• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẤT NỀN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐỊA ỐC MINH TRẦN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẤT NỀN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐỊA ỐC MINH TRẦN"

Copied!
113
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẤT NỀN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐỊA ỐC MINH TRẦN

Khóa hc: 2016 - 2020

HOÀNG THỊ BÉ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẤT NỀN CỦA KHÁCH HÀNG

TẠI CÔNG TY ĐỊA ỐC MINH TRẦN

Huế, tháng 5năm 2020 Họvà tên sinh viên: Hoàng ThịBé

Lớp: K50A–QTKD Niên khóa: 2016-2020

Giáoviên hướng dẫn:

TS. Hoàng Trọng Hùng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời Cám Ơn

Trong quá trình thực tập vàhoàn thành đề tài :Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư bất động sản đất nn ca khách hàng tại Công ty TNHH MTV Địac Minh Trn, em đã nhận được sự giúp đỡrất nhiệt tình của tất cảmọi người.

Trước hết em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến tất cả quý thầy, cô giáo trong trường Đại Học Kinh TếHuế, đặc biệt là những thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và chia sẻ những bài học quý báu trong quá trình bốn năm em ngồi trên giảng đường đại học. Kiến thức mà em thu nhận được không chỉ là nền tảng cho quá trình thực hiện nghiên cứu này mà còn là hành trang thiết thực trong quá trình công tác và làm việc của em sau này.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Hoàng Trọng Hùng, người đã tận tình chỉ dạy, trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thiện đề tài này.

Em xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban, các bộ phận và toàn thểanh chị tại Công ty TNHH MTV Địa Ốc Minh Trầnđã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, hỗtrợem trong quá trình thực tập.

Em cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình, người thân và những người bạn bè đã bên cạnh giúp đỡem trong quá trình em thực hiện đềtài này.

Do thời gian cũng như kinh nghiệm có nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi một số sai sót và khiếm khuyết. Vì vậy rất mong nhận được sự góp ý của mọi người, đặc biệt là quý thầy cô giáo đểem có thểhoàn thiện đềtài này.

Xin chân thành cám ơn!

Thành phốHuế, tháng 04 năm 2020 Sinh viên thực hiện

Hoàng Th

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữviết tắt Chữviết đầy đủ

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

MTV Một thành viên

TTBĐS Thị trường bất động sản

BĐS Bất động sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN... i

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT ...ii

MỤC LỤC ...iii

DANH MỤC BẢNG...vi

DANH MỤC MÔ HÌNH, SƠ ĐỒ...vii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...vii

1: Lý do chọn đềtài... 1

2: Mục tiêu nghiên cứu ... 2

2.1: Mục tiêu tổng quát ... 2

2.2: Mục tiêu cụthể... 2

3: Đối tượng nghiên cứu... 2

4: Phạm vi nghiên cứu ... 2

5.1: Quy trình nghiên cứu:... 3

5.2: Phương pháp nghiên cứu: ... 3

5.2.1: Phương pháp thu thập dữliệu:... 3

5.2.2: Phương pháp xửlý và phân tích sốliệu: ... 4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU... 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN... 8

1.1.Vấn đề liên quan đến thị trường bất động sản và đầu tư bất động sản ... 8

1.1.1. Khái niệm liên quan đến bất động sản... 8

1.1.2. Đặc điểm và phân loại bất động sản, bất động sản đất nền ... 9

1.1.2.1.Đặc điểm bất động sản ... 9

1.1.2.2.Phân loại bất động sản... 11

1.1.2.3: Phân loại và đặc điểm của bất động sản đất nền ...12

1.1.3. Đặc điểm của thị trường bất động sản ... 12

1.2. Một sốlý luận vềhành vi tiêu dùng...14

1.2.1. Khái niệm về hành vi người tiêu dùng... 14

1.2.2: Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng ... 15

1.2.3. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng...16

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

1.3. Quá trình ra quyết định mua của khách hàng... 24

1.4. Khái quát chung vềthị trường bất động sản... 27

1.4.1. Khái quát chung vềtình hình bất động sản cả nước...27

1.4.2. Khái quát chung tình hình bất động sản tại Đà Nẵng...29

1.5. Một sốmô hình nghiên cứu: ...30

1.5.1. Các mô hình nghiên cứu liên quan: ...30

1.5.2. Mô hình nghiên cứu đềxuất: ...32

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẤT NỀN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY ĐỊAỐC MINH TRẦN...36

2.1. Tổng quan về công ty TNHH MTV ĐịaỐc Minh Trần...36

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV ĐịaỐc Minh Trần ... 36

2.1.1.1. Tầm nhìn và sứmệnh... 37

2.1.1.2 Hoạt động cộng đồng: ... 37

2.1.1.3. Các Công ty thành viên... 39

2.1.1.4. Các dự án đất nền nổi bật:...41

2.1.1.5. Cơ cấu tổchức quản lý của Công ty:... 45

2.1.2: Cơ cấu và tình hình laođộng tại Công ty ĐịaỐc Minh Trần giai đoạn 2017-2019... 49

2.1.3: Tình hình kết quảkinh doanh của Công ty TNHH MTV ĐịaỐc Minh Trần trong giai đoạn 2017-2019...52

2.1.4. Tình hìnhđầu tư bất động sản đất nền của khách hàng tại Công ty ĐịaỐc Minh Trần trong thời gian qua...53

2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư bất động sản đất nền của khách hàng tại Công ty ĐịaỐc Minh Trần...54

2.2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ... 54

2.2.2. Đặc điểm hành vi của khách hàng về đầu tư bất động sản ... 56

2.2.3. Đánh giá độtin cậy của thang đo...58

2.2.4. Phân tích nhân tốkhám phá (Exploratory Factor Analysic–EFA) ...60

2.2.4.1: Kiểm định KMO và Bartlett’s biến độc lập... 60

2.2.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến độc lập... 60

2.2.4.3. Kiểm định KMOvà Bartlett’s Test biến phụthuộc ...62

2.2.5. Kiểm định sựphù hợp của mô hình...63

2.2.5.1: Kiểm định sự tương quan giữa biến độc lập và biến phụthuộc ...63

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

2.2.5.2: Đánh giá sựphù hợp của mô hình ... 64

2.2.5.3. Xem xét sự tương quan, đa cộng tuyến ... 65

2.2.5.4: Kiểm định sựphù hợp của mô hình... 65

2.2.5.5: Phương trình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư...65

2.2.6. Đánh giá của khách hàng vềcác yếu tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư bất động sản đất nền của khách hàng tại Công ty ĐịaỐc Minh Trần. ...69

2.2.6.1. Đánh giá của khách hàng đối với yếu tố thương hiệu...69

2.2.6.2. Đánh giá của khách hàng đối với yếu tốgiá ...70

2.2.6.3. Đánh giá của khách hàng đối với yếu tốsản phẩm ...71

2.2.6.4. Đánh giá của khách hàng đối với yếu tố chăm sóc khách hàng... 71

2.2.6.5. Đánh giá của khách hàng đối với yếu tố ý định đầu tư... 72

CHƯƠNG 3: CÁCGIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý ĐỊNH ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẤT NỀN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐỊAỐC MINH TRẦN... 73

3.1.Định hướng của Công ty TNHH MTV ĐịaỐc Mình Trần trong thời gian tới... 73

3.2. Một sốgiải pháp nâng cao quyết định đầu tư bất động sản đất nền của khách hàng tại Công Ty TNHH MTV ĐịaỐc Minh Trần. ... 73

3.2.1: Nhóm giải pháp về thương hiệu...73

3.2.2: Nhóm giải pháp vềgiá ... 74

3.2.3: Nhóm giải pháp vềsản phẩm ...75

3.2.4: Nhóm giải pháp về chăm sóc khách hàng...75

3.2.5: Nhóm giải pháp vềnhân viên bán hàng...76

3.2.6: Nhóm giải pháp về phương thức thanh toán………...76

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ... 78

3.1. Kết luận ... 78

3.2. Kiến nghị...79

3.2.1. Đối với nhà nước ... 79

3.2.2. Đối với Công ty TNHH MTV ĐịaỐc Minh Trần...79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 80

