• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu vận tải đường biển bằng container của công ty MOL Logistics Việt Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu vận tải đường biển bằng container của công ty MOL Logistics Việt Nam"

Copied!
75
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2

2.1. Mục tiêu chung ... 2

2.2. Mục tiêu cụ thể ... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2

3.1. Đối tượng nghiên cứu ... 2

3.2. Phạm vi nghiên cứu ... 3

4. Phương pháp nghiên cứu ... 3

4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ... 3

4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu ... 4

4.3. Phương pháp phân tích ... 4

5. Bố cục đề tài ... 4

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER ... 5

1.1. Cơ sở lý luận về giao nhận hàng nhập khẩu vận tải đường biển bằng container ... 5

1.1.1. Giao nhận hàng hóa ... 5

1.1.1.1. Khái niệm ... 5

1.1.1.2. Đặc điểm của giao nhận hàng hóa ... 6

1.1.1.3. Phân loại giao nhận hàng hóa ... 7

1.1.1.4. Vai trò của giao nhận hàng hóa ... 8

1.1.1.5 Mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan ... 8

1.1.2. Quy trình giao nhận hàng hóa ... 9

1.1.2.1. Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu vận tải đường biển bằng container ... 9

1.1.2.2. Quyền hạn, nghĩa vụ và vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế ... 12

1.1.2.3 Những thuận lợi của việc vận chuyển hàng hóa bằng container ... 14

Trường ĐH KInh tế Huế

(2)

1.2 Một số vấn đề về ngành dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu ... 16

1.2.1 Tổng quan về ngành dịch vụ giao nhận ở Việt Nam ... 16

1.2.2. Tổng quan về ngành dịch vụ giao nhận ở Thành phố Hồ Chí Minh ... 19

1.2.2.1. Các dịch vụ giao nhận tại cảng/sân bay ... 19

1.2.2.2 Dịch vụ vận tải quốc tế ... 19

1.3. Một số công trình về ngành dịch vụ gioa nhận hàng hóa ... 20

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER TẠI CÔNG TY MOL LOGISTICS VIỆT NAM ... 22

2.1. Tổng quan về MOL Logistics Việt Nam ... 22

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ... 22

2.1.2. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty ... 23

2.1.3. Tình hình nhân sự của Công ty ... 26

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2013-2015 ... 28

2.2. Tình hình thực hiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu đường biển bằng container của công ty MOL Logistics Việt Nam ... 31

2.3. Đánh giá chung về quy trình và thực hiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu vận tải đường biển bằng container ... 37

2.3.1 Đối với việc ký hợp đồng giao nhận dịch vụ ... 37

2.3.2 Về công tác chuẩn bị chứng từ để làm thủ tục nhập khẩu ... 38

2.3.3 Việc thực hiện thủ tục Hải quan ... 39

2.3.4 Hoạt động nhận hàng tại cảng ... 40

2.3.5 Đối với công tác giao hàng ... 40

2.3.6 Về công đoạn trả hồ sơ cho khách và đòi tiền ... 41

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER CỦA CÔNG TY MOL LOGISTICS VIỆT NAM ... 42

3.1 Định hướng hoàn thiện ... 42

3.2. Các giải pháp hoàn thiện ... 43

3.2.1 Giải pháp trong ký hợp đồng giao nhận dịch vụ ... 45

Trường ĐH KInh tế Huế

(3)

3.2.2 Giải pháp đối với việc chuẩn bị chứng từ để làm thủ tục nhập khẩu ... 45

3.2.3 Giải pháp đối với thủ tục Hải quan ... 46

3.2.4 Giải pháp đối với việc nhận hàng tại cảng ... 47

3.2.5 Giải pháp trong giao hàng ... 47

3.3.6 Giải pháp đối với việc trả hồ sơ cho khách và đòi tiền ... 48

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 49

1. Kết luận ... 49

2.Kiến nghị ... 50

2.1. Đối với cơ quan Nhà nước ... 50

2.1.1 Đầu tư nâng cao cơ sở hạ tầng và hệ thống cảng biển ... 50

2.1.2 Đơn giản hóa và hài hòa khâu chứng từ hải quan ... 51

2.2. Đối với MOL Logistics Việt Nam ... 51

2.2.1 Hạn chế sự ảnh hưởng của tính thời vụ trong hoạt động giao nhận để chủ động trong kinh doanh. ... 51

2.2.2 Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để đáp ứng những đòi hỏi mới của thị trường ... 52

2.2.3 Đề cao việc khai thác đầu kéo container tại MOL Logistics Việt Nam ... 53

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 54 PHỤ LỤC

Trường ĐH KInh tế Huế

(4)

DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH

Sơ đồ 1.1 Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu vận tải đường biển bằng container .... 10 Hình 2.1.1 Văn phòng chính và hai chi nhánh chính của MOL Logistics Việt Nam ... 23 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MOL Logistics Việt Nam ... 24 Sơ đồ 2.2. Quy trình giao nhận hàng nhập đường biển bằng container tại Công ty ... 32

Trường ĐH KInh tế Huế

(5)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình nhân sự của Công ty tại Hồ Chí Minh qua 3 năm 2013-2015 ... 27 Bảng 2.2 Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận của Công ty qua 3 năm 2013 – 2015 ... 29 Bảng 3.1 Giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu đường biển bằng container tại công ty TNHH MOL Logistic Việt Nam ... 44

Trường ĐH KInh tế Huế

(6)

DANH MỤC VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT

1. D/O Delivery Order (Lệnh giao hàng) 2. FCL Fuli container load (Hàng container) 3. B/L Bill of lading

(Vận đơn đường biển)

4. VIFFAS Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam 5. INVOICE Hóa đơn thương mại

6. PACKING LIST Chi tiết hàng hóa 7. XNK Xuất Nhập Khẩu 8. SL Số lượng

9. GĐ Giám đốc 10. CONTRACT Hợp đồng 11. TP Thành phố 12. VD Ví dụ

13. VAT Thuế giá trị gia tăng 14. DEBIT NOTE Giấy báo nợ

15. GATT Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch 16. KH Khách hàng

17. HQ Hải quan 18. TK Tờ khai

19. EIR Phiếu giao nhận container

20. APEC Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á 21. ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 22. AFTA Khu vực tự do Thương mại ASEAN

23. WTO Tổ chức Thương mại Thế giới 24. GNVTQT Giao nhận vận tải Quốc tế

Trường ĐH KInh tế Huế

(7)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài

Để xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa, hội nhập kinh tế quốc tế không thể xem nhẹ hoạt động ngoại thương vì nó đảm bảo sự giao lưu hàng hóa, thông thương với các nước bạn bè năm châu, giúp chúng ta khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của nguồn lực bên trong và bên ngoài trên cơ sở phân công lao động và chuyên môn hóa quốc tế.

Nhưng nhắc đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, không thể không nói đến dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế vì đây là hai hoạt động không tách rời nhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau. Quy mô của hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây là nguyên nhân trực tiếp khiến cho giao thông vận tải nói chung và giao nhận vận tải biển nói riêng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và bề sâu. Bên cạnh đó, với hơn 3000km bờ biển cùng rất nhiều cảng lớn nhỏ rải khắp chiều dài đất nước, ngành giao nhận vận tải biển Việt Nam thực sự đã có những bước tiến rất đáng kể, chứng minh được tính ưu việt của nó so với các phương thức giao nhận vận tải khác. Khối lượng và giá trị giao nhận qua các cảng biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế của Việt Nam.

