• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN THỊ TRẤN CỬA TÙNG, HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN THỊ TRẤN CỬA TÙNG, HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ"

Copied!
99
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI:

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN THỊ TRẤN CỬA TÙNG,

HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

NGUYỄN PHƯƠNG THÙY

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI:

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN THỊ TRẤN CỬA TÙNG,

HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN PHƯƠNG THÙY

Ngành: Kinh doanh thương mại

Lớp: K49D-KDTM MSV: 15K4041132 Niên khóa: 2015-2019

Giáo viênhướng dẫn

:

T.S PHAN THANH HOÀN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin camđoanrằngkhóa luận tốt nghiệp này là do tôi tự thực hiện dưới sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép khóa luận của người khác. Tôi cũng xin camđoanrằngmọi sự giúp đỡ choviệcthựchiện khóa luận này đãđược cảm ơnvà các sốliệu, thôngtin trích dẫn đượcsửdụngtrong khóa luậncó nguồngốcrõ ràng, trung thực vàđượcphép công bố.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Thành phốHuế, tháng 1năm 2019 Sinh viên thực hiện

NGUYỄN PHƯƠNG THÙY

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

Lời Cảm Ơn

Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơntới cơ quan Quỹ tín dụng Nhân dân thị trấn Cửa Tùng và các cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành khóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thểquý thầy, cô giáo và các cán bộcông chức của Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Nhà Trường, Khoa Quản trị Kinh Doanh cùng toàn thểcác quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh TếHuế đã truyền đạt, trang bị cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt 4 năm học vừa qua (2015–2019).

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Thanh Hoàn -Người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡtận tình cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đểhoàn thành khóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Quỹ tín dụng Nhân dân thị trấn Cửa Tùng, các phòng ban đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại đơn vị cũng như chia sẻ cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luậnnày.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và người thân trong suốtthời gian học tập và hoàn thành khóa luận.

Do thời gian, chi phí cũng như kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi một số sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người đểtôi có thểrút kinh nghiệm cho những đềtài sau này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thành phốHuế, tháng 1 năm 2019 Sinh viên thực hiện

NGUYỄN PHƯƠNG THÙY

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...i

LỜI CẢM ƠN... ii

MỤC LỤC ... iii

DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT... vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ... viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...ix

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ...x

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1.Tính cấp thiết của đềtài nghiên cứu...1

2.Mục tiêu nghiên cứu ...2

2.1. Mục tiêu chung ...2

2.2. Mục tiêu cụthể...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...3

3.1. Đối tượng nghiên cứu ...3

3.2. Phạm vi nghiên cứu ...3

4.Phương pháp nghiên cứu ...3

4.1. Phương pháp thu thập sốliệu ...3

4.2.Phương pháp tổng hợp và xửlý thông tin ...4

4.3. Phương pháp phân tích sốliệu ...4

5. Kết cấu của luậnvăn...5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU...5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA QUỸTÍN DỤNG NHÂN DÂN ...5

1.1. CƠ SỞLÝ LUẬN ...5

1.1.1. Tổng quan vềhoạt động huy động vốn của quỹtín dụng ...5

1.1.1.1. Khát niệm vềQũy tín dụng nhân dân...5

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

1.1.1.3. Mục tiêu của Quỹtín dụng Nhân dân...7

1.1.1.4. Chức năng của Quỹtín dụng Nhân dân...7

1.1.1.5. Hoạt động của Quỹtín dụng Nhân dân ...9

1.1.2. Một sốvấn đềchung vềhoạt động huy động vốn của quỹtín dụng nhân dân ..10

1.1.2.1. Khái quát vềhoạt động huy động vốn của Quỹtín dụng Nhân dân ...10

1.1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn và vai trò hoạt động huy động vốn của Quỹtín dụng Nhân dân ... 12

1.1.2.3. Nội dung hoạt động huy động vốn của Qũy TDND...15

1.1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của Qũy TDND...19

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của QTDND ...21

1.1.3.1. Nhân tốkhách quan ...21

1.1.3.2. Nhân tốchủquan...22

1.2.CƠ SỞ THỰC TIỄN ...24

1.2.1.Tình hình huyđộng vốn của các loại hình tổchức tín dụngởViệt Nam ...24

1.2.2.Tình hình huyđộng vốnởQuỹtín dụng Nhân dân Cửa Tùng...24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CỬA TÙNG ...26

2.1. Tổng quan vềquỹtín dụng nhân dân Cửa Tùng ...26

2.1.1. Lịch sửhình thành và phát triển Qũy TDND Cửa Tùng...26

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Qũy TDND Cửa Tùng ...28

2.1.2.1. Chức năng của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng ...28

2.1.2.2 Nhiệm vụcủa Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng...29

2.1.2.3 Quyền hạn của Qũy tíndụng nhân dân Cửa Tùng ...29

2.1.3. Cơ cấu tổchức, bộmáy hoạt động của QuỹTDND Cửa Tùng ...30

2.1.3.1 Tổchức biên chếnhân sự...30

2.1.3.2.Sơ đồ cơ cấu tổchức quản lý...30

2.1.3.3. Chức năng nhiệm vụcủa từng bộphận ...31

2.1.4. Tình hình hoạt động của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015 – 2017 ...33

2.1.5 Những thuận lợi và khó khăn của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng...39

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

2.2. Thực trạng huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015 –

2017 ...40

2.2.1. Tình hình nguồn vốn Qũy TDND Cửa Tùng giai đoạn 2015–2017 ...40

2.2.2. Tình hình chung về vốn huy động của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015–2017 ...43

2.3. Đánh giá về huy động vốn tại QuỹTDND Cửa Tùng qua đánh giá khảo sát khách hàng.. 45

2.3.1. Thống kê mô tảvề đối tượng khảo sát ...45

2.3.1.1. Tỷlệnhóm khách hàng theo giới tính...46

2.3.1.2. Tỷlệ nhóm khách hàng theo độtuổi ...47

2.3.1.3. Tỷlệ khách hàng theo đối tượng ...48

2.3.1.4. Tỷlệkhách hàng theo trìnhđộhọc vấn ...48

2.3.1.5. Tỷlệnhóm khách hàng theo thu nhập ...49

2.3.1.6. Lý do khách hàng quan tâm khi lựa chọn gửi tiền vào QuỹTDND Cửa Tùng ... 49

2.3.2Đánh giá hoạt động huy động vốn của QuỹTDND Cửa Tùng:...50

2.3.2.1.Đánh giá về uy tín, thương hiệu ...50

2.3.2.2. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ huy động vốn ...51

2.3.2.3.Tác phong, thái độcủa nhân viên ...53

2.3.2.4. Công tác quản lý trang thiết bị, cơ sởvật chất ...54

2.3.2.5. Mức độtình cảm của khách hàng đối với QuỹTDND Cửa Tùng ...56

2.4. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015–2017 ...57

2.4.1. Những mặt đạt được ...57

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế còn tồn tại trong hoạt động huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng ...59

2.4.2.1. Những hạn chế...53

2.4.2.2. Nguyên nhân hạn chếcòn tồn tại ...59

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI QUỸTÍN DỤNG NHÂN DÂN CỬA TÙNG ...61 3.1. Phương hướng nhiệm vụ hoạt động những năm tới của Qũy tín dụng Nhân dân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

