' )

+ Ở tiết 1 con đã học vần nào mới? - Vần iên, yên

+ So sánh hai vần iên, yên. - giống nhau: kết thúc là âm n

- khác nhau: vần iên có nguyên âm đôi iê…

2. Luyện tập

a. Luyện đọc: ( 10' )

- Gọi HS đọc bài bảng lớp, SGK ( Kết hợp kiểm tra chống đọc vẹt )

10 -> 12 HS đọc - Đọc câu ứng dụng SGK:

+ Tranh vẽ gì? - Đàn kiến đang chở lá khô để xây nhà.

- Cho HS đọc nhẩm câu Sau cơn bão, Kiến đen lại xây nhà.

Cả đànkiên nhẫn chở lá khô về tổ mới.

- Gọi HS nêu từ mới trong câu và phân

tích từ, nêu tiếng mới trong từ, đọc từ. - Kiến đen, kiên nhẫn 2-> 3 HS đọc - Gọi HS đọc cả câu 3 -> 5 HS đọc

+ Khi đọc câu có dấu phẩy, dấu chấm con cần chú ý điều gì?

+ Khi đọc câu có dấu phẩy, dấu chấm con cần ngắt hơi sau dấu phẩy, nghỉ hơi sau dẫu chấm.

- GV đọc mẫu câu ứng dụng - 2 -> 3 HS đọc lại - Gọi HS đọc toàn bài trang - 1-> 2 HS đọc Trò chơi: ( 3' )

(25)

b. Luyện viết: ( 12' )

- GV hướng dẫn HS và viết mẫu vần ( Hướng dẫn cách cầm bút, tư thế ngồi viết )

- HS quan sát - viết: iên, yên, đèn điện, con yến

- Chấm bài - nhận xét - 5 -> 7 bài c. Luyện nói: (6')

+ Hôm nay chúng ta nói về chủ đề gì? - Biển cả + Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ

những gì?

- Tranh vẽ biển và những con thuyền trên biển.

- GV nêu câu hỏi gợi ý:

+ Con đã ra bãi biển bao giờ chưa?

+ Nước biển mặn hay ngọt?

+ Con hãy kể một vài hải sản của biển?

- Gọi HS luyện nói - mỗi em nói từ 2 -

> 3 câu.

- VD: Biển cả rộng mênh mông. Ngoài biển có những con sóng bạc đầu. Biển là nguồn cung cấp muối và những hải sản quý. Ngoài biển xa có cá voi.

3. Củng cố - dặn dò : ( 6' )

+ Hôm nay học vần gì? - iên, yên

- Gọi HS đọc bài bảng lớp, SGK - 2 HS đọc + Tìm tiếng hoặc từ ngoài bài có vần

iên, yên.

- VD: hiền hậu, thiên nhiên, kiên trì, đồng tiền, ... yên lặng, yên ả...

Ngày soạn: .../ 11/2017

Ngày giảng : Thứ sáu ngày ... tháng 11 năm 2017 TIẾNG VIỆT

Tiết 119; 120: UÔN - ƯƠN

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

-Đọc được: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai, từ và các câu ứng dụng.

- Viết được: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai.

- Luyện nói từ 2-> 4 câu theo chủ đề: Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào.

2. Kĩ năng: Qua bài đọc rèn cho HS kỹ năng nghe, nói, đọc,viết.

3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: BĐDTV, cuộn dây .Tranh minh hoạ luyện nói - HS : BĐDTV, VTV,SGK, bảng, giẻ lau, bút

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’) Sĩ số: 17, vắng: 0 II. Kiểm tra bài cũ: ( 6' )

- 4 HS đọc bảng con: iên, yên, yên vui, đèn điện, con kiến - 2 HS đọc câu ứng dụng trong SGK

- V iết bảng con:iên, yên, con yến

- Tìm từ ngoài bài có tiếng chứa vầniên, yên.VD: tiến bộ, bạn yến - GV nhận xét việc ôn bài của HS.

(26)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài : (2')

- Cho HS quan sát tranh rút ra từ - tiếng - vần mới : uôn

2. Dạy vần:

a. Nhận diện vần: ( 3' )

+ Vần uôn có mấy âm ghép lại? Là những âm nào?

- Vần iên có hai âm ghép lại, nguyên âm đôi uô đứng trước, âm n đứng sau.