Điều này có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ nối liền sản xuất với tiêu thụ, giúp đưa hàng hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế mà còn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa nước ta trên thị trường thế giới. Hơn nữa, nếu làm tốt về giao nhận hàng hóa, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh và tăng lợi nhuận cho công ty. Cùng với quá trình phát triển, giao nhận hàng hóa đã được chuyên môn hóa và phát triển trở thành ngành dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng trong giao thương quốc tế.

Tuy nhiên, hiện nay khi mà chúng ta chưa có một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, chặt chẽ quản lý hoạt động này, trong bối cảnh nhà nhà làm giao nhận, người người làm giao nhận thì hoạt động giao nhận vận tải trở nên hết sức lộn xộn, khó quản lý và ngày càng bộc lộ nhiều tiêu cực. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thị trường được coi là năng động và có tính cạnh tranh gay gắt nhất trong dịch vụ giao nhận hàng hóa.

Trường ĐH KInh tế Huế

(8)

Trước tình hình đó, Công ty TNHH MOL Logistics Việt Nam là doanh nghiệp trong lĩnh vực giao nhận ở Việt Nam cũng không tránh khỏi những trở ngại. Trải qua hơn 16 năm hoạt động, công ty TNHH MOL Logistics Việt Nam đã từng bước hoàn thiện và củng cố hoạt động kinh doanh của mình. Tuy vậy, để tồn tại và phát triển lâu dài, công ty không còn cách nào khác là phải nhìn nhận lại tình hình, trên cơ sở đó để đề ra những giải pháp thực tế để thúc đẩy hiệu quả hoạt động hơn nữa.

Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại công ty TNHH MOL Logistics Việt Nam, với kiến thức học được tại trường, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu vận tải đường biển bằng container của công ty MOL Logistics Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực tiễn về giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp trong kinh doanh thương mại, phân tích đánh giá tình hình thực hiện các nghiệp vụ trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu vận tải đường biển bằng container tại công ty TNHH MOL Logistics Việt Nam, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Công ty trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển làm cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu.

- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện các nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu vận tải đường biển bằng container tại công ty TNHH MOL Logistics Việt Nam trong những năm vừa qua.

- Đề xuất các giải pháp giúp Công ty hoàn thiện quy trình thực hiện các nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu vận tải đường biển bằng container trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến việc hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu vận tải đường biển bằng container tại công ty TNHH MOL Logistics Việt Nam.

Trường ĐH KInh tế Huế

(9)

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH MOL Logistics Việt Nam.

- Về thời gian: Dựa vào nguồn thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập tại Công ty giai đoạn 2013-2015; các số liệu sơ cấp được thu thập bằng điều tra khảo sát ý kiến của phó phòng và các nhân viên theo bảng hỏi từ tháng 3 năm 2017; các giải pháp đưa ra trong khóa luận đề xuất áp dụng cho giai đoạn 2017-2019.

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quy trình giao nhận hàng nhập khẩu vận tải đường biển bằng container tại công ty TNHH MOL Logistics Việt Nam, tập trung phân tích, đánh giá quy trình. Chỉ ra những thế mạnh, hạn chế, nguyên nhân để có thể đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu vận tải đường biển bằng container tại Công ty.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Để thực hiện đề tài và đạt được các mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng hai nguồn dữ liệu bao gồm thứ cấp và sơ cấp.

Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài bao gồm:

+ Các báo cáo và số liệu thống kê về tình hình hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và các dữ liệu khác do các bộ phận chức năng của Công ty cung cấp.

+ Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các loại tài liệu, giáo trình, sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các khóa luận của sinh viên các khóa trước, các công trình nghiên cứu khoa học, chuyên đề, các website chuyên ngành và website của Công ty tại địa chỉ:

http://www.mol-logistics.co.jp liên quan đến vấn đề và lĩnh vực nghiên cứu. Bên trong Công Ty: Phòng Hoạt Động (Operation) và bên ngoài Công Ty bao gồm: Cục Hải Quan Thành Phố Hồ Chí Minh, Internet, Cục Thống Kê Thành Phố Hồ Chi Minh.

Mục đích của việc thu thập dữ liệu thứ cấp là để hiểu rõ tình hình kinh doanh của công ty đồng thời là tiền đề để đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu vận tải bằng đưởng biển bằng container của Công ty.

Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp, để hiểu rõ thực trạng của quy trình giao nhận hàng nhập khẩu vận tải đường biển bằng container của Công ty và có căn cứ đánh giá ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện nghiệp vụ này, cách tốt nhất là xuất phát từ những người đang thực hiện nghiệp vụ (cung cấp). Do đó, đối tượng được chọn để phỏng vấn

Trường ĐH KInh tế Huế

(10)

là nhân viên phòng Hoạt Động (Operation). Số lượng người tham gia phỏng vấn sâu bao gồm: một phó phòng và năm nhân viên phòng Hoạt Động.

Cách thực hiện phỏng vấn: Xuất phát từ lý thuyết nghiệp vụ giao nhận và căn cứ các bước trong quy trình, thực hiện phỏng vấn sâu nhân viên phòng Hoạt Động. Đối với nhân viên phòng Hoạt Động tiến hành phỏng vấn trực tiếp. Nội dung phiếu phỏng vấn sâu bao gồm: những câu hỏi đánh giá về các bước trong quy trình giao nhận và những biện pháp khắc phục, chi tiết xem phụ lục 1.

4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu

- Đối với các dữ liệu thứ cấp: Phân loại tài liệu theo mục đích nghiên cứu từ các thông tin, dữ liệu đã được thu thập.

- Đối với các dữ liệu sơ cấp: Sau tiến hành phỏng vấn cần phân loại các thông tin thu được theo từng mục nội dung. Kiểm chứng độ tin cậy của thông tin và xem xét độ hợp lệ của thông tin đối với nghiên cứu.

4.3. Phương pháp phân tích

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích thống kê để nghiên cứu các vấn đề liên quan trong đề tài.

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong đề tài này là tập hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình tự số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên các số liệu và thông tin thu thập được.

Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng số lượng.

5. Bố cục đề tài

Ngoài các phần Đặt vấn đề, Kết luận và Kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của khóa luận được thiết kế gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về giao nhận hàng nhập khẩu vận tải đường biển bằng container.

Chương 2: Tình hình hoạt động và quy trình giao nhận hàng nhập khẩu đường biển bằng container tại công ty MOL Logistics Việt Nam.

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu đường biển bằng container của công ty MOL Logistics Việt Nam.

Trường ĐH KInh tế Huế

(11)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER

1.1. Cơ sở lý luận về giao nhận hàng nhập khẩu vận tải đường biển bằng container

1.1.1. Giao nhận hàng hóa 1.1.1.1. Khái niệm

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa (Tham khảo tại websrv1.ctu.edu.vn/). Theo Luật Thương mại Việt Nam thì giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác. Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác. Căn cứ vào vai trò của người giao nhận, chúng ta có thể hiểu hoạt động giao nhận là tập hợp các nghiệp vụ bao gồm từ việc chuẩn bị hàng hóa, kho bãi và các thủ tục liên quan đến việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua.