PHỤLỤC ... 81

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tình hình laođộng tại Công ty ĐịaỐc Minh Trần ...49

Bảng 1.2: Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty Địa Ốc Minh Trần giai đoạn 2017-2019 ...52

Bảng 1.3: Đặc điểm mẫu điều tra ...55

Bảng 1.4: Công ty đầu tư bất động sản ...56

Bảng 1.5: Phương án đầu tư...57

Bảng 1.6: Thời gian tham gia bất động sản...57

Bảng 1.7: Kết quảkiểm định độtin cậy của các biến độc lập...58

Bảng 1.8: Kết quảkiển định độ tin cậy của biến phụthuộc...59

Bảng 1.9: Kết quảkiểm định KMO và Bartlett’s biến độc lập ...60

Bảng 1.10: Kết quảphân tích nhân tốkhám phá EFA biến độc lập ...61

Bảng 1.11: Kết quảkiểm định KMO và Bartlett’s biến phụthuộc ...62

Bảng 1.12: Kết quảphân tích nhân tốkhám phá EFA biến phụthuộc ...63

Bảng 1.13: Kết quả phân tích tương quan Pearson...63

Bảng 1.14: Kết quả đánh giá sựphù hợp của mô hình...64

Bảng 1.15: Kết quảkiểm định ANOVA ...65

Bảng 1.16: Hệsốphân tích hồi quy ...67

Bảng 1.17: Đánh giá của khách hàng đối với nhân tố “Thương hiệu”...69

Bảng 1.18: Đánh giá của khách hàng đối với nhân tố “Giá”...70

Bảng 1.19: Đánh giá của khách hàng đối với nhân tố “Sản phẩm”...71

Bảng 1.20: Đánh giá của khách hàng đối với nhân tố “Chăm sóc khách hàng”...71

Bảng 1.21: Đánh giá của khách hàng đối với nhân tố “Ý định đầu tư”...72

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC MÔ HÌNH, SƠ ĐỒ

Sơ đồ1.1: Quy trình nghiên cứu ...3

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổchức Công ty ĐịaỐc Minh Trần ...45

Mô hình 1.1: Mô hình hành vi người tiêu dùng ...16

Mô hình 1.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng ...16

Mô hình 1.3: Tháp nhu cầu theo Maslow (Philip Kotler, 2005) ...21

Mô hình 1.4: Quyết định mua của khách hàng...24

Mô hình 1.5: Mô hình nghiên cứu đềxuất ...32

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1: Lý do chọn đềtài

Thị trường bất động sản ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa và đô thịhóa, mang lại nhiều giải pháp nhà ở cho nhiều tầng lớp dân cư, thu hút mạnh mẽnhiều nguồn vốn đầu tư, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.

Trong đó, bất động sản đất nền đang có xu hướng phát triển sôi động. Các dự án pháp lý tốt vẫn đang không ngừng tăng giá đồng thời kết quảbán hàng vẫn luôn khá tốt. Theo nhận định của giới chuyên môn, nhu cầu tăng cao trong khi nguồn cung đất nền thì vẫn hạn chế, do đó hứa hẹn một thị trường bất động sản đất nền đầy sôi động sẽdiễn ra trong tương lai.

Tại Việt Nam, các dựán bất động sản đất nền ở nhiều địa phương đãđược hình thành và từng bước phát triển. Trong đó, Đà Nẵng là một “điểm nóng” nhận được sự quan tâm của nhiều giới đầu tư.Chính vì thế, tại Thành phố Đà Nẵng, bất động sản trở thành nguồn đóng góp đáng kể cho sựphát triển kinh tếxã hội của Thành phốvới vai trò huy động vốn thúc đẩy sản xuất phát triển, đóng góp vào việc tăng thu ngân sách của Thành phốvà ổn định đời sống xã hội. Tại đây, các Công ty vềbất động sản liên tục mọc lên ngày càng nhiều tạo nên sựnhộn nhịp cho thị trường bất động sản.Đồng thời, cũng đã có những sự thăng hoa khi liên tục thiết lập những bảng giá mới. Đặc biệt, là phân khúc đất nền với nhiều triển vọng, đem lại nguồn lợi nhuận to lớn cho giới đầu tư bởi tính thanh khoản cao và có khả năng tựchủtrong xây dựng.

Hiện nay, Công ty TNHH MTV Địa Ốc Minh Trần là một trong những Công ty bất động sản hàng đầu tại Đà Nẵng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn với nhiều loại hình đa dạng và nổi bật là các sản phầm đất nền, đây là nguồn đem lại doanh thu lớn nhất cho Công ty tính đến thời điểm này. Tuy nhiên, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu và giữ chân khách hàng, tạo nên một lợi thế cạnh tranh với nhiều công ty khác về bất động sản tại Đà Nẵng, Công ty TNHH MTV Địa Ốc Minh Trần cần phải nắm bắt được tiêu chí lựa chọn và hành vi mua đất nền của khách hàng. Hiểu được điều này, Công ty đã có những nghiên cứu và phân tích về nhu cầu cũng như thị trường bất động sản. Tuy

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

nhiên chưa có nghiên cứu nào cụthểvềnhân tố ảnh hưởngđến ý định mua đất nền của khách hàng.

Vì vậy, trong thời gian thực tập tại công ty, tác giả quyết định lựa chọn đề tài

“Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư bất động sản đất nền của khách hàng tại Công ty TNHH MTVĐịaỐc Minh Trần” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2: Mục tiêu nghiên cứu 2.1: Mục tiêu tổng quát

Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư BĐS đất nền của khách hàng tại Công ty TNHH MTV Địa Ốc Minh Trần. Đề xuất các giải pháp đối với Công ty TNHH MTV ĐịaỐc Minh Trần nhằm thu hút khách hàng và đáp ứng những nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

2.2: Mc tiêu cth

- Hệthống hóa các vấn đềlý luận và thực tiễn về ý định và hành vi của khách hàng - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư BĐS đất nền của khách hàng tạiCông ty ĐịaỐc Minh Trần

- Xác định mức độ tác động của các nhân tố đến ýđịnh đầu tư BĐS đất nền của khách hàng tại Công ty ĐịaỐc Minh Trần

-Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao ý định đầu tư BĐS đất nền của khách hàng tạicông ty ĐịaỐc Minh Trần

3: Đối tượng nghiên cứu

- Ý định đầu tư của khách hàng vào bất động sản đất nền của Công ty Địa Ốc Minh Trần tại thành phố Đà Nẵng

- Đối tượng khảo sát: Khách hàng đã, đang và có tiềm năng đầu tư bất động sản tại Công ty ĐịaỐc Minh Trần.

4: Phạm vi nghiên cứu - Vềthời gian:

 Sốliệu thứcấp nghiên cứu liên quan giai đoạn 2017–2019

 Sốliệu sơ cấp khảo sát trong vòng 3 tháng, từtháng 1/2020–3/2020 - Về không gian: Địa bàn thành phố Đà Nẵng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

- Về nội dung: Xác định những nhân tố tác động đến ý định đầu tư bất động sản đất nền của khách hàng tại Công ty ĐịaỐc Minh Trần.

5: Quy trình và phương pháp nghiên cứu:

5.1: Quy trình nghiên cu:

Sơ đồ1.1: Quy trình nghiên cu

5.2: Phương pháp nghiên cứu:

5.2.1: Phương pháp thu thập dliu:

Đối với dữliệu thứcấp:

- Các tài liệu, sách báo, tạp chí và các đềtài nghiên cứu khác có liên quan.

- Thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động của công ty từ website, các phòng ban của công ty cung cấp.

