• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: TẾT TRUNG THU THẬT LÀ VUI!

( Thực hiện từ ngày 28/09/2020 đến ngày 02/10/2020)

(2)

Thời gian TH: Số tuần: 3 tuần;

Tên chủ đề nhánh 1:

Thời gian TH: Số tuần: 1 tuần A. TỔ CHỨC CÁC

Hoạt

động Nội dung Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị

Đón trẻ

- Chơi

- Thể

dục sáng

* Đón trẻ- chơi tự chọn - Đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ

* Cất đồ dùng cá nhân cho trẻ

- Chơi với đồ chơi theo ý thích - Cho trẻ quan sát tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi trung thu

* Điểm danh- Trò chuyện buổi sáng

- Trò chuyện về tết trung thu

* Thể dục sáng

Thứ 2.4,6 tập theo nhạc “Đêm trung thu”

Thứ 3,5 tập theo nhịp đếm với các động tác phát triển chung:

+ ĐT hô hấp: Gà gáy

+ ĐT lưng bụng: Cúi người về phía trước

+ ĐT tay: Đưa hai tay sang ngang gập tay trước ngực + ĐT chân: Ngồi khuỵu gối + ĐT bật nhảy: Bật tại chỗ

- Cô nắm được tình hình sức khỏe của trẻ, những yêu cầu, nguyện vọng của phụ huynh khi đưa con em mình đến lớp - Nhằm phát hiện những đồ vật, đồ chơi không an toàn ở trong ba lô

- Rèn cho trẻ thói quen ngăn nắp, gọn gang.

- Tạo cảm giác thoải mái trước khi vào giờ học - Trẻ dạ cô khi gọi đến tên,

- Trẻ biết về ngày tết trung thu và các loại đồ chơi ngày trung thu

- Phát triển thể lực và rèn luyện sức khoẻ cho trẻ - Trẻ biết tập các động tác thể dục theo cô

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động đoàn kết

- Thông thoáng lớp học, khăn mặt, ca,cốc…

sạch sẽ

- Đồ chơi

- Bút, Sổ điểm danh Nội dung trò chuyện về tết trung thu - Sân trường sạch, sẽ, mũ cho trẻ đội nếu trời nắng

(3)

Tết trung thu thật là vui!

Từ ngày 28/09/2020 đến ngày 02/10/2020) HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ - Cô vệ sinh lớp sạch sẽ, đón trẻ niềm nở.

- Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ và cất đồ dùng cho trẻ đúng nơi quy định

- Trao đổi cùng phụ huynh về sức khỏe của trẻ, trò chuyện với phụ huynh

- Cô cho trẻ về các góc chơi, cô nhắc trẻ chơi đoàn kết.

Cô bao quát và chơi với trẻ nhút nhát để trẻ bạo dạn và hào hứng khi đến lớp

- Nhắc trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi, khi chơi xong cất đồ chơi đúng nơi quy định

- Hướng trẻ chú ý đến chủ đề “ Bé vui tết trung thu”

- Cho trẻ quan sát tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi trung thu - Cô điểm danh trẻ theo sổ và yêu cầu những trẻ được cô gọi đến tên thì đứng dậy dạ cô

- Cô cùng trẻ trò chuyện về ngày tết trung thu

+ Các con biết sắp đến ngày gì không? Tết trung thu các con làm gì? Bố mẹ mua cho con đồ chơi gì? Khi chơi đồ chơi các con phải như thế nào? Có được phá hỏng đồ chơi không?

- GD trẻ giữ gìn đồ chơi, vâng lời khi đi chơi Ổn định: Cô kiểm tra sức khỏe trẻ.

a. Khởi động: Cô cho trẻ tập đội hình đội ngũ dóng hàng, quay trái quay phải, dãn hàng.

b.Trọng động:

* Bài tập phát triển chung: Cô tập mẫu và cho trẻ tập theo cô 2 lần x 4 nhịp. Cô quan sát động viên trẻ tập cùng cô

* Trò chơi vận động: Cô nói tên trò chơi, cách chơi. Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Nhận xét trẻ chơi

c. Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng dồn hàng vàolớp.

- Trẻ lễ phép chào hỏi

- Trẻ chơi ở các góc

- Trẻ trò chuyện cùng cô

- Trẻ dạ cô khi gọi đến tên

- Trò chuyện cùng cô và các bạn

- Trẻ xếp hàng theo 3 tổ

- Trẻ tập theo yêu cầu của cô

A. TỔ CHỨC CÁC

(4)

động Nội dung Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động góc

- Hoạt động chơi tập

* Bé chơi thao tác vai - Chị Hằng Nga, Chú cuội - Chơi bán hàng.

* Bé xem sách truyện

- Xem sách, truyện tranh, xem ảnh về ngày tết trung thu

*Hoạt động với đồ vật:

- Lắp ghép đèn lồng

* Bé chơi với hình và màu - Vẽ ông trăng

- Cùng cô vẽ tranh trang trí lớp đón tết Trung thu

- Chơi bán hàng.