Theo điều 163 Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam: dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng).

Trường ĐH KInh tế Huế

(12)

Về người giao nhận, hiện tại chưa có một khái niệm thống nhất được Quốc tế công nhận. Theo Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội giao nhận thì “Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người vận tải”.

Trong thương mại quốc tế, việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua thường phải trải qua nhiều hơn một phương thức vận tải với các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và những thủ tục khác liên quan. Vì vậy xuất hiện người giao nhận với nhiệm vụ thu xếp tất cả những vấn đề thủ tục và các phương thức vận tải nhằm dịch chuyển hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác một cách hợp lý và giảm thiểu chi phí.

Cũng theo Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam, điều 164 thì người giao nhận được định nghĩa là “Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa”.

1.1.1.2. Đặc điểm của giao nhận hàng hóa

Do cũng là một loại hình dịch vụ nên nghiệp vụ giao nhận vận tải cũng mang những đặc điểm chung của dịch vụ, đó là nó là hàng hóa vô hình nên không có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, không thể cất giữ trong kho, sản xuất và tiêu dùng được diễn ra đồng thời, chất lượng của dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của người được phục vụ. Nhưng do đây là một hoạt động đặc thù nên nghiệp vụ này cũng có những đặc điểm riêng:

Nghiệp vụ giao nhận vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ làm đối tượng thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không tác động về mặt kỹ thuật làm thay đổi các đối tượng đó. Nhưng giao nhận vận tải lại có tác động tích cực đến sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân. œ

Mang tính thụ động: dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về luật pháp, thể chế của chính phủ (nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước thứ ba,…). œ

Mang tính thời vụ: Dịch vụ giao nhận là dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu nên nó phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Mà thường hoạt động xuất nhập khẩu mang tính chất thời vụ nên hoạt động giao nhận cũng chịu

Trường ĐH KInh tế Huế

(13)

ảnh hưởng của tính thời vụ. œ

Ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước, người làm dịch vụ giao nhận còn tiến hành các dịch vụ khác như gom hàng, chia hàng, bốc xếp nên để hoàn thành công việc tốt hay không còn phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất và kinh nghiệm của người giao nhận.

1.1.1.3. Phân loại giao nhận hàng hóa

Dựa vào các tiêu chí, tiêu thức khác nhau mà có thể phân chia nghiệp vụ giao nhận thành nhiều loại:

* Căn cứ vào phạm vi hoạt động

- Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận tổ chức chuyên chở hàng hóa trên phạm vi quốc tế.

- Giao nhận nội địa: là hoạt động giao nhận mà phạm vi chuyên chở hàng hóa chỉ giới hạn trong một quốc gia.

* Căn cứ vào phương thức vận tải - Giao nhận bằng đường biển - Giao nhận bằng đường sông

- Giao nhận bằng đường hàng không - Giao nhận bằng đường bộ

- Giao nhận bằng đường sắt

- Giao nhận hàng hóa kết hợp nhiều phương thức vận tải khác nhau

* Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh giao nhận hàng hóa

- Giao nhận thuần túy: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm thuần túy việc gửi hàng đi, nhận hàng đến.

- Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận không chỉ bao gồm việc gửi hàng đi, nhận hàng đến mà còn cả các hoạt động khác như: xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận tải, hoạt động kho hàng...

* Căn cứ vào tính chất của giao nhận hàng hóa

- Giao nhận riêng: là hoạt động giao nhận do người xuất nhập khẩu tự tổ chức thực hiện chứ không sử dụng dịch vụ của người giao nhận.

- Giao nhận chuyên nghiệp: là hoạt động giao nhận do các tổ chức, công ty

Trường ĐH KInh tế Huế

(14)

chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận tiến hành.

1.1.1.4. Vai trò của giao nhận hàng hóa

Theo Nghiệp vụ quản lý Xuất nhập khẩu công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là một khâu rất cần thiết trong việc thực hiện hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, nó giúp cho hai bên có thể thực hiện đúng thời gian giao hàng theo đúng quy định của hợp đồng, đồng thời cũng giúp cho việc thông quan hàng hóa nhanh chóng hơn.

Hiện nay sự trao đổi giao thương giữa các nước ngày càng phát triển, số lượng hàng ngày càng lớn và đa dạng và Việt Nam cũng đang trên đường hòa nhập từng bước với sự phát triển nền Kinh tế thế giới. Đường lối đúng đắn của chính phủ đã và đang khuyến khích các công ty trong nước xuất khẩu, do đó lượng hàng xuất nhập khẩu ngày càng tăng và chủng loại ngày càng phong phú hơn, số lượng các công ty đăng ký kinh doanh ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa trong và ngoài nước được ký kết thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước và sự sống còn của đa số các công ty trong nước.

Để thực hiện tốt và hoàn thành đúng hợp đồng thì không thể không nhắc đến vai trò của các công ty giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Cùng với sự phát triển về kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, công tác giao nhận xuất nhập khẩu ngày càng trở nên quan trọng và số lượng nhân viên trong công tác giao nhận ngày một tăng giúp cho sự lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên giao nhận là một việc làm tương đối phức tạp, đòi hỏi người làm giao nhận phải có kiến thức chuyên môn và sự năng động, nhanh nhẹn. Nếu một nhân viên giao nhận yếu về nghiệp vụ thì có khi lô hàng sẽ bị chậm trễ và dẩn đến nhiều khó khăn như: giao nhận hàng chậm. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp hay chủ hàng thiếu nguyên vật liệu để sản xuất, không có hàng để bán ra thị trường trong khi thị trường đang khan hiếm, hoặc phải đóng tiền lưu kho, lưu bãi,…

1.1.1.5 Mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan * Với chính phủ và các tổ chức đương cục khác

Trong lĩnh vực cơ quan, công sở, người giao nhận phải giao dịch với những cơ

Trường ĐH KInh tế Huế

(15)

quan sau:

- Cơ quan hải quan để khai báo hải quan - Cơ quan cảng để làm thủ tục nhận hàng

- Ngân hàng để thực hiện việc thanh toán, bảo lãnh

- Bộ y tế, bộ khoa học, bộ văn hóa thông tin và các tổ chức trung gian để xin giấy phép

- Cơ quan thương mại để xin giấy chứng nhận xuất xứ - Cơ quan cấp giấy vận tải…

* Các bên tƣ nhân

Trong lĩnh vực tư nhân, người giao nhận phải giao dịch với các bên:

- Người chuyên chở hay các đại lý khác - Người giữ kho để lưu kho hàng hóa - Người bảo hiểm để bảo hiểm hàng hóa - Tổ chức đóng gói bao bì

1.1.2. Quy trình giao nhận hàng hóa

1.1.2.1. Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu vận tải đường biển bằng container

Theo giáo trình Giao nhận vận tải quốc tế của TS Ngô Thị Hải Xuân đã đề cập đến quy trình giao nhận hàng nhập khẩu vận tải đường biển bằng container trải qua 4 bước. Được thể hiện ở dưới sơ đồ 1.1

Cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị chứng từ để làm thủ tục nhập khẩu

Công ty giao nhận tiếp vận sẽ liên hệ với hãng tàu để nắm lại lịch trình tàu cho chính xác. Khi nhận được thông báo tàu đến (Notice of arival), với vai trò là người nhận hàng công ty sẽ cử nhân viên đến đại lý hãng tàu trình vận đơn để lấy D/O.