3.2. Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng ... 62

3.2.1. Đa dạng hóa huy động vốn ...56

3.2.2. Mởrộng mạng lưới Qũy TDND và quầy tiết kiệm ...63

3.2.3. Sửdụng lãi suất linh hoạt ...63

3.2.4. Tăng cường công tác đào tạo cán bộcông nhân viên...64

3.2.5. Giải pháp chính sách với khách hàng...66

3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ...66

3.2.7 Hoàn thiện công nghệ...67

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...68

1.Kết luận...68

2.Kiến nghị...69

2.1.Kiến nghị đối với Chính phủ...69

2.2. Kiến nghị đối với Quỹtín dụng Nhân dân Trung ương...71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...73

PHỤLỤC ...75

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt: Tên đầy đủ:

1. QTDND Quỹtín dụng nhân dân

2. TDND Tín dụng nhân dân

3. NHNN Ngân hàng Nhà nước 4. TCTD Tổchức tín dụng 5. QTD Qũy tín dụng 6. UBND Uỷban nhân dân

7. UV HĐQT Uỷviên hội đồng quản trị 8. LNST Lợi nhuận sau thuế 9. TGTK Tiền gửi tiết kiệm 10.VHĐ Vốn huy động 11. HTXTD Hợp tác xã tín dụng

12. TCKT Tổchức kinh tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Tình hình nguồn vốn của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn

2015 - 2017 ...41

Biểu đồ2.2. Tình hình vốn huy động của QTDND Cửa Tùng giai đoạn 2015–2017... 37

Biểu đồ2.3. Tỷlệmẫu nghiên cứu theo giới tính ...46

Biểu đồ2.4. Tỷlệmẫu nghiên cứu theo độtuổi ...47

Biểu đồ2.5. Tỷlệ nhóm khách hàng theo đối tượng ... 43

Biểu đồ2.6. Tỷlệnhóm khách hàng theo trìnhđộhọc vấn...48

Biểu đồ2.7. Tỷlệnhóm khách hàng theo thu nhập ...49

Biểu đồ2.8. Tỷlệyếu tốquyết định khách hàng gửi tiền ... 45

Biểu đồ2.9. Tỷlệ đánh giá của khách hàng về uy tín, thương hiệu ...50

Biểu đồ2.10. Tỷlệ đánh giá của khách hàng vềchất lượng sản phẩm dịch vụ huy động vốn .. 52

Biểu đồ2.11. Tỷlệ đánh giá của khách hàng vềtác phong của nhân viên...53

Biểu đồ2.12. Tỷlệ đánh giá của khách hàng vềcông tác quản lý ...55

trang thiết bị, cơ sởvật chất...55

Biểu đồ2.13. Tỷlệ đánh giá của khách hàng vềmức độ tình cảm của khách hàng đối với QuỹTDND Cửa Tùng...57

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Qũy tín dụng Nhân dân Cửa Tùng giai đoạn

2015–2017 ...34

Bảng 2.2: Tình hình cho vay của Qũy tín dụng Nhân dân Cửa Tùng ...35

giai đoạn 2015–2017 ...35

Bảng 2.3: Kết quảhoạt động kinh doanh của Qũy tín dụng Nhân dân Cửa Tùng...38

giai đoạn 2015-2017 ...38

Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của Qũy tín dụng Nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015 –2017 ...35

Bảng 2.5: Tình hình vốn huy động của Qũy tín dụng Nhân dân Cửa Tùng...43

giai đoạn 2015–2017 ...43

Bảng 2.6: Tình hình tiền gửi của dân cư tại Qũy tín dụng Nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015–2017………...39

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ1.1: Chức năng trung gian tín dụng...8 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổchức quản lý của Qũy tín dụng Nhân dân Cửa Tùng ...31

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đềtài nghiên cứu

Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế với mong muốn có thể phát triển cao ngang tầm với các nước trên thế giới. Để có được những thành tựu phát triển to lớn thì bắt buộc chúng ta phải huy động một lượng vốn lớn có khả năng đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh. Vốn chính là một yếu tố quan trọng và là điều kiện quyết định để phát triển kinh tế nói chung và hoạt độngQuỹ tín dụng nói riêng. Nhưng trên thực tế, Việt Nam chưa thực sự huy động hết mọi nguồn vốn có thể huy động mặc dù lượng vốn trong nước đặc biệt là nguồn vốn trong dân cư là rất lớn mà chúng ta chưa khai thác hiệu quả. Với vai trò trung gian tài chính, các quỹ tín dụng nhân dân cần thiết phải có chiến lược và giải pháp để tăng cường khả năng huy động vốn của mình.

Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng, vai trò của các định chế tài chính trung gian, trong đó có QTD là hết sức quan trọng trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội. Gần đây, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có nguyên nhân xuất phát từ sự sụp đỗ hàng loạt các ngân hàng, các quỹ tín dụng có tên tuổi trong thị trường tài chính thế giới thì vấn đề quản trị rủi ro, huy động và sử dụng vốn của các quỹ tín dụng rất đáng được quan tâm.

Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản và có ý nghĩa to lớn đối với bản thân QTD và đối với xã hội, bởi các nguồn vốn mà QTD huy động được sẽ chuyển thành nguồn vốn đểquỹ tín dụngcung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời, chủ yếu là hoạt động tín dụng. Nói cách khác, kết quả của hoạt động huy động vốn là tạo ra nguồn “tài nguyên” đểQTDđáp ứng các nhu cầu cho nền kinh tế. Hiện nay, hầu hết cácQTDđều ở tình trạng thiếu vốn ổn định với chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn.

Do vậy, yêu cầu về tăng trưởng vốn huy động với quy mô và chất lượng cao là hết sức cần thiết cho các QTD.

Trong giai đoạn hiện nay, các quỹ tín dụng đều xem huy động vốn là mục tiêu hoạt động cơ bản nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn ngày càng nhiều cho tăng trưởng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

kinh tế.Nghiệpvụhuyđộngvốnlà một trong những nghiệpvụquan trọngnhất của mỗi quỹ tín dụng. Nguồnvốn huy động được chính là “nguyên liệu đầu vào”,từ đó quỹ tín dụng sẽ luân chuyển và điềuphối để tạo ra những sản phẩm thiết thực cho thị trường.

Đảm bảonguồn đầu vào được đều đặn và ít tốnchi phí nhất luôn là mong muốncủa mọi QTD. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việcduy trì đượcnguồn vốn đầu vào giá rẻ ổn định không nhữnglà cầnthiếtmà còn hết sức cấpbách.

Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng được thành lập nhằm mục đích huy động và cung cấp vốn cho các hộsản xuất trong thị trấn và các xã liền kề, trong quá trình hoạt động Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng đã tổ chức thực hiện tốt chính sách tín dụng củaNhà nước đối với kinh tế hộ sản xuất trên địa bàn xã. Chính vì vậy việc huy động vốn là hết sức quan trọng trong hoạt động tín dụng, luôn luôn đồng hành cùng với sự tồn tại và phát triển của quỹ.

Với tầm quan trọng trên, cùng với mong muốn học hỏi thêm kiến thức vềhoạt động huy động vốn nên tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”.