Điều tra thử Cơ sởlý thuyết và

thực tiễn

Lập bảng hỏi

Không phù hợp

Phù hợp

Điều chỉnh bảng hỏi

Tiến hành điều tra Bảng hỏi

chính thức

Xửlý và phân tích số

liệu Viết báo cáo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Đối với sốliệu sơcấp:

Tiến hành thu thập thông tin bằng cách điều tra bằng bảng hỏi khách hàng đã, đangvà có tiềm năng đầu tư bất động sản đất nền của Công ty ĐịaỐc Minh Trần.

Phương pháp xác định kích c mu:

Theo Hair & các cộng sự (1998): đểtiến hành phân tích nhân tốkhám phá (EFA) kích thước mẫu tối thiểu để đảm bảo tính đại diện cho tổng thểtheo nguyên tắc cỡ mẫu được chọn phải gấp 5 lần sốbiến độc lập.

Theo nghiên cứu của Hoàng Trọng Chu & Chu Nguyễn Mộng Ngọc - 2005 “số quan sát (cỡmẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 sốlần biến trong phân tích nhân tố”.

Ngoài ra theo Tabachnick & Fidell (1991), để phân tích hồi quy đạt kết quả tốt nhất thì kích thước mẫu phải thỏa mãn công thức n >= 8m + 50. Trong đó n là kích thước mẫu và m là số biến độc lập của mô hình. Như vậy theo công thức này với số biến độc lập của mô hình là m = 6 thì cỡmẫu sẽlà 8x6 +50 = 98.

Như vậy, từ những phương pháp xác định kích cỡ mẫu nêu trên, nghiên cứu này được thực hiện trên 26 biến quan sát nên sốmẫu điều tra theo nghiên cứu này là 4 x 26

= 104 (khách hàng).

Để đảm bảo chất lượng mẫu, hạn chếrủi ro trong quá trìnhđiều tra và loại bỏcác bảng hỏi không hợp lệthì mẫu điều tra được tăng lên 120 mẫu.

Phương pháp chọn mu:

Do điều kiện thực tếcần phải khảo sát các khách hàng đã, đang và có tiềm năng đầu tư bất động sản đất nền tại Công ty, đồng thời việc tiếp cận với khách hàng khó khăn nên tác giả đã tiến hành chọn mẫu theo phương pháp phi ngẫu nhiên.

5.2.2: Phương pháp xửlý và phân tích sốliệu:

Sau khi tiến hành điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi, nghiên cứu tiến hành thu thập bảng hỏi, nhập, điều chỉnh, mã hóa và làm sạch dữ liệu. Tiếp theo sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá… bằng phần mềm SPSS 20.0, Excel để thực hiện phân tích cần thiết cho nghiên cứu. Cụ thể như sau:

Thng kê mô t: Số liệu phân tích xong được trình bày dưới dạng bảng biểu và đồ thị nhằm minh họa rõ ràng hơn cho kết quảnghiên cứu. Dựa vào kết quảthống kê

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

đó, tổng hợp để biết đặc điểm của đối tượng điều tra thông qua các tiêu chí tần số (Frequency), biểu đồ, giá trịtrung bình,độlệch chuẩn, phương sai,…

Kiểm định độ tin cy của thang đo: Tiến hành kiểm tra độtin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, trang 24) “ Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc đối với người trảlời trong bối cảnh nghiên cứu”. Cụthể:

Hệsố Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8 : hệsố tương quan cao.

Hệsố Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8 : chấp nhận được.

Hệsố Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,7 : chấp nhận được nếu thang đo mới.

Bên cạnh đó đòi hỏi hệ số tương quan tổng thể (total correlation) phải lớn hơn 0,3. Các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correction) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo là nó có độ tin cậy Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally & Burnstein, 1994).

Phân tích nhân t khám phá: (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA). Phân tích nhân tố khám phá được sửdụng để rút gọn tập nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu (theo Hair &

cộng sự, 1998). Mục tiêu của phân tích EFA nhằm rút gọn những nhóm nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư BĐS đất nền của khách hàng. Cụ thể, nghiên cứu này sử dụng:

-Kiểm định KMO: HệsốKaiser-Mayer-Olkin (KMO) là chỉ số dùng để xem xét sựthích hợp của phân tích nhân tố. Trịsốcủa KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Đồng nghĩa với việc phân tích nhân tốchỉ được sửdụng khi hệsốKMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trịtừ 0.5 đến 1.

-Số lượng nhân tố: được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion),

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

các nhân tốkém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữlại những nhân tốquan trọng bằng cách xem xét giá trịEigenvalue. Chỉ có nhân tố nào có điểm dừng Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và tổng phương sai trích (Cumulative % Extraction Sums of Squared Loadings) lớnhơn 50% mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Hệ số tải nhân tố (factor loading) đạt yêu cầu phải thỏa mãn các điều kiện:

• Một nhân tốphải có ít nhất 2 biến.

• Hệsốtải nhân tốphải lớn hơn 0.5.

• Hệsốtải nhân tốlớn hơn 0.5 chỉtrên một nhân tốtrong cùng một biến.

- Ma trận nhân tố(Compoment Matrix): Ma trận nhân tốchứa các hệsốbiển diễn các tiêu chuẩn hóa bằng các nhân tố(mỗi biến là một đa thức của các nhân tố). Trong đó, hệsốtải nhân tốbiểu diễn mối tương quan giữa các biến và các nhân tố, hệsốnày cho biết các biến và các nhân tố có liên quan chặt chẽ với nhau hay không, từ đó kết luận có nên loại bỏbiến hay tiếp tục tiến hành các bước phân tích tiếp theo.

Phương pháp xoay nhân tố được chọn là Varimax procedure: xoay nguyên gốc các nhân tố đểtối thiểu hóa số lượng biến có hệsốlớn tại cùng một nhân tốnhằm tăng cường khả năng giải thích nhân tố. Biến nào có hệ sốtải nhân tố< 0,5 sẽbị loại khỏi mô hình nghiên cứu, chỉ những biến nào có hệ số tải nhân tố > 0,5 mới được đưa vào các phân tích tiếp theo.

Theo lý thuyết, hệ số tải nhân tố (Factor Loading) phải thỏa mãn điều kiện lớn hơn hoặc bằng 0,5. Theo Hair & ctg (1998), Factor Loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA, Factor Loading > 0,3 được xem là mức tối thiểu và được khuyên dùng nếu cỡ mẫu lớn hơn 350. Factor Loading > 0,4 được xem là quan trọng, Factor Loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Vì vậy, tác giảchọn giá trịFactor Loading > 0,5 với cỡ mẫu là 120.

Xây dựng phương trình hồi quy:

Phân tích hồi quy tuyến tính bội: được sửdụng đểmô hình hoá mối quan hệnhân quả giữa các biến, trong đó một biến gọi là biến phụ thuộc (hay biến được giải thích) và các biến kia là các biến độc lập (hay biến giải thích). Mô hình này sẽ mô tả hình thức của mối liên hệvà mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụthuộc. Phân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp hồi quy từng bước với phần mềm SPSS.

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư của khách hàng vào sản phẩm BĐS đất nền của Công ty Địa Ốc Minh Trần, mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư của khách hàng vào sản phẩm BĐS đất nền của Công ty Địa Ốc Minh Trần có dạng tổng quát như sau:

Y = β0 + β1 * X1 + β2 * X2 + β3 * X3 + β4 * X4 + β5 * X5 + β6 * X6 + ε

Trong đó:

Y: là biến phụthuộc phản ánh ýđịnh đầu tư của khách hàng

Xi (i=1...7): là các biến độc lập, phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến ýđịnh đầu tưcủa khách hàng

βi (i=1...7): Các hệsốhồi quy Hằng số ε: Sai số

Mức độphù hợp của mô hìnhđược đánh giá bằng hệsốR2điều chỉnh. Giá trịR2 điều chỉnh không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2 do đó được sử dụng phù hợp với hồi quy tuyến tính đa biến.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1.Vấn đề liên quan đến thị trường bất động sảnvà đầu tư bất động sản 1.1.1. Khái niệm liên quan đến bất động sản

Khái niệm bất động sản

Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 của nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tại Điều 174 có quy định: “BĐS là các tài sản bao gồm: Đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định”.

