• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ NHÓM SẢN PHẨM PHÂN BÓN NPK BÔNG LÚA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ TẠI ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ NHÓM SẢN PHẨM PHÂN BÓN NPK BÔNG LÚA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ TẠI ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"

Copied!
135
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI:

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ NHÓM SẢN PHẨM PHÂN BÓN NPK BÔNG LÚA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ

TẠI ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

HỒ THỊ KIM OANH

Niên khóa: 2015 - 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI:

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ NHÓM SẢN PHẨM PHÂN BÓN NPK BÔNG LÚA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ

TẠI ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG HÀO HỒTHỊKIM OANH

Lớp: K49D–KDTM MSSV: 15K4041104 Niên khóa: 2015 - 2019

Huế, tháng 1/2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Để hoàn thành bài khóa luậntốt nghiệp này, bên cạnh những nỗ lực của bảnthân, thì tôi còn nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ từ nhiều phía:

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Đăng Hào, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời giannghiên cứu thực hiện đề tài nghiên cứu.

Tôi xin gửi lời cảm ơnsâu sắc đến:

Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Huế, cùng toàn thể các thầy cô giáo bộ môn trong khoa Quản trị kinh doanh đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt, cung cấp cho tôi nhiều kiến thức bổ ích trong thời gian học tập tại trường.

Ban lãnh đạo, các phòng ban chức năng trong Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế, chú Trần Nhật Thảo cùng với các anh chị khác trong phòng Kế hoạch – Kinh doanh đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những kinh nghiệm và kiến thức quý báu, những tài liệu cần thiết để phục vụ cho Khóa luận tốt nghiệp này.

Cán bộ quản lí HTXNN, các Đại lý và cửa hàng bán lẻ, cùng với quý cô bác nông dân ở thị xã Hương Trà, huyện Quảng Điền, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang nơi tôi thu thập dữ liệu, đã giúp tôi thu thập mẫu nghiên cứu và hoàn thành tốt bài nghiên cứu này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng tôi biết rằng với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế của mình, chắc chắn tôi sẽ không tránh khỏi những sai sót trong quá trình nghiên cứu, rất mong Quý Thầy Cô giáo và các bạn đọc quan tâm đến đề tài rộng lượng bỏ qua những sai sót mà tôi gặp phải.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 1năm 2019 Sinh viên

Hồ Thị Kim Oanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...i

DANH MỤC VIẾT TẮT...vi

DANH MỤC BẢNG ... vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ...ix

DANH MỤC HÌNHẢNH...x

DANH MỤC SƠ ĐỒ...x

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lý do chọn đềtài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu...2

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...2

2.1.1. Mục tiêu chung ...2

2.1.2. Mục tiêu cụthể...2

2.2. Câu hỏi nghiên cứu...3

3. Ý nghĩa thực tiễn của đềtài ...3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...4

4.1. Đối tượng nghiên cứu ...4

4.2. Đối tượng điều tra...4

4.3. Phạm vi nghiên cứu ...4

5. Phương phápnghiên cứu ...5

5.1.Phương pháp thu thập dữliệu thứcấp...5

5.2. Phương pháp nghiên cứu dữliệu sơ cấp...5

5.2.1. Phương pháp xác định cỡmẫu và chọn mẫu...6

5.2.2. Phương pháp xửlý, phân tích sốliệu ...7

5.3. Phương pháp so sánh...7

6. Kết cấu đềtài ...8

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ...9

CHƯƠNG I: MỘT SỐVẤN ĐỀLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀVẤN ĐỀNGHIÊN CỨU...9

1.1. Cơ sởlí luận...9

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.1.1. Tiêu thụsản phẩm, vai trò và ý nghĩa của nó đối với hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp...9

1.1.2. Nội dung của hoạt động tiêu thụsản phẩmởcác doanh nghiệp ...12

1.1.2.1. Nghiên cứu thị trường ...12

1.1.2.2. Lập kếhoạch tiêu thụsản phẩm ...13

1.1.2.3. Chuẩn bị hàng hóa đểxuất bán...13

1.1.2.4. Lựa chọn hình thức tiêu thụsản phẩm ...14

1.1.2.5. Tổchức các hoạt động xúc tiến yểm trợcho công tác bán hàng...14

1.1.2.6. Tổchức hoạt động bán hàng ...15

1.1.2.7. Phân tích, đánh giá hiệu quảhoạt động tiêu thụsản phẩm ...15

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp ...16

1.1.3.1. Yếu tốbên ngoài doanh nghiệp ...16

1.1.3.2. Yếu tốbên trong doanh nghiệp ...20

1.1.3.3. Các yếu tố liên quan đến sản phẩm ...21

1.2. Khái quát vềphân bón NPK ...22

1.3. Cơ sởthực tiễn vềhoạt động tiêu thụphân bón ...23

1.3.1. Thực tiễn hoạt động tiêu thụphân bónởViệt Nam ...23

1.3.2. Thực tiễn hoạt động tiêu thụphân bónởtỉnh Thừa Thiên Huế...24

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤNHÓM SẢN PHẨM PHÂN BÓN NPK BÔNG LÚA CỦA CÔNG TY CỔPHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ...25

2.1. Tổng quan vềcông ty Cổphần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế...25

2.1.1. Lịch sửhình thành và phát triển của công ty ...25

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụvà ngành nghềkinh doanh của công ty ...26

2.1.3. Cơ cấu tổchức và chức năng, nhiệm vụcủa các phòng ban ...28

2.1.4. Tình hình nguồn lực của công ty giai đoạn 2015-2017...30

2.1.5. Tình hình nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015-2017 ...33

2.1.6. Tình hìnhđầu tư và sử dụng khoa học công nghệ...35

2.1.7. Kết quảkinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 –2017 ...39

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.1.8. Tình hình tiêu thụphân bón của Công ty Cổphần Vật tư Nông nghiệp Thừa

Thiên Huế...42

2.1.8.1. Tình hình tiêu thụtrên từng loại phân bón cụthểcủa công ty qua 3năm 2015- 2017 ...42

2.1.8.2. Tình hình tiêu thụphân bón theo thị trường qua 3 năm 2015 –2017...45

2.2. Phân tích hoạt động tiêu thụnhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa của Công ty CP Vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huếtại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế...47

2.2.1. Kết quả điều tra thực tếvềhoạt động tiêu thụnhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa của Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huếvà các thương hiệu NPK khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế...47

A. Hợp tác xã nông nghiệp ...47

B. Đại lý/Cửa hàng bán lẻ...49

1. Đặc điểm mẫu điều tra...49

1.1. Kết cấu trìnhđộhọc vấn của đối tượng điều tra ...49

1.2. Số năm hành nghềkinh doanh của đối tượng điều tra ...50

1.3. Quy mô kinh doanh phân bón của đối tượng điều tra ...50

2. Một sốhành vi vềphân phối phân bón của mẫu điều tra ...51

2.1. Các thương hiệu phân bón NPK chủyếu đang được phân phối ...51

2.2. Thương hiệu phân bón NPK bán chạy nhất ...52

2.5. Các chương trìnhưu đãi màĐại lý/Cửa hàng bán lẻ được nhận ...54

2.6. Mức độ đáp ứng đơn hàng của các công ty phân bón ...54

2.7. Các yếu tốquan trọng quyết định đến việc lựa chọn phân phối sản phẩm phân bón NPK của đối tượng điều tra ...55

C. Hộnông dân ...56

1. Đặc điểm mẫu điều tra...56

1.1. Kết cấu địa phương của đối tượng điều tra ...56

1.2. Kết cấu độtuổi, giới tính của đối tượng điều tra...56

1.3. Kết cấu trìnhđộhọc vấn của đối tượng điều tra ...57

1.4. Kết cấu số năm làm nghềnông của đối tượng điều tra ...58

1.5. Kết cấu tổng diện tích đất trồng nông nghiệp của đối tượng điều tra ...58

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

1.6. Các loại cây trồng chủyếu của hộ điều tra...59

2. Một số đặc điểm hành vi mua, sửdụng phân bón NPK và NPK Bông lúa của hộsản xuất ...60

2.1. Hành vi sửdụng phân bón NPK của các hộsản xuất trong mẫu điều tra ...60

2.1.1. Tình hình sửdụng các thương hiệu phân bón NPK của hộsản xuất nông nghiệp ...60

2.1.2. Địa điểm khách hàng thường mua phân bón NPK...61

2.1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mua phân bón NPK của hộsản xuất nông nghiệp ...62