2.Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân, khóa luận đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân Cửa Tùng; từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn tại Quỹ tín dụng trong thời giantới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động huy động vốn của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng.

- Phân tích hoạt động huy động vốn của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng giai đoạn 2015–2017. Từ đó rút ra đánh giá chung về những kết quả đạt được, những hạn chếcòn tồn tại trong việc huy động vốn của Qũy TDND Cửa Tùng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

-Đềra các giải pháp nhằm hoàn thiện công táchuy động vốn của Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của đề tài là các vấn đề liên quan đến hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng Nhân dân Cửa Tùng.

-Đối tượng khảo sát: Các khách hàng giao dịch tại Quỹ tín dụng Nhân dân Cửa Tùng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian: Nghiên cứu tại Quỹ tín dụng Nhân dân Cửa Tùng.

- Về mặt thời gian: Nghiên cứu trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017 và đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.

4.Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập số liệu a.Sốliệu thứcấp

- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng kết công tác chuyên môn ở các bộ phận chuyên môn của Quỹ tín dụng Nhân dân Cửa Tùng qua 3 năm (2015- 2017) và phương hướng hoạt động những năm tiếp theo.

- Ngoài ra các nguồn tài liệu khác được thu thập từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành quỹ tín dụng, tiền tệ tín dụng, tài chính vi mô và các tài liệu đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website củaQuỹ tín dụng.

b. Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu từ thông tin của khách hàng đến giao dịch tại Quỹ tín dụng Nhân dân thị trấn Cửa Tùng.

- Phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng trong đề tài để chọn và phỏng vấn những khách hàng giao dịch tại Quỹ tín dụng thông qua bảng khảo sát được thiết kế sẵn.

- Kích thước mẫu: Theo Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang (2007), cỡ mẫu ít nhất gấp 5 lần số biến quan sát trong bảng câu hỏi để kết quả điều tra là có ý

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

nghĩa. Như vậy với bảng hỏi khảo sát khách hàng có 20 biến quan sát thì cần phải đảm bảo có ít nhất 100 quan sát trong mẫu điều tra. Tuy nhiên trên thực tế, tôi đã phát ra 120 bảng hỏi để dự phòng trường hợp khách hàng không trả lời, không điền đầy đủ thông tin hay không sử dụng sản phẩm, dịch vụ ở Quỹ TDNDCửa Tùng.

4.2.Phương pháp tổng hợp và xử lý thôngtin

- Tổng hợp những thông tin thu được từ khách hàng đểtiến hành xửlý và tính toán sốliệu.

- Việc xử lý và tính toán số liệu được thực hiện trên máy tính theo các phần mềm thống kê thông dụng EXCEL và SPSS.

4.3. Phương pháp phân tích số liệu

a. Đối với số liệu thứ cấp:Sử dụng các phương pháp như:

- Trên các cơ sở các tài liệu số liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để phân tích, đánh giá chất lượng huy động vốncủa Quỹ tín dụng Nhân dân Cửa Tùng.

- Phương pháp phân tích chuỗi dữliệu theo thời gian được sử dụng nhằm so sánh, đánh giá chất lượng huy động vốn củaQTDND Cửa Tùngqua 3 năm2015-2017.

b.Đối với số liệu sơ cấp: Sử dụng các phương pháp như: thống kê mô tả và phương phápkiểm định One-Sample T-Test để phân tích đánhgiá. Cụthể:

- Phân tích thống kê mô tả: Được sử dụng để xử lý các dữ liệu và thông tin thu thập được nhằm đảm bảo tính chính xác và từ đó, có thể đưa ra các kết luận có tính khoa học và độ tin cậy cao về vấn đề nghiên cứu.

- Kiểm định One-Sample T-Test nhằm mục đích so sánh trung bình (mean) của tổng thểvới một giá trị cụthể nào đó. Cụthểtrong bài viết này, so sánh trung bìnhđể đánh giá mức độ đồng ý các tiêu chí trong nhân tố uy tín, thương hiêu; chất lượng dịch vụ huy động vốn; tác phong, thái độ của nhân viên; công tác quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất; mức độ tình cảm của khách hàng đối với Quỹ TDND Cửa Tùng tại Quỹ TDND Cửa Tùng với giá trị 3. Thang đo được sử dụng để đo lường sự đồng ý trong trường hợp này là Likert 1-5. Trong 5 mức độ của Likert, điểm 1 và 2 đại diện cho ý

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

kiến là không đồng ý, điểm 4 và 5 đại diện cho ý kiến là đồng ý, điểm 3 là điểm trung gian ngăn cách giữa 2 bên không đồng ý vàđồng ý. Muốn kiểm tra xem khách hàng có sự đồng ý trên mức trung lập hay không.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sởkhoa học vềhoạt động huy động vốn của Quỹtín dụng Nhân dân.

Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Quỹtín dụng Nhân dân Cửa Tùng Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Qũy tín dụng Nhân dân Cửa Tùng

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1. Tổng quan về hoạt động huy động vốn của quỹ tín dụng 1.1.1.1. Khát niệm vềQũy tín dụng nhân dân

Qũy tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống, đảm bảo bù đắp đủ chi phí và tích lũy để phát triển.

Theo Khoản 6 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010: “Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng, do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng theo Luật các tổ chứctín dụng và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhauphát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống”.

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012: “Quỹ tín dụng nhân dân là một trung gian tài chính theo mô hình HTX khu vực tư nhân. Việc gia nhập thành viên là

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

không hạn chế và tự nguyện. Tổ chức này thuộc về thành viên, là những người quản lý một cách dân chủ. Vì vậy, đây là nơi giáo dục về kinh tế và HTX của thành viên”.

Quỹ tín dụng nhân dân là mộttổ chức tài chínhđược kiểm soát bởi một đoàn thể, bao gồm những thành viên vay vốn và gửi tiết kiệm đồng thời là người sở hữu sở hữu tổ chức đó. QũyTDND có những mục tiêu khác với những mục tiêu của một ngân hàng đó là mưu cầu tối đa hóa lợi thế của Qũy TDND dành cho các thành viên của mình thông qua các món tiết kiệm và/hoặc các món vay của họ.QũyTDND hoạt động theo những quy tắc đặc biệt.

1.1.1.2. Vai trò của Quỹ tín dụng nhân dân

- Tạo ra sự thịnh vượng cho cộng đồng địa phương:

Từ khi hoạt động theo hình thức tương trợ, các hợp tác xã tài chính bén rễ mạnh mẽ trong cộng đồng của mình và là đòn bẩy có ý nghĩa cho việc phát triển tài sản tập thể và kinh tế xã hội địa phương. Do vậy, vai trò của các hợp tác xã là tạo ra các dịch vụ tài chính có sẵn, cho phép tạo ra thặng dư trong hộ gia đình và doanh nghiệp bằng việc xây dựng ý thức trách nhiệm của những người dân là những người sẽ tái đầu tư những thặng dư này vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng theo các nhu cầu ưu tiên của họ. Trên thực tế, việc tiếp cậntín dụng là một phương tiện hiệu quả cho phép những cộng đồng dân cư trong đó đặc biệt là người nghèo huy động được tiềm năng tập thể của họ. Các hoạt động tập thể này tạo ra sự thịnh vượng (việc làm và các dịch vụ) cho cộng đồng, trong nhiều trường hợp, là nguồn tạo thu nhập để cho phép đáp ứng các nhu cầu cơ bản, như lương thực, y tế và giáo dục cho các cộng đồng dân cư nói trên.