Sau đó đem D/O đến hải quan đăng ký làm thủ tục hải quan, kiểm hóa và nhận chứng từ. Nhân viên giao nhận của phòng giao nhận của công ty giao nhận tiếp vận sẽ

làm thủ tục hải quan.

Trường ĐH KInh tế Huế

(16)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ giáo trình GNVTQT)

Sơ đồ 1.1 Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu vận tải đường biển bằng container

Bước 2: Khai hải quan

Thứ nhất: Nhân viên giao nhận của công ty giao nhận tiếp vận sẽ khai báo các chi tiết liên quan đến hàng hóa trên tờ khai hải quan (Customss declarrtion) để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Yêu cầu việc khai hải quan là phải chính xác và trung thực.

Nội dung của tờ khai hải quan là: Loại hàng, tên hàng, số lượng, tên phương tiện vận tải (tên hãng tàu, tên tàu), xuất xứ hàng hóa (nhập từ nước nào), bộ chứng từ khai hải quan hàng nhập .

Ngoài ra, tùy vào loại hình nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu… mà có thêm một số chứng từ khác như giấy chứng nhận xuất xứ, giấy phép nhập khẩu, giấy kiểm dịch, phụ lục tờ khai, tờ khai trị giá Gatt…

Trường ĐH KInh tế Huế

(17)

Thứ hai: Nhân viên hải quan tiến hành tiếp nhận tờ khai:

Kiểm tra tư cách pháp lý của người khai hàng nhập khẩu về chức năng, lý lịch của công ty, tình hình thuế trong hạn và quá hạn. Để có căn cứ xếp loại được gia hạn thuế hay phải đóng thuế ngay. Kiểm tra tờ khai và hồ sơ khai báo Hải Quan với hàng nhập khẩu. Kiểm tra chủng loại và số lượng chứng từ, việc kiểm tra được tiến hành trước sự chứng kiến của người giao nhận.

Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ theo quy định của nhà nước về mặt hàng nhập khẩu. Phân loại hồ sơ, nhập dữ liệu khai báo tờ khai hàng nhập khẩu, lấy số tờ khai, in

“ lệnh hình thức kiểm tra” (là mẫu văn bản do hải quan phát hành nhằm xác định tính chất, hình thức việc kiểm tra hàng hóa cho từng tờ khai cụ thể, nó xác định cụ thể các tác nghiệp từ khi đăng ký tờ khai cho đến khi thông quan), xác định tính chất mặt hàng và phân luồng kiểm tra theo sự phân tích của phần mềm máy tính. Bao gồm:

Luồng xanh (miễn kiểm tra): Trách nhiệm khai báo trên tờ khai hải quan do doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, Hải quan áp dụng hình thức miễn kiểm tra và cho vào thông quan ngay. Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký tờ khai và được sự phê chuẩn đồng ý của lãnh đạo Hải Quan. Doanh nghiệp được đóng dấu miễn kiểm tra, nhận lại tờ khai được xác nhận đóng lệ phí hải quan và thông quan ngay tức khắc.

Luồng vàng (kiểm tra giá thuế của các mặt hàng nhập khẩu được khai báo, miễn kiểm tra hàng hóa): Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký tờ khai thì hồ sơ sẽ được chuyển sang bộ phận kiểm tra giá thuế để tiến hành kiểm tra tính hợp pháp về giá nhập khẩu và mức thuế suất mà doanh nghiệp khai báo, công chức hải quan phụ trách giá thuế ra thông báo xác nhận số thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào phía sau tờ khai.

Nếu quá trình kiểm tra việc quy giá thuế phù hợp với thực tế dữ liệu lưu trữ của cơ quan Hải Quan công chức Hải Quan thuế sẽ ký xác nhận vào tờ khai và ghi ý kiến của mình vào đó, trình lãnh đạo đội kiểm báo ký duyệt và chuyển lên lãnh đạo Hải Quan cửa khẩu xác nhận cho thông quan. Đại diện doanh nghiệp đóng phí Hải Quan, thuế nhập khẩu, VAT nếu có và nhận lại tờ khai để thông quan hàng.

Luồng đỏ (kiểm tra hàng nhập khẩu): Hồ sơ sau khi được đăng ký xong sẽ chuyển qua làm tiếp phần kiểm tra thuế như luồng vàng, sau đó sẽ trình lãnh đạo cửa khẩu để duyệt tỷ lệ kiểm tra hàng hóa (VD: kiểm tra 5% 10% hoặc toàn bộ…) nếu

Trường ĐH KInh tế Huế

(18)

hàng hóa thuộc những mặt hàng có tỷ lệ gian lận thương mại cao thì lãnh đạo hải quan có quyền đề xuất kết hợp kiểm tra hàng hóa giữa 2 công chức kiểm hóa với tổ kiểm hoát cửa khẩu để kiểm tra.

Bước 3: Giao hàng cho khách hàng

Nhân viên giao nhận cho xe vào Cảng chở hàng ra giao đến kho cho khách hàng.

Bước 4: Quyết toán và lưu hồ sơ

Kiểm tra và sắp xếp lại các chứng từ thành 1 bộ hoàn chỉnh, người giao nhận sẽ trao trả chứng từ lại cho khách hàng và Supertrans cũng lưu lại một bộ. Đồng thời kèm theo đó là 1 bản Debit Note - Giấy báo nợ (1 bản dành cho khách hàng, 1 bản dành cho công ty), trên đó gồm: các khoản phí mà công ty đã nộp cho khách hàng có hóa đơn đỏ, phí dịnh vụ vận chuyển hàng hóa, các chi phí phát sinh (nếu có)… sau đó Giám đốc ký tên và đóng dấu vào giấy báo nợ này. Người giao nhận mang toàn bộ chứng từ cùng với Debit Note quyết toán với khách hàng.

1.1.2.2. Quyền hạn, nghĩa vụ và vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế

* Quyền hạn, nghĩa vụ của người giao nhận

Theo Điều 167 của Luật Thương mại Việt Nam 1997 quy định người làm dịch vụ giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người giao nhận có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.

- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm.

- Trong trường hợp, hợp đồng không có sự thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn

hợp lý.

Trường ĐH KInh tế Huế

(19)

Cũng theo Luật trên, người làm dịch vụ giao nhận không phải chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng phát sinh trong những trường hợp:

- Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền.

- Đã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyền.

- Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp.

- Do khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ quyền thực hiện việc xếp dỡ hàng hóa.

- Do khuyết tật của hàng hóa.

- Do có đình công.

- Trường hợp bất khả kháng.