2.1.4. Phương tiện tiếp cận thông tin vềphân bón NPK của hộsản xuất ...63

2.2. Hành vi sửdụng phân bón của các đối tượng đã từng sửdụng phân bón NPK Bông lúa...64

2.2.2. Phân tích tình hình tổchức hoạt động tiêu thụphân bón NPK Bông lúa của công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huếtại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếvà so sánh với đối thủcạnh tranh. ...66

2.2.2.1. Nghiên cứu thị trường ...66

2.2.2.2. Lập kếhoạch tiêu thụ...68

2.2.2.3. Lựa chọn kênh tiêu thụsản phẩm của của công ty...68

2.2.2.4. Xây dựng các chính sách tiêu thụ...70

2.2.2.5. Tổchức bán hàng ...74

2.2.2.6. Tổchức hoạt động hỗtrợ tiêu thụsản phẩm ...77

2.3. Đánh giá chung vềhoạt động tiêu thụphân bón NPK Bông lúa của Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huếtại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế...79

2.3.1. Những thành tựu vềtiêu thụphân bón NPK Bông lúa của công ty ...79

2.3.2. Những mặt còn tồn tại trong công tác tiêu thụphân bón NPK Bông lúa...80

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤNHÓM SẢN PHẨM PHÂN BÓN NPK BÔNG LÚA CỦA CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾTẠI ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ...82

3.1. Phân tích ma trận SWOT...82

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

3.1.1. Điểm mạnh ...82

3.1.2. Điểm yếu...82

3.1.3. Cơ hội ...82

3.1.4. Thách thức ...83

3.2. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian sắp tới...83

3.3. Một sốgiải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụnhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa của công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huếtại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. ...85

3.3.1. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường và dựbáo thị trường...85

3.3.2. Xây dựng các chiến lược vềsản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm ...87

3.3.3. Giải pháp vềchính sách giá...88

3.3.4. Giải pháp vềtổchức kênh phân phối ...89

3.3.5. Giải pháp về đẩy mạnh hoạt động hỗtrợtiêu thụsản phẩm: bán hàng, xúc tiến, truyền thông. ...91

3.3.6. Giải pháp vềnâng cao chất lượng, hiệu quảlàm việc và công tác quản lý...93

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...96

1. Kết luận...96

2. Kiến nghị...97

2.1. Đối với cơ quan nhà nước ...97

2.2. Đối với Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế...98

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC VIẾT TẮT

CP: Cổphần

VTNN: Vật tư Nông nghiệp HTX: Hợp tác xã

HTX NN: Hợp tác xã nông nghiệp BVTV: Bảo vệthực vật

PTNN: Phát triển nông nghiệp UBND:Ủy ban nhân dân

KH–KD: Kếhoạch–Kinh doanh NPK: Phân bón hỗn hợp

URE: Phân Đạm N: Phân Lân K: Phân Kali

VCSH: Vốn chủsởhữu

PLHCSH: Phân lân hữu cơ sinh học

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Diện tích đất trồng trọt nông nghiệp của các thịxã/huyện ...7

Bảng 2.1: Tình hình laođộng của công ty qua 3 năm 2015-2017 ...31

Bảng 2.2: Tình hình vốn của công ty qua 3 năm 2015-2017 ...33

Bảng 2.3: Kết quảhoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015-2017...41

Bảng 2.4: Khối lượng tiêu thụcác sản phẩm phân bón của công ty qua 3 năm 2015- 2017 ...42

Bảng 2.5: Doanh thu tiêu thụsản phẩm phân bón của công ty qua 3 năm 2015-2017 .44 Bảng 2.6: Tình hình tiêu thụphân bón theo thị trường giaiđoạn 2015-2017...46

Bảng 2.7: Bảng thống kê mô tả các thương hiệu phân bón NPK được phân phối chủ yếu ...51

Bảng 2.8: Bảng thống kê mô tả các thương hiệu NPK bán chạy ...52

Bảng 2.9: Bảng thống kê mô tả Phương thức tiếp cận với công ty phân bón của đối tượng điều tra...53

Bảng 2.10: Bảng thống kê mô tả Các chương trìnhưu đãi mà cácđại lý, cửa hàng bán lẻnhận được ...54

Bảng 2.11: Bảng thống kê mô tảCác yếu tốquan trọngảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phân phối phân bón NPK...55

Bảng 2.12: Bảng thống kê mô tảmẫu nghiên cứu theo trìnhđộhọc vấn ...57

Bảng 2.13: Bảng thống kê mô tảTổng diện tích đất trồng trọt nông nghiệp của đối tượng điều tra...58

Bảng 2.14: Bảng thống kê mô tảCác loại cây trồng chú yếu của hộ điều tra...59

Bảng 2.15: Tình hình sửdụng phân bón NPK Bông lúa và NPK Đầu trâu theo loại cây trồng của hộsản xuất ...60

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

Bảng 2.16: Bảng thống kê mô tảtình hình sửdụng phân bón NPK bông lúa và NPK Đầu trâu theo thời gian ...61 Bảng 2.17 Bảng thống kê mô tả địa điểm mua phân bón NPK của mẫu nghiên cứu ...61 Bảng 2.18: Bảng thống kê mô tảcác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua phân bón NPK của mẫu nghiên cứu...62 Bảng 2.19: Bảng thống kê mô tả các phương tiện tiếp cận thông tin vềphân bón NPK của mẫu nghiên cứu ...63 Bảng 2.20: Hành vi sửdụng phân bón của các đối tượng điều tra đã từng sửdụng phân bón NPK Bông lúa...64 Bảng 2.21: Bảng so sánh Kênh tiêu thụ phân bón NPK Bông lúa và NPK Đầu trâu ...70

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

DANH MỤC BIỂUĐỒ

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu trìnhđộhọc vấn của đối tượng điều tra...49

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu số năm hành nghềkinh doanh của đối tượng điều tra...50

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu quy mô kinh doanh của đối tượng điều tra...50

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu mức chênh lệch vềgiá giữa các loại phân bón NPK bán chạy (đơn vị: %) ...52

Biểu đồ2.5: Kết cấu địa phương của đối tượng điều tra (đơn vị: %) ...56

Biểu đồ2.6: Kết cấu độtuổi của đối tượng điều tra (đơn vị: %) ...56

Biểu đồ2.7: Kết cấu giới tính của đối tượng điều tra (đơn vị: %) ...57

Biểu đồ2.8: Kết cấu số năm làm nghềcủa đối tượng điều tra (đơn vị: %) ...58

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

DANH MỤC HÌNHẢNH

Hình 2.1: Quy trình công nghệsản xuất phân NPK ...37

Hình 2.2: Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh...38

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồbộmáy của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế...28

Sơ đồ2.2: Kênh cấp 0 của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế...69

Sơ đồ2.3: Kênh cấp 1 của Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế...69

Sơ đồ2.4: Kênh cấp 2 của Công ty VTNN Thừa Thiên Huế...70

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đềtài

Ngành nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta vì vậy nhu cầu phân bón rất lớn và ổn định tạo điều kiện cho ngành phân bón phát triển. Theo bộ công thương Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước hiện vào khoảng 11 triệu tấn trong đó, phân vô cơ chiếm khoảng 90%, nhu cầu tiêu thụ phân hữu cơ và một số chủng loại khác chỉ vào khoảng 10%.