Những đối tượng như người nghèo, người bị thiệt thòi,đặc biệt là phụ nữ được xác định như là nhóm chiến lược trong việc phát triển mô hình QTDND; việc phát triển nhóm này nên được thúc đẩy như một phần của chiến lược xóa đói giảm nghèo.

Do vậy, các QTDND chính là loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) có vai trò tích cực trong việc huy động nguồn lực tài chính của địa phương đồng thời có vị thế tốt nhất để

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

đáp ứng cơ sở hiện tại và tương lai về các nhu cầu đa dạng (tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm, …..) của các nhóm khách hàng nói trên.

- Cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp vi mô và kinh doanh nhỏ:

Như chúng ta đã biết, khả năng tiết kiệm của người nghèo, người bị thiệt thòi, đặc biệt là phụ nữ, trong một thời gian dài bị mọi người, kể cả các chuyên gia về phát triển, đánh giá thấp. Trên thực tế, mặc dù dòng vốn do những nhóm khách hàng này tạo ra có thể là nhỏ nhưng nếu chúng được gửi vào một tổ chức an toàn thì những khoản tiết kiệm này vừa có tác dụng điều hòa dòng tiền, vừa góp phần tạo cảm giác an toàn, đặc biệt khỏi mất trộm và không phải chi vào các khoản không cần thiết. Việc quay vòng an toàn khoản tiền này (cho vay thành viên) vào các hoạt động của cộng đồng là một đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triển môi trường và hạnh phúc của người dân nói chung và các đối tượng trên đây nói riêng.

(Nguồn tham khảo:Topbank.vn) 1.1.1.3. Mục tiêu của Quỹ tín dụng Nhân dân

-Đáp ứng được yêu cầu cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng một cách thuận tiện, thường xuyên vàổn định, lâu dài với mức giá cả có thể chấp nhận được để các thành viên có thể nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh và qua đó thu được lợi nhuận cao nhất từ hoạt động sản xuất kinh doanh của riêng mình chứ không phải trước hết nhằm mục tiêu thu được lợi tức vốn góp cao nhất từ các hoạt động của QũyTDND.

- Góp phần phát triển kinh tế- xã hội, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, hạn chế cho vay nặng lãi trênđịa bàn hoạt động. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, để đảm bảo khả năng cạnh tranh của mình trong quá trình hoạt động, các QũyTDND vừa phải đảmbảo đủ trang trải các chi phí đã bỏ ra, vừa phải đảm bảo có tích lũy với quy mô ngày càng lớn để phát triển nhằm mục tiêu hỗ trợ các thành viên được lâu dài, với điều kiện ngày càng thuận lợi hơn, chất lượng tốt hơn, chi phí hợp lý hơn.

(Nguồn tham khảo:Topbank.vn) 1.1.1.4. Chức năng của Quỹ tín dụngNhân dân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Thu nhận tiền gửi tiết

kiệm

Cấp tín Qũy tín dụng

dụng

Công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế,

cá nhân Công ty, xí

nghiệp, tổ chức kinh tế,

cá nhân

- Thứ nhất, chức năng trung gian tín dụng:

Đây được xem là chức năng quan trọng nhất và cơ bản của QTD. Nó không nhữngcho thấy bản chất của QTD mà còn cho thấy nhiệm vụ chính yếu của QTD. Khi thực hiện chức năngnàyQTD đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng trung gian tín dụng QTD vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay, góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia:

người gửi tiền và người đivay.

Sơ đồ1.1: Chức năng trung gian tín dụng

(Nguồn:TheoThs. Đặng Thị Việt Đức- Ths. Phan Anh Tuấn)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

- Thứ hai, chức năng trung gian thanh toán:

Ở đâyQTDđóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể thông qua Quỹ tín dụng để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.

1.1.1.5. Hoạt động của Quỹ tín dụngNhân dân -Huy động vốn:

+ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

+ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương,vay vốn của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Cho vay vốn:

+ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cho vay đối với thành viên và các hộ nghèo không phải là thành viên trong địa bàn hoạt động của Quỹtín dụng nhân dân cơ sở.

Việc cho vay hộ nghèo thực hiện theo Điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân, nhưng tỷlệ dư nợ cho vay đối với hộnghèo so với tổng dư nợ không được vượt quá tỷ lệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được cho vay những khách hàng có gửi tiền tại Quỹtín dụng nhân dân dưới hình thức cầm cốsổtiền gửi do chính Quỹtín dụng nhân dân cơ sở đó phát hành.

+ Việc lập hồ sơ và thủ tục cho vay, xét duyệt cho vay, áp dụng bảo đảm tiền vay, kiểm tra việc sửdụng tiền vay, chấm dứt cho vay, xửlý nợ, điều chỉnh lãi suất và lưu giữ hồ sơ cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

+ Quỹtín dụng nhân dân cơ sở thực hiện các hoạt động tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:

+ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

+ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ chủ yếu phục vụ các thành viên.

- Các hoạt động khác:

+ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

+ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được nhận ủy thác, làm đại lý và thực hiện các nghiệp vụ khác trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

1.1.2. Một số vấn đề chung về hoạt động huy động vốn của quỹ tín dụng nhân dân

1.1.2.1. Khái quát về hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng Nhân dân a. Khái nim vn

Bất cứ một tổ chức tín dụng nào muốn tồn tại và phát triển đều phải có những khoản tiền ban đầu để làm phương tiện hoạt động như mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định, trang thiết bị phục vụ kinh doanh, cho vay và các dịch vụ ngân hàng khác. Vốn ban đầu của Qũy TDND do các thành viên đóng góp, đó là vốn điều lệ. Gọi theo tính chất sở hữu vốn điều lệ là vốn riêng, thuộc quyền sở hữu của Qũy TDND. Khi có nguồn này đủmức quy định thì Qũy TDND mới được phép triển khai hoạt động.

Trong quá trình hoạt động, Qũy TDND phải huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của thành viên, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài địa bàn hoạt động để cho vay. Đồng thời để đảm bảo khả năng chi trả, thanh toán và mở rộng tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên, Qũy TDND phải tạo thêm nguồn vốn bằng cách đi vay của Ngân hàng hợp tác và đi vay của các tổchức tín dụng khác… Như vậy, vốn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

của Qũy TDND là những giá trị tiền tệdo Qũy TDND tạo lập và huy động được. Vốn được dùng để đầu tư, mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị phục vụ kinh doanh, cho vay và thực hiện các nghiệp vụkhác trong hoạt động kinh doanh.

b. Khái niệm huy động vốn

Huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạt động của Quỹ tín dụng.

Nguồn vốn huy động của QTD gồm các khoản như nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân (tiền gửi không kỳ hạn tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm); phát hành chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá; vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.