Người giao nhận không chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận hàng sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

* Vai trò trách nhiệm của người giao nhận

Theo giáo trình “Vận tải và giao nhận” của PGS.TS. Nguyễn Hồng Đàm đề cập đến 2 trường hợp:

Khi là đại lý cho chủ hàng

Tùy vào chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:

- Giao hàng không đúng chỉ dẫn.

- Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn.

- Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan.

- Chở hàng đến sai nơi quy định.

- Giao hàng cho người không phải là người nhận.

- Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế.

- Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác…

nếu anh ta chứng minh đươc là đã lựa chọn cần thiết. Khi làm đại lý, người giao nhận

Trường ĐH KInh tế Huế

(20)

phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình.

• Khi là người chuyên chở (Principal)

Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.

Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình.

Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng.

Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối… thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở. Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hóa phát sinh từ những trường hợp sau đây:

- Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy thác.

- Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp.

- Do nội tỳ hoặt bản chất hàng hóa.

- Do chiến tranh, đình công.

- Do các trường hợp bất khả kháng.

Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất mát khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm trể hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình.

1.1.2.3 Những thuận lợi của việc vận chuyển hàng hóa bằng container * Đối với người chuyên chở

Trường ĐH KInh tế Huế

(21)

Container ra đời và phát triển đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chuyên chở đường biển, thể hiện ở các mặt sau:

Giảm đáng kể thời gian neo đậu ở cảng để làm hàng: Trong vận tải biển, do sử dụng tàu container, thời gian neo đậu ở cảng làm hàng đã được cắt đi rất nhiều so với tàu truyền thống.

- Tiết kiệm được chi phí ở cảng làm hàng: Do rút ngắn được thời gian neo đậu ở cảng để làm hàng, tàu container đã tiết kiệm được một khoảng chi phí đáng kể so với tàu chuyên chở hàng rời. Chi phí này chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong toàn bộ chi phí khai thác tàu. Ngoài ra giúp tiết kiệm được chi phí xếp, dỡ hàng.

- Tăng năng lực khai thác tàu: Do tốc độ xếp dỡ hàng hóa nhanh, thời gian neo đậu để làm hàng tại cảng giảm, tàu container có thể tăng nhanh tốc dộ quay vòng và tăng chuyến chuyên chở so với tàu thông thường, đồng thời chuyên chở được một khối lượng hàng hóa lớn hơn nhiều trong cùng một thời giam khai thác. Trung bình 13 tuyến xuyên đại đương, 1 tàu container có thể thay thế 4 tàu thường cùng trọng tải. Cá biệt, có tuyến 1 tàu container có thể thay thế 8 tàu thường cùng trọng tải.

- Tăng lợi nhuận cho người chuyên chở: Cước phí vận chuyển có khả năng cạnh tranh hơn. Vận chuyển container giảm được nhiều chi phí như sau: neo tàu ở cảng làm hàng, chi phí xếp dỡ hàng, quay vòng tàu nhanh, khối lượng hàng hóa chuyên chở lớn… đã tạo điều kiện tăng năng suất lao động, giảm giá thành vận tải. Vì vậy, cước phí của tàu container thường thấp hơn cước phí tàu thông thường.

- Giảm bớt sự khiếu nại về hàng hóa trong chuyên chở: container thực hiện chức năng là bao vị vận tải để bảo vệ an toàn cho hàng hóa trong quá trình chuyên chở, xếp dỡ. Vì vậy trong quá trình vận chuyển hàng hóa ít bị hư hỏng hơn, mất mát, mất trộm hoặc rơi vãi… đã tạo điều kiện cho người chuyên chở thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với hàng hóa.

* Đối với chủ hàng/nhận hàng

- Giảm chi phí bao bì vận tải: Hàng hóa khi vận chuyển bằng phương pháp thông thường bao bì vận tải đòi hỏi phải thật sự an toàn và chắc chắn. Song khi vận chuyển bằng container, một số hàng hóa đã được giải phóng khỏi bao bì vận tải hoặc chỉ phải dùng bao vì đơn giản, rẻ tiền.

Trường ĐH KInh tế Huế

(22)

- Giảm chi phí giao hàng: Chi phí giao hàng thường chiếm tỷ lệ khá lớn, cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường. Nó bao gồm: cước phí vận tải, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí bảo quản và các chi phí khác… Khi giao hàng bằng container tất cả các chi phí trên đều giảm đáng kể. Nghĩa là so với phương pháp gửi hàng thông thường, chi phí giao hàng container bằng đường biển đã giảm khá nhiều.

- Rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa: Hàng hóa vận chuyển bằng container, thời gian xếp dỡ ở cảng rất nhanh, tàu container rút ngắn thời gian neo đậu đã làm cho thời gian lưu thông hàng hóa trong vận chuyển giảm, tạo nên nhiều lợi thế cho người kinh doanh XNK như: đáp ứng thời cơ thị trường, tiêu thụ nhanh, giá thành có sức cạnh tranh…

- Giảm tổn thất cho hàng hóa: Tỷ lệ tổn thất của hàng hóa trong vận chuyển container chỉ vào khoảng 0,5% đến 1%. Trong khi đó, nếu vận chuyển bằng phương pháp thông thường thì tỷ lệ tổn thất có khi nên tới 8%. Sử dụng conainer trong vận chuyển hàng hóa XNK bằng đường biển an toàn hơn nhiều so với vận chuyển thông thường.

- Góp phần thực hiện tốt hợp đồng mua bán ngoại thương: Vận chuyển hàng hóa XNK bằng container có nhiều ưu điểm như: nhanh, đảm bảo an toàn cho hàng hóa, lịch vận chuyển đảm bảo… đã góp phần cho chủ hàng thực hiện tốt hợp đồng mua bán ngoại thương, nâng cao uy tín trong kinh doanh.

- Góp phần giảm bớt trách nhiệm cho chủ hàng: Vận chuyển hàng hóa bằng container, người vận chuyển cung cấp nhiều dịch vụ để đáp ứng như cầu của chủ hàng.

Trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa rộng hơn so với các phương pháp chuyên chở truyền thống. Như vậy giảm trách nhiệm cho chủ hàng đối với hàng hóa, tạo điều kiện cho các bên chuyên môn hóa nghiệp vụ của mình trong kinh doanh.

- Giảm được phí bảo hiểu cho hàng hóa chuyên chở: Hàng hóa vận chuyển trong container đã hạn chế được đảm bảo an toàn hơn. Chính vì vậy, phí bảo hiểm thấp hơn so với vận chuyển hàng hóa bằng phương pháp thông thường.

1.2 Một số vấn đề về ngành dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu 1.2.1 Tổng quan về ngành dịch vụ giao nhận ở Việt Nam

Số lượng các công ty giao nhận Việt Nam đang phát triển với tốc độ chóng mặt.

Trường ĐH KInh tế Huế

(23)

Từ một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh đầu thập niên 1990, nay đã có hơn 2.000 công ty giao nhận hoạt động từ Bắc, Trung, Nam.

Theo sở Kế hoạch và đầu tư TP Hồ Chí Minh, hiện nay cứ trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận được cấp phép hoạt động. Đặc điểm chung của các công ty này là phát triển ồ ạt về số lượng nhưng quy mô phần lớn của các công ty giao nhận Việt Nam nhỏ.