Tuy nhiên sản xuất, kinh doanh và sửdụng phân bónởViệt Namđang gặp nhiều thách thức. Chỉ tính từ đầu năm 2018 đến nay, lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện và thu giữ hàng nghìn vụ buôn bán và vận chuyển phân bón giả, phân bón kém chất lượng, phân bón không rõ nguồn gốc xuất xứ. Các sản phẩm này vừa có nguồn gốcở một số cơ sở sản xuất nhỏlẻ trong nước, vừa xuất hiệnởmặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đưa về. Ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của các doanh nghiệp trong ngành phân bón, bên cạnh đó các sản phẩm phân bón giả, chất lượng kém lại có giá thành thấp được người nông dân ưa chuộng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành. Làm sao để hoạt động kinh doanh phân bón được hiệu quả hơn, làm sao để tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, đây là vấn đề mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón luôn quan tâm đến.

Thị trường Huế là nơi tiêu thụchính sản phẩm phân bón của công ty cổphần Vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế, với lợi thếvềvị trí địa lý, là công ty của tỉnh, có khả năng tiếp cận sớm và thường xuyên với hộ nông dân. Nhưng thời gian gần đây khi sản phẩm phân bón của các đối thủcạnh tranh như công ty cổ phần phân bón Bình Điền, công ty cổphần Công nghiệp hóa chất Đà Nẵng,… gia nhập thị trường Huếngày càng nhiều và phân phối rộng rãi, được các hộ nông dân đón nhận. Điều này cho thấy thị phần đang dần bị chia sẻ nhiều hơn, điều tất yếu mà Công ty cần làm là hoàn thiện lại chính sách tiêu thụ để nâng cao khả năng tiêu thụphân bón của mình.

Bên cạnh đó nhóm sản phẩm phân bón NPK là sản phẩm chính được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất của công ty cũng như ở thị trường Huế. Xuất phát từ những lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nhóm sản phẩm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

phân bón NPK Bông lúa của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huếtại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”để làm đềtài khóa luận tốt nghiệp. Với mong muốn đềtài nghiên cứu này sẽcó ý nghĩa và góp một phần sức lực của mình giúp công ty có thểtìm rađược các vấn đề đang gặp phải trong hoạt động tiêu thụphân bón NPK Bông lúa và đưa ra được những giải pháp tốt để nâng cao khả năng tiêu thụ, góp phần giúp hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn.

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu nhằm phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm phân bón nói chung và nhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa nói riêng của công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp doanh nghiệp hoàn thiện chính sách tiêu thụ, đẩy mạnh tiêu thụ phân bón của công ty CP Nông nghiệp Thừa Thiên Huế nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới.

2.1.2. Mục tiêu cụthể

- Hệthống hóa các vấn đềlý luận liên quan đến đềtài nghiên cứu.

- Đánh giá tổng quan thực trạng hoạt động tiêu thụ phân bón của Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế trong 3 năm từ2015–2017.

- Phân tích hoạt động tiêu thụ phân bón NPK Bông lúa của Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và so sánh với phân bón NPK Đầu trâu của Công ty Cổphần phân bón Bình Điền –Quảng Trị. Nhận biết được cách thức mà các công ty đối thủ đang hoạt động ở thị trường Thừa Thiên Huế đểtìm ra giải pháp chiếm ưu thếtại thị trường Huế.

- Tìm ra những vấn đề bất cập trong hoạt động tiêu thụphân bón của Công ty.

Từ đó đề xuất một sốgiải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ phân bón NPK Bông lúa của công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế trên địa bàn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

2.2. Câu hỏi nghiên cứu

- Những cơ sởlý luận nào giúp giải thích vấn đềnghiên cứu?

- Tình hình tiêu thụphân bón nói chung và phân bón NPK Bông lúa nói riêng của Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế là như thế nào? Cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động tiêu thụphân bón của Công ty?

- Tình hình tổchức thực hiện hoạt động tiêu thụphân bón NPK Bông lúa tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếlà như thếnào?

- Điểm giống và khác nhau gì giữa hoạt động tiêu thụ phân bón NPK Bông lúa của Công ty CP Vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế với phân bón NPK Đầu trâu của Công ty Cổphần phân bón Bình Điền tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế?

- Những vấn đề gặp phải trong hoạt động tiêu thụ phân bón NPK Bông lúa của công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế?

Từviệc nghiên cứu đề tài đưa ra được những giải pháp gìđể đẩy mạnh hoạt động tiêu thụphân bón NPK Bông lúa của công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Ý nghĩa thực tiễn của đềtài

- Thông qua việc thực hiện đềtài sẽthấy rõ mức tiêu thụsản phẩm, hiệu quảhoạt động kinh doanh của công ty, đó là vấn đề được tất cả các doanh nghiệp quan tâm rất nhiều. Đề tài quan tâm nghiên cứu đến công tác tổ chức thực hiện hoạt động tiêu thụ và thực trạng hiệu quảhoạt động kinh doanh phân bón NPK Bông lúa của công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế. Từ đó có đánh giá ưu nhược điểm của chính sách tiêu thụ mà công ty đang áp dụng cũng như đối với đối thủ cạnh tranh và đề ra được giải pháp hợp lý nhằm hoàn thiện chính sách tiêu thụ và đẩy mạnh hoạt động tiêu thụphân bón NPK Bông lúa cho công ty.

.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu

- Các vấn đề liên quan đến hoạt động tiêu thụ phân bón nói chung và nhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa nói riêng của Công ty cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế.

4.2.Đối tượng điều tra

- Nhân viên trong công ty: thuộc phòng Kếhoạch–Kinh doanh, Tổchức–Hành chính.

- Các hộnông dân có kinh nghiệm đã vàđang sửdụng phân bón NPK Bông lúa/

NPK Đầu trâu.

- Hợp tác xã nông nghiệp đang hợp tác với Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế.

-Đại lý và cửa hàng bán lẻ đã vàđang phân phối phân bón NPK Bông lúa.

4.3. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu hoạt động tiêu thụ phân bón của Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế đặc biệt là nhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiêu thụ và nâng cao khả năng tiêu thụphân bón NPK Bông lúa của Công ty.

- Vềmặt không gian:

+Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đềcủa Phòng Kếhoạch Kinh doanh tại Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế.

+ Điều tra khảo sát sẽ thực hiện chủ yếu ở các vùng nông thôn trên địa bàn Thừa Thiên Huế, cụ thể là 4 khu vực: thị xã Hương Trà, huyện Quảng Điền, thị xã Hương Thủy, huyện Phú Vang.

- Vềmặt thời gian: Tập trung nghiên cứu hoạt động tiêu thụphân bón của từ năm 2015-2017. Số liệu thu thập từ các tài liệu do Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Thiên Huế cung cấp và trong giai đoạn 2015 - 2017. Số liệu sơ cấp được điều tra từ ngày 29/11/2018 đến ngày 14/12/2018.