*Bé thực hành kỹ năng:

- Tập luồn dây qua lỗ - Tập buộc dây

* Ca sĩ tí hon

- Hát các bài hát trong chủ đề : Tết trung thu thật là vui

- Sử dụng các dụng cụ âm nhạc biểu diễn văn nghệ

- Trẻ nhập vai chơi và thao tác với vai chơi

- Trẻ biết cách dở sách truyện xem hình ảnh về ngày tết trung thu

- Trẻ phối hợp với nhau theo nhóm chơi đúng cách khi chơi từ thỏa thuận đến nội dung chơi theo sự gợi ý của cô - Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi để thực hiện nhiệm vụ chơi

- Trẻ biết phối hợp với nhau để lắp ghép đèn lồng

- Trẻ sử dụng sáp màu vẽ ông trăng, trang trí lớp đón trung thu

- Trẻ phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay - mắt trong các hoạt động

- Trẻ thể hiện các bài hát trong chủ đề và tập sử dụng các dụng cụ âm nhạc

- Đồ chơi thao tác vai - Sách truyện tranh về trung thu - Gạch, gỗ, thảm cỏ, cây, hoa - Bộ lắp ghép

- Sáp màu, sách tranh trung thu

- Dây xâu, hoa lá cho trẻ

xâu

- Dụng cụ âm nhạc

(5)

1. Trò chuyện với trẻ

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề 2. Giới thiệu góc chơi

- Cô giới thiệu nội dung chơi

- Cô hỏi trẻ: Gia đình có những ai? Công việc thái độ của từng người như thế nào? Người nấu ăn sẽ nấu những món gì? Khi bán hàng thì phải như thế nào? Ai thích chơi ở góc chơi này?

- Thế trò chơi ở góc HĐVĐV các con thích làm gì?

Cách lắp ghép đèn lồng như thế nào? Cô giới thiệu một vài nguyên vật liệu quan trọng

- Cô giới thiệu tiếp nội dung chơi ở các góc còn lại, đàm thoại tương tự với trẻ về cách dở sách, cách vẽ ông trăng...

3. Cho trẻ chọn góc chơi

- Cho trẻ lên lấy kí hiệu về góc chơi của mình.

4. Cô và trẻ phân vai chơi

- Góc thao tác vai bạn nào sẽ đóng vai bố ( me, các con), Ai là chị Hằng? Ai là Chú Cuội?

5. Giáo viên quan sát hướng dẫn trẻ chơi

- Cô hướng dẫn cụ thể đối với từng trẻ. Đối với trò chơi khó như cô đóng vai chơi cùng trẻ, gợi mở để trẻ hoạt động tích cực hơn. Cô cho trẻ liên kết giữa các góc chơi 6. Nhận xét góc chơi

- Cô nhận xét từng nhóm: Cô xuống nhóm nhận xét trẻ trong quá trình chơi, gợi ý để trẻ tự nhận xét vai chơi của nhóm mình về thao tác vai chơi, sản phẩm tạo được trong nhóm Cô nhận xét ưu điểm, tồn tại của cá nhân, của nhóm sau đó nhắc trẻ cất đồ chơi.

- Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên dương những nhóm chơi tiêu biểu tạo được sản phẩm, có ý thức, nề nếp cất lấy đồ chơi, sự giao tiếp của trẻ trong các nhóm chơi.

7. Củng cố- tuyên dương

- Động viên cả lớp và mở rộng nội dung chơi buổi sau

- Trẻ trò chuyện cùng cô

- Trẻ lắng nghe

- Thoả thuận chơi cùng cô

- Trẻ giải quyết các tình huống cô đưa ra.

A. TỔ CHỨC CÁC

(6)

động Nội dung Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động ngoải

trời - Hoạt

động chơi

tập

1. Hoạt động có mục đích:

* Thứ 2:

- Quan sát mâm cỗ tết trung thu

* Thứ 5:

- Quan sát quang cảnh, đồ chơi trong ngày tết trung thu.

* Thứ 6:

- Trò chuyện về các hoạt động ngày tết trung thu.

- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Trẻ được quan sát, dạo chơi trên sân trường, biết tên gọi các đồ chơi ngoài trời.

- Trau dồi óc quan sát, khả năng dự đoán của trẻ - Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần tập thể.

- Sân trường sạch sẽ

- Đồ chơi ngoài trời

2. Trò chơi vận động

* Thứ 2:

- Chơi Về đúng nhà, Chi chi chành chành

* Thứ 5:

- Nhà bạn trai, bạn gái, nu na nu nống

* Thứ 6:

- Ai nhanh hơn, kéo cưa

- Trẻ biết được tên của các trò chơi, luật chơi và cách chơi

- Trẻ biết chơi các trò chơi cùng cô

- Phát triển thị giác và thính giác cho trẻ

- Vận động nhẹ nhàng nhanh nhẹn qua các trò chơi

3. Chơi tự do

- Chơi với vòng, phấn, lá.

- Chơi với đồ chơi ngoài trời.

- Giúp trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh chung , biết làm đồ chơi, giữ gìn vệ sinh môi trường.

- Trẻ được chơi đồ chơi ngoài sân trường. Thỏa mãn nhu cầu vui chơi

- Vòng, phấn, lá cây, đồ chơi

(7)

* Quan sát mâm cỗ tết trung thu:

- Cô cho trẻ quan sát và trò chuyện cùng trẻ về các loại hoa quả trong mâm ngũ quả.

- Cô giáo dục giá trị dinh dưỡng cho trẻ.

* Quang cảnh, đồ chơi trong ngày tết Trung thu:

- Cô cho trẻ quan sát các đồ chơi trong ngày trung thu và gọi tên.