Vốn nhỏ, trang thiết bị lạc hậu và nhân lực thì đa số chỉ có 10 – 20 người/công ty. Nghiệp vụ chủ yếu của các công ty trong nước chỉ là mua bán cước đường biển, hàng không, khai thuê hải quan, dịch vụ xe tải. Không nhiều công ty đủ năng lực đảm nhận toàn bộ chuỗi cung ứng bao gồm vận chuyển đường bộ, kho bãi, đóng gói, thuê tàu...

Theo ông Lê Thạch Hùng, chánh văn phòng hiệp hội Giao nhận Việt Nam, đặc điểm của ngành logistics là một chu trình khép kín từ kho nhà sản xuất đến tay khách hàng. Vì là quy trình đòi hỏi tích hợp nhiều dịch vụ có thể diễn ra ở nhiều quốc gia nên những công ty lớn thường cẩn thận kiểm tra năng lực của công ty logistics thông qua mạng lưới rộng khắp.

Trong khi đó các công ty Việt Nam chưa có hệ thống đại lý ở nước ngoài nên thường gặp khó khăn khi khách hàng cần dịch vụ tích hợp từ đường biển, hàng không cho tới đường bộ ở nước ngoài.

Ông Huỳnh Vi Phúc, giám đốc điều hành công ty Amytrans cho biết, các nhà cung cấp dịch vụ nội địa xuất hiện ở nhiều phân khúc của thị trường như dịch vụ xe container, khai thuê hải quan… Một tín hiệu tốt với các doanh nghiệp logistics là xu hướng xuất khẩu theo điều khoản CIF (giá bán, bảo hiểm, phí vận chuyển). Với điều khoản này, các doanh nghiệp Việt Nam không phải chịu sự chi phối của người mua phía nước ngoài nên dễ dàng quyết định thuê một công ty logistics trong nước.

Các doanh nghiệp trong nước cho biết, phương thức “bán FOB, mua CIF” của doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trong nước khiến cho phần lớn hợp đồng vận chuyển giao nhận rơi vào tay các tập đoàn nước ngoài. Bên cạnh đó, hàng hoá xuất nhập khẩu phục vụ khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khá lớn và các công ty này thường

Trường ĐH KInh tế Huế

(24)

sử dụng công ty giao nhận của nước họ. Các công ty Nhật sử dụng Yusen Logistic, Nippon Express… Các công ty Đức trung thành với Kuehne Nagel, Schenker…

Theo ông Võ Công Thanh, trưởng phòng marketing của công ty liên doanh vận tải hỗn hợp Việt Nhật số 2 (Logitem), doanh nghiệp Việt Nam yếu về áp dụng công nghệ thông tin, trình độ quản lý, tiềm lực về vốn. Theo ông Thanh, một điều quan trọng nữa là vấn đề chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp với nhau thông qua một hiệp hội đủ mạnh. Các công ty logistics của Nhật hoặc Hàn Quốc khi có ý định hoạt động ở Việt Nam đều được các tổ chức như Jetro, Kotra hỗ trợ thông tin thương mại, tiềm năng thị trường…

Các công ty logistics nước ngoài

Nếu với Việt Nam, logistics còn là ngành mới mẻ thì đối với nước ngoài, đây đã là ngành dịch vụ lâu đời với nhiều tập đoàn quy mô có bề dày lịch sử hơn 100 năm.

Với chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu như Việt Nam, đa số các công ty logistics lớn của thế giới có mặt tại Việt Nam từ đầu thập niên 1990.

Bắt đầu bằng văn phòng đại diện, các công ty này chuyển sang góp vốn liên doanh rồi là 100% vốn nước ngoài. Một vài công ty logistics lớn trên danh nghĩa vẫn nhờ một công ty Việt Nam làm đại lý. Tuy nhiên mọi hoạt động đều do phía nước ngoài quản lý, các doanh nghiệp Việt Nam thường không can thiệp được nhiều ngoài việc ăn phí đại lý trên mỗi hợp đồng dịch vụ.

Các hợp đồng vận chuyển hoặc cung cấp dịch vụ chuỗi cung ứng tại Việt Nam của các công ty lớn như Nike, Adidas, Nortel, Carrefour… thường về tay các công ty logistics toàn cầu như Kuehne Nagel, Schenker, Panalpina, DHL… Các công ty Việt Nam khó chen chân phần vì chưa có tên tuổi trên thị trường logistics quốc tế, phần vì các cuộc đấu thầu (tender) hàng năm của các tập đoàn lớn thường diễn ra ở nước ngoài.

“Hơn 90% hợp đồng vận chuyển của các tập đoàn lớn được thoả thuận từ ngoài lãnh thổ Việt Nam”, chị Phan Thanh, trưởng phòng giao nhận công ty Glink cho biết.

Các hãng tàu lớn hiện nay có các công ty logistics riêng.

Trường ĐH KInh tế Huế

(25)

APL có APL Logistics, NYK có NYK Logistics, OOCL có OOCL Logistics…

Riêng tập đoàn AP Moller ngoài sở hữu hãng tàu Maersk Line ra, họ còn có ba công ty giao nhận đang hoạt động tại Việt Nam là Maersk Logistics, DSL Star Express, Damco. Các công ty logistics của các hãng tàu này thường cung cấp luôn dịch vụ trọn gói cho các khách hàng thuê tàu.

1.2.2. Tổng quan về ngành dịch vụ giao nhận ở Thành phố Hồ Chí Minh 1.2.2.1. Các dịch vụ giao nhận tại cảng/sân bay

Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ giao nhận vận tải tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng. Đầu thập niên 90 thế kỷ trước, Việt Nam chỉ có một vài Doanh Nghiệp giao nhận quốc doanh, đến nay đã có 800-900 Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Trong đó, Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) có 97 hội viên (77 hội viên chính thức và 20 hội viên liên kết). Giao nhận vận tải là một ngành giao nhận đầy tiềm năng ở Việt Nam, với tốc độ phát triển trung bình 20%/năm. Chính sự hấp dẫn này trên thị trường giao nhận vận tải Việt Nam đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Hầu hết các tập đoàn giao nhận vận tải lớn trên thế giới đã có mặt tại việt nam, các công ty giao nhận Việt Nam cung cấp các dịch vụ tại cảng/ sân bay chủ yếu là khai hải quan hàng hóa.

