• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tôn giáo, tín ngưỡng dân tộc

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tôn giáo, tín ngưỡng dân tộc"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2015 125 GIỚI THIỆ U SÁCH

TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM Tác giả: PGS.TS. Nguyn Văn Minh Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2013, khổ 16 x 24cm Đây là giáo trình sau đại học được dùng làm tài liệu giảng dạy tại Học viện Khoa học Xã hội cho học viên Cao học và Nghiên cứu sinh các chuyên ngành Dân tộc học, Nhân học và Tôn giáo học,… Cuốn sách gồm 5 chương với những nội dung cơ bản sau:

Chương 1: Một số vấn đề chung về tôn giáo, tín ngưỡng

Tác giả đề cập những khái niệm cơ bản về tôn giáo, tín ngưỡng; các hình thức và cấp độ đầu tiên của tôn giáo, tín ngưỡng; bản chất và nguồn gốc, chức năng và vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng. Tác giả cũng đã nêu lên những nguyên tắc phân loại tôn giáo, tín ngưỡng để đưa ra một số loại hình tôn giáo, tín ngưỡng cơ bản như Tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống; Tôn giáo, tín ngưỡng dân tộc; Tôn giáo thế giới; Tôn giáo mới.

Ngoài ra, tác giả đề câp ̣ đến các mối quan hệ giữa các tôn giáo, tín ngưỡng hiện nay; tương lai và thế ứng xử với tôn giáo, tín ngưỡng; chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay; và một số vấn đề cơ bản về phương pháp luận, khuynh hướng tiếp cận tôn giáo, tín ngưỡng của Dân tộc học, Nhân học.

Chương 2: Các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống

Trong chương này, tác giả trình bày các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng như Vật linh giáo; Tôtem giáo; Bái vật giáo; Shaman giáo, phép phù thủy và ma thuật; Đa thần giáo; Đạo Thánh; Thờ Mẫu; quan niệm về cái chết, các hình thức tang ma và sự thờ cúng tổ tiên.

Chương 3: Các tôn giáo đã được nhà nước công nhận

Chương này tác giả đi sâu trình bày về 13 tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân như: Phật giáo, Islam giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Baha’i, Minh Sư đạo, Minh Lý đạo, Bàlamôn giáo. Với mỗi tôn giáo, tác giả trình bày quá trình hình thành và phát triển trên thế giới và tình hình thực tại của tôn giáo đó ở Việt Nam như:

Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Islam giáo, Bàlamôn giáo… Môt sộ ́ tôn giáo nôi sinh như: Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ ̣ Ân Hiếu Nghĩa… được tác giả trình bày khái lược về đường hướng hành đạo và tôn chỉ, mục đích, luật lệ, lễ nghi…

(2)

126 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2015

Chương 4: Ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng

Chương này tác giả đưa ra những ảnh hưởng của tôn giáo tín ngưỡng đến đời sống tinh thần và nghệ thuật; đến ngôn ngữ và chữ viết; đến giá trị và bản sắc văn hóa; đến đạo đức và lối sống; đến quan hệ cộng đồng, gia đình và dòng họ; đến hôn nhân và gia đình; đến công tác tổ chức và quản lý xã hội; đến đời sống kinh tế; đến đời sống chính trị; đến nhân quyền và tự do ngôn luận. Đáng chú ý, trong phần ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống chính trị, tác giả đã đi sâu phân tích mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị; vai trò của các tổ chức tôn giáo trong đời sống chính trị; mối quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước. Trong phần ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, tác giả cũng đã cho thấy tư tưởng và giáo lý tôn giáo với việc hình thành lý thuyết và đạo đức kinh tế; tâm lý tiêu dùng của tín đồ và việc phát triển các nền kinh tế; hoạt động kinh tế và những kinh nghiệm của các tổ chức tôn giáo.

Chương 5: Một số xu hướng biến đổi của tôn giáo, tín ngưỡng

Tác giả đề cập xu hướng biến đổi chủ yếu của tôn giáo, tín ngưỡng như xu hướng thế tục hóa; xu hướng phục hưng các tôn giáo thế giới; xu hướng dân tộc hóa và phục hồi các tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống; xu hướng tin vào những hiện tượng thần bí và khả năng siêu phàm; xu hướng xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới.

Nội dung chương này còn đề cập đến một số yếu tố tác động đến các xu hướng biến đổi của tôn giáo, tín ngưỡng với nhiều nguyên nhân khác nhau. Các yếu tố này đan xen và rất phức tạp ngay trong một cộng đồng, một tôn giáo, tín ngưỡng tại một thời điểm và cùng bối cảnh. Những nguyên nhân chung cơ bản tác động đến xu hướng biến đổi là: sự khủng hoảng niềm tin và bất bình đẳng xã hội; sự suy giảm vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống và sự thích nghi của các tôn giáo ngoại nhập;

điều kiện sống bấp bênh; tác động của các hình thức truyền giáo.

Có thể thấy cuốn Tôn giáo, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam là một cuốn giáo trình hữu ích dành cho học viên cao học, nghiên cứu sinh và bạn đọc quan tâm nghiên cứu đến vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam. Qua nội dung cuốn sách, người đọc có thể thấy được bức tranh tổng quát về các loại hình tín ngưỡng, các tôn giáo (gồm cả tôn giáo thế giới và tôn giáo nội sinh) ở Việt Nam.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Theo Từ điển tín ngưỡng tôn giáo thế giới và Việt Nam: “Vật tổ là một trong những hình thức sơ đẳng nhất của tín ngưỡng, tôn giáo của loài người, tin tưởng ở mối

Câu 12: Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là.. xâm hại, lấn chiếm cơ sở thờ tự của tín ngưỡng, tôn

Nêu những mặt tích cực và tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo nước ta?... - Hành nghề

* Giống nhau : Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan giống nhau ở chỗ đều là những niềm tin của con người gửi gấm vào các đối tượng siêu hình.. * Điểm khác nhau cơ

Nghệ thuật dân gian nổi tiếng nhất ở thế kỉ XVII là chùa Một Cột ( Hà Nội).. Ở thế kỉ XVI-XVII, nước ta có những tôn giáo là Nho giáo, Phật giáo,

Câu 13 : Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.. Ăn mặc luộm thuộm khi tham quan đền, chùa,

Câu 5 : Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.. Ăn mặc luộm thuộm khi tham quan đền, chùa,

Phân biệt tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu như thế nào? Cho ví dụ. Ở cơ quan chị là người chăm chỉ làm việc, hết lòng hết sức