5.Phương phápnghiên cứu

5.1.Phương pháp thu thập dữliệu thứcấp

- Các chuẩn mực, chế độ, thông tư, tạp chí, báo, internet, các giáo trình phân tích kinh tế, giáo trình kếtoán tài chính, giáo trình tài chính doanh nghiệp của các trường đại học Tài chính, Kinh tế…

- Các luận văn khóa trước nghiên cứu vềtiêu thụsản phẩm, hiệu quảkinh doanh:

doanh thu, lợi nhuận, phân tích doanh thu, phân tích lợi nhuận, phân phối, chính sách sản phẩm, xúc tiến bán hàng.

- Các báo cáo kết quả kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của công ty từ năm 2015 đến năm 2017, các số liệu tổng hợp về doanh thu, lợi nhuận, phân tích doanh thu lợi nhuận, cơ cấu tổchức, nguồn vốn, tổng tài sản,…

5.2.Phương pháp nghiên cứu dữliệu sơ cấp

- Để khám phá, điều chỉnh, bổ sung vào các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu sẽ áp dụng: Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia về lĩnh vực kinh doanh phân bón mà cụ thể ở đây là các nhân viên thuộc phòng Kếhoạch –Kinh doanh tại công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở cho việc hoàn thành đềtài nguyên cứu vềmặt hình thức và nội dung.

- Nghiên cứu định lượng:phương pháp khảo sát khách hàng bằng bảng hỏi điều tra trực tiếp. Hệthống câu hỏi gồm có 3 bảng hỏi dành riêng cho 3 đối tượng điều tra khác nhau, bao gồm: Hợp tác xã nông nghiệp, các đại lý/cửa hàng bán lẻ, hộnông dân có kinh nghiệm. Hình thức đặt câu hỏi theo bảng hỏi và người điều tra trực tiếp ghi lại câu trả lời, bên cạnh đó vì lí do địa lý một số khu vực khá xa thì điều tra bằng hình thức gọi điện thoại để có thêm nhiều thông tin, góp phần tìm hiểu được rộng hơn về địa bàn Thừa Thiên Huế. Từ đó thu thập những thông tin liên quan đến chính sách tiêu thụphân bón NPK Bông lúa của công tyở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếvà chính sách tiêu thụ phân bón NPK của các công ty đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn. Kết quả

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

điều tra là cơ sở để tìm ra được các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động tiêu thụ nhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa của công ty, tìm ra những trởngại mà công ty đang gặp phải ở thị trường Thừa Thiên Huế. Là cơ sở để hoàn thành nội dung bài nghiên cứu một cách phù hợp và có ý nghĩa.

5.2.1.Phương pháp xác định cỡmẫu và chọn mẫu

Với mục đích nghiên cứu các Hợp tác xã nông nghiệp, Đại lý/Cửa hàng bán lẻvà hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để biết được hành vi phân phối phân bón và hành vi tiêu dùng của hộ nông dân. Tuy nhiên hạn chế về mặt thời gian tiến hành nghiên cứu, cũng như vị trí địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế khá rộng, đối tượng khách thể điều tra không tập trung nên tôi lựa phương pháp chọn mẫu phi xác suất.

Hình thức cụthể:

- Xác định quy mô mẫu: đối với mẫu phi xác suất thường dựa vào kinh nghiệm và sự am hiểu về vấn đề nghiên cứu để chọn cỡ mẫu. Tham khảo ý kiến từ các nhân viên trong công ty, tiếp nhận ý kiến từ thầy cô và các anh chị khóa trước đã có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu. Cỡmẫu của các đối tượng điều tra như sau:

+ Hợp tác xã nông nghiệp: 3. Lựa chọn các HTXNN đang hợp tác phân phối phân bón NPK Bông lúa của Công ty Vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế. Và chọn mẫu thuận tiện đểviệc tiếp cận điều tra được thuận tiện hơn.

+ Đại lý/Cửa hàng bán lẻ: 10. Lựa chọn các Đại lý/Cửa hàng bán lẻ có phân phối phân bón NPK bông lúa. Vì đối tượng điều tra phân bố khá rộng và không đồng đều cũng như chính sách phân phối của công ty áp dụng chung cho cảthị trường Huế, cho nên lựa chọn mẫu thuận tiện đểviệc tiếp cận điều tra thuận lợi hơn mà vẫn mang lại kết quảchính xác.

+ Hộ nông dân: 100 hộ, để đảm bảo được tính đại diện và cỡ mẫu đủlớn. Sử dụng kết hợp chọn mẫu theo lớp (quota) và chọn mẫu thuận tiện, cụthểlà:

Chia thị trường Huế thành 4 khu vực: các vùng nông thôn thuộc thị xã Hương Trà, huyện Quảng Điền, thị xã Hương Thủy, huyện Phú Vang. Lựa chọn các khu vực này vìđây là những nơi có diện tích đất trồng trọt nông nghiệp lớnở tỉnh Thừa Thiên Huếvà thuận tiện cho việc đi đến tận nơi điều tra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Đểchọn mẫu và số lượng mẫutương ứngở mỗi khu vực, đầu tiên xác định tỷlệ mẫu dựa vào thuộc tính cơ cấu % diện tích đất trồng trọt nông nghiệp của mỗi vùng trêncơ cấu % tổng diện tíchđất trồng trọt nông nghiệp của cả4 khu vực trên.

Bảng 1.1: Diện tích đất trồng trọt nông nghiệp của các thịxã/huyện

STT Đơn vị Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 Huyện Quảng Điền 10213 26,7

2 Thị xã Hương Trà 10457,9 27,3

3 Huyện Phú Vang 10366,20 27,1

4 Thị xã Hương Thuỷ 7228,49 18,9

Tổng: 38265,59 100

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả) Từ cơ cấu % diện tích đất trồng trọt nông nghiệp của các khu vực, với tổng số mẫu điều tra là 100, có thểchọn mẫu điều tra ở mỗi thị xã/huyện như sau:

Huyện Quảng Điền: 27 hộ nông dân Thị xã Hương Trà: 27 hộ nông dân Huyện Phú Vang: 27 hộ nông dân Thị xãHương Thủy: 19 hộ nông dân

Tiếp cận đối tượng điều tra theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

5.2.2.Phương pháp xửlý, phân tích sốliệu

Kỹthuật phân tích của nghiên cứu là sựhỗtrợ của phần mềm SPSS 22.0.

Thống kê mô tảkết quả điều tra được, sốliệu thu thập được chuyển vềdạng bảng hoặc biểu đồ, kết hợp thêm nguồn thông tin từcác câu hỏi mở trong bảng hỏi. Từ đó tiến hành phân tích, đánh giá một cách tổng quát, nhìn nhận vấn đềmột cách toàn diện, xác định các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động tiêu thụ nhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa của Công tytrên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Là cơ sở để đưa ra các giải pháp giúp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ.

5.3.Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được áp dụng đểso sánh tình hình tiêu thụphân bón, doanh thu, kết quảkinh doanh của Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huếqua các năm 2015 –2017.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Phương pháp so sánh để làm rõ điểm giống và khác nhau về chính sách tiêu thụ phân bón NPK Bông lúa của công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế và các công ty đối thủ cạnh tranh, cụ thểlà phân bón NPK Đầu trâu của công ty CP phân bón BìnhĐiền.