Bất động sản hay còn gọi là địaốc hay nhà đất là một thuật ngữpháp luật (ở một số nước như Liên hiệp Anh, Canada, Úc, Mỹ và Bahama) có ý nghĩa bao gồm đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất. Những thứ được xem là dính liền vĩnh viễn như là nhà cửa, ga ra, kiến trúc ởtrên hoặc dầu khí, mỏkhoáng chất ở dưới mảnh đất đó. Những thứcó thểdỡ ra khỏi mảnh đất như nhà di động,lều, nhà tạm thì không được xem là bất động sản (Theo Oxford English Dictionary online, trích https://vi.wikipedia.org)

Khái niệm bất động sản đất nền

Đất nền là khái niệm dùng đểchỉ những lô đất hầu như chưa có tác động của con người, như đào lắp, san đất, vẫn giữnguyên trạng thái ban đầu. Hay nói chính xác hơn, đất nền là đất chưa xây dựng, chỉ là đất trống, khi mua thì bạn phải xây dựng mớiở được.

Khái niệm thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản là thị trường của hoạt động mua bán, trao đổi, cho thuê, thếchấp, chuyển nhượng quyền sử dụng bất động sản theo quy luật của thị trường và có sựquản lý của Nhà nước.

Khái niệm đầu tư và đầu tư bất động sản

Hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹthuật

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

của nền kinh tế. Xuất phát từphạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư.

Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thểlà tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệvà nguồn lực.

Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đêm lại cho nền kinh tế- xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sửdụng để đạt được các kết quả đó.

Từ đây có khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sửdụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu vềlợi nhuận và lợi ích kinh tếxã hội.

Đầu tư bất động sản là khái niệm dùng để chỉ những người có nguồn vốn, họ tham gia phát triển các loại hình bất động sản khác nhau (mua đi bán lại), sau một thời gian (dài hoặc ngắn), các bất động sản trở thành tài sản bị động giúp nhà đầu tư thu được lợi nhuận cao hơn.

Về bản chất, việc đầu tư bất động sản cũng giống như các hoạt động kinh doanh mua bán thông thường. Bạn mua bất động sản với một mức giá thấp và bán lại với giá cao hơn để thu được lợi nhuận từkhoản chênh lệch đó.

1.1.2. Đặc điểm và phân loại bất động sản, bất động sản đất nền 1.1.2.1.Đặc điểm bất động sản

Tính cá biệt và khan hiếm:

Đặc điểm này của BĐS xuất phát từ tính cá biệt và tính khan hiếm của đất đai.

Tính khan hiếm của đất đai là do diện tích bềmặt trái đất là có hạn. Tính khan hiếm cụ thểcủa đất đai là giới hạn về diện tích đất đai của từng miếng đất, khu vực, vùng, địa phương, lãnh thổv.v.. Chính vì tính khan hiếm, tính cố định và không di dời được của đất đai nên hàng hoá BĐS có tính cá biệt. Trong cùng một khu vực nhỏkểcả hai BĐS cạnh nhau đều có những yếu tốkhông giống nhau. Trên thị trường BĐS khó tồn tại hai BĐS hoàn toàn giống nhau vì chúng có vị trí không gian khác nhau kể cả hai công

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

trình cạnh nhau và cùng xây theo một thiết kế. Ngay trong một toà cao ốc thì các căn phòng cũng có hướng và cấu tạo nhà khác nhau. Ngoài ra, chính các nhà đầu tư, kiến trúc sư đều quan tâm đến tính dị biệt hoặc để tạo sựhấp dẫn đối với khách hàng hoặc thoảmãn sởthích cá nhân v.v..

Tính bền lâu:

Do đất đai là tài sản do thiên nhiên ban tặng, một loại tài nguyên được xem như không thểbị huỷhoại, trừkhi có thiên tai, xói lở, vùi lấp. Đồng thời, các vật kiến trúc và công trình xây dựng trên đất sau khi xây dựng hoặc sau một thời gian sửdụng được cải tạo nâng cấp có thể tồn tại hàng trăm năm hoặc lâu hơn nữa. Vì vậy, tính bền lâu của BĐS là chỉtuổi thọcủa vật kiến trúc và công trình xây dựng.

Cần phân biệt “tuổi thọ vật lý” và “tuổi thọ kinh tế” của BĐS. Tuổi thọ kinh tế chấm dứt trong điều kiện thị trường và trạng thái hoạt động bình thường mà chi phí sử dụng BĐS lại ngang bằng với lợi ích thu được từ BĐS đó. Tuổi thọvật lý dài hơn tuổi thọkinh tếkhá nhiều vì nó chấm dứt khi các kết cấu chịu lực chủyếu của vật kiến trúc và công trình xây dựng bị lão hoá và hư hỏng, không thểtiếp tục an toàn cho việc sử dụng. Trong trường hợp đó, nếu xét thấy tiến hành cải tạo, nâng cấp BĐS thu được lợi ích lớn hơn là phá đi và xây dựng mới thì có thểkéo dài tuổi thọvật lý để “chứa” được mấy lần tuổi thọkinh tế. Thực tế, các nước trên thếgiới đã chứng minh tuổi thọkinh tế của BĐS có liên quan đến tính chất sửdụng của BĐS đó. Nói chung, tuổi thọ kinh tế của nhà ở, khách sạn, nhà hát là trên 40 năm; của tuổi thọ kinh tế nhà xưởng công nghiệp, nhà ở phổ thông là trên 45 năm v.v.. Chính vì tính chất lâu bền của hàng hoá BĐS là do đất đai không bịmất đi, không bị thanh lý sau một quá trình sửdụng, lại có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, nên hàng hoá BĐS rất phong phú và đa dạng, không bao giờcạn.

Tính chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau:

BĐS chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau rất lớn, giá trị của một BĐS này có thể bị tác động của BĐS khác. Đặc biệt, trong trường hợp Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạtầng sẽ làm tăng vẻ đẹp và nâng cáo giá trịsửdụng của BĐS trong khu vực đó. Trong thực tế, việc xây dựng BĐS nàylàm tôn thêm vẻ đẹp và sựhấp dẫn của BĐS khác là hiện tượng khá phổbiến.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Các tính chất khác:

- Tính thíchứng:

Lợi ích của BĐS được sinh ra trong quá trình sử dụng. BĐS trong quá trình sử dụng có thể điều chỉnh công năng mà vẫn giữ được những nét đặc trưng của nó, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu sử dụng của người tiêu dùng trong việc thoả mãn nhu cầu sinh hoạt, sản xuất-kinh doanh và các hoạt động khác.

- Tính phụthuộc vào năng lực quản lý:

Hàng hoá BĐS đòi hỏi khả năng và chi phí quản lý cao hơn so với các hàng hoá thông thường khác. Việc đầu tư xây dựng BĐS rất phức tạp, chi phí lớn, thời gian dài.

Do đó, BĐS đòi hỏi cần có khả năng quản lý thích hợp và tương xứng.

- Mang nặng yếu tốtập quán, thịhiếu và tâm lý xã hội:

Hàng hoá BĐS chịu sựchi phối của các yếu tốnày mạnh hơn các hàng hoá thông thường khác. Nhu cầu về BĐS của mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi quốc gia là rất khác nhau, phụ thuộc vào thị hiếu, tập quán của người dân sinh sống tại đó. Yếu tốtâm lý xã hội, thậm chí cảcác vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh v.v.. chi phối nhu cầu và hình thức BĐS.

1.1.2.2.Phân loại bất động sản

Từkinh nghiệm của nhiều nước và kết quảnghiên cứuở nước ta, BĐS có thểphân thành ba loại: BĐS có đầu tư xây dựng, BĐS không đầu tư xây dựng và BĐS đặc biệt.

