• Không có kết quả nào được tìm thấy

Địa lí 10 Bài 15: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật | Giải Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Địa lí 10 Bài 15: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật | Giải Địa lí 10 Chân trời sáng tạo"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 15: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

A/ Câu hỏi dẫn nhập

Trả lời câu hỏi dẫn nhập trang 64 sgk Địa Lí 10 CTST: Sinh quyển có đặc điểm gì?

Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật?

Trả lời:

- Đặc điểm của sinh quyển:

+ Khối lượng vật chất trong sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển khác.

+ Đặc tính tích luỹ năng lượng nhờ khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

+ Sinh vật tham gia tích cực vào các vòng tuần hoàn vật chất rất quan trọng đối với sự sống.

- Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật: Khí hậu và nguồn nước, đất, địa hình, sinh vật, con người.

B/ Câu hỏi giữa bài I. Sinh quyển

1. Khái niệm và giới hạn của sinh quyển

Trả lời câu hỏi trang 64 sgk Địa Lí 10 CTST: Dựa vào hình 15 và thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết sinh quyển là gì.

- Phân tích giới hạn của sinh quyển.

Trả lời:

- Sinh quyển là một trong những quyển của lớp vỏ Trái Đất mà trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống, thành phần cấu trúc và năng lượng được xác định bởi hoạt động của cơ thể sống.

- Giới hạn của sinh quyển: phần thấp của khí quyển (nơi tiếp giáp lớp ô dôn của khí quyển khoảng 22km), toàn bộ thuỷ quyển (tận đáy đại dương sâu hơn 11km) và phần trên của thạch quyển (lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa).

(2)

2. Đặc điểm của sinh quyển

Trả lời câu hỏi trang 65 sgk Địa Lí 10 CTST: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích những đặc điểm của sinh quyển.

Trả lời:

Những đặc điểm của sinh quyển:

- Khối lượng vật chất trong sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển khác. Khối lượng vật chất trong sinh quyển chỉ bao gồm các sinh vật sống, nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của thạch quyển, thủy quyển.

- Sinh quyển có đặc tính tích luỹ năng lượng nhờ khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. Các sinh vật trong sinh quyển thông qua quá trình sinh trưởng, trao đổi chất bên trong cơ thể sống có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

- Sinh vật tham gia tích cực vào các vòng tuần hoàn vật chất rất quan trọng đối với sự sống như vòng tuần hoàn cacbon, nitơ, photpho,…

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

Trả lời câu hỏi trang 65 sgk Địa Lí 10 CTST: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.

- Cho ví dụ liên hệ thực tế ở địa phương em.

Trả lời:

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật:

+ Khí hậu và nguồn nước: Ánh sáng ảnh hưởng tới sự trao đổi chất và năng lượng cùng nhiều hoạt động sinh lí của cơ thể sống; Nhiệt độ quy định sự thích nghi của sinh vật với giới hạn nhiệt nhất định và quyết định đến sự phân bố các loài; Nước là thành phần tham gia vào hầu hết các hoạt động sống của sinh vật, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Nhu cầu về nước và độ ẩm không khí của các loài sinh vật không giống nhau.

+ Đất: là giá thể cho cây, cung cấp nước, chất khoáng, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.

Nhiều sinh vật có môi trường sống trong đất, ở trong đất để tránh các điều kiện không thuận lợi. Độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.

(3)

+ Địa hình: Các kiểu thảm thực vật thay đổi theo độ cao, càng lên cao các loài cây chịu lạnh càng nhiều, các loài cây gỗ lớn càng thưa. Hướng sườn và độ dốc khác nhau gây nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

+ Sinh vật: Các sinh vật cùng sống trong môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thể hiện qua chuỗi thức ăn - lưới thức ăn và nơi cư trú (động vật ăn thực vật cũng là thức ăn của động vật ăn thịt). Sinh vật chết đi sẽ được sinh vật phân huỷ trở thành vật chất hữu cơ cung cấp trả lại cho đất.