6. Kết cấuđề tài

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU

Chương 1: Một sốvấn đềlý luận và thực tiễn vềvấn đềnghiên cứu

Chương 2: Phân tích hoạt động tiêu thụnhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa của Công ty CP Vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Chương 3: Định hướng và Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nhóm sản phẩm phân bón NPK Bông lúa của Công ty CP Vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: MỘT SỐVẤN ĐỀLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀVẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.Cơ sởlí luận

1.1.1. Tiêu thụ sản phẩm, vai trò và ý nghĩa của nó đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1.1. Khái niệm tiêu thụsản phẩm

Triết lý kinh doanh của sản xuất hoàng hóa là sản phẩm được sản xuất ra để bán nhằm thu lợi nhuận. Do đó tiêu thụsản phẩm là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanhởdoanh nghiệp đểthực hiện triết lý đó.

Theo nghĩa hẹp, quá trình tiêu thụ sản phẩm gắn liền với sự thanh toán giữa người mua và người bán và sự chuyển quyền sở hữu hàng hóa. (Đặng Đình Đào, 2002).

Trong nền kinh tế hoạch hóa tập trung, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được thực hiện theo kếhoạch giao nộp sản phẩm với giá cả và địa chỉ do nhà nước quy định. Còn trong nền kinh tếthị trường, các doanh nghiệp phải tựmình quyết định cả ba vấn đề cơ bản của sản xuất kinh doanh: Sản xuất cái gì, bằng cách nào và cho ai. Do vậy, tiêu thụ sản phẩm trở thành vấn đề sống còn của mọi doanh nghiệp.

(Đặng ĐìnhĐào, 2002).

Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hóa, quá trình chuyển hóa hình thái của hàng hóa, quá tình chuyển hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền, sản phẩm được coi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng. Tiêu thụsản phẩm là giai đọan cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tốquyết định sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụsản phẩm nhằm mục địch của sản xuất hàng hóa là sản phẩm sản xuất để bán và thu lợi nhuận.(Đặng ĐìnhĐào, 2002).

Vậy tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng của doanh nghiệp nhờ đó hàng hoá được chuyển thành tiền thực hiện vòng chu chuyển vốn trong doanh nghiệp và chu chuyển tiền tệtrong xã hội, đảm bảo phục vụcho nhu cầu xã hội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của chu kỳsản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

1.1.1.2. Vai trò của việc tiêu thụsản phẩm

Trong Giáo trình Kinh tế các ngànnh Thương mại – Dịch vụ (Đặng Đình Đào, 2002) vai trò của tiêu thụsản phẩm như sau:

a.Đối với doanh nghiệp

Tiêu thụ sản phầm là khâu quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp, quyết định sự mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất của doanh nghiệp và là cơ sở để xác định vị thếcủa doanh nghiệp trên thị trường.

Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, tiêu thụ giúp cho người tiêu dùng có được giá trị sử dụng mà mình mong muốn và người sản xuất đạt được mục đích của mình trong kinh doanh.

Nhà sản xuất, thông qua tiêu thụ có thể nắm bắt được thị hiếu, xu hướng kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới, tìm kiếm khả năng và biện pháp thu hút khách hàng. Doanh nghiệp có điều kiện sử dụng tốt hơn mọi nguồn lực của mình, tạo dựng một bộmáy kinh doanh hợp lý và có hiệu quả.

Tóm lại, hoạt động tiêu thụsản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thực hiện tốt công tác tiêu thụsản phẩm không những thực hiện giá trịsản phẩm mà còn tạo ra uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sởvững chắc đểphát triển thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.

b.Đối với xã hội

- Về phương diện xã hội thì tiêu thụsản phẩm hàng hóa có vai trò trong việc cân đối giữa cung và cầu, vì nền kinh tếlà một thểthống nhất với những cân bằng, những tương quan tỷ lệ nhất định. Sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường trôi chảy tránh được sựmất cân đối, giữ được bìnhổn trong xã hội.

- Thông qua tiêu thụsản phẩm có thể dự toán được nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng đối với từng loại sản phẩm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

1.1.1.3. Ý nghĩa của tiêu thụsản phẩm

“Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất - thực hiện chức năng đưa sản phẩm từlĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng nhằm thực hiện giá trị hàng hoá của một doanh nghiệp” (Đặng Đình Đào, NXB Thống kê năm 2002)

Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm cung ứng ra thị trường nhằm thực hiện các mục tiêu hiệu quảmà doanh nghiệp đãđịnh trước, đó là:

- Thứnhất: Mục tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận là mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh, của mọi doanh nghiệp hoạch toán kinh doanh. Nó là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

∑ Lợi nhuận =∑doanh thu-∑ chi phí

Một doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm tốt thì đem lại nhiều lợi nhuận và ngược lại nếu sản phẩm không tiêu thụ được hay tiêu thụ ít thì sẽ đem lại lợi nhuận thấp, hoà vốn hay thậm chí là lỗ.

- Thứhai: Mục tiêu vịthếcủa doanh nghiệp

Vị thếcủa doanh nghiệp thể hiện ở phần trăm doanh sốhoặc số lượng hàng hoá được bán ra so với toàn bộ thị trường. Tiêu thụ hàng hoá sản phẩm mạnh thì sẽ làm tăng vịthế của doanh nghiệp trên thị trường và ngược lại, nếu tiêu thụsản phẩm thấp thì sẽlàm vịthếcủa doanh nghiệp giảm hoặc có thểphá sản nếu như tiêu thụ sản phẩm quá thấp không đủ để bù đắp được chi phí bỏra.

- Thứba: Mục tiêu tái sản xuất liên tục

Mục tiêu tái sản xuất liên tục bao gồm bốn khâu: sản xuất – phân phối – trao đổi –tiêu dùng. Tiêu thụsản phẩm được nằm trong khâu phân phối– trao đổi và nó là một bộphận hữu cơ của quá trình tái sản xuất, do đó thịtrường có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục, trôi chảy.

- Thứ4: Mục tiêu an toàn

Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sản phẩm được sản xuất ra đểbán và lưu thông trên thị trường, rồi thu hồi vốn đểtái sản xuất. Đây là một quá trìnhđược

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại tuần hoàn và có hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp.

1.1.2. Nội dung của hoạt động tiêu thụsản phẩmởcác doanh nghiệp

Theo quan điểm kinh doanh hiện đại (Đặng Đình Đào, 2002) thì quản lý hoạt động tiêu thụsản phẩm thường bao gồm những nội dung yếu sau đây :

1.1.2.1. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời câu hỏi sản xuất sản phẩm gì ? Sản xuất như thếnào? Sản phẩm bán cho ai ?

Mục đích của nghiên cứu thị trường là xác định khả năng tiêu thụ những loại hàng hóa (hoặc nhóm hàng) trên một địa bàn nhất định trong mội khoảng thời gian nhất định. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung cấp để thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng, giá bán, mạng lưới và hiệu quảcủa công tác tiêu thụ.

Nghiên cứu thị trường còn giúp doanh nghiệp biết được xu hướng, sựbiến đổi nhu cầu của khách hàng. Sự phản ứng của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp, thấy được các biến động của thu nhập, giá cảtừ đó các biện pháp điều chỉnh cho sựphù hợp. Đây là công tác đòi hỏi nhiều công sức và chi phí. Đối với doanh nghiệp nhỏvà vừa chưa có cán bộ chuyên nghiên cứu thị trường, thì cán bộ kinh doanh thường là đảm nhiệm công việc này. Khi nghiên cứu thị trường sản phẩm, doanh nghiệp phải giải đáp được các vấn đềsau :

-Đâu là thị trường có triển vọng đối với sản phẩm của doanh nghiệp?

- Khả năng tiêu thụcủa sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó ra sao?

- Doanh nghiệp có thể sử dụng những biện pháp nào để tăng khối lượng lớn phù hợp với năng lực và đặc điểm sản xuất doanh nghiệp?