- Cô giáo dục trẻ biết bảo vệ không phá hỏng đồ chơi khi chơi phải đoàn kết.

* Trò chuyện về các hoạt động ngày tết trung thu:

- Cô cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện về các hoạt động trong ngày tết trung thu.

- Giáo dục trẻ khi tham gia các hoạt động phai đoàn kết, lành mạnh và an toàn.

- Trẻ quan sát và trả lời các câu hỏi

- Trẻ quan sát quang cảnh

- Trẻ trò chuyện cùng cô

* Cô giới thiệu tên trò chơi,cách chơi, luật chơi

- TC: Về đúng nhà: Trẻ đi vòng tròn hát bài hát trong chủ đề khi có hiệu lệnh về đúng nhà mình. Ai về sai...

- TC: Chi chi chành chành: Ngửa bàn tay và ngón trỏ chỉ vào lòng bàn tay cùng đọc đồng dao đến câu cuối thì chụp tay vào...

- TC: Nu na nu nống: Duỗi chân đọc đồng dao đến câu chân thò thụt thì thụt 1 chân vào...

- Tổ chức cho trẻ chơi.Cô quan sát, động viên khích lệ trẻ chơi. Cô nhận xét trẻ chơi

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi trò chơi

- Cô cho trẻ ra sân, cô giới thiệu các đồ chơi và trò chơi : Nhặt lá tre làm thuyền, vẽ phấn trên sân.... bạn nào thích chơi trò gì thì hãy tìm cho mình một trò chơi.

– Cho trẻ chơi tự do vẽ phấn theo ý thích của mình.

- Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát, chú ý bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.

- Cuối mỗi buổi chơi cô nhận xét trẻ chơi.

- Lắng nghe

- Trẻ chơi

A. TỔ CHỨC CÁC

(8)

động Nội dung hoạt động Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động ăn

- Trước khi trẻ ăn

- Trong khi ăn

- Sau khi ăn

- Đảm bảo vệ sinh cho trẻ trước khi ăn

- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ, giúp trẻ ăn hết suất, đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi ăn.

- Hình thành thói quen cho trẻ sau khi ăn biết để bát, thìa, bàn ghế đúng nơi qui định. Trẻ biết lau miệng, đi vệ sinh sau khi ăn xong

- Nước cho trẻ rửa tay, khăn lau

tay, bàn ghế, bát

thìa - Đĩa đựng cơm rơi, khăn lau

tay - Rổ đựng bát,

thìa

Hoạt động ngủ

- Trước khi trẻ ngủ

- Trong khi trẻ ngủ

- Sau khi trẻ ngủ

- Nhắc trẻ đi vệ sinh, hình thành thói quen tự phục vụ

- Giúp trẻ có một giấc ngủ ngon, an toàn. Phát hiện xử lí kịp thời các tình huống xảy ra khi trẻ ngủ

- Tạo cho trẻ thoải mái sau giấc ngủ trưa, hình thành cho trẻ thói quen tự phục vụ.

- Kê phản ngủ, chiếu,

phòng ngủ thoáng

mát

- Tủ để xếp gối sạch sẽ

(9)

- Hướng dẫn trẻ rửa tay, cô kê, xếp bàn ghế cho trẻ ngồi vào bàn ăn

- Giáo viên vệ sinh tay sạch sẽ, chia cơm cho trẻ, giới thiệu các món ăn, vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ

- Nhắc nhở trẻ không nói chuyện cười đùa trong khi ăn, động viên trẻ ăn hết suất, cô quan tâm đến những trẻ ăn chậm, trẻ biếng ăn để động viên giúp đỡ trẻ ăn hết suất của mình

- Nhắc trẻ ăn xong mang bát thìa xếp vào rổ, xếp ghế vào đúng nơi qui định

- Cho trẻ đi vệ sinh, lau miệng, uống nước - Cô bao quát trẻ

- Trẻ rửa tay ngồi vào bàn ăn

- Trẻ ăn cơm và giữ trật tự trong khi ăn.

- Trẻ đi vệ sinh

- Cô nhắc trẻ đi vệ sinh, xếp dép lên giá, cho trẻ vào chỗ ngủ của mình, nhắc trẻ không nói chuyện cười đùa

- Quan sát, sửa tư thế ngủ cho trẻ, cô thức để bao quát trẻ trong khi ngủ để phát hiện kịp thời và xử lí các tình huống xảy ra trong khi trẻ ngủ

- Đánh thức trẻ dậy nhẹ nhàng để trẻ tỉnh ngủ, nhắc trẻ tự cất gối vào nơi qui định, cho trẻ đi vệ sinh sau đó về chỗ ngồi.

- Trẻ vào chỗ ngủ

- Trẻ ngủ

- Trẻ cất gối vào nơi qui định, trẻ đi vệ sinh xếp bát thìa vào rổ

A.