Bất động sản có đầu tư xây dựng gồm: BĐS nhà ở, BĐS nhà xưởng và công trình thương mại- dịch vụ, BĐS hạtầng (hạtầng kỹthuật, hạtầng xã hội), BĐS là trụsở làm việc. Trong BĐS có đầu tư xây dựng thì nhóm BĐS nhà đất (bao gồm đất đaivà các tài sản gắn liền với đất đai) là nhóm BĐS cơ bản, chiếm tỷtrọng rất lớn, tính chất phức tạp rất cao và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tốchủ quan và khách quan. Nhóm này có tác động rất lớn đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như phát triển đô thịbền vững.Nhưng quan trọng hơn là nhóm BĐS này chiếmđại đa sốcác giao dịch trên thị trường BĐS ở nước ta cũng như ở các nước trên thếgiới.

Bất động sản không đầu tư xây dựng: BĐS thuộc loại này chủ yếu là đất nông nghiệp (dưới dạng tư liệu sản xuất) bao gồm các loại đất nông nghiệp, đất rừng, đất nuôi trồng thuỷsản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sửdụng, …

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Bất động sản đặc biệt là những BĐS như các công trình bảo tồn quốc gia, di sảnvăn hoá vật thể, nhà thờhọ, đình chùa, miếu mạo, nghĩa trang,… đặc điểm của loại BĐS này là khả năng tham gia thị trường rất thấp.

1.1.2.3: Phân loại và đặc điểm của bất động sản đất nền

Đất nền có hai loại là đất nền dự án và đất nền thổ cư, trong đó đất nền dự án là lô đất nằm trong dự án quy hoạch của chủ đầu tư, vẫn nguyên trạng thái ban đầu và chưa tiến hành xây dựng. Còn đất nền thổ cư là thửa đất ở của người dân, cũng chưa xây dựng gì. Hai loại đất này chỉ khác ở chủ sỡ hữu, một là của dự án (chủ đầu tư), một là của người dân địa phương bình thường

Đặc điểm của bất động sảnđất nền

Tính pháp lý

Đất nền dựán: Yếu tố pháp lý được đảm bảo 100%, bạn sẽhoàn toàn yên tâm về độan toàn trong việc sở hữu lô đất. Những lô đất nền dự án thường đều đãđược kiểm duyệt của cơ quan nhà nước, vì chỉ có như thếthì chủ đầu tư mới được phép quy hoạch và kinh doanh bán đất nền.

Đất nền thổ cư: Yếu tốpháp lý có phần nguy hiểm và dễgặp rủi ro hơn so với đất nền dự án, việc kiểm tra giấy tờ cũng khá phức tạp. Có rất nhiều trường hợp làm giả giấy tờ hoặc miếng đất chưa có sổ đỏ riêng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc sở hữu mảnh đất này cũng như việc kinh doanh bán nó.

Cơ sởhạtầng và tiện ích

Đất nền dự án: Đây là ưu điểm vượt trội của đất nền dựán so với đất nền thổ cư.

Hạtầng của loại đất này được quy hoạch rõ ràng, đồng bộvới hệthống điện nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy,…cùng tiện ích đa dạng, hiện đại như trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, công viên,…

Đất nền thổ cư: vì đất nền thổ cư nằm trong khu dân cư nên việc quy hoạch đồng bộ, hiện đại về cơ sởhạtầng và tiện ích công cộng không phải là việc dễdàng.

1.1.3.Đặc điểm ca thị trường bất động sn

Tính tách biệt giữa hàng hóa và điểm giao dịch

-Đàm phán tại nơi giao dịch, cung cấp thông tin cho nhau

- Kiểm tra thực địa, xác định tính có thật và độchính xác của thông tin

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

-Đăng ký pháp lý đối với BĐS

Chính điều này làm cho quan hệgiao dịch BĐS thường kéo dài, dễ gặp các biến động (thay đổi giá, thay đổi pháp lý, thay đổi điều kiện môi trường, …)

Thị trường BĐS mang tính vùng, khu vực và không tập trung

Thị trường BĐS thường được tạo ra từ hàng loạt thị trường nhỏ mang tính chất địa phương với quy mô và trình độ khác nhau, điều này xuất phát từ sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, các miền về điều kiện tựnhiên cũng như trìnhđộphát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Các quan hệ cung cầu, giá cả BĐS thường chỉ ảnh hưởng trong phạm vi vùng, địa phương nhất định, ít có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng chậm đến các vùng địa phương khác.

Thị trường BĐS mang tính không tập trung mà trải rộng trênở mọi vùng trênđất nước. Sản phẩm hàng hóa BĐS có dư thừa ở vùng này cũng không thể đem bán ở vùng khác được. Bên cạnh đó, mỗi thị trường mang bản chất địa phương với quy mô và trình độ khác nhau do có sự phát triển không đều giữa các vùng, các miền do điều kiện tựnhiên và trình độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội khác nhau dẫn đến quy mô và trìnhđộphát triển của thị trường BĐS khác nhau. Thị trường BĐS ở các đô thị có quy mô và trình độ phát triển kinh tế cao thì hoạt động sôi động hơn thị trường ở nông thôn, miền núi.

Cung và cầu về BĐS ít co giãn và lạc hậu so với giá cả

Cung về BĐS phản ứng chậm hơn so với biến động vềcầu và giá cả BĐS. Thời gian tạo ra hàng hoá thường lâu hơn các hàng hoá khác (thông tin về đất đai, dự án đầu tư, thủ tục xin phép xây dựng, thủ tục chuyển nhượng, thiết kế thi công công trình…

Chính sách của Nhà nước có tác động rất mạnh mẽ đến sự bình ổn của thị trường.

TTBĐS có sự thay đổi về cầu, sẽ có sự thay đổi về giá cả BĐS, cầu tăng sẽ kéo giá BĐS tăng theo.

TTBĐSkhó thâm nhập

-Hàng hóa BĐS thường có giá trịlớn

-Người mua và bán thường ít có kinh nghiệm

- Quá trình mua bán thường gồm nhiều thủ tục phức tạp và không phải ai cũng nắm vững.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

- Tính minh bạch của thị trường không cao dẫn đến nhiều rủi ro vềpháp lý Việc tham gia và rút khỏi thị trường là một vấn đề khó khăn và phức tạp:

- Thời gian tạo ra hàng hóa BĐS thường lâu hơn các tài sản khác.

- Người tham gia tạo nên BĐS thường phải tìm hiểu thông tin, làm thủ tục chuyển nhượng hoặc xin cấp đất đai.

- Để có được BĐS phải lập dự án đầu tư xây dựng, phải làm thủtục xin phép xây dựng, tiến hành thiết kế và thi công công trình, …

Những công việc này cần rất nhiều thời gian và nguồn lực mạnh, vì vậy việc rút ra khỏi thị trường sẽrất khó khăn và phức tạp.

Hoạt động của TTBĐS phụthuộc vào sựkiểm soát của nhà nước

Nhà nước là một trong các lực lượng tham gia vào hoạt động của TTBĐS. Sự tham gia của Nhà nước chủ yếu với vai trò là người quản lý thống nhất các hoạt động của thị trường này. Để TTBĐS vận hành hiệu quả, Nhà nước cần phải đảm bảo tính pháp lý cho các hàng hoá BĐS giao dịch và phải kiểm soát được các hoạt động giao dịch trên TTBĐS…

Sự tác động của Nhà nước là một trong các yếu tố tạo nên tính không hoàn hảo của TTBĐS.

1.2. Một sốlý luận vềhành vi tiêu dùng 1.2.1. Khái niệm về hành vi người tiêu dùng

Theo GS.TS Trần Minh Đạo (2009), hành vi người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá cho hàng hóa dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ. Cũng có thể coi hành vi người tiêu dùng là cách thức mà người tiêu dùng sẽthực hiện để đưa ra các quyết định sửdụng tài sản của mình (tiền bạc, thời gian, công sức,...) liên quan đến việc mua sắm và sửdụng hàng hóa, dịch vụnhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân.