- Với mức giá nào thì khả năng chấp nhận của thị trường là lớn nhất trong từng thời kỳ.

- Yêu cầu chủ yếu của thị trường vềmẫu mã, bao gói, phương thức thanh toán, phương thức phục vụ…

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Trên cơ sở điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, doanh nghiệp tiến hành lựa chọn sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường. Đây là nội dung quan trọng quyết định hiệu quảcủa hoạt động tiêu thụ, vì trong nền kinh tếthị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải sản xuất kinh doanh dựa trên cái mà thị trường cần được hiểu theo nghĩa thích ứng cả số lượng, chất lượng, giá cả và thời gian mà thị trường đòi hỏi.

1.1.2.2. Lậpkế hoạch tiêu thụsản phẩm

Xây dựng kế hoạch tiêu thụ là cơ sở quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành nhịp nhàng, liên tục theo kế hoạch đã định. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để xây dựng kế hoạch hậu cần vật tư và các bộphận khác của kếhoạch sản xuất–kỹthuật–tài chính doanh nghiệp…

Bằng hệ thống các chỉ tiêu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phản ánh được các nội dung cơ bản như: Khối lượng tiêu thụ sản phẩm vềhiện vật giá trị theo hình thức tiêu thụ cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường tiêu thụ và cả tiêu thụ. Các chỉ tiêu kế hoạch tiêu thụcó thểtính theo hiện vật giá trị, chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối.

Khi xây dựng kế hoạch tiêu thụsản phẩm, doanh nghiệp có thểsửdụng các phương pháp như phương pháp cân đối, phương pháp tỷlệcố định…

Trong số những phương pháp trên, các phương pháp cân đối được coi là phương pháp chủyếu.

1.1.2.3. Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán

Chuẩn bị hàng hóa để xuấn bán cho khách hàng là hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông. Muốn cho quá trình lưu thông hàng hóa được liên tục, không bị gián đoạn thì các doanh nghiệp phải chú trọng đến các nghiệp vụsản xuấtở kho như: Tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hàng hóa ở kho, bảo quản và ghép đồng bộ để xuất bán cho khách hàng. Tiếp nhận hàng hóa từ các nguồn nhập kho (từ các phân xưởng, tổ đội sản xuất của doanh nghiệp) phải đầy đủ về số lượng và chất lượng theo đúng mặt hàng quy cách, chủng loại hàng hóa. Thông thường, kho hàng hóa của doanh nghiệp đặt gần nơi sản xuất sản phẩm. Nếu kho hàng đặt xa nơi sản xuất (có thể gần nơi tiêu thụ) thì doanh nghiệp phải tổchức tốt việc tiếp nhận hàng hóa bảo đảm kịp thời, nhanh chóng, góp phần giải

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

phóng nhanh phương tiện vận tải, bốc xếp, an toàn sản phẩm, tiết kiệm chinh phí lưu thông.

1.1.2.4. Lựa chọn hình thức tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm được thực hiền bằng nhiều hình thức (kênh) khác nhau, theo đó sản phẩm vận động từcác doanh nghiệp sản xuất đến tay người dùng cuối cùng. Để hoạt động tiêu thụ một cách hợp lý trên cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm, cácđiều kiện vận chuyển, bảo quản, sửdụng…

Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng thì tiêu thụsản phẩm có thể được thực hiện qua kênh trực tiếp hoặc kênh gián tiếp.

Kênh tiêu thụ trực tiếp là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua một khâu trung gian nào. Hình thức tiêu thụ này có ưu điểm là giảm được chi phí lưu thông, thời gian của sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh hơn, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng… songnó cũng có nhược điểm là doanh nghiệp phải tiếp xúc với nhiều bạn hàng, phải dành nhiều công sức, thời gian vào quá trình tiêu thụ, nhiều khi làm tốc độ chu chuyển của vốn lưu động chậm hơn..

Kênh tiêu thụ gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng có qua khâu trung gian. Sựtham gia nhiều hay ít của người trung gian trong quá trình tiêu thụ sẽ làm cho cho kênh tiêu thụ gián tiếp dài, ngắn khác nhau. Với hình thức tiêu thụnày các doanh nghiệp có thểtiêu thụ được khối lượng lớn hàng hóa trong thời gian ngắn nhất, từ đó thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí bảo quản, giảm hao hụt… Tuy nhiên, hình thức tiêu thụnày làm cho thời gian lưu thông hàng hóa trở nên dài hơn, tăng chi phí tiêu thụvà doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được các khâu trung gian..

Như vậy, mỗi hình thức tiêu thụ sản phẩm đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định, nhiệm vụ của Phòng kinh doanh là phải lựa chọn hợp lý các hình thức tiêu thụ sản phẩm sao cho phù hợp với tình hình thực tếcủa doanh nghiệp.

1.1.2.5. Tổchức các hoạt động xúc tiến yểm trợcho công tác bán hàng

Xúc tiến, yểm trợ tiêu thụ: Là hoạt động rất quan trọng có tác dụng góp phần hỗ trợ và thúc đẩy công tác tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp bởi vì nó sẽgiúp cho các

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

khách hàng của doanh nghiệp cũng như khách hàng tiềm năng có những thông tin cần thiết vềcác sản phẩm của doanh nghiệp cũng như về bản thân doanh nghiệp, để từ đó họ có điều kiện so sánh sản phẩm của doanh nghiệp với các sản phẩm tương tự của doanh nghiệp khác, từ đó giúp cho doanh nghiệp tăng được uy tín và tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Qua xúc tiến, yểm trợ người tiêu dùng từkhông biết sẽbiết đến sản phẩm, từ chưa có ý định mua sẽ đi đến quyết định mua. Tốc độtiêu thụsản phẩm sẽ tăng mạnh nhờ tác động của hoạt động này.

Việc xúc tiến cho công tác tiêu thụ được thực hiện qua các hoạt động: quảng cáo, chào hàng, chiêu hàng, thành lập các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, tham gia hội chợ, triển lãm…

1.1.2.6. Tổchức hoạt động bán hàng

Bán hàng là một trong những khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Hoạt động bán hàng là hoạt động mang tính nghệ thuật, tác động đến tâm lý người mua nhằm đặt mục tiêu bán được hàng.

Người bán phải đặc biệt quan tâm đến quá trình tác động vào tâm lý của khách hàng vì những bước tiến về tinh thần, tâm lý, tính chủ quan và khách quan diễn ra rất nhanh chóng trong khách hàng. Sự diễn biến tâm lý của khách hàng thường trãi qua bốn gian đoạn: Sự chú ý  quan tâm, hứng thú  nguyện vọng mua  quyết định mua. Vì vậy, sự tác động của người bán đối với người mua cũng phải theo trình tự có tính quy luật đó. Nghệthuật của người bán là làm chủquá trình bán hàng về tâm lý, để điều khiển có ý thức quá trình bán hàng.

Để bán được nhiều hàng các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu của khách hàng như: Chất lượng, mẫu mã, giá cả… và phải biết lựa chọn các hình thức bán hàng phù hợp. Thực tế hoạt động bán hàng có rất nhiều hình thức bán hàng như: Bán hàng trực tiếp, bán thông qua mạng lưới đại lý, bán hàng theo hợp đồng, bán thanh toán ngay, bán trả góp và bán chịu, bán buôn, bán lẻ, bán qua hệ thống thương mại điện tử…

1.1.2.7.Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Sau mỗi chu kỳkinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ… nhằm kịp thời có biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụsản phẩm.