Hiện nay, huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức quan trọng của các QTD. Nó được phép sử dụng những công cụ và phương pháp khác nhau để huy độngmọi nguồn tiềnnhàn rỗi,sẵnsàngđáp ứngmọinhu cầuvềvốncủanền kinh tế.

c. Nguyên tắc huy động vốn

- Tuân thủpháp luật trong huy động vốn:

+ Hoàn trả gốc và lãi cho khách hàng vô điều kiện. Nghĩa là vốn huy động là một nguồn không ổn định, khách hàng có thể rút tiền của họ mà không bị ràng buộc.

QTD cần phải duy trì một khoản dự trữ thanh khoản để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.

+ Giữ gìn bí mật số dư và hoạt động của tài khoản khách hàng.

+ Không được che dấu các khoản tiền lớn và bất thường (chống rửa tiền).

+ Không được cạnh tranh bấthợp lý (thông tin giả,…).

- Thỏa mãn yêu cầu kinh doanh với chi phí thấp nhất:

+ Áp dụng nhiều phương thức huy động vốn nhằm đảm bảo kinh doanh ổn định và tăng trưởng hợp lý.

+ Kết hợp chặt chẽ giữa huy động vốn với hiện đại hóa dịch vụ QTD.

+ Đa dạng hóa phương thức trả lãiđi đôi với dự thưởng để thu hút khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

-Ngăn ngừa sựgiảm sút bất thường của nguồn vốn huy động:

+ Tạo uy tín cho khách hàng bằng việc đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu rút tiền trong mọi tình huống.

+ Ngăn chặn phao tin đồn nhảm.

+ Có phương án đáp ứng nhu cầu thanh khoản kịp thời khi có sự cố xảy ra.

1.1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn và vai trò hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng Nhân dân

a.Cơ cấu nguồn vốn hoạt động của Quỹ TDND

*

Vốn tự có

Vốn tựcó của Qũy TDND là những giá trịtiền tệdo Qũy tạo lập được, thuộc sở hữu của Qũy. Vốn tự có chiếm tỷtrọng nhỏtrong tổng nguồn vốn nhưng có tính chất thường xuyên ổn định. Quy mô và sự tăng trưởng của vốn tự có sẽ quyết định đến năng lực và vị thế phát triển của Qũy TDND. Vốn điều lệ và quỹ dự trữbổ sung vốn điều lệgiữvai trò quan trọng trong nguồn vốn tựcó.

-Vốn điều lệ: là nguồn vốn riêng thuộc quyền sở hữu riêng của Qũy TDND, được ghi trong Điều lệ Qũy TDND, trong giấy phép thành lập và hoạt động, đồng thời là cơ sở đảm bảo an toàn cho quá trình hoạt động kinh doanh.

Vốn điều lệcủa Qũy TDND là tổng sốvốn do các thành viên góp. Mức vốn tối thiểu và tối đa của một thành viên do Đại hội thành viên quyết định theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Theo quy định của NHNN, thành viên của Qũy TDND được góp vốn theo quy định của điều lệ, mức góp vốn để xác lập tư cách thành viên do Đại hội thành viên quyết định nhưng tối thiểu là 50.000 đồng. Tổng mức góp tối đa của các thành viên không vượt quá 30% so với tổng sốvốn điều lệcủa Qũy TDND tại thời điểm góp vốn và nhận chuyển nhượng. Vốn điều lệtối thiểu phải bằng mức vốn pháp định do chính phủ quy định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có đểthành lập một ngân hàng do pháp luật quy định. Vốnđiều lệlà nguồn vốn có tính chất ổn định vững chắc.

- Qũy dựtrữbổsung vốn điều lệ: được chia thành 2 nguồn:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Nguồn trích lập từ lợi nhuận hàng năm theo tỷ lệ5% lợi nhuận sau thuế: Theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộtài chính lợi nhuận sau thuếcòn lại sau khi trích nộp thuếthu nhập doanh nghiệp được coi là 100% sẽtrích lập quỹdựtrữ bổ sung vốn điều lệ 5%, mức tối đa của quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ không vượt quá vốn điều lệcủa Qũy TDND.

Nguồn bổsung từsốtiền thuếthu nhập doanh nghiệp mà Qũy được miễn giảm không phải nộp ngân sách theo quy định của Chính phủ, của Bộ tài chính và hướng dẫn của NHNN.

Mục tiêu của việc thành lập quỹdựtrữbổsung vốn điều lệnhằm đểbổsung vốn điều lệ, bảo toàn không ngừng nâng cao khả năng vềvốn của Qũy TDND. Tuy nhiên việc chuyển vốn từquỹdựtrữbổsung vốn điều lệ, Qũy TDND phải thực hiện theo cơ chếvà hướng dẫn của NHNN. Qũy dựtrữbổsung vốn điều lệlà nguồn vốn có tính chấtổn định, vững chắc và là một bộphận của vốn tựcó. Nguồn vốn này của Qũy TDND có xu hướng ngày càng tăng do hàng năm được trích lập theo kết quảkinh doanh.

*

Vốn huy động - Vốn huy động

Là những giá trị tiền tệ mà một ngân hàng huy động được của các tổ chức cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện nghiệp vụ huy động vốn (nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá,…).

Vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, Qũy TDND chỉ có quyền sở dụng nhưng không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi khi đến kỳhạn hoặc khi họcó nhu cầu rút vốn. Vốn huy động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Qũy TDND và là một trong những nguồn vốn chủlực của Qũy TDND, thường chiếm tỷ lệ cao nhất so với các loại nguồn vốn khác. Bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức đoàn thểkểcả trong và ngoài nước.

- Vốn đi vay

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Là nguồn vốn được hình thành từ quan hệ vay vốn giữa QTDND với các NHNN hoặc vay của các ngân hàng, TCTD tài chính và các tổchức khác. Vốn đi vay giữvị trí quan trọng trong hoạt động của QTD không chỉ vềmặt quy mô đơn thuần mà chủyếu mang ý nghĩa như là một biện pháp quản lý các mục tài sản nợ. QTD có thể đi vay từnhiều nguồn khác nhau.

Qũy TDND có thể vay vốn của Ngân hàng hợp tác, vay của các ngân hàng, TCTD tài chính khác. Trong trường hợp cần thiết nếu gặp khó khăn về tài chính Qũy TDND cònđược vay vốn của Qũy TDND khác khi NHNN cho phép.

*

Các loại vốn và quỹ khác

- Vốn tài trợcủa nhà nước, của các tổchức cá nhân trong và ngoài nước.

- Vốn dịch vụ ủy thác của các tổchức cá nhân trong và ngoài nước.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, vốn tài trợ, vốnủy thác đầu tư của Nhà nước, của các tổchức, cá nhân trong nước phục vụlĩnh vực kinh tếnông nghiệp– nông thôn là nguồn vốn luôn được quan tâm. Khi được NHNN cho phép, Qũy TDND có thể kêu gọi vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để đầu tư các mục đích nhất định hoặc được nhận vốn tài trợ đểcungứng cho thành viên.

- Vốn hình thành trong dịch vụthanh toán, vốn phát sinh từnghiệp vụ đại lý thu chi hộkhách hàng, dịch vụ giữhộ, tạm giữ…được hình thành từ hoạt động nghiệp vụ của Qũy TDND.