Theo Philip Kotler (2004), trong marketing, nhà tiếp thị nghiên cứu hành vi người tiêu dùng với mục đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen của họ, cụ thể là xem người tiêu dùng muốn mua gì, sao họ lại mua sản phẩm, dịch vụ đó, tại sao họ mua nhãn hiệu đó, họ mua như thếnào, muaở đâu, khi nào mua và mức độmua ra sao

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

để xây dựng chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm sản phẩm, dịch vụcủa mình.

Tóm lại hành vi của người tiêu dùng là một loạt các quyết định về việc mua cái gì, tại sao, khi nào, như thế nào, nơi nào, bao nhiêu, bao lâu một lần, liệu như thế thì sao mà mỗi cá nhân, nhóm người tiêu dùng phải có quyết định qua thời gian về việc chọn dùng sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hoặc các hoạt động… Những suy nghĩ và cảm nhận của con người trong quá trình mua sắm và tiêu dùng, là năng động và tương các vì nó chịu tác động bởi những yếu tốtừ môi trường bên ngoài và có sự tác động trở lại đối với môi trườngấy.

Các nhà tiếp thị cần nghiên cứu kỹ hành vi khách hàng nhằm mục đích nắm bắt được nhu cầu, sở thích, thói quen của họ đểxây dựng được chiến lược Marketing phù hợp, từ đó thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của mình. Các doanh nghiệp phải nghiên cứu hành vi khách hàng đểtriển khai được các sản phẩm mới và xây dựng chiếnlược Marketing kích thích việc mua hàng. Chẳng hạn như thiết kế các sản phẩm có chức năng, hình dáng, kích thước, bao bì, màu sắc phù hợp với thị hiếu và sở thích của khách hàng mục tiêu và thu hút sựchú ý của khách hàng.

1.2.2: Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng

Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng hiện nay còn vượt xa hơn các khía cạnh nói trên. Đó là, các doanh nghiệp tìm hiều xem người tiêu dùng có nhận thức được các lợi ích của sản phẩm, dịch vụ họ đã mua hay không, cảm nhận và đánh giá như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Vì điều này sẽ tác động đến hành vi mua sau đó của người tiêu dùng và tác động đến việc thông tin vềsản phẩm đến những người tiêu dung khác. Do vậy các doanh nghiệp các nhà tiếp thị phải hiểu được nhu cầu và các yếu tố ảnh hưởng, chi phối đến hành vi mua sắm của khách hàng.

Trong điều kiện cạnh tranh thị trường ngày càng trở nên gia tăng cả về quy mô lẫn cường độ, đặc biệt là sựmở rộng của thị trường khu vực và quốc tế, thì việc nắm bắt nhu cầu mong muốn và đặc điểm hành vi người tiêu dùngở từng khu vực, từngđịa phương và từng nền văn hóa, tôn giáo ngày càng quan trọng đối với doanh nghiệp trong kinh doanh ngày nay. Theo Philip Kotler, mô hình nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng bao gồm các phần sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Các nhân tố kích thích

Hộp đen thức

của người tiêu dùng Phảnứng người tiêu dùng

Marketing Sản phẩm

Giá cả Phân phối

Xúc tiến

Môi trường Kinh tế Chính trị

Văn hóa Công nghệ

Các đặc tính người tiêu

dùng

Quá trình quyết định

mua

Lựa chọn sản phẩm Lựa chọn nhãn hiệu Lựa chọn nhà cung cấp

Lựa chọn thời gian Khối lượng mua

Mô hình 1.1: Mô hình hành vi người tiêu dùng

(Nguồn: Philip Kotler, 2002)

1.2.3. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng

Quá trình mua của khách hàng chịuảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố mà doanh nghiệp cũng như những nhà quản trị không thể kiểm soát được như: Yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân…Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng sẽ được minh họa qua sơ đồsau:

Văn hóa - Nền văn hóa -Nhánh văn hóa

- Tầng lớp xã hội

Xã hội -Nhóm tham khảo

- Gia đình - Vai trò vàđịa vị

Cá nhân -Tuổi và giai đoạn của chu kỳsống

- Nghềnghiệp - Hoàn cảnh kinh tế - Lối sống - Nhân cách và tựý thức

Tâm lý -Động cơ - Nhận thức - Hiểu biết - Niềm tin và thái độ

Người mua

Mô hình 1.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua ca khách hàng (Nguồn: Philip Kotler, 2005)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Các yếu tố văn hóa

Trong các yếu tố ảnh hưởng gồm văn hóa, xã hội và cá nhân thì yếu tố văn hóa có tác động rộng và sâu nhất lên các hành vi của người tiêu dùng bao gồm: nền văn hóa, nhánh văn hóa, quá trình hội nhập và biến đối văn hóa…

Nền văn hóa: là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi của một người. Một đứa trẻ khi lớn lên sẽ tích luỹ được một số những giá trị, nhận thức, sở thích và hành vi thông qua gia đình của nó và những định chế then chốt khác.Ví dụmột đứa trẻlớn lênở Hoa Kỳ đãđược tiếp xúc với những giá trịsau:

Thành tựu và thành công, hoạt động, hiệu suất và tính thực tiễn, tiến bộ, tiện nghi vật chất, chủnghĩa cá nhân, tựdo, tiện nghi bên ngoài, chủ nghĩa nhân đạo và tính trẻ trung.(1) (1) See Leon G. Schiffman and Leslie Lazar Kanuk, Consumer Behavior, 7th ed. (Upper Saddle River, NJ: Prentice-Hall, 2000).

Nhánh Văn hoá: Mỗi nền văn hóa đều có những nhánh văn hóa nhỏ hơn tạo nên những đặcđiểm đặc thù hơn và mức độhòa nhập với xã hội cho những thành viên của nó. Các nhánh văn hóa tạo nên những khúc thị trường quan trọng và những người làm tiếp thị thường thiết kếcác sản phẩm và chương trình tiếp thị theo các nhu cầu của chúng. ( Philip Kotler, 2005).

Từng lớp xã hội: Hầu như tất cảcác xã hội loài người đều thểhiện rõ sựphân tầng xã hội. Sựphân tầng này đôi khi mang hình thức, một hệthống đẳng cấp theo đó những thành viên thuộc các đẳng cấp khác nhau được nuôi nấng và dạy dỗ để đảm nhiệm những vai trò nhất định. Hay gặp hơn là trường hợp phân tầng thành các tầng lớp xã hội. Các tầng lớp xã hội là những bộ phận tương đối đồng nhất và bền vững trong xã hội, được xếp theo theo thứbậc và gồm những thành viên có chung những giá trị, nỗi quan tâm và hành vi (Philip Kotler,2005).

Các yếu txã hi

Hành vi của người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố xã hội như các tôi tham khảo, gia đình và vai trò của địa vịxã hội. (Philip Kotler,2005).

Nhóm tham khảo: là những người có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quan điểm và cáchứng xửcủa người tiêu dùng. Các nhóm tham khảo chủyếu:

- Nhóm sơ cấp: bao gồm gia đình, bạn thân láng giềng, đồng nghiệp,... là những

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

đối tượng mà người tiêu dùng thường xuyên giao tiếp.

- Nhóm thư cấp: bao gồm những tổchức mang tính chất hiệp hội như tổchức tôn giáo, hiệp hội ngành nghề, công đoàn, đoàn thể, nhóm vui chơi giải trí. Những thành viên nhóm này không gặp nhau thường xuyên như nhóm sơ cấp.

- Nhóm ngưỡng mộ là nhóm mà người tiêu dùng ước muốn, mong mỏi có mặt trong đó.