+ So sánh vần uôn với iên. - Giống nhau: Kết thúc bằng n

- Khác nhau: Vần uôn bắt đầu bằng uô b. Đánh vần - đọc trơn – ghép: ( 12' )

- GV đánh vần và đọc mẫu: - uô - nờ - uôn ( 5 HS, lớp ) - uôn ( 5 HS, bàn ) - GV giới thiệu tiếng mới: chuồn

- Gọi HS phân tích tiếng chuồn - Tiếng chuồn có âm ch đứng trước, vần uôn đứng sau, dấu huyền trên âm ô

- GV đánh vần - đọc mẫu - chờ - uôn - chuôn - huyền - chuồn( 5 HS - dãy )

- chuồn ( 4 HS ) - Gọi HS đọc từ khóa - chuồn chuồn ( 3 HS đọc )

- Đọc toàn cột - uôn - chuồn - chuồn chuồn( 2-> 3 HS đọc )

-> Dạy vần ươn theo hướng phát triển ( Qui trình tương tự như vần uôn )

- HS thực hành tương tự vần uôn - Gọi HS đọc cột 2 - 2 -> 3 HS đọc

- Gọi HS so sánh vần ươn với uôn + Giống nhau: Kết thúc bằng n

+ Khác nhau: Vần ươn bắt đầu bằng ươ - Gọi HS đọc toàn bài khóa bảng lớp,

SGK

- 3 -> 5 HS

- Cho cả lớp ghép vần, tiếng - uôn, ươn, chuồn, vươn Trò chơi: (3')

c. Đọc từ ngữ ứng dụng: ( 6' )

- Cho HS đọc thầm cột 1 kết hợp tìm tiếng có vần mới

cuộn dây con lươn ý muốn vườn nhãn

- Gọi HS phân tích từ; nêu tiếng mới - Từ cuộn dây có hai tiếng, tiếng cuộn đứng trước, tiếng dây đứng sau. Tiếng cuộn có vần uôn vừa học.

- Gọi HS đọc từ - cuộn dây ( 2-> 3 HS đọc và phân tích tiếng )

- Giải nghĩa từ - ý muốn: Điều mong muốn sẽ thực

hiện được.

- Cuộn dây: HS quan sát cuộn dây và

(27)

nghe.

- con lươn: Là loại cá nước ngọt , thân tròn, dài như rắn, mắt nhỏ, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn.

- vườn nhãn: vườn trồng toàn nhãn - Gọi HS đọc toàn bài SGK trang 1 + 1 -> 2 HS đọc. Cả lớp đồng thanh d. Viết bảng con: (7' )

- GV hướng dẫn và viết mẫu - Hướng dẫn HS cách cầm phấn, tư thế ngồi trước khi viết bài.

- HS viết bảng con: Lần 1: uôn, ươn Lần 2: chuồn chuồn Lần 3: vươn vai 3. Củng cố: (1’)

+ Con học vần nào mới ?

- Vần uôn, ươn

- Thi chỉ nhanh đúng vần, tiếng bất kì - 2 cặp lên bảng chỉ nhanh đúng theo chỉ dẫn của cô.

Tiết 2

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra: (3' )

- Ở tiết 1 con đã học vần nào mới? - 2 HS nhắc lại và phân tích vần - Phân tích tiếng

2. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (10' )

- Gọi HS đọc bài bảng lớp, SGK ( Kết hợp kiểm tra chống đọc vẹt )

10 -> 12 HS đọc - Đọc câu ứng dụng SGK:

+ Tranh vẽ gì? - Tranh vẽ đàn chuồn chuồn đang bay.

- Cho HS đọc nhẩm câu Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn.

- Gọi HS nêu từ mới trong câu và phân tích từ, nêu tiếng mới trong từ, đọc từ.

- chuồn chuồn, bay lượn ( 2-> 3 HS đọc )

- Gọi HS đọc cả câu 3 -> 5 HS đọc + Khi đọc câu có dấu phẩy, dấu chấm

con cần chú ý điều gì?

-Khi đọc câu có dấu phẩy, dấu chấm con cần ngắt hơi đúng sau dấu phẩy.

Nghỉ hơi sau dấu chấm.

- GV đọc mẫu câu ứng dụng 2 -> 3 HS đọc lại - Gọi HS đọc toàn bài trang 1-> 2 HS đọc + Trò chơi: ( 3' )

b. Luyện viết: ( 12' )

- GV hướng dẫn HS và viết mẫu vần ( Hướng dẫn cách cầm bút, tư thế ngồi viết )

- HS quan sát - viết: uôn, ươn, chuồn chuồn chuồn, bay lượn.