- Các quỹ như khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng tài trợ cấp mất việc làm… Qũy khen thưởng, quỹphúc lợi được trích lập từlợi nhuận ròng hàng năm theo nghị quyết của Đại hội thành viên và hướng dẫn của Bộ tài chính, Qũy dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích từchi phí.

b. Vai trò hoạt động huy động vốn của Qũy TDND

Hoạt động huy động vốn đóng vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh của QTDND nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung.

- Đối với kháchhàng:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

+ Cung cấp cho khách hàng kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi.

+ Cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ và tích lũy nguồn tiền hàn rỗi.

+ Tiếp cận được các dịch vụ tiện ích củaQTD: dịch vụ thanh toán quaQTD, và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, tiêu dùng.

- Đối với QTDND:

+ Tạo nguồn vốn chủ lực cho hoạt động kinh doanh. Không có nghiệp vụ huy động vốn,Qũy tín dụng Nhân dân sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình.

+ Thông qua nghiệp vụ huy động vốn, QTDND có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với QTD. Từ đó Qũy tín dụng Nhân dân có biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với kháchhàng.

- Đối với nền kinhtế:

+ Là kênh chu chuyển nguồn vốn. Nghiệp vụ huy động vốn giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội để tiếp cận nguồn vốn; từ đó thúc đẩy đầu tư sản xuất tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội.

+ Góp phần kiểm soát lạm phát.

1.1.2.3. Nội dung hoạt độnghuy động vốn của Qũy TDND

Vốn vừa mang tính chất tiền đề vừa là vấn đề xuyên suốt cho quá trình hình thành và phát triển của QTD. Mục tiêu tổng quát của QTD là an toàn và sinh lời trong kinh doanh. Do đó, việc tạo lập một nguồn vốn vững chắc, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của QTD là điều rất cần thiết. Mỗi QTD hoạt động trong một môi trường, điều kiện cụ thể sẽ có những nghiệp vụ huy động vốn khác nhau. Để huy động vốn thì Quỹ tín dụng cần phải huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và tiền tiết kiệm. Cụ thể như sau:

a.Huy động vn ttin gi ca khách hàng

*

Tiền gửi không kì hạn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Là loại tiền gửi mà người gửi có thểrút ra sửdụng bất cứlúc nào, không bị hạn chếvềsốlần người gửi tiền muốn gửi vào hoặc rút tiền ra khi sửdụng. Thông thường lãi suất tiền gửi không kì hạn thấp hơn tiền gửi có kì hạn. Khách hàng gửi tiền nhằm mục đích an toàn vềtài sản với mục đích chờthanh toán chứ không vì mục đích kiếm lãi. Tiền gửi không kỳhạn có lãi suất thấp hoặc không được trảlãi bao gồm:

- Tiền gửi thanh toán:

Là các khoản tiền gửi không kỳhạn, trước hết được sửdụng đểtiến hành thanh toán chi trả cho các hoạt động hàng hóa, dịch vụ và các khoản phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách thường xuyên, an toàn và thuận lợi. Đối với tiền gửi thanh toán việc rút tiền hoặc chi trả cho bên thứ ba thường được thực hiện bằng séc hay chuyển khoản. Tiền gửi thanh toán thường được quản lý trên tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản vãng lai.

- Tiền gửi không kỳhạn thuần túy:

Là loại tiền được ký gửi với mục đích bảo quản an toàn tài sản. Khi cần khách hàng có thể đến rút ra. Cũng giống như trường hợp trên, ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu của khách hàng khi họcó nhu cầu rút tiền và chỉ được phép sử dụng tài khoản khi đã đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả. Tuy nhiên, việc sử dụng các nguồn tiền này gặp nhiều bất lợi bởi nó mang tính chất khôngổn định, do khách hàng có thểgửi hoặc rút ra bất cứ lúc nào, đặt trước rủi ro thanh khoản. Do đó, muốn sử dụng hiệu quả nguồn này, QTDND cơ sở phải tiến hành kiểm tra kĩ lưỡng về đặc điểm kinh doanh, thu nhập, chi tiêu của khách hàng đểcó kếhoạch khai thác hiệu quả.

*

Tiền gửi có kì hạn

Là loại tiền gửi có sựthỏa thuận trước về thời gian rút tiền (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm, 3 năm, 5 năm) giữa khách hàng và QTD.

Đại bộphận tiền gửi này có nguồn gốc từtích lũy và ký thác để hưởng lãi Mức lãi suất cụthểphụthuộc vào thời hạn trảtiền và sựthỏa thuận giữa QTDND và khách hàng trên cơ sở xem xét đến mức độ an toàn của QTDND cũng như cung cầu về vốn tại thời điểm đó. Tuy nhiên, đểtạo nên tính lỏng cho các loại tiền gửi có kì hạn và do

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

đó mà hấp dẫn khách hàng, QTDND có thểcho phép khách hàng rút tiền trước hạn với những khoản phạt đáng kể (hưởng lãi suất thấp hơn quy định).

Loại tiền gửi có kỳ hạn này giữ vai trò trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, QTD có thểsửdụng phần lớn vào hoạt động kinh doanh. QTDND có thểchủ động kếhoạch hóa việc sửdụng nguồn vốn này và tính có thời hạn của nguồn vốn. Chính vì vậy, QTDND cơ sởluôn tìm cách để đa dạng hóa loại tiền gửi này nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

b.Huy động tiền gửi tiết kiệm

Tiết kiệm là phần thu nhập quốc dân của cá nhân và người lao động chưa sử dụng cho tiêu dùng. Họ gửi vào QTD với mục đích tích lũy tiền một cách an toàn và hưởng một phần lãi từ số tiền đó. Tiền gửi tiết kiệm là một dạng đặc biệt để tích lũy tiền tệtrong lĩnh vực tiêu dùng cá nhân. Lãi suất áp dụng cho loại tiền gửi này cao hơn so với lãi suất cho tiền gửi giao dịch. Hình thức phổ biến và cổ điển nhất là loại tiền gửi tiết kiệm có sổ. Đối với loại tiền gửi này, người gửi tiền được QTDND cấp cho một quyển sổ dùng để ghi tiền gửi vào và tiền rút ra. Đồng thời quyển sổnày cũng xác nhận sốtiền đã gửi.ỞViệt Nam, các hình thức tiền gửi tiết kiệm bao gồm:

*

Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn

Là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào, song không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác.

Thực chất đây là sản phẩm được thiết kế dành riêng cho đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi QTDND vì mục tiêu sinh lời và an toàn nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai. Đối với khách hàng khi chọn lựa hình thức tiền gửi này thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lời. Đối với QTDND, vì loại tiền gửi này khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên QTDND phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do vậy, QTDND thường trả lãi suất thấp cho loại tiền gửi này.

Tuy nhiên số dư tài khoản này thường không lớn nhưng có ưu điểm hơn so với

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

các khoản tiền gửi giao dịch khác ở chỗ số dư này ít biến động. Chính vì vậy, trong kinh doanh các QTDND thường phải trả lãi suất cao hơn so với tài khoản tiền gửi thanh toán. Đó là điều kiện để các QTDND cơ sở có thể dễ dàng huy động số vốn này.