- Nhóm tẩy chay là nhóm mà người tiêu dùng muốn giữmột khoảng cách vì khác nhau về quan điểm, giá trị theo đuổi và hành vi xữthế

Các nhóm tham khảo ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng bởi vì họ ảnh hưởn tới thông tin, quanđiểm và cách đánh giá tạo ra các tiêu chuẩn tiêu dùng. Cụthể, nhóm tham khảo tác động đến người tiêu dùng theo ít nhất ba cách: hướng người tiêu dùng đi theo cách ứng xửmới, phong cách sống mới; ảnh hưởng quan điểm và ý thức của người tiêu dùng thông qua ước muốn gia nhập vòa nhóm; tạo áp lực buộc người tiêu dùng phải tuân theo chuẩn mực trong lựa chọn sản phẩm và thương hiệu.

Người làm marketing phải biết được các nhóm tham khảo có ảnh hưởng đến hành vi cảu người tiêu dùng, tìm ra người hướng dẫn dư luận của nhóm, từ đó tiếp cận và tác động vào người hướng dẫn dư luận. Người hướng dẫn dư luận là người đưa ra lời khuyên và thông tin chính thức về sản phẩm hoặc loại sản phẩm cụ thể. Người hướng dẫn dư luận là người rất tựtin, thích giao tiếp xã hội và dùng sản phẩm thường xuyên. Người làm marketing tiếp cận người hướng dẫn dư luận nhóm bằng cách nắm bắt đặc điểm tâm lý, nhân khẩu học, phương tiện truyền thông thường dùng của họ, từ đó truyền thông điệp đến đối tượng.

Ảnh hưởng của gia đình

- Gia đình là tổ chức mua tiêu dùng quan trọng nhất của xã hội. Nhu cầu của người tiêu dùng thường xuyên thay đổi theo tình trạng và quy mô gia đình. Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình nhóm tham khảo sơ cấp có ảnh hưởng mạnh mẽnhất đến hành vi mua. Trong cuộc đời người tiêu dùng, có hai nhóm thành viên gia đình ảnh hưởng đến hành vi khác nhau.

- Gia đình định hướng bao gồm cha mẹ, anh chị em. Người tiêu dùng được cha mẹ định hướng về tôn giáo, quan điểm chính trị, kinh tế ước muốn cá nhân, tình yêu,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

phẩm giá...Do đó, hành vi mua của người tiêu dùng bị tác động lớn bởi cha, mẹ và cách giáo dục trong gia đình. Gia đình riêng bao gồm vợ, chồng và con cái. Gia đình riêng cóảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua sắm hằng ngày.

- Các thành viên trong gia đình nắm giữ những vai trò của một trung tâm mua, bao gồm: người thu thập thông tin, người ảnh hưởng, người quyết định, người mua và người sử dụng. Trong các tình huống mua sản phẩm khác nhau, các thành viên trong gia đìnhđóng những vai trò khác nhau. Người làm marketing các sản phẩm tiêu dùng ở Việt Nam cần nắm bắt vai trò từng thành viên trong gia đình trong quyết định mua sản phẩm. Họ cần xác định đối với từng loại sản phẩm cụ thể người vợ hay người chồng là người chịu trách nhiệm mua sắm chính trong gia đình, hay cả hai có vai trò quan trọng như nhau trong quyết định mua. Những thông tin này sẽ giúp người làm marketing hướng các hoạt động truyền thông và xúc tiến bán vào đúng đối tượng.

Ảnh hưởng vai trò địa vị xã hội - Trong đời mình một người tham gia vào rất nhiều tôi -gia đình, các câu lạc bộ, các tổ chức, các đơn vịcông tác... Vị trí của người đó trong mỗi tôi có thể xác định căn cứ vào vai trò và địa vị của họ. Vai trò của một người là những hoạt động mà người đó phải thực hiện trong nhóm . - Con người lựa chọn tiêu dùng sản phẩm để thể hiện vai trò, địa vị xã hội hoặcao ước của họ, do đó nhà marketing cần làm cho sản phẩm, thương hiệu trở thành biểu tượng cảu địa vị xã hội phù hợp với người tiêu dùng mục tiêu.

Các yếu tốcá nhân

Quyết định mua của người tiêu dùng còn chịuảnh hưởng bởi đặc điểm cá nhân.

Trong đó, đáng chú ý là tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phong cách sống, cá tính và sựtựquan niệm của người tiêu dùng.

Tuổi tác, chu kỳsống, nghềnghiệp và hoàn cảnh kinh tế

- Tuổi tác, chu kỳsống, nghềnghiệp và hoàn cảnh kinh tế ảnh hưởng rỏràngđến quyết định mua của người tiêu dùng vì chúng liên quanđến nhu cầu và khả năngthanh toán. Do đó, chúng là những quan trọng cần xét đến khi phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thương hiệu.

-Người tiêu dùng có hành vi mua rất khác nhau tùy theo chu kỳsống tronggia đình.

Việc tiêu dùng cũng được định hình theo giai đoạn trong chu kì sống của gia đình cùng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

với tình hình tài chính và sự quan tâm đến sản phẩm điển hình của từng nhóm.

Nghềnghiệp

- Nghềnghiệp của một người cũng ảnh hưởng đến cách thức tiêu dùng của họ. Nghề nghiệp tạo nên mức thu nhập khác nhau. Những người làm Marketing cố gắng xác định những nhóm nghềnghiệp có quan tâm trên mức trung bình các sản phẩm và dịch vụcủa mình. Công ty có thểchuyên môn hóa sản phẩm của mình cho những nhóm nghềnghiệp nhất định.

Hoàn cảnh kinh tế

- Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ hoàn cảnh kinh tế của người đó. Hoàn cảnh kinh tếcủa người ta gồm thu nhập có thểchi tiêuđược của họ(mức thu nhập, mứcổn định và cách sắp xếp thời gian), tiền tiết kiệm và tài sản (bao gồm cảtỷ lệphần trăm tài sản lưu động), nợ, khả năng vay mượn, thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm. Những người làm tiếp thị những hàng hóa nhạy cảm với thu nhập phải thường xuyên theo dõi những xu hướng trong thu nhập cá nhân, sốtiền tiết kiệm và lãi suất. Nếu các chỉ số kinh tế có sựsuy thoái tạm thời, thì những người làm tiếp thị có thể tiến hành những biện pháp thiết kế lại, xác định lại vị trí và định giá lại cho sản phẩm của mìnhđểchúng tiếp tục đảm bảo giá trị dành cho các khác hàng mục tiêu.

Lối sống

- Những người cùng xuất thân từ một nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội và cùng nghềnghiệp có thểcó những lối sống hoàn toàn khác nhau. Lối sống của một người là cách sống trên thếgiới của họ được thểhiện ra trong hoạt động, sựquan tâm và ý kiến của người đó. Lối sống miêu tảtoàn diện, sinh động một con người trong quan hệvới môi trường của mình. Những người làm Marketing sẽ tìm kiếm những mối quan hệ giữa sản phẩm của mình và các nhóm theo lối sống. Một công ty chuyên kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng có thể phát hiện thấy rằng phần lớn khách hàng là những người có khuynh hướng chọn những sản phẩm giá cảphải chăng nhưng chất lượng tốt.

Người làm Marketing có thể theo đó mà định hướng hàng hóa rõ ràng hơn theo lối sống tiết kiệm và lâu dài của người tiêu dùng.

Nhân cách và ý niệm của bản thân

- Mỗi người đều có nhân cách khác biệt cóảnh hưởng đến hành vi của người đó.

Ở đây nhân cách có nghĩa là những đặc điểm tâm lý khác biệt của một người dẫn đến

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

những phảnứng tương đối nhất quán và lâu bền với những môi trường của mình. Nhân cách thường được mô tả bằng những nét như tự tin, có uy lực, tính độc lập, lòng tôn trọng, tính chan hòa, tính kín đáo và tính dễ thích nghi. Nhân cách có thể là một biến hữu ích trong việc phân tích hành vi người tiêu dùng vì rằng có thể phân loại các kiểu nhân cách và có mối tương quan chặt chẽ giữa các kiểu nhân cách nhất định với các lựa chọn sản phẩm và nhãn hiệu. Nhiều người làm tiếp thị đã sử dụng một khái niệm gắn liền với nhân cách là ý niệm vềbản thân.