TỔ CHỨC CÁC

(10)

động Nội dung hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị

Chơi hoạt động theo ý

thích - Chơi,

tập

*Vận động nhẹ ăn quà chiều

* Hoạt động chơi tập

- Chơi vận động: Những ngón tay xinh

- Trò chơi vận động: “ Ném bóng vào lưới”

- Tô màu đèn lồng

- Trò chơi “ nu na, nu nống”

- Ôn bài thơ: “ Trăng”

- Xem bạn nào cao hơn, bạn nào thấp hơn

- Chơi với các dụng cụ âm nhạc

- Trẻ thấy thoải mái sau khi ngủ dậy

- Trẻ ăn hết xuất ăn chiều của mình

- Củng cố các kiến thức kĩ năng đã học

- Trẻ được làm quen trước với bài mới giúp trẻ học dễ dàng hơn trong hoạt động chơi tập có chủ đích

- Quà chiều - Các trò chơi vận động - Tranh bạn trai bút màu…

Ăn chính

- Trước khi trẻ ăn - Trong khi ăn

- Sau khi ăn

- Đảm bảo vệ sinh cho trẻ trước khi ăn

- Tạo không khí vui vẻ, giúp trẻ ăn hết suất, đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi ăn

- Hình thành thói quen cho trẻ sau khi ăn biết để bát, thìa, bàn ghế đúng nơi qui định. Trẻ biết lau miệng, đi vệ sinh sau khi ăn xong

- Nước cho trẻ rửa tay, khăn lau

tay, bàn ghế, bát

thìa - khăn lau tay

Chơi/

Trả trẻ

* Biểu diễn văn nghệ, nêu gương

*Vệ sinh

*Trả trẻ

- Trẻ nêu được các tiêu chuẩn bé ngoan, nhận xét các bạn trong lớp.

- Trẻ sạch sẽ gọn gàng trước khi ra về

- Rèn kĩ năng chào hỏi lễ phép cho trẻ

- Dụng cụ âm nhac - Bảng bé ngoan, cờ, trang phục trẻ gọn gàng

(11)

- Cô cho trẻ đứng dậy xếp hàng và vận động nhẹ nhàng theo bài hát

- Cô cho trẻ nhẹ nhàng vào bàn ăn chia đồ ăn cho trẻ và cho trẻ ăn

- Cô bao quát trẻ ăn động viên trẻ ăn hết xuất

- Cô cho trẻ ôn luyện những kiến thức đã học buổi sáng.

- Cô cho trẻ làm quen với kiến thức với các trò chơi mới, bài thơ, bài hát, truyện kể

- Cô nói tên trò chơi và đồ chơi mà trẻ sẽ được chơi . - Cô cho trẻ tự chọn đồ chơi và trò chơi để chơi theo nhu cầu và khả năng của trẻ.

- Cô quan sát và chơi cùng trẻ.

- Khi hết giờ chơi cô cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng.

- Trẻ xếp hàng vận động

- Trẻ ăn quà chiều

- Trẻ ôn lại bài buổi sáng

- Trẻ làm quen kiến thức mới

- Trẻ chơi đồ chơi, trò chơi cùng cô và các bạn

- Hướng dẫn trẻ rửa tay, cô kê, xếp bàn ghế cho trẻ ngồi vào bàn ăn

- Giáo viên chia đồ ăn cho trẻ, giới thiệu các món ăn, vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ

- Nhắc nhở trẻ không nói chuyện cười đùa trong khi ăn, cô quan tâm đến những trẻ ăn chậm, trẻ biếng ăn để động viên giúp đỡ trẻ ăn hết suất của mình

- Nhắc trẻ ăn xong mang bát thìa xếp vào rổ - Cho trẻ đi vệ sinh, lau miệng, uống nước

- Trẻ ngồi vào bàn ăn

- Trẻ lắng nghe

- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ các bài hát trong chủ đề - Cho trẻ nêu tiêu chuẩn bé ngoan, trẻ nhận xét mình và nhận xét bạn. Cô nhận xét chung, cho trẻ cắm cờ

- Cô vệ sinh sạch sẽ, chỉnh sửa trang phục cho trẻ - Cô gọi tên trẻ nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ và lấy đồ dùng cá nhân cho trẻ.

- Trẻ biểu diễn văn nghệ

- Trẻ cắm cờ

- Trẻ chào cô chào bố mẹ

B. HOẠT ĐỘNG HỌC - HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH

(12)

TÊN HOẠT ĐỘNG : THÊ DỤC

VĐCB: Nhún bật tại chỗ Trò chơi : “ Kéo cưa lửa xẻ”

Hoạt động bổ trợ: Âm nhạc: Đoàn tàu nhỏ xíu I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết và nhớ được tên bài tập : nhún bật tại chỗ.

- Biết cách bật tại chỗ và tập bài tập phát triển chung - Trẻ biết cách chơi trò chơi

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát ghi nhớ có chủ định

- Phát triển thể lực, sức mạnh đôi bàn chân cho trẻ 3. Thái độ:

- Trẻ có ý thức kỷ luật tốt, chăm chỉ tập thể thao II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của giáo viên và trẻ:

- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.

- Dàn treo đồ chơi

- Nhạc bài : Bóng tròn to, Đoàn tầu nhỏ xíu

2. Địa điểm tổ chức: sân trường thoáng mát sạch sẽ III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức - Cô trò chuyện với trẻ.

+ Đi nhà trẻ các con thấy có vui không?

+ Để đi trẻ được các con cần có sức khỏe như thê nào?

+ Để có sức khỏe tốt cần phải làm gì?

- Giáo dục trẻ chăm tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh

- Hôm nay cô và chúng ình cùng tập bài tập nhún bật tại chỗ để có một đôi chân mạnh khỏe dẻo dai nhé!

2. Hướng dẫn

2.1. Hoạt động 1: Khởi động:

- Cô bật nhạc, hướng trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu : Đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy

- Trẻ trò chuyện cùng cô - Có ạ !