*

Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn

Khác với tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, tiền gửi tiết kiệm định kì được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lời và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Đối với QTDND, đây là tài khoản có số dư ít biến động nhất trong các loại tài khoản tiền gửi và nó là nguồn vốn chủ yếu để QTDND thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đặc biệt là nghiệp vụtín dụng.

Đối tượng chủ yếu của loại tiền gửi này là khách hàng cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý.

Đa sốkhách hàng thích lựa chọn hình thức gửi tiền này là công nhân, viên chức, hưu trí. Mục tiêu quan trọng của họkhi lựa chọn hình thức này là lợi tức có được theo định kì. Do vậy, lãi suất đóng vai trò rất quan trọng đểthu hút.

Đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận về thời gian gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi khôngkỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn gồm:

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn hạn:

Là loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 1 tháng đến 12 tháng. Loại tiền gửi này khá quen thuộc ở Việt Nam, các Ngân hàng, các QTD. Về nguyên tắc, khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn. Song, để tăng tính cạnh tranh trong thu hút tiền gửi, thực tế các QTDND cơ sở vẫn cho phép khá ch hàng rút tiền trước hạn. Tuy nhiên, để tránh việc khuyến khích khách hàng rút tiền trước hạn thì một phần trong tiền lãi mà khách hàng được hưởng sẽ bị khấu trừ.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài hạn:

Là loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Loại tiền gửi này rất phổ biến ở một số nước công nghiệp nhằm thu hút tiền nhàn rỗi trong thời gian dài. So với các loại hình tiết kiệm khác đối với khoản tiền gửi này bất cứ lúc nào người gửi cũng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

có thể gửi tiền vào QTD với số lượng không hạn ché nhưng chỉ được rút ra khi đến hạn. Đây là loại hình tiết kiệm mà các QTDND đã tận dụng nhằm tạo được nguồn vốn có tínhổn định cao, phục vụcho hoạt động cấp tín dụng của mình.

Các Quỹtín dụng thường huy động các loại tiền gửi tiết kiệm không kỳhạn hoặc có kỳhạn ngắn, đáp ứng nhu cầu tiền gửi của tất cảcác khách hàng. Với mỗi loại tiền gửi, quỹtín dụng áp dụng một mức lãi suất tương ứng. Vềnguyên tắc, lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳhạn thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳhạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳhạn càng dài thì lãi suất càng cao. Tuy nhiên việc huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳhạn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sự ổn định của tiền tệ, của giá cả cho vay có được cho phép của các định chế do NHNN quy định trong từng thời kỳ.

(Nguồn: Phòng kinh doanh của QuỹTDND Cửa Tùng) 1.1.2.4.Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vn ca Qũy TDND

a. Tốc độ tăng trưởngcủa vốn huy động

Vốn huy động của QTD phải có sự tăng trưởngổn định vềmặt số lượng để thoả mãn nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăng của QTD. Nếu QTD huyđộng được một lượng vốn lớn, nhưng lại khôngổn định, thường xuyên có những dòng tiền lớn bịrút ra thì lượng vốn dành cho đầu tư, cho vay sẽkhông lớn, hiệu quả huy động vốn không cao, thường xuyên phải đối đầu với vấn đề thanh khoản.

Tốcđộ tăng trưởng VHD = Đ ỳ à Đ ỳ ướ

Đ ỳ ướ *100

Tốc độ tăng trưởng >100: quy mô vốn của QTD tăng.

Tốc độ tăng trưởng < 100: quy mô vốn của QTD giảm.

Vốn của QTD gia tăng với những tỷlệxấp xỉ nhau trong nhiều năm thể hiện một sự tăng trưởng vốnổn định. Điều đó, một mặt, giúp QTD thuận lợi hơn trong việc dựkiến lượng vốn huy động được đểcó kếhoạch điều hoà vốn, tạo được sựphù hợp giữa phương án mởrộng huy động vốn với mởrộng tín dụng. Trên khía cạnh khác, sự tăng trưởng vốn ổn định còn cho thấy phần nào hìnhảnh tốt của QTD trong mắt công chúng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

- Bên cạnh việc sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng vốn huy động QTD cũng cần đánh giá quy mô vốn huy động của QTD như thế nào. Các QTD thường dùng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động để đánh giá quy mô huy động vốn:

Tỷlệhoàn thành kếhoạch huy động vốn = ổ ố độ

ế ạ độ ố *100 b. Chỉ tiêu quy mô chất lượng huy động vốn

- Tỷ lệ vốn huy động vốn tự có: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn tính trên một đồng vốn tựcó.

Tỷlệvốn huy động trên vốn tựcó = độ

ố ự ó *100

- Tỷ lệ vốn huy động trên tổng dư nợ: Chỉ tiêu này cho phép so sánh khả năng cho vay với khả năng huy động vốn, cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu vốn, từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của QTD.

Tỷlệvốn huy động trên tổng dư nợ = độ

ổ ư ợ *100

- Tỷ trọng từng loại hình huy động vốn: Chỉ tiêu này dùng để xác định kết cấu nguồn vốn huy động của QTD theo từng thời kỳ, từ đó phát hiện những ưu và nhược điểm của QTD trong công tác huy độngvốn.

Tỷtrọng từng loại = ố ư ừ ạ ề ử

ồ ố độ *100

- Lãi suất huy động bình quân: Chỉ tiêu này xác định lãi suất huy động bình quân của QTD trong từng thời kỳnhất định. Qua đó, so sánh khả năng hấp dẫn khách hàng củaQTD bằng lãi suất đồng thời cho phép so sánh chi phí huy động giữa cácQTD.

Lãi suất đầu vào bình quân = í ã ề ử ố ố độ *100 c. Mi quan hgiữa huy động vn và sdng vn

Huyđộng vốn và sử dụng vốn được coi là hai hoạt động cơ bản và quan trọng nhấtcủa mộtQTD. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn còn được thể hiện có kỳ hạn, loại tiền và mức chi phí huy động. Hiểu được mối quan hệ giữa huy động

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

vốn và sử dụng vốn thì QTD mới có thể có được mức lãi suất, kỳ hạn và loạitiền huy độngphù hợp đảmbảolợinhuậnQTD thuđượclà lớnnhất.

(Nguồn:daiabank-một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn) 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của QTDND 1.1.3.1. Nhân tkhách quan

Yếu tố khách quan là những yếu tố bên ngoài tầm kiểm soát của Qũy TDND.

Đối với nhóm yếu tố này Qũy TDND cần thích ứng một cách tốt nhất, nó bao gồm:

môi trường kinh tế chính trị xã hội, các điều kiện về pháp lý, sự chỉ đạo của NHNN, tâm lý tập quán của khách hàng…

a. Điều kiện pháp lý

Các hoạt động của Qũy TDND chịu sự điều chỉnh của luật các TCTD và hệ thống các văn bản pháp luật khác của Nhà nước. Trong sựràng buộc vềluật pháp, các yếu tốcủa nghiệp vụ huy động vốn thay đổi làmảnh hưởng đến quy mô và chất lượng của hoạt động huy động vốn.

b. Các điều kiện về mặt kinh tế

Tình trạng phát triển kinh tế của nền kinh tế là một yếu tố vĩ mô có tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của Qũy TDND, ảnh hưởng đến công tấc huy động vốn.