Các yếu ttâm lý

Việc lựa chọn mua sắm của một người còn chịuảnh hưởng của bốn yếu tốtâm lý là động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ. (Philip Kotler, 2005).

Lý thuyết động cơ của Maslow5: Abraham Maslow đã tìm cách giải thích tại sao những thời điểm khác nhau, người ta lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau.

Ông cho rằng nhu cầu của con người được sắp xếp trật tự theo thứ bậc, từ cấp thiết nhất đến ít cấp thiết nhất. Thứbậc nhu cầu do Maslow đưa ra được trình bày trong mô hình 1.3. Theo thứ tự tầm quan trọng các nhu cầu đó được sắp xếp như sau: Những nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự khẳng định mình.

Mô hình 1.3: Tháp nhu cầu theo Maslow (Philip Kotler, 2005)

Lý thuyết của Maslow đã giúp người làm marketing nhận thức được rằng cần phải có sản phẩm và hoạt động marketing khác nhau, tương ứng với những điều kiện cụthểcủa thị trường xã hội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Động cơ:Tại bất kỳmột thời điểm nhất định nào con người cũng có nhiều nhu cầu. Một số nhu cầu có nguồn gốc sinh học. Chúng nảy sinh từ những trạng thái căng thẳng vềsinh lý như đói, khát, khó chịu. Một sốnhu cầu khác có nguồn gốc tâm lý.

Chúng nảy sinh từnhững trạng thái căng thẳng vềtâm lý, như nhu cầu được thừa nhận, được kính trọng hay được gần gũi vềtinh thần. Hầu hết những nhu cầu có nguồn gốc tâm lý đều không đủ mạnh để thúc đẩy con người hành động theo chúng ngay lập tức. Một nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi nó tăng lên đến một mức độ đủ mạnh. Một động cơ (hay một sựthôi thúc) là một nhu cầu đã cóđủsức mạnh để thôi thúc người ta hành động. Việc thỏa mãn nhu cầu sẽlàm giảm bớt cảm giác căng thẳng. Các nhà tâm lý học đã phát triển những lý thuyết về động cơ của con người. Trong số những lý thuyết nổi tiếng nhất có ba lý thuyết là lý thuyết của Sigmund Freud, của Abraham Maslow và của Frederick Herzberg. Những lý thuyết này chứa đựng những hàm ý hoàn toàn khác nhau đối với việc phân tích người tiêu dùng và chiến lược tiếp thị.

Nhn thc: Một người khi đã có động cơ luôn sẵn sàng hành động. Vấn đề người có động cơ đó sẽ hành động như thếnào trong thực tếcòn chịuảnh hưởng từsự nhận thức của người đó về tình huống lúc đó. Tại sao người ta lại có nhận thức khác nhau về cùng một tình huống? Vấn đề là ở chỗ chúng ta nắm bắt sự vật là tác nhân thông qua những cảm giác truyền qua năm giác quan của mình: Thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác. Tuy nhiên mỗi người chúng ta lại suy xét, tổ chức và giải thích thông tin cảm giác đó theo cách riêng của mình. Nhận thức là một quá trình thông qua đó cá thểtuyển chọn, tổchức và giải thích thông tin tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh. Nhận thức không chỉ phụ thuộc vào những tác nhân vật lý, mà còn phụthuộc vào cảmối quan hệcủa các tác nhân đó với môi trường xung quanh và những điều kiện bên trong cá thể đó. Người ta có thể có những nhận thức khác nhau vềcùng một khách thểdo có ba quá trình nhận thức:

- Sự quan tâm có chọn lọc: hàng ngày người ta tiếp xúc với vô số các tác nhân kích thích. Ví dụ, một người trung bình có thểtiếp xúc với hàng nghìn quảng cáo mỗi ngày, dĩ nhiên người đó không thể chú tâm đến tất cảnhững tác nhân kích thích đó.

Phần lớn những tác nhân kích thích đó bịsàng lọc đi. Một thách thức thực sựlà làm thế nào giải thích được là người ta sẽ chú ý đến những tác nhân kích thích nào.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Sựquan tâm có chọn lọc có ý nghĩa là những người làm tiếp thị phải cố gắng hết sức để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Những thông điệp của họ sẽ bị bỏ qua đối với phần lớn những người không tìm kiếm sản phẩm đó trên thị trường. Ngay cả những người đang tìm kiếm sản phẩm đó cũng có thể không chú ý đến những thông điệp, nếu nó không nổi bật lên giữa một biển các tác nhân kích thích bao quanh.

Những quảng cáo có tính kích thích càng lớn, mới và có tính tương phản sẽ được chú ý đến nhiềuhơn.

- Sự bóp méo có chọn lọc: Ngay cả những tác nhân kích thích đã được chú ý đến cũng không nhất thiết sẽ được tiếp nhận đúng như dự kiến. Mỗi người đều cốgò ép thông tin nhận được vào khuôn khổ những ý nghĩ sẵn có của mình. Sự bó méo có chọn lọc mô tả khuynh hướng con người muốn gán cho thông tin những ý nghĩa của cá nhân mình. Sự ghi nhớ có chọn lọc : Người ta sẽ quên đi nhiều cái mà họ học được.

Họ có khuynh hướng giữlại những thông tinủng hộ thái độvà niềm tin của mình.

- Sự ghi nhớ có chọn lọc: người ta sẽ quên đi nhiều cái mà họ học được. Họ có khuynh hướng giữlại những thông tinủng hộ thái độvà niềm tin của mình.

Tri thc:Khi người ta hành động họcũng đồng thời lĩnh hội được tri thức, tri thức mô tảnhững thay đổi trong hành vi của cá thểbắt nguồn từkinh nghiệm. Hầu hết hành vi của con người đều được lĩnh hội. Các nhà lý luận vềtri thức cho rằng tri thức của một người được tạo ra thông qua sự tác động qua lại của những thôi thúc, tác nhân kích thích, những tấm gương, những phản ứng đáp lại và sự củng cố. (Philip Kotler, 2005). Lý thuyết về tri thức dạy cho những người làm tiếp thị rằng họ có thể tạo ra được nhu cầu đối với một sản phẩm bằng cách gắn liền nó

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khi khách hàng có nhu cầu mua một sản phẩm không phải lúc nào họ đi đến với quyết định mua sản phẩm đó, vì việc ra quyết định mua còn chịu sự chi phối của nhiều

Đó chính là những nhân tố ảnh hưởng do chính khách hàng đánh giá, việc cụ thể hóa các nhân tố này sẽ giúp cho ngân hàng BIDV Huế sẽ có được những điều chỉnh một cách

Đó chính là những nhân tố ảnh hưởng do chính khách hàng đánh giá, việc cụ thể hóa các nhân tố này sẽ giúp cho phía Công ty Đất Xanh Bắc Miền Trung sẽ có được những

Theo nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Anh Đào, GVHD PGS.TS Nguyễn Văn Phát, Đại học Kinh tế Huế (2014):“Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua dầu nhớt Total do doanh

 Kết quả nghiên cứu này cho thấy các yếu tố cá nhân (ví dụ như mối quan tâm đến môi trường, ý thức về sức khỏe, và kiến thức về TPHC) có sự ảnh hưởng lớn đến hành vi

Đặc biệt, đề tài còn tiếp cận và tham khảo một số mô hình nghiên cứu đặc trưng như mô hình thái độ đa thuộc tính, thuyết hành động hợp lý – TRA, mô hình hành vi có kế

Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua cà phê chai của khách hàng tại Công ty TNHH Sản xuất, Thương mại &amp; Dịch vụ Cà phê Đồng

Theo đó, các nội dung được tác giả mô tả: lý luận cơ bản về hành vi người tiêu dùng, lý thuyết hành động hợp lý TRA, lý thuyết hành động có kế hoạch TPB, … Sau đó,