Đánh giá hiệu quảhoạt động tiêu thụcó thểxem xét trên các khía cạnh như: Tình hình tiêu thụvà giá cảcác mặt hàng tiêu thụ. Kết quảcủa việc phân tích, đánh giá quá trình tiêu thụsản phẩm sẽ là căn cứ đểdoanh nghiệp có các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ và hoàn thiện mọi phương diện. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác tiêu thụ, đồng thời làm rõ được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện kếhoạch tiêu thụ.

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Dựa theo những bài phân tích về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên các Website tài liệu học tập uy tín (tailieu.vn, doc.edu.vn, voer.edu.vn) và kết hợp từ các giáo trình kinh tếvề môi trường kinh doanh bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Tác giả đưa racác nhân tố đó là:

1.1.3.1. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp A. Môi trường vĩ mô

a.Môi trường kinh tế

Gồm thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, chính sách tiền tệ, lãi suất ngân hàng… Nó ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng, chủng loại và cơ cấu nhu cầu thị trường. Doanh nghiệp cần phải dựa trên đặc thù lĩnh vực kinh doanh của mình để lựa chọn các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụsản phẩm hiện tại và tương lai. Ví dụ: nếu sản phẩm của doanh nghiệp là loại cao cấp thì phải quan tâm đến thị trường mục tiêu màở đó khách hàng là những người có mức độ thu nhập cao hoặc khá cao; đồng thời theo dõi các dựbáo về tăng trưởng kinh tế, lạm phát để có sự định hình về tương lai phát triển của doanh nghiệp khi thu nhập tăng, giảm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

b.Môi trường chính trị, pháp luật

Nhân tố này thể hiện tác động của nhà nước đến môi trường kinh doanh, hoạt động của công ty có thểbị ảnh hưởng và ràng buộc bởi pháp luật, có thể được tạo điều kiện thuận lợi…

Các vấn đề chính trị, ngoại giao có quan hệ đến quan hệ ngoại thương, chính sách mởcửa, hành vi kinh doanh của một sốngành,…

Sự ảnh hưởng của pháp luật tới hoạt động tiêu thụ thông qua các quy định của nhà nước vềxuất nhập khẩu hàng hoá, các mức giá trần, giá sàn, các quy định vềcung ứng hàng hoá trong các thời kỳthiên tai, dịch hoạ, các loại thuế được áp dụng...

c.Môi trường văn hóa, xã hội

Ảnh hưởng của môi trường này thể hiện thông qua các yếu tố như: cơ cấu dân cư, mật độ dân cư, trình độ dân trí, sự thay đổi cấu trúc gia đình trong xã hội, phong tục tập quán... Dân số càng lớn thì nhu cầu về hàng hoá càng lớn. Trình độ dân trí càng cao thì những đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã, chủng loại... càng được để ý đến hơn bao giờ hết.

Do vậy, để nâng cao hoạt đông hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhóm này để có đối sách phù hợp, việc thay đổi các yếu tốtrong nhóm là rất khó khăn và đòi hỏi phải có thời gian.

d.Môi trường khoa học và công nghệ

Các nhân tốnày có vai trò ngày càng quan trọng, quyết định. Nó ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến 2 yếu tốtạo nên khả năng tiêu thụcủa các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường đó là: chất lượng và giá bán. Nó giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận siêu ngạch và có thể nhanh chóng đưa ra những sản phẩm thay thế ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụsản phẩm.

Khoa học công nghệcàng hiện đại, kỹthuật càng tiên tiến thì khả năng sản xuất của doanh nghiệp càng được nâng cao kể cả về chất lượng, số lượng lẫn mẫu mã, chủng loại do đó làm cho sản phẩm có thể đáp ứng được cả những yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng. Hơn nữa cùng với sựphát triển của khoa học công nghệthì ngày càng xuất hiện nhiều hình thức bán hàng tiên tiến, thuận tiện đối với cả người mua và người bán như các loại máy bán hàng tự động, bán hàng qua mạng Internet.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

e.Môi trường tựnhiên

+ Vị trí địa lý: liên quan đến nhiều lĩnh vực quan trọng như sản xuất, giao thông, vận chuyển. Mỗi công việc đều tác động trực tiếp đến kết quảkinh doanh thông qua các chi phí tương ứng.

+ Thời tiết, khí hậu, mùa vụ: ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vào điều kiện thời tiết, khí hậu của từng vùng mà có các chính sách hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra để đảm bảoổn định sản xuất kinh doanh.

+ Tài nguyên thiên nhiên: nếu nằm trong vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên thuận lợi thì việc khai thác và sửdụng tài nguyên của công ty đều có lợi.

B. Môi trường vi mô - Yếu tốKhách hàng:

Khách hàng là tổ chức hay cá nhân mua sản phẩm của doanh nghiệp đang kinh doanh. Bất cứmột doanh nghiệp nào khách hàng luôn là yếu tốquan trọng nhất, vì vậy khách hàng quyết định tới sự sống còn của một doanh nghiệp. Quyết định của khách hàng đối với doanh nghiệp thểhiện trên các mặt sau:

Khách hàng lựa chọn quyết định sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp sẽ phải bán theo giá nào. Thực tế, doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà đại bộphận người tiêu dùng chấp nhận, tức giá cạnh tranh trên thị trường.

Khách hàng quyết định doanh nghiệp nên bán sản phẩm loại nào, chất lượng ra sao. Phương thức bán hàng và phương thức phục vụ khách hàng là do khách hàng lựa chọn, vì trong nền kinh tếthị trường, người mua sẽlựa chọn theo ý thích của mình và đồng thời giúp doanh nghiệp điều chỉnh phương thức phục vụ.

Tính chất quyết định của khách hàng làm chuyển biến thị trường từ thị trường người bán sang thị trường người mua,khách hàng đương nhiên được coi như “thượng đế”.

-Đối thủcạnh tranh:

Các đối thủ cạnh tranh bao gồm các doanh nghiệp đang có mặt trong nghành và các đối thủ tiềm ẩn có khả năng tham gia vào nghành trong tương lai. Đối thủ cạnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

tranh có qui mô lớn và sức mạnh thị trường. Vì thế doanh nghiệp phải hiểu biết về đối thủcủa mình. Quanđiểm marketing xem xét cạnh tranh trên 4 mức độ:

 Cạnh tranh mong muốn tức là cùng với một lượng thu nhập, người ta có thể dùng vào các mục đích khác nhau. Cơ cấu chi tiêu đó có thể phản ánh một xu hướng tiêu dùng và do đó tạo ra cơ hội hay đe doạhoạt động marketing của doanh nghiệp.

 Cạnh tranh giữa các loại sản phẩm khác nhau để cùng thoả mãn một mong muốn.

Cạnh tranh trong cùng một loại sản phẩm.

Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu.

Trong 4 loại mức độtrên, mức độgay gắt sẽ tăng dần từ 1 đến 4. Hiểu biết về đối thủ còn phải hiểu cả điểm manh, điểm yếu, những thành công và những thất bại của đối thủ… đểtừ đó có chiến lược thíchứng.

-Các đơn vịcungứng:

Lựa chọn nguồn cung ứng nguyên liệu, dịch vụ đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó bảo đảm cho hoạt động ổn định theo kế hoạch đã xây dựng. Trên thực tếnhà cung cấp thường được phân thành ba loại chủ yếu: Loại cung cấp thiết bị công nghệ, nguyên vật liệu sản xuất; cung cấp nhân sự hoạt động; loại cung cấp tài chính và các dịch vụtừngân hàng, công ty cung cấp bảo hiểm.