- Khỏe mạnh - Tập thể dục - Trẻ lắng nghe

- Trẻ đi khởi động theo hiệu

(13)

- Cho trẻ về thành 2 hàng ngang 2.2. Hoạt động 2: Trọng động:

* Tập bài tập phát triển chung:

- Cho trẻ tập bài tập phát triển chung theo nhạc

“Quả bóng”:

+ ĐT lưng bụng: Cúi người về phía trước

+ ĐT tay: Đưa hai tay sang ngang gập tay trước ngực

+ ĐT chân: Ngồi khuỵu gối + ĐT bật nhảy: Bật tại chỗ

- Cô giới thiệu động tác tập mẫu cho trẻ tập theo cô mỗi động tác 2 lần 4 nhịp

- Trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau * Vận động cơ bản: “Nhún bật tại chỗ”

- Cô giới thiệu vận động:

+ Cô làm mẫu lần 1 : cho trẻ quan sát: Không phân tích

+ Làm mẫu lần 2: Vừa làm vừa phân tích TTCB: Hai tay chống hông, mắt nhìn thẳng TH : Khi có hiệu lệnh “ Bật ” : Cô chụm chân khuỵu gối bật lên cao và tiếp đất bằng 2 mũi bàn chân sau đó bằng cả bàn chân

+ Cô tập mẫu lần 3: Tập lại toàn bộ động tác - Cô gọi 1 - 2 trẻ lên thực hiện mẫu, cô quan sát sửa sai cho trẻ

- Trẻ thực hiện:

- Cô tổ chức lần lượt cho 2 trẻ ở đầu hàng thực hiện thực hiện xong nhắc trẻ về cuối hàng đứng.

- Trẻ thực hiện theo hình thức thi đua theo tổ, nhóm, cá nhân.

- Cô bao quát trẻ, chú ý sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ.

- Cô gọi 1 -2 trẻ lên nhắc lại tên bài học và cho trẻ tập để củng cố bài

* Trò chơi vận động: “Kéo cưa lửa xẻ”

- Cách chơi: Hai người ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau. Vừa hát vừa kéo tay và đẩy

- Trẻ tập theo cô

- Mỗi động tác 2 lần x 4 nhịp

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ quan sát cô làm mẫu

- Trẻ lên tập mẫu

- Trẻ thực hiện theo cá nhân, theo tổ, nhóm

- Nhắc lại

- Lắng nghe

(14)

hai người.

Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần. Bài hát có thể là:

Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ Hoặc:

Kéo cưa lừa xẻ Làm ít ăn nhiều Nằm đâu ngủ đấy

Nó lấy mất của Lấy gì mà kéo - Cô cho trẻ chơi 1-2 lần

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ 2.3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh:

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng sân 3. Kết thúc

- Cô hỏi lại trẻ tên vận động

- Giáo dục trẻ chăm tập thể dục, ăn đủ chất dinh dưỡng

- Cô nhận xét trẻ, tuyên dương trẻ

- Động viên khích lệ những trẻ tham gia hoạt động còn nhút nhát

- Trẻ chơi

- Trẻ hổi tĩnh nhẹ nhàng

* Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật: về tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ):

...

...

...

...

...

...

...

...

...

(15)

TÊN HOẠT ĐỘNG: VĂN HỌC Thơ: Trăng

Hoạt động bổ trợ: Âm nhạc : Chiếc đèn ông sao I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ lắng nghe cô đọc bài thơ cảm nhận được vần điệu của bài thơ - Trẻ đọc thơ cùng cô

2. Kỹ năng:

- Phát triển kĩ năng chú ý ghi nhớ có chủ đích - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ

3. Thái độ:

- Trẻ yêu thích hứng thú tham gia hoạt động II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dựng của giáo viên và trẻ:

- Tranh thơ “Trăng”

2. Địa điểm tổ chức: Tại lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Cô và trẻ hát bài hát “ Chiếc đèn ông sao”

- Cô và trẻ cùng trò truyện về bài hát:

+ Các con hát bài hát gì?

+ Trong bài hát nhắc đến ngày gì?

- Giáo dục : Các con ạ! Ngày 15/08 hàng năm là ngày tết trung thu. Đây là ngày tết cho mọi người và đặc biệt là trẻ em rất mong đợi còn gọi là ngày tết trông trăng nữa đấy!

- Hôm nay cô và các con cùng nhau đọc bài thơ : “Trăng” của nhà thơ Đỗ Hải nhé!

2. Hướng dẫn

2.1. Hoạt động 1: Đọc thơ cho trẻ nghe

- Cô đọc thơ diễn cảm lần 1: diễn cảm cùng với điệu bộ cử chỉ

+ Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?

+ Bài thơ của nhà thơ nào?

* Cô đọc thơ lần 2: (Kết hợp tranh)

* Giảng nội dung: Bài thơ nói về ông trăng tròn như quả bóng lửng lơ ở trên trời không rơi, như thể

- Trẻ hát

- Chiếc đèn ông sao - Trẻ trả lời theo ý hiểu - Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Bài thơ Trăng - Nhà thơ Đỗ Hải - Lắng nghe

(16)

2.2. Hoạt động 2: Đàm thoại + Cô vừa đọc bài thơ có tên là gì?

+ Bài thơ nhắc đến cái gì ? + Mặt trăng được ví như cái gì?

+ Trăng tròn như cái gì?