Trong điều kiện nền kinh tế phát triển ổn định thì số vốn huy động được của Qũy TDND cơ sở ngày càng tăng lên và cơ hội đầu tư cho vay ngày càng được mở rộng. Nền kinh tếsuy thoái, khả năng huy động vốn của Qũy TDND không những bị giảm xuống mà lượng tiền dân cư đã ký gửi vào Qũy cũng có nguy cơ bịrút ra.

c. Điều kiện về môi trường cạnh tranh

Sựcạnh tranh của các Qũy TDND và các Ngân hàng trên địa bàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của Qũy TDND. Để tồn tại và phát triển, Qũy TDND phải định ra chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể cạnh tranh được với các Qũy TDND khác và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn. Trong quá trình cạnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

tranh Qũy TDND buộc phải cải tiến và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, thực hiện mức lãi suất hợp lý, nghiên cứu kĩ thị trường và làm tốt công tác marketing.

d. Yếu tố văn hóa –xã hội, tâm lý khách hàng

Khách hàng của Qũy TDND bao gồm những người có vốn gửi tại Qũy TDND và những người sử dụng vốn đó. Ở khoản mục tiền gửi tiết kiệm có 2 yếu tố quan trọng tác động là thu nhập và tâm lý của người gửi tiền. Thu nhập ảnh hưởng đến nguồn vốn tiềm tàng mà Qũy TDND có thể huy động được trong tương lai. Còn yếu tố tâm lýảnh hưởng đến sựvận động ra vào của các nguồn tiền.

Tâm lý khách hàng là một trong các yếu tố quan trọng. Bất cứkhách hàng nào khi đem vốn của mình đi đầu tư cũng muốn đồng vốn của mình sinh lời. Đó là sự mong muốn của công chúng đầu tư. Tuy nhiên, trong thực tế một số Qũy TDND không quan tâm đúng mức yếu tố này. Đây cũng là một nguyên nhân gây mất lòng tin của khách hàng đối với Qũy TDND, do vậy Qũy TDND mất đi một lượng khách hàng lớn làm ảnh hưởng tới uy tín của Qũy TDND trên thị trường. Chính vì vậy, các nhà quản lý Qũy TDND phải nghiên cứu tâm lý, nhu cầu của khách hàng từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm khơi dậy lòng tin của khách hàng đối với Qũy TDND.

Qũy TDND phải có địa điểm giao dịch thuận tiện, đây là yếu tốcần thiết nhằm thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian cho khách hàng khi đến giao dịch. Tạo điều kiện cho khách hàng mởrộng khối lượng giao dịch, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng huy động vốn. Nhân viên Qũy TDND phải thường xuyên giúp đỡ khách hàng, tạo niềm tin cho khách hàng vào Qũy TDND. Từ đó khách hàng thấy được sự quan tâm của QTDND đối với mình và sẵn sàng tìm đến Qũy TDND khi có nhu cầu.

1.1.3.2. Nhân tchquan

a. Quy mô và vị thếcủa Qũy tín dụng nhân dân

Quy mô và vị thế của Qũy TDND cơ sở ảnh hưởng rất lớn đến vốn huy động của Qũy tín dụng nhân dân. Một Qũy TDND cơ sở có quy mô lớn tạo hìnhảnh rất tốt cho Qũy, tạo niềm tin cho khách hàng. Ngoài ra, uy tín của Qũy TDND cơ sởcũng rất quan trọng, khách hàng thường cân nhắc và lựa chọn Qũy TDND hoặc Ngân hàng nào được họthừa nhận có uy tín nhất đối với người gửi tiền.

b. Khả năng quản lý của banlãnhđạo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

Khả năng quản lý của ban lãnhđạo đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Qũy TDND cơ sở. Nếu như ban lãnh đạo năng động, có kinh nghiệm, có tầm nhìn và không ngừng đổi mới, sáng tạo, nhanh nhạy nắm bắt xu hướng thị trường thì sẽ tăng hiệu quảhoạt động của Qũy.

c. Khả năng sinh lời và khả năng đối phó với rủi ro

Một Qũy TDND có lợi nhuận cao sẽ tạo ra lòng tin với khách hàng tốt bởi khách hàng tin tưởng vào khả năng thanh khoản của Qũy. Tuy nhiên, lợi nhuận cao hơn luôn đồng nghĩa với việc Qũy TDND phải đối mặt với nhiều rủi ro. Vì vậy, yêu cầu các nhà quản trị của Qũy phải dự báo và phải có những biện pháp tránh rủi ro hiệu quả.

d. Lãi suất huy động

Lãi suất huy động có tác động rất lớn đến lượng vốn huy động và chi phí huy động của Qũy TDND. Qũy TDND không thể đẩy lãi suất lên quá cao và cũng không thể để lãi suất quá thấp vì đều làm giảm lợi nhuận. Vì vậy Qũy TDND phải tính đến chi phí vốn có thể xác định lượng vốn tăng đến bao nhiêu, huy động loại vốn nào thì chi phí huy động là thấp nhất, mang lại lợi nhuận, hiệu quảvà sựan toàn nhất.

e. Công nghca Qũy TDND

Công nghệ của Qũy TDND đã trở thành một nhân tố quyết định uy thế, sức cạnh tranh của Qũy TDND không chỉ hoạt động huy động vốn mà cả trong các hoạt động của Qũy TDND. Công nghệ Qũy TDND là nền tảng để Qũy TDND cung ứng các dịch vụ Qũy TDND hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng. Công nghệQũy TDND hiện đại sẽ đảm bảo nhanh chóng, an toàn và thuận lợi cho khách hàng trong quá trình giao dịch với Qũy TDND.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cụ thể: Chỉ đạo phương hướng hoạt động tín dụng của chi nhánh là phải nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân, tạo cơ chế để chi nhánh chủ động hơn trong việc

Trong những năm qua, nền kinh tế phát triển một cách nhanh chóng nhu cầu vốn ngày càng trở nên cần thiết để sản xuất kinh doanh với tiêu chí phát triển để phục vụ

- Cho vay không có tài sản đảm bảo:Đây là hình thức tín dụng cung cấp cho khách hàng có uy tín ,độ tin cậy cao , hoạt động kinh doanh ổn định - Cho vay thấu chi:Là hình

Phòng Bán lẻ: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với đối tượng khách hàng là Doanh nghiệp siêu vi mô và cá nhân để huy động vốn bằng VND và ngoại tệ

Các nhân viên làm việc trong ngân hàng được coi là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong việc quản lý vốn tín dụng cũng như trong các hoạt động của tín

- Nguyên nhân khách quan: Khách hàng vay vốn trung thực trong việc cung cấp thông tin cho ngân hàng và sử dụng vốn vay đúng mục đích; tuy nhiên, trong quá trình

Với mục đích mong muốn được tìm hiểu rõ hơn về các ý kiến, nhận định của chính các cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực tín dụng khách hàng cá nhân đối với các nguyên

- Kiểm soát các nguồn gây ra rủi ro tín dụng: + Ngân hàng thu thập và phân tích thông tin rủi ro môi trường như diễn biến kinh tế trong và ngoài nước, chính trị, văn hóa