Theo số liệu điều tra hầu hết công ty giao nhân Việt Nam đều cung cấp dịch vụ này. Các dịch vụ khác như hun trùng, bốc xếp, nâng hạ container,...là do các công ty giao nhận thuê lại từ các đội dịch vụ của cảng hoặc các công ty chuyên cung cấp dịch vụ này. Ngoài ra đối với hàng rời, hàng xá thì các công ty giao nhận cung cấp dịch vụ đóng bao cũng như là dịch vụ cẩu hàng ( thường thuê lại của cảng)

1.2.2.2 Dịch vụ vận tải quốc tế

Đây chính là hoạt động xương sống của đa số các công ty giao nhận Việt Nam.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, phương tiện vận tải quốc tế chủ yếu là đường biển và đường hàng không. Chỉ có một số lượng nhỏ hàng hóa vận chuyển sang Cambodia hoặc sang Lào là sử dụng đường bộ hoặc đường sông. Qua số liệu điều tra cho thấy, toàn bộ các công ty giao nhận Việt Nam đều cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải quốc

Trường ĐH KInh tế Huế

(26)

tế. Tuy vậy số liệu không phản ánh tình hình cung cấp một chuỗi Logistics không gián đoạn mà cho thấy các công ty giao nhận Việt Nam vận còn tập trung trong việc tìm kiếm lợi nhuận trên chênh lệch giá cước. Do có lợi thế về am hiểu trong ngành vận tải quốc tế, có mối quan hệ tốt với các hãng tàu, hãng hàng không do các công ty giao nhận thường lấy được giá cước rẻ hơn, chính vì vậy hoạt động bán cước tàu/ máy bay đem lại cho các công ty giao nhận Việt Nam nhiều lời nhuận. Tuy nhiên gần đây, do thị trường ngày càng cạnh tranh, các hãng vận tải muốn đảm bảo doanh thu để bù đắp cho chi phí đầu tư rất lớn của mình, họ thường bỏ qua các công ty giao nhận để đến với khách hàng trực tiếp, vì vậy càng ngày sự chênh lệch giá cước càng giảm xuống và các công ty giao nhận Việt Nam nếu dựa trên việc bán cước vận tải để kiếm lợi nhuận thì gặp rất nhiều khó khăn.

1.3. Một số công trình về ngành dịch vụ gioa nhận hàng hóa

Hiện tại, có rất ít đề tài nghiên cứu về vấn đề giao nhận hàng nhập khẩu đường biển bằng container. Nhìn chung đây là một mảng còn khá mới mẻ. Vì vậy, việc tìm hiểu và tham khảo các đề tài có liên quan còn nhiều hạn chế. Sau quá trình tìm hiểu, tiêu biểu có ba đề tài dưới đây đã chỉ ra được các vấn đề liên quan và thiết yếu về hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu đường biển bằng container như sau:

Đề tài “Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Logistics Đại Cồ Việt” của tác giả Huỳnh Võ Thị Ngọc Tuyền năm 2013. Đề tài này đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thực hiện nghiên cứu. Nội dung đề tài tác giả đã chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế, khó khăn mà Công ty gặp phải trong quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển. Hơn nữa, tác giả cũng đưa ra được các giải pháp cụ thể cho từng bước của quy trình. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu này còn mang tính khách quan vì không có ý kiến đóng góp của những thành viên thực hiện quy trình nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa từ phía công ty- người nắm rõ nhất các bước của quy trình nhập khẩu hàng hóa.

Đề tài “Quy trình giao nhận hàng hóa bằng Container đường biển tại công ty TNHH Viên Thành” của tác giả Hoàng Thị Kim Loan năm 2015. Đề tài này cũng sử

Trường ĐH KInh tế Huế

(27)

dụng phương pháp thống kê mô tả để thực hiện nghiên cứu. Đề tài nãy đã chỉ ra được ưu nhược điểm của quy trình, đưa ra được các giải pháp mang tính tổng quát. Tuy nhiên, đề tài còn mang chút hạn chế khi chưa nên được chi tiết ưu, nhược điểm của từng bước trong quy trình giao nhận hàng hóa.

Đề tài “Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển tại công ty MARINE SKY Logistics” của tác giả Lê Thanh Thảo năm 2013. Đối với đề tài này, tác giả cũng sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thực hiện nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu này mang lại là chỉ ra những ưu nhược điểm của quy trình, đưa ra được các giải pháp tổng quát. Đề tài còn mang chút hạn chế là chưa nêu chi tiết những ưu điểm, nhược điểm cụ thể của từng bước, không thể chỉ ra các giải pháp tác động trực tiếp tới quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển.

Trường ĐH KInh tế Huế

(28)

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER TẠI CÔNG

TY MOL LOGISTICS VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về MOL Logistics Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty MOL Logistics Việt Nam thành lập vào tháng 4 năm 2001, với tên là công ty Minh Long Logistics, là đại lý của MOL Logistics Nhật Bản với chức năng chính là đại lý giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển và đường hàng không. Sau 4 năm hoạt động, công ty đã tạo được danh tiếng và niềm tin cho khách hàng và đối tác. Đến tháng 11 năm 2005, công ty đã tiến hành liên doanh với công ty MOL Logistics Nhật Bản, lấy tên là công ty MOL Logistics Việt Nam.

MOL Logistics Việt Nam là công ty mới thành lập, với vốn kinh doanh là 150,000 USD (tương đương 2.430.000.000 đồng Việt Nam), năng động và chuyên nghiệp. Từng bước chuyển từ dịch vụ giao nhận đơn thuần sang giải pháp Logistics tổng hợp.

Một số thông tin chính của công ty:

- Tên doanh nghiệp trong nước: Công ty TNHH MOL Logistics Việt Nam.

- Tên doanh nghiệp quốc tế: MOL Logistics (Vietnam) Inc.

- Tên giao dịch: MOL Logistics (Vietnam) Inc.

- Trụ sở chính: Phòng 2.5A, tầng 2, tòa nhà E-Town, 364 Cộng Hòa, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

- Ngoài ra công ty còn có chi nhánh đặt tại Bình Dương, Hà Nội và Hải Phòng, Hải Dương.

- Điện thoại : (84.8) 8121349 - Fax : (84.8) 8121363

- Website : http://www.mol-logistics-group.com/en - Mã số thuế : 0304047345

- Logo:

(Nguồn: http://www.mol-logistics-group.com/en/)

Trường ĐH KInh tế Huế

(29)

(Nguồn: Phòng Operation công ty MOL logistics Việt Nam) Hình 2.1 Văn phòng chính và hai chi nhánh chính của MOL Logistics Việt Nam

Các mốc lịch sử quan trọng của MOL Logistics Việt Nam:

- Tháng 4/2001: Thành lập Minh Long Logistics.

- Tháng 4/2005: Lễ tuyên dương nhân viên xuất sắc, ghi nhận những nhân viên có thâm niên công tác 5 năm.

- Tháng 11/2005: Liên doanh với Nhật và đổi tên thành MOL Logistics Việt Nam.

- Tháng 4/2010: Lễ tuyên dương nhân viên xuất sắc, ghi nhận những nhân viên gắn bó với công ty lâu dài.

- Tháng 12/2011: Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty với trên 500 khách hàng đến tham dự.

-Tháng 2/2012: Đích thân chủ tịch MOL Logistics Nhật Bản ghé thăm Việt Nam.

- Tháng 4/2013: Lần đầu tiên công ty MOL Logistics Việt Nam được xếp hạng TOP 500 Doanh nghiệp tăng trưởng mạnh nhất.

- Ngày 06 tháng 11 năm 2015, Tổng cục Hải Quan cấp giấy phép công nhận Đại lý làm thủ tục hải quan.