- Chấm bài - nhận xét - 5 -> 7 bài

(28)

c. Luyện nói : ( 6' )

+ Hôm nay chúng ta nói về chủ đề gì? - Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào.

- GV nêu câu hỏi gợi ý:

+ Tranh vẽ gì?

- Gọi HS lên bảng chỉ và nói tên từng con vật

- Tranh vẽ: chuồn chuồn, châu chấu, cào cào đang bay và đậu trên ngọn cỏ.

+ Con biết gì về con chuồn chuồn? - Chuồn chuồn là loại bọ đuôi dài có hai cánh mỏng, bay giỏi. Chuồn chuồn ăn sâu bọ . Chuồn chuồn là bạn của người nông dân. Người ta còn có thể nhận biết thời tiết qua việc quan sát con chuồn chuồn bay.

+ Con có thuộc câu tục ngữ nào nói về chuồn chuồn không?

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng , bay vừa thì dâm.

+ So sánh giữa con cào cào và con châu chấu?

- Cào cào là con bọ cánh thẳng, đầu nhọn, mình dài, ăn hại lá lúa, lá ngô.

- Châu chấu cũng là loại bọ cánh thẳng nhưng đầu tròn, thân mập. châu chấu cũng ăn hại lúa.

- Gọi HS luyện nói - mỗi em nói từ 2 -

> 3 câu.

- VD: Trên thửa ruộng có rất nhiều cào cào, châu chấu. Châu chấu, cào cào phá hoại mùa màng của bà con nông dân.

Ba con hay bắt cào cào cho chim ăn.

+ Các con có nên ra nắng để bắt chuồn chuồn, cào cào, châu chấu không? Vì sao?

+ Con không nên ra nắng bắt chuồn chuồn, cào cào, châu chấu vì có thể tối về sụt sịt, ốm mai không đi học được.

3. Củng cố : ( 6' )

+ Hôm nay học vần gì? - Vần uôn, ươn

- Gọi HS đọc bài bảng lớp, SGK - 2 HS đọc

+ Tìm tiếng hoặc từ ngoài bài có vần - VD: buôn bán, buồn ngủ, cuồn cuộn, sườn núi, con vượn.

- Nhận xét giờ học

...

SINH HOẠT

SINH HOẠT LỚP - TUẦN 12

I. MỤC TIÊU

- Nhận ra việc đã làm được và chưa làm được trong tuần.

- Thấy rõ được trách nhiệm của một người HS.

II. CHUẨN BỊ

- Phần thưởng cho HS

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp. - Học sinh hát.

2. Nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

(29)

Ưu điểm:

- Chuyên cần thực hiện tốt.

- Ý thức học trên lớp thực hiện tốt: Nghe giảng, phát biểu to, rõ ràng,..

- Học tập có tiến bộ: Huy, Thái có nhiều tiến bộ.

- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.

- Thực hiện an toàn giao thông nghiêm túc.

Nhược điểm:

- Thể dục và múa hát đầu giờ - giữa giờ tập chưa đẹp.

- Quên nhiều âm, vần, đọc bài còn chậm: Long, Nguyên.

- Chữ viết thường xuyên chưa đúng độ cao: Huy, Nguyên.

- Môn toán: Huy, Duyên cần cố gắng nhiều.

4. Phương hướng hoạt động tuần tới.

- Phát động phong trào thi đua chăm ngoan, học tốt .

- Thực hiện tốt các nền nếp như đi học đúng giờ, trang phục gọn, sạch sẽ.

Đến trường lễ phép với thầy cô, các anh chị trong trường. Đoàn kết với bạn bè.

Biết vâng lời ông bà cha mẹ, những người thân trong gia đình.

- Chăm chú nghe giảng - Không nói chuyện riêng trong giờ học.

- Thi đua thực hiện tốt an toàn giao thông. 100 % phụ huynh và HS kí cam kết thực hiện An toàn giao thông, pháo nổ đèn trời, ... . Ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh.

Thực hiện nghiêm túc không được ăn quà vứt rác ra sân trường, ra lớp học. Mặc quần áo phù hợp với thời tiết.

---

*Nhận xét, ký duyệt

………..

………..

………..

………..

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

- Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:.. Hoạt động của gv A.. Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài... II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A.. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài... II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài... II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của