+ Con người: Con người thể tạo nên các giống loài mới, mở rộng phạm vi phân bố của các loài (lai tạo giống, chăn nuôi quy mô lớn). Con người làm thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật do hoạt động khai thác không hợp lí (phá rừng làm nương rẫy).

- Cho ví dụ: Tại Sơn La, vào mùa đông do khí hậu thay đổi, có những đợt nhiệt độ xuống thấp gây rét đậm rét hại nhiều ngày khiến cho trâu bò không chịu được trời rét chết cóng rất nhiều.

C/ Câu hỏi cuối bài

Trả lời câu hỏi 1 luyện tập trang 66 sgk Địa Lí 10 CTST: Lập sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.

Trả lời:

- Sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

(4)

Trả lời câu hỏi 2 luyện tập trang 66 sgk Địa Lí 10 CTST: Cho ví dụ về ảnh hưởng của con người đến sự phát triển và phân bố sinh vật.

Trả lời:

- Cho ví dụ: Con người thể tạo nên các giống loài mới, mở rộng phạm vi phân bố của các loài (lai tạo ra nhiều giống lúa mới, tổ chức khoanh vùng chăn nuôi theo trang trại). Con người làm thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật do hoạt động khai thác không hợp lí (phá rừng làm nương rẫy, làm ô nhiễm môi trường nước, đất).

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 48 sgk Địa Lí 10 CTST: Em hãy sưu tầm tư liệu để giải thích lí do cây lúa nước phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam.

Trả lời:

Lí do cây lúa nước phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam:

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng ẩm và mưa nhiều tạo nguồn nước dồi dào cho nông nghiệp, thích hợp với nền nông nghiệp lúa nước.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân

bố của sinh vật Đất

Địa hình

Khí hậu và nguồn Sinh vật nước

ngườiCon

(5)

- Đất phù sa diện tích lớn, tập trung ở các đồng bằng châu thổ hạ lưu các con sông lớn như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, các đồng bẳng ven biển miền Trung.

- Địa hình đa dạng, nhiều ao, hồ, sông, suối dự trữ nước phục vụ cho nông nghiệp lúa nước. Có hai đồng bằng lớn và các đồng bằng giữa núi, đồng bằng ven biển

- Nước ta chăn nuôi nhiều trâu, bò là công cụ để sử dụng sức khéo tốt

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Khi chơi thể thao, nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng lên để cung cấp cho sự hoạt động liên tục của cơ bắp. Để đảm bảo nhu cầu năng lượng tăng lên đó, quá trình chuyển

Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của các sinh vật nói chung và thực vật nói riêng: Nước là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật, là

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm -> cây cối phát triển quanh năm, sinh trưởng nhanh, trồng được nhiều vụ trong năm.. - Khí hậu phân hóa đa dạng: trồng được nhiều

Đối với đề tài nghiên cứu liên quan phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng mạng điện thoại di động của sinh viên Đại học Huế, tác giả kiến nghị các nhà

- Mỏ nội sinh là những mỏ hình thành do hoạt động của măcma được đưa lên gần mặt đất. - Mỏ ngoại sinh là những mỏ được hình thành trong quá trình tích tụ vật

- Sự hình thành địa hình trên bề mặt Trái Đất chịu tác động của nội lực và ngoại lực.. - Các dạng địa hình trên Trái Đất đều chịu tác động đồng thời

- Những hoạt động trong hình 14.3 là những giải pháp có thể góp phần làm giảm lượng khí thải nhà kính, sử dụng nặng lượng tái tạo thay cho những năng lượng khai thác tự

Câu hỏi trang 182 sgk Địa Lí 6: Trong giới tự nhiên, sinh vật sống trong những điều kiện khác nhau như trên cạn, dưới nước.. Từ đó tạo nên các môi trường sống đa dạng,