2.1.2. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty

Công ty MOL Logistics Việt Nam hoạt động theo mô hình quản lý truyền thống, chia theo cấp bậc quản lý và chia ra thành các phòng ban. Đứng đầu các phong ban là

Ha Noi Branch: 18th FI, Hoa Binh International Tower, 106 Hoang Quoc Viet St, Ha Noi, VN Tel: 84-4-3755 6310/11 Fax: 84-4-3755 6309

Hai Phong Branch: Management building, Nomura- Hai phong IZ, 2nd Floor, Km 13, An Duong Dist, Hai Phong City, Viet Nam.

Tel: 84-31-374 3445 Fax: 84-31-374 3447

Head office: E-town Bldg., 2nd Fl., Rm #2.5A 364 Cong Hoa St., Tan Binh Dist., Hochiminh City, Vietnam Tel : 84-8-812 1349 Fax : 84-8-812 1363

Trường ĐH KInh tế Huế

(30)

các trưởng phòng, mỗi phòng ban có một vài trò, nhiệm vụ riêng cùng phối hợp hỗ trợ nhau hoàn thành công việc.

Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện ở sơ đồ 2.1

(Nguồn: Phòng Operation của công ty MOL Logistics Việt Nam) Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MOL Logistics Việt Nam

Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc và các phòng ban Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban như sau:

Tổng Giám đốc: Là người được công ty MOL Nhật cử sang để điều hành các hoạt động, định hướng chiến lược và thực hiện công tác đối ngoại với khách hàng và đối tác. Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Công ty trước pháp luật.

Giám đốc:

- Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Công ty.

- Hỗ trợ Tổng Giám đốc trong việc điều hành các hoạt động của Công ty.

TỔNG GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC PHÒNG

NHÂN SỰ

PHÒNG KẾ TOÁN

Chi nhánh tại Hà Nội

Chi nhánh tại Hải Phòng

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Chi nhánh tại Hải Dương

Chi nhánh tại Bình Dương

Phòng Xuất Nhập Khẩu

Phòng

Operation Phòng Sales Phòng Nhân

Sự

Phòng Kế Toán

Trường ĐH KInh tế Huế

(31)

- Thực hiên công tác đối nội và đối ngoại.

- Quản lý tài sản và tiền vốn.

- Phân công và điều hành nhân viên hoàn thành những công việc được giao.

- Duyệt thu chi trên tất cả các lĩnh vực.

Phòng Operation:

- Tìm kiếm khách hàng, tổ chức ký kết các hợp đồng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Giao dịch với khách hàng, đối tác của công ty.

- Soạn thảo các hợp đồng giao nhận, thanh lý các hợp đồng.

- Điều động xe để giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.

Phòng Xuất nhập khẩu: Chia thành 2 bộ phận đó là bộ phận hàng cảng biển và bộ phận hàng sân bay, với chức năng chủ yếu sau:

- Thực hiện các hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng.

- Thực hiện các thủ tục hải quan, quản lý, bảo quản và chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến hàng hóa (hàng hóa đã được giao cho người nhận có theo đúng với những quy định trong hợp đồng hay không).

Phòng Nhân sự:

- Tuyển dụng nhân viên cho công ty, tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ nhân viên do Công ty phê duyệt.

- Quản lý lao động, lập quy chế tiền lương, lập kế hoạch, phân bố đơn giá tiền lương cho các đơn vị thành viên, xác định quỹ tiền lương thực hiện của Công ty theo quy định của Nhà nước, tính lương và lập bảng thanh toán lương.

- Đảm trách công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các phúc lợi xã hội khác cho nhân viên.

- Quản lý các mối tương quan nhân sự trong Công ty (điều động, thi đua, khen thưởng, cho nghỉ việc, về hưu…).

- Lưu trữ, quản lý, và bảo mật các tài liệu quan trọng của Công ty theo quy chế.

Phòng Tài chính kế toán: Phụ trách các vấn đề về kế toán, tình hình tài chính của Công ty, thực hiện khâu thanh toán nội và ngoại.

Trường ĐH KInh tế Huế

(32)

- Quản lý chặt chẽ tài sản, nguồn vốn của Công ty.

- Quản lý chi tiêu, kiểm tra việc sử dụng vốn.

- Hạch toán kế toán chi phí sau khi cung ứng tiền cho nhân viên làm hàng.

- Tính lương và trả lương cho nhân viên.

- Thực hiện báo cáo phân tích hoạt động kinh doanh, chi phí, lợi nhuận của Công ty từng quý, từng năm cho giám đốc.

Phòng Sales, Marketing: Hoạt động của MOL Logistics Việt Nam thành công hay không phụ thuộc nhiều vào bộ phận này, tuy chỉ có 7 người trong hai năm 2013, 2014 và được tăng lên 9 người trong năm 2015. Công việc cụ thể bao gồm:

- Tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước.

- Tìm hiểu thông tin, cập nhật những thay đổi của thị trường.

- Đề ra phương hướng tiếp thị quảng bá hình ảnh Công ty.

- Vạch ra các chiến lược về giá và dịch vụ để cạnh tranh với các công ty đối thủ trong và ngoài nước.

- Mở rộng quan hệ đại lý với nước ngoài.

- Phụ trách việc chào hàng, giới thiệu với khách hàng về các gói dịch vụ.

- Giải thích và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ.

- Đưa ra những lựa chọn mang tính tối ưu nhất (quyết định chọn mua hay bán cước phí với mức giá nào nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho Công ty).

Ta thấy cơ cấu tổ chức của Công ty khá đơn giản, dù vậy với chức năng rạch ròi của mỗi phòng ban, cùng với mối liên kết, phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa các phòng đã đảm bảo cho quá trình hoạt động của Công ty luôn diễn ra hiệu quả, đem lại kết quả công việc tốt nhất cho sự phát triển của Công ty.

2.1.3. Tình hình nhân sự của Công ty

Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, con người cũng là yếu tố tiên quyết và quan trọng nhất mang lại sự phát triển, thành công cũng như bộ mặt của doanh nghiệp, vì thế quản trị nhân sự đòi hỏi Công ty phải có những chính sách đúng đắn, hợp lý, không ngừng bồi dưỡng nâng cao chất lượng của yếu tố qua

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phòng Bán lẻ: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với đối tượng khách hàng là Doanh nghiệp siêu vi mô và cá nhân để huy động vốn bằng VND và ngoại tệ

Hoạt động kiểm tra và giám sát để tiến hành thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu là khâu nghiệp vụ hết sức quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước về hải quan,

Song với sự gia tăng của hàng hóa xuất nhập khẩu đòi hỏi ngành Hải quan phải nỗ lực hết mình nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của cộng đồng doanh

Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống lý luận về hoạt ñộng tín dụng, công tác quản trị rủi ro trong hoạt ñộng tín dụng tại ngân hàng thương mại, vận dụng vào thực tiễn của Ngân

Kiến nghị với Chính phủ KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Với những cơ sở lý luận được đưa ra ở chương 1 và dựa trên thực tiễn phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Gia Lai ở

Quản lý miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế Công tác miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế luôn được thực hiện và quản lý chặt chẽ tại các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Hải

Kế toán giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệp thương

KẾT LUẬN Trong quá trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn công tác kế toán tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ STC em đã hoàn thành đề tài “Tổ chức hạch toán bán hàng và xác