+ Chúng mình được nhìn thấy ông trăng chưa?

+ Chúng mình thấy ông trăng như nào?

+ Ông trăng thường tròn vào ngày nào?

- Tóm lại và giáo dục trẻ: Ông trăng được ví nhứ cái đĩa, tròn như quả bóng lơ lủng mà không rơi. Ông trăng thường sáng vào những ngày rằm nhất là ngày tết trung thu đấy!

2.3. Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ - Cô dạy trẻ đọc từng câu 1.

- Cô cho cả lớp đọc 3-4 lần - Cô cho 3 tổ cùng thi đua nhau.

- Cô cho cá nhân trẻ đọc

- Trong quá trình trẻ đọc cô sửa sai, sửa ngọng nếu có.

- Động viên khích lệ trẻ đọc to, rõ ràng và đúng giọng điệu bài thơ

3. Kết thúc

- Hôm nay cô dạy chúng mình bài thơ gì?

- Cô giáo dục trẻ khi đi chơi trung thu phải ngoan không chạy nhảy, phải biết nghe lời ông bà bố mẹ.

- Cô nhận xét trẻ, tuyên dương trẻ

- Động viên khích lệ những trẻ tham gia hoạt động còn nhút nhát

- Trăng - Mặt trăng - Quả bóng - Cái đĩa - Trẻ trả lời - Tròn, sáng

- Ngày tết trung thu - Trẻ lắng nghe

- Trẻ đọc thơ theo tổ nhóm cá nhân

* Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật: về tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ):

...

...

...

...

(17)

...

Thứ 4 ngày 30 tháng 09 năm 2020 TÊN HOẠT ĐỘNG: NHẬN BIẾT

Tết trung thu

Hoạt động bổ trợ: Trò chơi: Bày mâm ngũ quả, ca hát đón tết trung thu I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết được ngày tết trung thu có các loại bánh nướng , bánh dẻo, các loại quả, đèn lồng, đèn ông sao, đêm có trăng sáng.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng phát âm cho trẻ - Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định.

3. Thái độ

- Trẻ hưng thú với hoạt động

- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn lễ phép cùng nhau múa hát vui tết trung thu II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của giáo viên vè trẻ:

- Tranh các bạn đang cùng vui trung thu múa hát, phá cỗ, các loại quả, các loại bánh.

2. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức:

- Cô và trẻ hát bài hát “Rước đèn dưới trăng”

- Cô và trẻ cùng trò truyện về bài hát:

+ Các con hát bài hát gì?

+ Trong bài hát nhắc đến gì?

+ Trăng sáng nhất ngày nào?

+ Trung thu các con được làm những gì?

- Giáo dục : Các con ạ! Ngày 15/08 hàng năm là ngày tết trung thu vào ngày này trăng rất sáng.

Trăng sáng soi lối cho các bạn nhỏ đi rước đèn đấy.

Khi đi rước đèn nhớ phải ngoan đi theo người lớn không chạy nhảy linh tinh các con nhớ chưa?

2. Hướng dẫn

2.1. Hoạt động 1: Quan sát- đàm thoại.

- Cô đưa tranh về ngày tết trung thu cho trẻ quan sát

- Trẻ hát cùng cô

- Tết trung thu

- Trẻ trả lời theo ý hiểu - Trẻ lắng nghe

- Trẻ quan sát

(18)

+ Bức tranh vẽ gì đây?

- Cho trẻ đọc “Tết trung thu”

+ Trong bức tranh này có gì?

- Cho trẻ đọc “Đèn ông sao”

+ Có mấy chiếc đèn ông sao?

+ Đèn ông sao có màu gì?

+ Ở giữa bức tranh có gì?

- Cho trẻ đọc “ Mâm ngũ quả”

+ Trong mâm ngũ quả có những quả gì?

+ Còn có bánh gì đây?

+ Bánh nướng , bánh dẻo có hình gì nhỉ?

+ Ngoài quả còn có những đồ chơi gì đây?

+ Khi chơi đồ chơi các con phải như thế nào?

+ Đi chơi cùng gia đình thì phải làm sao?

=> Tóm lại: Ngày 15/08 hàng năm là ngày tết trung thu đấy, ngày này trăng rất tròn và sáng để cho các bạn nhỏ chúng mình đi chơi rước đèn phá cỗ cùng với gia đình đấy! Tết trung thu có bánh nướng, bánh dẻo, các loại quả và ngoài ra còn có rất nhiều đồ chơi như múa sư tử, đèn lồng, đèn ông sao đấy. Chúng mình nhớ khi đi chơi với gia đình thì phải ngoan không chạy linh tinh và khi chơi đồ chơi phải biết giữu gìn các con nhớ chưa nào?

2.2. Hoạt động 2: Mở rộng:

- Ngoài tết trung thu còn có những ngày tết khác như ngày tết nguyên đáng, tết thiều nhi, tết nguyên tiêu các con ạ!