Mỗi doanh nghiệp cùng một thời điểm có quan hệ tới nhiều nguồn cung cấp thuộc cảba loại trên. Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung cấp phải ổn định và kịp thời, đảm bảo vềchất lượng. Nếu sai lệch sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bản thân doanh nghiệp. Điều này lưu ý với các nhà quản trị là phải biết tìm cách đến được các nhà cung cấp có nguồn lực tin cậy,ổn định và giá cảhợp lý và cao hơn là có tính nhân đạo.

Sức ép của các nhà cungứng sẽ gia tăng trong những trường hợp sau:

Một số công ty độc quyền cung cấp

Không có sản phẩm thay thế

Nguồn cungứng trở nên khó khăn

Nhà cung cấp đảm bảo yếu tố đầu vào quan trọng nhất cho doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

- Ngoài ra, trong môi trường nghành còn có nhân tố khác như sự phát triển của hoạt động môi giới, hoạt động tư vấn kinh doanh; sức ép của các sản phẩm thay thế cũng ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụsản phẩm.

1.1.3.2. Yếu tố bên trong doanh nghiệp a. Yếu tốvềcon người

Khả năng về con người: Thểhiệnởtrìnhđộ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụcủa đội ngũ cán bộkhoa học kỹthuật, công nhân viên trong doanh nghiệp.

b. Yếu tốvềtài chính

Khả năng về vốn của doanh nghiệp có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp có khối lượng vốn kinh doanh lớn có thểsửdụng tốt chính sách cạnh tranh bằng giá cả để tăng tiêu thụ, có khả năng đầu tư một cách tốt nhất về cơ sởvật chất kỹthuật và dây chuyền công nghệ đểtạo ra sản phẩm có chất lượng cao, dễ dàng được khách hàng chấp nhận, cũng như doanh nghiệp có thể đứng vững được trước những cuộc khủng hoảng vềtài chính, những biến động vềchính trị –xã hội.

c. Tiềm lực vô hình

Nhãn hiệu sản phẩm và mối quan hệ của doanh nghiệp: Sự nổi tiếng của nhãn hiệu sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn tới khối lượng tiêu thụ của doanh nghiệp. Nhãn hiệu càng nổi tiếng thì khả năng gây sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm càng cao, doanh nghiệp càng có khả năng bán được nhiều sản phẩm. Bên cạnh đó, các mối quan hệcủa doanh nghiệp như các mối quan hệvới khách hàng, các ngân hàng, các cơ quan tài chính, các tổ chức chính trị, các cơ quan nhà nước... sẽ tạo ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội bán hàng, khả năng huy động vốn...

d. Trìnhđộtrang thiết bịcông nghệ

Đây là nhân tố hữu hình quan trọng phục vụ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đem lại sức mạnh kinh doanh cho công ty trên cơ sở mức sinh lợi của tài sản. Nó thể hiện bộ mặt của công ty, đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh. Ngày nay, với xu thếngày càng phát triển thì nhu cầu của con người càng cao tạo điều kiện thuận lợi cho công ty không ngừng nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm và hạgiá thành sản phẩm, từ đó tăng lợi nhuận.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

e. Trìnhđộtổchức, quản lý của công ty

Thể hiện ở khả năng sắp xếp và tổchức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng bố trí đúng người, đúng việc của những người lãnhđạo doanh nghiệp.

Thểhiện trìnhđộ tổchức sản xuất, đảm bảo tính tối ưu trong tổchức dây chuyền sản xuất, cho phép công ty khai thác tới mức tối đa các yếu tốcông nghệsản xuất. Cụ thể, nó thểhiện trình độphối hợp của các bộ phận trong công ty trên cơ sở hỗtrợ lẫn nhau làm cho việc sửdụng đầu vào tối ưu nhất. Nhân tốnày giúp công ty sửdụng tiết kiệm và hợp lý các yếu tốvật chất và giúp các nhà lãnh đạo đưa ra các chính sách kịp thời và chính xác.

f. Hệ thống mạng lưới phân phối của doanh nghiệp

Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp được tổ chức, quản lý và điều hành một cách hợp lý thì nó sẽ là một phương tiện có hiệu quả để tiếp cận khách hàng. Doanh nghiệp thu hút khách hàng bằng cách chinh phục (hình thức mua bán, thanh toán, vận chuyển) hợp lý nhất.

1.1.3.3. Các yếu tố liên quan đến sản phẩm

Giá cả:

Khi thực hiện hành vi mua hàng, điều mà khách hàng chú ý đến đầu tiên bên cạnh độthoảdụng đó là giá cảsản phẩm. Chính vì vậy, giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khách hàng sẽ dễ dàng chấp nhận mua một sản phẩm có chất lượng cao và giá cảphảichăng.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng biết rằng giá cả là thông số ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung - cầu trên thị trường. Quy luật cầu cho chúng ta biết rằng: nhu cầu về một loại hàng hoá sẽ tăng khi giá của loại hàng hoá giảm và sẽ giảm khi giá hàng hoá đó tăng. Vì vậy, việc xác định giá đúng đắn là điều kiện rất quan trọng để doanh nghiệp đẩy mạnh mức tiêu thụ, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như tạo được một chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm của mình.

Chất lượng sản phẩm:

“Chất lượng sản phẩm là hệthống những đặc tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông sốcó thể đo được hoặc so sánh được phù hợp với những điều kiện kỹthuật hiện tại và thoảmãnđược những nhu cầu nhất định của xã hội’’.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

Trong thời buổi kinh tế thị trường, với sự có mặt của một khối lượng hàng hoá khổng lồ, phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, thì chất lượng sản phẩm đã trở thành một vấn đề cạnh tranh, nó được đặt lên hàng đầu và gắn liền với công tác tiêu thụ. Sản phẩm có chất lượng càng cao thì uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng càng lớn, có khả năng cạnh tranh hơn đối với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận và cuối cùng là doanh nghiệp sẽ bán được nhiều hàng, từ đó đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh: “Vấn đềchính là chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp phải luôn đạt tới mức cao so với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác và chất lượng đó luôn được giữhoặc nâng cao hơn”.

Sự đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã:

Xây dựng được một cơ cấu sản phẩm hợp lý sẽgiúp cho doanh nghiệp có thể đáp ứng được một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất các loại nhu cầu trên thị trường về chủng loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh từ đó có thể giảm bớt chi phí, tăng doanh số và đạt được mục tiêu cuối cùng đó là hiệu quả kinh doanh và thu được lợi nhuận cao nhất.

1.2. Khái quát vềphân bón NPK

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Công ty nên xây dựng hệ thống các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của công ty ở các thị trường nhỏ hơn để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ vì thông qua

Điều kiện hiện tại đặt ra cho nhà quản trị của công ty chính là việc xem xét các ý kiến đánh giá của khách hàng về các yếu tố tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của

Việc phân phối hàng hoá và các kênh tiêu thụ chính là những quyết định đưa nhằm hàng hoá về tay người sản xuất đến người tiêu thụ cuối cùng thông qua các hình

Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế là đơn vị kinh doanh trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty trong việc báo cáo tình hình

Đây là giai đoạn đầu tiên cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.Mục đích là nghiên cứu khả năng tiêu thụ hàng hóa trên một địa bàn trong một

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp, củng cố vị trí và thế lực

Hiểu theo nghĩa rộng: Tiêu thụ hàng hóa là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu doanh nghiệp cần thoả mãn,

Đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường có vai trò giúp doanh nghiệp xác định được quan hệ mua bán, vai trò của từng khu vực thị