2.3. Hoạt động 3: Luyện tập củng cố Luyện tập

* Trò chơi: Bày mâm ngũ quả

- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội, phát cho mỗi đội 1 chiếc mâm và 1 rổ quả và bánh. Hai đội thi bày mâm ngũ quả trong ngày tết trung thu

* Trò chơi: " Ca hát đón tết trung thu"

- Cách chơi: Cô và trẻ cùng múa hát các bài hát về tết trung thu, múa sư tử để đón trung thu

- Đèn ông sao - Trẻ đọc - Trẻ đếm

- Màu xanh, màu đỏ - Mâm ngũ quả - Trẻ đọc

- Trẻ kể tên các loại quả - Bánh nướng, bánh dẻo - Bánh nướng hình vuông, bánh dẻo tròn

- Đèn lồng, múa sư tử - Giữ gìn đồ chơi - Ngoan ngoãn - Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

(19)

- Nhận xét trẻ chơi Củng cố

- Hỏi trẻ tên hoạt động

- Giáo dục: Trẻ biết giữu gìn đồ chơi, khi đi chơi cùng gia đình phải ngoan không chạy linh tinh, phải đi cùng người lớn

3. Kết thúc

- Cô nhận xét trẻ, tuyên dương trẻ

- Động viên khích lệ những trẻ tham gia hoạt động còn nhút nhát

- Trẻ lắng nghe

* Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật: về tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ):

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

(20)

...

...

Thứ 5 ngày 01 tháng 10 năm 2020 TÊN HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT

Xâu vòng hoa tặng chị Hằng Hoạt động bổ trợ: Âm nhạc: Đêm trung thu

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU 1. Kiến thức:

- Trẻ biết tay phải cầm dây, tay trái cầm hoa để xâu các vòng hoa thành vòng tặng chị Hằng.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay

- Phát triển óc quan sát chú ý ghi nhớ có chủ định cho trẻ 3. Thái độ

- Trẻ kiên trì tạo ra sản phẩm của mình.

- Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của giáo viên và trẻ

- Vòng xâu mẫu, hạt vòng, dây xâu cho cô và trẻ.

2. Địa điểm tổ chức: Tổ chức trong lớp III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Cô với trẻ hát bài hát: “Đêm trung thu”

- Trò chuyện với trẻ về bài hát:

+ Các con vừa hát bài hát gì?

+ Bài hát nói về ngày gì?

+ Đêm trung thu thì có những gì?

=> Tóm lại: Vào ngày 15/08 hàng năm là đêm trăng tròn và sáng nhất để các bạn nhỏ cùng vui chơi múa hát rước đèn đấy!

- Hôm nay cô và chúng mình cùng nhau xâu những chiếc vòng thật đẹp để tặng chị Hằng nhé!

2. Hướng dẫn

2.1. Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại - Cô đưa vòng hoa xâu mẫu và hỏi trẻ:

+ Cô có chiếc vòng gì đây?

- Trẻ hát cùng cô - Đêm trung thu - Tết trung thu

- Trẻ trả lời theo ý hiểu - Trẻ lắng nghe

- Trẻ quan sát - Vòng hoa - Dây xâu

(21)

Nào chúng mình cùng cô kiểm tra xem có nhưng hoa màu gì? Hoa đỏ, hoa xanh này, rồi lại đến hoa đỏ, lại đến hoa xanh...Các hoa được xen kẽ nhau rất là đẹp các con có thích không

- Cô cho trẻ nhắc lại hoa mầu đỏ, mầu xanh

- Các con có thích xâu vòng giống của cô để tặng chị Hằng không?

2.2. Hoạt động 2: Cô thực hiện mẫu - Cô làm mẫu lần 1: Xâu hoàn chỉnh

- Cô giới thiệu về hoa màu đỏ, màu xanh và dây xâu: Để xâu được vòng hoa xanh đỏ, cô phải có hoa màu xanh, những hoa màu đỏ và 1 sợi dây thắt nút ở 1 đầu để hoa không bị rơi ra ngoài đấy!

- Hỏi trẻ:

+ Cô có chiếc vòng màu gì?

+ Chiếc vòng được xâu bằng gì?

- Cô làm mẫu lần 2 : Vừa làm vừa phân tích cách xâu :

Để xâu được chiếc vòng thật đẹp trước tiên tay phải cô cầm cách 1 đoạn đầu dây để lát nữa cô xâu hoa vào. Tay trái, cô lấy vòng hoa, cô cầm bằng 2 ngón tay và không che mất lỗ của vòng hoa . Cô cầm đầu dây xâu qua lỗ của hạt vòng. Cô xâu xong vòng hoa màu đỏ vào dây rồi. Tiếp theo cô sẽ nhặt vòng hoa màu xanh và làm tương tự, cứ như vậy cô xâu hết số vòng hoa, sau khi xong cô cầm 2 đầu dây buộc vào! Vậy là cô đã có chiếc vòng hoa tặng chị Hằng rồi đấy

- Cho trẻ lên thực hiện mẫu 2.3. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện

- Cô phát rổ và giới thiệu các vòng hoa và dây xâu - Trẻ thực hiện

- Khi trẻ thực hiện cô quan sát giúp trẻ thực hiện - Cô giúp trẻ nào chưa thực hiện được

- Cô khuyến khích động viên trẻ thực hiện 2.4. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm

- Khi trẻ thực hiện xong cô cho trẻ mang bài lên giá treo sản phẩm để trưng bày sản phẩm

- Trẻ nhắc lại

- Trẻ quan sát

- Màu xanh, đỏ - Bằng dây xâu

- Trẻ quan sát, lắng nghe

Trẻ thực hiện mẫu

Trẻ thực hiện

Trẻ trưng bày sản phẩm

(22)

xét

- Cô nhận xét chung, tuyên dương những bài đẹp động viên khích lệ những bài chưa đẹp

3. Kết thúc

- Hôm nay các con học gì?

- Xâu vòng tặng ai?

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm mình tạo ra, không phá hỏng và biết chơi ngoan trong ngày tết trung thu.

- Cô cho trẻ cất dọn đồ dùng

- Xâu vòng - Chị Hằng - Trẻ lắng nghe

* Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật: về tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ):

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

(23)

TÊN HOẠT ĐỘNG: ÂM NHẠC

Dạy hát: : Rước đèn TCÂN: Ai đoán giỏi

Hoạt động bổ trợ: Trò chuyện về ngày tết trung thu I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài hát, nội dung bài hát, biết hát cùng cô - Trẻ biết chơi trò chơi cùng cô

2. Kỹ năng :

- Phát triển khả năng âm nhạc - Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định.

3. Thái độ:

- Biết lễ phép với người lớn - Hứng thú với hoạt động.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng cuả giáo viên và trẻ - Bài hát, trò chơi, dụng cụ âm nhạc - Đàn, đài, đĩa.

2. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Cô trò chuyện với trẻ về ngày tết trung thu + Trong ngày tết trung thu thường có ai?

+ Các con có yêu chị Hằng không?

+ Trong ngày tết trung thu còn có những đồ chơi gì?

+ Khi chơi các con phải như thế nào?

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi và không tranh giành khi chơi

- Có bài hát rất hay nói về niềm vui của các bạn khi được rước đèn đó chính là bài hát rước đèn của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

2. Hướng dẫn

2.1. Hoạt động 1: Dạy hát: Rước đèn

- Trẻ trò chuyện cùng cô - Chị Hằng, Chú Cuội - Có ạ!

- Đèn lồng, múa lân - Ngoan ngoãn - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe

(24)

chỉ

- Cô hát lần 2: Cô hát nhẹ nhàng tình cảm

- Giảng nội dung: bài hát nói về đêm trung thu các bạn nhỏ được đi rước đèn dưới trăng, đêm trung thu có con sư tử múa, các bạn được liên hoan phá cỗ rất vui đấy!

- Cô hát lần 3. Kết hợp vận động minh họa cho trẻ quan sát.

* Dạy trẻ hát.

- Cho trẻ hát theo cô cho đến hết bài 2 - 3 lần - Động viên sửa sai cho trẻ

- Cho trẻ hát theo tổ .Từng tổ thi đua nhau hát.

Tổ khác sẽ nhận xét.

- Cho từng nhóm lên hát.

- Cho nhóm bạn trai, bạn gái lên hát.

- Cho trẻ đếm số bạn lên hát.

- Cho cá nhân lên hát.

- Cô động viên khích lệ trẻ

2.2. Trò chơi âm nhạc: Ai đoán giỏi

- Cô giới thiệu tên trò chơi. Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi

+ Cách chơi: Cô gọi một trẻ lên đội mũ chóp kín. Cô chỉ định một trẻ khác lên hát. Cô đố trẻ đội mũ đó là bạn nào hát? Bạn hát bài gì?

- Cô cho trẻ chơi. Cô quan sát trẻ chơi.

- Cô nhận xét trẻ chơi 3. Kết thúc

- Hôm nay cô dạy các con bài hát gì ? Của tác giả nào?

- Cô giáo dục trẻ: Trẻ biết ngoan vâng lời ông bà bố mẹ cô giáo

- Cho trẻ đi rước đèn

- Trẻ hát

- Trẻ hát theo nhóm cá nhân

- Trẻ chơi trò chơi

- Bài hát rước đèn

* Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật: về tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ):

...

(25)

...

...

...

...

BIÊN BẢN DUYỆT HỒ SƠ, GIÁO ÁN GIÁO VIÊN MẦM NON Họ và tên giáo viên: NGUYỄN THỊ THÙY

Giáo viên phụ trách nhóm, lớp: Nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi D3 Tên chủ đề lớn: Đồ dùng, đồ chơi của bé

Chủ đề nhánh: Tết trung thu thật là vui!

Thời gian kiểm tra, đánh giá: ………..

Họ và tên người đánh giá: Trần Thị Quý. Chức vụ: TPCM 2 NỘI DUNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1. Số lượng:

...

...

2. Hình thức trình bày:

...

...

...

3. Nội dung:

...

...

...

4. Phương pháp:

...

...

...

NHẬN XÉT CHUNG

...

...

...

………

………

………

BAN GIÁM HIỆU NGƯỜI ĐÁNH GIÁ Ý KIẾN GIÁO VIÊN

(26)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên dương những nhóm chơi tiêu biểu tạo được sản phẩm, có ý thức, nề nếp

- Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên dương những nhóm chơi tiêu biểu tạo được sản phẩm, có ý thức, nề nếp

- Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên dương những nhóm chơi tiêu biểu tạo được sản phẩm, có ý thức, nề nếp

- Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên dương những nhóm chơi tiêu biểu tạo được sản phẩm, có ý thức, nề nếp

- Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên dương những nhóm chơi tiêu biểu tạo được sản phẩm, có ý thức, nề nếp cất

- Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên dương những nhóm chơi tiêu biểu tạo được sản phẩm, có ý

- Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên dương những nhóm chơi tiêu biểu tạo được sản phẩm, có ý thức, nề nếp

Cô nhận xét cá nhân, của nhóm sau đó nhắc trẻ cất đồ chơi Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên dương những